Cập nhật lúc

"Giảm hiệu quả miễn dịch" sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo "ác mộng" cận kề với các nước gần Việt Nam

Công tác tiêm chủng đang được đẩy mạnh trên toàn thế giới.

"Giảm hiệu quả miễn dịch" sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo "ác mộng" cận kề với các nước gần Việt Nam
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Pháp: Người tiêm vaccine giảm 9 lần nguy cơ nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19

    Kết quả của một nghiên cứu lớn nhất từ trước đến nay trên thế giới được các nhà nghiên cứu Pháp thực hiện với 22,6 triệu người tiêm cho thấy các loại vaccine Pfizer, Moderna và AstraZeneca đều có hiệu quả bảo vệ rất cao trước các nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19.

    Trong hai báo cáo công bố sáng ngày 11/10, tổ chức nghiên cứu khoa học EPI-Phare kết luận "những người trên 50 tuổi được tiêm vaccine sẽ giảm được tới 9 lần nguy cơ phải nhập viện hoặc tử vong vì Covid-19 so với những người chưa tiêm vaccine".

    Giảm hiệu quả miễn dịch sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine Covid cho người già. Ảnh: Reuters.

    Kết luận này được đưa ra sau các cuộc nghiên cứu được EPI-Phare tiến hành từ đầu năm 2021 với trên 22,6 triệu người tại Pháp. Các nghiên cứu này được sự bảo trợ của Cơ quan an toàn dược phẩm quốc gia Pháp (ANSM) và Quỹ bảo hiểm y tế quốc gia Pháp (CNAM) và là nghiên cứu trên số lượng người tiêm vaccine ngừa Covid-19 cao nhất trên thế giới tính đến thời điểm này.

    Trước đó, đã có các nghiên cứu về hiệu quả của vaccine ngừa Covid-19 với 6,5 triệu người tại Israel, 2,6 triệu người tại Anh và 3,4 triệu người tại Mỹ. Các nghiên cứu này đều cho thấy các loại vaccine như Pfizer, Moderna hay AstraZeneca đều có hiệu quả rất cao, từ 90% đến 97%, trong việc bảo vệ người nhiễm Covid-19 khỏi các nguy cơ trở nặng phải nhập viện hoặc tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines bắt đầu tiêm vaccine Covid-19 toàn dân, thí điểm tiêm chủng cho trẻ em

    Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines, Maria Rosario Vergeire, cho biết các hướng dẫn về tiêm chủng cho toàn dân dựa trên nghị quyết của Lực lượng đặc nhiệm liên cơ quan chống lại các bệnh truyền nhiễm mới nổi và các quy định của bộ y tế nước này.

    Theo đó, chính quyền các địa phương bắt đầu tiêm chủng đại trà cho toàn bộ người trưởng thành, có phân luồng đặc biệt cho những người cao tuổi và người mắc các bệnh lý nền từ hôm nay. Bà kêu gọi người dân lập tức tham gia tiêm chủng, theo những loại vaccine sẵn có.

    Trong khi đó, theo Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines, công tác chuẩn bị cho việc tiêm chủng vaccine Covid-19 cho trẻ em từ 12-17 tuổi cũng đang được tiến hành. Ngày 15/10 tới đây có 6 bệnh viện sẽ tại khu vực thủ đô Manila sẽ tiến hành tiêm chủng thí điểm cho trẻ em. Bộ Y tế Philippines cho biết, việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ được thực hiện "theo từng giai đoạn", ban đầu ưu tiên những trẻ từ 15 đến 17 tuổi mắc bệnh lý nền, tiếp theo là những trẻ từ 12 đến 14 tuổi.

    Sau 14 ngày thí điểm, việc tiêm chủng cho trẻ em sẽ mở rộng ra 6 khu vực bao gồm thủ đô Manila, Pasig, Taguig, Makati, thành phố Quezon và Mandaluyong. Sau 30 ngày, chương trình tiêm chủng cho trẻ em sẽ được thực hiện ở toàn bộ Vùng đô thị Manila. Chính phủ Philipines sẽ phân bổ 60 triệu liều vaccine cho nhóm tuổi từ 12 đến 17. Dựa trên số liệu ban đầu, có khoảng 12,7 triệu trẻ em Philippines trong độ tuổi này đủ tiêu chuẩn để tiêm chủng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Merck xin cấp phép sử dụng khẩn cấp thuốc uống điều trị COVID-19 tại Mỹ

    Ngày 11/10, hãng dược phẩm Merck & Co Inc của Mỹ thông báo đã xin cấp phép sử dụng khẩn cấp loại thuốc chữa bệnh COVID-19 thể vừa và nhẹ do công ty phát triển tại nước này.

    Giảm hiệu quả miễn dịch sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam - Ảnh 1.

    Thuốc kháng virus Molnupiravir của hãng dược phẩm Merck & Co (Mỹ). Ảnh: AFP/TTXVN

    Thuốc molnupiravir điều trị COVID-19 được Merck và Ridgeback Biotherapeutics phối hợp phát triển. Nếu được giới chức Mỹ cấp phép thì đây sẽ là loại thuốc uống chữa COVID-19 đầu tiên được cấp phép.

    Các dữ liệu mới công bố hồi tuần trước cho thấy thuốc molnupiravir mang lại hiệu quả ngăn chặn 50% nguy cơ tử vong hoặc nhập viện ở nhóm có nguy cơ bệnh nặng cao nhất nếu mắc COVID-19.

    Các loại thuốc được sử dụng trong điều trị COVID-19 hiện nay gồm remdesivir và dexamethasone của Gilead Sciences Inc chỉ được dùng khi bệnh nhân nhập viện. Việc sử dụng các loại thuốc kháng thể đơn dòng đến nay vẫn còn hạn chế vì khó đưa vào cơ thể bệnh nhân.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bangkok (Thái Lan) đặt mục tiêu 70% dân số tiêm chủng kịp thời điểm mở cửa

    Theo phóng viên TTXVN tại Thái Lan, Thống đốc Bangkok Aswin Kwanmuang ngày 11/10 cam kết ít nhất 70% dân số thủ đô sẽ được tiêm vaccine phòng COVID-19 đủ 2 mũi trong tháng 10 để thành phố này có thể mở cửa trở lại vào tháng 11 tới.

    Giảm hiệu quả miễn dịch sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân ở Bangkok, Thái Lan, ngày 8/10/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Cam kết trên được đưa ra sau khi Chính phủ Thái Lan thông báo từ ngày 1/11 tới mở cửa thêm 5 địa điểm du lịch cho du khách, với điều kiện không có ổ dịch COVID-19 lớn nào trong các khu vực này cho tới thời điểm đó. Những khu vực sẽ được mở cửa từ đầu tháng tới bao gồm Bangkok, Chiang Mai (các huyện Muang, Mae Rim, Mae Taeng và Doi Tao), Prachuap Khiri Khan (huyện Hua Hin), Phetchaburi (huyện Cha-am) và Chon Buri (các huyện Pattaya, Bang Lamung và Sattahip).

    Thủ đô Bangkok được quan tâm đặc biệt vì là cửa ngõ của đất nước. Địa phương này là tâm điểm của đợt bùng phát COVID-19 thứ 3 ở Thái Lan, với số ca mắc và tử vong cao nhất. Hiện số ca mắc mới trên cả nước Thái Lan đã giảm xuống mức hơn 10.000 ca/ngày trong những tuần gần đây - mức mà các nhà chức trách cho rằng hệ thống y tế quốc gia có thể đáp ứng được. Trước đó, Thống đốc Bangkok cho biết thủ đô sẽ chỉ được mở cửa khi đạt mục tiêu tiêm phòng cho 70% cư dân ở tất cả các quận. Trong ngày 11/10, Bangkok đã tiếp nhận 6 xe tiêm chủng lưu động, với công suất mỗi xe phục vụ 600 người một ngày.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thuốc điều trị COVID-19 thử nghiệm của AstraZeneca cho hiệu quả khả quan

    Giảm hiệu quả miễn dịch sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam - Ảnh 1.

    Nhà sản xuất dược phẩm AstraZeneca của Anh ngày 11.10 cho biết, hỗn hợp kháng thể điều trị COVID-19 thử nghiệm của họ đã thành công trong việc làm giảm các ca bệnh nặng hoặc tử vong ở những bệnh nhân COVID-19 không nhập viện.

    Theo kết quả một nghiên cứu giai đoạn cuối, hỗn hợp kháng thể có tên là AZD7442 làm giảm 50% nguy cơ diễn biến tình trạng bệnh nghiêm trọng hoặc tử vong ở những bệnh nhân COVID-19 đã phát triệu chứng trong tối đa 7 ngày. Kết quả này đã đáp ứng mục tiêu chính của thử nghiệm.

    Ông Mene Pangalos, Phó Chủ tịch phụ trách mảng nghiên cứu và phát triển dược phẩm sinh học tại AstraZeneca, cho biết: "Sự can thiệp sớm bằng kháng thể của chúng tôi có thể làm giảm đáng kể sự tiến triển của bệnh nặng, cùng với khả năng bảo vệ liên tục trong hơn 6 tháng''.

    Công ty thông báo sẽ thảo luận về dữ liệu này với các cơ quan quản lý y tế.

    Hỗn hợp kháng thể điều trị COVID-19 của AstraZeneca cũng đồng thời được phát triển như một liệu pháp để bảo vệ những người không có phản ứng miễn dịch đủ mạnh với vaccine COVID-19. Tuần trước, công ty đã nộp đơn lên cơ quan quản lý dược phẩm Mỹ xin phê duyệt khẩn cấp cho hỗn hợp kháng thể này được sử dụng như một loại thuốc phòng ngừa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ngừng thử tên lửa để lấy oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19


    Nga sẽ ngừng thử nghiệm các động cơ tên lửa để dành nguồn cung cấp oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19.

    Người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ của Nga Roscosmos Dmitry Rogozin trên Twitter cho biết, do nhu cầu về oxy ngày càng tăng nên cơ quan này đã quyết định tạm dừng các vụ thử động cơ tên lửa tại  phòng thiết kế tự động hóa ở Voronezh cho đến cuối tháng.

    Hiện Nga đang vật lộn với sự gia tăng của số ca mắc Covid-19 mới. Ngày 10/10, Nga ghi nhận hơn 28.600 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 962 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ít nhất 9 tỉnh Trung Quốc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường

    Khi Thế vận hội mùa Đông Bắc Kinh 2022 đang đến gần, Trung Quốc bắt đầu tăng tốc tiêm mũi vaccine COVID-19 tăng cường cho các nhóm đối tượng trọng điểm.

    Đến nay, đã có ít nhất 9 tỉnh và khu tự trị ở Trung Quốc bắt đầu chiến dịch tiêm chủng COVID-19 tăng cường, để củng cố thành tích phòng chống dịch và cải thiện hiệu quả bảo vệ của vaccine đối với những người có nguy cơ lây nhiễm cao.

    Trong động thái mới nhất, các thành phố ở 5 tỉnh và khu tự trị gồm An Huy, Phúc Kiến, Hắc Long Giang, Hồ Bắc và Quảng Tây đã phát động chiến dịch tiêm mũi tăng cường vào cuối tuần trước.

    Giảm hiệu quả miễn dịch sau mũi 2 vaccine Pfizer: Có đáng sợ không?; Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam - Ảnh 1.

    Tiêm mũi tăng cường ở Phúc Kiến. (Ảnh: Nhật báo Thạch Sư)

    Ngày 9/10, các thành phố Hợp Phì, Vu Hồ, Phụ Dương ở tỉnh An Huy, miền Đông Trung Quốc đã tung ra các mũi tiêm nhắc lại cho những người từ 18-59 tuổi hoàn thành tiêm phòng cách đây 6 tháng.

    Ông Uông Tùng, Giám đốc một trung tâm y tế cơ sở ở thành phố Hợp Phì cho biết: "Quy trình và những điều cấm kỵ cần chú ý khi tiêm mũi tăng cường thứ 3 cũng giống 2 mũi trước đó. Tuy nhiên, có một điều cần lưu ý là hiện nay việc tiêm liều tăng cường mới chỉ áp dụng với vaccine bất hoạt."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia thử nghiệm vaccine Zifivax của Trung Quốc

    Theo phóng viên TTXVN tại Jakarta, Indonesia đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine Zifivax ngừa COVID-19 do công ty Dược phẩm sinh học Anui Zhifei Longcom của Trung Quốc sản xuất.

    Tổng số tình nguyện viên ở Bandung và Jakarta lên đến 2.000 người ở độ tuổi 18-60 tuổi. Nhà nghiên cứu vaccine Rodman Tarian thuộc Đại học Padjaiaran cho biết hiệu quả của vaccine Zifivax đối với những người từ 18-59 tuổi là 81,51%, trong khi đó đối với những người trên 60 tuổi, tỷ lệ này đạt 87,58%. Hiệu quả của vaccine này đối với biến thể Delta là 77,47%. Tuy nhiên, cũng theo nhà nghiên cứu này, đến nay chưa có thông tin nào liên quan đến việc sử dụng vaccine này tại Indonesia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Moderna tập trung bán vắc xin Covid-19 cho nước giàu

    Thống kê cho thấy phần lớn vắc xin Covid-19 của Moderna được cung cấp cho các nước giàu, trong khi các nước nghèo rất khó tiếp cận.

    Tờ Arkansas Democrat Gazette ngày 11.10 đưa tin hãng Moderna (Mỹ) đã cung cấp hầu hết các liều vắc xin Covid-19 cho những nước giàu để kiếm hàng tỉ USD lợi nhuận và khiến các nước nghèo phải chờ đợi.

    Sau khi phát triển vắc xin với sự hỗ trợ về tài chính và khoa học từ chính phủ Mỹ, Moderna đã chuyển phần lớn vắc xin sản xuất được đến nước giàu, với tỷ lệ cao hơn bất cứ hãng vắc xin nào khác, theo công ty Airfinity thống kê các lô hàng vắc xin Covid-19.

    Chỉ có khoảng 1 triệu liều vắc xin Moderna đã được chuyển đến các nước thu nhập thấp theo phân loại của Ngân hàng Thế giới (World Bank). Trong khi đó, các nước này đã nhận 8,4 triệu liều vắc xin của Pfizer và khoảng 25 triệu liều của Johnson & Johnson.

    Trong số những nước thu nhập trung bình đã thỏa thuận mua vắc xin của Moderna, hầu hết đều chưa nhận được liều nào, và ít nhất 3 nước đã phải trả với giá cao hơn so với Mỹ và Liên minh châu Âu (EU).

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Giảm hiệu quả miễn dịch" sau tiêm Pfizer: Chuyên gia nói gì?

    Sau nhiều nghiên cứu, cả ở ngoài cộng đồng lẫn trong phòng thí nghiệm, các nhà khoa học xác nhận, nhiều khả năng hiệu quả miễn dịch đối với Covid-19 của con người bị giảm sút trong vòng vài tháng sau khi tiêm 2 mũi vaccine Pfizer. 

    Đây là lý do khiến Pfizer đề nghị Cơ quan Thuốc và Dược phẩm Mỹ cấp phép cho liều tiêm nhắc lại cho nhiều đối tượng. 

    Tuy nhiên việc này có đáng lo ngại hay không?

    "Tôi nghĩ chúng ta kỳ vọng miễn dịch sẽ giảm một cách từ từ theo thời gian nhưng đó không phải là lý do để mọi người hoảng sợ", bác sĩ Ann Falsey - chuyên gia tại Đại học Y Rochester nhận định với CNN. 

    Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam từ 1 chỉ số ở Nhật - Ảnh 1.

    Ảnh: Getty Image

    "Không phải là đột nhiên đến một ngày bạn bỗng rơi vào tình trạng dễ mắc bệnh, như trước khi tiêm vaccine", Falsey nói, "Các loại vaccine đều chống chịu khá tốt -  Pfizer, Moderna và Johnson&Johnson - đối với tình trạng bệnh nặng".

    "Phần lớn các ca nhiễm đột phá sẽ là chứng bệnh kiểu như cảm lạnh, có lẽ là cảm cúm - chứ không phải chứng bệnh đáng sợ mà chúng ta đối mặt trước đó".

    "Vì vậy thông điệp chính của tôi là: Đừng hoảng sợ. Các bạn sẽ ổn thôi".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Tiêm đủ 83% dân số, tại sao Singapore vẫn "run chân quá mức"?

    Tiêm phòng đầy đủ cho 83% dân số, 98,4% ca mắc chỉ có biểu hiện nhẹ hoặc không triệu chứng, tỉ lệ tử vong thuộc loại thấp nhất thế giới, là một trong những nước đầu tiên đưa ra khái niệm "sống chung với Covid-19"... nhưng Singapore vẫn chưa dám mở rộng cửa.

    Các loại vắc-xin được cho là "tấm vé" giúp thoát khỏi đại dịch Covid-19. Nhưng tại Singapore, mọi thứ đã không diễn ra theo kế hoạch. Kinh nghiệm của Singapore là bài học cho các quốc gia khác muốn giảm bớt các hạn chế phòng dịch Covid-19 nhưng vẫn chưa giải quyết được bài toán lây nhiễm trên diện rộng.

    Chuyên gia cảnh báo ác mộng cận kề với các nước gần Việt Nam từ 1 chỉ số ở Nhật - Ảnh 1.

    Người dân đã kêu gọi chính phủ cân nhắc những lo ngại về vấn đề sức khỏe tâm thần do các hạn chế phòng dịch gây ra. Ảnh: Reuters

    Singapore được nhiều người xem là hình mẫu thành công trong cuộc chống dịch Covid-19. Nước này đã đóng cửa biên giới, xét nghiệm, truy vết tích cực và là một trong những quốc gia đầu tiên ở châu Á đặt hàng vắc-xin.

    Một chính trị gia hàng đầu Singapore từng cho rằng tỉ lệ tiêm chủng đạt 80% là tiêu chí để mở cửa trở lại theo từng giai đoạn. Singapore hiện đã tiêm chủng đầy đủ cho 83% dân số nhưng thay vì mở rộng cửa họ đã làm ngược lại - cách làm mà một số chuyên gia cho là "cẩn trọng quá mức".

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mừng ‘mở cửa’, dân Sydney đi uống bia từ nửa đêm

    Các quán cà phê, phòng tập thể hình, nhà hàng ở Sydney được mở cửa trở lại cho những người đã tiêm vắc xin đầy đủ từ hôm nay 11-10, sau gần 4 tháng đóng cửa.

    Theo Hãng tin Reuters, một số quán rượu ở Sydney đã mở cửa hoạt động ngay sau 0h đúng 1 phút và chứng kiến cảnh sôi động trở lại khi các nhóm bạn bè, gia đình tụ tập uống bia lúc nửa đêm để chúc mừng "ngày tự do".

    Xuất hiện vaccine mới hiệu quả tới 99%, ưu điểm đặc biệt chưa vaccine nào có - Ảnh 1.

    Cánh đàn ông tụ tập nâng ly tại quán rượu Fortune of War pub ngay sau nửa đêm khi các doanh nghiệp được mở cửa lại tại Sydney, Úc sau gần 4 tháng đóng cửa vì COVID-19 ngày 11-10 - Ảnh: REUTERS

    Thủ hiến bang New South Wales (NSW) Dominic Perrottet cho biết: "Chúng ta đang đi đầu ở Úc nhưng sẽ vẫn có những thách thức trong quá trình vượt qua đại dịch, và việc mở cửa sẽ không dành cho người chưa tiêm vắc xin".

    Tỉ lệ tiêm vắc xin 2 liều của NSW ở những người trên 16 tuổi đạt 74%, vượt trội so với tỉ lệ này ở bang Queensland lân cận - 52%.

    NSW đặt mục tiêu nâng tỉ lệ tiêm vắc xin đầy đủ lên 80% vào cuối tháng 10-2021 và sẽ nới lỏng nhiều quy định hạn chế hơn nữa. Người chưa tiêm vắc xin sẽ tiếp tục ở nhà đến ngày 1-12.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ngừng thử tên lửa để lấy oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19

    Nga sẽ ngừng thử nghiệm các động cơ tên lửa để dành nguồn cung cấp oxy cho bệnh nhân mắc Covid-19.

    Người đứng đầu cơ quan hàng không vũ trụ của Nga Roscosmos Dmitry Rogozin trên Twitter cho biết, do nhu cầu về oxy ngày càng tăng nên cơ quan này đã quyết định tạm dừng các vụ thử động cơ tên lửa tại phòng thiết kế tự động hóa ở Voronezh cho đến cuối tháng.

    Hiện Nga đang vật lộn với sự gia tăng của số ca mắc Covid-19 mới. Ngày 10/10, Nga ghi nhận hơn 28.600 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 962 ca tử vong./.

    Xuất hiện vaccine mới hiệu quả tới 99%, ưu điểm đặc biệt chưa vaccine nào có - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Myanmar bắt đầu tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh trên 12 tuổi

    Bắt đầu từ tuần này, Myanmar sẽ tiến hành tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh trên 12 tuổi.

    Theo Bộ Y tế Myanmar, khoảng 1 triệu học sinh cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông nhập học cho năm học 2021-2022 sẽ được tiêm vaccine ngừa COVID-19 trong nỗ lực giảm sự lây lan của dịch bệnh.

    Theo thông báo từ Bộ Y tế Myanmar, tính đến nay, có hơn 4 triệu người tại Myanmar được tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19, trong đó có có hơn 5 triệu người đã tiêm mũi đầu tiên. Trong vòng 24 giờ qua, nước này cũng ghi nhận hơn 1.300 trường hợp mắc COVID-19 nâng tổng số ca nhiễm lên gần 479.000 người./.

    Xuất hiện vaccine mới hiệu quả tới 99%, ưu điểm đặc biệt chưa vaccine nào có - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Yangon, Myanmar, ngày 26/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sydney chấm dứt 106 ngày phong tỏa

    Sydney từ hôm nay dỡ phong tỏa chống Covid-19 vốn được chính quyền thành phố áp đặt l06 ngày qua nhằm chống chủng Delta.

    Các tiệm cà phê, phòng tập thể dục và nhà hàng ở Sydney bắt đầu nhận khách đã tiêm vaccine Covid-19 đầy đủ từ hôm nay, sau gần 4 tháng ngưng hoạt động vì các biện pháp hạn chế chống dịch.

    Một số địa điểm như quán bar, quán rượu ở Sydney, thành phố lớn nhất Australia, đã mở cửa ngay từ lúc 0h1 ngày 11/10, trong tâm lý hào hứng của người dân khi hết phong tỏa.

    "Tôi nghĩ người dân trên toàn tiểu bang đều khá phấn khích vì đã trải qua hơn 100 ngày phong tỏa", Thủ hiến bang New South Wales Dominic Perrottet cho biết, cảnh báo thêm rằng công chúng hãy kiềm chế khi dỡ phong tỏa.

    Theo các quy tắc mới, người dân ở Sydney được phép tụ tập trong nhà tối đa 10 người với điều kiện đã tiêm chủng đầy đủ. Quy mô đám cưới và đám tang được nâng lên 100 người. Các biện pháp chống dịch sẽ tiếp tục nới lỏng vào cuối tháng này, khi tỷ lệ tiêm chủng ở bang dự kiến đạt 80%.

    ----------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh dẫn đầu ca nhiễm mới, Nga dẫn đầu số ca tử vong

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 11/10 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 238.614.745 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.866.626 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 284.544 và 4.211 ca tử vong mới.

    Xuất hiện vaccine mới hiệu quả tới 99%, ưu điểm đặc biệt chưa vaccine nào có - Ảnh 1.

    Điều tri cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Bucharest, Romania, ngày 7/10/2021. Ảnh: AFP/TTXV

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 215.777.177 người, 17.970.942 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 82.521 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 34.574 ca nhiễm mới; tiếp theo là Nga (28.647) và Thổ Nhĩ Kỳ (28.370 ca). Nga dẫn đầu về số ca tử vong mới, với 962 trường hợp; tiếp theo là Mỹ (509 ca tử vong); và Mexico (348 ca).

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil vẫn là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ  đến nay là 45.200.674 người, trong đó có 733.567 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.971.293 ca nhiễm, bao gồm 450.814 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.575.820 ca bệnh và 601.011 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine ngừa COVID-19 do Iran-Cuba hợp tác sản xuất đạt hiệu quả 99%

    Phía Iran tuyên bố Pasteurcovac - một loại vaccine ngừa COVID-19 do Iran và Cuba hợp tác phát triển đã chứng minh hiệu quả với Covid-19 lên đến 99%.

    Đó là khẳng định của Chủ tịch Viện Pasteur Iran - tiến sĩ Alireza Biglari vào ngày 9/10. Tiến sĩ Biglari nói rằng đây là loại vaccine COVID-19 duy nhất trên thế giới tăng cường cùng với hai liều chính, và Pasteurcovac thích hợp cho những người trên 3 tuổi.

    Theo Tiến sĩ Biglari, Pasteurcovac cũng là vaccine duy nhất có thể được cải tiến để cập nhật theo các đột biến mới của COVID-19. Ông lưu ý rằng vaccine đã qua giai đoạn thứ ba thử nghiệm lâm sàng trên 44.000 tình nguyện viên ở Cuba và 24.000 tình nguyện viên ở Iran cho thấy hiệu quả 91,6% sau liều tăng cường.

    Theo đánh giá, vaccine đã kích thích khả năng miễn dịch hơn 99% sau khi tiêm liều thứ ba. Viện Pasteur Iran sẽ sản xuất và cung cấp cho Bộ Y tế nước này 3 triệu liều vaccine Pasteurcovac trong vòng 3 tháng, sau đó sẽ tăng cường công suất lên gấp 2 đến 3 lần./.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các chuyên gia băn khoăn khi số ca mắc mới COVID-19 giảm tại Nhật Bản

    Số ca mắc mới COVID-19 tại Nhật Bản đã giảm xuống mức thấp nhất trong gần một năm qua khiến các chuyên gia y tế bối rối và lo ngại về tình trạng tái phát trong mùa Đông sắp tới.

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) cho biết số ca mắc mới COVID-19 tại Tokyo đã giảm xuống chỉ còn 87 trường hợp trong ngày 4/10, mức thấp nhất kể từ hôm 2/11/2020. Trong khi đó, vào tháng 8 từng có ngày Tokyo ghi nhận tới 5.000 ca mắc mới một ngày. Diễn biến tương tự cũng xảy ra khắp Nhật Bản.

    Xuất hiện vaccine mới hiệu quả tới 99%, ưu điểm đặc biệt chưa vaccine nào có - Ảnh 1.

    Người dân Nhật Bản đeo khẩu trang tại Tokyo ngày 1/10. Ảnh: AP

    Tuy nhiên, các chuyên gia lại băn khoăn về tốc độ giảm trường hợp mắc biến thể Delta và nhập viện tại Nhật Bản.

    Ông Hiroshi Nishiura tại Đại học Kyoto, vốn là cố vấn về bệnh truyền nhiễm cho chính phủ, nhận định rằng số ca tăng vọt trong mùa Hè sau đó giảm là bắt nguồn từ xu hướng hoạt động của con người.

    Ông Nishiura nói: "Trong kỳ nghỉ lễ, chúng ta gặp gỡ nhiều người và hơn thế nữa là cơ hội cùng ăn uống trong môi trường trực tiếp". Ông cũng cho rằng số ca mắc mới tăng tại Hàn Quốc và Singapore có thể liên quan tới các kỳ nghỉ lễ giữa năm. Ngoài ra, ông cảnh báo các kỳ nghỉ lễ cuối năm có thể dẫn đến "ác mộng".

    Chuyên gia về bệnh truyền nhiễm tại Canada Jason Tetro nhấn mạnh rằng vaccine là cách duy nhất để thoát khỏi chu kỳ tệ hại của dịch bệnh. Có giả thiết cho rằng COVID-19 và các biến thể thường "dịch chuyển" theo chu kỳ 2 tháng. Ông Tetro cho rằng chu kỳ này mang "nhân tố con người hơn là tự nhiên".

    Ông Kenji Shibuya tại Đại học King London (Anh) lại phân tích: "Làn sóng COVID-19 chủ yếu bị tác động bởi tính thời vụ, tiếp đó là việc tiêm vaccine và một số đặc tính của virus mà chúng ta chưa khám phá được". Do vậy, ông nhấn mạnh: "Chúng ta nên hành động nhanh chóng để đảm bảo các giường trong bệnh viện và tăng cường tiêm vaccine COVID-19".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại