Cập nhật lúc

Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin "nhiều chưa từng thấy", nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều

Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp trên toàn thế giới.

Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin "nhiều chưa từng thấy", nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Campuchia sẽ viện trợ 200.000 liều vaccine Sinovac cho Lào

    Campuchia sẽ viện trợ 200.000 liều vaccine Sinovac cho Lào.Theo chỉ đạo của Thủ tướng Hun Sen, Campuchia sẽ trao tặng 200.000 liều vaccine Sinovac cho chính phủ và nhân dân Lào nhằm hỗ trợ quá trình phòng chống đại dịch Covid-19 tại nước này.

    Xác nhận trên trang báo online Fresh News vào tối nay (27/09), ông Ouch Borith, Quốc vụ khanh Bộ Ngoại giao Campuchia cho biết, ông và đoàn đại biểu Chính phủ Hoàng gia Campuchia sẽ bàn giao 200.000 liều vaccine Sinovac cho Chính phủ Lào vào ngày mai (28/9). Lễ bàn giao số vaccine Covid-19 này sẽ được tổ chức tại cửa khẩu quốc tế Trapeang Kriel, tỉnh Stung Treng (phía Đông Bắc Campuchia), giáp với tỉnh Champasak của Lào.

    Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin nhiều chưa từng thấy, nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều - Ảnh 1.

    Campuchia sẽ viện trợ 200.000 liều vaccine Sinovac cho Lào.

    Trước đó, Chính phủ và nhân dân Campuchia cũng đã hỗ trợ các trang thiết bị và vật tư y tế điều trị Covid-19 cho chính phủ và nhân dân một số nước trên thế giới như: Myanmar, Timor Leste, Lào, Việt Nam và Nepal.

    Hiện nay, Campuchia đang trên đà hoàn thành mục tiêu tiêm phòng trước thời hạn, nhằm sớm vượt qua đại dịch và khôi phục kinh tế, nhờ chủ động nguồn vaccine và tổ chức tiêm chủng hợp lý.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine có tác dụng đối với biến thể Delta mới được phát hiện tại Italy

    Nghiên cứu về biến thể Delta kết hợp với đột biến E484K, được phát hiện tại Lombardy, miền Bắc Italy, cho thấy các loại biến thể mới có thể không kháng vaccine nhiều như các nhà khoa học lo ngại.

    Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin nhiều chưa từng thấy, nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều - Ảnh 1.

    Virus SARS-CoV-2 chụp qua kính hiển vi điện tử trên mẫu bệnh phẩm tại phòng thí nghiệm ngày 1/8/2021. Ảnh (do Viện Y tế Quốc gia Mỹ cung cấp): AFP/TTXVN

    Theo phóng viên TTXVN tại Rome, kết quả một nghiên cứu, được đăng trên tạp chí Các bệnh truyền nhiễm mới nổi ngày 27/9, cho thấy việc tiêm vaccine có thể chống lại biến thể mới trên, mặc dù không ngăn chặn được việc lây nhiễm.

    Các nhà nghiên cứu, trong đó có tác giả chính, Tiến sĩ Andreina Baj thuộc Đại học Insubria ở Varese, nói rằng việc theo dõi sự xuất hiện của bất kỳ biến thể nào mang đột biến E484K là "cấp bách" và "cực kỳ đáng quan tâm vì lý thuyết tăng khả năng miễn dịch".

    Các quan chức y tế Italy đang theo dõi biến thể mới Delta Plus, kết hợp giữa biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao và đột biến E484K, liên quan đến khả năng kháng vaccine đã được xác định xảy ra ở 19 người ở Anh và 99 người khác trên khắp thế giới.

    Delta Plus hiện vẫn chưa phải là một biến thể đáng lo ngại do số người mắc chưa nhiều, nhưng các nhà khoa học lo ngại biến thể này có thể bùng phát khi nhiều người được tiêm chủng hơn, tạo điều kiện cho các biến thể mới có thể kháng được vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn cầu đã tiêm hơn 6 tỉ liều vắc xin, còn 3 nước chưa tiêm mũi nào

    Chiến dịch tiêm chủng lớn nhất trong lịch sử nhân loại đang diễn ra với hơn 6,12 tỉ liều vắc xin COVID-19 đã tiêm trên khắp thế giới. Tuy nhiên, vẫn còn 3 quốc gia chưa khởi động chiến dịch tiêm chủng này.

    Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin nhiều chưa từng thấy, nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều - Ảnh 1.

    Cháu trai Thủ tướng Campuchia Hun Sen được tiêm vắc xin COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia ngày 17-9 - Ảnh: AFP

    Ngày 26-9, trang theo dõi tình hình vắc xin COVID-19 của Hãng tin Bloomberg cho biết tới nay đã có hơn 6,12 tỉ liều vắc xin COVID-19 được tiêm tại 184 quốc gia.

    Số liệu từ Đại học Johns Hopkins (Mỹ) cũng cho thấy số vắc xin COVID-19 đã tiêm trên toàn thế giới đến nay đã vượt mốc 6 tỉ liều. Dân số thế giới hiện khoảng 7,7 tỉ người.

    Trong đó, Trung Quốc tiêm nhiều nhất với 2,19 tỉ liều, đạt mức tiêm 3,49 triệu liều mỗi ngày. Kế đến là Ấn Độ với 855,8 triệu liều đã tiêm, đạt mức tiêm 7,3 triệu liều mỗi ngày. Đây là hai quốc gia đông dân nhất thế giới.

    Tại Mỹ đã có 213,4 triệu người (tương đương 64,3% dân số) đã tiêm ít nhất một liều vắc xin COVID-19 và 183,6 triệu người (tương đương 55,3% dân số) đã tiêm đầy đủ liều vắc xin COVID-19, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ.

    Theo Hãng tin AFP, chiến dịch tiêm chủng toàn cầu hiện nay đã đạt được tốc độ ổn định. Mất 29 ngày để đi từ mốc 5 tỉ liều lên 6 tỉ, tương tự tốc độ để đạt thêm 1 tỉ liều lên mốc 4 tỉ liều (30 ngày) và để đạt thêm 1 tỉ liều lên mốc 5 tỉ liều (26 ngày).

    Trước đó, phải mất khoảng 140 ngày để tiêm được 1 tỉ liều vắc xin COVID-19 đầu tiên trên thế giới.

    Trong số các nước có dân số trên 1 triệu người, Các tiểu vương quốc Ả Rập thống nhất (UAE) dẫn đầu về số liều tiêm/100 dân khi đã tiêm 198 liều/100 dân. Nước này có hơn 81% dân số đã tiêm chủng đầy đủ.

    Tiếp theo là Uruguay với 175 liều/100 dân, Israel (171 liều/100 dân), Cuba (163 liều/100 dân), Qatar (162 liều/100 dân) và Bồ Đào Nha (154 liều/100 dân).

    Một số quốc gia, trong đó có Israel, UAE và Uruguay, đã bắt đầu tiêm mũi vắc xin bổ sung cho những người được tiêm chủng đầy đủ. Trong khi đó, có 3 quốc gia vẫn chưa bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 là Burundi (Đông Phi), Eritrea (Đông Phi) và Triều Tiên (Đông Á), theo AFP.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức trao thêm 2,6 triệu liều vaccine cho Việt Nam

    Chính phủ Đức hỗ trợ Việt Nam thêm 2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca, nâng tổng số vaccine Việt Nam nhận được từ nước này lên 3,45 triệu liều.

    2,6 triệu liều vaccine AstraZeneca được Đức hỗ trợ cho Việt Nam về đến TP HCM hôm qua. Lễ bàn giao diễn ra tại trụ sở Bộ Ngoại giao hôm nay với sự có mặt của Thứ trưởng Ngoại giao Tô Anh Dũng và đại diện Bộ Y tế, cùng Đại sứ Đức tại Việt Nam Guido Hildner, theo thông cáo của Đại sứ quán Đức.

    Số hàng được viện trợ từ nguồn dự trữ của Đức theo đề xuất của Thủ tướng Angela Merkel với Thủ tướng Phạm Minh Chính.

    Hàng loạt tin vui: Nga vừa chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin nhiều chưa từng thấy, nước châu Âu giàu có trao thêm gần 3 triệu liều - Ảnh 1.

    Đại sứ Hildner (trái) và Thứ trưởng Tô Anh Dũng trong lễ trao tặng vaccine hôm nay. Ảnh: Đại sứ quán Đức tại Việt Nam.

    "Đây là lô vaccine thứ hai từ Đức trong vòng hai tuần qua. Cùng với lô vaccine được chuyển qua cơ chế Covax ngày 16/9, chính phủ Đức đã viện trợ tổng cộng 3,45 triệu liều. Sự hỗ trợ thể hiện tinh thần đoàn kết của chúng tôi, nhấn mạnh cam kết với quan hệ đối tác chiến lược với Việt Nam mà hai nước kỷ niệm 10 năm thiết lập trong năm nay. Đức luôn sát cánh cùng Việt Nam trong quá trình phòng chống và vượt qua đại dịch Covid-19", Đại sứ Hildner cho hay.

    Ngoài viện trợ vaccine, Đức và Việt Nam đã hợp tác chặt chẽ với nhau trong lĩnh vực phòng chống dịch bệnh. Chính phủ Việt Nam năm ngoái ủng hộ Đức hơn 100.000 khẩu trang. Đến mùa hè năm nay, một số bang của Đức đã viện trợ cho Việt Nam tổng cộng một triệu bộ xét nghiệm nhanh kháng nguyên cùngkhẩu trang, quần áo bảo hộ và tủ lạnh chuyên dụng.

    Mời độc giả đọc đầy đủ bài viết tại:

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản nới lỏng quy định cách ly đối với khách nhập cảnh đã tiêm vaccine

    Chính phủ Nhật Bản ngày 27/9 cho biết kể từ ngày 1/10 tới, nước này sẽ nới lỏng các quy định về cách ly đối với những khách nhập cảnh đã tiêm ngừa COVID-19.

     

    TIN VUI: Nga chốt kèo cấp cho Việt Nam lô vắc xin nhiều chưa từng thấy; TQ tạo ra loại vắc xin cực kỳ khó tin - Ảnh 1.

    Hành khách tại sân bay Haneda ở Tokyo, Nhật Bản. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Quyết định trên được đưa ra trong bối cảnh Nhật Bản đang lên kế hoạch khởi động lại du lịch quốc tế. Phát biểu trong cuộc họp báo, Chánh Văn phòng Nội các Nhật Bản Katsunobu Kato cho biết các trường hợp đã được tiêm phòng COVID-19 khi nhập cảnh Nhật Bản chỉ cần cách ly tại nhà trong 10 ngày - giảm 4 ngày so với quy định trước đó. Sau khi hết thời hạn cách ly, những người đã được tiêm phòng đầy đủ có thể tự do đi lại trong lãnh thổ Nhật Bản nếu họ có xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2. Tuy nhiên, quy định nới lỏng này chỉ được áp dụng đối với các trường hợp đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.

    Trong khi đó, Chính phủ Hàn Quốc đang phẩn bổ ngân sách 36,2 tỷ won (tương đương 30,8 triệu USD) để mua thuốc điều trị COVID-19 dạng uống, đồng thời tiếp tục thảo luận với một số hãng dược trên thế giới để ký hợp đồng đặt mua trước loại thuốc này.

    Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, các hãng dược của nước này cũng đang phát triển 11 loại thuốc trị COVID-19 dạng uống, song vẫn sẽ mất nhiều thời gian trước khi thuốc có thể chính thức được tung ra thị trường. Chi phí điều trị nếu dùng thuốc dạng uống được ước tính lên tới hơn 900.000 won (hơn 765 USD). Chính phủ dự định chi trả toàn bộ chi phí này cho người bệnh.

    Việc phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đang được kỳ vọng là điều kiện cần thiết để đưa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trở lại bình thường, giảm lo lắng về dịch bệnh, giúp người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Reuters: Tập đoàn T&T đạt thỏa thuận với Nga về cung cấp 40 triệu liều vaccine Sputnik V cho Việt Nam

    RIA dẫn lời Đại sứ Việt Nam tại Moskva Đặng Minh Khôi cho biết Quỹ đầu tư trực tiếp Liên bang Nga (RDIF) và tập đoàn T&T của Việt Nam đã đạt được thảo thuận về cung cấp vaccine Sputnik V cho Việt Nam.

    Trước đó, Công ty TNHH MTV Vaccine và Sinh phẩm số 1 (VABIOTECH) hồi tuần trước thông báo chính thức về việc sản xuất thành công lô vaccine phòng Covid-19 Sputnik V đầu tiên tại Việt Nam.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại:

    Theo Thế giới & Việt Nam đưa tin hôm 24/9, Đại sứ Đặng Minh Khôi nhận định, việc VABIOTECH thực hiện đóng chai thành công vaccine Sputnik V có ý nghĩa hết sức quan trọng.

    TIN VUI: Nga sắp cấp cho Việt Nam một lượng khổng lồ vắc xin Sputnik-V, đủ tiêm cho nhiều thành phố - Ảnh 2.

    Đại sứ Việt Nam tại LB Nga Đặng Minh Khôi (Ảnh: VOV)

    Theo ông, tại Việt Nam, Sputnik V là vaccine duy nhất đã có thành công bước đầu trong việc chuyển giao công nghệ. Qua đó, tạo tiền đề cho việc không những bảo đảm nhu cầu vaccine trong nước, mà còn từng bước biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất vaccine Sputnik V trong khu vực Đông Nam Á.

    Đại sứ cho hay tập đoàn T&T và RDIF đã đạt được thỏa thuận về việc cung cấp cho Việt Nam 40 triệu liều vaccine Sputnik V trong năm 2021. Hai bên đang tích cực làm việc để xây dựng lịch giao vaccine phù hợp với năng lực sản xuất của Nga và năng lực tiếp nhận của Việt Nam.

    Hồi tháng 7, Chính phủ đã đồng ý theo đề xuất của Bộ Y tế, có văn bản giới thiệu tập đoàn T&T với RDIF để đàm phán, mua 40 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 Sputnik V của Nga bằng nguồn kinh phí hợp pháp do T&T huy động (không sử dụng kinh phí nguồn ngân sách Nhà nước và Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc có hiệu quả ngay sau 24 giờ

    Trung Quốc hiện đang phát triển một loại vaccine COVID-19 dạng xịt mũi với đặc điểm nổi bật là có tác dụng nhanh. Loại vaccine này có tác dụng ngay 24 giờ sau khi tiêm chủng.

    Giới thiệu về vaccine COVID-19 dạng xịt mũi của Trung Quốc tại Diễn đàn Trung Quan Thôn 2021 hôm qua (27/9), ông Hạ Ninh Thiệu, Hiệu trưởng Học viện Y tế Công cộng thuộc Đại học Hạ Môn cho biết, loại vaccine này chỉ cần dùng một liều duy nhất và có tác dụng ngay 24 giờ sau khi sử dụng. Điều này có thể giúp nâng cao khả năng kiểm soát nhanh chóng các ổ dịch tại chỗ và sử dụng cho các hội nghị lớn hoặc các sự kiện thể thao.

    Đây là loại vaccine vector virus cúm giảm độc lực xịt qua đường mũi do nhóm của ông phát triển, đã trải qua các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I, II và mở rộng, cho thấy tính an toàn tốt. 63 người đã tham gia thử nghiệm lâm sàng giai đoạn I và 724 người tham gia giai đoạn II. Tất cả đều không xuất hiện các phản ứng bất thường nghiêm trọng. Đáp ứng miễn dịch tế bào có thể kéo dài ít nhất 6 tháng.

    TIN VUI: Nga sắp cấp cho Việt Nam một lượng khổng lồ vắc xin Sputnik-V, đủ tiêm cho nhiều thành phố - Ảnh 1.

    Một thử nghiệm dùng làm liều tăng cường cho các loại vaccine bất hoạt tiêm 2 mũi cũng cho thấy khả năng bảo vệ hiệp đồng và nâng cao hiệu quả.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc chi ngân sách lớn mua thuốc điều trị COVID-19 dạng uống

    Hiện có ba hãng dược đi đầu trong phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng uống là MSD và Pfizer (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba.

    Việc phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 dạng uống đang được kỳ vọng là điều kiện cần thiết để đưa cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trở lại bình thường, giảm lo lắng về dịch bệnh, giúp người bệnh dễ dàng điều trị tại nhà. Do đó, Hàn Quốc đã đặt mua số lượng lớn thuốc dạng này.

    Hiện có ba hãng dược đi đầu trong phát triển thuốc điều trị COVID-19 dạng uống là MSD và Pfizer (Mỹ), Roche (Thụy Sĩ), đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Kết quả thử nghiệm tạm thời cho thấy thuốc điều trị COVID-19 giúp ngăn tình trạng bệnh tiến triển nặng và rút ngắn thời gian điều trị, song vẫn chưa có báo cáo nào về tính an toàn.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Thuốc Molnupiravir của hãng dược phẩm Merk. Ảnh: Bloomberg

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào thêm 622 ca mắc COVID-19 mới, chủ yếu là ca cộng đồng

    Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 27/9, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 622 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 610 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh.

    Bộ trên đánh giá số ca lây nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng ở mức đáng lo ngại, trong đó thủ đô Viêng Chăn ghi nhận số ca cộng đồng tăng vọt trong một ngày với 315 ca.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Bác sĩ lấy mẫu xét nghiệm cho một người dân Viêng Chăn tại một điểm xét nghiệm dã chiến. Ảnh: Phạm Kiên/Pv TTXVN tại Lào

    Ngoài ra, tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp tại các tỉnh, thành phố lớn như Champasak, Luang Prabang… Đáng chú ý trong ngày 27/9, tỉnh Khammuon có số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao, với 152 ca. Đến nay, tổng số bệnh nhân COVID-19 tại Lào đã lên tới 22.441 người, trong đó có 16 người tử vong.

    Bộ Y tế Lào cho biết nước này đang cố gắng phân bổ các thiết bị xét nghiệm PCR trên toàn quốc để cải thiện khả năng tầm soát virus nhằm giảm áp lực cho các đơn vị xét nghiệm. Bên cạnh đó, bộ cũng cho phép các cơ quan có thẩm quyền đủ điều kiện được sử dụng thiết bị xét nghiệm nhanh để nâng cao năng lực xét nghiệm. Cá nhân và các đơn vị dịch vụ y tế tư nhân trên cả nước bị cấm sử dụng thiết bị test nhanh COVID-19. Các trường hợp vi phạm sẽ bị xử lý theo quy định pháp luật.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Covid-19 nào được công nhận ở nhiều quốc gia nhất để đi lại xuyên biên giới?

    Phép thử rõ nhất cho thế giới hậu đại dịch Covid-19 chính là việc đi lại quốc tế sẽ được nối lại như thế nào. Hiện nay, AstraZeneca là vaccine được nhiều quốc gia công nhận nhất để đi lại xuyên biên giới giữa bối cảnh 32,9% dân số thế giới đã được tiêm đủ liều.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Bài viết được dẫn lại từ:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19 khiến nhân loại giảm thọ mạnh nhất kể từ Thế chiến thứ hai

    Một nghiên cứu của Đại học Oxford công bố hôm 27/9 cho biết, đại dịch Covid-19 đã làm giảm tuổi thọ nhiều nhất trong năm 2020, kể từ Chiến tranh Thế giới thứ hai, trong đó tuổi thọ của nam giới giảm hơn 2 năm.

    Theo kết quả nghiên cứu, tuổi thọ trung bình của dân số vào năm 2020 giảm hơn 6 tháng so với năm 2019 ở 22 trong số 29 quốc gia được phân tích trong nghiên cứu, bao gồm châu Âu, Mỹ và Chile. Nhìn chung, người dân ở 27 trong số 29 quốc gia đã giảm tuổi thọ.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Trong những nước được phân tích trong nghiên cứu, tuổi thọ nam giới giảm ở 15 nước và tuổi thọ của phụ nữ giảm ở 11 nước. Ảnh minh họa: Bloomberg

    Các chuyên gia tại Đại học Oxford cho biết, việc giảm tuổi thọ ở nhiều quốc gia có khả năng liên quan đến đại dịch Covid-19.

    Theo thống kê của Reuters, tới nay, thế giới đã ghi nhận gần 5 triệu ca tử vong do Covid-19.

    "Kết quả nghiên cứu của chúng tôi nêu bật tác động lớn do Covid-19 gây ra, cho thấy đại dịch đã tạo ra ảnh hưởng nghiêm trọng đối với nhiều quốc gia trên thế giới", Tiến sĩ Ridhi Kashyap, đồng tác giả của nghiên cứu đăng trên Tạp chí Quốc tế về Dịch tễ học, cho biết.

    Tuổi thọ của nam giới giảm nhiều hơn nữ giới ở hầu hết các quốc gia, trong đó tuổi thọ nam giới tại Mỹ giảm nhiều nhất với 2,2 năm so với năm 2019.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York có thể điều Vệ binh Quốc gia thay nhân viên y tế chưa tiêm vaccine COVID-19

    Thành phố New York (Mỹ) đang cân nhắc điều động Lực lượng Vệ binh Quốc gia cùng nhân viên y tế ngoài tiểu bang để khắc phục tình trạng thiếu nhân viên y tế, khi hàng ngàn người có thể mất việc vì không đáp ứng thời hạn tiêm vaccine COVID-19.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Một y tá được tiêm liều vaccine Pfizer-BioNTech ngừa COVID-19 đầu tiên tại Bệnh viện Mt. Sinai ở New York, ngày 15/9. Ảnh: Reuters

    Thống đốc thành phố New York Kathy Hochul đã công bố kế hoạch trên vào ngày 24/9, cho phép bà được tuyên bố tình trạng khẩn cấp để tăng cường nguồn lực nhân viên y tế, bao gồm các chuyên gia được cấp phép từ những bang khác, cũng như các y tá về hưu.

    Bà cũng đang xem xét sử dụng các sĩ quan Vệ binh Quốc gia được đào tạo về y tế hỗ trợ cho hệ thống bệnh viện và cơ sở y tế bị thiếu nhân lực vì nhân viên không đáp ứng hạn cuối tiêm chủng ngày 27/9. Khoảng 16% trong số 450.000 nhân viên bệnh viện của bang, tương đương khoảng 72.000 người, chưa được tiêm chủng đủ hai liều.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine COVID-19 đơn liều của Trung Quốc tạo phản ứng miễn dịch mạnh ở trẻ em

    Vaccine ngừa COVID-19 của nhà sản xuất CanSinoBIO đã được chứng minh cung cấp mức độ an toàn và phản ứng miễn dịch cao cho người tiêm từ độ tuổi 6 – 17.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; TIN MỚI: Vắc xin đơn liều của TQ phù hợp với đối tượng nhạy cảm? - Ảnh 1.

    Vaccine của CanSinoBIO. Ảnh: VCG

    Tờ Global Times dẫn thông báo của CanSinoBIO ngày 26/9 trên tài khoản WeChat chính thức cho biết họ vừa công bố dữ liệu đầu tiên về độ an toàn cùng khả năng sinh miễn dịch của loại vaccine COVID-19 tái tổ hợp adenovirus loại 5 (Ad5) đã được kiểm duyệt của công ty này.

    Cụ thể, khi tiêm một liều lượng vaccine 0,3ml cho những người tham gia từ 6 -17 tuổi và 0,5ml cho người trưởng thành, vaccine có thể tạo ra phản ứng miễn dịch mạnh ở nhóm đối tượng trẻ em.

    Dữ liệu trên được thu thập từ thử nghiệm lâm sàng ngẫu nhiên, khách quan và có đối chứng giả dược đối với 430 tình nguyện viên. Kết quả này được xuất bản trên tạp chí chuyên ngành Clinical Infectious Diseases hôm 22/9.

    Cho đến nay, giới chức Trung Quốc đã phê duyệt sử dụng ba loại vaccine COVID-19 bất hoạt cho trẻ em: hai loại của Sinopharm và một loại của Sinovac. Tuy nhiên, dựa trên chiến lược tiêm chủng theo giai đoạn, các mũi tiêm hiện chỉ được cung cấp cho những người từ 12 tuổi trở lên.

    Tính đến ngày 15/9, Trung Quốc đã tiêm gần 170 triệu liều vaccine COVID-19 cho khoảng 95,3 triệu thanh, thiếu niên từ 12 – 17 tuổi.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp cam kết tăng gấp đôi lượng vắc xin Covid-19 tặng cho các nước nghèo

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron ngày 25.9 cam kết sẽ tăng gấp đôi số lượng vắc xin Covid-19 nước này gửi tặng cho các nước nghèo, từ 60 triệu lên 120 triệu liều.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho rằng cần đẩy nhanh việc tiêm vắc xin Covid-19 ở một số lục địa. Ảnh: AFP

    "Bất công là trong những lục địa khác, việc tiêm vắc xin rõ ràng diễn ra rất trễ. Chúng ta phải thực hiện nhanh và quyết liệt hơn. Pháp cam kết tăng gấp đôi số lượng liều nước này đang cho đi. Chúng ta sẽ chuyển tặng từ 60 triệu lên 120 triệu liều", Tổng thống Macron tuyên bố trong một video được phát tại một buổi hòa nhạc ở Paris, theo AFP.

    Hôm 22.9, Mỹ cũng đã thông báo sẽ tăng gấp đôi số lượng liều vắc xin Covid-19 tặng cho các nước, lên tổng cộng 1,1 tỉ liều. Liên minh châu Âu đã cam kết tặng 500 triệu liều.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel chế tạo khẩu trang diệt 99,95% biến thể Delta

    Công ty sản xuất khẩu trang Sonovia của Israel ngày 26/9 đã thông báo kết quả thử nghiệm từ phòng thí nghiệm hàng dệt may Vismederi Textyle của Italy, theo đó loại vải của công ty này có khả năng diệt trên 99,95% biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN

    Phóng viên TTXVN tại Tel Aviv dẫn thông báo của công ty có trụ sở tại thành phố Ramat Gan của Israel cho biết, loại vải của họ được phủ bằng các hạt nano bạc và kẽm, qua đó cũng có tác dụng diệt virus gây bệnh cúm A (H1N1). Hiện phòng thí nghiệm Vismederi Textyle đang tiếp tục thử nghiệm khả năng diệt biến thể MU của virus SARS-CoV-2.

    Được biết, công nghệ dệt vải của Sonovia sử dụng sóng âm thanh để đưa các hạt nano bạc và kẽm vào các sợi vải trong quá trình dệt. Các tinh thể này lưu giữ trên vải sẽ có tác dụng diệt khuẩn. Công ty đang có kế hoạch đưa loại vải này ra sản xuất bọc ghế trên các phương tiện giao thông công cộng hoặc làm ga gối trong các khách sạn và cả quần áo thời trang.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hiệu quả bảo vệ của vaccine Vero Cell ở mức nào?

    Vaccine Vero Cell (Sinopharm) đang được sử dụng tại 65 quốc gia trên thế giới và là một trong những vaccine nằm trong chương trình Covax Facility của Tổ chức Y tế Thế giới. Với hiệu lực bảo vệ lên đến 79% nếu tiêm đủ 2 mũi, các chuyên gia cho rằng, lợi ích mà vaccine này đem lại lớn hơn những nguy cơ đã biết hoặc có thể xảy ra.

    Việt Nam: Kết luận bất ngờ sau khi tiêm hơn 5 triệu liều vắc xin Vero Cell; Quốc gia tiêm chủng cao nhất ĐNÁ gục ngã vì kỉ lục COVID-19 - Ảnh 1.

    GS. Anh hùng Lao động, Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí, Chủ tịch Hội Huyết học - Truyền máu Việt Nam. Ảnh: VGP/Thúy Hà

    Theo GS Nguyễn Anh Trí chia sẻ, thông tin cập nhật từ Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho thấy, nếu sử dụng đầy đủ 2 liều vaccine Vero Cell (Sinopharm) thì có hiệu quả bảo vệ đến 79% trong việc ngăn ngừa nhiễm bệnh. Như vậy, hiệu quả bảo vệ của vaccine này rất cao.

    "Vaccine này được tạo ra từ nguyên lý bất hoạt virus. Đây là nguyên lý đã được sử dụng trong nhiều thập kỷ và đã sản xuất được rất nhiều vaccine bảo vệ con người. Do đó, tính an toàn của vaccine cũng đã được chứng minh", GS Nguyễn Anh Trí cho biết.

    Trên thực tế hiện nay cũng đã có 65 quốc gia và vùng lãnh thổ sử dụng vaccine Vero Cell. Ngay tại Trung Quốc- nước sản xuất vaccine này, cũng đã có 1,3 tỷ liều vaccine được tiêm cho người dân. Trong nhiều tháng gần đây, số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Trung Quốc ghi nhận không vượt quá 3 con số. Đây là con số rất nhỏ so với tổng số dân lên tới hơn 1 tỷ người tại đất nước này, GS Nguyễn Anh Trí phân tích.

    Vị chuyên gia này cũng cho biết, tại Việt Nam, tính đến nay, chúng ta cũng đã thực hiện tiêm hơn 5 triệu liều vaccine Vero Cell cho người dân trên cả nước, tuy nhiên, không ghi nhận bất kỳ thông báo nào về phản ứng nặng sau tiêm vaccine của Sinopharm.

    "Tất cả những lý do trên, chúng ta có thể đặt niềm tin vào việc sử dụng vaccine Vero Cell an toàn và hiệu quả để phòng dịch bệnh COVID-19", Anh hùng Lao động Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh.

    TS Kidong Park, Trưởng đại diện WHO tại Việt Nam nhấn mạnh thông điệp từ tổ chức WHO rất rõ ràng, đó là người dân hãy tiêm bất kỳ loại vaccine nào có sẵn khi đến lượt. Đến nay, vaccine tiếp tục là công cụ bảo vệ người dân khỏi mắc bệnh nặng và tử vong khi đối mặt với biến thể Delta.

    Đại diện tổ chức WHO cũng chia sẻ, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vaccine Vero Cell (Sinopharm). Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy, 2 liều vaccine này được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả đến 79%, tính 14 ngày trở đi sau tiêm liều thứ hai. Tổ chức này đã kết luận rằng, lợi ích mà vaccine Vero Cell (Sinopharm) đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận ca nhiễm mới cao kỷ lục

    Bộ Y tế Singapore ghi nhận 1.939 ca mắc Covid-19 mới hôm 26/9, đánh dấu mức tăng cao nhất trong một ngày kể từ đầu đại dịch tại nước này.

    Đây cũng là ngày thứ 6 liên tiếp số ca nhiễm mới ở trên mức 1.000, theo Reuters.

    Trong số các ca nhiễm mới được ghi nhận trong ngày 26/9 có 1.934 trường hợp lây nhiễm địa phương, bao gồm 1.536 ca nhiễm cộng đồng và 398 cư dân ký túc xá. Ngoài ra, 5 ca nhiễm ngoại nhập được xác định.

    Theo Straits Times, một cụm dịch mới đã nổi lên ở Pasir Panjang Wholsesale Centre - với 64 ca nhiễm được ghi nhận ở các nhân viên và khách hàng.Sự gia tăng ca nhiễm gần đây sau khi Singapore nới lỏng một số biện pháp phòng chống Covid-19 đã khiến đảo quốc này phải tạm dừng mở cửa trở lại.

     - Ảnh 1.

    Singapore ghi nhận kỷ lục 1.939 ca mắc Covid-19 mới hôm 26/9. Ảnh: Straits Times.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tới 6h sáng 27/9: Ca nhiễm và tử vong mới giảm mạnh trên toàn cầu

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận số ca nhiễm và tử vong mới giảm mạnh, lần lượt trên 320.000 và 4.800 ca.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại Seoul, Hàn Quốc ngày 18/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 27/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 232.575.067 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.761.430 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 321.105 và 4.800 ca tử vong mới.

    Số bệnh nhân bình phục đã đạt 209.188.993 người, 18.623.377 bệnh nhân đang được điều trị tích cực và 93.449 ca nguy kịch.

    Trong 24 giờ qua, Anh dẫn đầu thế giới với 32.417 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (27.022 ca) và Thổ Nhĩ Kỳ (25.861 ca). Trong khi đó, Nga đứng đầu về số ca tử vong mới với 805 người chết; tiếp theo là Mexico (596 ca) và Iran (288 ca).

    Mỹ, Ấn Độ và Brazil là 3 nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Số ca nhiễm tại Mỹ  đến nay là 43.750.920 người, trong đó có 706.313 ca tử vong. Ấn Độ ghi nhận tổng cộng 33.678.243 ca nhiễm, bao gồm 447.225 ca tử vong. Trong khi đó, Brazil xếp thứ ba với 21.351.972 ca bệnh và 594.443 ca tử vong.

     - Ảnh 2.

    Học sinh được theo dõi sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19 tại trường học ở La Habana, Cuba, ngày 16/9/2021. Ảnh: THX/ TTXVN

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại