Cập nhật lúc

Lo Omicron, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh NÓNG: BYT Campuchia hành động khẩn - Tình hình tại Mỹ cực căng

Tình hình thế giới ngày 3/1 có những diễn biến gì đáng chú ý?

Lo Omicron, Thủ tướng Hun Sen ra lệnh NÓNG: BYT Campuchia hành động khẩn - Tình hình tại Mỹ cực căng
27
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Lo ngại Omicron, Campuchia tái rà soát các trường hợp chưa được tiêm ngừa Covid-19

    Trước diễn biến ngày càng phức tạp của biến thể Omicron, Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã yêu cầu Bộ Y tế Campuchia và các cơ quan liên quan rà soát 70.000 trường hợp không đủ điều kiện sức khỏe để tiêm vaccine ngừa Covid-19.

    Tại Lễ khởi công dự án nâng cấp quốc lộ 48 hôm nay (3/1), Thủ tướng Campuchia Hun Sen đã trực tiếp chỉ đạo và yêu cầu Bộ Y tế Campuchia xem xét và rà soát ngay các trường hợp chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do bác sĩ từ chối vì vấn đề sức khỏe; đồng thời, cũng kêu gọi toàn bộ người dân, những ai chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 nhanh chóng tới các bệnh viện hoặc cơ sở y tế gần nhất để tiến hành tiêm chủng.

    Ngoài ra, Thủ tướng Hun Sen cũng đánh giá cao thành quả đã đạt được của chính phủ trong việc phòng, chống dịch Covid-19, đặc biệt là chiến dịch tiêm chủng diện rộng cho toàn dân đã giúp cho Campuchia sớm trở lại trạng thái bình thường mới, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Điều này đã được minh chứng rõ vào kỳ nghỉ Tết dương lịch khi Campuchia đã đón hơn 2 triệu lượt khách du lịch trên toàn quốc chỉ trong vòng 3 ngày, từ ngày 31/12/2021đến ngày 2/1/2022, tăng 74% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên nhiễm biến thể Omicron

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Ngày hôm nay, giới chức y tế của Hàn Quốc đã báo cáo 2 ca tử vong đầu tiên có nhiễm biến thể Omicron tại đất nước này.

    Trang tin Yonhap của Hàn Quốc vừa đưa tin đất nước này đã ghi nhận 2 trường hợp tử vong đầu tiên có liên quan đến biến thể siêu truyền nhiễm Omicron của virus SARS-Cov-2.

    Đó là 2 bệnh nhân COVID-19 tại Gwangju, một thành phố cách thủ đô Seoul 329km về phía Nam. Các quan chức của thành phố này cho biết 2 bệnh nhân đều đã hơn 90 tuổi và có kết quả xét nghiệm dương tính với biến thể Omicron.

    Họ lần lượt qua đời vào 27/12/2021 và 29/12/2021 tại một bệnh viện chăm sóc người cao tuổi của thành phố Gwangju.

    Các cơ quan y tế đang trong quá trình làm rõ nguyên nhân chính xác của 2 ca tử vong này.

    Các ca nhiễm COVID-19 mới hàng ngày của Hàn Quốc đang ở mức dưới 4.000 ca trong 2 ngày liên tiếp vừa qua. Quốc gia này cũng vừa gia hạn thực thi các biện pháp quản lý xã hội chặt chẽ hơn trong hai tuần nữa để ngăn chặn sự gia tăng các ca nhiễm mới và sự lây lan của biến thể Omicron.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ lục gần 25 triệu ca mắc Covid-19 được ghi nhận trên toàn cầu vào tháng 12/2021

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Theo ước tính thống kê của trang Worldometer, số ca mắc Covid-19 được xác nhận trên thế giới vào tháng 12/2021 đạt 24,7 triệu ca - tăng gần gấp 3 lần số ca lây nhiễm của tháng 11 là 8,5 triệu ca.

    Số ca nhiễm trong tháng 12 đã đạt mức cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trước đó, mức cao nhất đã được ghi nhận vào tháng 4/2021 với hơn 22 triệu trường hợp được phát hiện. Chỉ trong tuần cuối cùng của năm 2021, 8,4 triệu trường hợp đã được xác nhận trên khắp thế giới, đây là con số cao nhất kể từ đầu đại dịch.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều người Nga cũng đang "méo mặt" vì tắc biên Trung Quốc

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Các chuyên gia nhận định rằng tình hình có thể sẽ càng tồi tệ hơn trong năm tới, khi Trung Quốc tiếp tục tăng cường kiểm soát biên giới nghiêm ngặt hơn để phòng dịch.

    Theo Izvestia, trong giai đoạn cao điểm cuối năm 2021 - đầu năm 2022, Nga đã chứng kiến tình trạng hơn 1.000 xe chở hàng ách tắc tại khu vực biên giới Trung-Nga do thông quan nhỏ giọt.

    Cơn ác mộng "tắc biên"

    Tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp đã khiến 4/5 trạm kiểm soát ở biên giới giữa Nga và Trung Quốc phải tạm đóng cửa vào ngày 3/12, do đó tất cả các xe chở hàng phải di chuyển tới cửa khẩu duy nhất còn tiếp nhận thông quan: Tuy Phân Hà. Tuy nhiên, công suất thông quan của cửa khẩu này chỉ ở khoảng 1-2 xe mỗi ngày.

    Do giới hạn về năng lực thông quan, các xe tải chở mặt hàng thực phẩm được ưu tiên xử lý trước, trong khi nhiều mặt hàng còn lại phải chờ đợi. Trong đó có những lô hàng phục vụ dịp Năm mới và lẽ ra phải được giao trước Tết dương.

    Các chuyên gia nhận định tình hình có thể sẽ càng tồi tệ hơn trong năm tới do các quy định kiểm soát biên giới cứng rắn hơn từ phía Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Hàn Quốc hứa dùng những tháng cuối tại vị để thúc đẩy hòa bình với Triều Tiên

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Hôm nay (3/1), Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in tuyên bố sẽ sử dụng những tháng cuối cùng tại vị để thúc đẩy một bước đột phá ngoại giao với Triều Tiên, bất chấp việc Bình Nhưỡng vẫn chưa đáp lại trước những đề nghị của ông về các chính sách duy trì hòa bình giữa 2 bên.

    Trong bài phát biểu trước khi nhiệm kỳ 5 năm của ông kết thúc vào tháng 5/2022, Tổng thống Hàn Quốc khẳng định chính phủ nước này sẽ theo đuổi chính sách bình thường hóa quan hệ liên Triều và sẽ không bao giờ đảo ngược chủ trương cho đến khi đạt được hòa bình cuối cùng. Ông Moon Jae-in đặt hy vọng nỗ lực đối thoại cũng sẽ tiếp tục trong chính quyền Hàn Quốc tiếp theo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Israel bị tấn công mạng đúng ngày kỷ niệm vụ ám sát tướng Iran Soleimani

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Đại diện Jerusalem Post của Israel hôm nay (3/1) cho biết trang web chính thức của họ đã bị tấn công, khẳng định đây là minh chứng cho một “mối đe dọa tiềm tàng” của đất nước.

    Theo thông báo của đại diện nhật báo Jerusalem Post, thay vì hiển thị một trang tin chính như thông thường, trang web lại hiển thị một hình ảnh minh họa tưởng nhớ vị tướng hàng đầu của Iran Qassem Soleimani - người đã bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở sân bay Iraq vào đúng ngày này năm 2020.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp sắp cấm người chưa tiêm vắc xin tới nơi công cộng

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Theo Tiền Phong, hôm nay (3/1), các nhà làm luật của Pháp xem xét dự luật cấm người chưa tiêm vắc xin phòng COVID-19 tới nhà hàng, quán bar và các địa điểm công cộng khác, CNN đưa tin. Người dùng giấy chứng nhận tiêm chủng giả sẽ bị phạt tù 5 năm và bị phạt 75.000 euro (hơn 1,9 tỷ đồng).

    Phạt 5 năm tù và 75.000 euro

    Từ tháng 7/2021, Pháp quy định, để vào một số địa điểm công cộng, người dân phải chứng minh được mình có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2, hoặc đã mắc COVID-19 rồi khỏi bệnh, hoặc đã tiêm đủ liều vắc xin. Dự luật mới nhằm thay thế quy định hiện hành, tức là không chấp nhận giấy chứng nhận kết quả xét nghiệm âm tính nữa. Nếu được thông qua, luật mới dự kiến có hiệu lực từ ngày 15/1.

    Theo nội dung dự luật, nhân viên nhà hàng, quán bar và các địa điểm công cộng khác có quyền kiểm tra nhân thân của khách hàng nếu họ nghi ngờ về tính xác thực của giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin hoặc nghi ngờ khách hàng sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng của người khác.

    Những người sử dụng giấy chứng nhận của người khác có thể bị phạt 1.000 euro (26 triệu đồng). Người dùng giấy chứng nhận giả sẽ bị phạt tù 5 năm và bị phạt 75.000 euro (hơn 1,9 tỷ đồng). Những cơ sở không kiểm tra tính xác thực của giấy chứng nhận đã tiêm vắc xin của khách hàng cũng có thể bị phạt.

    Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Véran nói với tuần báo Pháp Le Journal du Dimanche hôm 1/1 rằng, biến chủng Omicron lây lan nhanh đến nỗi nó sẽ tác động tất cả dân số thế giới, nên cần tăng cường tiêm chủng. "Chúng ta phải tiếp tục tiêm chủng khẩn cấp trên phạm vi toàn cầu", ông nói.

    Ông hy vọng đợt dịch COVID-19 thứ năm ở Pháp "có thể là đợt cuối cùng" nhờ Pháp tăng tốc tiêm chủng.

    Xấp xỉ 73% dân số Pháp đã được tiêm đủ mũi vắc xin phòng COVID-19, trong khi tỷ lệ trung bình ở Liên minh châu Âu (EU) là 68%, theo dữ liệu của Trung tâm Phòng chống dịch bệnh châu Âu. Nhiều nước đang thúc đẩy tiêm chủng bằng cách ra các quy định mang tính bắt buộc.

    Tháng 11/2021, Áo trở thành nước phương Tây đầu tiên yêu cầu công dân tiêm vắc xin phòng COVID-19. Tháng trước, Đức cấm người chưa tiêm chủng tới hầu hết các địa điểm công cộng, trừ một số nơi thiết yếu như hiệu thuốc, siêu thị…

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine gọi tên 9 nhà tài phiệt thâu tóm đất nước

    Một cuộc khảo sát do Trung tâm Razumkov thực hiện cho thấy, người dân Ukraine có quan điểm rõ ràng về nền chính trị của nước họ, qua đó đã liệt kê một danh sách 9 nhà tài phiệt đang thâu tóm chính trường nước này.

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Tổng thống Ukraine Zelensky.

    Theo Dân Việt, trung tâm Razumkov, một tổ chức tư vấn có trụ sở tại Kiev được thành lập vào năm 1994 đã thực hiện khảo sát cho kết quả,  người dân Ukraine tin rằng 9 người có thể được xếp vào nhóm đầu sỏ. Danh sách còn có tài phiệt Igor Kolomoisky, tỷ phú công nghiệp Rinat Akhmetov và cựu Tổng thống Petro Poroshenko, người nổi tiếng nhất với việc sở hữu công ty sô cô la Roshen trước khi ông lấn sân sang lĩnh vực chính trị.

    Cuộc thăm dò cho thấy rằng người Ukraine nghi ngờ về luật phi phân quyền của Tổng thống, được thông qua vào đầu năm nay. Theo kết quả, chỉ có 21% số người được hỏi coi đây là một bước thực sự để kiềm chế tham nhũng, trong khi 33% coi đây là một biện pháp dân túy.

    23% khác tin rằng đó là một nỗ lực của ông Zelensky để phân chia lại tài sản cho những người tùy tùng của mình.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc kéo dài thêm 2 tuần các biện pháp giãn cách xã hội

    Ngày 3/1, số ca mắc mới COVID-19 tại Hàn Quốc tiếp tục ghi nhận ở mức dưới 4.000 ca/ngày trong ngày thứ hai liên tiếp trong bối cảnh quốc gia Đông Bắc Á này kéo dài thêm 2 tuần các biện pháp giãn cách xã hội nhằm ngăn chặn số ca mắc gia tăng cũng như sự lây lan của biến thể Omicron.

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Cảnh vắng vẻ trên một đường phố ở Seoul, Hàn Quốc, trong bối cảnh dịch COVID-19 diễn biến phức tạp. Ảnh: YONHAP/TTXVN

    Cơ quan Kiểm soát và Phòng chống dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết tính đến 0h ngày 3/1, Hàn Quốc ghi nhận 3.129 ca mắc mới COVID-19, gồm 2.993 ca cộng đồng và 136 ca nhập cảnh. Số ca bệnh nặng là 1.015 ca,  giảm 9 ca so với một ngày trước. Cũng trong ngày, Hàn Quốc ghi nhận thêm 36 ca tử vong do COVID-19, nâng tổng số ca tử vong tính từ đầu dịch đến nay lên 5.730 ca, tỷ lệ tử vong là 0,89%. Phần lớn số ca tử vong ở Hàn Quốc là người trên 60 tuổi.

    Mặc dù số ca nhiễm mới ở Hàn Quốc giảm đáng kể trong những ngày qua, song chính phủ nước này tiếp tục duy trì các biện pháp giãn cách xã hội, trong đó có lệnh cấm tụ tập từ 4 người trở lên và các quán cà phê, nhà hàng phải đóng cửa vào lúc 21h cho đến hết ngày 16/1.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngắm những ‘thiên thần tuyết trắng’ khoe sắc dịp Năm mới

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Ca sĩ người Brazil Anitta biểu diễn tại iHeartRadio Jingle Ball 2021 ở Los Angeles, Mỹ.

    Người dân thế giới bắt đầu đón mừng Năm mới 2022 trong không khí hân hoan với nhiều hy vọng dịch bệnh sẽ sớm chấm dứt và nhịp sống sôi động sẽ trở lại bình thường.

    Thế giới đón Năm mới 2022 với nhiều hy vọng dịch bệnh sẽ sớm chấm dứt và nhịp sống sôi động sẽ trở lại bình thường. Các hoạt động đón Năm mới vẫn được tổ chức ở nhiều nước trên thế giới dù quy mô bị thu hẹp đáng kể.

    Sự tăng tốc khó kiểm soát của Omicron đã khiến nhiều nước châu Âu siết chặt các biện pháp chống dịch. Hầu hết các hoạt động đón năm mới đều không được phép tổ chức. Đáng chú ý nhất các buổi hòa nhạc truyền thống và bắn pháo hoa, vốn thu hút hàng nghìn người cũng bị hủy bỏ.

    Tại Mỹ, các nhà chức trách thu hút khán giả tại một sự kiện đếm ngược đón Năm mới ở Los Angeles, thu hẹp quy mô sự kiện đón năm mới ở New York khi chỉ cho phép 15.000 người - đã tiêm vắc xin Covid-19 và đeo khẩu trang vào bên trong khu vực xung quanh Quảng trường Thời đại.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc kỷ luật thêm quan chức tại ổ dịch Tây An

    Theo VnExpress, chính quyền Tây An cách chức hai quan chức quận Nhạn Tháp để "củng cố công tác phòng chống dịch", trong bối cảnh đợt bùng phát chưa được kiểm soát.

    Giới chức Tây An, thủ phủ tỉnh Thiểm Tây của Trung Quốc , hôm nay thông báo ghi nhận thêm 90 ca lây nhiễm nCoV mới trong cộng đồng, so với 122 trường hợp công bố hôm qua. Thành phố 13 triệu dân đã trải qua 11 ngày phong tỏa nghiêm ngặt, với hơn 1.600 trường hợp nhiễm nCoV được báo cáo kể từ ngày 9/12/2021.

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Xe phun chất khử khuẩn trên đường phố Tây An ngày 31/12/2021. Ảnh: AFP.

    Chính quyền thành phố cũng thông báo kỷ luật, cách chức hai quan chức cấp cao ở quận Nhạn Tháp nhằm "củng cố công tác phòng chống và kiểm soát dịch bệnh" trong khu vực. "Chúng ta đã bước vào giai đoạn tấn công dịch bệnh", quan chức tỉnh Thiểm Tây cho hay, nhấn mạnh các địa phương cần sớm hoàn thành mục tiêu ngăn chặn Covid-19 lây lan trong cộng đồng.

    Nhiều cư dân Tây An đã lên mạng kêu gọi được giúp đỡ mua thực phẩm và những thứ cần thiết, trong khi một số người phàn nàn rằng không được ra ngoài dù hết lương thực. Giới chức thành phố cũng thừa nhận đối mặt với nhiều thách thức để cung cấp đủ nhu yếu phẩm cho người dân bị phong tỏa.

    Trung Quốc tuần trước ghi nhận 1.151 ca nCoV, mức tăng ca nhiễm trong một tuần cao nhất kể từ khi nước này khống chế được đợt dịch bùng phát từ Vũ Hán hồi đầu năm 2020.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cặp sinh đôi chào đời khác năm

    Theo VnExpress, cặp song sinh Alfredo và Aylin ra đời vào khoảnh khắc sát giao thừa 2022 nên có ngày sinh hoàn toàn khác nhau.

    Sản phụ mang song thai Fatima Madrigal sinh bé Alfredo Antonio Trujillo lúc 23h45 ngày 31/12/2021 và bé Aylin Yolanda Trujillo lúc 0h ngày 1/1/2022. Điều này khiến hai bé song sinh Alfredo và Aylin có năm sinh hoàn toàn khác biệt, dù chỉ ra đời cách nhau 15 phút.

    Bé Aylin nặng hơn 2,2 kg và Alfredo nặng hơn 2,7 kg. Hai bé sinh đôi ra đời đúng thời điểm giao thời giữa hai năm đã thu hút sự chú ý của truyền thông.

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Bé Aylin Yolanda (trái) và lfredo Antonio sau khi chào đời. Ảnh: Trung tâm Y tế Natividad.

    "Điều này thật đặc biệt, hai đứa nhỏ là anh em sinh đôi nhưng có sinh nhật khác nhau. Tôi vô cùng ngạc nhiên và cũng thật hạnh phúc", sản phụ Madrigal chia sẻ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Omicron nhẹ hơn nhưng vẫn gây nguy hiểm cho trẻ em

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Cựu Giám đốc Cơ quan Quản lý Dược phẩm và Thực phẩm Mỹ (FDA), Tiến sĩ Scott Gottlieb, cho biết biến thể Omicron có vẻ là một "dạng nhẹ hơn" của bệnh COVID-19, nhưng vẫn còn nguy hiểm cho trẻ em.

    Trả lời phỏng vấn Truyền hình CBS News ngày 2/1 (theo giờ Mỹ), Tiến sĩ Scott Gottlieb nêu rõ: "Như tôi đã nói, giờ đây có sự phân tách rất rõ ràng giữa các trường hợp nhiễm bệnh và số người phải nhập viện chữa trị. Dựa trên nhiều bằng chứng thực nghiệm mà chúng tôi đã ghi nhận được trong hai tuần qua, cho thấy đây dường như là một dạng nhẹ hơn của bệnh COVID-19. Có thể, một nhóm trẻ rất nhỏ, trẻ mới biết đi gặp rắc rối với nhiễm trùng đường hô hấp trên, và trên thực tế có nhiều trẻ em bị nhiễm khuẩn đường hô hấp và viêm tiểu phế quản ở thành phố New York. Do vậy, đó có thể là một thách thức đối với trẻ nhỏ nói chung".

    Quyền Giám đốc Sở Y tế New York, Tiến sĩ Mary Bassett mới đây cho biết, số trẻ em phải nhập viện chữa trị COVID-19 tại thành phố New York tăng tới 395% kể từ tuần kết thúc vào ngày 11 tháng 12.

    Theo dữ liệu mới nhất từ ​​Học viện Nhi khoa Mỹ (AAP), số ca nhiễm COVID-19 ở trẻ em đã gia tăng trong suốt tháng 12 năm ngoái, với gần 199.000 trường hợp được báo cáo trong tuần kết thúc vào ngày 23 tháng 12, chiếm hơn 20% tổng số ca nhiễm bệnh được báo cáo hàng tuần. Trong số 24 bang báo cáo về tình trạng mắc COVID-19 cho tất cả các nhóm tuổi, trẻ em chiếm từ 1,8% -4,1% tổng số ca nhập viện, và có từ 0,1% -1,8% tổng số trẻ em mắc COVID-19 phải nhập viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại sứ quán Đức: Khinh hạm Bayern sắp thăm Việt Nam

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Khinh hạm Bayern của hải quân Đức


    Trên hành trình đến châu Á, khinh hạm Bayern của Đức dự kiến sẽ ghé thăm TP Hồ Chí Minh vào ngày 6/1 và ở lại đến ngày 9/1, Đại sứ quán Đức tại Việt Nam hôm nay cho biết.

    Khinh hạm Bayern lên đường tới châu Á từ ngày 2/8/2021, thực hiện hành trình huấn luyện và tăng cường hiện diện kéo dài khoảng nửa năm. Trong quá trình này, thuỷ thủ đoàn sẽ đảm nhận hàng loạt các nhiệm vụ. Một mục tiêu trọng tâm là: Tăng cường hợp tác an ninh với các đối tác trong khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương.

    Phát biểu trước khi khinh hạm khởi hành, Ngoại trưởng Heiko Maas nhấn mạnh: "Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương là nơi quyết định trật tự quốc tế của tương lai. Chúng tôi mong muốn đảm nhận trách nhiệm và đóng góp vào quá trình định hình và duy trì trật tự quốc tế dựa trên luật lệ. Vì vậy, chúng tôi muốn góp phần giám sát việc thi hành các lệnh trừng phạt của Liên Hợp Quốc đối với Triều Tiên cũng như mở rộng các mối quan hệ đối tác và nỗ lực của chúng tôi tại khu vực: Thông qua quan hệ Đối tác chiến lược của Liên minh châu Âu với ASEAN hoặc thông qua tham vấn chính sách an ninh với Nhật Bản và Australia".

    Ngoại trưởng Maas cho biết, sứ mệnh của khinh hạm Bayern là "phối hợp với các đối tác để nỗ lực thúc đẩy việc tuân thủ luật pháp quốc tế và tăng cường an ninh tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ mắc COVID-19

    Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Lloyd Austin đã nhận kết quả dương tính với SARS-CoV-2 sau khi khởi phát triệu chứng trong kì nghỉ lễ.

    Theo hãng tin Reuters, Bộ trưởng Austin được xét nghiệm hôm 2/1 sau khi có một số triệu chứng của COVID-19 và lập tức nhận kết quả dương tính.

    Trước đó, ông Austin đã tiêm phòng đủ liều vắc xin và cả liều tăng cường. Ông gặp Tổng thống Joe Biden lần cuối cùng vào ngày 21/12, hơn một tuần trước khi bắt đầu có triệu chứng.

    "Nhờ tiêm đủ liều vắc xin và tiêm thêm liều tăng cường vào đầu tháng 10 nên tình trạng bệnh của tôi nhẹ hơn nhiều", ông Austin nói.

    Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây ùn ứ của Thái Lan - Chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam - Ảnh 1.

    Theo kế hoạch, Bộ trưởng Austin sẽ cách ly tại nhà trong 5 ngày tới và sẽ tiếp tục làm việc từ xa, tham dự các cuộc họp và thảo luận quan trọng qua kênh trực tuyến. Thứ trưởng Quốc phòng Kathleen Hicks sẽ thay mặt ông Austin trong một số trường hợp khác nếu cần.

    Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Omicron đã dẫn đến sự gia tăng đột biến số ca mắc COVID-19 ở Mỹ. Ngày 29/12, Mỹ lập kỷ lục số ca mắc mới với 486.428 ca trong 24 giờ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quảng Tây ghi nhận đề xuất xử lý ùn tắc hàng hóa tại khu vực cửa khẩu


    Phía Quảng Tây cho biết sẽ kéo dài thời gian thông quan trên cơ sở tính toán, bàn bạc và thống nhất của chính quyền địa phương hai bên cửa khẩu, đồng thời báo cáo cấp trên những đề xuất từ phía Việt Nam.

    Vụ Thị trường châu Á - châu Phi (Bộ Công Thương) cho biết, thực hiện chỉ đạo của Phó Thủ tướng Lê Văn Thành tại cuộc họp ngày 26/12, sau một loạt chuyến công tác đến các tỉnh biên giới phía Bắc, chiều 31/12, Bộ Công Thương đã phối hợp với Sở Công Thương các tỉnh Lạng Sơn, Quảng Ninh, Cao Bằng tiến hành Hội đàm trực tuyến với Sở Công Thương Quảng Tây để trao đổi các biện pháp khẩn cấp nhằm tháo gỡ tình trạng ùn tắc hàng hóa tại khu vực biên giới với Quảng Tây hiện nay.

    Tại buổi hội đàm, chia sẻ với áp lực phòng chống dịch của Quảng Tây trong bối cảnh Trung Quốc kiên trì chính sách "Zero Covid", nhưng Bộ Công Thương cho rằng, các biện pháp phòng chống dịch mà Quảng Tây đang áp dụng như tạm dừng hoạt động cửa khẩu hay tạm dừng nhập khẩu một số chủng loại trái cây là quá mức cần thiết, gây đứt gãy chuỗi cung ứng, tác động tiêu cực đến sự phát triển của thương mại song phương và gây tổn thất to lớn cho doanh nghiệp, người dân của cả hai bên.

    Tình hình cực căng ở Mỹ - Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây Thái Lan, hàng Việt Nam vẫn chờ - Ảnh 1.

    Bộ Công Thương Hội đàm trực tuyến với Sở Công Thương Quảng Tây ngày 31/12.

    Trước thực trạng hiện nay, Bộ Công Thương cùng Sở Công Thương một số tỉnh biên giới đã đề nghị các biện pháp cụ thể để góp phần tháo gỡ tình trạng ách tắc hàng hóa tại khu vực biên giới. Trong đó đề nghị phía Trung Quốc khôi phục lại ngay việc thông quan hàng hóa tại các cửa khẩu đang tạm dừng, đồng thời tăng thời gian thông quan tại tất cả các cửa khẩu.

    Phản hồi những kiến nghị của Bộ Công Thương Việt Nam, Giám đốc Sở Thương mại Quảng Tây đánh giá cao đề xuất tổ chức họp giải quyết ùn tắc hàng hóa của Bộ Công Thương. Đồng thời giải thích Trung Quốc coi trọng chống dịch, đặt an toàn, tính mạng người dân lên hàng đầu nên đã siết chặt biện pháp phòng dịch tại cửa khẩu.

    Đại diện Quảng Tây đề nghị Việt Nam cùng tăng cường công tác phòng chống dịch tại cửa khẩu, trao đổi thông tin về việc quản lý tại cửa khẩu và các tuyến đường giao thông, sớm hoàn thành việc mở rộng bãi Xuân Cương tại khu vực cửa khẩu Hữu Nghị. Phía Quảng Tây cho biết, sẽ kéo dài thời gian thông quan trên cơ sở tính toán, bàn bạc và thống nhất của Chính quyền địa phương hai bên cửa khẩu. Đối với những đề xuất của phía Việt Nam, Sở Thương mại Quảng Tây ghi nhận và sẽ báo cáo cấp trên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Ca mắc mới "gần như thẳng đứng"

    Mỹ đang trải qua đợt tăng ca nhiễm nhanh chưa từng thấy. Chuyên gia dịch tễ hàng đầu Mỹ Anthony Fauci cho rằng nước này đang chứng kiến mức tăng số ca mắc mới COVID-19 "gần như thẳng đứng" do sự lây lan của biến thể Omicron. Ông nhấn mạnh, tốc độ lây nhiễm hiện nay là "thực sự chưa từng có tiền lệ."

    Tuy nhiên, ông Fauci cho rằng ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy độc lực của Omicron không mạnh bằng các biến thể trước đó và tỷ lệ nhập viện cũng như tử vong tại Mỹ những tuần gần đây thấp hơn nhiều so với các làn sóng COVID-19 trước đó.

    Theo chuyên gia này, việc biến thể Omicron lây lan nhanh chóng rồi lại giảm mạnh tại Nam Phi cuối năm ngoái cho thấy có cơ sở để hy vọng. Tuy nhiên, với việc học sinh Mỹ sẽ trở lại trường học từ ngày 3/1 sau kỳ nghỉ cuối năm, ông Fauci tiếp tục kêu gọi các phụ huynh đảm bảo cho mình được tiêm vaccine, sử dụng khẩu trang và xét nghiệm nếu cần thiết.

    Chuyên gia dịch tễ này cảnh báo vẫn có nguy cơ xảy ra tình trạng gia tăng số ca nhập viện tại Mỹ, qua đó gây áp lực cho hệ thống y tế do số lượng bệnh nhân COVID-19 mới quá cao.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Israel bị tấn công mạng đúng ngày kỷ niệm vụ ám sát tướng Iran Soleimani

    Đại diện Jerusalem Post của Israel hôm nay (3/1) cho biết trang web chính thức của họ đã bị tấn công, khẳng định đây là minh chứng cho một "mối đe dọa tiềm tàng" của đất nước.

    Theo thông báo của đại diện nhật báo Jerusalem Post, thay vì hiển thị một trang tin chính như thông thường, trang web lại hiển thị một hình ảnh minh họa tưởng nhớ vị tướng hàng đầu của Iran Qassem Soleimani - người đã bị ám sát trong một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái của Mỹ ở sân bay Iraq vào đúng ngày này năm 2020.

    Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây ùn ứ của Thái Lan - Chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam - Ảnh 1.

    Di ảnh tướng Soleimani. Ảnh: Reuters.

    Ngay sau vụ việc, đăng tải trên trang Tweeter chính thức, nhật báo Jerusalem Post cho biết họ đang làm việc để giải quyết vấn đề và tìm hiểu nguồn gốc nguyên nhân vụ việc. Ngoài trang web chính thức, ứng dụng di động của nhật báo không bị ảnh hưởng và các trang web tin tức lớn khác của Israel vẫn hoạt động bình thường./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cảnh báo "đáp trả quyết đoán" nếu Nga động binh với Ukraine

    Theo thông báo của Nhà Trắng, Tổng thống Mỹ Joe Biden vừa có cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky, tái khẳng định sự ủng hộ của nước này đối với Ukraine trước các hành động mà họ coi là ngày càng "hung hăng" của Nga.

    Trong điện đàm hôm 2/1 (theo giờ địa phương), Tổng thống Biden nhấn mạnh Mỹ và các đồng minh, đối tác sẽ "đáp trả một cách quyết đoán nếu Nga tiếp tục có hành động quân sự đối với Ukraine". Tuy nhiên, ông Biden cũng bày tỏ sự ủng hộ thực hiện các biện pháp xây dựng lòng tin để giảm leo thang căng thẳng ở khu vực Donbas cũng như hoạt động ngoại giao tích cực thúc đẩy việc thực hiện Thỏa thuận Minsk và đàm phán theo Định dạng Normandy.

    Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây ùn ứ của Thái Lan - Chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Biden (trái) và Tổng thống Ukraine Zelensky. Ảnh: Ukrgate.

    Cuộc điện đàm với Tổng thống Ukraine diễn ra chỉ vài ngày sau khi lãnh đạo Mỹ có cuộc điện đàm với Tổng thống Nga, chủ yếu tập trung vào căng thẳng Ukraine . Trong cuộc điện đàm này, ông Biden cảnh báo rằng Mỹ có thể áp đặt các biện pháp trừng phạt mới đối với Nga nếu nước này có hành động quân sự chống lại Ukraine. Trong khi đó, Tổng thống Nga Putin cũng khẳng định, các biện pháp trừng phạt mới có thể hủy hoại hoàn toàn quan hệ Nga-Mỹ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Taliban đổ 3.000 lít rượu xuống dòng kênh ở Kabul

    Hôm 2/1, cơ quan tình báo của chính quyền Taliban cho biết một nhóm nhân viên của họ đã đổ khoảng 3.000 lít rượu xuống dòng kênh ở Kabul trong nỗ lực ngăn chặn hoạt động sản xuất và mua bán rượu tại Afghanistan.

    Trung Quốc bật đèn xanh cho trái cây ùn ứ của Thái Lan - Chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam - Ảnh 1.

    Nhóm người của Taliban đổ rượu xuống một dòng kênh ở thủ đô Kabul. Ảnh: Twitter

    Theo hãng tin AFP, đoạn video do Tổng cục Tình báo (GDI) của chính quyền Taliban công bố cho thấy một nhóm tay súng Hồi giáo đã đổ các thùng chứa rượu xuống dòng kênh sau khi tịch thu sản phẩm này trong một cuộc truy quét ở thủ đô.

    Một quan chức nhấn mạnh trong đoạn video đăng tải trên Twitter: "Người Hồi giáo phải nghiêm túc thực hiện việc kiêng nấu và đi giao rượu".

    Không rõ thời điểm thực hiện cuộc đột kích hay chính xác thời điểm tiêu hủy rượu. Tuy nhiên, thông báo của cơ quan này cho biết 3 cơ sở kinh doanh rượu đã bị bắt giữ sau lực lượng Taliban tiến hành các cuộc kiểm tra đột xuất.

    Việc mua bán và tiêu thụ rượu đã bị cấm ngay cả dưới chính quyền Afghanistan trước đây. Đến khi lực lượng Taliban lên nắm quyền, họ đã mạnh tay hơn trong việc trấn áp việc sử dụng rượu. Kể từ khi phong trào Hồi giáo giành quyền kiểm soát đất nước giữa tháng 8/2021, tần suất các cuộc kiểm tra bất ngờ đã gia tăng trên cả nước. Một phần trong số đó cũng nhắm vào đối tượng nghiện ma túy ở Afghanistan.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc khai trương chuyến tàu RCEP đầu tiên đến Việt Nam

    Theo Tân Hoa Xã, chuyến tàu X9101 chở hơn 800 tấn hàng hóa khởi hành từ Cảng đường sắt quốc tế Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) vào sáng sớm 1/1 và đến Hà Nội sau hành trình dài 28 tiếng.

    Các mặt hàng bao gồm đồ điện tử, nhu yếu phẩm hàng ngày và hóa chất.

    Đây là chuyến tàu hàng hóa quốc tế đầu tiên từ Trung Quốc đến các nước thành viên Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) sau khi hiệp định có hiệu lực trong cùng ngày. Đây là hiệp định thương mại lớn nhất thế giới khi đóng góp 30% GDP toàn cầu, tiến tới loại bỏ ít nhất 92% dòng thuế nhập khẩu giữa các quốc gia ký kết trong vòng 20 năm.

    RCEP gồm 15 quốc gia thành viên ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, bao gồm 10 quốc gia thành viên của Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) cùng với Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia và New Zealand.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cho phép thông quan tạm thời trái cây Thái Lan từ ngày 4/1

    Việc mở lại cửa khẩu được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt tình trạng ùn ứ trái cây tươi của Thái Lan, nhất là sầu riêng và nhãn tại cửa khẩu Đông Hưng, Trung Quốc.

    Theo Cục Tin tức Quốc gia Thái Lan (National News Bureau of Thailand), chính quyền Trung Quốc đã mở lại cửa khẩu trên đất liền ở Bằng Tường, tỉnh Quảng Tây và sẽ cho phép thông quan trái cây Thái Lan vào nước này từ ngày 4-17/1/2022.

    Việc mở lại cửa khẩu được kỳ vọng sẽ giúp giảm bớt tình trạng ùn ứ trái cây tươi của Thái Lan, nhất là sầu riêng và nhãn tại cửa khẩu Đông Hưng, Trung Quốc.

    Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Hợp tác xã Thái Lan Chalermchai Sri-on cho biết, Bộ này đã tổ chức các cuộc thảo luận với cơ quan đại diện Trung Quốc để tìm cách xử lý tình hình. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây đã yêu cầu hỗ trợ từ chính phủ Thái Lan và Trung Quốc để sớm mở cửa khẩu thông quan hàng hóa.

    Theo quy định mới, các doanh nghiệp xuất khẩu trái cây Thái Lan sẽ được chính quyền Trung Quốc hỗ trợ để sửa đổi giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật từ cửa khẩu Đông Hưng sang cửa khẩu Bằng Tường từ ngày 1-3/1. Sau đó, họ sẽ được hải quan chấp thuận cho phép xuất khẩu trái cây vào Trung Quốc qua ga xe lửa tại thành phố Bằng Tường. Các nhà chức trách Trung Quốc sẽ ngay lập tức đóng cửa biên giới nếu họ phát hiện bất kỳ trường hợp nhiễm COVID-19 nào, do đó các nhà xuất khẩu phải duy trì các biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt và đảm bảo an toàn cho sản phẩm.

    Xuất khẩu trái cây của Thái Lan vào Trung Quốc đã bị ảnh hưởng bởi các biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19 của nước này. Trong 10 tháng đầu năm 2021, hơn 2 triệu tấn trái cây Thái Lan đã được xuất khẩu sang Trung Quốc, trị giá 148 tỷ bạt (tương đương khoảng 4,46 tỷ USD). Các mặt hàng trái cây được xuất khẩu với số lượng lớn gồm sầu riêng, nhãn và dừa non. Tuy nhiên, số lượng trái cây xuất khẩu đang có dấu hiệu chững lại do thông quan chậm trễ trong những tháng cuối năm 2021./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Sudan từ chức

    Theo TTXVN, Thủ tướng Sudan - ông Abdalla Hamdok ngày 2/1 đã tuyên bố từ chức sau cuộc khủng hoảng chính trị ở quốc gia Đông Bắc Phi này.

    Trung Quốc-Đài Loan khẩu chiến nảy lửa ngay đầu năm mới; Phát hiện 1 ca nhiễm cả cúm và COVID-19 - Ảnh 1.

    Thủ tướng Sudan Abdalla Hamdok. Ảnh: THX/TTXVN

    Trong bài phát biểu gửi tới người dân Sudan, được phát sóng trên kênh truyền hình Sudan TV, ông Hamdok nói: "Tôi tuyên bố với các bạn về quyết định từ nhiệm khỏi cương vị Thủ tướng của tôi để tạo điều kiện cho một nhân vật khác trong số những người con của đất nước đầy cao thượng này".

    Quyết định trên được ông Hamdok đưa ra chưa đầy 2 tháng sau khi được phục chức Thủ tướng Sudan, theo một phần của thỏa thuận chính trị với quân đội nước này.

    Cũng trong bài phát biểu, ông Hamdok cho rằng cần phải triển khai tiến trình thảo luận bàn tròn để đạt được một thỏa thuận mới dành cho quá trình chuyển tiếp chính trị hướng tới nền dân chủ ở Sudan.

    Sudan đã rơi vào tình trạng hỗn loạn sau khi Tướng  Abdel Fattah al-Burhan - nhà lãnh đạo trên thực tế ở nước này sau cuộc lật đổ nhà độc tài kỳ cựu Omar al-Bashir hồi năm 2019 - tiến hành cuộc đảo chính lật đổ chính quyền chuyển tiếp dân sự và bắt giữ Thủ tướng Hamdok hôm 25/10/2021. Sau đó, ông Hamdok được phục chức Thủ tướng vào ngày 21/11/2021, song những cuộc biểu tình quy mô lớn tiếp tục diễn ra nhằm phản đối Tướng Burhan và yêu cầu nhà lãnh đạo này thực hiện đúng cam kết dẫn dắt đất nước hướng đến một nền dân chủ toàn diện.

    Đặc phái viên của Tổng thư ký Liên hợp quốc tại Sudan, ông Volker Perthes ngày 1/1 đã kêu gọi tất cả các bên tại nước này tin tưởng lẫn nhau, để tìm ra một giải pháp đồng thuận nhằm đưa quốc gia Đông Bắc Phi thoát khỏi cuộc khủng hoảng hiện nay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc và Đài Loan khẩu chiến "nảy lửa" ngay đầu năm mới

    Trong thông điệp năm mới được phát vào tối thứ 6 (31/12/2021), Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình chỉ dành một đoán ngắn để nói về quan hệ với đảo Đài Loan: "Thực hiện thống nhất hoàn toàn Tổ quốc là nguyện vọng chung của đồng bào hai bên eo biển; chân thành hy vọng tất cả những người con dân tộc Trung Hoa sẽ chung tay tạo ra một tương lai tươi sáng cho đất nước Trung Quốc". 

    Ngoài ra, ông Tập cũng nhấn mạnh: "Tổ quốc luôn quan tâm đến sự phồn vinh và ổn định của Hồng Kông và Ma Cao. Chỉ có vui buồn có nhau và nỗ lực cùng nhau thì 'một quốc gia, hai chế độ’ mới có thể đạt được ổn định và thành công lâu dài."

    Trung Quốc và Đài Loan khẩu chiến nảy lửa ngay đầu năm mới - Ảnh 1.

    Trong khi đó, ngày 1/1/2022, lãnh đạo đảo Đài Loan Thái Anh Văn trong bài phát biểu năm mới nhắc nhở chính quyền Bắc Kinh không được đánh giá sai tình hình, và quan trọng hơn là ngăn chặn sự bành trướng của "chủ nghĩa mạo hiểm quân sự" trong nội bộ.

    Cùng ngày, Ủy ban Đại Lục của Đài Loan (Mainland Affairs Council, MAC) một lần nữa nhấn mạnh Chính sách "Bốn điều kiên trì" (tức Kiên trì thể chế tự do dân chủ ở Đài Loan, Kiên trì Đài Loan không lệ thuộc Trung Quốc, Kiên trì chủ quyền không để bị thôn tính, Kiên trì tương lai của Đài Loan tuân theo ý nguyện của dân chúng – được bà Thái Anh Văn nêu ra ngày 10/10/2021), thúc đẩy tương tác xuyên eo biển thông qua biện pháp đối ứng hòa bình. 

    Đáp lại, Văn phòng các vấn đề Đài Loan thuộc Quốc vụ viện Trung Quốc tuyên bố: "Việc đi theo con đường cụt 'Đài Loan độc lập' sẽ chỉ đẩy Đài Loan xuống vực sâu".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phát hiện người đầu tiên mắc cúm và COVID-19 cùng lúc

    Trường hợp đầu tiên mắc phải “quả bom kép” tiềm ẩn đầy nguy cơ gồm COVID-19 và cúm là một phụ nữ trẻ mang thai và chưa tiêm vaccine ngừa COVID-19 ở Israel.

    Kênh truyền hình RT đưa tin Trung tâm y tế Rabin ở Petah Tikva, Israel đã ra thông báo về trường hợp lây nhiễm kép này vào đầu tuần qua.

    "Cô ấy được chẩn đoán nhiễm virus cúm và virus SARS-CoV-2 ngay khi nhập viện. Cả hai xét nghiệm đều cho kết quả dương tính, ngay cả khi chúng tôi xét nghiệm lại vẫn vậy", Giáo sư Arnon Vizhnitser - Trưởng khoa phụ sản của trung tâm trên thông báo.

    Ông Vizhnitser cho biết bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhẹ của bệnh, và không có gì khác biệt khi cả cúm và COVID-19 đều tấn công vào đường hô hấp trên. Người phụ nữ này đã được xuất viện hôm 30/12.

    Bộ Y tế Israel đang đánh giá trường hợp đặc biệt này để tìm hiểu xem liệu sự kết hợp của hai loại virus có thể gây bệnh nghiêm trọng hơn hay không.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Omicron có thể đưa Israel đến miễn dịch cộng đồng, thay vì vaccine

    Làn sóng gia tăng mạnh các ca nhiễm biến thể Omicron có thể khiến Israel đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

    Cho đến cuối tháng 12, Israel đã nỗ lực kìm chân biến thể mới Omicron ở một mức độ nào đó nhưng với tỷ lệ lây nhiễm hiện đang tăng nhanh, các ca nhiễm hàng ngày dự kiến sẽ đạt mức cao kỷ lục trong 3 tuần tới. Tổng vụ trưởng Bộ Y tế Nachman Ash cho biết diễn biến này có thể dẫn đến khả năng Israel đạt được miễn dịch cộng đồng.

    Trung Quốc-Đài Loan khẩu chiến nảy lửa ngay đầu năm mới; Phát hiện 1 ca nhiễm cả cúm và COVID-19 - Ảnh 1.

    Ông Ash phát biểu với Đài 103FM: "Cái giá phải trả là rất lớn. Con số [ca nhiễm] sẽ phải rất cao để đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng. Điều này có thể xảy ra nhưng chúng tôi không muốn tiếp cận nó bằng phương tiện lây nhiễm, chúng tôi muốn đạt được miễn dịch cộng đồng nhờ nhiều người đã tiêm phòng".

    Khả năng miễn dịch cộng đồng là thời điểm mà một quần thể được bảo vệ khỏi virus, thông qua tiêm chủng hoặc bởi những người nhiễm virus đã phát triển kháng thể tự nhiên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới bước sang năm 2022, một quốc gia "kẹt lại" năm 2014

     - Ảnh 1.

    Lịch của Ethiopia đi sau lịch phương Tây 7 năm 8 tháng khiến quốc gia này vẫn "mắc kẹt" ở năm 2014 trong khi cả thế giới đã bước sang năm 2022.

    Theo đài BBC, trong lịch của Ethiopia, 1 năm kéo dài 13 tháng. Trong đó, 12 tháng có 30 ngày mỗi tháng như lịch phương Tây, còn tháng thứ 13 có 5 hoặc 6 ngày tùy thuộc năm nhuận hay không nhuận.

    Lịch mà Ethiopia sử dụng là Ge’ez, tương tự lịch Julian (tiền thân của lịch Gregorian được hầu hết quốc gia trên thế giới thông qua sau năm 1582). Điều này đã dẫn đến một số khẩu hiệu du lịch của Ethiopia như "Ethiopia, 13 tháng nắng" hoặc "Ở Ethiopia, bạn trẻ hơn 8 tuổi".

    Chính tháng thứ 13 này khiến lịch của Ethiopia đi sau lịch phương Tây 7 năm 8 tháng và hiện mới ở năm 2014.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại