*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới ngày 11/2 có nhiều diễn biến đáng chú ý.
Binh lính Ukraine trong cuộc tập trận bắn đạn thật gần thị trấn Chuguev, Kharkiv vào ngày 10/2. Ảnh: AFP
Chuyến thăm Nga của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron trong tuần này đã thu hút sự quan tâm đặc biệt về việc ngăn chặn một cuộc tấn công nhằm vào Ukraine, trong khi đó Mỹ vẫn giữ kín về sứ mệnh ngoại giao.
Kể từ khi Tổng thống Macron gặp Tổng thống Putin hôm 7/2 để cố gắng xoa dịu cuộc khủng hoảng ở biên giới Nga – Ukraine, các quan chức Mỹ vẫn giữ im lặng hoặc thậm chí tỏ vẻ hoài nghi về những gì các nước châu Âu coi là tiến triển trong việc ngăn chặn xung đột.
Giới chức Mỹ đã công khai bày tỏ nghi ngờ về những gì Tổng thống Pháp nói là sự đảm bảo mà ông có được từ Tổng thống Putin về việc không có sự leo thang của Nga.
Nga hiện có hơn 100.000 quân cùng một lượng lớn vũ khí tập trung ở biên giới giáp Ukraine. Mỹ và các nước châu Âu lo ngại Nga có thể sẽ thực hiện cuộc tấn công nhằm vào Ukraine.
"Chắc chắn, nếu có tiến triển ngoại giao, chúng tôi sẽ hoan nghênh điều đó nhưng chúng tôi sẽ tin điều đó khi tận mắt chứng kiến ở biên giới", Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Chiều 11-2, đại sứ Mỹ Marc Evans Knapper đã trình quốc thư lên Chủ tịch nước, chính thức bắt đầu nhiệm kỳ tại Việt Nam.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc tiếp đại sứ Hoa Kỳ Marc Evans Knapper - Ảnh: TTXVN
Tiếp tân đại sứ Mỹ , Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đánh giá cao đại sứ trong quá trình công tác trước đây tại Việt Nam, nhiệm kỳ 2004 - 2007, đã góp phần quan trọng thúc đẩy quan hệ hai nước.
Nhắc lại những ấn tượng tốt đẹp khi đón tiếp Phó tổng thống Kamala Harris sang thăm Việt Nam tháng 8 năm ngoái, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện giữa hai bên ngày càng phát triển sâu sắc và thực chất hơn.
Chủ tịch nước cũng cảm ơn Mỹ đã hỗ trợ Việt Nam 24,6 triệu liều vắc xin phòng COVID-19, giúp Việt Nam ứng phó với biến đổi khí hậu, hợp tác khắc phục hậu quả chiến tranh và hàn gắn, xây dựng lòng tin giữa hai nước và tin tưởng trong nhiệm kỳ công tác tại Việt Nam, đại sứ sẽ nỗ lực đóng góp hiệu quả hơn nữa trong việc thúc đẩy quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ.
Đại sứ Marc Evans Knapper cho biết rất ấn tượng về sự phát triển mạnh mẽ của Việt Nam trên nhiều mặt và khẳng định sẽ cố gắng hết sức để thúc đẩy hợp tác hai nước trong các lĩnh vực, nhất là thương mại, đầu tư, giáo dục, quốc phòng, an ninh.
Ông Knapper là đại sứ Mỹ thứ 8 tại Việt Nam kể từ khi hai nước bình thường hóa quan hệ ngoại giao năm 1995.
Ông Knapper là nhà ngoại giao chuyên nghiệp và từng có thời gian làm việc tại Việt Nam. Trước khi được Tổng thống Joe Biden đề cử vị trí đại sứ Mỹ tại Việt Nam, ông Knapper là phó trợ lý ngoại trưởng phụ trách Nhật Bản và Hàn Quốc tại Bộ Ngoại giao Mỹ.
Bộ Ngoại giao Mỹ đã thông qua kế hoạch bán 36 máy bay chiến đấu tiên tiến F-15 và các trang thiết bị quân sự khác trị giá 14 tỷ USD cho Indonesia.
Quyết định này của Mỹ được đưa ra sau khi Indonesia ký thỏa thuận hợp tác quân sự với Pháp.
Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, việc phê duyệt thương vụ mua bán trên nhằm cải thiện an ninh của các đối tác trong khu vực.
Cơ quan này nhấn mạnh: An ninh của các đối tác trong khu vực là rất quan trọng đối với sự ổn định chính trị và tiến bộ kinh tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Cũng theo Bộ Ngoại giao Mỹ, thương vụ mua bán nêu trên sẽ không ảnh hưởng đến cán cân quân sự cơ bản trong khu vực.
Theo VnExpress, ông Trump khẳng định không làm gì sai khi đem một số đồ khỏi Nhà Trắng và bác cáo buộc dùng toilet để hủy tài liệu khi đương nhiệm.
"Có một câu chuyện bịa đặt rằng tôi xả giấy tờ và tài liệu xuống bồn vệ sinh trong Nhà Trắng. Điều này hoàn toàn không đúng sự thật, chỉ là câu chuyện một phóng viên bịa đặt để gây chú ý về cuốn sách gần như hư cấu", cựu tổng thống Mỹ Donald Trump ra tuyên bố hôm 10/2.
Donald Trump tại Nhà Trắng hồi tháng 11/2020. Ảnh: AFP.
Tuyên bố của ông được đưa ra sau khi tờ Axios trích một phần nội dung trong cuốn sách sắp xuất bản của phóng viên New York Times Maggie Haberman, kể rằng "nhân viên Nhà Trắng thường phát hiện những mảnh giấy in làm tắc bồn cầu và họ tin rằng Trump là người cố xả nước chúng".
Truyền thông thế giới đưa tin, giới lãnh đạo Mỹ trong những ngày gần đây liên tiếp phát đi những cảnh báo về tình hình tại Ukraine .
Theo Reuters, mới đây nhất là Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken với tuyên bố đầy lo ngại: Nga đã điều động thêm lực lượng tới khu vực biên giới của mình với Ukraine và "có thể tiến hành một cuộc xâm lược bất cứ lúc nào", kể cả trong thời gian Olympic Bắc Kinh đang diễn ra.
Khi phóng viên của NBC đặt câu hỏi về khả năng Mỹ điều động quân đội tới Ukraine để giải cứu công dân Mỹ, ông Biden đã khẳng định khả năng đó "không bao giờ có thể xảy ra. Hành động đó có thể gây ra thế chiến. Chúng ta đang ở trong một thế giới hoàn toàn khác trước."
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhầm lẫn của Ngoại trưởng Anh trong cuộc gặp với người đồng cấp Nga Sergey Lavrov đã khiến Đại sứ Anh tại Nga phải ra mặt đỡ lời.
"Tôi cảm thấy thất vọng khi cuộc đối thoại của chúng tôi cuối cùng lại giống như người câm nói chuyện với người điếc" - đây là tuyên bố của Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov sau cuộc gặp gỡ với người đồng cấp Anh Liz Truss hôm 10/2 vừa qua.
Trước đó, phía Vương Quốc Anh đã tuyên bố cuộc đối thoại giữa Ngoại trưởng hai nước Anh và Nga là nỗ lực ngoại giao quan trọng của nước này nhằm ngăn cản Moskva phát động chiến dịch tấn công quân sự nhằm vào Ukraine .
Tuy nhiên, cuộc trao đổi đã diễn ra trong không khí được truyền thông mô tả là "lạnh nhạt", với kết luận của Ngoại trưởng Lavrov là "hai bên có vẻ đang lắng nghe nhưng kỳ thực là không nghe thấy lời nói của nhau".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tuổi trẻ đưa tin ngày 11-2, cảnh sát cho biết một vụ nổ làm rung chuyển nhà máy của Công ty hóa dầu Yeochun NCC (YNCC) ở miền nam Hàn Quốc, làm bốn người chết và bốn người bị thương, song không ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất.
Theo Hãng thông tấn Yonhap, vụ nổ xảy ra lúc 9h26 sáng 11-2 tại nhà máy của YNCC ở thành phố Yeosu, cách thủ đô Seoul khoảng 320km về phía nam.
Tám người được cho là đã có mặt tại hiện trường vụ nổ vào thời điểm này, trong đó có bốn người chết và bốn người bị thương được đưa đến bệnh viện cấp cứu.
Cảnh sát và lính cứu hỏa địa phương tin rằng vụ nổ xảy ra vào thời điểm chính quyền Hàn Quốc đang kiểm tra định kỳ hệ thống trao đổi nhiệt của nhà máy. Cảnh sát đang điều tra nguyên nhân vụ việc.
Trong khi đó, Hãng tin Reuters dẫn lời một quan chức của YNCC cho biết hoạt động sản xuất tại các nhà máy của YNCC ở thành phố Yeosu vẫn đang diễn ra bình thường.
"Bộ Lao động đang có mặt tại hiện trường để quyết định xem liệu có tạm ngừng sản xuất hay đóng cửa nhà máy hay không", quan chức này nói thêm.
Theo Reuters, nhà máy thứ ba của YNCC ở Yeosu - nơi xảy ra vụ nổ - sản xuất 470.000 tấn ethylene mỗi năm, trong khi nhà máy thứ nhất và thứ hai là 900.000 và khoảng 920.000 tấn ethylene mỗi năm.
Theo Tuổi trẻ, tình trạng hỗn loạn chính trị của Libya trở nên tồi tệ hơn sau khi quốc hội nước này bổ nhiệm một thủ tướng mới trong khi thủ tướng lâm thời không chấp nhận việc đó.
Ông Fathi Bashagha được Quốc hội Libya chọn làm thủ tướng sau khi ứng viên còn lại rút lui - Ảnh: AP
Theo Guardian, hôm 10-2, người phát ngôn Quốc hội Libya cho biết họ đã chọn cựu bộ trưởng nội vụ Fathi Bashagha sau khi ứng cử viên duy nhất còn lại rút lui.
Tuy nhiên, Thủ tướng lâm thời Abdul Hamid Dbeibah, người đứng đầu Chính phủ thống nhất quốc gia được quốc tế công nhận, đã bác bỏ quyết định của quốc hội, tuyên bố sẽ chỉ bàn giao quyền lực sau một cuộc bầu cử toàn quốc.
Động thái này đi ngược lại những nỗ lực của Liên Hiệp Quốc (LHQ) nhằm hòa giải đất nước bị chia cắt và có nguy cơ tạo ra hai chính quyền song song tồn tại.
Libya đã lâm vào cuộc xung đột kéo dài 10 năm kể từ sau cuộc nổi dậy lật đổ nhà lãnh đạo Gaddafi năm 2011.
Ngay trước cuộc bỏ phiếu tại quốc hội, người phát ngôn Aguila Saleh nói với các nhà lập pháp trong phiên họp rằng ông Bashagha đã trở thành ứng cử viên duy nhất cho vị trí này vì ứng viên đối thủ, Khalid al-Baibas, đã rút lui.
Hàng trăm người đã xuống đường ở thủ đô Tripoli để phản đối quyết định của quốc hội về việc bổ nhiệm thủ tướng mới.
Thủ tướng lâm thời Dbeibah cảnh báo việc ông bị sa thải sẽ đẩy đất nước trở lại "chia rẽ và hỗn loạn" sau gần 2 năm tương đối yên ổn. Ông nói sẽ chỉ chuyển giao quyền lực cho một chính phủ dân cử.
Ông Dbeibah từ một doanh nhân trở thành thủ tướng Libya vào tháng 2 năm ngoái trong tiến trình chính trị do phương Tây làm trung gian và được LHQ hậu thuẫn.
Trước diễn biến rắc rối này, LHQ tuyên bố tiếp tục công nhận ông Dbeibah làm thủ tướng Libya lâm thời.
Khinh hạm tên lửa dẫn đường Tongling (Hull 629) thuộc đội tàu khu trục nhỏ của Bộ Tư lệnh Quân khu phía Nam của PLA
Các chuyên gia quân sự cho biết hôm 10/2, Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc (PLA) đã tập trận đồng thời ở ba vùng biển lớn. Qua động thái này, các chuyên gia nhận định rằng Trung Quốc muốn phô diễn khả năng sẵn sàng chiến đấu sau khi Mỹ và Nhật Bản tổ chức các cuộc tập trận quy mô lớn dọc theo chuỗi đảo gần đảo Đài Loan.
Cụ thể, Mỹ và Nhật Bản tổ chức cuộc diễn tập Noble Fusion 2022 từ ngày 3/2 đến 7/2 ở vùng biển xung quanh chuỗi đảo thứ nhất ở Tây Thái Bình Dương. Cuộc diễn tập có sự góp mặt của nhóm tác chiến tàu sân bay USS Abraham Lincoln cùng 15.000 binh sĩ Mỹ và khoảng 1.000 quân nhân Nhật Bản.
Các cuộc tập trận diễn ra trong khi Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh 2022 đang được tổ chức.
Tại Biển Hoa Đông, tàu khu trục Type 052C Changchun, tàu khu trục Type 052D Xiamen và tàu khu trục Type 054A Yiyang thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu phía Đông của PLA đã thực hiện các bài tập thực chiến với nhiều khóa huấn luyện, bao gồm phòng không, diễn tập và bắn đạn thật - Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc đưa tin hôm 9/2.
Tàu khu trục thuộc Chiến khu miền Bắc Trung Quốc diễn tập bắn đạn thật cuối năm 2021. Ảnh: BQP Trung Quốc.
Ở Biển Đông, tàu tiếp tế Type 903 Weishanhu và tàu bệnh viện You'ai thuộc Bộ tư lệnh Chiến khu phía Nam của PLA đã tổ chức các cuộc diễn tập hàng hải, bao gồm tìm kiếm cứu nạn, tiếp tế trên biển và bắn đạn thật, CCTV đưa tin.
Tại biển Hoàng Hải, Bộ Tư lệnh Chiến khu phía Bắc Trung Quốc đã tổ chức một cuộc diễn tập cứu hộ toàn diện đa chiều trên không ở giữa biển, thực hành kiểm soát thiệt hại, quét mìn và tìm kiếm cứu nạn, báo cáo cho biết.
PLA cũng cử hai máy bay chiến đấu J-16, một máy bay tác chiến điện tử Y-8, một máy bay tác chiến chống ngầm Y-8 và một máy bay tình báo điện tử Y-8 đến hòn đảo thuộc vùng nhận dạng phòng không phía tây nam của Đài Loan.
Theo Thanh niên, cuộc bầu cử tổng thống tại Philippines đã bước vào giai đoạn then chốt và quan điểm của các ứng viên về vấn đề Biển Đông có thể là một trong những yếu tố quyết định đến cuộc đua.
Ngày 8.2 vừa qua, Philippines chính thức bước vào giai đoạn vận động cho cuộc bầu cử diễn ra vào tháng 5. Những tranh chấp chủ quyền tại Biển Đông có khả năng sẽ là chủ đề nóng mà các ứng cử viên cần tập trung để giành được sự ủng hộ của cử tri. Từ cuối năm 2020, chính quyền sắp mãn nhiệm của Tổng thống Rodrigo Duterte được cho là đã có một quan điểm công khai chống lại Trung Quốc nhiều hơn so với hầu hết giai đoạn đầu.
Sự chuyển hướng có thể xuất phát từ nhận thức ngày càng rõ ràng trong chính quyền rằng lập trường mềm mỏng với Trung Quốc đã không mang lại sự nhượng bộ đáng kể. Điều này được xem là nguyên nhân chính dẫn đến sự bất mãn của người dân Philippines, yếu tố có thể xoay chuyển kết quả bỏ phiếu sắp tới. Các cuộc khảo sát cho thấy người dân Philippines ngày càng ủng hộ lập trường mạnh mẽ hơn về vấn đề Biển Đông, gồm đề cao phán quyết của Tòa trọng tài năm 2016, hiện đại hóa quân đội và tăng cường liên minh quân sự với Mỹ để bảo vệ lợi ích của Philippines.
(Từ trái sang) Ông Ferdinand Marcos Jr, bà Leni Robredo, ông Manny Pacquiao, ông Isko Moreno và ông Panfilo Lacson
Duy trì cách tiếp cận song phương
Trong cuộc bầu cử sắp tới có nhiều ứng viên, trong đó đáng chú ý có cựu thượng nghị sĩ Ferdinand Marcos Jr, Phó tổng thống Leni Robredo, Thị trưởng Francisco Domagoso (còn có tên là Isko Moreno) của Manila, siêu sao quyền anh Manny Pacquiao và cựu lãnh đạo cảnh sát Panfilo Lacson.
Trong số này, ông Marcos Jr, con trai của nhà độc tài Ferdinand Marcos, đang dẫn đầu trong các cuộc khảo sát thăm dò. Thông qua những phát ngôn của ông Marcos Jr, đã có những đánh giá cho rằng ông sẽ lặp lại chính sách của ông Duterte là đặt phán quyết về Biển Đông sang một bên để ưu tiên hợp tác với Trung Quốc.
Trong cuộc phỏng vấn Đài DZRH hồi cuối tháng 1, ông Marcos Jr gọi vụ kiện của Philippines là "không hiệu quả" và thỏa thuận song phương với Trung Quốc là "lựa chọn thực tế duy nhất", theo Bloomberg. Bên cạnh đó, ông cũng lặp lại lập luận yêu thích của ông Duterte rằng Philippines sẽ thua cuộc nếu chiến tranh với Trung Quốc, thậm chí còn hoài nghi về sự cần thiết của việc hiện đại hóa quân đội. Ứng cử viên này cho biết có kế hoạch đàm phán một thỏa thuận với Trung Quốc để giải quyết tranh chấp tại Biển Đông nếu đắc cử, dù cũng nhấn mạnh vai trò của ASEAN.
Tên lửa Trường Chinh 4B mang theo vệ tinh Shijian-6 05 phóng từ Trung tâm phóng vệ tinh Tửu Tuyền ở phía tây bắc Trung Quốc ngày 10 tháng 12 năm 2021. Ảnh: Wang Jiangbo / Xinhuanet.
"Khám phá vũ trụ rộng lớn, phát triển ngành công nghiệp vũ trụ và xây dựng Trung Quốc thành một cường quốc không gian là giấc mơ vĩnh cửu của chúng tôi" - SCMP trích lời ông Tập.
SCMP thông tin, chỉ riêng năm 2021, Trung Quốc đã đứng đầu thế giới với 55 sứ mệnh phóng vào không gian - đối thủ hàng đầu của nước này là Mỹ đứng ở vị trí thứ hai với 43 sứ mệnh phóng không gian.
Chưa dừng ở đó, Trung Quốc đang nung nấu thực hiện mục tiêu khổng lồ: Sứ mệnh không gian 2022 sẽ phá vỡ kỷ lục năm 2021.
Cụ thể, SCMP trích dẫn thông tin được tiết lộ trong sách xanh của Tập đoàn Khoa học và Công nghệ Hàng không Vũ trụ Trung Quốc (CASC) cho thấy kế hoạch mới đầy tham vọng của Bắc Kinh trong vũ trụ năm 2022.
Trong đó bao gồm: Thực hiện hơn 50 sứ mệnh không gian, trong đó có các phi vụ phóng tàu vũ trụ và hoàn thành Trạm Vũ trụ Trung Quốc (tên là Thiên Cung) trong năm 2022.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cựu công công tố viên Yoon Seok-youl gây tranh cãi với bàn tay có xăm chữ "Vương" trong buổi tranh luận trên truyền hình. Ảnh: SCMP.
Vợ chồng ông bà Yoon Seok-youl cũng khiến công chúng Hàn Quốc nghi ngại khi phụ thuộc nhiều vào lời khuyên từ các thầy bói.
Sự tin tưởng của bà Kim Keon-hee - vợ ông Yoon Seok-youl - vào lời của thầy bói được đưa ra ánh sáng khi bản ghi âm từ cuộc trò chuyện qua điện thoại kéo dài 7 tiếng với một phóng viên được công khai vào tháng trước.
Khi phóng viên nói với bà Kim Keon-hee về lời khuyên của một thầy bói rằng khu vực nhà khách tại Phủ Tổng thống (Nhà Xanh) nên được dời đi vì vị trí hiện tại của nó sẽ mang lại điều không may mắn, bà Kim đã đồng ý và hứa sẽ di dời nếu ông Yoon Seok-youl đắc cử.
Bà Kim Keon-hee - vợ của ứng viên tổng thống Hàn Quốc Yoon Seok-youl. Ảnh: SCMP
Bà Kim Keon-hee cũng nói trong các đoạn ghi âm tương tự rằng, khả năng thấu thị của bà vượt trội hơn bất kỳ thầy bói nào khác, và ông Yoon Seok-youl cũng có khả năng ngoại cảm, đó là lý do tại sao cặp đôi này lại gắn bó với nhau. "Tôi giỏi hơn hầu hết các thầy bói; bản thân tôi có thể xem bói và tôi biết vợ chồng chúng tôi sẽ đến Nhà Xanh", bà Kim nói với phóng viên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Công nhân làm việc tại đường hầm Atal. (Ảnh: Reuters)
Hãng thông tấn ANI ngày 10/2 cho biết, Sách kỷ lục Guinness thế giới vừa công nhận Đường hầm Atal của Ấn Độ là “Đường hầm cao tốc dài nhất thế giới”.
Đường hầm được đặt theo tên của cựu Thủ tướng Ấn Độ Atal Bihari Vajpayee, dài 9 km, nằm ở độ cao hơn 3.000m trên dãy Himalaya với tổng vốn đầu tư trên 400 triệu USD. Nó được tích hợp nhiều hệ thống đảm bảo an toàn như hệ thống phòng cháy chữa cháy, hệ thống thông gió, chiếu sáng …
Công trình được thi công trong 10 năm qua và khánh thành vào ngày 3/10/2021. Đường hầm Atal được thiết kế dành cho mật độ giao thông khoảng 3.000 xe ô tô và 1.500 xe tải mỗi ngày với tốc độ tối đa 80km/h.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thái tử Charles (73 tuổi), người thừa kế ngai vàng Anh, đang tự cách ly sau khi có có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19, điện Clarence House thông báo hôm 10/2. Năm 2020, ông đã mắc COVID-19.
Thái tử Charles đã phải hủy bỏ việc tham dự một sự kiện ở thành phố Winchester hôm thứ Năm, theo một thông báo từ tài khoản Twitter chính thức của ông. Theo kế hoạch trước đó, ông sẽ dự lễ khánh thành một bức tượng nữ doanh nhân Do Thái thời Trung cổ, CNN đưa tin ngày 10/2.
Thái tử Charles (sinh năm 1948) đang tự cách ly sau khi có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 lần thứ hai. Ảnh: Getty Images.
Trưa 10/2, Clarence House viết trên Twitter: "Sáng nay, Thân vương xứ Wales đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 và hiện đang tự cách ly. Thân vương vô cùng thất vọng khi không thể tham dự các sự kiện hôm nay ở Winchester và sẽ tìm cách sắp xếp lại chuyến thăm của mình càng sớm càng tốt".
Đây là lần thứ hai Thái tử Charles có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2. Ông lần đầu tiên mắc COVID-19 là vào cuối tháng 3/2020, khi các quốc gia trên thế giới lần đầu tiên cảm nhận được tác động của đại dịch COVID-19. Năm 2020, Hoàng tử William cũng mắc COVID-19, ngay sau khi cha mình (Thái tử Charles) có kết quả xét nghiệm dương tính.
Thời điểm mắc COVID-19 lần đầu, Thái tử Charles cho biết, ông may mắn chỉ gặp các triệu chứng nhẹ, sau đó khỏi bệnh một cách nhẹ nhàng.
Thái tử Charles được tiêm phòng COVID-19 đầy đủ, PA Media đưa tin. Nhưng Clarence House chưa xác nhận lần cuối Thái tử Charles tiếp xúc gần với mẹ mình - Nữ hoàng Elizabeth II.
Ngày 10/2, Nhà Trắng thông báo Mỹ sẽ đăng cai tổ chức Hội nghị cấp cao Diễn đàn hợp tác kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) vào năm 2023.
Thông báo nêu rõ: "Chúng tôi tự hào rằng Mỹ sẽ là nước chủ nhà của Hội nghị cấp cao APEC năm 2023, nhấn mạnh cam kết của chúng tôi trong việc thúc đẩy thương mại và đầu tư công bằng và cởi mở, tăng cường khả năng cạnh tranh của Mỹ và đảm bảo một khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở".
Theo người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki, ưu tiên hàng đầu của chính quyền Tổng thống Joe Biden là thúc đẩy vai trò là một đối tác mạnh mẽ và đáng tin cậy của các nền kinh tế APEC, đồng thời tìm kiếm những giải pháp chung để mở ra cơ hội kinh tế, thịnh vượng và phát triển cho tất cả.
Hồi tháng 8/2021, trong một bài phát biểu về chính sách trong chuyến thăm đến Singapore, Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris cho biết Mỹ đã đề xuất được đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC vào năm 2023.
Hội nghị Cấp cao APEC trong năm 2021 do New Zealand đăng cai đã phải diễn ra dưới hình thức trực tuyến do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19. Thái Lan dự kiến đăng cai Hội nghị Cấp cao APEC năm 2022 còn Peru là nước chủ nhà hội nghị vào năm 2024.
Theo Dân trí, một nhà ngoại giao Hàn Quốc tại Mỹ bị gãy mũi sau khi bị một người đàn ông lạ mặt tấn công trên đường phố New York.
Bạo lực nhằm vào người gốc Á có chiều hướng gia tăng đáng lo ngại ở New York và các nơi khác của Mỹ trong bối cảnh đại dịch (Ảnh minh họa: ABCNews).
AFP dẫn thông cáo ngày 10/2 của Bộ Ngoại giao Hàn Quốc cho biết: "Một nhà ngoại giao trong phái đoàn của Hàn Quốc tại Liên Hợp Quốc bị một người đàn ông lạ mặt tấn công ở trung tâm Manhattan, New York vào tối 9/2, khiến ông bị thương".
Thông cáo cho biết thêm, Bộ Ngoại giao Hàn Quốc sẽ đề nghị cảnh sát địa phương nhanh chóng mở một cuộc điều tra toàn diện về vụ việc.
Theo nguồn tin của New York Post, vụ tấn công khiến nhà ngoại giao Hàn Quốc gãy mũi phải điều trị tại bệnh viện, trong khi đó kẻ tấn công đã bỏ trốn khỏi hiện trường.
Đội tàu cá Trung Quốc. Ảnh: Marinetime
Việc đánh bắt quá mức và trái phép của đội tàu cá Trung Quốc làm kiệt quệ nguồn thủy sản ở Sierra Leone, đẩy nhiều ngư dân rơi vào cảnh tuyệt vọng và chết đói.
Khi đánh bắt hải sản bất hợp pháp quy mô công nghiệp của các đội tàu Trung Quốc gây hại cho các cá thể quần áo, các biển cộng đồng ở Sierra Leone ngày càng tuyệt vọng và cảm thấy bất lực.
Dọc theo bờ biển nát của Tombo, hàng ghế sơn tay thủ công cập bến dưới ánh nắng thay đổi giữa các hoạt động đánh bắt trong ngày của khu chợ tại một trong những cá lớn nhất của Sierra Leone.
Dưới bóng râm ở bến tàu nhịp điệu, Joseph Fofana, một dân tộc 36 tuổi, đang sửa lại tấm lưới bị rách. Fofana cho biết anh chỉ kiếm được khoảng 50.000 leone (3,3 bảng Anh) sau 14 tiếng mặc định giữa biển khơi sóng và nắng cháy da cháy thịt.
Anh cùng với 19 người khác "đánh lén" đánh bắt và tất cả bỏ tiền thuê con tàu này để đánh bắt cá. "Đây là công việc duy nhất mà chúng tôi có thể làm được. Nhưng chúng tôi đang rất đau khổ", anh nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo Dân trí, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc cảnh báo phương Tây về những động thái có thể dẫn đến "thảm kịch", trong khi Tổng thống Vladimir Putin đề xuất yêu cầu đảm bảo an ninh.
Tổng thống Nga Vladimir Putin (Ảnh: Sputnik).
Trao đổi với RIA Novosti hôm 10/2, Đại sứ Nga tại Liên Hợp Quốc ở Geneva Gennady Gatilov đã đề cập tới sự bế tắc giữa Nga, Mỹ và một số đối tác của hai nước ở châu Âu.
"Mối lo ngại thực sự của chúng tôi là Mỹ và các đồng minh của họ đang làm nghiêm trọng thêm tình hình đến mức có thể biến thành một thảm kịch thực sự", Đại sứ Gatilov cảnh báo.
Tuy nhiên, Đại sứ Gatilov vẫn hy vọng Washington và các đối tác chưa sẵn sàng tiến hành một cuộc xung đột toàn diện với Nga.
Trong bài phát biểu cùng ngày, Tổng thống Nga Vladimir Putin thừa nhận căng thẳng ngày càng gia tăng giữa Nga và phương Tây. Tổng thống Putin tuyên bố chính phủ của ông vẫn đang "nỗ lực bền bỉ" để "đảm bảo sự ổn định chiến lược và đối phó với các mối đe dọa và thách thức đang nổi lên".
Theo Tổng thống Putin, trong bối cảnh ngoại giao toàn cầu ngày càng "hỗn loạn và căng thẳng", Nga cần nhận được sự đảm bảo an ninh từ khối NATO do Mỹ đứng đầu.
"Điều này bao gồm nỗ lực của chúng tôi để nhận được sự đảm bảo an ninh toàn diện, mang tính ràng buộc về mặt pháp lý từ Mỹ và các đồng minh NATO", ông Putin cho biết.
Theo VnExpress, ông Macron phải ngồi tại bàn họp dài bất thường khi gặp ông Putin do ông từ chối cho nước chủ nhà xét nghiệm Covid-19 vì sợ lộ ADN.
Giới chức Nga đã sắp xếp một chiếc bàn họp dài 4 mét cho buổi đối thoại trực tiếp giữa lãnh đạo hai nước về khủng hoảng Ukraine tại Điện Kremlin ngày 7/2. Một số nhà ngoại giao và giới phân tích phỏng đoán Moskva muốn gửi thông điệp ngoại giao với cách sắp đặt này.
Tổng thống Putin (trái) hội đàm với người đồng cấp Macron tại Moskva hôm nay. Ảnh: AFP.
Tuy nhiên, theo hai nguồn tin trong phái đoàn của Tổng thống Pháp Emmanuel Macron, Điện Kremlin đã đề nghị ông xét nghiệm Covid-19 nhưng lãnh đạo Pháp từ chối.
Các nguồn tin cho biết phía Nga ra điều kiện Macron phải chấp nhận xét nghiệm mới được tiếp xúc gần với Tổng thống Vladimir Putin, còn nếu từ chối thì lãnh đạo Pháp cần tuân thủ những quy định hạn chế tiếp xúc nghiêm ngặt hơn. Macron cuối cùng lựa chọn giữ khoảng cách với người đồng cấp Nga trong buổi gặp.
"Chúng tôi đã biết trước sẽ không có bắt tay và phải ngồi bàn dài. Tuy nhiên, chúng tôi không thể chấp nhận để cho họ có được ADN của Tổng thống", một trong hai nguồn tin chia sẻ về mối lo nếu bác sĩ Nga xét nghiệm Covid-19 cho Tổng thống Macron.