Chuyên gia chuyển nhượng: 'Giờ chẳng còn ai dám tới Trung Quốc chơi bóng nữa'

Đặng Lai |

Trong cuộc phỏng vấn mới đây, một người đại diện cầu thủ uy tín của Trung Quốc đã thẳng thắn thừa nhận với tờ Football News rằng giới hạn về lương, kinh tế khó khăn cùng vấn nạn nợ lương đang hoành hành ở Super League khiến không nhiều ngoại binh chất lượng muốn sang đây chơi bóng.

Alan đã rời bỏ bóng đá Trung Quốc do lo ngại về vấn đề tiền lương.

Alan đã rời bỏ bóng đá Trung Quốc do lo ngại về vấn đề tiền lương.

Kỳ chuyển nhượng tại Trung Quốc đã mở vào tháng trước, nhưng thị trường diễn ra rất ảm đạm. Các CLB bị hạn chế nguồn đầu tư nên khó có thể mua cầu thủ như họ mong muốn (nhiều đội chỉ có 2 triệu euro để tuyển quân). Chưa kể vì chính sách phòng chống dịch bệnh tại Trung Quốc đang được thắt chặt, do đó các ngoại binh, đặc biệt từ Nam Mỹ, càng e dè với các đề nghị từ quốc gia này.

Có lẽ việc chuyển nhượng trì trệ khiến BTC Chinese Super League phải lùi ngày đóng cửa thị trường chuyển nhượng đến 15/3. Nhưng xem ra điều này không giúp tình hình sáng sủa. Một người đại diện giấu tên đã thốt lên với Football News: "2 triệu euro có thể thu hút được những cầu thủ nước ngoài nào?

Đối tác của tôi đã giao dịch với các CLB Trung Quốc trong 20 năm. Anh ấy hiểu rất rõ bóng đá Trung Quốc. Thời kỳ thịnh vượng nhất chỉ kéo dài trong ba hoặc bốn năm. Theo thời gian, anh ấy kết luận rằng sự thịnh vượng này là một sự giả tạo, và thị trường bóng đá Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ sụp đổ.

Ở góc độ của các nhà môi giới trong nước, chúng tôi vẫn phải tiếp tục giới thiệu cầu thủ nước ngoài cho các CLB một cách thường xuyên. Nhưng bây giờ, cầu thủ nước ngoài được giới thiệu có giá trị tương đối thấp. Giờ chẳng còn ai dám tới đây chơi bóng nữa.

Tôi đã liên hệ với một cầu thủ nước ngoài cách đây hai ngày và định mời anh ấy sang Trung Quốc. Cầu thủ này tốt về mọi mặt, và may mắn là các yêu cầu của anh ấy cũng phù hợp với điều kiện lương hiện tại ở Chinese Super League.

Chuyên gia chuyển nhượng: Giờ chẳng còn ai dám tới Trung Quốc chơi bóng nữa - Ảnh 1.

Hao Jumin là một trong số các cầu thủ công khai việc bị nợ lương

Nhưng khi được hỏi về mối quan tâm của anh ấy, anh ấy hỏi: "Anh có thể chắc chắn rằng tôi được trả tiền khi chơi bóng ở đó không? Lương đến đúng và không sai sót không?". Câu hỏi này thực sự khiến tôi bị mắc kẹt. Vì anh ấy biết các câu lạc bộ Trung Quốc hiện đang nợ lương.

Trong trường hợp này, anh ấy sẽ xem xét. Anh ấy nói rằng nếu có thể kiếm được 3 triệu euro ở Trung Quốc, anh ấy chỉ có thể nhận được 1,5 triệu đến 2 triệu euro ở giải VĐQG Thổ Nhĩ Kỳ hoặc Tây Á. Nhưng ở Trung Quốc, anh ấy sợ có thể phải thi đấu 1 năm mà không nhận được tiền".

Người đại diện này kết luận lại rằng nếu vấn đề tiền lương không được giải quyết, không chỉ 1-2 CLB mà cả nền bóng đá Trung Quốc sẽ bị ảnh hưởng: "Việc thiếu lương ở giải VĐQG Trung Quốc không còn là vấn đề đối với chỉ một hoặc hai câu lạc bộ nữa. Điều này có ảnh hưởng lớn đến hình ảnh của cả nền bóng đá trong mắt quốc tế, điều này thực sự đáng xấu hổ".

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại