Cập nhật lúc

Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19

Tình hình dịch COVID-19 tại nhiều nơi trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp do sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2.

Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Mỹ: Dân sợ "lưỡi hái" Delta, tỷ lệ đi tiêm vaccine tăng vọt

    TTXVN đưa tin, tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 tại Mỹ đã tăng đều đặn trong 3 tuần qua, trung bình đạt hơn 650.000 liều/7 ngày, tăng 26% so với 3 tuần trước đó. 

    Tốc độ tiêm chủng được ghi nhận đã gia tăng tại một số bang miền nam nước Mỹ, vốn gặp khó khăn khi triển khai chương trình tiêm chủng bởi nhiều người lo ngại về độ an toàn của vaccine, bên cạnh các lý do khác.

    CDC Mỹ cho hay, đến nay có 49.5% người dân nước này đã tiêm chủng đầy đủ.

    Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19 - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Biden vừa ban hành loạt biện pháp mới nhằm đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng vaccine để ngăn đà lây lan của biến thể Delta lây lan (Ảnh: Reuters)

    Tổng thống Mỹ Joe Biden hôm 29/7 thông báo một số biện pháp mới sẽ được thực thi nhằm thúc đẩy người dân tiêm vaccine và làm giảm tốc độ lây lan dịch bệnh, bao gồm yêu cầu các nhân viên liên bang chứng minh đã tiêm vaccine hoặc phải thực hiện các biện pháp hạn chế nghiêm ngặt.

    Ông Biden cảnh báo sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta và yêu cầu toàn bộ nhân viên liên bang khai báo tình trạng tiêm chủng, đeo khẩu trang và phải xét nghiệm thường xuyên nếu chưa được tiêm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ nghiên cứu thử nghiệm vaccine dạng viên uống được cho là hiệu quả hơn Pfizer

    Vaccine dạng viên có thể dễ dàng gửi qua đường bưu điện, để ở nhiệt độ phòng mà không cần tủ lạnh hay đội ngũ y tá trợ giúp, qua đó đẩy nhanh tiến trình chống dịch.

    "Đây là vaccine chống Covid-19 của chúng tôi", tiến sĩ Sean Tucker, đồng thời là giám đốc nghiên cứu tại hãng Vaxart của Mỹ cầm trong tay một vỉ thuốc uống tương tự như bao loại thuốc khác.

    Giới thiệu của tiến sĩ Sean Tucker với tờ Straits Times khiến nhiều người khá bất ngờ bởi từ trước tới nay, vaccine chống Covid-19 thường được bảo quản dưới dạng để tiêm.

    Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19 - Ảnh 1.

    Sản phẩm vaccine dạng viên của Vaxart đang được thí nghiệm

    Theo tờ Straits Times, thế giới hiện nay đang đau đầu với việc phân phối vaccine chống dịch Covid-19 trước sự lây lan nhanh của biến thể Delta. Bên cạnh vấn đề nguồn cung, việc nhiều quốc gia không có hệ thống bảo quản lạnh đạt tiêu chuẩn hoặc thiếu nhân lực y tế khiến tiến độ tiêm chủng chưa đủ nhanh và nghiên cứu của Vaxart có thể là một bước đột phá.

    "Lợi ích của vaccine dạng viên là bạn có thể gửi vaccine qua đường bưu điện hoặc dùng drone (máy bay không người lái dạng nhỏ) để phân phối thuốc nhanh chóng. Bạn chẳng cần đội ngũ y tế hỗ trợ tiêm hay hệ thống bảo quản lạnh rườm rà. Đấy là ưu điểm rất lớn cho loại vaccine này", tiến sĩ Tucker nhấn mạnh.

    Hiện nay tất cả các loại vaccine dạng tiêm đều cần được bảo quản lạnh. Ví dụ vaccine của AstraZeneca cần được giữ ở 2-8 độ C, của Pfizer thì cần giữ ở (-70) độ C.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc Covid-19 ở Mỹ lại vượt 100.000 ca/ngày

    Tân Hoa Xã đưa tin, Mỹ ghi nhận hơn 100.000 ca mắc mới trong ngày 30/7 (theo giờ địa phương), mức cao nhất kể từ đầu tháng 2.

    Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Mỹ cho hay, số ca mắc Covid-19 hàng ngày trung bình trong 7 ngày của nước này đã tăng 64.1% so với 7 ngày trước đó, trong khi trung bình số ca tử vong hàng ngày tăng 33.3%.

    Đến nay Mỹ đã ghi nhận hơn 35 triệu ca mắc Covid-19 và khoảng hơn 613 nghìn bệnh nhân tử vong. Theo Bloomberg, có hơn 164 triệu người Mỹ đã tiêm chủng đầy đủ.

