Cập nhật lúc

Đề nghị của Việt Nam với Liên hợp quốc; Mệnh lệnh của ông Hun Sen hé lộ trình trạng thật sự ở Campuchia

Tình hình dịch COVID-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp trên toàn cầu.

Đề nghị của Việt Nam với Liên hợp quốc; Mệnh lệnh của ông Hun Sen hé lộ trình trạng thật sự ở Campuchia
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thông tin mới về tạp chất tìm thấy trong lô vaccine Moderna tại Nhật Bản

    Bộ trưởng Y tế Nhật Bản ngày 31/8 cho biết nhiều khả năng tạp chất trong một số lô vaccine Moderna tại tỉnh Okinawa bắt nguồn từ kim tiêm chọc vào lọ vaccine.

    Tamura chia sẻ với các phóng viên: “Chúng tôi sẽ tiếp tục thu thập dữ liệu và phản hồi lại”.

    Giới chức Nhật Bản đã hoãn sử dụng một số lô Moderna tại tỉnh Okinawa vào ngày 29/8 do phát hiện tạp chất trong lọ vaccine và kim tiêm.

    Theo hãng thông tấn AP (Mỹ), Nhật Bản chủ yếu tiêm vaccine phòng COVID-19 của Moderna, Pfizer và AstraZeneca cho người dân. Kể từ giữa tháng 6, vaccine của Moderna đã được phân phối tại những trung tâm tiêm chủng lớn tại Nhật Bản, góp phần đẩy nhanh chương trình tiêm chủng của nước này.

    Tạp chất trong vaccine Moderna tại Nhật Bản có thể bắt nguồn từ kim tiêmbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục cung cấp vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX

    Đề nghị của Việt Nam với Liên hợp quốc; Mệnh lệnh của ông Hun Sen hé lộ trình trạng thật sự ở Campuchia - Ảnh 1.

    Tiếp Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam Kamal Malhotra, Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, Việt Nam mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục cung cấp vaccine Covid-19 thông qua cơ chế COVAX, hỗ trợ Việt Nam tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine. (Ảnh: Tuấn Anh)

    Chiều 30/8, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn đã tiếp ông Kamal Malhotra, Điều phối viên thường trú Liên hợp quốc tại Việt Nam, đến chào từ biệt trước khi kết thúc nhiệm kỳ công tác.

    Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn nhấn mạnh, để ứng phó với đại dịch Covid-19 hiện nay, Việt Nam mong muốn Liên hợp quốc tiếp tục cung cấp vaccine thông qua cơ chế COVAX, hỗ trợ Việt Nam tham gia vào quá trình chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine và tổng kết các kinh nghiệm tốt của các nước và tư vấn chính sách nhằm kiểm soát dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Châu Âu sẽ có thêm 236.000 người tử vong vì Covid-19 vào cuối năm 2021

    Từ nay đến cuối năm 2021, dịch Covid-19 có thể lấy đi sinh mạng của 236.000 người tại châu Âu. Đây là lời cảnh báo được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đưa ra ngày hôm qua (30/8).

    Việc nghi ngờ hiệu quả của vaccine và sự phân bổ số liều không đồng đều giữa các quốc gia sẽ là những nguyên nhân chính. 

    Phát biểu trong cuộc họp báo trực tuyến, Giám đốc phụ trách khu vực châu Âu của WHO Hans Kluge cho biết, tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại châu Âu đã tăng trở lại ở mức 2 con số: "Nhiều quốc gia châu Âu đang chứng kiến số bệnh nhân nhập viện và số ca tử vong gia tăng. Tuần vừa rồi, số ca tỷ vong đã tăng 11% tại châu Âu và nếu đà này vẫn cứ tiếp tục thì từ nay đến đầu tháng 12/2021, sẽ có thêm 236.000 người châu Âu chết vì Covid-19" .

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia từng bước kiểm soát Covid-19, Thủ tướng Hun Sen chỉ đạo mở cửa lại trường học

    Theo Thủ tướng Campuchia Hun Sen, nước này hiện có rất nhiều vùng nông thôn không xảy ra lây nhiễm dịch COVID-19 nhưng vẫn đóng cửa trường học. Điều này đã ảnh hưởng rất nhiều đến chương trình dạy và học tại các vùng sâu vùng xa vì những nơi này không đủ điều kiện để dạy và học trực tuyến.

    Sáng 31/8, ông đã chỉ đạo Bộ Trưởng Bộ Giáo dục Thanh niên và Thể thao Campuchia làm việc với lãnh đạo tất cả các tỉnh thành để mở lại trường học. Ông cũng chỉ đạo xem xét mở lại các trường học ở những vùng đông dân cư đang kiểm soát được lây lan dịch bệnh.

    Mệnh lệnh của ông Hun Sen hé lộ trình trạng thật sự ở Campuchia; Phát hiện lớn về người mắc COVID nặng - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen trong sự kiện nhận 600.000 liều vaccine ngừa Covid-19 mà Trung Quốc ủng hộ Campuchia, tháng 4/2021 (Ảnh: Reuters)

     Ông Hun Sen cho biết Campuchia đã tiêm vaccine cho gần 11 triệu người, trong đó có hơn 1,5 triệu là trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 - 17 tuổi. Ông nói sau khi hoàn thành tiêm vaccine, thủ đô Phnom Penh và tỉnh Kandal đã có kết quả miễn dịch cộng đồng, số lượng người nhiễm bệnh giảm xuống thấp và rất ít trường hợp bị bệnh nặng.

    Campuchia bắt đầu đóng cửa trường học trên toàn quốc kể từ ngày 21/3 sau 1 tháng xảy ra sự cố lây nhiễm COVID-19 trong cộng đồng ngày 20/2. Hiện nay, nước này đang từng bước kiểm soát được việc lây lan dịch bệnh nhờ đẩy nhanh chiến dịch tiêm vaccine.

    Thủ tướng Campuchia chỉ đạo mở lại trường họcvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản phát hiện biến thể SARS-CoV-2 mới, là đột biến của Delta

    Một nhóm các nhà nghiên cứu Nhật Bản cho biết họ đã tìm thấy một đột biến mới của biến thể Delta, lần đầu tiên được phát hiện tại nước này.

    Theo NHK, nhóm nghiên cứu, dẫn đầu bởi Phó giáo sư Takeuchi Hiroaki tại Bệnh viện Đại học Y khoa và Nha khoa Tokyo (Nhật Bản) đã công bố phát hiện về một biến thể SARS-CoV-2 mới vào ngày 30/8 (theo giờ địa phương).

    Trong đó, biến thể này được xác định là một đột biến của biến thể Delta, xuất hiện trên một bệnh nhân nhập viện từ khoảng giữa tháng 8. Đáng chú ý, bệnh nhân này lây nhiễm SARS-CoV-2 trong cộng đồng và không hề đi nước ngoài trong thời gian qua.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta chiếm ưu thế, Philippines trên đà đi lên của làn sóng Covid-19 mới

    Tháng 8 được coi là tháng Philippines chịu ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19 với số ca mắc mới liên tục tăng cao kỷ lục. Nguyên nhân chính được cho là biến thể Delta đã lây lan rộng trong cộng đồng quốc gia này.

    Trong vòng 24 giờ qua, Philippines tiếp tục ghi nhận số ca mắc Covid-19 cao kỷ lục với 22.366 trường hợp. Như vậy trong 10 ngày qua, Philippines liên tục phá kỷ lục về số ca mắc mới Covid-19 hàng ngày.

    Kết luận của tình báo Mỹ về giả thuyết SARS-Cov-2 là vũ khí sinh học; WHO có màn quay xe đầy bất ngờ - Ảnh 1.

    Gần 14 triệu người Philippines đã hoàn thành 2 liều vaccine Covid-19 đến ngày 31/8.

    Tổng cộng trong tháng 8 đã có thêm 387.237 ca mắc Covid-19, số ca mắc nhiều nhất kể từ đầu đại dịch tháng 3/2020, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên gần 2 triệu, trong đó có 33.330 người đã tử vong.

    Theo Tổ chức Y tế Thế giới, biến thể Delta siêu lây nhiễm đã trở thành biến thể chiếm ưu thế nhất tại Philippines. Biến thể Delta chiếm 68,98% trong số 748 mẫu được giải trình tự gần đây. Tổng số có 1.789 trường hợp mắc Delta, chiếm 14,12% các trường hợp biến thể trong cả nước. Tiến sĩ Rabindra Abeyasinghe, đại diện của WHO tại Philippines xác nhận biến thể Delta đã lây lan trong cộng đồng quốc gia này.

