Cập nhật lúc

Thống đốc Jakarta tuyên bố tin vui bất ngờ sau nhiều tuần bị biến thể Delta tấn công; Quốc gia ĐNA đầu tiên cấp phép vaccine 1 liều duy nhất của Nga

Làn sóng dịch do chủng Delta lan rộng, Australia và New Zealand thừa nhận tham vọng "Covid Zero" không khả thi.

Thống đốc Jakarta tuyên bố tin vui bất ngờ sau nhiều tuần bị biến thể Delta tấn công; Quốc gia ĐNA đầu tiên cấp phép vaccine 1 liều duy nhất của Nga
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thủ đô Indonesia tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng trước COVID-19

    Nhiều tuần sau khi bị biến thể Delta "tấn công", thủ đô Jakarta của Indonesia tuyên bố đã đạt đến ngưỡng "miễn dịch cộng đồng".

    Tuyên bố trên được Phó Thống đốc Jakarta - Ahmad Riza Patria đưa ra hôm qua, 22/8, một ngày trước khi Tổng thống Joko Widodo dự kiến sẽ ra quyết định về việc có gia hạn lệnh hạn chế phòng COVID-19 ở Java và Bali hay không.

    Jakarta hồi tháng Bảy đã phải đối mặt với đợt bùng phát COVID-19 tồi tệ, bệnh viện quá tải, thiếu oxy, bệnh nhân qua đời tại nhà… Nhưng những tuần gần đây, số ca mắc mới đã giảm mạnh trong khi tỉ lệ tiêm chủng liên tục tăng.

    Ngày 12/7, Jakarta ghi nhận hơn 14.600 ca bệnh. Nhưng đến Chủ nhật (22/8), con số này đã giảm xuống còn 700 ca.

    Phó Thống đốc Ahmad Riza Patria cho biết: "Jakarta đã chuyển thành vùng xanh, và đạt miễn dịch cộng đồng."

    Ông Patria đề cập đến tỉ lệ tiêm chủng cao ở Jakarta, nơi 54% cư dân được tiêm đủ liều, và hầu hết đã được tiêm một mũi. Tỉ lệ này cao hơn tỉ lệ trung bình trên toàn Indonesia, với hơn 11% dân số được tiêm đủ liều kể từ khi quốc gia này bắt đầu chương trình tiêm chủng hồi tháng Một.

    Là nơi sinh sống của hơn 10 triệu người, Jakarta chủ yếu sử dụng vắc-xin Sinovac của Trung Quốc, trong khi một số cư dân tiêm vắc-xin AstraZeneca và Sinopharm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Thủ đô Indonesia tuyên bố đạt miễn dịch cộng đồng trước COVID-19tienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik Light của Nga

    Ngày 23/8, giới chức Philippines thông báo Cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm (FDA) nước này đã phê duyệt cho phép sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 - Sputnik Light của Nga. Theo đó, Philippines trở thành nước đầu tiên tại Đông Nam Á phê duyệt loại vaccine một liều tiêm này.

    Lào đàm phán hợp tác sản xuất vaccine với công ty dược Trung Quốc; Úc có thể chấm dứt chiến lược xóa sổ Covid-19 - Ảnh 1.

    Vaccine Sputnik Light ngừa COVID-19 của Nga. Ảnh: REUTERS/TTXVN

    Phát biểu với báo giới, người đứng đầu chương trình phân phối vaccine của Chính phủ Philippines, ông Carlito Galvez cho biết thêm nước này sẽ đặt hàng 10 triệu liều vaccine Sputnik Light. Chính phủ cũng dự kiến các nhà sản xuất vaccine sẽ tăng số lượng giao vaccine vào tháng 9 và tháng 10 tới.

    Sputnik Light là vaccine thứ 9 được nhà chức trách Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp, bên cạnh vaccine của các hãng Pfizer, Moderna, Johnson & Johnson, Sinovac và Sinopharm. Chính phủ Philippines khẳng định việc tiêm vaccine phòng COVID-19 đóng vai trò then chốt trong quá trình phục hồi kinh tế của quốc gia Đông Nam Á này. Philippines từng là một trong những nền kinh tế có tốc độ tăng trưởng nhanh nhất tại châu Á trước đại dịch, song Tổng sản phẩm quốc nội của nước này giảm kỷ lục 9,6% trong năm 2020. Đến nay, 17,26 triệu trong tổng số 110 triệu dân tại Philippines đã được tiêm đủ 2 liều vaccine ngừa COVID-19.