    Florida hiện đã trở thành tâm dịch mới ở Mỹ khi các ca nhiễm mới tại bang này chiếm 1/5 tổng ca nhiễm của cả nước. Florida ngày 30/7 ghi nhận 21.683 ca mắc Covid-19 mới, vượt qua kỷ lục ghi nhận hôm 7/1/2021 là 19.334 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hoàn Cầu nêu giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19: Bệnh nhân EVALI ở Mỹ năm 2019 có thể đã mắc Covid

    Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Hé lộ giả thuyết mới về nguồn gốc Covid-19 - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học Trung Quốc nghi ngờ một số bệnh nhân mắc căn bệnh viêm phổi bí ẩn liên quan đến thuốc lá điện tử ở Mỹ năm 2019 trên thực tế đã mắc Covid-19 (Ảnh: CNN)

    Thời báo Hoàn Cầu dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Trung Quốc, đánh giá phim chụp CT lồng ngực của 142 bệnh nhân mắc bệnh hô hấp được gọi là tổn thương phổi cấp tính liên quan đến thuốc lá điện tử (e-cigarette or vaping associated acute lung injury - EVALI) trong đợt bùng phát nghiêm trọng loại bệnh này vào năm 2019.

    Theo đó, các nhà khoa học Trung Quốc phát hiện 16 bệnh nhân có liên quan đến lây nhiễm virus, cho thấy họ có thể đã mắc Covid-19. Năm trong số các ca bệnh được xác định là "đáng ngờ ở mức độ vừa phải".

    16 bệnh nhân EVALI nói trên đều ở Mỹ, và có 12 bệnh nhân ghi nhận các triệu chứng từ trước năm 2020 - khi dịch bệnh Covid-19 lần đầu tiên bùng lên dữ dội trên thế giới, bắt đầu từ thành phố Vũ Hán, tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc.

    Các nhà khoa học kết luận rằng đã có các ca bệnh lây nhiễm virus trong số bệnh nhân EVALI báo cáo tại Mỹ năm 2019, và khả năng lây nhiễm Covid-19 trong bệnh phổi liên quan đến thuốc lá điện tử ở Mỹ là không thể loại bỏ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp: Biểu tình phản đối giấy thông hành Covid-19, cảnh sát phải xịt hơi cay

    Tin vui về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Cháu ông Hun Sen tiêm vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Người biểu tình ở Paris tuần hành phản đối quy định về giấy thông hành y tế (Ảnh: Bloomberg)

    Cảnh sát Pháp đã phải xịt hơi cay để giải tán đám đông biểu tình phản đối áp dụng giấy thông hành Covid-19 ở trung tâm thủ đô Paris hôm 31/7.

    Vài cuộc biểu tình rầm rộ như vậy đã diễn ra ở Paris vào hôm 31/7. Một cuộc xảy ra ở ga tàu điện ngầm Villiers, với đám đông tiến về quảng trường Bastille. Cảnh sát phun hơi cay sau khi đám đông biểu tình bắt đầu ném chai lọ vào lực lượng gìn giữ trật tự. Theo kênh BFM TV, 3 cảnh sát đã bị thương.

    Các cuộc biểu tình tương tự đã càn quét qua nhiều thành phố trên khắp nước Pháp kể từ giữa tháng 7 sau khi Tổng thống Emmanuel Macron công bố một loạt các hạn chế mới để khống chế sự lây lan của đại dịch Covid-19.

    Theo các quy định mới, bắt đầu từ tháng 8, các nhà hàng, quán bar, trung tâm mua sắm, máy bay, và tàu hỏa chặng dài tại Pháp sẽ yêu cầu khách hàng hoặc hành khách có một giấy thông hành đặc biệt chỉ ra rằng họ đã tiêm chủng Covid-19 hoặc có kết quả xét nghiệm âm tính đối với bệnh viêm đường hô hấp cấp này./.

    Người dân thủ đô Paris (Pháp) biểu tình phản đối giấy thông hành Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Vaccine Sinopharm Trung Quốc có hiệu quả cao chống biến thể Delta

    Nghiên cứu mới đây từ trường đại học Sri Jayewardenepura hàng đầu của Sri Lanka, nói rằng vaccine ngừa Covid-19 do hãng Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất có hiệu quả cao chống lại biến thể Delta của virus SARS-Cov-2.

    "Vaccine được phát hiện là rất hiệu quả chống lại biến thể Delta. Các phản ứng của kháng thể đối với biến thể Delta và kháng thể trung hòa tương tự như các mức độ ghi nhận sau khi lây nhiễm tự nhiên," phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Trung Quốc Triệu Lập Kiên nói hôm 22/7.

    Theo nghiên cứu, 95% người được tiêm hai mũi vaccine Sinopharm đã phát triển kháng thể tương tự như một người nhiễm bệnh tự nhiên. 

    Kết quả nghiên cứu cho thấy hai liều vaccine Sinopharm tạo ra kháng thể trung hòa ở 81.25% người tiêm, và mức kháng thể này tương tự với kháng thể ở người vượt qua bệnh Covid-19 tự nhiên.

    Nghiên cứu mới về hiệu quả của vaccine Sinopharm vừa đến TP HCM; Cháu ông Hun Sen tiêm vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Vaccine Vero Cell do Sinopharm (Trung Quốc) sản xuất (Ảnh: CGTN)

    Trong nhóm nghiên cứu của Sri Lanka có sự góp mặt của giáo sư Neelika Malavige, người đứng đầu Khoa Miễn dịch học và Y học Phân tử của tường Sri Jayewardenepura. 

    "Kết luận của báo cáo này là đối với biến thể Delta và các biến thể khác, vaccine của Sinopharm cho mức độ phản ứng kháng thể giống như ở những người lây nhiễm tự nhiên. Điều này là rất tốt," giáo sư Malavige nói.

    "Ở nhóm tuổi 20 đến 40, 98% người tiêm đã phát triển kháng thể, trong khi ở nhóm tuổi trên 60 thì 93% người tiêm có phát triển kháng thể. Điều này không lạ bởi người cao tuổi phản ứng ít hơn với vaccine," bà cho hay.

    Bản tin của Tân Hoa Xã ngày 30/7 cho hay, hiệu quả ngăn ngừa tử vong của vaccine Sinopharm đạt 61.6% sau mũi tiêm đầu tiên - được phân tích trên 147,908 trường hợp - và tăng lên đến 84% sau mũi tiêm thứ hai.

    Tại Việt Nam, Bộ Y tế chiều 31/7 cho biết vào cùng ngày, TP HCM đã tiếp nhận 1 triệu trong tổng số 5 triệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm, do công ty Sapharco mua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan: 1 nhà xác phải dùng container đông lạnh vì số ca tử vong do Covid nhiều

    Một nhà xác bệnh viện ở Thái Lan phải dùng container đông lạnh để bảo quản các thi thể bệnh nhân tử vong do Covid-19 bởi số ca tử vong tăng cao.

    Biện pháp khẩn cấp này từng được sử dụng trước đây trong đợt sóng thần tấn công bờ biển Thái Lan vào năm 2004.

    Giám đốc Pharuhat Tor-udom của Bệnh viện Đại học Thammasat cho hay, trước đây trung bình bệnh viện này có 7 ca xét nghiệm tử thi mỗi ngày thì giờ họ tiếp nhận 10 thi thể/ngày và giới hạn năng lực bảo quản đông lạnh của họ đã bị quá tải.

    "Hiện không đủ chỗ chứa tử thi nên chúng tôi đã mua 2 container đông lạnh để bảo quản xác. Hồi xảy ra sóng thần, chúng tôi từng sử dụng container để bảo quản thi thể chờ xét nghiệm pháp y xác định danh tính của nạn nhân. Mãi đến bây giờ chúng tôi mới phải lặp lại biện pháp này," ông nói.

    Campuchia tiêm vaccine Sinovac Trung Quốc cho trẻ em - cháu Thủ tướng Hun Sen tiên phong - Ảnh 1.

    Bệnh viện Đại học Thammasat ở tỉnh Pathum Thani, Thái Lan (Ảnh: Bangkok Post)

    Hiện mỗi ngày, Thái Lan ghi nhận trên 17.000 ca mắc mới Covid-19. Hôm 31/7, họ đạt kỷ lục đáng buồn mới với 18.912 ca mắc mới Covid-19 chỉ trong một ngày. Theo Reuters, hơn 1.200 bệnh nhân Covid-19 đang phải chờ nhập viện.

    Đầu tuần này, Thái Lan đã áp dụng lệnh hạn chế đi lại đối với Phuket, cách ly hòn đảo này với các phần còn lại của đất nước để khu nghỉ dưỡng này vẫn có thể mở cửa với du khách.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia bắt đầu tiêm chủng Covid-19 cho trẻ em bao gồm các cháu của Thủ tướng Hun Sen

    Sáng nay (1/8), tại thủ đô Phnom Penh, chính phủ Campuchia đã chính thức triển khai chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em và thanh thiếu niên trong độ tuổi từ 12 đến dưới 18.

    Số trẻ em được tiêm những mũi vaccine ngừa Covid-19 đầu tiên tại Campuchia là các cháu của Thủ tướng Hun Sen và các lãnh đạo cấp cao Campuchia.

    Phát biểu tại buổi lễ phát động chiến dịch, Thủ tướng Hun Sen cho biết, việc tiêm vaccine sẽ bảo vệ sức khỏe và sự an toàn cho trẻ em, giúp các em được thụ hưởng đầy đủ quyền lợi, trước hết là có thể sẽ được quay trở lại trường học trong tháng 9 hoặc tháng 10 tới.

    Cháu ông Hun Sen tiêm vaccine Sinovac Trung Quốc; Nhà xác Thái Lan dùng xe đông lạnh vì ca tử vong nhiều - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen (Ảnh: Fresh News)

    Theo kế hoạch, chiến dịch tiêm chủng cho trẻ em của Campuchia sẽ được triển khai tại thủ đô Phnom Penh, sau đó tiếp tục đến tỉnh Kandal, Preah Sihanouk, Koh Kong và tất cả các tỉnh trên cả nước.

    Loại vaccine chính phủ Campuchia sử dụng để tiêm cho cho trẻ em và thanh thiếu niên là vaccine Sinovac mua của Trung Quốc . Campuchia hiện có khoảng 2 triệu trẻ em trong độ tuổi từ 12 đến 17, dự kiến chiến dịch tiêm chủng bắt đầu từ ngày hôm nay và sẽ hoàn thành trong tháng 9 tới.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/campuc...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhiều nước thay đổi chiến lược tiêm vaccine Covid-19 theo hướng "cây gậy và củ cà rốt"

    Theo thống kê mới nhất của chuyên trang Our World in Data, dù tốc độ tiêm chủng đã tăng trong những tuần gần đây, song tới nay mới chỉ có 28,2% dân số thế giới đã được tiêm ít nhất một liều vaccine Covid-19. Việc thuyết phục những người còn do dự tiêm vaccine đang trở thành ưu tiên cấp bách hàng đầu của nhiều quốc gia.

    Theo người đứng đầu cơ quan khẩn cấp Tổ chức Y tế Thế giới Mike Ryan, bản thân virus SARS-CoV-2 ngay khi mới bùng phát đã là một virus nguy hiểm, trong khi biến thể Delta lại có khả năng lây truyền cao hơn gấp đôi so với chủng gốc.

    Vì vậy các quốc gia bắt buộc phải tuân theo các biện pháp y tế công cộng như thực hành giãn cách xã hội và đeo khẩu trang, song song với việc tăng cường phân phối vaccine trên khắp thế giới, đặc biệt là ở những quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhấ.

    Ông Ryan nói: "Không có viên đạn vàng hay đạn bạc. Cũng không có phép màu. Phép màu duy nhất mà chúng ta có là tiêm phòng. Vấn đề là chúng ta không chia sẻ một cách đồng đều trên toàn thế giới".

    Bấm vào link dưới để đọc bài từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel, Mỹ nghiên cứu vaccine Covid-19 dạng viên - hiệu quả hơn Pfizer?

    "Lợi ích của vaccine dạng viên là bạn có thể gửi vaccine qua đường bưu điện hoặc dùng drone (máy bay không người lái dạng nhỏ) để phân phối thuốc nhanh chóng. Bạn chẳng cần đội ngũ y tế hỗ trợ tiêm hay hệ thống bảo quản lạnh rườm rà. Đấy là ưu điểm rất lớn cho loại vaccine này", tiến sĩ Sean Tucker nhấn mạnh.

    Tiến sĩ Tucker cho biết họ đã đạt được những kết quả khả quan trong giai đoạn thử nghiệm thứ nhất vào tháng 5/2021. Cụ thể, các tế bào sản sinh kháng thể mạnh hơn so với cả Pfizer hay Moderna sau khi các chú chuột dùng vaccine của Vaxart.

    Nếu mọi thứ khả quan, Vaxart dự kiến sẽ xin được cấp phép khẩn cấp trong vòng 1 năm tới để sản xuất hàng triệu hay thậm chí hàng tỷ liều vaccine mỗi năm với giá rẻ để tung ra thị trường.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ:

     

    Cháu ông Hun Sen làm tiên phong tiêm chủng nhóm trẻ em; Chỉ số đáng mừng về hiệu quả vaccine - Ảnh 3.

    Trong khi đó, hãng dược Oramed của Israel đã khởi động một công ty mới trực thuộc là Oravax, sử dụng công nghệ viên nang từ sản phẩm insulin dạng uống để sản xuất vaccine ngừa COVID-19 dạng viên.

    Giám đốc điều hành (CEO) của Oramed, ông Nadav Kidron cho biết một loại vaccine có thể uống được đặc biệt hấp dẫn đối với các nước đang phát triển, vì giúp giảm gánh nặng hậu cần trong các chiến dịch tiêm chủng đại trà, ví dụ như không cần điều kiện bảo quản lạnh như vaccine dạng tiêm, vận chuyển dễ dàng hơn. Tuy nhiên, giải pháp này cũng sẽ thu hút các nước giàu, nơi không ít người cảm thấy không thoải mái với kim tiêm nên còn do dự khi đi tiêm phòng.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    CDC Mỹ: Chỉ có 0,1% người tiêm đủ liều vaccine mắc COVID-19

    Trong tổng số hơn 164 triệu người đã được tiêm đủ hai mũi vaccine, chỉ có 125.000 người có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 và chỉ 0,001% người thuộc nhóm này tử vong.

    Tin vui về 2 loại vaccine đang có ở Việt Nam; TQ liên tục thủng lưới: 1 ổ dịch lớn bùng lên sau Nam Kinh - Ảnh 1.

    Tiêm chủng vẫn là giải pháp quan trọng nhất trong ngăn ngừa COVID-19, nhất là với trường hợp bệnh nặng phải nhập viện hoặc tử vong. Ảnh: Getty Images

    Đây là số liệu do Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa dịch bệnh (CDC) Mỹ đưa ra. Kết quả này cho thấy "ca nhiễm đột biến" (breakthrough infection) tuy là tâm điểm chú ý của truyền thông và dư luận Mỹ gần đây, nhưng số ca nhiễm thấp mà CDC công bố cho thấy nguy cơ chủ yếu nhằm vào đối tượng chưa tiêm vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Bùng thêm ổ dịch lớn ở Trịnh Châu, Hà Nam

    Tính đến 18h chiều cùng ngày, thành phố Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc đã báo cáo 11 trường hợp được xác nhận nhiễm COVID-19 và 16 trường hợp không có triệu chứng. Đây là địa phương vừa trải qua thảm họa thiên tai khi mưa lớn gây ra lũ lụt nghiêm trọng.

    Diễn biến này khiến Trịnh Châu bất ngờ trở thành một thành phố khác của Trung Quốc có số ca mắc COVID-19 tăng cao, sau thành phố Nam Kinh ở tỉnh miền Đông Giang Tô.

    Thành phố Trịnh Châu đã báo cáo ca nhiễm không triệu chứng đầu tiên vào ngày 30/7. Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh thành phố Trịnh Châu Vương Tùng Giang cho biết, hầu hết những người bị nhiễm bệnh đều ở Bệnh viện Nhân dân số 6 của thành phố, liên quan đến các nhân viên vệ sinh, nhân viên y tế và bệnh nhân nội trú. Điều này cho thấy những lỗ hổng tại bệnh viện.

    Bệnh viện Nhân dân số 6 là cơ sở được chỉ định điều trị các ca nhiễm không triệu chứng đến từ nước ngoài. Theeo Giám đóc Vương Tùng Giang, so với các đợt bùng phát trong nước đang xảy ra ở các thành phố như Nam Kinh, Trương Gia Giới và Thành Đô, dịch COVID-19 ở Trịnh Châu đang lây lan rất nhanh, với tải lượng virus cao và có thể mất nhiều thời gian hơn để kiểm soát dịch bệnh.

    Tin vui về 2 loại vaccine đang có ở Việt Nam; TQ liên tục đón tin xấu: Nam Kinh vừa thủng lưới, 1 ổ dịch khác bùng lên - Ảnh 1.

    Bệnh viện Nhân dân Số 6 ở Trịnh Châu là nơi vừa bùng lên ổ dịch mới nhất ở Trung Quốc, buộc nhà chức trách tổ chức xét nghiệm cho toàn bộ người dân thành phố (Ảnh: Sina)

    Hiện Trịnh Châu đang phải đối mặt với những thách thức lớn, khi thành phố này vừa phải hứng chịu đợt lũ lụt kinh hoàng, khiến 51 người chết tính đến ngày 23/ 7 và ít nhất 99 người chết trên toàn tỉnh Hà Nam tính đến 29/7. Trịnh Châu hiện có một khu vực thuộc diện nguy cơ cao và 3 khu vực có nguy cơ trung bình. Thành phố này đã và đang tiến hành xét nghiệm axit nucleic trên toàn bộ người dân. Giám đốc ủy ban y tế Trịnh Châu đã bị cách chức vào ngày 31/7 sau khi thành phố báo cáo một trường hợp dương tính với virus SARS-CoV-2 không triệu chứng và nhiều ca nghi nhiễm hơn trong ngày 30/7.

    Bí thư tỉnh ủy Hà Nam, ông Lâu Dương Sinh, ngày 31/7 chỉ thị "phải kiên quyết giữ vững giới hạn đáy là lây nhiễm trong bệnh viện, đặt mục tiêu không có ca tử vong".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu ở Nga: Chưa thấy tác dụng phụ khi kết hợp vaccine AstraZeneca và Sputnik-V

    Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) cho biết, nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về sự kết hợp giữa vaccine ngừa Covid-19 của AstraZeneca (Anh) và vaccine Sputnik-V (Nga) được thực hiện ở Azerbaijan không ghi nhận bất kỳ tác dụng phụ nào.

    Trong một tuyên bố ngày 30/07, RDIF cho biết, "Nghiên cứu đầu tiên trên thế giới về kết hợp vaccine Astra Zeneca và thành phần đầu tiên của vaccine Sputnik-Light ở Azerbaijan cho thấy không có tác dụng phụ nghiêm trọng nào và cũng không có trường hợp nào mắc Covid-19 sau khi tiêm vaccine".

    Các nghiên cứu về tính an toàn và khả năng sinh miễn dịch khi kết hợp giữa vaccine Astra Zeneca và Sputnik V được thực hiện tại Azerbaijan từ tháng 2/2021. Đến tháng 8/2021, RDIF và các đối tác sẽ công bố dữ liệu đầu tiên về khả năng sinh miễn dịch của việc kết hợp này.

    Các thử nghiệm về hiệu quả khi kết hợp các mũi vaccine của những nhà sản xuất khác nhau được cho là sẽ mở ra giải pháp để các quốc gia có thể linh hoạt hơn trong lựa chọn loại vaccine và nguồn cung vaccine, tạo thuận lợi cho việc xúc tiến chiến dịch tiêm chủng ở các nước.

    Một nghiên cứu mới đây cho thấy tiêm trộn hai mũi vaccine AstraZeneca-Pfizer sản sinh lượng kháng thể gấp đến 6 lần so với tiêm hai mũi vaccine AstraZeneca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc báo động: Ổ dịch Nam Kinh "liên lụy" 8 tỉnh, hơn 20 đô thị

    Nhật báo Bắc Kinh đưa tin, ổ dịch ở thành phố Nam Kinh tiếp tục lây lan ra các địa phương khác và đã có ít nhất 8 tỉnh cùng hơn 20 thành phố bị ảnh hưởng, gồm Giang Tô, An Huy, Tứ Xuyên, Liêu Ninh, Quảng Đông, Hồ Nam, thủ đô Bắc Kinh,... Tình hình phòng chống dịch Covid-19 được mô tả là "nghiêm trọng".

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) nêu trong một hội nghị mới đây rằng nhiệm vụ cấp bách hiện nay là "kiên quyết kiểm soát dịch bệnh lây lan trong tỉnh Giang Tô". Các quy trình chống dịch được yêu cầu tiến hành rà soát và chỉnh đốn.

    Trước đó, Ủy ban Kiểm tra Kỷ luật trung ương Trung Quốc (CCDI) đã tuyên bố về những "sai sót" trong công tác quản lý và vận hành ở sân bay quốc tế Lộc Khẩu của Nam Kinh làm bùng lên dịch bệnh lây lan trong cộng đồng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga: Số ca mắc Covid-19 tăng gần gấp đôi trong tháng 7

    Theo Ban điều hành về ngăn ngừa và chống lây lan dịch Covid-19 của Nga, từ ngày 1/7 đến 31/7, tại Nga đã ghi nhận gần 23.350 trường hợp tử vong, cao gần gấp đối so với hơn 13.700 người trong tháng Sáu. 

    Con số tối đa trước đó là hơn 17.120 trường hợp tử vong được ghi nhận vào cuối tháng 12 năm ngoái. 

    Cần lưu ý rằng, số liệu của Ban điều hành không đầy đủ, chỉ tính đến những trường hợp nhiễm Covid-19 trở thành nguyên nhân chính gây tử vong và điều này nhanh chóng được xác nhận.

    Điều đáng lưu ý nữa, đó là hầu hết các ca nhiễm mới dịch Covid-19 và dẫn đến tử vong trong thời gian gần đây do chủng Delta.

    Tại thủ đô Moscow, nơi vẫn là tâm dịch, số ca nhiễm mới trong tháng 7 được xác nhận là ít hơn so với tháng 6: gần 148.000 so với 178.245 (giảm 17%). Hơn 608.200 người bị nhiễm bệnh đã hồi phục trong tháng 7, cao hơn gần 2 lần so với tháng trước, khoảng 1/3 trong số những người được chữa khỏi-hơn 201.000 người là ở Moscow.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://vov.vn/the-gioi/so-tu-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca Covid-19 ở Tokyo tăng vọt, Nhật cảnh báo hệ thống y tế sụp đổ

    Trong khi Olympic 2020 đang diễn ra tại Tokyo, Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga ngày 31/7 đã thông qua quyết định ban hành tình trạng khẩn cấp ở các tỉnh Kanagawa, Saitama, Chiba và thành pố Osaka từ ngày 2/8 tới. 

    Tình trạng khẩn cấp đã áp dụng ở thủ đô Tokyo và thành phố Okinawa cũng được gia hạn đến ngày 31/8.

    Sai lầm chí mạng làm ổ dịch Trung Quốc thất thủ đau đớn; Nhật báo động hệ thống y tế sụp đổ giữa Olympic - Ảnh 1.

    Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga (Ảnh: Japan Times)

    Ông Suga lý giải cho quyết định trên rằng số ca mắc Covid-19 "đang lan rộng ở Tokyo và khu vực đô thị phía Tây với một tốc độ khủng khiếp mà chúng ta chưa từng chứng kiến trước đó", song khẳng định chính phủ sẽ không phong tỏa toàn quốc mà sẽ thúc đẩy tăng tốc chiến dịch tiêm chủng vaccine.

    Tuy nhiên, Thủ tướng Suga cảnh báo hệ thống y tế nước này có thể sụp đổ nếu tốc độ lây lan Covid-19 duy trì ở mức cao như hiện nay. 

    Nhật Bản đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm Covid-19 nhanh nhất từ khi dịch bệnh bùng phát, song ông Suga tin rằng không có mối liên hệ giữa các sự kiện tại Olympic Tokyo 2020 đang diễn ra với số ca nhiễm mới tăng vọt ở thủ đô.

    Ông khẳng định các biện pháp mạnh mẽ đã được thực hiện nhằm ngăn ngừa dịch bệnh lây lan giữa các vận động viên và nhân viên bản địa phục vụ Thế vận hội.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Ổ dịch ở Nam Kinh "thất thủ" do không phong tỏa kịp thời

    Trung Quốc phát hiện lý do cay đắng khiến ổ dịch Nam Kinh thất thủ; Thái Lan gồng mình chống dịch - Ảnh 1.

    Ổ dịch ở sân bay Nam Kinh do biến thể Delta gây ra đã lây lan ra các đô thị khác ở Trung Quốc (Ảnh: CNN)

    Hãng tin nhà nước Trung Quốc Tân Hoa Xã ngày 31/7 đã đặt ra câu hỏi về lý do "thất thủ" của phòng tuyến chống dịch Covid-19 ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô.

    Một nhân viên thường trú tại sân bay trả lời THX, nói rằng bất chấp các ca lây nhiễm được phát hiện tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu từ ngày 20/7, song nhân viên này vẫn được yêu cầu đi làm bình thường trong các ngày 21, 22/7 dù có rủi ro lây nhiễm SARS-Cov-2 cao.

    Chuyên gia phân tích rằng do không kịp thời phong tỏa sân bay Lộc Khẩu, không di dời đúng lúc đội ngũ nhân viên, dẫn đến chuỗi lây nhiễm Covid-19 lan truyền ra bên ngoài sân bay, lây lan vào cộng đồng và ra các tỉnh thành khác của Trung Quốc, làm nguy cơ bùng phát dịch bệnh tăng vọt. 

    Hiện Nam Kinh đã cho cách ly tập trung nhân viên sân bay và người thân để ngăn chặn các ca mắc mới lan ra bên ngoài. Feng Jun - lãnh đạo đơn vị phụ trách vận hành sân bay - bị đình chỉ chức vụ từ ngày 23/7 liên quan đến ổ dịch nói trên, trong khi giới chức cấp cao tỉnh Giang Tô thừa nhận cần phải "kiểm điểm sâu sắc" bài học ở Nam Kinh.

    Truyền thông Trung Quốc gọi ổ dịch Nam Kinh là "“đợt bùng phát dịch lây lan sâu rộng nhất sau Vũ Hán".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình COVID-19 tại các nước ASEAN: Indonesia tiếp tục "nóng", Thái Lan gồng mình chống dịch

    Theo trang thống kê worldometers.info, trong ngày 31/7, 10 quốc gia thành viên ASEAN ghi nhận 92.066 ca mắc COVID-19 và 2.341 ca tử vong. Tổng số người mắc bệnh tại ASEAN từ đầu dịch đã là 7.309.086 ca, trong đó 147.607 người tử vong.

    Trong ngày 31/7, quốc gia ghi nhận nhiều ca mắc nhất tiếp tục là Indonesia với 37.284 ca.

    Đứng số 2 ASEAN về ca mắc hàng ngày là Thái Lan với 18.912 ca. Tiếp đó là Malaysia với 17.786 ca, Việt Nam với 8.624 ca, Philippines với 8.147 ca, Campuchia với 658 ca, Lào với 380 ca, Timor-Leste với 154 ca, Singapore với 120 ca và Brunei với 1 ca.

    Về số ca tử vong, có 6 quốc gia ghi nhận ca tử vong mới: Indonesia (1.808 ca), Thái Lan (178 ca), Philippines (167 ca), Malaysia (165 ca), Campuchia (22 ca) và Lào (1 ca).

    Thái Lan ghi nhận số ca nhiễm mới và tử vong theo ngày cao ở các mốc mới khi có thêm 18.912 ca nhiễm cùng 178 trường hợp không qua khỏi vì dịch bệnh này trong 24 giờ qua.

    Bộ Y tế Thái Lan ngày 30/7 cho rằng nước này có thể giữ cho số ca tử vong không vượt quá 200 ca/ngày bằng cách đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng và thực hiện 2 tháng phong tỏa.

    Trong khi đó, Lào cũng ghi nhận số ca nhiễm trong ngày cao kỷ lục. Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 380 ca mắc mới COVID-19, trong đó đa phần là các ca nhập cảnh được cách ly ngay. Đây là số ca mắc mới COVID-19 cao nhất từ trước tới nay trong một ngày được ghi nhận tại Lào.

    Tại Malaysia, bắt đầu từ ngày 1/8 - ngoại trừ bang miền Đông Sarawak tiếp tục kéo dài tình trạng khẩn cấp ho đến tháng 2/2022, thì các địa phương khác sẽ kết thúc tình trạng khẩn cấp quốc gia.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc chạy đua với thời gian để ngăn chặn đợt bùng phát tồi tệ nhất trong nhiều tháng qua

     - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Trung Quốc, quốc gia từng được coi là hình mẫu thành công trong cuộc chiến chống đại dịch COVID-19 khi liên tiếp đẩy lùi một loạt làn sóng dịch rải rác trong hơn một năm rưỡi qua, đang phải đối mặt với nhiều thách thức do đợt bùng phát dịch mới xuất phát từ thành phố Nam Kinh, thủ phủ tỉnh Giang Tô ở miền Đông.

    Gần như toàn bộ các ca bệnh ở đây đều được xác nhận  nhiễm biến thể Delta với khả năng lây nhiễm siêu nhanh và siêu mạnh. Cụ thể, ngày 31/7, Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) thông báo Trung Quốc đại lục ngày 30/7 ghi nhận thêm 55 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gồm 30 ca lây nhiễm trong cộng đồng và 25 ca nhập cảnh.

    Theo NHC, trong số các ca lây nhiễm trong cộng đồng, có 19 ca ở tỉnh Giang Tô, 6 ca ở tỉnh Hồ Nam, 2 ca ở thành phố Trùng Khánh trong khi các tỉnh Liêu Ninh, Phúc Kiến và Tứ Xuyên, mỗi nơi ghi nhận 1 ca.

    Thủ đô Bắc Kinh và 4 tỉnh khác đã ghi nhận các ca nhiễm biến thể Delta lây lan nhanh. Các địa phương này đã triển khai xét nghiệm hàng loạt, hơn 1 triệu người ở các khu vực bị phong tỏa. Trên cả nước có hơn 200 ca nhiễm có liên quan đến cụm lây nhiễm biến thể Delta ở tỉnh Giang Tô sau khi một nhóm nhân viên vệ sinh tại sân bay ở thành phố Nam Kinh có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 hôm 20/7.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cuba nhận vật tư y tế từ Mexico, Nga, Bolivia

     Cuba trong những ngày gần đây đã nhận được lô hàng viện trợ gồm thực phẩm và vật tư y tế từ các đồng minh Nga, Mexico, Bolivia, Nicaragua, Venezuela…

    Hôm thứ Sáu, tàu hải quân Mexico chở một nghìn tấn đậu cùng thiết bị y tế và oxy cho bệnh nhân COVID-19 đã cập cảng Cuba. Bộ trưởng Thương mại nội địa Cuba Betsy Díaz cho biết hai tàu khác sẽ đến sau đó cùng ngày.

    "Tôi muốn đích thân cảm ơn Tổng thống Andrés Manuel López Obrador, vì đã tiếp tục truyền thống từ chối lệnh cấm vận nhằm vào Cuba và quyết tâm giúp đỡ chúng tôi", Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài Cuba Rodrigo Malmierca phát biểu tại lễ đón tàu viện trợ.

     - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại thương và Đầu tư nước ngoài của Cuba - Rodrigo Malmierca (trái) tại cảng Havana. Ảnh: Reuters

    Trước đó, Tổng thống Mexico đã phản bác quan điểm rằng nước này cần tôn trọng lệnh cấm vận mã Mỹ áp đặt đối với Cuba.

    Ông Obrador cho rằng các lệnh trừng phạt của Mỹ đối với Cuba là "vô nhân đạo", và Mexico - với tư cách một quốc gia độc lập - có quyền bỏ qua các lệnh cấm vận đơn phương.

    Trước Mexico, hai máy bay chở hàng cỡ lớn An-124 của Nga chở thực phẩm, đồ bảo hộ và hơn một triệu chiếc khẩu trang đã hạ cánh hôm 26/7 tại sân bay Cuba. Bộ Quốc phòng Nga không nhắc đến Mỹ, nhưng với việc viện trợ cho Havana, Nga có thể đang gửi tín hiệu đến Washington.

    Một máy bay của Không quân Bolivia hôm thứ Sáu đã lên đường tới Cuba mang theo 20 tấn vật tư y tế và thực phẩm.

    Cuba gần đây ghi nhận tới hơn 8.000 ca mắc COVID-19 mới mỗi ngày, cao hơn tám lần so với thời điểm đầu tháng Bảy.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://tienphong.vn/cuba-nhan...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới vượt mốc 198,2 triệu ca nhiễm COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h30' ngày 1/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 198.295.012 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.229.654 ca tử vong.

    Tình hình COVID-19 ngày 1/8: Trung Quốc gấp rút chạy đua với thời gian; Thái Lan gồng mình chống dịch - Ảnh 1.

    Đứng đầu thế giới về số ca bệnh vẫn là Mỹ, theo sau là Ấn Độ và xếp thứ 3 là Brazil.

    Tình hình dịch bệnh tại nhiều nơi trên thế giới tiếp tục diễn biến phức tạp do sự lây lan của biến thể Delta của virus SARS-CoV-2, khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phải lên tiếng kêu gọi thế giới cần nhanh chóng hành động trước khi những biến thể nguy hiểm hơn nữa xuất hiện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại