img
Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 1.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 2.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 4.

Mình nghĩ mọi chuyện hết sức tự nhiên, chia sẻ những câu chuyện của mình và Thóc là mình kể câu chuyện vụn vặt hàng ngày, dưới mái nhà nào cũng có đứa trẻ như thế: buồn cười – lộn xộn – làm người lớn vừa mới phát điên rồi lại lịm tim với tụi nó. "Nghề làm mẹ" không đòi không bắt mình hy sinh những ước mơ riêng, thậm chí nó cho mình sự cảm kích và động lực mãnh liệt khi mình trở lại trách nhiệm phải sống cho thích đáng cuộc đời mình.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 5.

Sinh ra Thóc mình thấy hạnh phúc, thấy đời sống trọn vẹn cực kì. Mình tận hưởng và khám phá lại cuộc sống này bằng đôi mắt của Thóc. Mình nuôi một đứa trẻ và lớn lên cùng nó, không phải theo cách một người lớn đi cạnh một đứa trẻ con, mà như hai đứa bạn. Điều đó tạo cho mình một năng lượng trong trẻo và những lúc về nhà với Thóc, chơi với Thóc như hai đứa trẻ con, những lo phiền cáu giận của cuộc sống người lớn trong mình được gác lại, mọi điều trở thành trìu mến hớn hở vô cùng.

Cách làm mẹ của mình hơi buồn cười, không giống ông bố bà mẹ khác. Mình sẵn sàng nghịch ngu cùng Thóc, khi Thóc bảo con muốn tắm mưa, mình sẽ lén lút canh ông bà cho nó tắm mưa ướt sũng, chúng mình thường làm cùng nhau những điều hơi "sai trái" mà có lẽ các bà mẹ khác sẽ không làm, kiểu như phun nước vào nhau, cắn nhau, vật nhau, rất là ăn thua nhất định không nhường nhịn, rất là "cá mè một lứa".

Cũng có thể nhiều người họ tạo áp lực cho bản thân quá, phải trở thành một bà mẹ hoàn hảo, con cái phải thế nọ, thế kia. Nhưng giá trị cuộc sống thì được đánh giá ở nhiều thứ, không phải ở bề mặt, ở cái nhìn thấy. Mình không cố gắng trở thành một bà mẹ hoàn hảo, "tạo" ra một đứa con đâu ra đấy. Mình muốn Thóc nếm trải cuộc sống với niềm vui sướng và kinh ngạc, thấy nhiều thứ đẹp đẽ thú vị, cảm nhận hạnh phúc thuần khiết theo cách một sinh linh tự do.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 6.

Từ trải nghiệm của chính mình thời thơ bé, mình vẫn nhớ cảm giác đã từng ao ước bố mẹ đối xử với mình thế nào, nên khi có Thóc mình nghĩ rằng bạn ý sẽ dễ chịu nếu mình đối xử theo cách tôn trọng con người bạn ấy là: 1 đứa trẻ con có nhiều vấn đề, hay làm nũng, nghịch, bướng, không tập trung, là nỗi kinh hoàng của cô giáo ở lớp.

Mọi người có thể bảo đứa trẻ ấy là "sao con hư thế?". Mình không bao giờ thấy trẻ con hư, chúng hiếu động và chạy trong đầu chúng những tò mò cần khám phá, chúng không thể ngồi im. Tụi trẻ con là lũ rất hay gây ra đổ vỡ, hỏng đồ đạc, làm tanh bành mọi thứ… nhưng đó tuyệt đối không thể gọi là HƯ. Bạn không thể bắt một đứa trẻ ngồi im, và nó không ngồi im thì cho là nó hư.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 7.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 8.

Nếu giữ sự ngoan ngoãn, vâng lời đến lúc trưởng thành thì có lẽ đó là con người thất bại, con người không dám đi khỏi vòng an toàn được mặc định bởi người khác. Ngoan ngoãn theo định nghĩa của nhiều bố mẹ là nghe lời người lớn, đừng để sự tưởng tượng và ham muốn khám phá thế giới bên ngoài của đứa trẻ làm phiền đến sự yên ổn mà người lớn đã sắp đặt.

Có những việc bố mẹ chúng ta đâu đúng, chỉ vì họ nhiều tuổi, đề ra và áp đặt rồi cho là đúng thôi. Có những điều là nguyên tắc đạo đức thì không thể thỏa hiệp: Con không được dối trá, không được làm phiền người khác, không được gây ảnh hưởng xấu đến người khác, không được lấy những cái không phải của mình. Còn nếu phải ngủ trưa mà con không ngủ thì không phải là con không ngoan. Đứa trẻ đó không thích ngủ, thời gian buổi trưa nó thích nghịch, chơi, đọc sách là nhu cầu nó. Bởi thế nếu chúc một đứa trẻ là ngoan ngoãn vâng lời tức là chúc chúng giống như một hòn bi ấy, nó cũng khá gần với chữ "đụt".

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 9.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 10.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 11.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 12.

Mình không dạy con theo sách bởi mỗi đứa trẻ con là một sinh thể đặc biệt không giống với đứa trẻ khác, con Thóc không giống con An, con Hến… Nên không có công thức dạy con chung để áp dụng. Chỉ có người mẹ và người bố mới biết con mình cần theo cách nào. Nhưng có một nguyên tắc có thể áp dụng chung được với tất cả: Nếu mình dạy con điều gì mình phải tuân theo điều đó.

Mình dạy con không nói dối mình phải là người chân thật. Mình muốn hướng con đọc sách thì mình phải yêu sách, muốn con làm việc nhà thì mình phải là người chăm chỉ. Vì mình muốn Thóc thành người biết làm việc nhà với mẹ nên mình phải hy sinh việc thuê người giúp việc. Khi mẹ tự làm việc nhà bạn ấy sẽ thấy mẹ rất vất vả, vừa làm việc nhà vừa chơi với mẹ rất vui. Nếu có giúp việc, chắc chắn đi làm về mình sẽ vứt hết cho người giúp việc, xong nằm dài trên ghế sofa và bảo Thóc "đi làm việc đi" (để yên tâm là vẫn nghiêm khắc với con về lao động), thì bạn ấy sẽ không phục.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 13.

Người lớn thường hay vô tình mang tình yêu ra đong đếm những lỗi lầm của con trẻ. Con học như thế là không thương bố mẹ, con không yêu mẹ nên không làm việc nhà… Trong khi trẻ con thường không tập trung, chúng ham chơi và xộc xệch theo cách này cách kia, hoàn toàn không liên quan đến khái niệm "thương cha mẹ". Không thể quy chụp cho nó là con người tồi tệ, thiếu tình cảm, là kẻ vứt đi, ích kỷ… bằng sự cố chấp nặng nề của người lớn.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 14.

Việc bị so sánh khiến chúng ta đã từng đau khổ như thế nào? "Cô gái kia xinh thế sao em thì xấu vậy, anh X. giỏi giang sao anh chả được tích sự gì?" - so sánh chỉ là cách để thấy chúng ta thất bại hơn so với người khác và khiến chúng ta bị tổn thương mà thôi, vậy sao chúng ta lại làm điều đó với trẻ con. Con nhà người ta học giỏi thế, sao con thì dốt thế?

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 15.

Với trẻ con phải luôn công bằng và ghi nhận, mỗi con người chúng ta lớn lên mang rất nhiều mặc cảm, trong đó có một phần do bố mẹ gieo vào cho chúng ta hồi bé. Bố mẹ gieo vào những điều thua kém về hình thức, về trí tuệ, về thái độ sống… làm cho chúng ta không yên tâm rằng mình "cũng ra gì" và xứng đáng để được nhận yêu thương. Vì thế mình luôn gọi Thóc là "Thóc ngoan ơi, mẹ bảo…", "Thóc giỏi thế nhỉ", "Thóc yêu" để bạn yên tâm về bản thân, bạn ấy cố gắng để đúng như sự âu yếm mẹ nhìn về bạn...

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 16.

Có lần, khi được hỏi mẹ có hài lòng về con không, Thóc kiêu hãnh bảo "Mẹ bảo con thế này là hoàn hảo rồi, mẹ rất yêu con". Nhưng bạn ấy không tự kiêu, Thóc biết nhược điểm của mình là không tập trung, hay quên, quá nghịch… bạn ấy nhận thức được các vấn đề của mình qua những cuộc chuyện trò với mẹ.

Mình bảo : "Con rất hay quên, cũng giống như mẹ, vì thế chúng mình cần khắc phục bằng cách nào đó", "Thóc con học dốt Toán, con không phải xấu hổ vì điều đó có khả năng là do di truyền. Mẹ cũng học dốt Toán, có lẽ do não mình không nhớ tốt các con số. Nhưng ông trời thương cho mình trí tưởng tượng, thì mình có cả thế giới tuyệt diệu trong đầu mình, là cả khu vườn để con đi lang thang mãi trong đó mà chẳng bao giờ chán. Con có phần thiệt hơn mọi người về những con số thì con phải cố gắng sự tập trung, làm sao để nhớ được, nếu không nhớ được thì nhờ sự hỗ trợ của người khác, con không phải xấu hổ".

Thóc có nốt ruồi ở mép, và hàm răng thỏ, nhưng lúc nào mình cũng nói với bạn ấy "Mẹ yêu nốt ruồi này lắm", "Nếu Thóc đi nẹp răng, hàm răng thỏ không còn nữa mẹ sẽ nhớ nó lắm đấy. Nhưng theo thẩm mỹ của mọi người thì sẽ thích hàm răng đều đặn, mẹ thương răng thỏ của Thóc, nhưng Thóc chỉ ở trong nhà với mẹ rất ít, thời gian nhiều Thóc gặp người khác nên chúng ta đành niềng răng để mọi người có cái nhìn dễ chịu hơn về hình thức của con".

Khi chúng ta bước ra khỏi sự ngại ngùng của ngôn ngữ để nói với ai đó rằng họ là người hay, họ xinh, mặc bộ đồ này rất đẹp, món ăn họ nấu rất ngon thì điều ấy sẽ truyền cảm hứng và năng lượng tốt lành. Đó không phải là sự khéo léo "thảo mai", mà là bạn phải thật sự cảm kích vì thấy người khác hay như thế, bạn bày tỏ điều ấy và khiến người khác cảm thấy yên tâm bước tiếp. Người Việt Nam mình có thể dễ dàng nói lời chê bai, thích chê thẳng vào mặt hoặc nói xấu sau lưng, nhưng sự thích thú và ngưỡng mộ thì lại không nói ra - trong khi đáng ra chúng ta phải làm ngược lại.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 17.
Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 18.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 19.

Đúng vậy, chúng ta sinh ra con, nhưng đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình. Ví dụ như ao ước con thành người thành đạt, ao ước con có điểm số cao, đứa con giống như gửi gắm giấc mơ bất toại của bố mẹ. Người lớn sau rất nhiều nỗ lực vẫn có thất bại, thậm chí rất nhiều thất bại. Chúng ta có hoàn hảo đâu, vẫn loạng choạng trong nhiều việc, vậy sao bắt đứa con phải là một con người bé xíu không những thành công mà còn phải hoàn hảo.

Việc đưa ra quá nhiều yêu cầu với 1 đứa trẻ: con phải ngoan ngoãn, không lề mề, sạch sẽ, chăm học, không nghịch… bạn tin rằng đứa trẻ con như thế có thật trên đời? Một con người có rất nhiều bí mật và những khiếm khuyết, đứa trẻ cũng thế, người lớn hãy tôn trọng điều đó. Nếu bạn nhìn thấy bí mật xấu xí của con thì cũng hãy vờ như không thấy, bạn biết để đồng hành với con thôi, đừng phản ứng thái quá nếu không nó sẽ đóng luôn cánh cửa lại và bạn sẽ không bao giờ biết rằng nó có thể làm trò gì dại dột.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 20.

Các cụ có câu "sinh con rồi mới sinh cha", chính đứa trẻ dạy chúng ta cách làm bố làm mẹ. Cha mẹ luôn phải nâng cấp bản thân mỗi ngày để song hành cùng sự phát triển của con. Một đứa trẻ tháng trước tháng sau đã khác, nếu cha mẹ vẫn đứng im sẽ rớt lại, con sẽ không nói chuyện với bạn nữa, vì bạn đã ở lại phía sau rồi. Hành trình làm mẹ là đường chạy không dừng lại, bạn phải tử tế hơn với chính bản thân mình, giữ sức khỏe, sống thiện lương để phúc đức cho con, để con nhìn vào, mình phải chăm chỉ hơn để có điều kiện kinh tế tốt hơn cho con. Và quan trọng nhất: để không uổng phí cuộc đời mình.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 21.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 22.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 23.

2 chuyện này không có gì mâu thuẫn vì không liên quan đến nhau. Cho tới 18 tuổi mình chưa có khi nào ngủ mà không có mẹ, mình không biết thành phố lúc sau 7h tối như thế nào. Mẹ sẽ luôn ở bên cạnh mình, mẹ hướng dẫn không được chơi với bạn này bạn kia, thậm chí còn tắm gội cho đến 15 tuổi. Một đứa trẻ bị úm nhiều, lớn lên rất dễ toi. Đứa nhút nhát sẽ loay hoay với đời và không biết thu xếp cuộc sống như thế nào. Với đứa cá tính mạnh lại dễ đẩy bản thân vào thử nghiệm những thứ nguy hiểm.

Mình vào đại học, thoát khỏi vòng bảo vệ "vô trùng" của mẹ, mình rất hăm hở vì có bao nhiêu điều hay ho trước mắt mình muốn thử. Mình toàn bỏ học, đi chơi khuya, lao vào những thứ mình chưa bao giờ được làm, cái gì chưa từng trải nghiệm mình đều muốn thử dù nhiều nguy hiểm đối diện. May mà trời thương nên cũng may mắn để mình biết quay đầu là bờ.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 24.

Sau này mình rút kinh nghiệm với con Thóc, cho nó chủ động từ bé, quan sát sự an toàn, tự lo ăn, lo đi học, chọn quần áo, mua sắm, chọn bạn bè… không theo lựa chọn của mẹ, mẹ cũng không ép được. Bố mẹ cũng không nên ép, mình ép được nó rồi người khác cũng ép được nó. Cái cây cần mọc về nơi có nhiều ánh sáng và ánh sáng đó không phải dưới nách cây mẹ, phải thoát ra khỏi bóng cây mẹ hướng về phía mặt trời thì mới có thể thành cây cổ thụ mới. Còn nếu cứ dưới bóng cây mẹ, có lẽ nó sẽ là cái cây cớm nắng còi cọc.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 25.

Mình hay nói những chuyện viển vông với Thóc. "Thóc có tò mò không khi đi qua bức tường kia, phía sau bức tường là gì nhỉ, biết đâu là vườn hoa? Còn nếu có khi là đống rác thì cũng chẳng sao, bởi chúng ta đã biết phía sau bức tường có gì. Con hãy giữ cái tò mò hăm hở đó, cái con cần giữ chính là lòng tò mò, con phải ước mơ cái hơn thực tại của ngày hôm nay. Không phải ước mơ ngôi nhà to, số tiền lớn mà quan trọng là có gì khác ngày hôm nay không, có gì kì diệu hơn, buồn cười hơn, phấn khích và nhiều kinh ngạc hơn ngày hôm nay không. Phải là trải nghiệm khác để thấy cuộc sống là hành trình khám phá, mình càng đi càng thấy hào hứng hấp dẫn, có bao nhiêu điều kỳ diệu mà chúng ta chưa tìm ra".

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 26.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 27.

Mình thấy nhẹ nhàng, có lẽ vì mình không đặt áp lực cho bản thân, mình biết buông bớt đi, nhưng không vì thế mà giảm bớt tình yêu, kém chăm sóc con. Như trong gia đình mình, cả nhà đều đồng thuận việc mẹ cần đi chơi một số buổi tối với bạn gái, thỉnh thoảng mẹ căng thẳng quá mẹ cần đi bar, bố sẽ trông Thóc.

Có lần mình về trong trạng thái say, Thóc đưa mẹ vào giường đắp khăn lạnh rất "chuyên nghiệp". Hôm sau Thóc bảo: "Con yên tâm về mẹ lắm". Mình ngạc nhiên bởi tưởng đi uống về say trước mặt nó, Thóc phải chăm sóc cho mẹ, nó đáng ra phải lo sao lại yên tâm? Thóc nói: "Tại con hiểu mẹ sẽ luôn biết cách để cho mẹ ổn nhất. Khi mẹ bị buồn, khi mẹ bị quá căng thẳng, mẹ làm gì đó để mẹ trở lại bình thường". Thóc không thích hình ảnh người mẹ hy sinh, lụi hụi trong bếp. Thóc thích mẹ mặc đẹp, đi chơi chỗ vui, ăn ngon, điệu đà, chăm chút bản thân kỹ lưỡng, khi đi chơi có bạn ấy cũng được, không có cũng không sao. Thóc bỏ qua sự cầm giữ ích kỷ của người lớn, tình yêu thật sự là mong muốn người mình yêu thương được hạnh phúc, mà cách nào để được hạnh phúc thì là cách cần tôn trọng, không có đúng sai.

Quan điểm 3 người nhà mình cam kết là mỗi người phải độc lập về hạnh phúc, không ràng buộc nhau rằng để tôi vui và yên tâm thì tôi phải giữ bạn trong bàn tay. Tụi mình là Bố - Mẹ - Con, nhưng tụi mình còn là bạn. Để là bạn, phải biết chia sẻ, đồng lõa. Và ai cũng phải có trách nhiệm trưởng thành hơn, hay hơn bản thân mình của ngày hôm qua.

Tình yêu thật sự là mong muốn người mình yêu thương được hạnh phúc, mà cách nào để được hạnh phúc thì là cách cần tôn trọng, không có đúng sai.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 28.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 30.

Chuyện của mẹ Thóc: Đừng biến con thành những đứa trẻ phải chạy theo giấc mơ của đời mình - Ảnh 31.

Thực ra cũng không phải Thóc tự nhận ra điều đó. 5-6 tuổi nó từng căng thẳng với mình việc mình đi chơi với bạn và không cho nó đi theo. Rồi nó cằn nhằn khóc lóc chuyện mình suốt ngày thay đổi các kiểu tóc kì dị. Vì gu của Thóc là tóc dài, nó truyền thống. Mình lại phải giải thích: "Con muốn chơi với bạn con, mẹ chưa bao giờ cấm, mẹ tạo điều kiện thậm chí đón bạn con đến chơi cùng, xong mẹ sẵn sàng dọn dẹp cùng con. Vì sao mẹ chiều để con vui mà con lại khó chịu với niềm vui của mẹ. Tóc mẹ là của mẹ, con chỉ nhìn thấy mẹ vài giờ trong ngày thôi mà, còn mẹ sống với nó 24h mẹ phải chọn cách nào mẹ thích nhất chứ. Mẹ không thể vì Thóc mà mẹ chọn kiểu tóc Thóc thích, để mẹ phải chịu sự không thoải mái".

Bây giờ Thóc hiểu, muốn bản thân được tôn trọng thì mình cần biết tôn trọng mong muốn của người khác. Nếu không vi phạm các giá trị đạo đức cơ bản, thì không lấy "Đúng – Sai" để phán xét người khác. Vì một việc xảy ra, nó thường có những nguyên nhân bên trong mà nếu chỉ nhìn trên bề mặt hiện tượng, mình dễ gây hàm oan cho người khác.

Sợ nhất là thành con người cực đoan. Vì cực đoan khiến chúng ta chỉ thấy bản thân đúng, bị đóng lại là thành "hãm", không thấy cái hay của người khác, khó chịu khi tiếp nhận những thứ mới và khác với quan điểm của chúng ta. Trong gia đình mình bố mẹ không thể lấy quyền bố mẹ gạt đi quyền của con. Có khi mình phải nhìn con để điều chỉnh những thứ không ổn của bản thân. Nếu nhìn đứa trẻ như một con người độc lập, không bị "phải nghe lời" mình – sẽ thấy nó hay và sinh động lắm, nó cho mình nhiều thứ cần học để sống tốt hơn và có cảm hứng hơn.

Thanh Ba
Thắng Nguyễn
Kingpro
Hà Mĩ