img

Theo quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/2.000 (quy hoạch phân khu) khu trung tâm hiện hữu TPHCM 930 ha đã được phê duyệt, trung tâm của TPHCM được quy hoạch thành 5 phân khu chức năng, bao gồm khu lõi trung tâm thương mại - tài chính (khu 1 - màu vàng); khu trung tâm văn hóa - lịch sử (khu 2 - màu hồng đất); khu bờ Tây sông Sài Gòn (khu 3 - màu xám vàng); khu thấp tầng (khu 4 - màu xám xanh); và khu lân cận lõi trung tâm (khu 5 - màu xám trắng).

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 1.

Khu 1 là khu tập trung các công trình có chức năng thương mại - tài chính (CBD) của thành phố, đây cũng là khu vực lõi trung tâm kinh doanh thương mại; phát triển với chức năng kinh doanh, thương mại, khách sạn, du lịch và hành chính, dịch vụ công; toàn bộ nằm trong ranh giới quận 1, có diện tích 92,3 ha, được giới hạn bởi: phía bắc và đông giáp đường Tôn Đức Thắng; phía tây giáp đường Lê Lai và Lê Thánh Tôn; phía nam giáp đường Phạm Ngũ Lão và Hàm Nghi.

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 2.

Hiện TPHCM đang triển khai một số quy hoạch, trong đó tuyến đường Hàm Nghi được xác định là một khu phố tài chính quan trọng của TPHCM

Mới đây, trong báo cáo của Sở Quy hoạch - Kiến trúc TPHCM gửi UBND TPHCM về đề xuất về kiến trúc cảnh quan các trục đường khu trung tâm thành phố, cho biết theo quy hoạch đã được phê duyệt, TPHCM sẽ dành gần 60 ha trong khu trung tâm TP để làm khu công viên trung tâm.

Theo đó, phạm vi nghiên cứu về thiết kế cảnh quan chia làm hai giai đoạn. Giai đoạn 1, thiết kế kiến trúc cảnh quan khu vực công viên Nhà hát TPHCM (đoạn từ đường Hai Bà Trưng đến điểm giao cắt giữa đường Lê Lợi và Nguyễn Huệ) kết hợp nghiên cứu phân khu chức năng và bổ sung một số hạng mục cây xanh, tiện ích đường phố trên trục đường Nguyễn Huệ nhằm kịp đáp ứng nhu cầu sử dụng của TPHCM trong năm 2019.

Giai đoạn 2, hoàn chỉnh thiết kế không gian kiến trúc cảnh quan của trục đường Lê Lợi (từ ranh thực hiện của giai đoạn 1 đến quảng trường trước chợ Bến Thành và công viên 23 tháng 9), hướng tới việc kết nối định hình toàn bộ không gian công cộng kết hợp với không gian ngầm, thương mại dịch vụ theo định hướng quy hoạch được duyệt, đặc biệt chú trọng phương án nối kết không gian các khu vực đường Nguyễn Huệ, đường Lê Lợi, đường Tôn Đức Thắng và đường Hàm Nghi.

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 4.

Tuyến đường dài khoảng 800m

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 6.

Đường Hàm Nghi một thời là nơi phát xuất của các xe tramway đi các tuyến trong thành phố Sài Gòn cũng như các tuyến xe lửa đi qua cảng và về nhà ga Sài Gòn. Nhà ga Sài Gòn đầu tiên được thiết lập trên đường Hàm Nghi gần bến Bạch Đằng về sau dời về khu vực chợ Bến Thành

Trong đó, tuyến đường Hàm Nghi đang là nơi tập trung của rất nhiều trụ sở ngân hàng thương mại, cũng như cao ốc văn phòng cho thuê. Những ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt trên con đường này là BIDV, Vietinbank, NCB và Vietcombank, khi có 2-3 mặt tiền. Đơn cử, tòa nhà Vietinbank nằm ở góc giao giữa đường Hàm Nghi và Tôn Thất Đạm, NCB cũng nằm trên cả hai trục đường Hàm Nghi và Pasteur.

Đặc biệt, cách tuyến đường này không bao xa là trụ sở của Ngân hàng Nhà nước chi nhánh TPHCM, cùng một loạt các toà cao ốc hạng sang như Sài Gon Center, Bitexco Tower... "Điểm nhấn" của đường Hàm Nghi là dự án Saigon One Tower - một trong những công trình mà nhiều lần UBND TPHCM nhắc là đang làm xấu bộ mặt của thành phố. Dự án từng được chờ đợi tại khu vực trung tâm TPHCM. Nhưng khi 90% công việc đã hoàn thành, tòa nhà lại "chết đứng".

Nhà ga trung tâm metro ngay vòng xoay chợ Bến Thành sẽ kêt nối trực tiếp đến các nút giao thông trên đường Hàm Nghi trong tương lai

Trụ sở của Cục Hải quan TPHCM, tiền thân là nhà ga tàu hoả thời Pháp

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 9.

Saigon One Tower nằm ngay trục đường đắc địa Hàm Nghi - Tôn Đức Thắng – Võ Văn Kiệt (quận 1) trên khu đất có diện tích 6.672 m2. Đây là một vị trí độc đáo, có tầm nhìn toàn cảnh trung tâm thành phố, quận 4 và cả trung tâm tài chính Thủ Thiêm - quận 2. Dự án gồm một tòa tháp đôi 5 tầng hầm và 41 tầng cao, trong đó 6 tầng khối đế dành cho bán lẻ có diện tích 23.000 m2; khu văn phòng hạng A 34 tầng, còn lại là khu căn hộ cao cấp đạt chuẩn quốc tế 133 căn. Công trình này được biết có chủ đầu tư mới, tuy nhiên đến thời điểm hiện tại vẫn chưa được tái khởi động xây dựng!

Những ngân hàng chiếm vị trí đặc biệt trên con đường này là BIDV, Vietinbank, NCB và Vietcombank

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 11.

Saigon One Tower đã xây dựng gần xong, nhưng phía mặt đường Hàm Nghi vẫn còn gần chục căn nhà trên khu đất dự án chưa di dời. Hiện các hộ dân này vẫn được cho thuê kinh doanh, buôn bán tấp nập, mặc công trình sắt thép treo lơ lửng xung quanh

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 13.

Là dự án tạo tiếng vang và được chờ đợi ở khu trung tâm thành phố, sau 2 năm khởi công, Saigon One Tower rơi vào bế tắc. Tính đến thời điểm ngưng thi công cuối năm 2011, ước 90% khối lượng công việc đã hoàn

Vào năm 2018, Trung tâm vận tải hành khách công cộng TPHCM ( thuộc Sở GTVT TPHCM) chính thức đưa trạm trung chuyển xe buýt mới trên đường Hàm Nghi vào sử dụng, phục vụ hành khách đi lại, thay trạm trung chuyển xe buýt Bến Thành khi thi công xây dựng nhà ga ngầm tuyến Metro số 1 (Bến Thành - Suối Tiên).

Theo đó, trạm trung chuyển xe buýt trên đường Hàm Nghi có diện tích 5.600 mét vuông, dài 200m, rộng 28m..., phục vụ cho 33 tuyến xe buýt lưu thông qua trạm mỗi ngày. Tổng kinh phí xây dựng hơn 8,5 tỉ đồng.

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 14.

Mang trong mình những “trầm tích” lịch sử, Tòa nhà 79A Hàm Nghi (quận 1 - TP. HCM) là niềm tự hào của “người VietinBank” cũng như Ngành Ngân hàng Việt Nam

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 16.

Trên đường Hàm Nghi hiện tại vẫn còn nhiều hộ kinh doanh nhỏ lẻ, giá thuê nhà ở đây cũng khá đắt đỏ, khoảng 50-150 triệu đồng/tháng

Theo nghiên cứu của một số đơn vị tư vấn, giá đất của các tuyến đường nổi tiếng về tài chính, chứng khoán tại quận 1 lên đến cả tỷ đồng mỗi m2 - nơi được xem là "phố Wall" Sài Gòn bao gồm những tuyến phố nằm gần hoặc giao nhau: Nam Kỳ Khởi Nghĩa, Nguyễn Công Trứ, Phó Đức Chính, Hồ Tùng Mậu, Hàm Nghi, Võ Văn Kiệt. 

Nhà chờ xe buýt thiết kế theo kiểu mới với 4 dãy nhà chờ dài 48m; 8 nhà chờ dài 6m chia thành 2 khu vực để đón trả khách. Khu vực nhà chờ còn được lắp 2 trụ thông tin kết nối internet, kết nối dữ liệu trung tâm phục vụ nhu cầu tra cứu trực tuyến các thông tin về hệ thống vận tải hành khách công cộng; cập nhật tin tức, báo chí...

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 18.

Đặc biệt, dọc trạm xe buýt hiện đại này cũng được lắp 4 nhà vệ sinh công cộng tự động thông minh, sử dụng năng lượng mặt trời, có khả năng tự làm sạch, cảnh báo một số trường hợp cấp bách phục vụ hành khách; các lối đi có ram dốc đảm bảo các tiêu chí phục vụ người khuyết tật, người yếu thế

Nếu đất đường Nam Kỳ Khởi Nghĩa (đoạn quận 1) có giá từ 700 triệu đồng đến hơn 1 tỷ đồng mỗi m2 thì các tuyến đường còn lại của phố tài chính chứng khoán cũng đắt đỏ không kém. Theo đó, giá nhà đất mặt tiền đường Hồ Tùng Mậu hiện có một số vị trí rao bán hơn 500 triệu đồng mỗi m2. Tương tự, mặt tiền đường Hàm Nghi, giá nhà cũng đang cao ngất ngưỡng, từ 550 triệu đồng đến gần 700 triệu đồng/m2...

Có một phố Wall ngay lòng trung tâm TPHCM, giá mỗi m2 nhà đất lên đến cả tỷ đồng - Ảnh 20.
Minh Tú
Hương Xuân
Theo Trí Thức Trẻ