    Trước đó, Sputnik Light cũng đã được hai nước Mông Cổ và Kazakhstan cấp phép sử dụng khẩn cấp. Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) mới đây thông báo vaccine Sputnik Light, do Viện Gamaleya của nước này phát triển, đạt hiệu quả bảo vệ tới 93,5% trong các cuộc thử nghiệm ở Paraguay.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Philippines cấp phép sử dụng khẩn cấp vaccine Sputnik Light của Ngabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào hướng tới chủ động sản xuất vaccine ở trong nước

    Báo chí Lào ngày 23/8 đưa tin chính phủ nước này đang đàm phán với một công ty dược phẩm của Trung Quốc về khả năng hợp tác sản xuất một loại vaccine ngừa COVID-19 tại Lào.

    Lào đàm phán hợp tác sản xuất vaccine với công ty dược Trung Quốc; Úc có thể chấm dứt chiến lược xóa sổ Covid-19 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

    Theo nguồn tin trên, Bộ trưởng Y tế Lào, Tiến sĩ Bounfeng Phoummalaysith và đại diện công ty Stemirna Therapeutics của Trung Quốc gần đây đã gặp nhau thảo luận khả năng xây dựng một nhà máy liên doanh sản xuất vaccine tại Lào để phân phối trên toàn quốc. Nhà máy này sẽ vừa là cơ sở chính để sản xuất vaccine, vừa là nơi lưu trữ vaccine nhập khẩu.

    Báo chí Lào cho rằng việc xây dựng nhà máy trên sẽ là một bước ngoặt lớn trong nỗ lực phòng chống đại dịch COVID-19 của Lào. Nếu được chấp thuận, các thành phần của vaccine sẽ được nhập khẩu, gia công và thử nghiệm trên những người tình nguyện ở Lào, sau đó sẽ được sản xuất tại Nhà máy Dược phẩm số 3 của Lào. Nếu dự án thành công, chương trình tiêm chủng của Lào sẽ được triển khai nhanh hơn nhiều so với hiện tại.

    Stemirna Therapeutics do một nhóm các nhà nghiên cứu và học giả Trung Quốc tại Thượng Hải thành lập năm 2016. Đây là công ty công nghệ sinh học đầu tiên ở Trung Quốc đưa ra phương pháp trị liệu mRNA sử dụng nền tảng công thức hạt nano cao cấp và tiến hành liên tục các nghiên cứu nhằm cung cấp các giải pháp chăm sóc sức khỏe và điều trị hiệu quả hơn.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Lào hướng tới chủ động sản xuất vaccine ở trong nướcbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Châu Á “tăng tốc” cuộc đua phát triển vaccine Covid-19 nội địa

    Đài Loan (Trung Quốc) hôm nay (23/8) bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa Covid-19 nội địa, trong khi Hàn Quốc đặt mục tiêu nằm trong top 5 nhà sản xuất vaccine toàn cầu vào năm 2025.

    Trước diễm biến phức tạp của biến chủng Delta và sự thiếu hụt nguồn cung vaccine, bên cạnh việc đặt mua hoặc được tài trợ từ bên ngoài, một số nước châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản, Thái Lan hay Việt Nam vẫn đang thúc đẩy nghiên cứu, phát triển vaccine trong nước, nỗ lực vượt qua đại dịch bằng chính nội lực của mình.

    Tín hiệu vui bất ngờ từ Trung Quốc; TT Úc quyết định: Điều chỉnh tư duy chống dịch - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: AP

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc không có ca nhiễm cộng đồng kể từ tháng 7

    Ngày 23-8, lần đầu tiên kể từ tháng 7 vừa qua, Trung Quốc không ghi nhận ca lây nhiễm cộng đồng nào trong 24 giờ. Đây là dấu hiệu cho thấy đợt bùng dịch mới nhất ở nước này đang được kiểm soát tốt.

    Tín hiệu vui bất ngờ từ Trung Quốc; TT Úc quyết định: Điều chỉnh tư duy chống dịch - Ảnh 1.

    Nhân viên sân bay quốc tế Phố Đông (Pudong) Thượng Hải xếp hàng xét nghiệm COVID-19 tại thành phố Thượng Hải, Trung Quốc ngày 20-8 - Ảnh: REUTERS

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia có thể chấm dứt chiến lược 'không Covid-19'

    Thủ tướng Australia ngụ ý chấm dứt chiến lược "xóa sổ Covid-19", không chú trọng tới số ca nhiễm mà tập trung vào ca nhập viện và điều trị tích cực.

    "Một khi đạt được tỷ lệ 70-80% dân số đủ điều kiện được tiêm chủng đầy đủ, chúng ta có thể vạch kế hoạch tiến lên phía trước, chúng ta không thể lùi lại", Thủ tướng Australia Scott Morrison hôm nay phát biểu. "Chúng ta phải điều chỉnh tư duy".

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm đáp ứng chuẩn quốc tế; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    Thủ tướng Australia Scott Morrison phát biểu trong cuộc họp báo tại tòa nhà quốc hội ở Canberra hôm 17/8. Ảnh: AFP.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ bảo vệ kế hoạch tiêm liều vaccine tăng cường chống COVID-19

    Ngày 22/8, TS Vivek Murthy, Tổng Y sĩ Mỹ đã lên tiếng bảo vệ kế hoạch của Chính quyền Tổng thống Joe Biden thực hiện tiêm mũi nhắc lại vaccine COVID-19 cho nhiều người Mỹ từ ngày 20/9 tới.

    Trả lời phỏng vấn Truyền hình ABC News, Tổng Y sĩ Tổng Y sĩ Mỹ Vivek Murthy khẳng định: "Chúng tôi không có sự lựa chọn nào khác, chúng tôi phải làm cả hai việc. Chúng tôi phải bảo vệ cuộc sống của người Mỹ và chúng tôi phải giúp tiêm chủng cho thế giới, bởi vì đó là cách duy nhất để đại dịch này kết thúc này. Giả sử nguồn cung vaccine không thay đổi, việc sử dụng nhiều vaccine hơn cho người Mỹ dưới dạng mũi nhắc lại sẽ khiến nguồn cung cho phần còn lại của thế giới giảm xuống. 

    Bên cạnh việc đang tặng hơn 120 triệu liều vaccine cho nước khác, chúng tôi cam kết tài trợ thêm 500 triệu liều bắt đầu từ tháng này như Tổng thống Biden đã công bố đầu mùa Hè. Chúng tôi cũng đang phối hợp với các nhà sản xuất và với các nước khác để tăng quy mô sản xuất vaccine".

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm đáp ứng chuẩn quốc tế; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Getty)

    Bình luận được Tổng Y sĩ Murthy đưa ra trong bối cảnh Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và các tổ chức khác kêu gọi Chính quyền Tổng thống Biden không nên tiêm liều vaccine tăng cường, khi nhiều nước thu nhập thấp và trung bình trên thế giới đang gặp khó trong việc tiếp cận vaccine.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc không ghi nhận ca nhiễm mới trong cộng đồng

    Trung Quốc ngày 22/8 không ghi nhận ca nhiễm virus SARS-CoV-2 trong cộng đồng và không có ca tử vong.

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm đáp ứng chuẩn quốc tế; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    Người dân được kiểm tra thân nhiệt trước khi vào một điểm tiêm chủng ngừa COVID-19 ở Trùng Khánh, Trung Quốc ngày 20/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết có 21 ca nhập cảnh, trong đó có 5 ca ở tỉnh Quảng Đông, 4 ca ở Thượng Hải, Thiên Tân và tỉnh Vân Nam đều có 3 ca, thủ đô Bắc Kinh có 1 ca, trong khi các tỉnh Sơn Tây, Chiết Giang, Hà Nam, và Tứ Xuyên đều có 1 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đài Loan đưa vaccine tự sản xuất vào chiến dịch tiêm chủng

    Ngày 23/8, Đài Loan (Trung Quốc) bắt đầu triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 tự sản xuất cho người dân.

    Chính quyền Đài Loan tháng trước đã phê chuẩn sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 có tên gọi Medigen do tập đoàn công nghệ sinh học Đài Loan bào chế.

    Đây là một phần trong kế hoạch đẩy mạnh hiệu quả chương trình tiêm chủng của Đài Loan trong bối cảnh việc chuyển giao vaccine từ các công ty nước ngoài chậm trễ đã ảnh hưởng không nhỏ đến tiến độ tiêm chủng của Đài Loan và nhiều khu vực khác trên thế giới.

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm đáp ứng chuẩn quốc tế; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    Người dân Đài Loan tiêm vaccine COVID-19. Ảnh: Reuters

    Người đứng đầu chính quyền Đài Loan, bà Thái Anh Văn cũng đã nhận được mũi tiêm vaccine Medigen. Để bày tỏ sự tin tưởng vào vaccine, bà Thái Anh Văn đã khước từ sử dụng vaccine của hãng dược phẩm Moderna và AstraZeneca - những loại vaccine hiện đang trong danh mục chương trình tiêm chủng của khu vực này.

    Ước tính có khoảng 70.000 người ở Đài Loan đã nhận được mũi tiêm vaccine Medigen - trong tiếng địa phương có nghĩa là cao cấp. Với tên gọi này, các nhà sản xuất dược phẩm Đài Loan mong muốn bác bỏ những đồn đoán nói rằng vaccine do khu vực này tự sản xuất là không an toàn và chưa được kiểm nghiệm kỹ./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm virus SARS-CoV-2

    Theo báo Rodong Sinmun, các nhà khoa học và công nhân tại Nhà máy 111 ở Bình Nhưỡng đã phát triển thiết bị xét nghiệm virus SARS-CoV-2 RT-PCR, đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu.

    Theo Yonhap, ngày 23/8, các cơ quan báo chí nhà nước Triều Tiên đưa tin quốc gia Đông Bắc Á này đã tự phát triển thiết bị xét nghiệm virus SARS-CoV-2 RT-PCR trong bối cảnh Bình Nhưỡng đang tiếp tục cuộc chiến chống đại dịch toàn cầu Covid-19.

    Triều Tiên tự phát triển thiết bị xét nghiệm đáp ứng chuẩn quốc tế; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    Đo thân nhiệt nhằm ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 tại Bình Nhưỡng, Triều Tiên. (Ảnh: AFP/TTXVN)

    Theo báo Rodong Sinmun - cơ quan ngôn luận của Đảng Lao động Triều Tiên, các nhà khoa học và công nhân tại Nhà máy 111 ở Bình Nhưỡng đã phát triển thiết bị trên. Sản phẩm đầu tiên của Triều Tiên đáp ứng được các tiêu chuẩn toàn cầu.

    Nhiều quốc gia trên thế giới đang sử dụng RT-PCR làm phương pháp xét nghiệm tiêu chuẩn trong hoạt động phòng, chống Covid-19. Thiết bị RT-PCR tìm kiếm thông tin di truyền của virus, hoặc RNA, trong mẫu bệnh phẩm được lấy từ bệnh nhân.

    Triều Tiên cũng thắt chặt các biện pháp phòng, chống dịch trong bối cảnh các biến thể Lambda và Delta của virus SARS-CoV-2 đang lây lan mạnh trên toàn cầu.

    Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) khẳng định: "Chúng ta đang tăng cường nỗ lực củng cố các biện pháp phòng, chống SARS-CoV-2 ở tất cả các cấp nhằm đối phó với tình trạng lây lan của các biến thể virus phổ biến ở nhiều quốc gia và khu vực"./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thụy Điển: Cái giá phải trả khi chống dịch "một mình một kiểu"

    Thụy Điển tiếp tục khiến thế giới phải ngạc nhiên với cách chống dịch COVID-19 mà không dùng biện pháp phong tỏa hay giãn cách xã hội.

    Tuy nhiên, có một thực tế là số ca COVID-19 tính trên đầu người ở Thụy Điển cao hơn hầu hết các nước khác, và số ca tử vong vì COVID-19 ở nước này cao gấp nhiều lần các nước láng giềng.

    Nhà chức trách Thụy Điển cho rằng việc không dùng biện pháp phong tỏa mang lại lợi ích cho nền kinh tế, trong khi người dân tự ý thức phòng dịch. Tuy nhiên, tính đến nay cứ 100 người Thụy Điển thì có khoảng 11 người đã mắc COVID-19 và cứ 100 nghìn người ở nước này thì có khoảng 145 ca tử vong vì COVID-19, gấp 8 lần ở Phần Lan và gấp gần 10 lần ở Na Uy.

    Trong khi nếu lấy ví dụ là quý 2 năm ngoái thì nền kinh tế Thụy Điển vẫn giảm 8,6%, Phần Lan chỉ giảm 3,2%, Na Uy chỉ giảm 5,1%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc tiêm gần hai tỷ liều vaccine Covid-19

    Trung Quốc đã tiêm khoảng 1,94 tỷ liều vaccine Covid-19 cho người dân trong nước, một số thành phố đạt ngưỡng 80% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ.

    Số liệu được tính đến ngày 21/8, theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, song không hiện không rõ bao nhiêu người đã hoàn thành hai mũi tiêm.

    Hơn 80% người trưởng thành ở Bắc Kinh và Thượng Hải đã được tiêm chủng đầy đủ, đồng nghĩa về mặt lý thuyết dân số ở cả hai thành phố đã đạt khả năng miễn dịch cộng đồng, tức tỷ lệ dân số cần được tiêm chủng để ngăn chặn virus lây lan.

    Trung Quốc đã tiêm bao nhiêu liều vaccine Covid-19?; Việt Nam là 1 trong 3 quốc gia ĐNA làm được điều tự hào - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh ở tỉnh Quý Châu, tây nam Trung Quốc hôm 12/8. Ảnh: Xinhua.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những quốc gia Đông Nam Á nào đang tự phát triển vaccine COVID-19?

    Nguồn cung vaccine COVID-19 hạn chế khiến nhiều nước quyết định chủ động tự phát triển và điều chế vaccine. Đông Nam Á cũng không nằm ngoài cuộc đua tự phát triển vaccine COVID-19.

    Theo tờ Straits Times, hiện nay có 3 quốc gia Đông Nam Á tự triển khai nghiên cứu, sản xuất vaccine COVID-19 trong nước là Việt Nam, Singapore và Thái Lan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kiều bào đóng góp hơn 50 tỷ giúp Việt Nam chống COVID-19

    Dù còn nhiều khó khăn trước diễn biến phức tạp, khó lường của đại dịch COVID-19, kiều bào ta ở nước ngoài đến nay đã quyên góp hơn 50 tỷ đồng cùng nhiều trang thiết bị, vật phẩm y tế ủng hộ cho Quỹ vắc-xin và công tác phòng chống dịch ở trong nước.

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết như vậy trong cuộc trả lời phỏng vấn báo chí ngày 22/8 về kết luận của Bộ Chính trị về Công tác người Việt Nam ở nước ngoài trong tình hình mới.

    Kiều bào đóng góp hơn 50 tỷ giúp Việt Nam chống COVID-19; Tin vui về hiệu quả bảo vệ của vaccine Israel sản xuất - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn. (Ảnh: Mofa)

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ đô Jakarta của Indonesia trở thành “Vùng xanh” với Covid-19

    Chính quyền Thủ đô Jakarta của Indonesia ngày 22/8 tuyên bố Jakarta đã được xếp vào "Vùng xanh an toàn" với dịch Covid-19. Tuy nhiên, người dân được yêu cầu tiếp tục các giao thức y tế nghiêm ngặt .

    Tin vui về hiệu quả bảo vệ của vaccine Israel sản xuất; Thủ đô Indonesia trở thành Vùng Xanh - tỷ lệ khỏi Covid hơn 97% - Ảnh 1.

    Jakarta tiếp tục thực thi giới hạn hoạt động cộng đồng cấp độ 4

    Phó Thống đốc Jakarta Ahmad Riza Patria ngày 22/8 cho biết, Jakarta đã được xếp vào "Vùng xanh an toàn" với dịch Covid-19 trong bối cảnh số ca mắc Covid-19 mới tại Thủ đô giảm mạnh, trong khi tốc độ tiêm chủng được đẩy nhanh.

    Theo số liệu từ trang web giám sát dịch Covid-19 tại Jakarta, những ngày gần đây số ca mắc mới Covid-19 ở Thủ đô là dưới 1.000 ca, thấp hơn nhiều so với đỉnh điểm hồi tháng Bảy. Tính đến ngày 22/8, toàn thành phố đã có hơn 845.000 ca mắc Covid-19, trong đó hơn 824.000 ca bình phục (đạt tỷ lệ 97,4%).

    Mặc dù vào "Vùng xanh" song Jakarta tiếp tục nằm trong danh sách các địa phương thực thi lệnh hạn chế các hoạt động cộng đồng cấp độ 4. Phó Thống đốc Jakarta cũng yêu cầu người dân tiếp tục ở trong nhà, đồng thời tuân thủ các giao thức y tế nghiêm ngặt để ngăn ngừa dịch bùng phát trở lại. Những người chưa tiêm vaccine ngừa Covid-19 được đề nghị đến ngay các điểm tiêm chủng.

    ------------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: Vaccine do Israel sản xuất có khả năng bảo vệ lâu dài

    Channel 12 cho biết sau 6 tháng, 230 tình nguyện viên thử nghiệm liều vaccine thứ 2 của Israel không cần tiêm liều 3 vì hiệu quả bảo vệ vẫn ở mức cao.

     - Ảnh 1.

    Các lọ vắc-xin coronavirus tiềm năng được nhìn thấy trên dây chuyền lắp ráp, trong một bức ảnh do Viện Nghiên cứu Sinh học Israel công bố vào ngày 25 tháng 10 năm 2020. Ảnh: Bộ Quốc phòng Israel.

    Những người này trước đó đã được tiêm loại vaccine do Viện Nghiên cứu Sinh học Israel (IIBR) ở Ness Ziona phát triển. Thử nghiệm được tiến hành với liều lượng vaccine cao nhất.

    Vaccine Brilife do Israel sản xuất vẫn đang trong giai đoạn thử nghiệm sâu. Vào tháng 12/2020, IIBR đã hoàn thành thành công giai đoạn thử nghiệm đầu tiên và đang tiến hành giai đoạn hai.

    Times of Israel nhận định rằng kết quả thu được có lẽ dựa trên số lượng kháng thể tạo ra do báo cáo của nhà sản xuất không nêu rõ phương thức đo lường được áp dụng.

    ------------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận 212,4 triệu ca mắc, 4,4 triệu ca tử vong do COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h00 ngày 23/8 (theo giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận 212.442.709 ca mắc COVID-19, trong đó có 4.442.332 ca tử vong.

    Mỹ vẫn là nước có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới với 38.519.294 ca, trong đó có 644.840 ca tử vong. Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong với 574.243 ca trong tổng số 20.556.487 ca nhiễm. Với 434.545 ca tử vong trong tổng số 32.430.134 ca nhiễm, Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm và thứ ba về số ca tử vong.

    Tin vui về hiệu quả bảo vệ của vaccine Israel sản xuất; Thủ đô Indonesia trở thành Vùng Xanh - tỷ lệ khỏi Covid hơn 97% - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho trẻ em tại Tel Aviv, Israel. Ảnh: AFP/TTXVN

    Khu vực Đông Nam Á tiếp tục là điểm nóng dịch COVID-19. Bộ Y tế Lào ngày 22/8 ghi nhận 305 ca mắc mới, gồm 224 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 81 ca lây nhiễm trong nước. Đến nay, tổng số ca nhiễm COVID-19 tại Lào đã lên tới 12.469 ca, trong đó có 11 người tử vong. Ủy ban chuyên trách trung ương về phòng chống dịch COVID-19 của Lào đã chỉ đạo các địa phương tăng cường hoạt động giám sát đường biên giới để ngăn chặn việc nhập cảnh trái phép có nguy cơ mang theo dịch bệnh vào trong nước, đồng thời tăng cường giáo dục nhận thức về dịch bệnh cho người lao động đang được điều trị hoặc đang ở trong các khu cách ly.

    Tại châu Đại Dương, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã chỉ thị chính quyền các bang và vùng lãnh thổ của nước này tiếp tục theo đuổi lộ trình chống dịch COVID-19 hiện tại trong bối cảnh số ca mắc mới tăng cao nhất từ trước đến nay. Ngày 22/8, Australia ghi nhận 914 ca mắc mới COVID-19, mức cao kỷ lục trong ngày thứ hai liên tiếp, chủ yếu ở bang New South Wales. Tuy nhiên, Thủ tướng Morrison cùng ngày hối thúc chính quyền các bang và vùng lãnh thổ bắt đầu nới lỏng các biện pháp hạn chế khi 70% dân số trưởng thành đã tiêm phòng đầy đủ.

    Từng phòng chống dịch COVID-19 thành công trong một thời gian dài nhưng giờ đây, New Zealand đang thừa nhận chiến lược tham vọng loại bỏ hoàn toàn virus "COVID zero" có thể không còn khả thi nữa khi mà một làn sóng dịch mới do biến thể Delta dễ lây lan đang bùng phát ở quốc gia châu Đại Dương này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại