Cập nhật lúc

NÓNG: Mỹ nói về ưu điểm vượt trội của vaccine Moderna - WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là "đối tượng"

Châu Á hiện là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19, theo sau là châu Âu.

NÓNG: Mỹ nói về ưu điểm vượt trội của vaccine Moderna - WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là "đối tượng"
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hàn Quốc lập ban tham vấn sống chung với Covid-19

    Hàn Quốc thành lập hội đồng để thảo luận về chiến lược sống chung với Covid-19 dài hạn, khi nước này từng bước nới hạn chế và mở cửa nền kinh tế.

    "Chúng tôi sẽ biến Covid-19 thành bệnh truyền nhiễm được kiểm soát chứ không còn phải nỗi lo sợ, đồng thời trả lại nếp sống cũ cho người dân", Thủ tướng Kim Boo-kyum nói trong buổi họp đầu tiên hội đồng tham vấn hôm nay, thêm rằng nước này sẽ không loại bỏ ngay quy định đeo khẩu trang bắt buộc.

    Hội đồng gồm các chuyên gia từ nhiều lĩnh vực, thảo luận về lộ trình đưa cuộc sống trở lại bình thường bắt đầu từ tháng tới. Các chuyên gia trong khu vực tư nhân cũng sẽ tham gia cùng các quan chức chính phủ để trao đổi về các vấn đề kinh tế, giáo dục, an ninh, kiểm soát Covid-19 và cách ly.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Covid-19 của Moderna nhận tin đại thắng: FDA Mỹ công nhận ưu điểm vượt mặt đối thủ

    Các nhà khoa học tại Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) Mỹ hôm 12/10 cho biết, tập đoàn Moderna đã không đáp ứng được các tiêu chí để được phép tiêm mũi tăng cường do hiệu quả của 2 mũi đầu tiên vẫn rất mạnh.

    Reuters trích dẫn thông tin từ nhân viên FDA cho biết, dữ liệu về vaccine của Moderna cho thấy việc tiêm nhắc lại làm tăng kháng thể bảo vệ, tuy nhiên sự khác biệt về nồng độ kháng thể trước và sau khi tiêm là không đủ lớn, đặc biệt là ở những người mà nồng độ kháng thể vẫn còn cao sau 2 mũi tiêm đầu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan và những nguy cơ tiềm tàng do Covid-19 khi mở cửa sớm

    Giới chức và chuyên gia y tế Thái Lan đang cảm thấy lo ngại về an toàn sức khoẻ cộng đồng khi nước này cho phép khách du lịch từ một số quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ có thể nhập cảnh mà không cần phải cách ly từ ngày 1/11 tới.

    Trong bài phát biểu đặc biệt trên truyền hình, Thủ tướng Prayut Chan-o-cha tuyên bố sẽ mở cửa trở lại đất nước vào ngày 1/11 tới bất chấp việc Thái Lan có 33% người dân đã được tiêm chủng đầy đủ.

    Theo đó, những du khách tới từ các quốc gia có nguy cơ thấp và đã được tiêm ít nhất 2 mũi vaccine sẽ được nhập cảnh mà không cần phải cách ly. Để chuẩn bị cho kế hoạch mang tính chiến lược này, Bộ trưởng Du lịch và Thể thao Phiphat Ratchakitprakarn cho biết, Tổng cục Du lịch Thái Lan đã chuẩn bị mở cửa trong một thời gian dài, đã thí điểm tại một số địa điểm du lịch nổi tiếng như Phuket.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tin vui: Gần 2 triệu liều vaccine do Mỹ tặng Việt Nam "bay thẳng" từ nhà máy Pfizer đến Hà Nội và TP.HCM

    Cơ chế COVAX đã chuyển giao cho Việt Nam thêm 1.999.530 liều vắc xin Pfizer-BioNTech do Mỹ trao tặng nhằm hỗ trợ Việt Nam ứng phó với COVID-19.

    Thông cáo của Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam ngày 13/10 cho biết, số vắc xin Pfizer này được COVAX vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất của Pfizer ở thành phố Kalamazoo, bang Michigan, Mỹ.

    Lô vắc xin này gồm 1.209.780 liều tới Thành phố Hồ Chí Minh vào hai ngày 7 và 8/10, và 789.750 liều tới Hà Nội vào các ngày 8 và 13/10.

    Số vắc xin này tiếp nối bốn đợt trao tặng mà Mỹ dành cho Việt Nam trước đó thông qua cơ chế COVAX với tổng cộng 7,5 triệu liều, nâng tổng số vắc xin COVID-19 mà Mỹ trao tặng cho Việt Nam đến nay lên 9,5 triệu liều. Theo kế hoạch, tới đây sẽ có thêm các đợt trao tặng vắc xin.

    Mỹ và Việt Nam đã hợp tác nhằm nâng cao năng lực của Việt Nam trong việc ứng phó với đại dịch COVID-19, dựa trên nền tảng là mối quan hệ hợp tác lâu dài giữa hai quốc gia và nguồn hỗ trợ của Mỹ trị giá gần 1 tỷ USD trong những năm qua nhằm giúp Việt Nam phát triển hạ tầng y tế.

    Ngoài ra, kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu, Mỹ đã cam kết các khoản hỗ trợ trị giá 26,7 triệu USD nhằm giúp Việt Nam ứng phó với đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sẽ mở cửa biên giới trên bộ vào tháng tới cho những người tiêm vaccine đầy đủ

    Sau 19 tháng đóng băng do đại dịch Covid-19, Mỹ dự kiến sẽ mở cửa trở lại biên giới trên bộ với Canada và Mexico vào tháng tới cho các hoạt động đi lại không thiết yếu và yêu cầu tất cả những du khách quốc tế phải được tiêm vaccine đầy đủ trước khi nhập cảnh.

    Theo AP, các quy định mới, dự kiến được thông báo ngày 13/10 (giờ Mỹ), sẽ cho phép các hành khách nước ngoài đã tiêm vaccine đầy đủ nhập cảnh vào Mỹ bất kể lý do đi lại là gì vào đầu tháng 11, thời điểm mà việc dừng các hạn chế tương tự đối với hoạt động đi lại bằng đường hàng không dự kiến cũng được dỡ bỏ. Vào giữa tháng 1, thậm chí những hành khách đi lại thiết yếu nhập cảnh vào Mỹ, chẳng hạn như các tài xế xe tải, cũng sẽ cần tiêm vaccine đầy đủ.

    Trước đó, hồi tháng 8, Mỹ thông báo sẽ tiếp tục cấm các hoạt động đi lại không thiết yếu, bất chấp động thái từ phía Canada khi cho phép những người Mỹ đã tiêm vaccine đầy đủ nhập cảnh. Các quan chức tại Canada chỉ trích quyết định này, đồng thời cho rằng, động thái trên đã gây ra sự bối rối. Thủ tướng Canada Justin Trudeau cũng bày tỏ sự khó hiểu vào thời điểm đó nhưng cho rằng mỗi quốc gia đều có quyết định của riêng mình liên quan đến vấn đề biên giới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm vaccine mRNA tăng cường sau mũi vaccine của J&J giúp kháng thể mạnh hơn

    Theo dữ liệu của Viện Sức khỏe quốc gia Mỹ (NIH), người đã được tiêm vaccine một mũi duy nhất của hãng Johnson & Johnson (J&J) sẽ có phản ứng miễn dịch mạnh hơn nếu được tiêm mũi bổ sung bằng một vaccine theo công nghệ mRNA.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Sự thật vụ Nga trộm công thức của AstraZeneca - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Zaventem, Bỉ. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Hãng J&J đã đề nghị Cơ quan quản lý dược phẩm và thực phẩm Mỹ (FDA) phê chuẩn tiêm mũi tăng cường bằng vaccine của mình. Các cố vấn của FDA sẽ cân nhắc về đề nghị này vào ngày 15/10 tới. NIH sẽ trình dữ liệu dữ liệu kết hợp vaccine lên ủy ban của FDA để xem xét.

    Công bố các dữ liệu của NIH, trang mạng Axios của Mỹ cho biết có những hạn chế trong các dữ liệu này. Quá trình trung hòa kháng thể chỉ ngăn virus xâm nhập tế bào và sinh sôi, chưa rõ phản ứng này sẽ kéo dài bao lâu. Hiện NIH, FDA và J&J chưa đưa ra bình luận gì về thông tin  trên.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    FDA Mỹ: Hiệu quả tiêm mũi vaccine tăng cường của Moderna chưa rõ ràng

    Ngày 12/10, các nhà khoa học thuộc Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) của Mỹ cho biết vaccine ngừa COVID-19 của hãng Moderna chưa đáp ứng được tất cả tiêu chí của cơ quan này để được cấp phép dùng cho tiêm mũi tăng cường.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Sự thật vụ Nga trộm công thức của AstraZeneca - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 bên cạnh biểu tượng của Công ty dược Moderna. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Theo tài liệu của FDA, dữ liệu vaccine của Moderna cho thấy mũi vaccine tăng cường có thể làm tăng số lượng kháng thể, nhưng sự khác biệt của nồng độ kháng thể trước và sau khi tiêm nhắc lại không đủ nhiều, đặc biệt là ở người có nồng độ kháng thể vẫn còn cao.

    Tài liệu trên được công bố trước thềm cuộc họp dự kiến diễn ra tuần này của các chuyên gia độc lập cố vấn cho FDA để thảo luận vấn đề tiêm mũi tăng cường.

    Ông John Moore, Giáo sư vi sinh và miễn dịch học thuộc Đại học Y tế Weill Cornell ở New York, nhận định hiệu quả tiêm mũi tăng cường vaccine của Moderna chưa rõ ràng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc thảo luận về chiến lược 'sống chung với COVID-19' trong dài hạn

    Nhằm tiến tới dỡ bỏ các hạn chế và mở cửa lại nền kinh tế do đại dịch COVID-19 gây ra cũng như mở cửa lại nền kinh tế trong bối cảnh tỷ lệ bao phủ vaccine gia tăng, nhóm chuyên gia do chính phủ Hàn Quốc thành lập đã có cuộc họp đầu tiên ngày 13/10 để thảo luận về chiến lược làm thế nào sống chung với COVID-19 trong dài hạn.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Sự thật vụ Nga trộm công thức của AstraZeneca - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Hanam, Hàn Quốc. Ảnh minh họa: THX/TTXVN

    Phát biểu tại cuộc họp, Thủ tướng Hàn Quốc Kim Boo-kyum nhấn mạnh chính phủ sẽ xác định COVID-19 là căn bệnh truyền nhiễm được kiểm soát chứ không phải căn bệnh lạ đáng lo ngại, từ đó dần khôi phục cuộc sống của người dân.

    Trước đó, vào tuần trước, Bộ Y tế Hàn Quốc cho biết, theo chiến lược sống chung với COVID-19, Hàn Quốc dự định nới lỏng những hạn chế đối với những công dân được chứng nhận đã hoàn thành việc tiêm chủng, đồng thời khuyến khích các bệnh nhân không triệu chứng và có triệu chứng nhẹ dưới 70 tuổi phục hồi tại nhà. Chính phủ cũng sẽ tập trung vào số ca nhập viện và tử vong thay vì số ca nhiễm mới hằng ngày, theo đó sẽ xem xét không công bố các số ca nhiễm theo ngày.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO lập đội điều tra nguồn gốc COVID-19 mới, trên 700 người đăng ký

    Vị trí này không được trả lương. Nhất cử nhất động đều bị cộng đồng khoa học và các "thám tử" trên mạng Internet giám sát kỹ lưỡng.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Sự thật vụ Nga trộm công thức của AstraZeneca - Ảnh 1.

    Viện Virus Vũ Hán. Ảnh: Reuters

    Bất chấp những trở ngại đáng kể này, trên 700 người đã ứng tuyển vào ủy ban điều tra mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về nguồn gốc của đại dịch COVID-19.

    Dự kiến, "Nhóm cố vấn khoa học mới về nguồn gốc của mầm bệnh" sẽ được WHO công bố trong tuần này, tức 9 tháng sau khi cử một nhóm điều tra quốc tế đến Trung Quốc mà chưa thu được kết quả rõ ràng.

    Theo tờ New York Times, ủy ban này chính là nỗ lực của cơ quan y tế toàn cầu trong việc thiết lập lại cách tiếp cận để tìm ra cách thức đại dịch bắt đầu.

    Nhóm cố vấn mới của họ sẽ bao gồm những chuyên gia trong lĩnh vực như an toàn phòng thí nghiệm và an ninh sinh học. Giới quan sát đánh giá động thái này có thể giúp xoa dịu các chính phủ phương Tây đang tập trung vào nghi vấn virus SARS-CoV-2 có xuất hiện từ phòng thí nghiệm hay không.

    Và quan trọng là ủy ban này sẽ phụ trách đánh giá bất kỳ tác nhân gây bệnh mới nào ngoài chủng SARS-CoV-2 hiện nay. Với nhiệm vụ trên, "Nhóm cố vấn khoa học mới về nguồn gốc của mầm bệnh" sẽ duy trì hoạt động lâu dài nhằm nâng cao năng lực đối phó của WHO đối với các đợt bùng phát trong tương lai.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Miếng bánh” nghìn tỷ USD chờ các hãng dược châu Á

    Đại dịch Covid-19 không chỉ tạo ra một thị trường vaccine trị giá hàng nghìn tỷ USD mà còn mang đến nhiều cơ hội vô giá cho các công ty dược phẩm tại châu Á để vươn lên phá thế độc quyền về vaccine, thuốc điều trị Covid-19 cùng các loại thuốc giá trị cao khác mà nhiều doanh nghiệp phương Tây nắm giữ lâu nay.

    Theo báo Diplomat, trong dịch Covid-19 lần này, ngoài Mỹ và châu Âu, khu vực phát triển vaccine có tiềm năng mạnh nhất chính là châu Á.

    Đây là nơi có ngành dược phẩm rất năng động, vừa duy trì năng lực để sản xuất thuốc giá thấp vừa sáng tạo và có thể thực hiện nhiều công đoạn sản xuất phức tạp hơn

    Tính đến tháng 10 năm nay, Trung Quốc là nơi có số công ty phát triển vaccine Covid-19 cao thứ 2 thế giới (46 đơn vị) sau Mỹ (120 đơn vị), đứng thứ 3 là Ấn Độ và Canada.

    Tại Đông Nam Á, Đại học Chulalongkorn của Thái Lan đang nghiên cứu vaccine dựa trên công nghệ mRNA - ban đầu đã có tỷ lệ hiệu quả trên người ngang với Pfizer và có mức giá cạnh tranh hơn.

    Một loại vaccine khác của Thái Lan chỉ mất chi phí khoảng 2 USD/liều và 2 loại vaccine dạng xịt sẽ bắt đầu giai đoạn thử nghiệm lâm sàng vào trước cuối năm nay.

    Chính phủ Hàn Quốc đầu tư 2 tỷ USD, đặt mục tiêu trở thành nhà sản xuất vaccine hàng đầu thế giới đến năm 2025. Trong đó, có 5 loại thuốc miễn dịch nội địa đang ở giai đoạn thử nghiệm lâm sàng.

    Tại Nhật Bản, nước này cũng cam kết tương tự và dành ngân sách 3 tỷ USD để phát triển vaccine nội địa sau khi nới lỏng quy định ngặt nghèo để tiến hành thử nghiệm. Ứng viên vaccine dựa trên công nghệ protein của công ty Shionogi đã sẵn sàng để đưa vào sử dụng từ cuối năm 2021.

    Khi được phê chuẩn và bắt đầu xuất khẩu, các loại thuốc miễn dịch mới của châu Á sẽ giúp tăng nguồn cung vaccine toàn cầu, từ đó hạ bớt giá sản phẩm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sự thật vụ "Nga trộm công thức của AstraZeneca để chế ra vắc xin Sputnik V"

    Theo RT (Nga), tờ Daily Express (Anh) đã rút lại cáo buộc Nga đã đánh cắp công thức vắc xin virus corona từ AstraZeneca của Vương quốc Anh và thay thế bài viết bằng một tuyên bố của các nhà phát triển của vắc xin Sputnik V.

    Trong khi đó, tờ The Sun không rút lại thông tin này.

    Ngày 11/10, tờ The Sun tuyên bố các gián điệp của Vương quốc Anh "có bằng chứng" rằng vắc-xin Covid-19 hàng đầu của Nga là Sputnik V được tạo ra nhờ vào các tài liệu "bị đánh cắp từ AstraZeneca do một đặc vụ nước ngoài thực hiện". Tờ Express sau đó đã dẫn lại câu chuyện này từ The Sun.

    Tuy nhiên, hôm 12/10, tờ Express đã rút lại toàn bộ câu chuyện - chỉ để lại tiêu đề ban đầu, nhưng thay thế bằng văn bản tuyên bố của Quỹ đầu tư Trực tiếp của Nga (RDIF) - tổ chức tài trợ cho hoạt động nghiên cứu và phát triển Sputnik V tại Trung tâm Nghiên cứu Quốc gia Gamaleya ở Moscow.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Sự thật vụ Nga trộm công thức của AstraZeneca - Ảnh 1.

    "Bài báo đã chứa thông tin sai lệch. Chúng tôi xin lỗi và sẽ đăng thông tin một cách thẳng thắn," Express viết trong bản đính chính.

    Tuyên bố RDIF giải thích rằng Sputnik V sử dụng hai vectơ virus adeno ở người, trong khi đó vắc xin AstraZeneca chọn virus adeno ở tinh tinh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sắp có động thái cực quan trọng ở Vũ Hán

    Một quan chức Trung Quốc cho biết nước này đang chuẩn bị kiểm tra hàng chục nghìn mẫu máu trong ngân hàng máu của thành phố Vũ Hán để điều tra về nguồn gốc đại dịch COVID-19, theo CNN.

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Việt Nam được Đức đặc biệt ưu ái về vaccine: Lí do là gì? - Ảnh 1.

    Động thái này diễn ra trong bối cảnh ngày càng có nhiều lời kêu gọi Trung Quốc minh bạch về sự xuất hiện của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

    Tháng 2 năm nay, nhóm điều tra của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã xác định rằng 200.000 mẫu máu được lưu trữ, bao gồm cả những mẫu máu từ thời điểm những tháng cuối năm 2019, là một nguồn thông tin quan trọng có thể giúp xác định thời điểm và vị trí virus lần đầu tiên lây sang người ở Vũ Hán.

    Các quan chức Trung Quốc cho biết, theo luật, các mẫu máu được lưu trữ tại ngân hàng máu trong 2 năm - trong trường hợp chúng cần được sử dụng làm bằng chứng trong bất kỳ vụ kiện nào liên quan đến nguồn máu của người hiến tặng.

    Tuy nhiên, các mẫu máu từ tháng 10 và tháng 11/2019 sắp hết hạn 2 năm lưu trữ - trong khi hầu hết các chuyên gia cho rằng đây có thể là thời điểm virus lần đầu tiên lây sang người.

    Quan chức nói trên từ Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc nói với CNN rằng công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra các mẫu máu liên quan hiện đang được tiến hành và việc kiểm tra sẽ bắt đầu khi thời hạn 2 năm lưu trữ kết thúc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Merck tăng gấp đôi sản lượng thuốc trị COVID-19 molnupiravir do nhu cầu tăng

    Hãng tin Financial Times (FT) ngày 12/10 cho biết công ty dược phẩm Merck có kế hoạch tăng mạnh sản lượng thuốc kháng COVID-19 dạng viên molnupiravir trong năm tới do nhu cầu tăng vọt.

    Cụ thể, Merck dự định tăng gấp đôi năng lực bào chế molnupiravir trong năm 2022, từ mức 10 triệu liệu trình lên 20 triệu liệu trình. Nguyên nhân được cho là xuất phát từ nhu cầu tăng vọt trên toàn cầu.

    Chỉ trong một tuần qua, Merck đã ký các hợp đồng cung ứng với Singapore, New Zealand, Australia và Hàn Quốc. Nhiều nước cũng đang đàm phán với Merck để tiếp cận được nguồn cung molnupiravir ngay ở thời điểm thuốc kháng COVID-19 này vẫn chưa được cấp phép sử dụng chính thức.

    Theo Nicholas Kartsonis, Phó Chủ tịch cấp cao của Merck, hãng này đang hoàn tất các hợp đồng cung ứng đặc biệt đối với molnupiravir, coi đây là bước đi đầu tiên để liệu trình mới này tiếp cận được càng nhanh càng tốt những người cần được điều trị bệnh. Công ty sẽ nỗ lực hết mức để đáp ứng nhu cầu của người bệnh trên thế giới.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO khuyến cáo tiêm liều bổ sung đối với những người trên 60 tuổi đã tiêm vaccine Sinovac, Sinopharm

    WHO khuyến cáo về vaccine Sinopharm, Sinovac, hàng chục triệu người TQ là đối tượng - Việt Nam được Đức đặc biệt ưu ái về vaccine: Lí do là gì? - Ảnh 1.

    Các cố vấn về vaccine của WHO hôm 11/10 vừa khuyến cáo rằng những người trên 60 tuổi đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc nên được tiêm liều bổ sung.

    Theo đó, nhóm Cố vấn Chiến lược về Tiêm chủng của WHO (SAGE) cho biết: "Đối với vắc xin bất hoạt Sinovac và Sinopharm, những người từ 60 tuổi trở lên nên được tiêm liều vaccine bổ sung".

    Ông Yanzhong Huang, chuyên gia cao cấp về y tế toàn cầu tại Hội đồng Quan hệ Đối ngoại ở New York, cho biết, chỉ tính riêng ở Trung Quốc - nơi có hơn 18% dân số trên 60 tuổi, khuyến nghị của SAGE có thể ảnh hưởng đến hàng chục triệu người lớn tuổi.

    SAGE đã tổ chức một cuộc họp bốn ngày vào tuần trước để xem xét thông tin và dữ liệu mới nhất về một loạt các loại vaccine phòng bệnh Covid-19 và các bệnh khác.

    "SAGE khuyến cáo rằng những người bị suy giảm miễn dịch mức độ trung bình và nghiêm trọng nên được cung cấp một mũi tiêm bổ sung của tất cả các loại vaccine Covid-19 đã được WHO chấp thuận như một phần của loạt tiêm chủng chính mở rộng" - nhóm này cho biết.

    "Những người này có nguy cơ cao mắc bệnh Covid-19 nghiêm trọng (dù đã tiêm 2 mũi vaccine)" – nhóm cho biết.

    Bài viết được tham khảo từ https://congan.com.vn/quoc-te/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những lý do đặc biệt sau việc Đức viện trợ cho Việt Nam lượng vaccine Covid-19 nhiều nhất EU

    TS Nguyễn Minh Vũ, Đại sứ Việt Nam tại CHLB Đức cho biết, trong quá trình vận động, nhiều bang, địa phương, tổ chức của Đức ngỏ ý sẵn sàng viện trợ vaccine cho Việt Nam nếu được Chính phủ cho phép, tuy nhiên họ đã không thực hiện được do vướng nhiều quy định. Đại sứ quán đã phải gỡ từng "nút thắt" một.

    "Việt Nam là quốc gia đầu tiên ở châu Á - Thái Bình Dương nhận được vaccine viện trợ của Đức. Với khoảng 3,35 triệu liều vaccine, Đức là nước hỗ trợ Việt Nam số lượng vaccine nhiều nhất trong Liên minh châu Âu. Đây cũng là số lượng vaccine viện trợ song phương lớn nhất tới giờ của Đức dành cho một quốc gia ngoài EU", theo TS Nguyễn Minh Vũ.

    Việt Nam được Đức đặc biệt ưu ái về vaccine: Lí do là gì? - Vaccine AstraZeneca hiệu quả nhất khi nào? - Ảnh 1.

    "Trở ngại lớn nhất đó là chính sách về vaccine của Chính phủ Đức. Chính phủ liên bang chịu trách nhiệm mua, quản lý và điều phối toàn bộ vaccine ở trong nước Đức [...] Đức có chính sách hỗ trợ các quốc gia khác thông qua cơ chế COVAX, chứ không ưu tiên hỗ trợ vaccine song phương; với 2,2 tỷ Euro Đức là nước đóng góp lớn thứ 2 cho cơ chế này.

    Trước tình hình đó, Đại sứ quán đã kiên trì tiếp xúc, vận động, thuyết phục Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế, là các cơ quan trực tiếp tham mưu cho lãnh đạo Chính phủ Đức về vấn đề vaccine, cũng như các cơ quan chức năng khác của Đức xem xét cung cấp trực tiếp vaccine cho Việt Nam thông qua COVAX và điều chỉnh chính sách về viện trợ vaccine song phương để hỗ trợ Việt Nam bảo đảm sức khỏe của toàn dân cũng như sớm đưa cuộc sống của người dân sớm trở lại bình thường, nối lại hoạt động của các nhà máy, doanh nghiệp, chủ đầu tư nước ngoài ở Việt Nam, trong đó có các doanh nghiệp Đức."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Croatia và Hungary hỗ trợ vaccine giúp Việt Nam chống dịch COVID-19

    TIN VUI: Việt Nam tiếp tục nhận được thêm nhiều quà quý - Vaccine AstraZeneca hiệu quả nhất khi nào? - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo phóng viên TTXVN tại Trung và Đông Âu, chiều 12/10 (giờ địa phương), tại thủ đô Budapest, Đại sứ Việt Nam tại Hungary Nguyễn Thị Bích Thảo đã tiếp nhận tượng trưng 60.000 liều vaccine AstraZeneca ngừa COVID-19 của Chính phủ Croatia tặng Việt Nam.

    Phát biểu tại lễ trao tặng, Đại sứ Croatia tại Hungary Mladen Andrlić bày tỏ vinh dự được đại diện cho Chính phủ Croatia trao tặng Việt Nam lô vaccine, đồng thời khẳng định Croatia luôn coi trọng quan hệ hữu nghị truyền thống tốt đẹp với Việt Nam và mong muốn hỗ trợ Việt Nam sớm chiến thắng đại dịch COVID-19.

    Thay mặt nhà nước và nhân dân Việt Nam, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo đã gửi lời cảm ơn chân thành đến nhà nước, chính phủ và nhân dân Croatia về sự hỗ trợ quý báu đối với Việt Nam, nhấn mạnh đây là nghĩa cử cao đẹp minh chứng cho tình hữu nghị, tình bạn lâu đời giữa hai nước.

    Trước đó, tại trụ sở Bộ Ngoại giao và Kinh tế Đối ngoại Hungary ở thủ đô Budapest, Đại sứ Nguyễn Thị Bích Thảo và Phó Quốc Vụ khanh István Joó đã thực hiện lễ bàn giao tượng trưng 400.000 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Hungary nhượng lại cho Việt Nam theo cơ chế phi lợi nhuận.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Quốc hội cảm ơn Latvia nhượng vắc xin phòng Covid-19 cho Việt Nam

    Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ vừa gửi thư cảm ơn Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Latvia Inara Murniece và các nghị sĩ Latvia về việc phía Latvia dự kiến nhượng hơn 200.000 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam.

    Trước đó, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đã có thư gửi tới các chủ tịch Quốc hội các nước thuộc Liên minh châu Âu tham dự Hội nghị các chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 5 (tháng 9-2021) về việc hỗ trợ, chia sẻ vắc xin với Việt Nam. Mới đây, Chủ tịch Quốc hội Inara Murniece đã thông báo Latvia dự kiến sẽ nhượng lại 200.000 liều vắc xin AstraZeneca cho Việt Nam.

    Trong thư, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ cho biết, Bộ Ngoại giao, Bộ Y tế và các cơ quan hữu quan của Việt Nam đang triển khai các thủ tục cần thiết để mua và tiếp nhận số vắc xin nói trên trong thời gian sớm nhất.

    Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, việc Quốc hội Latvia thúc đẩy để Chính phủ quyết định nhượng số vắc xin nói trên cho Việt Nam trong giai đoạn khó khăn này là nghĩa cử cao đẹp mà Quốc hội, Chính phủ và nhân dân Latvia dành cho Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch COVID-19 tại LB Nga tiếp tục diễn biến xấu, Tổng thống Putin ra chỉ thị "nóng"

    Vaccine AstraZenecca đạt hiệu quả cao nhất khi nào? - Tình hình COVID-19 tại Nga diễn biến xấu, TT Putin ra chỉ thị nóng - Ảnh 1.

    Điều trị cho bệnh nhân nhiễm COVID-19 tại bệnh viện ở Moskva, Nga. Ảnh: TASS/TTXVN

    LB Nga đã ghi nhận 973 ca tử vong trong 24 giờ qua, con số cao nhất trong toàn bộ đại dịch, và 28.190 ca nhiễm mới, đưa tổng số người nhiễm bệnh kể từ đầu đại dịch lên khoảng 7,8 triệu người. Do sự gia tăng tỷ lệ mắc bệnh, nhiều địa phương ở Nga đã thắt chặt các hạn chế.

    Theo phóng viên TTXVN tại Moskva, bác sĩ trưởng của bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, ông Denis Protsenko ngày 12/10 cho biết cơ sở y tế này đang nhanh chóng chật kín bệnh nhân, và tình hình ở khoa hồi sức cấp cứu cũng khó khăn do lượng bệnh nhân quá đông.

    Trong một diễn biến mới nhất, Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi nước Nga cần tăng cường chiến dịch tiêm phòng. Ông nhấn mạnh Nga đã phát triển vaccine Sputnik rất nhanh và sớm, từ khi dịch bùng phát hồi năm 2020, nhưng tốc độ tiêm phòng lại rất chậm.

    Phát biểu trước các tân nghị sĩ, Tổng thống Putin kêu gọi nghị viện tích cực ủng hộ các nỗ lực để tăng tỷ lệ tiêm phòng. Ông khẳng định: "Tiêm phòng sẽ tránh nguy cơ lây nhiễm, tránh nguy cơ mắc bệnh nặng. Chúng ta cần tăng tốc độ tiêm". Trước đó, Thủ tướng Mikhail Mishustin cho biết khoảng 1/3 người dân Nga đã được tiêm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hãng Moderna và Johnson & Johnson công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường

    Ngày 12/10, các hãng dược phẩm Moderna và Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ đều công bố dữ liệu về liều vaccine tăng cường (liều thứ ba) của mình trong bối cảnh ủy ban cố vấn của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) sẽ nhóm họp trong hai ngày 13 - 14/10 để thảo luận về vấn đề này.

     - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Johnson & Johnson. Ảnh: AFP/TTXVN

    Hãng Moderna cho rằng FDA nên cấp phép sử dụng liều vaccine tăng cường của hãng đối những người lớn tuổi và những người có nguy cơ lây nhiễm cao đã tiêm đầy đủ 2 liều. Theo Moderna, liều vaccine tăng cường của hãng hỗ trợ cho sức khỏe công cộng khi phục hồi phản ứng miễn dịch, đồng thời làm giảm số ca nhiễm ở những người trưởng thành đã hoàn thành tiêm chủng.

    Trong khi đó, J&J cũng công bố dữ liệu cho thấy khả năng phòng chống COVID-19 được gia tăng sau khi tiêm liều vaccine tăng cường của hãng. Theo J&J, liều tăng cường có thể tiêm cách 2 tháng kể từ khi tiêm liều vaccine thứ hai.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thổ Nhĩ Kỳ tặng Việt Nam vắc-xin, máy tạo ô-xy và nhiều trang thiết bị y tế

    Chiều ngày 12-10, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm với Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay.

    Tại cuộc điện đàm, Phó Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Fuat Oktay chúc mừng các thành tựu Việt Nam đã đạt được trong thời gian qua, nhất là vừa ứng phó linh hoạt, hiệu quả với đại dịch Covid-19, vừa từng bước thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội. Phó Tổng thống khẳng định Thổ Nhĩ Kỳ rất coi trọng và mong muốn tăng cường hơn nữa quan hệ hợp tác nhiều mặt với Việt Nam. Nhân dịp này, Thổ Nhĩ Kỳ công bố hỗ trợ 200.000 liều vắc-xin, máy tạo ô-xy và nhiều trang thiết bị y tế phòng chống dịch Covid-19 cho Việt Nam.

     - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính điện đàm - Ảnh: Bộ Ngoại giao

    Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cảm ơn Chính phủ Thổ Nhĩ Kỳ đã quyết định hỗ trợ Việt Nam vắc-xin phòng Covid-19 và trang thiết bị y tế. Trong bối cảnh biến chủng mới khiến tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, Thủ tướng Phạm Minh Chính mong muốn hai bên chia sẻ kinh nghiệm và phối hợp chặt chẽ với nhau trong phòng chống Covid-19 và mở cửa lại nền kinh tế, đẩy mạnh giao lưu con người, giao thương hàng hóa...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vắc xin AstraZeneca đạt hiệu quả cao nhất khi nào?

    Khả năng bảo vệ chống lại Covid-19 sẽ giảm nhanh hơn ở những người đã tiêm hai liều vắc xin AstraZeneca so với những người dùng vắc xin Pfizer. Đây là kết quả nghiên cứu của Y tế Công cộng Anh.

     - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Euractiv

    Theo nghiên cứu trên, 20 tuần sau liều thứ hai, hiệu quả của vắc xin AstraZeneca trong việc ngăn chặn Covid-19 có triệu chứng sẽ suy giảm. Đối với các trường hợp nhiễm biến thể Delta, hiệu quả giảm từ 70% xuống còn 50%.

    Trong khi đó, hiệu quả của Pfizer ngăn ngừa nhiễm biến thể Delta có triệu chứng giảm từ 90% xuống còn hơn 70% sau 10 tuần.

    Tin tốt là hiệu quả của vắc xin AstraZeneca trong ngăn ngừa nhập viện giảm không đáng kể, từ hơn 90% sau khi tiêm 2 tuần xuống còn 80% sau 20 tuần.

    Khả năng giảm nguy cơ tử vong của vắc xin AstraZeneca không có dấu hiệu giảm, vẫn còn khoảng 80%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sống chung an toàn với COVID-19 sẽ là mục tiêu của tất cả các nước

    Tiêm phòng vaccine COVID-19 đầy đủ hiện đang là điều kiện bắt buộc để trở lại làm việc ở một số nước.

    Ngoài ra, đây cũng là điều kiện cho phép mọi người tham gia các hoạt động thường ngày như đến nhà hàng, thể dục thể thao.

    Theo hướng dẫn của Trung tâm Phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC), những người đã tiêm chủng đầy đủ có thể tham gia vào nhiều hoạt động mà họ đã làm trước đại dịch.

    Họ được phép du lịch nội địa và không cần phải xét nghiệm trước hoặc sau khi đi du lịch và không phải tự cách ly sau khi đi du lịch. Họ cũng không phải xét nghiệm trước khi ra nước ngoài (trừ khi điểm đến có yêu cầu) và không phải tự cách ly sau khi trở lại Mỹ.

     - Ảnh 1.

    Tại Australia, bang New South Wales có những quy định cụ thể với người đã tiêm chủng đầy đủ. Theo đó, những người đã tiêm chủng được phép đến thăm nhà người thân, nhưng không được tập trung quá 10 người. Trong khi đó, các hoạt động thể thao ngoài trời được phép tập trung không quá 20 người. Các hoạt động ngoài trời khác như dã ngoại, tham quan không được tập trung quá 30 người. Tất cả đều phải đem theo chứng chỉ tiêm chủng, thực hiện khai báo trên ứng dụng và đeo khẩu trang mỗi khi đến bất cứ địa điểm nào.

    Tại Pháp, những người tiêm chủng đầy đủ sẽ được cấp một thẻ sức khỏe, điều kiện cho phép mọi người vào nhà hàng, quán bar, đi máy bay và tàu hỏa.

    Tại Singapore, chỉ những người tiêm chủng đầy đủ mới được phép ăn trong nhà hàng, nhưng cũng không tập trung quá 5 người.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới vượt 239,1 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 12/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 239.177.209 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 4.875.901 ca tử vong. Số bệnh nhân bình phục hiện đã lên tới 216.424.254 người.

    Vaccine AstraZenecca đạt hiệu quả cao nhất khi nào? - Tình hình COVID-19 tại Nga diễn biến xấu, TT Putin ra chỉ thị nóng - Ảnh 1.

    Xe cứu thương chở các bệnh nhân nhiễm COVID-19 tới bệnh viện tại Kommunarka thuộc thủ đô Moskva, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN

    Châu Á là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19 với 77,29 triệu ca nhiễm, tiếp đến là châu Âu với 60,62 triệu ca nhiễm. Bắc Mỹ ghi nhận 54,47 triệu ca nhiễm, Nam Mỹ là 38,04 triệu ca, tiếp đến là châu Phi 8,46 triệu ca và châu Đại Dương 260.529 ca nhiễm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại