*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6h sáng 2/5, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 nào. Số ca mắc hiện tại vẫn là 270. Đã có 16 ca trong số 51 bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên.
Ghi nhận của Dân trí cho hay, Công an quận Cầu Giấy (TP. Hà Nội) hôm nay cho biết đã lập biên bản vi phạm của quán game internet tại số 24 Dịch Vọng Hậu, phường Dịch Vọng Hậu về lỗi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ tại nơi công cộng. Tại thời điểm kiểm tra vào chiều 29/4, lực lượng chức năng phát hiện 40 khách đang chơi tại quán.
Theo quy định tại điểm c Khoản 4 Điều 11 Nghị định 176/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực y tế thì hành vi trên có mức xử phạt từ 5 triệu đến 10 triệu đồng.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/xa-hoi/h...
Theo ghi nhận của Tiền phong, dư âm của đại dịch COVID-19 khiến Tràng An (Ninh Bình) hoàn toàn không còn cảnh chen chúc như mọi năm, lượng khách sụt giảm 70-80% so với mọi năm.
Ở quanh khu vực bến thuyền, hàng trăm chiếc thuyền gác chèo, nối dài dằng dặc chờ khách. Những người chèo thuyền mọi năm tất bật luân chuyển khách, thì nay ngồi chờ nhiều giờ đồng hồ vẫn chưa đến lượt.
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
. Ảnh: Hoàng Mạnh Thắng/Tiền phong
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/xa-ho...
Sở GTVT Hà Nội đã có văn bản chấp thuận kế hoạch hoạt động xe buýt sau kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5, của Trung tâm Quản lý và điều hành giao thông đô thị (Tramoc). Theo đó, bắt đầu từ thứ Hai ngày 4/5 tới, xe buýt tại Hà Nội sẽ hoạt động 100% lượt và vẫn phải thực hiện các quy định về phòng dịch COVID-19.
Sở GTVT Hà Nội cũng đua ra yêu cầu: các phương tiện xe buýt phải thực hiện nghiêm các quy định về phòng chống dịch, trong đó không được vận chuyển quá 30 người tại cùng 1 thời điểm trên xe (kể cả lái xe và nhân viên phục vụ). Bố trí hành khách ngồi giãn cách trên xe cách nhau 1 ghế hoặc đảm bảo khoảng cách tối thiểu 1m (không áp dụng với nhóm khách là thành viên trong cùng 1 gia đình, những người cùng nhóm bạn bè, đồng nghiệp cùng cơ quan, cùng nhóm du lịch; Khuyến khích mở cửa kính trên phương tiện xe buýt để trên xe luôn thông thoáng.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/nhip-...
Pháp luật TP.HCM dẫn thông tin từ Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Quảng Nam cho hay, tính đến ngày 2/5, Quảng Nam không còn trường hợp thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung và cơ sở y tế. Trong thời gian xảy ra dịch COVID-19, tỉnh Quảng Nam thực hiện cách ly tại các khu cách ly tập trung cho 1.074 người, tại cơ sở y tế cho 175 người.
Liên quan đến tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngành Y tế đã triển khai thực hiện 3.886 mẫu xét nghiệm. Trong đó, có ba mẫu dương tính (của BN31, BN33 và BN57 đã điều trị khỏi bệnh và xuất viện) và 3.883 mẫu âm tính.
Ảnh: TN/Pháp luật TP.HCM
Thông tin được dẫn từ nguồn https://plo.vn/dich-covid-19/q...
(Nguồn: TTXVN/Báo Tin tức)
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP HCM trưa nay cho hay tính đến thời điểm này, tổng số người mắc COVID-19 tại TP là 54 trường hợp. 25 ngày qua, TP không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm mới. Trong 53 người xuất viện thì 6 trường hợp tái dương tính COVID-19, trong đó 5 người liên quan đến ổ dịch Buddha bar (gồm BN124, BN151, BN207, BN224 và BN235).
Trong việc giám sát COVID-19 đối với toàn bộ tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại TP, trung tâm đã lấy mẫu xét nghiệm 241 người, 172 có kết quả âm tính, còn lại đang đợi kết quả. Số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung là 77, còn đang được cách ly tại nhà-lưu trú là 176 người.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://nld.com.vn/suc-khoe/tp...
Chiều 2/5, liên quan đến trường hợp nam thanh niên bị sốt cao, tức ngực nhiều ngày ở xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội), Bộ Y tế cho biết: Kết quả xét nghiệm Realtime - PCR của bệnh nhân này âm tính với virus SARS-CoV-2.
Bệnh nhân là T.N.K (sinh năm 1982, quê quán Hoàng Mai, Nghệ An) không có tiền sử tiếp xúc người nghi nhiễm COVID-19. Từ 22/4/2020, bệnh nhân xuất hiện sốt nóng liên tục, đến 26/4 vào BVĐK Đức Giang thăm khám, điều trị.
Từ 29/4, bệnh nhân sốt cao hơn, xuất hiện khó thở tăng, được chuyển BV Tim Hà Nội. Tại đây làm xét nghiệm test nhanh COVID-19 cho kết quả dương tính. Bệnh nhân được chuyển đến BV Bệnh Nhiệt đới Trung ương từ 23h30 ngày 1/5 trong tình trạng khó thở nhiều, mệt lả. Kết quả xét nghiệm Realtime - PCR cho kết quả âm tính với SARS-CoV-2. Bệnh nhân đã được hồi sức, thở oxy, điều trị theo hướng sốt xuất huyết Dengue bội nhiễm.
Theo Giám đốc Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cũng cho biết thêm, hiện tình trạng của nam công nhân trên vẫn còn nặng, do bị nhiễm khuẩn huyết.
Ảnh minh họa: VOV
Thông tin được dẫn từ nguồn https://suckhoedoisong.vn/truo...
Bản tin lúc 18h00 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, trong ngày 2/5 không ghi nhận ca mắc mới. Như vậy đã tròn 16 ngày, Việt Nam không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng. Đến thời điểm này trong số các bệnh nhân đang điều trị đã có 21 ca có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.
51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị, theo dõi sức khoẻ cho 40 bệnh nhân; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, theo dõi cách ly 10 bệnh nhân và tuyến huyện là 01 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có sức khoẻ ổn định.
Tính đến chiều ngày 2/5, trong số các bệnh nhân đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2.
Chiều 2/5, trao đổi với PV, ông Khổng Minh Tuấn, Phó Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hà Nội (CDC Hà Nội) cho biết, kết quả xét nghiệm bằng phương pháp RT-PCR đối với trường hợp ở quê Nghệ An đang trú tại xã Kiêu Kỵ (Gia Lâm, Hà Nội) có biểu hiện sốt cao âm tính với SARS-CoV-2.
Theo ông Tuấn, hiện trường hợp này vẫn đang được tiếp tục theo dõi tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở 2. Với kết quả xác định âm tính với SARS-CoV-2 thì những người tiếp xúc với trường hợp này không phải tiến hành cách ly theo khuyến cáo.
Trước đó, trong sáng nay, lãnh đạo UBND huyện Gia Lâm cho biết, sau khi trường hợp này được phát hiện, cơ quan chức năng của huyện Gia Lâm đã cho cách ly tạm thời, khoanh vùng nơi bệnh nhân thuê trọ lại, các hộ xung quanh và những người đi ra đi vào tạm thời cho cách ly và giãn cách.
Tổng cộng có khoảng 120 hộ gia đình với khoảng gần 600 người dân tại xã Kiêu Kỵ, huyện Gia Lâm được cách ly tạm thời.
Khu vực bị cách ly tạm thời . Ảnh: facebook
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia, cho biết trên Tuổi trẻ online, Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Quốc gia vẫn chưa tính đến thời điểm công bố hết dịch vì không thể chủ quan, trong đó số ca mắc mới ghi nhận trên thế giới vẫn còn cao.
Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên - Ảnh: THÚY ANH/Tuổi trẻ online
"Ngoài ra, chúng ta đang tiếp tục thực hiện bảo hộ công dân, đưa công dân Việt Nam kẹt lại ở nước ngoài hoặc có nhu cầu về nước. Chưa hết, mặc dù hiện chưa cho phép bay thương mại từ các nước đến Việt Nam nhưng vẫn có các chuyên gia của các tập đoàn, các dự án lớn, người mang hộ chiếu công vụ, ngoại giao nhập cảnh làm việc, vì vậy vẫn có nguy cơ phát sinh thêm ca bệnh mới"
Trước câu hỏi "Việt Nam đã trải qua tháng 3 và tháng 4 rất khó khăn, số mắc gia tăng liên tục, nhiều thời điểm không tìm được nguồn lây bệnh khiến người dân hoang mang. Theo ông, thời điểm nào là khó khăn nhất?" của PV Tuổi trẻ online, Thứ trưởng Tuyên nói: "Thời điểm khó khăn nhất là khi mới xuất hiện những bệnh nhân đầu tiên của tháng 3, việc truy vết những người có tiếp xúc với bệnh nhân rồi người tiếp xúc với người tiếp xúc (F1, F2...) rất khó khăn. Sau đó, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã yêu cầu nghiên cứu áp dụng các biện pháp công nghệ thông tin.
Tiếp đó là một số bệnh nhân lây từ cộng đồng không tìm thấy nguồn lây và sau đó Thủ tướng yêu cầu không tiếp tục tìm F0 nếu F0 quá khó khăn, mà tập trung vào tìm những đối tượng có tiếp xúc với bệnh nhân để khoanh vùng, cách ly. Những biện pháp này đã được thực hiện tốt và có hiệu quả.
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://tuoitre.vn/thu-truong-...
Sáng 2/5, cùng với nhiều trường trên địa bàn thành phố Hà Nội, trường THCS Văn Quán ( Hà Đông, Hà Nội) đã tổ chức làm công tác dọn dẹp, vệ sinh trường lớp để chuẩn bị cho ngày đón học sinh trở lại học tập sau thời gian dài tạm nghỉ và giãn cách xã hội vì đại dịch Covid-19.
Với sự tự nguyện giúp đỡ của hội phụ huynh, đã có khoảng hơn 70 cán bộ, giáo viên cùng các bậc cha mẹ dọn dẹp vệ sinh trường lớp, triển khai các biện pháp phòng chống dịch sẵn sàng cho con em trở lại lớp học.
Ảnh: Tiến Tuấn
Ảnh: Tiến Tuấn
Ảnh: Tiến Tuấn
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tỉnh Ninh Bình hôm nay tiếp tục tiếp nhận và cách ly y tế tập trung 273 trường hợp, là công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước. 268 trường hợp được cách ly tập trung tại Trường Quân sự, Quân đoàn I (thành phố Tam Điệp) và 5 trường hợp được cách ly tập trung tại Trung tâm Y tế thành phố Tam Điệp.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Bình phối hợp với Trung tâm Y tế thành phố Tam Điệp cùng các đơn vị liên quan khám sàng lọc, lấy mẫu xét nghiệm và sắp xếp các công dân cách ly tại nhiều khu vực thuộc Trường Quân sự, Quân đoàn I theo thể trạng và dịch tễ. Đây là lần thứ 3 Trường Quân sự, Quân đoàn I tiếp nhận công dân Việt Nam từ nước ngoài về nước thực hiện cách ly y tế tập trung theo quy định.
Tổ chức khám sức khỏe cho các công dân cách ly tập trung. (Ảnh: Đức Phương/TTXVN)
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.vietnamplus.vn/nin...
Theo Vnews, du lịch là ngành chịu tác động đầu tiên và nặng nề nhất do dịch COVID-19 và cũng được dự báo là ngành sẽ phục hồi sau cùng khi dịch bệnh đi qua. Dù còn rất nhiều khó khăn trước mắt, nhưng ngành du lịch và cộng đồng doanh nghiệp tại Đà Nẵng đang gấp rút chuẩn bị các kịch bản tái khởi động và phục hồi bám sát với tình hình kiểm soát dịch bệnh trong và ngoài nước.
Du lịch Đà Nẵng nỗ lực phục hồi trở lại sau COVID-19 (nguồn: Vnews/Vietnamplus)
Bệnh nhân 161 là cụ bà 88 tuổi, quê Hưng Yên, là BN COVID-19 lớn tuổi nhất Việt Nam.
Đến nay, BN đã trải qua khoảng 30 ngày phải thở máy, điều trị hồi sức tích cực. Ngoài bệnh nền là xuất huyết não, liệt cứng nửa người trái, bệnh nhân còn phát hiện bị tăng huyết áp.
Hiện bệnh nhân còn thở máy qua ống mở khí quản, thông khí 2 bên rõ, phổi tiến triển tốt, ngày qua, bác sĩ tiếp tục cho bệnh nhân tập tự thở qua máy; Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường; Gọi hỏi bệnh nhân có giao tiếp chậm. Đến chiều 1/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 161 đã âm tính với virus SARS-CoV-2.
Ảnh minh họa: Internet
Thông tin được dẫn từ nguồn https://www.tienphong.vn/suc-k...
Sở Y tế TP.HCM ngày 1/5 cho biết, 2 nam bệnh nhân mắc Covid-19 do từng đến quán bar Buddha (Thảo Điền, quận 2) đã có kết quả dương tính trở lại sau 15 ngày ra viện. Cụ thể, 2 trường hợp này là bệnh nhân 235 (25 tuổi, quốc tịch Anh) và bệnh nhân 124 (52 tuổi, quốc tịch Brazil). Họ từng đến quán bar Buddha vào ngày 14/3.
Như vậy có đến 5 trường hợp dương tính trở lại liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp tới ổ dịch này. 3 trường hợp trước đó gồm bệnh nhân 151, 207 và 224.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 29/4, TP.HCM đã phát hiện mẫu xét nghiệm ngày thứ 15 của bệnh nhân 92 có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố và Trung tâm Y tế Quận 1 đã chuyển bệnh nhân trở lại bệnh viện dã chiến Củ Chi để cách ly điều trị, đồng thời thực hiện điều tra dịch tễ các trường hợp tiếp xúc, lấy mẫu xét nghiệm khẩn các trường hợp tiếp xúc, toàn bộ người dân các căn hộ trong chung cư và vệ sinh khử khuẩn toàn khu vực.
Sau đó, khi kết quả xét nghiệm 87 cư dân của chung cư và 5 nhân viên của cửa hàng tiện lợi nơi bệnh nhân đến mua đồ dùng đều âm tính, chung cư 1A-1B đường Nguyễn Đình Chiểu phường Đa Kao quận 1 - nơi có BN tái nhiễm COVID-19, đã được nới lỏng lệnh phong tỏa.
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://dantri.com.vn/suc-khoe...
Trước tình hình có nhiều trường hợp mắc COVID-19 dương tính trở lại sau xuất viện, Sở Y tế TPHCM đã chỉ đạo thực hiện giám sát ngoại trú hàng ngày các trường hợp đã xuất viện thông qua việc lấy mẫu xét nghiệm hàng ngày cho đến ngày thứ 30 sau xuất viện.
Hiện TPHCM có 47 trường hợp ra viện được cách ly y tế tại nhà để quản lý, theo dõi sức khỏe và lấy mẫu xét nghiệm 3 lần sau xuất viện trở về. Theo Sở Y tế, trong số này có 9 trường hợp đến nay đã xuất viện trên 30 ngày sẽ được lấy mẫu giám sát lại lần nữa.
Thông tin được dẫn từ nguồn https://vov.vn/xa-hoi/tphcm-xe...
Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, đến 6h sáng 2/5, Việt Nam không có thêm ca mắc mới COVID-19 nào.
Số ca mắc hiện tại vẫn là 270. Đã có 16 ca trong số 51 bệnh nhân đang điều trị có kết quả xét nghiệm âm tính từ 1 lần trở lên.
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 2/5, đã 16 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng. Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.
Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị-Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 219 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh /xuất viện.
51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại đang được điều trị, theo dõi sức khỏe tại chín cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị, theo dõi sức khỏe cho 40 bệnh nhân; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, theo dõi cách ly 10 bệnh nhân và tuyến huyện là 01 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có sức khỏe ổn định.
Ảnh minh họa: Tiền phong
Về tình trạng sức khỏe của 3 bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng (BN19, BN91, BN161), Tiểu ban Điều trị cho biết trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng.
BN19: hiện huyết áp ổn định, tri giác tốt, giao tiếp được, không phù, đi tiểu nhiều. Ăn qua ống thông dạ dày, không trào ngược, không có tình trạng xuất huyết. Trong số các bệnh nhân nặng, bệnh nhân này hiện đang có số ngày điều trị lâu nhất gần 2 tháng.
BN161: Tim mạch bình thường, huyết áp bình thường. Qua hội chẩn chuyên môn, các thành viên hội đồng nhấn mạnh nếu cấy virus cho kết quả âm tính thì có thể chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị phục hồi tai biến mạch máu não. Cập nhật đến chiều ngày 1/5, kết quả xét nghiệm của bệnh nhân 161 đã âm tính với virus SARS-CoV-2.
BN91: đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh hiện tại tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, tiếp tục thở máy, lọc máu, can thiệp ECMO, không tràn dịch màng phổi. Cập nhật đến chiều ngày 1/5, bệnh nhân này hiện đã tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên tiên lượng về trường hợp này còn rất nặng.
(nguồn: Vietnamplus)
Theo báo Chính phủ, ngày 30/4, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 của Việt Nam là có sự lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với chiến lược: Chủ động phòng ngừa - phát hiện sớm - cách ly triệt để và điều trị tích cực.
Ngoài ra, Việt Nam kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền và huy động mọi nguồn lực tại chỗ với phương châm: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế chia sẻ kinh nghiệm chống COVID-19 của Việt Nam
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ với các nước trong khối ASEAN, đặc biệt trong việc chia sẻ thông tin, các chiến lược ứng phó dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu về vaccine, thuốc điều trị và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh tật trong khu vực.
TS. Đặng Quan Tấn, Cục trưởng Cục Y tế dự phòng, thông tin thêm, trong giai đoạn vừa qua, Việt Nam đã kiểm soát chặt chẽ toàn bộ hành khách từ nước ngoài về, tăng cường giám sát trong cộng đồng, truyền thông nguy cơ tới toàn bộ người dân để chủ động phòng ngừa.
Nhờ hệ thống kiểm soát các bệnh truyền nhiễm hiệu quả, Việt Nam có cảnh báo sớm về dịch bệnh, từ đó hành động kịp thời, truy tìm dấu vết người bệnh đồng thời thực hiện giãn cách xã hội và phong tỏa các điểm nóng về COVID-19 để dập dịch hiệu quả.
Trong thời gian tới, các ưu tiên của Việt Nam tập trung vào tăng cường giám sát COVID-19 thông qua tối ưu hóa các nền tảng giám sát đã có; kiểm tra- truy tìm người tiếp xúc gần - điều trị; tiếp tục chuẩn bị cho kịch bản lây nhiễm rộng hơn trong cộng đồng; tăng cường năng lực về truyền thông nguy cơ tại tất cả các cấp độ để phòng ngừa và ứng phó với COVID-19.
Đến nay, Việt Nam tự hào là quốc gia đã kiểm soát tốt tình hình dịch COVID-19 với số ca lây nhiễm ở mức độ thấp, đã có hơn 2/3 bệnh nhân khỏi bệnh và chưa có trường hợp tử vong.
Việt Nam cũng chia sẻ các nguyên tắc chủ đạo trong phòng, chống dịch COVID-19 như "chống dịch như chống giặc" hay "chấp nhận thiệt hại về kinh tế để bảo vệ sức khỏe của người dân".
Theo ghi nhận của tờ Người lao động, trong 2 ngày đầu nghỉ lễ 30/4 và 1/5, du lịch Đồ Sơn (Hải Phòng) đã đón gần 1 vạn lượt du khách, còn biển Sầm Sơn (Thanh Hóa) đã có cả vạn người đổ về để tắm biển, nghỉ dưỡng bất chấp dịch bệnh COVID-19 mới tạm lắng.
Để phòng chống dịch bệnh COVID-19, có rất nhiều các điểm chốt do TP Sầm Sơn lập ra có người đứng hướng dẫn du khách tắm phải giữ khoảng cách theo như khuyến cáo của UBND tỉnh Thanh Hóa (tắm cách nhau 1 m và một điểm không quá 20 người). Tuy nhiên, theo ghi nhận của phóng viên, việc giữ khoảng cách theo khuyến cáo là rất khó, bởi lượng khách rất đông, có nhiều điểm có cả hàng trăm người xuống tắm. Còn dọc bãi cát, người cũng ken đặc, san sát nhau.
Hàng ngàn người chen nhau tắm biển ở Sầm Sơn chiều 1/5
Hình ảnh ở bãi biển Đồ Sơn.
Clip vạn người kéo về tắm biển Sầm Sơn chiều ngày 1-5 - Video: Tuấn Minh/Người lao động
Thông tin và hình ảnh được dẫn từ nguồn https://thitruong.nld.com.vn/d...
Về sức khỏe 3 bệnh nhân COVID-19 nặng, Tiểu ban Điều trị, Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19 cho biết BN 161 (cụ bà 88 tuổi quê Hưng Yên) điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng.
Qua hội chẩn chuyên môn, các thành viên hội đồng nhấn mạnh nếu cấy virus cho kết quả âm tính thì có thể chuyển bệnh nhân về Bệnh viện Bạch Mai để điều trị phục hồi tai biến mạch máu não.
Bệnh nhân này bị tai biến, liệt nửa người trái, đã có những tiến triển khả quan. Các bác sĩ cũng đang từng bước cai thở máy, xét bỏ máy, chăm sóc hô hấp, kết hợp phục hồi chức năng và bổ sung dinh dưỡng.
BN 19 (bác gái BN17) hiện không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng. Qua hội chẩn, hội đồng chuyên môn đánh giá bệnh nhân đã vượt qua những giai đoạn khó khăn và hiện các biểu hiện lâm sàng như khi máu, X-quang phổi đều đã tốt lên.
BN 91 (phi công người Anh) tuy không sốt nhưng diễn tiến chậm, tiên lượng nguy kịch. Vào ngày 30/4, hội chẩn chuyên môn đánh giá tình trạng bệnh nhân này ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, phổi phải xẹp vùng sau dưới, phổi trái đông đặc 1/2 dưới, kết quả xét nghiệm Realtime - PCR ngày 29/4 dương tính.
Theo cập nhật của Bộ Y tế tính tới 18h00 ngày 1/5, Việt Nam có 270 trường hợp mắc COVID -19. Tổng cộng 219 người đã được chữa khỏi.
Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 47.735, trong đó cách ly tập trung tại bệnh viện: 272; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 12.24;6 Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.217.