    Tổ chức nghiên cứu độc lập OCTA của Philippines nhận định, số ca mắc Covid-19 tại Philippines sẽ tiếp tục tăng trước khi có xu hướng giảm xuống. Nói cách khác, Philippines đang trên đà đi lên của một làn sóng Covid-19 mới. Trong tuần tới, Philippines có thể sẽ ghi nhận ít nhất 25.000 ca mắc Covid-19.

    Với số ca mắc tăng cao do biến thể Delta tấn công, hệ thống chăm sóc sức khỏe của Philippines đang đứng trước những nguy cơ quá tải. 

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 tại Indonesia giảm hơn 90%

    Chính phủ Indonesia tuyên bố số ca mắc Covid-19 tại quốc gia này đã giảm hơn 90% so với đỉnh điểm của làn sóng thứ hai.

    Hôm qua (30/8), Bộ trưởng Điều phối Các vấn đề Hàng hải và Đầu tư, ông Luhut Binsar Pandjaitan xác nhận số ca mắc Covid-19 trên toàn quốc trong ngày đã giảm 90,4%, đặc biệt trên đảo Java và Bali tỷ lệ này đã giảm 94% so với mức đỉnh điểm rơi vào ngày 15/7.

    Nguồn gốc Covid-19: Tình báo Mỹ công bố phát hiện sốc sau 90 ngày điều tra - Ảnh 1.

    Kiểm tra thẻ tiêm vaccine Covid-19 tại các trung tâm mua sắm ở Indonesia.

    Trong vòng 24 giờ qua, Indonesia ghi nhận thêm 5.436 ca mắc mới, trong đó có 536 trường hợp tử vong. Trong khi đỉnh điểm tháng 8, Indonesia ghi nhận hơn 56.000 ca mắc Covid-19 với 2.000 trường hợp tử vong. Theo bảng xếp hạng của trang Worldometers, trong vòng 1 tuần qua, Indonesia ở vị trí thứ 4 trong số các quốc gia ASEAN, giảm một bậc so với tuần trước về số ca mắc Covid-19 mới trong tuần. Đứng đầu bảng xếp hạng này là Malaysia, Thái Lan và Philippines.

    Sau thời gian dài áp dụng Giới hạn hoạt động cộng đồng cấp cao nhất, chính phủ Indonesia đã hạ mức giới hạn ở các khu vực có sự cải thiện về đại dịch. Tại một số địa phương đã mở cửa trở lại trường học một cách hạn chế, các nhà hàng, khách sạn, trung tâm thương mại mở cửa với tối đa 50% công suất và nơi thờ tự được phép mở với tối đa 20% công suất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình báo Mỹ: Covid-19 không phải là vũ khí sinh học

    Nguồn gốc Covid-19: Tình báo Mỹ công bố phát hiện sốc sau 90 ngày điều tra - Ảnh 1.

    Nhiều ngày trước, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã yêu cầu cộng đồng tình báo Mỹ thực hiện một cuộc điều tra 90 ngày về nguồn gốc của Covid-19. Vào ngày 27/8, Văn phòng Giám đốc Tình báo Quốc gia (ODNI) đã công bố một báo cáo được giải mật về những phát hiện của giới tình báo nước này.

    Cộng đồng nói trên, bao gồm 18 cơ quan tình báo, không thống nhất về nguồn gốc của COVID-19. Tuy nhiên, họ vẫn thừa nhận tính hợp lý của 2 kịch bản: nguồn gốc tự nhiên và sự cố liên quan đến phòng thí nghiệm.

    4 cơ quan, cũng như Hội đồng Tình báo Quốc gia, cho rằng "có khả năng thấp" virus có nguồn gốc từ tự nhiên, trong khi một cơ quan cho rằng "có khả năng trung bình" virus đến từ một sự cố trong phòng thí nghiệm. Các nhà phân tích từ 3 cơ quan khác không thể tập hợp đủ bằng chứng để đưa ra kết luận cho một trong hai giả thuyết.

