*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình COVID-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới.
Ngay sau khi Mỹ công bố gửi thêm 500 triệu liều vắc xin COVID-19 cho các nước đang phát triển, các nhà bán lẻ ở Mỹ đã gửi thư đề nghị Tổng thống Mỹ Joe Biden gửi vắc xin và trang thiết bị y tế tới Việt Nam.
Một cửa hàng bán giày thể thao ở thành phố New York (Mỹ) - Ảnh: REUTERS
"Hiệp hội ngành công nghiệp thể thao và thể dục (SFIA) ngày 24-9 gửi thư tới Tổng thống Mỹ Joe Biden, đề nghị chuyển trực tiếp vắc xin COVID-19, bộ xét nghiệm, nguồn thiết bị bảo hộ y tế bổ sung tới Việt Nam và các đối tác trong khu vực".
Hiện nay, các nhà bán lẻ, bao gồm các công ty trong ngành thời trang, may mặc và đồ thể thao nói riêng đều đang gặp khó khăn vì COVID-19.
Đại dịch khiến nhiều nhà máy của các công ty này phải đóng cửa trên toàn cầu. Việc gửi thư kêu gọi Tổng thống Biden gửi thêm vắc xin cho Việt Nam được hiểu là cách các công ty trên mong muốn giảm thiểu thiệt hại lên các hoạt động kinh doanh của họ.
Trong thư, SFIA lưu ý: "Việt Nam là nguồn cung hàng hóa thể dục - thể thao lớn thứ hai của Mỹ. Lá thư này được đưa ra một ngày sau khi chính quyền Tổng thống Biden công bố sẽ gửi thêm 500 triệu liều vắc xin tới các nước đang phát triển trên thế giới".
Lá thư dẫn lời ông Tom Cove, chủ tịch và giám đốc điều hành SFIA, cho rằng ngành thể dục thể thao của các công ty thuộc hiệp hội đang đối mặt thách thức chưa có tiền lệ đối với chuỗi cung ứng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken khẳng định chắc chắn tới đây Việt Nam và các nước sẽ tiếp tục nhận được thêm vaccine qua cơ chế COVAX.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken. Ảnh: TTXVN
Trong cuộc trao đổi với Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken ngày 24.9 theo giờ Việt Nam, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cảm ơn Mỹ đang là một trong những nước tài trợ vaccine COVID-19 nhiều nhất cho các nước qua Cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX. Qua cơ chế này, Việt Nam đã nhận được 5 triệu liều vaccine.
Ngoại trưởng Antony Blinken nhắc lại cam kết mới về đóng góp nửa tỉ liều vaccine của Tổng thống Joe Biden tại Hội nghị thượng đỉnh COVID-19 toàn cầu, mà Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã tham dự ngày 22.9, nên chắc chắn tới đây Việt Nam và các nước sẽ tiếp tục nhận được thêm vaccine qua cơ chế COVAX.
Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc khẳng định Việt Nam luôn coi Mỹ là một trong những đối tác quan trọng hàng đầu, trong đó trụ cột chính của mối quan hệ là kinh tế, thương mại và đầu tư.
Trên tinh thần đó, hai nước cần tiếp tục trao đổi đoàn cấp cao, tạo điều kiện thuận lợi hơn nữa để các tập đoàn lớn của Mỹ, nhất là công nghệ cao hiện diện nhiều hơn nữa vào Việt Nam, cũng như bảo đảm quan hệ thương mại phát triển ổn định, hướng tới cân bằng cán cân thương mại song phương.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 25/9, Ngoại trưởng Ấn Độ Harsh Vardhan Shringla cho biết nước này sẽ xuất khẩu 8 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối tháng 10 tới, sau khi chấm dứt lệnh cấm xuất khẩu vaccine ra nước ngoài.
Vaccine ngừa COVID-19 tại Faridabad, Ấn Độ. Ảnh: AFP/TTXVN
Trước đó, tại cuộc họp các nhà lãnh đạo Nhóm "Bộ tứ" gồm Mỹ, Ấn Độ, Nhật Bản và Australia ở thủ đô Washington D.C (Mỹ) vào ngày 24/9, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã cam kết sẽ nối lại hoạt động xuất khẩu vaccine phòng COVID-19.
Phát biểu với các phóng viên, Ngoại trưởng Shringla khẳng định phần lớn số vaccine loại tiêm một mũi này của hãng Johnson & Johnson (Mỹ) sẽ được gửi đến các nước châu Á - Thái Bình Dương. Ông nói: "Việc chuyển giao vaccine sẽ sẵn sàng vào cuối tháng 10. Đây là một chuyến giao hàng ngay lập tức, của Nhóm 'Bộ tứ' tới khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương".
Ấn Độ là một trong những nhà sản xuất vaccine lớn nhất thế giới và đầu năm nay đã cam kết đến tháng 12/2022 sẽ xuất khẩu 1 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19. Tuy nhiên, New Delhi đã phải tạm dừng xuất khẩu vaccine từ tháng 5 sau khi làn sóng COVID-19 trên diện rộng tàn phá đất nước Nam Á này. Trong tuần này, Ấn Độ đã dỡ bỏ lệnh cấm xuất khẩu vaccine do tốc độ gia tăng các ca lây nhiễm và tử vong mới do COVID-19 đang chậm lại.
Kết quả nghiên cứu trên diện rộng tại Malaysia cho thấy vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) có hiệu quả cao trong việc kiềm chế bệnh nhân COVID-19 diễn tiến nặng. Dữ liệu mới nhất là thông tin tốt đối với công ty sản xuất vaccine của Trung Quốc.
Vaccine ngừa COVID-19 của công ty Trung Quốc Sinovac. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, trao đổi với báo giới, giới chức Y tế Malaysia cho biết, nghiên cứu do cơ quan chức năng của chính phủ thực hiện cho thấy chỉ có 0,011% trong số khoảng 7,2 triệu người tiêm vaccine của hãng Sinovac phải điều trị tại khu chăm sóc đặc biệt (ICU) vì nhiễm COVID-19.
Ông Kalaiarasu Peariasamy, Giám đốc Viện Nghiên cứu lâm sàng đã thực hiện nghiên cứu cùng với Nhóm Chuyên gia chuyên trách về COVID-19 của Malaysia, cho biết việc tiêm chủng - cho dù là loại vaccine gì - đều giúp làm giảm ít nhất 83% nguy cơ người mắc bệnh phải nhập viện và chăm sóc đặc biệt, qua đó giảm nguy cơ tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 25/9, Bộ Y tế Lào thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 447 ca mắc mới COVID-19, trong đó có tới 428 ca cộng đồng, còn lại là các ca nhập cảnh được cách ly ngay.
Người dân di chuyển trên đường phố tại Viêng Chăn, Lào. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Theo bộ trên, nước này đang phải đối mặt với nguy cơ bùng phát dịch trên diện rộng khi ghi nhận ổ dịch nghiêm trọng tại các nhà máy may tại thủ đô Viêng Chăn. Đáng chú ý là hầu hết các ca mắc mới đều nhiễm biến thể Delta Plus, một phiên bản của biến thể Delta có khả năng lây lan nhanh hơn và làm giảm tác dụng của phương pháp điều trị bằng kháng thể.
Trong 24 giờ qua, thủ đô Viêng Chăn vẫn ghi nhận số ca cộng đồng cao nhất cả nước với 207 ca. Ngoài ra, tình hình dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại một số tỉnh như Khammuon, Champasak, tỉnh Viêng Chăn… khi có số ca lây nhiễm trong cộng đồng tăng cao. Đến nay, tổng số ca mắc COVID-19 tại Lào đã lên tới 21.527 ca, trong đó có 16 người tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đại dịch COVID-19 đã trở thành một trong những chủ đề nóng của các cuộc thảo luận tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 đang diễn ra tại Mỹ.
Đây được xem như một công cụ dự báo và một hồi chuông cảnh tỉnh cho những vấn đề cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt. Từ sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine, thảm họa kinh tế, thông tin sai lệch về khoa học đến sự cộ lập xã hội, đại dịch COVID-19 đã trở thành một thảm họa toàn cầu, đòi hỏi trách nhiệm của mỗi quốc gia hơn lúc nào hết.
Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã sử dụng bài phát biểu đầu tiên của mình trước Đại hội đồng Liên hợp quốc để trấn an thế giới rằng, Mỹ đang quay trở lại vai trò dẫn dẫn thế giới đi tới hòa bình và thịnh vượng, cùng những cam kết mạnh mẽ về chia sẻ nguồn lực vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm tới.
Các nhà lãnh đạo thế giới đều thừa nhận tình trạng phân phối vaccine không công bằng đang làm lung lay chiến thắng của các nỗ lực phát triển vaccine thần tốc (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, nghị trường Đại hội đồng Liên hợp quốc chỉ thực sự nóng khi lãnh đạo các quốc gia châu Phi phát biểu. Đây cũng là chính là châu lục dường như đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID-19, khi tại nhiều quốc gia người dân thậm chí vẫn chưa nhận được mũi tiêm vaccine đầu tiên.
Theo Tổng thống Nam Phi - Cyril Ramaphosa nếu như một số quốc gia đã tiêm chủng đầy đủ cho phần lớn dân số của họ và đang trên đà phục hồi trở lại, thì ở những nước nghèo, việc thiếu vaccine và hệ thống y tế yếu kém đặt ra vấn đề nghiêm trọng.
Tổng thống Nam Phi - Cyril Ramaphosa cho rằng: "Đây là một cáo trạng đối với nhân loại rằng hơn 82% liều vaccine trên thế giới đã được các nước giàu có mua trong khi chưa đến 1% được chuyển đến các nước thu nhập thấp. Nếu không giải quyết vấn đề này như một vấn đề cấp bách, thì đại dịch sẽ còn kéo dà. Các đột biến mới nguy hiểm hơn của virú sẽ xuất hiện và lây lan".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hai nhà nghiên cứu Mỹ đã phát triển công nghệ làm nền tảng cho cả vaccine COVID-19 của Moderna và Pfizer/BioNTech đã giành được giải thưởng y khoa danh giá thường được gọi là "Nobel của Mỹ".
Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Karikó. Ảnh: Đại học Pennsylvania
Tiến sĩ Drew Weissman và Katalin Karikó của Đại học Pennsylvania, Mỹ, cùng nhận giải thưởng nghiên cứu y tế lâm sàng Lasker năm 2021 cho công trình phát triển công nghệ RNA thông tin, Quỹ Lasker thông báo ngày 24.9.
"Đột phá này cho phép phát triển nhanh chóng vaccine COVID-19 có hiệu quả cao. Ngoài cung cấp một công cụ để dập tắt một đại dịch tàn khốc, sự đổi mới sáng tạo này cũng đang thúc đẩy tiến bộ với các phương pháp điều trị và phòng ngừa cho loạt bệnh khác nhau" - quỹ tổ chức giải thưởng này từ năm 1945 cho biết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cuba chuẩn bị cho phép mở cửa trở lại các nhà hàng, trung tâm mua sắm và các bờ biển tại các tỉnh có số lượng ca mắc mới giảm dần thời gian qua dù quốc gia này hiện vẫn có tỷ lệ lây nhiễm trên số dân thuộc nhóm cao nhất trên toàn thế giới.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh tại một trường học ở La Habana, Cuba. Ảnh: THX/TTXVN
Việc nới lỏng các biện pháp hạn chế trong thời kỳ phong tỏa được đưa ra khi quốc gia vùng Caribe chuẩn bị đón mùa cao điểm du lịch. Chính phủ Cuba đã tuyên bố từ tháng 11 tới cho phép tăng số lượng chuyến bay, chấp nhận chứng nhận tiêm phòng COVID-19 đối với khách di chuyển trong nước thay vì yêu cầu bắt buộc xét nghiệm PCR. Giới chức đã lựa chọn 533 cơ sở kinh doanh có thể nối lại những dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp tại thủ đô, trong đó có 315 nhà hàng. Hiện các dịch vụ ăn uống tại đây mới chỉ được phép phục vụ đồ mang về.
Bộ trưởng Thương mại nội vụ Betsy Diaz cho biết trong những ngày qua Cuba đã đạt các điều kiện để dần mở cửa các dịch vụ có tiếp xúc trực tiếp. Giới chức y tế nhận định số ca mắc mới COVID-19 tại nước này bắt đầu giảm trong tháng 9 sau những tháng mùa Hè liên tục tăng mạnh. Tuy nhiên, trong ngắn hạn, dịch bệnh được cho là vẫn sẽ gây áp lực cho hệ thống y tế tại những tỉnh triển khai tiêm phòng sau thủ đô Havana.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại Bangkok, Thái Lan đã khởi động chiến dịch tiêm chủng quốc gia mới, với mục tiêu mỗi ngày tiêm 1 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, bao gồm mũi tiêm thứ nhất, thứ hai hoặc mũi nhắc lại.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Bangkok, Thái Lan, ngày 23/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Trước khi bắt đầu chiến dịch này hôm 24/9, Thái Lan mỗi ngày tiêm được từ 600.000-800.000 liều vaccine ngừa COVID-19. Cục Kiểm soát Dịch bệnh nói rằng có tổng cộng 1,16 triệu liều vaccine đã được tiêm cho người dân trong ngày 24/9.
Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul cho biết với 15 triệu liều vaccine dự kiến sẽ được chuyển giao vào cuối tháng này và 20 triệu liều tiếp theo vào tháng tới, Chính phủ đang cố gắng tối đa hóa số lượng mũi tiêm mỗi ngày lên 1 triệu mũi nhằm tăng khả năng ứng phó với các loại biến thể mới của viurs SARS CoV 2.
Bên cạnh đó, Thái Lan cũng đang tập trung tiêm vaccine cho trẻ từ 12 tuổi trở lên để chuẩn bị cho việc mở cửa trường học trở lại trong học kỳ tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đại dịch COVID-19 đã trở thành một trong những chủ đề nóng của các cuộc thảo luận tại kỳ họp Đại hội đồng Liên hợp quốc khóa 76 đang diễn ra tại Mỹ.
Đây được xem như một công cụ dự báo và một hồi chuông cảnh tỉnh cho những vấn đề cấp bách mà thế giới đang phải đối mặt. Từ sự bất bình đẳng trong phân phối vaccine, thảm họa kinh tế, thông tin sai lệch về khoa học đến sự cộ lập xã hội, đại dịch COVID-19 đã trở thành một thảm họa toàn cầu, đòi hỏi trách nhiệm của mỗi quốc gia hơn lúc nào hết.
Tổng thống Mỹ - Joe Biden đã sử dụng bài phát biểu đầu tiên của mình trước Đại hội đồng Liên hợp quốc để trấn an thế giới rằng, Mỹ đang quay trở lại vai trò dẫn dẫn thế giới đi tới hòa bình và thịnh vượng, cùng những cam kết mạnh mẽ về chia sẻ nguồn lực vaccine ngừa COVID-19 với mục tiêu tiêm chủng cho 70% dân số thế giới vào năm tới.
Các nhà lãnh đạo thế giới đều thừa nhận tình trạng phân phối vaccine không công bằng đang làm lung lay chiến thắng của các nỗ lực phát triển vaccine thần tốc (Ảnh: Reuters).
Tuy nhiên, nghị trường Đại hội đồng Liên hợp quốc chỉ thực sự nóng khi lãnh đạo các quốc gia châu Phi phát biểu. Đây cũng là chính là châu lục dường như đang bị bỏ lại phía sau trong cuộc chiến chống COVID-19, khi tại nhiều quốc gia người dân thậm chí vẫn chưa nhận được mũi tiêm vaccine đầu tiên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Với số vaccine vừa về đến TP.HCM, tổng số vaccine Covid-19 mà Nhật Bản viện trợ Việt Nam đã được nâng lên 3,58 triệu liều.
Theo thông tin trên trang Facebook chính thức của Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam, sáng 25/9, khoảng 400.000 liều vaccine Covid-19 do Nhật Bản viện trợ đã về đến sân bay Tân Sơn Nhất, TP.HCM.
"Cùng với lượng vaccine đã viện trợ cho đến nay, tổng số vaccine Nhật Bản viện trợ cho Việt Nam là khoảng 3,58 triệu liều. Chúng ta hãy cùng nắm tay nhau vượt qua đại dịch Covid-19", Đại sứ quán Nhật Bản chia sẻ.
Trước đó, Đại sứ quán Nhật Bản cho biết số vaccine nước này viện trợ Việt Nam với hy vọng góp phần ngăn chặn sự lây lan của đại dịch Covid-19.
Lô vaccine do Nhật Bản viện trợ đầu tiên sang Việt Nam ngày 16/6. Ảnh: Bộ Ngoại giao.
"Nhật Bản sẽ tiếp tục phối hợp với các quốc gia và tổ chức quốc tế có liên quan thực hiện các hỗ trợ khác nhau nhằm sớm kiểm soát được dịch bệnh", Đại sứ quán Nhật Bản cho biết.
Nhật Bản là một trong những nước viện trợ vaccine Covid-19 sớm nhất và nhiều nhất cho Việt Nam.
Lô vaccine đầu tiên Nhật Bản viện trợ đến Việt Nam ngày 16/6. Vaccine Nhật Bản viện trợ là loại AstraZeneca.
Như vậy, Việt Nam tiếp nhận khoảng gần 53 triệu liều vaccine Covid-19 các loại gồm AstraZeneca, Vero Cell, Moderna, Pfizer, Sputnik V.
Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Các nhà nghiên cứu đang tìm cách điều chỉnh nền tảng công nghệ mRNA của một số loại vaccine Covid-19, nhằm giúp chống lại biến chủng Delta hiệu quả hơn.
Giới khoa học đang tiến hành các nghiên cứu nhằm phát triển những liều vaccine để đối phó trực tiếp với biến chủng Delta, Wall Street Journal đưa tin hôm 23/9.
Theo ông Matthew Johnson, Giám đốc cấp cao về phát triển sản phẩm tại Viện vaccine phòng bệnh Duke (Mỹ), nền tảng về ARN thông tin (mRNA) trong một số loại vaccine có thể giúp quá trình này trở nên đơn giản hơn.
Các nhà khoa học nói rằng vaccine theo công nghệ mRNA hiện tại có thể được điều chỉnh để đối phó với biến chủng Delta hiệu quả hơn.
Vaccine Pfizer/BioNTech và Moderna sử dụng công nghệ mRNA. Ảnh: Reuters.
Với khả năng lây lan nhanh, biến chủng Delta đã xuất hiện ở hơn 140 quốc gia và vùng lãnh thổ, và chiếm 98% các ca bệnh ở Mỹ.
Dù các loại vaccine Covid-19 được Mỹ cấp phép đã chứng tỏ khả năng bảo vệ khỏi các ca bệnh nặng, vaccine vẫn chưa đạt được hiệu quả 100%. Đôi khi, các ca bệnh "đột phá" (đã tiêm vaccine nhưng vẫn nhiễm Covid-19) vẫn xảy ra ở mức độ nhẹ.
Ảnh: Tân Hoa Xã
Thành phố Sán Vĩ (tỉnh Quảng Đông, miền Nam Trung Quốc) đang đi đầu trong việc triển khai tiêm liều tăng cường vắc-xin COVID-19 cho một số nhóm đối tượng trong độ tuổi từ 18 đến 59. Nhiều thành phố khác của Trung Quốc dự kiến sẽ triển khai chiến dịch tương tự.
Một nhân viên Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh thành phố Sán Vĩ xác nhận với Thời báo Hoàn cầu hôm 23/9 rằng thành phố đã bắt đầu tiêm mũi nhắc lại cho một số nhóm đối tượng. Một số công ty ở thành phố này cũng đã tổ chức cho nhân viên tiêm mũi thứ ba sau khi tiêm mũi hai vắc-xin bất hoạt khoảng sáu tháng.
Các nhóm đối tượng được tiêm thêm liều tăng cường là công nhân dây chuyền đông lạnh tại cảng, nhân viên bốc xếp, nhân viên hải quan, nhân viên giao thông công cộng, nhân viên y tế, sinh viên sắp đi du học, công an, lính cứu hoả và các đối tượng tuyến đầu khác.
Ngoài Sán Vĩ, một số thành phố ở các tỉnh và khu vực khác của Trung Quốc như Hà Nam, Chiết Giang… mới đây cũng đã công bố kế hoạch tiêm tăng cường cho một số nhóm đối tượng tuyến đầu nếu họ đã hoàn thành mũi hai trước đó sáu tháng. Cụ thể, những người đã tiêm hai liều vắc-xin bất hoạt trước ngày 1/3, 1/4 và 1/5 sẽ được tiêm nhắc lại lần lượt vào tháng 9, 10 và 11.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, bày tỏ mong muốn hai nước ưu tiên hợp tác phòng chống Covid-19.
Trong cuộc điện đàm với Tổng bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình sáng 24/9, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cảm ơn Trung Quốc chia sẻ kinh nghiệm phòng chống Covid-19 và chia sẻ vaccine cho Việt Nam, mong muốn hai bên tiếp tục hợp tác trong phục hồi, phát triển sau đại dịch.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng điện đàm với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tại Trụ sở Trung ương Đảng ở Hà Nội sáng 24/9. Ảnh: TTXVN.
Theo Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, hai bên cần thực hiện nghiêm túc các thỏa thuận đã đạt được, triển khai các thỏa thuận tự do thương mại và kinh tế biên mậu. Tổng bí thư đề nghị Trung Quốc tiếp tục tạo điều kiện để thương mại hai nước phát triển cân bằng hơn, đẩy nhanh thủ tục cấp phép nhập khẩu một số nông sản của Việt Nam, tăng cường đầu tư những dự án lớn.
Hai bên cần tiếp tục phối hợp chặt chẽ về quản lý, bảo vệ biên giới, thực hiện nghiêm túc các văn kiện pháp lý về biên giới trên đất liền, xây dựng đường biên giới hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển, Tổng bí thư nói.
Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại:
Hơn 1 triệu liều vaccine Abdala vừa được chuyển lên chuyên cơ chở Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc cùng đoàn đại biểu cấp cao về Việt Nam.
Sáng sớm 24/9 (giờ Cuba), đại diện Trung tâm công nghệ sinh học và di truyền (CIGB), đơn vị nghiên cứu và sản xuất vaccine Abdala, đã bàn giao cho Đại sứ quán Việt Nam tại Cuba số lượng 900.000 liều vaccine Abdala do nước này sản xuất.
Ngoài ra, đại diện Bộ Quốc phòng Cuba cũng đã bàn giao cho tuỳ viên quốc phòng Việt Nam tại Cuba 150.000 liều vaccine Abdala. Như vậy, tổng số vaccine Cuba cung cấp cho Việt Nam là 1,05 triệu liều. Số vaccine này đã được đưa lên chuyên cơ của Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc để chuyển về Việt Nam, kịp thời tham gia phục vụ công tác phòng, chống Covid-19.
Hơn 1 triệu liều vaccine Abdala vừa được chuyển lên chuyên cơ để chở về Việt Nam.
Trước đó, sáng 20/9 (giờ Cuba), Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tại Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học - CIGB. Tại đây, Chủ tịch nước đã chứng kiến đại diện hai nước ký kết hợp đồng mua 5 triệu liều vaccine Abdala, đại diện Công ty Cổ phần vaccine và sinh phẩm DS-BIO cùng Trung tâm Kỹ thuật Di truyền và Công nghệ sinh học ký biên bản ghi nhớ về việc mua 5 triệu liều vaccine Soberana cho trẻ em.
Mời độc giả đọc bài viết gốc tại đây:
Trong 24 giờ qua, thế giới ghi nhận thêm 483.547 trường hợp mắc COVID-19 và 8.104 ca tử vong. Tổng số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu vượt 231 triệu ca, trong đó trên 4,7 triệu người không qua khỏi.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại nhà ga Seoul, Hàn Quốc ngày 18/9/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 25/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 231.811.792 ca, trong đó có 4.749.981 người tử vong.
Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh và tử vong trong ngày tiếp tục xu thế chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.
Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới trong ngày cao nhất thế giới với trên 120.000 ca, trong khi số ca tử vong cũng dẫn đầu với trên 2.000 trường hợp, tức là giảm mạnh so với thời gian trước.
Một nhà hàng với không gian mở tại thành phố Melbourne, bang Victoria, Australia ngày 28/7/2021. Ảnh: AFP/TTXVN
Đại dịch sau gần 2 năm đến nay xuất hiện và lây lan ở 221 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các nước cũng ghi nhận trên 206 triệu bệnh nhân được điều trị khỏi, số ca đang điều trị tích cực là gần 18 triệu ca và trên 98.000 ca hiện ở trong tình trạng nguy kịch. Ngày 24/9, thế giới có 138 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận ca COVID-19 mới; 109 quốc gia/vùng lãnh thổ có các ca tử vong vì đại dịch.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây