Đại hội thường niên LĐBĐVN năm 2024 khoá IX (Nhiệm kỳ 2022 – 2026) có sự hiện diện của ông Trần Minh Hùng – Phó Tổng giám đốc Đài tiếng nói Việt Nam, Phó Chủ tịch Uỷ ban Olympic Việt Nam; bà Lê Thị Hoàng Yến – Phó Cục trưởng Cục Thể dục Thể thao; ông Tạ Tấn – Vụ phó vụ tổ chức phi Chính phủ – bộ Nội vụ; Lorenzo Fofi – Cán bộ phụ trách các liên đoàn thành viên khu vực châu Á và Châu đại dương, LĐBĐ thế giới (FIFA); Varankumar Sagaran – Cán bộ, Bộ phận phụ trách các liên đoàn thành viên – Khu vực Đông Nam Á, LĐBĐ châu Á (AFC); Winston Lee – Tổng thư ký LĐBĐ Đông Nam Á (AFF); các Uỷ viên ban chấp hành VFF; các Tổ chức thành viên LĐBĐVN; Cục cảnh sát hình sự Bộ Công an, phòng 7 cục A03 Bộ Công an, Công ty kiểm toán AASC, các phòng chức năng của Cục TDTT.
Về phía nguyên Lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam có ông Mai Liêm Trực – nguyên Chủ tịch; ông Nguyễn Trọng Hỷ – nguyên Chủ tịch; ông Trần Duy Ly – nguyên Quyền Chủ tịch…
Về phía lãnh đạo LĐBĐ Việt Nam khóa IX có: ông Trần Quốc Tuấn – Chủ tịch VFF, ông Trần Anh Tú – Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Xuân Vũ – Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Trung Kiên – Phó Chủ tịch, ông Nguyễn Quốc Hội – Ủy viên thường trực BCH; Trưởng các Ban chức năng, Hội đồng HLV quốc gia, Đại diện Lãnh đạo các Tổ chức thành viên LĐBĐVN, Ban Tổng thư ký, đại diện các đơn vị trực thuộc LĐBĐ Việt Nam và đông đảo đại diện các cơ quan truyền thông báo chí của TƯ và Hà Nội.
Đại hội đã thông qua Báo cáo thẩm tra tư cách Đại biểu tham dự Đại hội; biểu quyết thông qua việc đình chỉ tư cách thành viên đối với các tổ chức thành viên sau: Liên đoàn Bóng đá tỉnh Tây Ninh; Câu lạc bộ Bóng đá Bình Thuận; Câu lạc bộ Futsal Quảng Nam; Câu lạc bộ Futsal Vietfootball.
Một là: Tiếp tục bám sát và triển khai các nhiệm vụ trên cơ sở “Đề án phát triển bóng đá Việt Nam hướng đến World Cup 2026- 2030”, “Đề án phát triển bóng đá phong trào giai đoạn 2020- 2030” và Đề án “Chương trình mục tiêu phát triển nguồn lực (đào tạo VĐV) hướng tới Asian Cup 2027, World Cup 2030 và Olympic 2032” của LĐBĐVN.
Hai là: Tiếp tục đẩy mạnh đầu tư cho phát triển bóng đá trẻ, bao gồm bóng đá nam, bóng đá nữ và futsal; tiếp tục nghiên cứu tăng cường số lượng trận đấu cho các cầu thủ trẻ, qua đó duy trì sự ổn định trong việc tạo nguồn lực kế cận cho các đội tuyển quốc gia.
Ba là: Tăng cường các giải pháp về chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ nhằm nâng cao thành tích của các Đội tuyển bóng đá nam, nữ quốc gia và các đội tuyển trẻ, Futsal… đạt thành tích tốt tại các giải đấu quốc tế.
Bốn là: Nâng cao chất lượng công tác tổ chức các giải bóng đá chuyên nghiệp QG nhằm gia tăng giá trị cho các Giải đấu; tiếp tục phối hợp với FIFA để mở rộng áp dụng công nghệ VAR tại các giải đấu nhằm đảm bảo tính công bằng, chống các hiện tượng tiêu cực và nâng cao chất lượng chuyên môn. Việc tăng cường áp dụng công nghệ VAR tại các trận đấu là để đảm bảo tính chính xác và hỗ trợ các trọng tài trong việc điều hành, tạo sự công bằng cho các CLB trong quá trình thi đấu;
Năm là: Tiếp tục mở rộng quan hệ quốc tế, tăng cường hội nhập để tạo thêm nguồn lực cho phát triển bóng đá Việt Nam. Tập trung triển khai hiệu quả các nội dung trong Bản thỏa thuận hợp tác đã ký kết với các liên đoàn: Nhật Bản, Saudi Arabia, UAE, Qatar, LaLiga… nhằm tăng cơ hội phát triển về chuyên môn, ứng dụng khoa học công nghệ phục vụ cho bóng đá Việt Nam.
Sáu là: Tiếp tục chú trọng tăng cường các giải pháp để đảm bảo sự ổn định về nguồn tài chính cho các hoạt động bóng đá, đặc biệt là nguồn lực dành cho các Đội tuyển quốc gia với sự đầu tư có trọng điểm, nâng cao hiệu quả hoạt động chuyên môn.
Đại hội đã biểu quyết thông qua các nội dung gồm: Báo cáo tổng kết công tác năm 2024 và phương hướng triển khai nhiệm vụ năm 2025 của LĐBĐ Việt Nam; Báo cáo kiểm kiểm của BCH LĐBĐ Việt Nam; Báo cáo đánh giá công tác chuyên môn của các đội tuyển bóng đá quốc gia năm 2024 và một số mục tiêu, nhiệm vụ trọng tâm năm 2025; Báo cáo công tác tổ chức các Giải bóng đá Chuyên nghiệp quốc gia 2023/24, 2024/25 và dự kiến kế hoạch 2025/26…