    Mặc dù cộng đồng tình báo Mỹ không thể truy ra nguồn gốc thực sự của Covid-19, nhưng họ khẳng định rằng có thể loại bỏ giả thuyết virus SARS-CoV-2 "được phát triển như một vũ khí sinh học". Họ cũng thừa nhận rằng các quan chức Trung Quốc "không biết trước về virus" trước đợt bùng phát COVID-19 đầu tiên.

    Thông tin được trích dẫn từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện mới: Mắc COVID-19 thể nặng giống bị rắn độc cắn

    Một nhóm nhà khoa học quốc tế tuyên bố vừa phát hiện ra một trong những nguyên nhân hàng đầu khiến bệnh nhân COVID-19 tử vong.

    Kết luận của tình báo Mỹ về giả thuyết SARS-Cov-2 là vũ khí sinh học; Phát hiện mới về người mắc COVID nặng - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới trung tâm y tế tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo nghiên cứu đăng trên Tạp chí Nghiên cứu Lâm sàng trong tháng 8, người mắc COVID-19 thể nặng giống như bị rắn chuông cắn. Một loại enzyme tăng vọt sau khi bệnh nhân mắc COVID-19 nặng có cùng họ với một loại enzyme trong nọc độc rắn chuông.

    Cơ thể người chứa nhóm enzyme phospholipase A2 (sPLA2- IIA) được tiết ra với nồng độ thấp, trong đó enzyme này bảo vệ cơ thể khỏi vi khuẩn và chống viêm nhiễm.

    Theo ông Floyd "Ski" Chilton, Giáo sư tại Đại học Arizona (Mỹ) và là tác giả nghiên cứu chính, nếu tiết ra với số lượng lớn, sPLA2-IIA lại gây nguy hiểm cho con người vì nó có thể tàn phá các cơ quan quan trọng.

    Ông Chilton nói: "Nói cách khác, loại enzyme này đang tìm cách tiêu diệt virus, nhưng tại một thời điểm nào đó, nó được tiết ra với số lượng lớn và khiến mọi việc chuyển biến theo hướng thực sự xấu. Đó là cơ chế kháng bệnh cho tới khi nó có khả năng phản chủ".

    Giáo sư Chilton và đồng nghiệp đã phát hiện ra enzyme này trong mẫu máu của các bệnh nhân mắc COVID-19 nặng. Các nhà nghiên cứu cho biết các loại thuốc được dùng để trị vết rắn cắn có thể được sử dụng để chống SARS-CoV-2.

    Tiến sĩ D. Maurizio Del Poeta, đồng tác giả nghiên cứu, nói: "Vì các chất ức chế sPLA2-IIA đã có sẵn nên nghiên cứu của chúng tôi ủng hộ sử dụng những chất này cho bệnh nhân có nồng độ sPLA2-IIA cao để giảm nồng độ, hoặc thậm chí là ngăn chặn tử vong".

    Các nhà khoa học phát hiện ra điều trên khi sử dụng thuật toán học máy để phân tích mẫu máu hàng trăm người. Kết quả nghiên cứu có thể được sử dụng để cứu mạng hàng trăm nghìn người khắp thế giới.

    Theo một tác giả trong nhóm, nghiên cứu này đặc biệt kịp thời trong bối cảnh biến thể Delta đang khiến số ca mắc và nhập viện vì COVID-19 gia tăng ở Mỹ và khắp thế giới.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vắc xin Vero Cell của Sinopharm hiệu quả, người dân nên sẵn sàng tiêm

    Đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) tại Việt Nam cho biết, trong quá trình phê duyệt sử dụng khẩn cấp, WHO đã đánh giá hiệu quả, tính an toàn và chất lượng của vắc xin Vero Cell bất hoạt của Sinopharm.

    ; Tình báo Mỹ kết luận về giả thuyết SARS-Cov-2 là vũ khí sinh học - Ảnh 1.

    Vắc xin Vero Cell của Sinopharm

    Thử nghiệm giai đoạn 3 tại nhiều quốc gia cho thấy, 2 liều vắc xin Sinopharm được tiêm cách nhau 21 ngày có hiệu quả là 79% chống lại SARS-CoV-2 không triệu chứng, được tính 14 ngày trở đi sau liều thứ hai. 

