Cập nhật lúc

Biến chứng COVID-19 đối với trẻ em bị nhiễm bệnh; Trung Quốc bùng ổ dịch mới, các ca bệnh đều có điểm chung

Tại các nơi có tỷ lệ tiêm vaccine cao, biến thể Delta vẫn hoành hành.

Biến chứng COVID-19 đối với trẻ em bị nhiễm bệnh; Trung Quốc bùng ổ dịch mới, các ca bệnh đều có điểm chung
18
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Cuộc sống bình thường dần trở lại New York – nơi từng là tâm dịch Covid-19 của nước Mỹ

    Gần 2 năm sau khi đại dịch Covid-19 xảy ra, những lễ cưới trực tiếp đầu tiên của các cặp đôi ở thành phố New York Mỹ ngày 23/7 đã được tổ chức trở lại. Đây là dấu hiệu cho thấy, cuộc sống bình thường đang dần trở lại với một trong những tâm dịch của nước Mỹ.

    Sáng 23/7, chị Sae Feurtado, 32 tuổi và anh Richard Kissi, 34 tuổi đã cùng nắm tay nhau đến Phòng Đăng ký Kết hôn quận Manhattan ở thành phố New York, Mỹ để làm thủ tục chứng nhận kết hôn.... tiếng cười nói, tiếng ô tô trước khi lễ cưới diễn ra....

    Biến chứng COVID-19 đối với trẻ em bị nhiễm bệnh; Trung Quốc bùng ổ dịch mới, các ca bệnh đều có điểm chung - Ảnh 1.

    Một cặp đôi vừa làm lễ kết hôn ở Manhattan. Ảnh: NYDaily

    Lễ cưới của họ diễn ra ngay tại phòng đăng ký, dưới sự chứng kiến của linh mục địa phương và người làm chứng. Sau gần 2 năm xảy ra đại dịch Covid-19 ở Mỹ, đây là lần đầu tiên cặp đôi mới có thể khẳng định, "chúng tôi đã chính thức kết hôn", sau khi nhận được giấy chứng nhận kết hôn từ nhà chức trách.

    "Chúng tôi có hơi lo lắng. Chúng tôi đã đợi giây phút này gần 2 năm rồi. Chúng tôi chỉ muốn mọi thứ thật đơn giản, không cần một đám cưới quá lớn. Chúng tôi muốn đăng ký kết hôn ở đại sảnh thành phố. Sau một thời gian dài đóng cửa, đại sảnh thành phố đã mở cửa trở lại", cặp đôi cho biết.

    Đăng ký kết hôn - một thủ tục tưởng như bình thường đã trở thành xa xỉ cùng với sự xuất hiện của đại dịch Covid-19. Các biện pháp giãn cách xã hội đã khiến nhiều cặp đôi ở New York và nhiều thành phố khác của nước Mỹ phải hoãn, huỷ cưới. Để chữa cháy, nhiều cặp đôi đã phải tổ chức theo hình thức trực tuyến và lấy chứng nhận kết hôn sau.

    Tuy nhiên, kể từ khi chính quyền thành phố New York chính thức mở cửa lại hoàn toàn các hoạt động hồi tháng 5 vừa qua, nhiều quy định phòng dịch đã thay đổi, kể cả quy định kết hôn. Các cặp đôi chỉ có thể có giấy chứng nhận kết hôn sau khi làm thủ tục kết hôn dưới sự chứng kiến của một quan chức địa phương hoặc một linh mục và có một người làm chứng.

    Đám cưới của chị Sae Feurtado và anh Richard Kissi chỉ là một trong rất nhiều cặp đôi ở New York tới làm thủ tục đăng ký kết hôn trong ngày hôm qua sau khi Phòng đăng ký kết hôn địa phương mở cửa trở lại hôm 19/7 vừa qua và chính thức cấp giấy chứng nhận kết hôn từ ngày 23/7.

    Ông Michael Mcsweeney, một linh mục hội đồng thành phố cho biết: "Hôm nay chúng tôi làm thủ tục kết hôn cho 50 cặp đôi và cũng cấp giấy chứng nhận kết hôn cho 50 cặp. Trước khi đại dịch xảy ra, có những ngày chúng tôi tổ chức cho hơn 200 cặp đôi. Dù sao hôm nay cũng là một ngày bận rộn".

    Trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn diễn biến phức tạp, những đám cưới trực tiếp đầu tiên ở New York vẫn phải đảm bảo các biện pháp phòng dịch như: cô dâu, chú rể đeo khẩu trang, những người chứng kiến lễ cưới sẽ đứng đằng sau một tấm chắn giọt bắn, lễ cưới phải đặt trước, chỉ diễn ra trong khoảng 15 phút và chỉ giới hạn ở mức 4 người.... Dù còn nhiều hạn chế song những lễ cưới theo hình thức trực tiếp đầu tiên ở New York đã mang lại niềm vui cho các cặp đôi.

    Chị Pablo Calderon và anh Fabian Gavilane - một cặp đôi khác cũng đã tổ chức lễ cưới ngay trong sáng nay cho biết: "Chúng tôi rất vui, rất phấn khích. Cuối cùng sau 1 năm, chúng tôi cũng đã chính thức kết hôn".

    Cùng với các thủ tục kết hôn, nhiều dịch vụ ăn theo lễ kết hôn cũng đã được nối lại ngay tại các phòng đăng ký như cửa hàng trang sức, cho thuê váy áo cưới cô dâu chú rể và và cả những bó hoa cưới.

    Chiến dịch tiêm phòng được đẩy mạnh đã góp phần giảm bớt các ca mắc Covid-19 ở Mỹ. Đây chính là tiền đề để nhiều địa phương ở nước Mỹ trong đó có thành phố New York mở cửa trở lại, cho phép các hoạt động không thiết yếu trong đó có việc tổ chức các đám cưới trực tiếp diễn ra. Đây là những tín hiệu cho thấy, cuộc sống bình thường đang dần trở lại với những người dân sống ở các khu vực từng là tâm dịch của nước Mỹ./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những biến chứng có thể phát triển ở trẻ em sau khi mắc Covid-19

    Cơ quan bảo vệ, giám sát quyền lợi sức khoẻ người tiêu dùng Liên bang Nga cảnh báo về những biến chứng có thể phát triển ở trẻ em sau khi bị Covid-19, đồng thời khuyến nghị người trưởng thành đi tiêm chủng để bảo vệ sức khoẻ cho trẻ em trong bối cảnh chưa có vaccine cho lứa tuổi này.

    Hãng thông tấn TASS dẫn lời Phó giám đốc Viện Nghiên cứu Dịch tễ Trung ương thuộc Cơ quan bảo vệ, giám sát quyền lợi sức khoẻ người tiêu dùng LB Nga (Rospotrebnadzor), ông Alexander Gorelov cho biết trẻ em sau khi mắc Covid-19 có thể phát triển một số biến chứng như mất trí nhớ, suy giảm nhận thức, cũng như các biến chứng ảnh hưởng đến tim, thận và đường tiêu hóa.

    Biến chứng COVID-19 đối với trẻ em bị nhiễm bệnh; Trung Quốc bùng ổ dịch mới, các ca bệnh đều có điểm chung - Ảnh 1.

    Ảnh: TASS

    Ông Alexander Gorelov dẫn nghiên cứu của các nhà khoa học Thụy Điển chỉ ra rõ ràng rằng 10-30% trẻ em đã từng mắc Covid-19 sẽ để lại các biến chứng với rất đa dạng, gồm hơn 60 dạng bệnh lý.

    Theo ông Gorelov, mặc dù tình trạng bệnh khi bị nhiễm ở trẻ em nhẹ hơn so với người lớn nhưng chúng có thể phát triển nhiều biến chứng sau nhiễm bệnh, trong đó có thể có các biến chứng ảnh hưởng đến tim, thận, tuyến nội tiết, não và đường tiêu hóa. Ngoài ra, biến chứng có thể phát triển hội chứng viêm đa hệ thống biểu hiện từ ba đến bốn tuần sau khi khỏi bệnh, tổn thương một số cơ quan và hệ thống, bao gồm cả não. Theo chuyên gia, nguy cơ phát triển biến chứng này đặc biệt cao ở trẻ em thừa cân.

    Cũng giống như ở người lớn, trẻ em sau khi khỏi bệnh có thể bị mất trí nhớ, suy giảm nhận thức và mắc 16 bệnh thần kinh và tâm thần. Ông Gorelov lưu ý và cho biết thêm, theo các nhà nghiên cứu Thụy Điển, cứ 3 trẻ khỏi bệnh thị có 1 trẻ có các biến chứng này.

    Ông Gorelov khuyến nghị người trưởng thành tiêm vaccine để bảo vệ sức khoẻ cho bản thân và người xung quanh, đặc biệt là để giảm nguy cơ trẻ em bị lây nhiễm Covid-19 và tránh những biến chứng ảnh hưởng đến sự phát triển toàn diện của trẻ./.

    Bài viết được dẫn từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đang "trắng" Covid-19, Trung Quốc có ổ dịch mới trở lại, các ca bệnh đều đã tiêm vaccine

    Trung Quốc bùng ổ dịch mới, các ca bệnh đều có điểm chung; Nguy cơ biến thể quái vật của COVID-19 xuất hiện - Ảnh 1.

    Theo một bác sĩ điều trị cho các bệnh nhân, phần lớn các trường hợp ở ổ dịch Covid-19 mới nhất của Trung Quốc - một sân bay ở phía đông thành phố Nam Kinh - đã được tiêm phòng.

    Yang Yi, bác sĩ của Đại học Đông Nam ở Nam Kinh và là phó trưởng ban chuyên gia điều trị bệnh nhân Covid-19 ở Giang Tô, nói với các phóng viên hôm thứ Năm rằng tất cả các bệnh nhân đã được tiêm phòng trừ một người dưới 18 tuổi. Nhưng ông nhấn mạnh rằng vaccine vẫn có hiệu lực.

    Ổ dịch mới ở Trung Quốc: Các sân bay

    Cơ quan y tế ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô cho biết đã có 16 trường hợp được xác nhận và 12 người khác đã có kết quả xét nghiệm dương tính nhưng không có triệu chứng tính đến thứ Năm tuần này. Hầu hết trong số họ là nhân viên vệ sinh tại sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh.

    Những ca bệnh bùng phát ở những người đã được tiêm chủng đầy đủ đã từng xuất hiện ở Trung Quốc trước đây và đang gia tăng trên toàn thế giới khi các biến thể mới như Delta tiếp tục lây lan. Các chuyên gia y tế cho biết những trường hợp như vậy không có nghĩa là vaccine không hiệu quả, nhưng khuyến khích mọi người tiếp tục thực hiện các biện pháp như đeo khẩu trang, và một số tư vấn tiêm nhắc lại cho các nhóm nguy cơ cao.

    "Đây đều là những trường hợp nhẹ," Yang nói. "Mặc dù mới bị lây nhiễm, nhưng dựa trên những gì chúng tôi quan sát được trong các đợt bùng phát gần đây ở Quảng Đông và Thụy Lệ, thuộc tỉnh Vân Nam, thì khả năng người được tiêm vaccine bị bệnh nặng thấp hơn và thời gian mắc bệnh cũng ngắn hơn, "ông nói.

    "Vì vậy, điều này cho thấy vaccine vẫn đang bảo vệ con người và chúng tôi khuyến khích bạn thực hiện các biện pháp phòng ngừa và tiếp tục đeo khẩu trang ngay cả sau khi bạn đã tiêm phòng."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch ngoài tầm kiểm soát có thể tạo ra siêu biến thể ở Indonesia

    Các chuyên gia về bệnh truyền nhiễm cảnh báo, sự lây lan nhanh chóng của dịch Covid-19 ở Indonesia như hiện nay có thể là điều kiện lý tưởng cho sự xuất hiện biến thể mới của virus SARS-CoV-2 siêu lây nhiễm hơn so với các biến thể hiện có.

    Trong tuần đầu tháng 7, Indonesia chứng kiến các ca mắc Covid-19 tăng đột biến, vượt qua cả Ấn Độ và Brazil về số ca mắc mới trong ngày. Tỷ lệ tử vong do dịch bệnh ở Indonesia cũng liên tục phá kỷ lục, trở thành nước có tỷ lệ tử vong do Covid-19 cao nhất thế giới. Đến ngày 23/7, Indonesia đã vượt mốc 3 triệu ca mắc Covid-19, trong đó có hơn 80.000 người đã tử vong.

    Nguy cơ biến thể quái vật của COVID-19 xuất hiện; Indonesia tính tới phương án liều lĩnh, chuyên gia y tế ngăn cản - Ảnh 1.

    Bệnh viện quá tải, Indonesia lập thêm nhiều lều dã chiến cho bệnh nhân Covid-19 (Nguồn: Merdeka)

    Dicky Budiman, một nhà dịch tễ học người Indonesia, chuyên nghiên cứu về Covid-19 tại Đại học Griffith của Australia, cho biết: "Các biến thể mới luôn xuất hiện ở những khu vực hoặc quốc gia không có khả năng kiểm soát đại dịch".

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phân loại, nếu tỷ lệ dương tính trong tổng số xét nghiệm là 5% thì được coi là đại dịch nằm ngoài tầm kiểm soát. Trong khi ở Indonesia vào tháng 6, con số này ở mức 10%  và hiện đã tăng lên 30%. Điều này rất dễ tạo ra một siêu biến thể mới của virus SARS-CoV-2. Ông Budiman nhận định biến thể bản địa của Indonesia có thể đã xuất hiện.

    Tiến sĩ Stuart Ray, Phó Trưởng bộ môn phân tích dữ liệu và tính toàn vẹn tại Đại học Y khoa Johns Hopkins cho biết, các biến thể của Covid-19 đang được phát hiện hàng tuần trên khắp thế giới nhưng đó là "bản chất của virus RNA như coronavirus, luôn phát triển và thay đổi theo thời gian". Tuy nhiên, nếu xuất hiện một loại virus có khả năng lây lan nhanh và làm tăng số bệnh nhân nhập viện và tử vong, đồng thời làm suy yếu vaccine thì biến thể đó là biến thể "cần đề phòng".

    Nguy cơ biến thể quái vật của COVID-19 xuất hiện; Indonesia tính tới phương án liều lĩnh, chuyên gia y tế ngăn cản - Ảnh 2.

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 tại Indonesia cao nhất thế giới (Nguồn: Antara )

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia lập kỉ lục với gần 16.000 ca mắc mới COVID-19/ngày dù đã phong toả hai tháng

    Indonesia tính tới phương án liều lĩnh, chuyên gia y tế ngăn cản; Phát hiện cách tiêm vaccine giúp tăng kháng thể nhiều hơn hẳn - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ: Reuters

    Số ca mắc mới COVID-19 ở Malaysia đã đạt kỉ lục hai ngày liên tiếp, sau khi nước này báo cáo thêm 15.902 trường hợp dương tính mới vào thứ Bảy (24/7).

    Con số thống kê ngày thứ Bảy phá vỡ kỉ lục của một ngày trước đó (15.573 ca).

    Theo Straitstimes, với đà tăng này, chỉ vài ngày tới Malaysia sẽ vượt mốc một triệu ca mắc COVID-19 kể từ khi đại dịch bùng phát vào đầu năm ngoái. Tổng số ca bệnh ở Malaysia đến thời điểm hiện tại là hơn 980.400 ca, với hơn 7.700 ca tử vong.

    Khu vực đông dân nhất của Malaysia - Thung lũng Klang - hiện là nơi ghi nhận nhiều ca bệnh nhất. Selangor và Kuala Lumpur - thuộc Thung lũng Klang - ghi nhận tổng cộng hơn 10.000 ca mắc mới, tương đương khoảng 65% tổng số ca bệnh được báo cáo ngày thứ Bảy.

    Trước đó, Malaysia đã áp dụng lệnh phong toả toàn quốc từ ngày 1/6 để kiểm soát mức độ lây lan của dịch bệnh. Phần lớn các doanh nghiệp ở Indonesia đều đã phải đóng cửa trong hai tháng.

    Tuy nhiên, trong thời gian phong toả, số ca mắc mới hàng ngày và số ca tử vong chỉ giảm nhẹ khoảng vài ngày rồi tiếp tục gia tăng "chóng mặt". Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này - theo chính quyền địa phương - là do biến thể Delta lây lan quá nhanh.

    Malaysia hiện đang nằm giữa giai đoạn một và giai đoạn hai của kế hoạch "dẹp COVID-19" bốn giai đoạn. Giai đoạn ba, với sự mở cửa trở lại của nền kinh tế, sẽ bắt đầu sớm nhất vào cuối tháng Tám.

    Đọc bài viết gốc tại đây:

      

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đại dịch Covid-19: Indonesia tính nới phong tỏa, chuyên gia y tế cảnh báo còn quá sớm

    Indonesia đang hứng chịu làn sóng Covid-19 khủng khiếp, chủ yếu do biến thể Delta. Tuy nhiên, chính phủ nước này đang tính tới khả năng nới lỏng các hạn chế để tránh những tác động nặng nề đối với nền kinh tế.

    Tác động của đợt bùng phát dịch Covid-19 hiện nay tại Indonesia được đánh giá là tàn khốc với những câu chuyện người dân phải chạy khắp nơi để tìm giường bệnh, oxy, thuốc men cho người thân mắc Covid-19.

    Ngày 23/7, Indonesia đã vượt mốc 80.000 ca tử vong do Covid-19 sau khi ghi nhận 1.566 ca tử vong trong ngày. Tổng số ca mắc Covid-19 tại nước này cũng vượt mốc 3 triệu ca

    Mặt khác, mới chỉ hơn 1 tuần sau khi Indonesia trở thành tâm dịch mới tại châu Á, Tổng thống Joko Widodo bày tỏ các biện pháp hạn chế có thể được nới lỏng từ đầu tuần tới nếu số ca mắc mới bắt đầu giảm.

    Indonesia tính tới phương án liều lĩnh, chuyên gia y tế ngăn cản; Phát hiện cách tiêm vaccine giúp tăng kháng thể nhiều hơn hẳn - Ảnh 1.

    Ngày 23/7, Indonesia đã vượt mốc 80.000 ca tử vong do Covid-19 sau khi ghi nhận 1.566 ca tử vong trong ngày. Ảnh: Reuters

    Chuyên gia y tế cảnh báo "vẫn còn quá sớm"

    Các chuyên gia y tế cho rằng, việc nới lỏng hạn chế ở thời điểm này sẽ là một bước đi nguy hiểm.

    Dù số ca mắc Covid-19 đã giảm, từ mức 56.000 ca giữa tháng 7 xuống 49.000 ca ngày 23/7, các nhà dịch tễ học cho rằng tỷ lệ xét nghiệm trong cùng khoảng thời gian này cũng giảm, và rất khó xác định số ca mắc mới đã thực sự giảm hay chưa.

    Cho dù đồ thị số ca mắc mới bắt đầu "đi ngang", việc nới lỏng các hạn chế là bước đi không phù hợp trong bối cảnh tỷ lệ nhập viện và tử vong do Covid-19 vẫn còn cao.

    Tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở Indonesia hiện nay cao gấp 3 lần trung bình toàn cầu, theo dữ liệu của Our World. Trong khi đó, theo LaporCovid-19, từ tháng 6 tới nay, có gần 2.500 người đã tử vong trong quá trình cách ly hoặc chờ đợi bên ngoài các bệnh viện.

    Các biện pháp hạn chế được thực hiện từ 3/7 như làm việc tại nhà, đóng cửa các trung tâm mua sắm hiện chỉ áp dụng ở Java và Bali cũng như các khu vực nằm trong danh sách "vùng đỏ" trên cả nước.

    Bộ trưởng phụ trách ứng phó với dịch Covid-19 ở Indonesia, ông Luhut Pandjaitan cho biết, các biện pháp này có thể được nới lỏng từ ngày 26/7 tới nếu số ca mắc mới tiếp tục giảm và các chỉ số khác được cải thiện. Ông cũng nói rằng, "điều kiện xã hội học của người dân" cũng là yếu tố được cân nhắc.

    Theo nguồn tin chính phủ cũng như các nhà phân tích, những lo ngại về đời sống của người nghèo cũng như một loạt cuộc biểu tình nhỏ xảy ra trong tuần qua đã dấy lên lo ngại về nguy cơ bất ổn xã hội.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giãn cách hai mũi vaccine COVID của Pfizer giúp tăng kháng thể

    Nghiên cứu của Đại học Oxford cho thấy việc giãn khoảng cách dài hơn giữa hai mũi vaccine phòng COVID-19 của Pfizer/BioNTech sẽ cho lượng kháng thể tổng thể cao hơn.

    Phát hiện cách tiêm vaccine Pfizer giúp tăng kháng thể nhiều hơn hẳn; Một nước thử nghiệm vaccine COVID dạng uống - Ảnh 1.

    Nghiên cứu mới có thể giúp cung cấp thông tin về các chiến lược tiêm chủng chống lại biến thể Delta. Ảnh: Reuters

    Nghiên cứu có tên Pitch của các nhà khoa học Anh đã phát hiện ra khoảng cách dài hơn giữa các liều vaccine Pfizer được tiêm sẽ dẫn đến mức kháng thể tổng thể cao hơn ở người được tiêm so với khoảng cách ngắn hơn, nhưng mức độ kháng thể không duy trì được lâu sau liều đầu tiên.

    Nghiên cứu do Đại học Oxford dẫn đầu có thể giúp cung cấp thông tin về các chiến lược tiêm chủng chống lại biến thể Delta, loại biến thể lây lan nhanh đang càn quét khắp thế giới, được cho là làm giảm hiệu quả của liều vaccine đầu tiên, mặc dù cả hai liều vẫn có tác dụng bảo vệ. Tác giả nghiên cứu cho rằng khoảng cách 8 tuần giữa hai mũi vaccine Pfizer mà Anh đang áp dụng đem lại hiệu quả tốt trước biến thể Delta.

    "Những gì chúng tôi phát hiện, tính trung bình, là nếu bạn để khoảng cách thời gian gần hơn giữa hai liều vaccine, bạn có lượng kháng thể thấp hơn", Susanna Dunachie, Giáo sư về Bệnh truyền nhiễm tại Đại học Oxford và là trưởng nhóm điều tra của nghiên cứu nói trên, phát biểu với tờ Al Jazeera.

    Tuy vậy Giáo sư Dunachie vẫn khẳng định "hai liều vaccine Pfizer làm rất tốt trong việc tạo ra các phản ứng miễn dịch, và nếu bạn đã tiêm vaccine Pfizer với khoảng cách thời gian ngắn, đừng lo lắng, đó là một loại vaccine tuyệt vời".

    Các tác giả nhấn mạnh rằng cả hai biện pháp về khoảng cách mũi tiêm đều tạo ra phản ứng kháng thể và tế bào T mạnh mẽ, trong nghiên cứu tiến hành trên 503 nhân viên y tế.

    Họ cho biết: "Với khoảng cách dài hơn giữa hai liều, nồng độ kháng thể trung hòa chống lại biến thể Delta được tạo ra kém hơn sau liều đầu tiên và không được duy trì trong khoảng thời gian trước liều thứ hai".

    Tuy nhiên, "sau hai liều vaccine, nồng độ kháng thể trung hòa cao gấp đôi với khoảng thời gian dài hơn giữa hai mũi tiêm, so với thời gian ngắn hơn."

    Các kháng thể trung hòa được cho là đóng một vai trò quan trọng trong khả năng miễn dịch chống lại COVID-19, nhưng không phải là toàn bộ bức tranh bởi các tế bào T cũng đóng vai trò.

    Nghiên cứu nói trên cho thấy lượng tế bào T tổng thể thấp hơn 1,6 lần với khoảng cách tiêm dài so với khoảng thời gian tiêm ngắn 3-4 tuần, nhưng tỷ lệ tế bào T "trợ giúp", vốn hỗ trợ trí nhớ miễn dịch dài hạn, lại cao hơn khi hai mũi tiêm có khoảng cách dài.

    Ông Peter English, cựu Chủ tịch Hiệp hội Y tế Anh (BMA), cho biết: "Trong khi chúng ta có xu hướng nhấn mạnh các kháng thể vô hiệu hóa như một thước đo phản ứng miễn dịch… thì miễn dịch tế bào, khó đo hơn, cũng có vai trò rất quan trọng".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel sắp trở thành quốc gia đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng uống

    Israel sắp trở thành quốc gia đầu tiên trên thế giới thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng uống. Oravax Medical đang chuẩn bị tiến hành thử nghiệm lâm sàng loại vaccine mới này tại Trung tâm Y tế Tel Aviv Sourasky của Israel.

    Hồi tháng 3 năm nay, tập đoàn dược phẩm Oramed của Israel đã liên doanh với Premas Biotech của Ấn Độ để phát triển loại vaccine đường uống mới và Oravax Medical đã được thành lập là kết quả của sự hợp tác này.

    Một nước thử nghiệm vaccine COVID-19 dạng uống; Hàn Quốc đưa Việt Nam, Nga... vào danh sách có biến thể virus rất dễ lây lan - Ảnh 1.

    Israel sắp trở thành quốc gia đầu tiên thử nghiệm vaccine Covid-19 dạng uống. Ảnh minh họa: Clinical Trials Arena

    Vaccine do Oravax Medical sản xuất theo tiêu chuẩn GMP nhắm mục tiêu vào ba protein cấu trúc của virus SARS-CoV-2 chứ không phải chỉ là một protein đột biến duy nhất được nhắm mục tiêu bởi các vaccine dạng tiêm hiện nay như của Moderna và Pfizer/BioNTech.

    Hiện vaccine đường uống này đang trải qua giai đoạn nghiên cứu tiền lâm sàng, đánh giá hiệu quả chống lại các biến thể của virus SARS-CoV-2 đang lưu hành khắp thế giới, bao gồm cả biến thể Delta. Trước đó, kết quả thử nghiệm thí điểm trên động vật cho thấy vaccine dạng uống mới này có hiệu quả kích thích sự phát triển của các kháng thể Immunoglobulin G (IgG) và Immunoglobulin A (IgA), cần thiết để bảo vệ hệ miễn dịch lâu dài./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc yêu cầu cách ly bắt buộc công dân một số nước dù đã tiêm vaccine

    Chính phủ Hàn Quốc đã đưa Việt Nam, Nga, Uzbekistan và nhiều quốc gia khác vào danh sách các nước có các biến thể virus SARS-CoV-2 rất dễ lây lan.

    Theo đó, những người đến từ các nước này sẽ không còn được miễn trừ cách ly 14 ngày kể từ tháng 8, ngay cả khi họ đã tiêm phòng đầy đủ.

    Danh sách 26 nước gồm có Nam Phi, Malawi, Mozambique, Bangladesh, Botswana, Brazil, Suriname, Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Eswatini, Uruguay, Ấn Độ, Indonesia, Zimbabwe, Chile, Paraguay, Philippines, Nepal, Nga, Liban, Malaysia, Việt Nam, Haiti, Angola, Uzbekistan, Kuwait, Trinidad và Tobago.

    Một quan chức Hàn Quốc cho biết: "Chúng tôi sẽ thực hiện biện pháp này trong bối cảnh lo ngại về khả năng các biến thể virus từ nước ngoài xâm nhập khi số ca mắc COVID-19 mới đang tăng vọt ở Hàn Quốc".

    Ngày 24/7, Hàn Quốc ghi nhận 1.629 ca mắc mới, trong đó có 1.573 ca trong nước, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 tại quốc gia này lên là 187.362. Số ca mắc mới hằng ngày tại Hàn Quốc liên tục duy trì trên mức 1.000 từ đầu tháng 7 do dịch bệnh lây lan nhanh trở lại tại vùng đô thị Seoul và các vùng khác sau kỳ nghỉ Hè và sự xuất hiện của biến thể Delta.

    Hàn Quốc đang đối mặt với làn sóng dịch bệnh thứ 4, trong đó giới chức đã gia hạn các biện pháp hạn chế cấp độ cao nhất tại vùng đô thị Seoul trong nỗ lực nhằm khống chế dịch bệnh. Hiện tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại nước này là 2.068 ca.

    Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Hàn Quốc yêu cầu cách ly bắt buộc công dân một số nướcBáo Tin tức
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ma trận tin giả ăn theo Covid-19 làm chậm bước tiến “thanh toán” đại dịch toàn cầu

    Các phương pháp phòng chống và điều trị Covid-19 phản khoa học, tâm lý e dè không dám tiêm phòng hay tự ý trị bệnh mà không tuân thủ theo chỉ dẫn của nhân viên y tế đang để lại những hậu quả đáng tiếc, xuất phát từ các thông tin sai lệch đang được lan truyền khá phổ biến trên mạng xã hội những ngày gần đây. Nếu không nhanh chóng được kiểm soát, xử lý một cách kịp thời,“ma trận” các tin giả ăn theo Covid-19 có nguy cơ làm chậm lại những bước tiến trong cuộc chiến chống đại dịch trên toàn cầu.

    Hệ lụy từ những thông tin giả trên nền tảng trực tuyến là rất khó lường, như vụ việc đáng tiếc gần đây tại Iran. Chỉ vì học theo trên mạng, hơn 210 người tử vong sau khi uống phải rượu độc mà nghĩ rằng có thể giúp phòng chống Covid-19 .

    Hay chuyện nhiều người dân Indonesia đổ xô đi mua sữa Nhãn hiệu Gấu của Nestle sau khi một tin đồn vô căn cứ lan truyền trên mạng và các nhóm WhatsApp. Dù chính đại diện Nestle khẳng định hãng này chưa bao giờ tuyên bố sản phẩm của họ có thể giúp tạo ra kháng thể chống Covid-19, nhưng hệ quả từ những "fake news" vẫn khiến nhiều người đổ xô tìm mua nhãn hiệu sữa này khiến giá sữa bị đẩy lên tới 455%. Có một thời gian thuốc chống ký sinh trùng Ivermectin rộ lên trong cộng đồng mạng Indonesia như "thuốc thần" điều trị Covid-19, dù rằng thuốc này mới chỉ đang được thử nghiệm lâm sàng tại một số bệnh viện và giới chuyên gia dịch tễ vẫn cảnh báo người dân không nên tự ý sử dụng thuốc vì những tác dụng phụ rất nghiêm trọng có thể xảy ra.

    Bài viết được tham khảo từ https://vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Ma trận tin giả ăn theo Covid-19 làm chậm bước tiến "thanh toán" đại dịchVOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU cho phép tiêm vaccine của Moderna cho trẻ vị thành niên

    Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17. Đây là vaccine thứ hai được EU cho phép sử dụng đối với lứa tuổi vị thành niên.

    Trong một tuyên bố ngày 23/7, EMA nêu rõ việc sử dụng vaccine của Moderna cho lứa tuổi từ 12-17 sẽ tương tự như những người trên 18 tuổi. Theo đó, các em trong độ tuổi này cũng sẽ được tiêm 2 mũi, mỗi mũi cách nhau 4 tuần.

    Việc tiêm vaccine cho trẻ được coi là yếu tố quan trọng trong việc tạo miễn dịch cộng đồng đối với dịch COVID-19, đặc biệt trong bối cảnh biến thể Delta dễ lây lan đang hoành hành trên thế giới. Tháng 5 vừa qua, Moderna khẳng định vaccine ngừa COVID-19 do hãng này phát triển khá an toàn và hiệu quả ở lứa tuổi thanh, thiếu niên.

    Trong khi đó, Ủy ban An toàn của EMA cho biết các tác dụng phụ thường gặp ở thanh, thiếu niên sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 cũng tương tự như những người lớn tuổi hơn. Do quy mô nghiên cứu nhỏ hơn, thử nghiệm không phát hiện được tác dụng phụ bất thường mới hay đánh giá được nguy cơ đã biết đối với loại vaccine này trong đó có viêm cơ tim và viêm màng ngoài tim.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công ty Israel sắp thử nghiệm vắc xin COVID-19 dạng viên nang uống

    Công ty dược phẩm Oramed của Israel đã được Trung tâm Y tế Tel Aviv Sourasky cho phép thử nghiệm viên nang vắc xin một liều trên 24 tình nguyện viên chưa được tiêm chủng.

    Dự kiến, quá trình thử nghiệm sẽ bắt đầu vào tháng tới, sau khi Oramed nhận được sự chấp thuận ở cấp cao nhất của Bộ Y tế Israel.

    Đây là phiên bản viên nang của loại vắc xin đang được phát triển bởi công ty Premas Biotech của Ấn Độ.

    Trước đó, hồi tháng Ba, Oramed thông báo đã thử nghiệm loại vắc xin dạng uống này trên lợn, và các cá thể lợn này đã sản sinh kháng thể sau khi uống thuốc.

    "Vắc xin đường uống của chúng tôi không phụ thuộc vào việc phải bảo quản lạnh sâu giống như các vắc xin COVID-19 khác. Điều này làm nên sự khác biệt to lớn", Giám đốc điều hành của Oramed - Nadav Kidron nói với tờ Thời báo Israel.

    Bài viết được tham khảo từ https://tienphong.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Công ty Israel sắp thử nghiệm vắc xin COVID-19 dạng viên nang uốngTiền phong
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp cảnh báo chủng mới xuất hiện trong mùa Đông

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 24/7 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 193.855.636 ca, trong đó có 4.157.548 người tử vong.

    Số ca mắc bệnh trong ngày sau một thời gian thuyên giảm nay đang có dấu hiệu tăng trở lại trên phạm vi toàn cầu, với những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong vẫn ở mức đáng quan ngại. Đặc biệt, Anh, Indonesia và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động.

    Thời gian gần đây, biến chủng Delta và Delta Plus đã xuất hiện tại hàng loạt nước, buộc các chính phủ phải tăng tốc tiêm chủng và siết chặt các biện pháp phòng dịch để tránh một làn sóng COVID-19 mới.

    Tại các nước châu Âu - nơi có tỷ lệ tiêm vaccine cao, song biến thể Delta vẫn đang "hoành hành". Thậm chí, cố vấn dịch bệnh hàng đầu của Chính phủ Pháp cảnh báo có thể sẽ xuất hiện thêm biến thể mới của virus SARS-CoV-2 trong những tháng mùa Đông năm nay.

    Quốc gia này hiện đang đương đầu với làn sóng mới với số ca mắc mới tăng cao chưa từng có được cho là do sự xuất hiện của biến thể Delta, được phát hiện đầu tiên tại Ấn Độ. Đến nay, Pháp ghi nhận tổng cộng hơn 5,93 triệu ca mắc bệnh, trong đó có hơn 111.000 ca tử vong. Những ngày gần đây, trung bình Pháp ghi nhận khoảng hơn 19.000 ca mắc mới.

    Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    COVID-19 tới 6 giờ ngày 24/7: Australia báo động khẩn cấp quốc gia ở Sidney; Pháp cảnh báo chủng mới xuất hiện trong mùa ĐôngBáo Tin tức
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Indonesia ghi nhận 49.000 ca bệnh mới; Malaysia chưa thể cắt đứt chuỗi lây nhiễm

    Trong 24 giờ qua, hiệp hội ASEAN có 4 quốc gia thành viên ghi nhận các ca tử vong mới vì COVID-19 là Indonesia, Thái Lan, Malaysia và Campuchia. Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á.

    Ổ dịch nghiệm trọng nhất Đông Nam Á vẫn là Indonesia, tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Trong 1 ngày qua, Indonesia là nước có số ca tử vong và số ca mắc mới cao nhất châu Á, số ca bệnh mới của nước này còn cao nhất kể từ đầu dịch tới nay trong nhiều ngày liên tiếp. Số ca tử vong trong ngày tại Indonesia cao hơn tất cả các nước ASEAN khác cộng lại và hiện là tâm dịch của cả thế giới.

    Trong khi đó, diễn biến dịch cũng rất nghiêm trọng ở Philippines trong mấy ngày gần đây. Tuy nhiên, Philippines đang chứng kiến số ca tử vong và ca mắc thấp hơn khá nhiều các nước thành viên khác, báo hiệu dịch có dấu hiệu chững lại ở quốc gia này. Thậm chí, trong 1 ngày qua, nước này không ghi nhận ca tử vong nào.

    Malaysia tình hình vô cùng đáng quan ngại. Nước này hiện cũng là điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia, khi làn sóng dịch mới đã kéo dài và chưa có dấu hiệu hạ nhiệt. Malaysia đang chứng kiến xu thế dịch leo thang do số ca mắc mới/ngày tăng nhanh và mạnh suốt mấy tuần vừa qua, trong khi số người chết vì COVID-19 cũng ở mức báo động.

    Ngày 23/7, Malaysia ghi nhận số ca bệnh mới cao thứ hai Đông Nam Á, đồng thời số ca tử vong cũng ở mức đáng ngại với 144 trường hợp không qua khỏi (đứng thứ 2 trong khối ASEAN). Trước làn sóng dịch nguy hiểm mới, Chính phủ Malaysia đã quyết định gia hạn phong tỏa toàn quốc với hy vọng đảo chiều đồ thị dịch bệnh.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta đã lây lan trên 70% lãnh thổ châu Âu

    Cơ quan khu vực châu Âu của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) và Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh châu Âu (ECDC) ngày 23/7 công bố thông tin cho biết biến thể Delta của virus corona hiện lây lan tới phần lớn các quốc gia châu Âu.

    Theo phóng viên TTXVN tại châu Âu, dựa trên dữ liệu thu thập từ ngày 28/6 - 11/7, hai cơ quan trên cho biết biến thể Delta hiện đã có mặt ở 19/28 nước châu Âu với tỷ lệ 68,3% trong các mẫu dương tính. Trong khi đó, biến thể Alpha chỉ chiếm 22,3% các xét nghiệm dương tính.

    Trước tình hình này, WHO, châu Âu và ECDC cùng kêu gọi các quốc gia trong khu vực "tăng cường nỗ lực" để ngăn chặn sự lây lan của các biến thể COVID-19. WHO khuyến nghị các chính phủ cần tăng cường khả năng tiếp cận xét nghiệm miễn phí, đẩy nhanh truy vết để phá vỡ các chuỗi lây nhiễm, đảm bảo tiêm phòng cho những người có nguy cơ cao nhất và khuyến khích cách ly với các trường hợp tiếp xúc hoặc đã được xác nhận dương tính với COVID-19.

    Hiện biến thể Delta đang khiến dịch COVID-19 gia tăng trở lại trên thế giới, khiến số ca lây nhiễm ở châu Âu tăng 26% trong khi ở Mỹ tăng tới 60%. Theo dự báo mới nhất của ECDC công bố hôm 23/7, số ca mắc mới ở châu Âu sẽ tiếp tục tăng và có thể cao hơn gấp đôi trong 4 tuần tới, đặc biệt ở những người trẻ tuổi. Hiện ECDC đang đặc biệt quan tâm tới tình hình dịch bệnh ở Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, Malta và Síp.

    Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Biến thể Delta đã lây lan trên 70% lãnh thổ châu ÂuBáo Tin tức
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đa số các ca mắc mới tại Singapore là người đã tiêm vaccine, không có ai bị nặng

    Những người đã được tiêm đủ liều vaccine chiếm tới 75% ca mắc mới COVID-19 trong 4 tuần gần đây tại Singapore, nhưng bệnh tình của những người này không bị diễn tiến nặng. Đây là thông báo được Chính phủ Singapore đưa ra ngày 22/7.

    Thống kê cho thấy trong số 1.096 ca lây nhiễm trong cộng đồng tại Singapore trong 28 ngày qua, những người đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 đầy đủ chiếm khoảng 44% (484 người), số người đã được tiêm 1 mũi vaccine chiếm 30% và số người chưa tiêm vaccine chỉ chiếm hơn 25%. Không ai trong số những người đã được tiêm vaccine đầy đủ nằm trong số 7 ca mắc COVID-19 nặng, cần thở oxy và 1 ca trong tình trạng nguy kịch đang được chăm sóc tích cực.

    Tuyên bố của Bộ Y tế Singapore khẳng định đây là một bằng chứng nữa cho thấy việc tiêm vaccine ngừa COVID-19 có thể ngăn chặn bệnh tình diễn tiến nặng nếu không may nhiễm virus SARS-CoV-2. Cũng theo bộ trên, toàn bộ những người đã tiêm vaccine đều không biểu hiện triệu chứng hoặc chỉ mắc bệnh nhẹ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Trong khi đó, Bộ Y tế Israel vừa công bố các số liệu nghiên cứu cho thấy việc tiêm vaccine đã mang lại hiệu quả tới 91% trong ngăn ngừa các biến chứng nặng đối với các bệnh nhân COVID-19. 

    Theo đó, một nghiên cứu được tiến hành với các nhóm dân cư đã được tiêm phòng đủ 2 mũi vaccine trong các khoảng thời gian khác nhau ở nước này cho thấy vaccine đã mang lại hiệu quả chung tích cực không chỉ đối với các ca bệnh nặng, mà còn đạt hiệu quả tới 88% trong việc giảm số ca nhiễm COVID-19 phải nhập viện. Hiện Israel vẫn áp dụng cơ chế chỉ nhập viện đối với các ca có diễn biến nặng, các ca nhẹ hơn được theo dõi và điều trị tại nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cảnh báo đáng sợ: Sắp có biến thể Covid-19 mới?

    GS Jean-Francois Delfraissy, cố vấn của chính phủ Pháp, hôm 23-7 đưa ra một loạt cảnh báo đáng sợ về dịch Covid-19.

    Trong cuộc phỏng vấn với đài truyền hình BFM TV, ông Delfraissy - người đứng đầu hội đồng khoa học của chính phủ Pháp - cho rằng việc trở lại cuộc sống bình thường sau dịch Covid-19 có thể không xảy ra cho đến năm 2022 hoặc thậm chí năm 2023.

    Tín hiệu mừng từ các ca mắc Covid-19 dù đã tiêm vaccine ở Singapore, Israel; Một loạt cảnh báo đáng sợ về dịch Covid-19. - Ảnh 1.

    GS Jean-Francois Delfraissy. Ảnh: AP


    Ông Delfraissy dự đoán Pháp có thể ghi nhận khoảng 50.000 ca mắc mới Covid-19 hằng ngày vào đầu tháng 8. Trước đó, hôm 22-7, ông Delfraissy nói làn sóng Covid-19 thứ tư sẽ tác động lên các bệnh viện Pháp trong nửa cuối tháng 8.

    Đặc biệt, ông Delfraissy đưa ra cảnh báo đáng sợ: "Chúng ta có thể chứng kiến một biến thể Covid-19 khác vào mùa đông này. Tôi không thể dự đoán hậu quả hoặc trả lời liệu nó có nguy hiểm hơn hay không".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đông Nam Á "nóng nhất" châu Á; châu Âu áp các quyết định mới với 2 loại vaccine Mỹ

    Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 0h00 ngày 24/7, toàn thế giới ghi nhận 193.668.196 ca mắc bệnh COVID-19, 4.155.689 trường hợp tử vong. Trong khi đó, tổng số ca hồi phục là 175.895.928.

     - Ảnh 1.

    Với 94.552 ca mắc mới so với 1 ngày trước đó, Đông Nam Á đang là một trong những điểm dịch nóng nhất châu Á và ổ dịch nghiêm trọng nhất của khối này vẫn là Indonesia. 

    Tình hình dịch bệnh tại "quốc gia vạn đảo" ngày càng nghiêm trọng, số ca mắc mới và ca tử vong tăng mạnh. Trong khi đó, diễn biến dịch cũng rất nghiêm trọng ở Philippines những ngày gần đây. Malaysia, điểm dịch nóng thứ hai của khu vực sau Indonesia thì không công bố số liệu dịch Covid-19 trong 24 giờ qua (theo Worldometers.info) mặc dù tình trạng lây nhiễm chưa có dấu hiệu chậm lại.

    Liên quan đến vaccine, Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) thông báo đã bổ sung triệu chứng rối loạn thần kinh, gọi là hội chứng Guillain-Barr (GBS), vào danh sách tác dụng phụ hiếm gặp khi tiêm vaccine Janssen phòng COVID-19 của hãng Johnson & Johnson (J&J). Bên cạnh đó, EMA đã cho phép sử dụng vaccine ngừa COVID-19 của Moderna cho trẻ trong độ tuổi từ 12-17.

    Mời quý vị bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại