Có những bình luận thậm chí đã chuyển thành mạt sát cá nhân. Chẳng hạn như bài của Matthew Syed trên The Times với tựa đề: "Kẻ thô lỗ José Mourinho không đủ trình để buộc dây giày cho Paul Scholes". Toàn bộ bài viết này ca ngợi tài nghệ xuất chúng của Scholes, sự ngưỡng mộ của đồng nghiệp dành cho anh.
Bên cạnh đó là tình cách giản dị và một tình yêu không lay chuyển dành cho Scholes. Rồi từ đó, bài viết đi đến kết luận: Mourinho không có tư cách gì được chỉ trích một huyền thoại lớn như Scholes, khi cống hiến của ông vẫn còn quá ít ỏi.
Đấy là một lập luận theo kiểu đánh tráo khái niệm rất điển hình. Và Matthew Syed không phải người hiếm hoi sa đa vào chỉ trích cá nhân. Vấn đề là Scholes đã đúng, nhưng Mourinho cũng không hề sai.
Trên vai trò là một bình luận viên, Scholes nhận lương để đưa ra những nhận xét của mình về Man United và các trận đấu. Và ai cũng thấy là Paul Pogba thời gian gần đây, chí ít là trước hiệp 2 trận đấu với Everton, đã chơi không hề tốt.
Nhưng Mourinho cũng không hề sai khi bật lại Scholes. Bởi vì trên tư cách là HLV trưởng của Man United, là sếp của Pogba, ông phải ra mặt bảo vệ học trò của mình. Cả thế giới có thể chỉ trích Karim Benzema, nhưng Zinedine Zidane vẫn một lòng bảo vệ. Đấy là nghĩa thầy trò, là việc mà một HLV phải làm.
Trong thập niên 1960, làng bóng Anh có một câu nói: "Khi Pat Crerand chơi tốt thì Manchester United chơi tốt". Câu nói này chỉ cần thay Pat Creand bởi Paul Pogba thì vẫn giữ nguyên sự chính xác.
Pogba đang phủ tầm ảnh hưởng của mình lên Man United.
Bởi vì đeo trên tay chiếc băng thủ quân, Pogba giờ đã bắt đầu tạo dựng được tầm ảnh hưởng như một thủ lĩnh thực sự. Doanh số bàn hàng đợt Giáng sinh cho biết áo Pogba được mua nhiều nhất, vượt qua Zlatan Ibrahimovic.
Nhưng những chỉ trích vẫn sẽ đến. Chẳng hạn như Pogba mới ghi một bàn kể từ tháng Tám đến giờ, hơi ít với một cầu thủ được ưu ái đá tự do như anh. Với giá trị 89 triệu bảng Anh, Pogba biết là anh sẽ không bao giờ thoát khỏi những cặp mắt soi mói và những lời chỉ trích. Scholes chỉ là một trong số rất nhiều người tỏ ra sốt ruột vì Pogba chưa tương xứng với giá trị mà CLB bỏ ra.
Vấn đề là khi Scholes chỉ trích Pogba, anh đang làm công việc của mình. Không có một ý đồ cá nhân nào với một người nổi tiếng rụt rè và khiêm nhường như Scholes. Còn Mourinho thì chỉ nhìn thấy khía cạnh chỉ trích của vấn đề. Và ông lập tức mở cuộc chiến với một trong những huyền thoại lớn nhất của CLB.
Việc làm ấy của Mourinho chắc chắn sẽ có ảnh hưởng tích cực đến Pogba. Tiền vệ người Pháp sẽ cảm động khi ông thầy bảo vệ mình tuyệt đối trên mặt trận truyền thông. Và khi có được niềm tin từ HLV, đa số các cầu thủ đều sẽ đá hay hơn, nhất là với những người thi đấu dựa nhiều vào cảm xúc như Pogba.
Lối chơi của Pogba vẫn còn nhiều khoảng trống cho sự tiến bộ. Scholes biết điều đó nên mới chỉ trích để anh nỗ lực hơn. Mourinho biết điều đó nên phải bảo vệ nhau bằng mọi giá. Đây là một câu truyện truyền thông thú vị, khi bất kỳ ai cũng đúng khi đưa ra quan điểm của mình.
Mourinho bảo Scholes ghen tỵ với Pogba vì Pogba kiếm nhiều tiền hơn. Đấy rõ ràng là một luận điểm để tạo bão dư luận, điều mà Mourinho cực thích. Bởi ai cũng biết Scholes không hề nghèo. Anh đã giải nghệ nhưng tiền kiếm được vẫn nhiều và ổn định.
Paul Scholes chẳng có lý do gì để phải ghen tỵ với Pogba cả.
Vốn không phải dân ăn chơi, tài sản chìm nổi của Scholes rõ ràng đồ sộ. Và chi phí để mời Scholes đá một trận giao hữu ở châu Á cao hơn lương hàng tháng của nhiều cầu thủ Premier League.
Pogba mới có 24 tuổi, chấp nhận áp lực và chỉ trích từ truyền thông là một phần của nghề nghiệp. Anh cần cả sự chỉ trích của Scholes lẫn sự bảo vệ của Mourinho để còn tiếp tiến bộ. Vì Scholes là quá khứ, Mourinho là hiện tại, còn Pogba quả thực là tương lai của Man United.