    WHO kết luận rằng, lợi ích mà vắc xin Sinopharm đem lại lớn hơn những nguy cơ đã được biết hoặc có thể xảy ra. WHO khuyến nghị sử dụng vắc xin Sinopharm dựa trên lộ trình ưu tiên của WHO, với tất cả các biến thể đang có ở Việt Nam hiện nay.

    Tại Việt Nam, vắc xin Vero Cell của Sinopharm được Viện Kiểm định Quốc gia vắc xin và sinh phẩm y tế (Bộ Y tế) kiểm định theo đúng quy trình nghiêm ngặt và được cấp giấy chứng nhận trước khi đưa ra sử dụng tiêm cho người dân. Vắc xin Sinopharm đã được cấp số đăng ký lưu hành trong trường hợp khẩn cấp và có điều kiện do Bộ Y tế ban hành tại quyết định số 7929/QĐ-BYT ngày 8/7.

    Vắc xin Vero Cell của Sinopharm hiệu quả, người dân nên sẵn sàng tiêmwww.baodongnai.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình Covid-19 ở Campuchia "tốt gần bằng Singapore"

    Theo Khmer Times, tình hình nhìn chung của Covid-19 ở Campuchia - bất kể số liệu chính thức chưa đầy đủ do Bộ Y tế Campuchia công bố, không bao gồm số liệu của các tỉnh - chắc chắn đang được cải thiện. Theo đó, với chiến dịch tiêm chủng được củng cố thêm, Campuchia có thể đạt được "tình trạng tương tự như Singapore".

    Singapore đã thành công trong việc ngăn chặn sự lây lan của virus với tỷ lệ lây nhiễm thấp, cũng như đã tiêm phòng cho 80% dân số trên 5 triệu dân của nước này.

    Trả lời Khmer Times, một số quan chức giấu tên cho biết: "Tình hình đang trở nên tốt hơn từng ngày và dù biến thể Delta là mối quan ngại lớn, nhưng so với các nước khác thì vẫn ở trong ngưỡng chấp nhận được".

    Đây là những dấu hiệu tích cực cho tình hình chung của Campuchia đối với cuộc chiến chống đại dịch. 

    Các quan chức cho biết: "Đối với những lao động nhập cư trở về từ Thái Lan, con số đã bắt đầu giảm và mặc dù không thể loại trừ một đợt dịch khác, nhưng tình hình đã được cải thiện". 

    Kết luận của tình báo Mỹ về giả thuyết SARS-Cov-2 là vũ khí sinh học; WHO màn quay xe bất ngờ - Ảnh 1.

    Lao động nhập cư Campuchia trở về từ Thái Lan đến trạm kiểm soát biên giới O’Anlok giữa Chanthaburi và tỉnh Battambang. Ảnh: KT / Chor Sokunthea KT / Chor Sokunthea

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO đảo ngược đánh giá về việc tiêm mũi vắc xin Covid-19 thứ ba

    Theo đánh giá mới của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), liều vắc xin Covid-19 thứ ba là cần thiết để bảo vệ những người dễ tổn thương.

    Kết luận của tình báo Mỹ về giả thuyết SARS-Cov-2 là vũ khí sinh học; WHO có màn quay xe bất ngờ - Ảnh 1.

    Quan chức WHO cho rằng, mũi vắc xin thứ 3 ngừa Covid-19 cần thiết cho người dễ bị tổn thương (Ảnh: NYTimes).

    "Mũi vắc xin thứ ba không phải là liều xa xỉ tước khỏi những người vẫn đang chờ được tiêm mũi đầu tiên. Về cơ bản đó là cách để bảo vệ những người dễ tổn thương nhất", Tiến sĩ Hans Kluge, giám đốc WHO phụ trách khu vực châu Âu, phát biểu ngày 30/8.

    Bình luận trên dường như trái ngược với tuyên bố trước đó của giới chức WHO rằng hiện chưa có đầy đủ dữ liệu cho thấy sự cần thiết của tiêm mũi vắc xin ngừa Covid-19 thứ ba. WHO cảnh báo, việc tiêm mũi bổ sung cho người đã tiêm đầy đủ hai mũi vắc xin Covid-19 chỉ làm trầm trọng hơn nữa tình trạng bất bình đẳng vắc xin giữa các nước giàu với các nước thu nhập thấp hơn. Do vậy, WHO trước đó nhiều lần kêu gọi các nước hoãn tiêm chủng vắc xin mũi tăng cường.

    Những bình luận của ông Hans Kluge được đưa ra trong bối cảnh châu Âu đang đối mặt với một làn sóng bùng phát Covid-19 mới. Ông Kluge cho biết, hơn 30 trong số 53 quốc gia thành viên của WHO tại khu vực châu Âu đã ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng ít nhất 10% trong hai tuần qua, tỷ lệ nhập viện cũng có xu hướng tăng. Quan chức WHO cũng đưa ra cảnh báo: "Tuần trước, số người chết trong khu vực tăng 11%. Một dự báo đáng tin cậy cho thấy, châu Âu có thể ghi nhận thêm 236.000 ca tử vong do Covid-19 trong 3 tháng tới". Tính đến nay, châu Âu đã có khoảng 1,3 triệu người chết do Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch từ 1/9

    Vắc xin Sinopharm được quan tâm đặc biệt tại một nước giàu có: Số người đăng ký tiêm tăng đột biến vì lí do nào? - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 26/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Thái Lan đã quyết định từ 1/9, sẽ nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch đang áp dụng tại 29 tỉnh, thành phố nguy cơ cao, trong đó có thủ đô Bangkok.

    Quyết định này được cho là cần thiết để tiến tới mô hình "sống chung với dịch bệnh một cách an toàn" và vực dậy nền kinh tế.

    Ngày 30/9, Thái Lan ghi nhận 15.972 ca nhiễm mới COVID-19, giảm gần 600 ca so với ngày trước đó. Số ca nhiễm tại Thái Lan có xu hướng giảm sau gần 2 tháng nước này triển khai các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt. Đáng chú ý là lệnh giới nghiêm đã được áp dụng.

    Từ 13 tỉnh thành trong diện phong tỏa từ ngày 10/7, Thái Lan đã mở rộng phong tỏa ra 29 tỉnh thành trên cả nước từ đầu tháng 8 này.

    Quyết định nới lỏng được đưa ra sau hơn 2 tuần số ca nhiễm giảm dần từ mức đỉnh 23.418 ca ngày 13/8. Các chuyến bay thương mại nội địa dự kiến được nối lại từ ngày 1/9 tới, các trung tâm mua sắm, tiệm cắt tóc, tiệm làm đẹp, massage và các câu lạc bộ thể thao được phép hoạt động trở lại.

    Mặc dù đã cho phép tổ chức các cuộc gặp gỡ lên mức tối đa 25 người, nhưng Thái Lan vẫn tiếp tục duy trì lệnh giới nghiêm từ 21h hôm trước đến 4h sáng hôm sau trong ít nhất 2 tuần nữa. Trong khi đó, các nhà hàng, trung tâm mua sắm và cửa hàng tiện ích sẽ phải đóng cửa lúc 20h hàng ngày và các nhà hàng không được phục vụ đồ uống có cồn.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người Việt tại Nga triển khai hình thức mới ủng hộ Quỹ vaccine

    Ngày 30/8, tại trụ sở Đại sứ quán Việt Nam, Hội người Việt Nam tại LB Nga đã tiến hành cuộc họp tổng kết việc thực hiện Dự án “Đồng lòng Việt Nam” - một dự án nhằm quyên góp tiền để mua vaccine do Liên bang Nga sản xuất, chuyển về trong nước, góp phần thực hiện mục tiêu tiêm chủng đạt miễn dịch cộng đồng.

    Người dân tại quốc gia ĐNÁ giàu có đổ xô đi tiêm Sinopharm, bất chấp phải chờ đợi, đóng phí cao ngất ngưởng - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Minh Quyết/TTXVN

    Phát biểu tại cuộc họp được tổ chức theo cả hai hình thức trực tiếp và trực tuyến, ông Đỗ Xuân Hoàng, Ủy viên Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chủ tịch Hội người Việt Nam tại LB Nga, cho biết hưởng ứng lời kêu gọi của Chính phủ, Đoàn Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, trên cơ sở phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại LB Nga, sau hai tháng phát động và triển khai quyên góp (từ ngày 25/6 đến 25/8), dự án “Đồng lòng Việt Nam”đã nhận được tổng cộng hơn 10 triệu rúp (tương đương hơn 3,2 tỷ đồng), thu hút sự tham gia của hơn 1300 cá nhân và 13 doanh nghiệp của người Việt. Đáng chú ý, hai công ty “TH RUS Milk Food” và “Mareven Food Central” đã ủng hộ vào Quỹ lần lượt là 7 triệu rúp và 1 triệu rúp. Với số tiền quyên góp được, Hội Người Việt Nam tại LB Nga đang xem xét khả năng mua trang thiết bị y tế để có thể góp phần cùng quê nhà chống dịch một cách nhanh nhất và hiệu quả nhất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vắc xin Sinopharm "cháy hàng" tại quốc gia Đông Nam Á giàu có: Phí tiêm 1,6 triệu VNĐ, dân xếp hàng cả tháng mới được tiêm

    Người dân tại quốc gia ĐNÁ giàu có đổ xô đi tiêm Sinopharm, bất chấp phải chờ đợi, đóng phí cao ngất ngưởng - Ảnh 1.

    Ông Lam Pin Kee, 58 tuổi, nhận liều vắc-xin Sinopharm COVID-19 tại Bệnh viện Gleneagles. (Ảnh: Jalelah Abu Baker)

    Các tổ chức y tế Singapore đã bắt đầu cung cấp vắc xin Sinopharm vào ngày 30/8 giữa nhu cầu "áp đảo" từ công chúng.

    Hơn 6.000 cá nhân đã đăng ký để được tiêm vắc xin Sinopharm tại các cơ sở của IHH Healthcare Singapore - Giám đốc điều hành, Tiến sĩ Noel Yeo, cho biết hôm thứ Hai (30/8).

    "Mối quan tâm đặc biệt" đối với vắc xin Sinopharm

    Tại điểm tiêm vắc xin ở Bệnh viện Gleneagles, bác sĩ Noel Yeo cho biết số người quan tâm tới vắc xin Sinopharm đã tăng trong tháng qua.

    Cho đến nay, IHH Healthcare Singapore đã nhập khẩu hơn 10.000 liều vắc xin Sinopharm do Trung Quốc sản xuất. Theo bác sĩ Yeo, loại vắc xin này đang trở thành "hàng hot" trong thời gian gần đây.

    Người dân tại quốc gia ĐNÁ giàu có đổ xô đi tiêm Sinopharm, bất chấp phải chờ đợi, đóng phí cao ngất ngưởng - Ảnh 2.

    Ông nói: "Chúng tôi biết rằng người dân có nhu cầu lớn về vắc xin thay thế. Tuy nhiên, nhu cầu đối với Sinopharm hiện nay là quá lớn".

    "Chúng tôi đang cân nhắc việc mua thêm nhiều liều hơn nữa để đáp ứng nhu cầu người dân".

    IHH Healthcare cũng sẽ cung cấp vắc-xin Sinopharm tại Bệnh viện Mount Elizabeth và các phòng khám Parkway Shenton ở Duxton và One Raffles Quay, bác sĩ Yeo cho biết.

    Khoảng 50 người đã được mời đến tiêm chủng vào 30/8, sau khi vắc xin đến sớm hơn dự kiến vào tối ngày 28/8. Bệnh viện Gleneagles sẽ có thể tiêm cho tối đa 150 người trong ngày.

    Những người khác đã đặt lịch hẹn sẽ có thể tiêm phòng từ ngày 1/9 - ông nói thêm.

     Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo thêm 236.000 người chết vì Covid-19 ở châu Âu

    WHO lo ngại có thêm hàng trăm nghìn người chết vì Covid-19 tại châu Âu trong ba tháng tới, trong bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine chững lại.

    "Tuần trước, tỷ lệ người chết trong khu vực tăng 11%. Theo một dự báo đáng tin cậy, châu Âu có thể ghi nhận khoảng 236.000 ca tử vong từ nay đến ngày 1/12", giám đốc khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Hans Kluge cho biết hôm nay.

    Các nước châu Âu tới nay ghi nhận khoảng 1,3 triệu ca tử vong do Covid-19. Trong 53 quốc gia thành viên WHO tại châu Âu, 33 nước đã ghi nhận tỷ lệ nhiễm mới cao hơn 10% trong hai tuần qua, Kluge cho hay.

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Mỹ tăng 96% sau 2 tuần; WHO cảnh báo thêm 236.000 người chết vì Covid ở châu Âu - Ảnh 1.

    Một người tiêm vaccine Covid-19 tại Berlin, Đức, ngày 30/8. Ảnh: AFP

    "Tỷ lệ lây nhiễm cao trên khắp châu lục rất đáng lo ngại, đặc biệt là tỷ lệ tiêm chủng thấp tại một số nhóm dân cư ở một vài quốc gia", Kluge nói, thêm rằng tỷ lệ lây nhiễm cao do biến chủng Delta và việc "nới lỏng quá mức" các biện pháp hạn chế nhằm ngăn ngừa Covid-19, cũng như gia tăng hoạt động đi lại trong mùa hè.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Fauci: Mỹ có thể tránh được kịch bản 100.000 ca tử vong do Covid-19 trong tháng 12

    Tiến sỹ Antony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ, cho biết số ca tử vong do Covid-19 ở Mỹ có thể tăng thêm 100.000 vào tháng 12, tuy nhiên, điều này hoàn toàn có thể tránh được.

    Theo Tiến sỹ Antony Fauci, Cố vấn y tế trưởng của Nhà Trắng, số ca mắc mới và nhập viện gia tăng trong khi tỷ lệ tiêm phòng không có nhiều tiến triển là những yếu tố có thể khiến số ca tử vong tăng lên thêm 100.000 vào tháng 12 năm nay. Tuy nhiên, Tiến sỹ Antony Fauci cũng khẳng định điều này hoàn toàn có thể tránh được nếu người dân tăng cường tiêm phòng rộng rãi trong thời gian tới. Tiến sỹ Antony Fauci cũng kêu gọi người dân gạt bỏ những bất đồng về chính trị và tư tưởng xung quanh việc tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Mỹ tăng 96%;  - Ảnh 1.

    Tiến sỹ Antony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ. Ảnh: Reuters

    Trước đó, Cố vấn y tế trưởng của Nhà Trắng từng cho rằng nếu tỷ lệ tiêm phòng tăng lên đáng kể ở Mỹ thì nước này có thể sẽ kiểm soát được dịch bệnh vào mùa Xuân năm sau.

    Số ca nhập viện và tử vong do Covid-19 đều đang gia tăng trên khắp nước Mỹ. Trong hai tuần qua, tỷ lệ nhập viện đã tăng 24% trong khi tỷ lệ tử vong tăng 96%. Hiện nay mới chỉ có 52% dân số Mỹ được tiêm phòng đầy đủ và hơn 61% được nhận ít nhất 1 liều vaccine.

    Chính quyền Tổng thống Biden dự kiến từ ngày 20/9 sẽ tiến hành tiêm mũi nhắc lại đối với những người đã tiêm phòng ít nhất 8 tháng trước do một số nghiên cứu cho thấy mức kháng thể do vaccine tạo ra sẽ giảm dần theo thời gian./.

    Đọc bài viết gốc tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19 tới 6 giờ 31/8: Thế giới trên 4,5 triệu người tử vong; Số người thiệt mạng tại Nga tăng mạnh

    Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận 466.193 trường hợp mắc COVID-19 và 6.976 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 217,7 triệu ca bệnh, trong đó trên 4,5 triệu người không qua khỏi.

     - Ảnh 1.

    Bệnh nhân nhiễm COVID-19 được điều trị tại bệnh viện ở Moradabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 31/8 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 217.775.981 ca, trong đó có 4.521.977 người tử vong.

    Số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu tăng mạnh trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Số ca mắc mới và tử vong tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu. Hàng loạt nước tại châu Á mấy ngày qua đã quyết định kéo dài hoặc tái phong tỏa nghiêm ngặt để đối phó với làn sóng dịch mới.

    Nhiều nước Á-Âu tình hình đang leo thang trở lại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Sau một thời gian, Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

     - Ảnh 2.

    Một điểm xét nghiệm COVID-19 ở thành phố Auckland, New Zealand ngày 20/8/2020. Ảnh: THX/TTXVN

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại