Cập nhật lúc

Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac

Tình hình đại dịch COVID-19 tiếp tục có nhiều diễn biến khó lường trên khắp thế giới.

Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tranh cãi về kế hoạch tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 tăng cường của Mỹ

    Chính quyền Tổng thống Mỹ Joe Biden trong tuần này dự kiến sẽ khuyến nghị hầu hết người dân tiêm liều vaccine ngừa Covid-19 tăng cường sau khi tiêm xong mũi thứ 2.

    Lý do Mỹ xem xét tiêm liều thứ 3

    Một số chuyên gia lưu ý, việc tiêm mũi thứ 3 là điều cần thiết bởi những dữ liệu nghiên cứu gần đây cho thấy mức độ bảo vệ của vaccine mRNA do Pfizer-BioNTech và Moderna sản xuất hiện đang được sử dụng rộng rãi, có thể suy giảm nhanh chóng. Những người khác lo ngại, chỉ dựa vào kết quả của các nghiên cứu để tiến hành một đợt tiêm chủng quy mô lớn khác là chưa đủ, trong khi đó có rất nhiều người trên trên thế giới chưa được tiêm mũi đầu tiên.

    Phát biểu với USA Today, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, Tiến sĩ Anthony Fauci cho biết, độ bảo vệ của vaccine sẽ giảm dần theo thời gian và liều tăng cường có thể cần thiết. "Tất cả chúng ta sẽ cảm nhận được điều đó, dù sớm hay muộn, dù là người già hay người trẻ. Đó là cách hoạt động của hệ thống miễn dịch".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vận chuyển 10 tấn hàng viện trợ của bạn bè Đức và cộng đồng người Việt về Việt Nam

    Ngày 17/8, Đại sứ Việt Nam tại Cộng hòa Liên bang Đức, Nguyễn Minh Vũ đã có chuyến công tác đến Hamburg để tiếp nhận hàng viện trợ theo lời kêu gọi của Đại sứ quán nhằm hỗ trợ công tác phòng chống dịch COVID-19 ở trong nước.

    Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Đại sứ Nguyễn Minh Vũ (bên phải) cùng lãnh đạo tập đoàn Airbus. Ảnh: Mạnh Hùng/TTXVN

    Tham dự buổi lễ tiếp nhận viện trợ có đại diện ban Lãnh đạo tập đoàn Airbus, phi công hãng hàng không Vietjet và đại diện các nhà tài trợ.

    Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, số hàng viện trợ này bao gồm đóng góp của chính quyền các bang, thành phố và một số tập thể, cá nhân trong cộng đồng người Việt tại Đức tài trợ trang thiết bị, vật tư y tế.

    Cụ thể bang Sachsen hỗ trợ 19.200 khẩu trang y tế KN95; thành phố Leipzig (gồm sự hỗ trợ của Đại học St. Georg, Đại học Leipzig và Bệnh viện Sana) với 9.100 khẩu trang y tế FFP2, 61.570 khẩu trang thường, 3.960 bộ kit xét nghiệm nhanh COVID-19, 4.400 bộ quần áo bảo hộ, 3.600 cuộn màng nilông y tế bảo vệ và 50 bộ vật tư phòng thí nghiệm; thành phố Heidelberg 38.950 khẩu trang y tế FFP2 và 40.600 bộ kit xét nghiệm; Công ty Si-US-Instrument 100.800 bộ kit xét nghiệm; Công ty Innovation Lab 500 khẩu trang y tế FFP2 và 1.000 bộ kit xét nghiệm; công ty Odenwald Trading 25.000 khẩu trang y tế.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các dữ liệu phản ánh diễn biến dịch đáng lo ngại tại Nhật Bản

    Theo phóng viên TTXVN tại Tokyo, tính đến cuối ngày 18/8, Nhật Bản đã ghi nhận thêm 23.917 ca mắc mới COVID-19 trên toàn quốc, con số cao nhất từ trước đến nay, nâng tổng số ca mắc COVID-19 tại Nhật Bản lên 1.207.309 ca, bao gồm 712 ca trên tàu du lịch Dianmond Princess.

    Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh: AFP/TTXVN

    Đáng chú ý, chỉ trong ngày hôm nay, đã có 24/47 tỉnh, thành phố của Nhật Bản ghi nhận số ca mắc mới COVID-19 trong ngày cao kỷ lục. Số bệnh nhân nặng tiếp tục tăng mạnh với 1.716 ca, tăng 70 ca so với trước đó một ngày.

    Truyền thông Nhật Bản đưa tin tỉnh Osaka ở miền Tây ghi nhận 2.296 ca mắc mới, cao nhất từ trước đến nay. Trong khi đó, tỉnh Hyogo lân cận, tỉnh Aichi ở miền Trung và tỉnh Fukuoka ở miền Nam cũng ghi nhận các kỷ lục mới với số ca mắc trong ngày đều vượt mức 1.000 ca. Thủ đô Tokyo cũng ghi nhận 5.386 ca mắc mới chỉ thấp hơn một chút so với mức kỷ lục được ghi nhận ngày 13/8 vừa qua.

    Thủ đô Tokyo là tâm dịch của làn sóng thứ 5 tại Nhật Bản, với hơn 80% số giường chăm sóc đặc biệt đã được sử dụng, làm dấy lên lo ngại rằng các bệnh viện trên cả nước sẽ nhanh chóng rơi vào cảnh quá tải nếu biến thể mới tiếp tục lây lan.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca tử vong vì COVID-19 tăng sốc ở Mỹ, lên hơn 1.000 ca/ngày

    Mỹ đã báo cáo hơn 1.000 ca tử vong do COVID-19 vào thứ Ba, tương đương với khoảng 42 ca tử vong mỗi giờ, theo thống kê của Reuters, khi biến thể Delta tiếp tục càn quét các khu vực có tỷ lệ tiêm chủng thấp.

    Số ca tử vong vì COVID-19 đã tăng đột biến ở Mỹ trong tháng qua với trung bình 769 ca/ngày, cao nhất kể từ giữa tháng Tư, theo thống kê của Reuters.

    Riêng thứ Ba, 17/8, số người qua đời vì COVID-19 ở Mỹ đã lên đến 1.017 người, nâng tổng số ca tử vong kể từ đầu dịch lên gần 623.000 người - cao nhất thế giới. Lần cuối cùng Mỹ ghi nhận hơn 1.000 ca tử vong/ngày là từ tháng Ba.

    Giống như nhiều quốc gia khác, biến thể Delta đang tạo nên một thách thức lớn tại Mỹ. Các quan chức nước này đang tiếp tục đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng khi đối mặt với mối đe doạ mới. Số liều vắc xin được tiêm trung bình trong bảy ngày đã tăng 14% trong vòng hai tuần qua, theo số liệu từ Our World in Data.

    Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Ảnh minh hoạ: Reuters

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dược sĩ ở Mỹ đối mặt 120 năm tù vì bán giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả

    Cơ quan thực thi pháp luật Mỹ mới đây bắt giữ một dược sĩ đã bán hơn 100 giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả.

    Hãng tin RIA dẫn thông tin từ Bộ Tư pháp Mỹ cho biết người đàn ông này có thể phải đối mặt với án phạt tù lên tới 120 năm.

    Cụ thể, Tangtang Zhao (34 tuổi) cư dân ở Chicago, bị cáo buộc 12 tội tham ô tài sản nhà nước. Nếu bị kết tội, người này phải đối mặt với 10 năm tù cho mỗi tội danh.

    Vào tháng 3 đến tháng 4/2021, Zhao được cho là đã bán 125 giấy chứng nhận tiêm vắc-xin Covid-19 giả có xác thực do Trung tâm kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) cấp cho 11 người mua khác nhau, với giá 10 USD/ 1 giấy.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia y tế: Đã đến lúc quên chiến lược “Không Covid”

    Chuyên gia y tế Hong Kong cho rằng đã đến lúc quên chiến lược “Không Covid” và học cách sống chung với virus bằng cách tiêm vaccine cho những người dễ tổn thương nhất bên cạnh việc tăng độ phủ vaccine.

    Miễn dịch cộng đồng với Covid-19 thường được ca ngợi như mục tiêu sau cùng và tốt nhất - tức là nếu chúng ta đạt được tỷ lệ tiêm vaccine là 70% thì tất cả mọi người sẽ được cứu và chúng ta có thể hy vọng quay lại cuộc sống bình thường ở một vài mức độ. Tuy nhiên, đó là thông điệp khiến các bác sĩ như ông David Owens không mấy tán thành.

    Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Mọi người xếp hàng chờ tiêm vaccine ở Trung tâm Thể thao Kowloon Bay, Hong Kong, Trung Quốc. Ảnh: Edmond So

    "Bằng việc tập trung vào chủ đề miễn dịch cộng đồng với tỷ lệ 70%, chúng ta có nguy cơ làm tổn hại đến những lợi ích dài hạn của chính mình. Trong nỗ lực tăng cao tỷ lệ tiêm vaccine, vốn là một mục tiêu tốt, chúng ta đang bỏ qua một sự thật rằng đối tượng được tiêm vaccine có thể tạo ra sự khác biệt lớn nhất", Owens, chuyên gia về y tế gia đình và người sáng lập OT&P Healthcare ở Hong Kong (Trung Quốc) cho hay.

    Theo chuyên gia này, những người chúng ta nên ưu tiên tiêm vaccine là những người lớn tuổi và những người dễ tổn thương nhất trong cộng đồng. Ông đã dẫn ra số liệu thống kê của Hong Kong: Hiện tại, chỉ 5% người sống trong các viện dưỡng lão được tiêm vaccine và họ là những người có nguy cơ tử vong cao nhất nếu mắc Covid-19.

    Một người 75 tuổi có nguy cơ cần chăm sóc tích cực cao gấp 9 lần và có nguy cơ tử vong cao gấp 230 lần so với một người 20 tuổi nếu mắc Covid-19. Đối với những người ở độ tuổi 85, nguy cơ cần chăm sóc tích cực cao gấp 15 lần và nguy cơ tử vong cao gấp 600 lần.

    "Điều quan trọng nhất là cần hiểu đúng về thông điệp này mặc dù có nhiều vấn đề về văn hóa, niềm tin và chính trị. Tuy nhiên, nhìn chung, thông điệp tương đối đơn giản cần được truyền tải là khuyến khích và giáo dục mọi người về yêu cầu tiêm vaccine", ông Owens nhận định.

    Theo chuyên gia này, mặc dù chiến lược loại bỏ số ca mắc Covid-19 đã thành công vào thời kỳ đầu đại dịch nhưng đã đến lúc nên dịch chuyển khỏi chiến lược "Không Covid".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vaccine Sinopharm không gây tác dụng phụ

    Công bố phát hiện về tác dụng phụ của vaccine Sinopharm; Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: AP)

    Vaccine ngừa COVID-19 của hãng dược Trung Quốc Sinopharm không làm tăng nguy cơ gây ra cục máu đông hay giảm tiểu cầu ở những người được tiêm chủng.

    Đây là kết quả nghiên cứu mới được công bố của hãng Sinopharm .

    Ngoài ra, mẫu dữ liệu thực tế mới nhất từ Argentina cho thấy, vaccine COVID-19 của Sinopharm có hiệu quả bảo vệ người được tiêm chủng trước nguy cơ tử vong lên tới 84% ở những người từ 60 tuổi trở lên.

    Các tác dụng phụ hiếm gặp nhưng nghiêm trọng đặc trưng bởi những cục máu đông nguy hiểm và số lượng tiểu cầu thấp sau khi tiêm vaccine ngừa COVID-19 công nghệ vector virus đã được báo cáo trên toàn cầu và thu hút nhiều sự quan tâm. Vì vậy, các chuyên gia nghiên cứu Trung Quốc đã tiến hành nghiên cứu này nhằm khám phá xem liệu vaccine ngừa COVID-19 của Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG), một chi nhánh của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm) có thể dẫn tới những vấn đề tương tự hay không.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan bảo vệ mua vaccine Sinovac

    Do bùng phát Covid-19 ở Dương Châu, Trung Quốc tiến hành xét nghiệm đại trà để rà soát các ca bệnh. Trong khi đó, chính phủ Thái Lan bảo vệ kế hoạch mua thêm vaccine Sinovac.

    Với số ca Covid-19 chiếm tới hơn 1/3 tổng số ca bệnh trong đợt bùng phát dịch cộng đồng mới nhất ở Trung Quốc, thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này đến nay đã phải tiến hành xét nghiệm đại trà tới 10 lần để rà soát các trường hợp mắc bệnh.

    Trong khi đó, chính phủ Thái Lan đã bảo vệ việc sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc và kế hoạch mua thêm 12 triệu liều để chống lại biến thể Delta sau khi nghiên cứu gần đây nhất về những người được tiêm hai liều Sinovac cho thấy kết quả khả quan.

    Tại cuộc họp báo Bộ Y tế Công cộng Thái Lan ngày 17/8, các quan chức y tế nước này đã cung cấp thông tin cập nhật về việc Thái Lan tiếp tục sử dụng vaccine Sinovac của Trung Quốc và hiệu quả của vaccine, trong bối cảnh chính phủ nước này mới công bố kế hoạch mua bổ sung 12 triệu liều Sinovac.

    Ông Chawetsan Namwat, quan chức thuộc Cục Kiểm soát Dịch bệnh cho biết, tất cả các loại vaccine đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt, bao gồm cả Sinovac, đều có khả năng giảm các triệu chứng nguy kịch và nguy cơ tử vong của bệnh nhân Covid-19, đây là trọng tâm hàng đầu của vaccine. Vấn đề quan trọng hiện nay là làm thế nào để cung cấp vaccine cho người dân càng nhanh càng tốt để kiểm soát dịch bệnh và giảm thiểu thiệt hại về tính mạng.

    Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac; 2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin - Ảnh 1.

    Người dân Dương Châu xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm ngay trong đêm. Ảnh: The Paper.

    Bộ Y tế Công cộng Thái Lan vừa kết thúc nghiên cứu về hiệu quả của vaccine Covid-19 trên 3.901 nhân viên y tế trên toàn quốc đã được tiêm vaccine của Sinovac và AstraZeneca. Đối với vaccine Sinovac, kết quả cho thấy hiệu quả phòng bệnh trung bình là 72%, ngăn ngừa tình trạng nguy kịch và tử vong là 98%. Đối với vaccine AstraZeneca, hiệu quả phòng bệnh sau khi tiêm 1 liều là 88% và lên tới 96% sau hai liều với khoảng thời gian hơn 14 ngày.

    Vừa qua, chính phủ Thái Lan đã phê duyệt mua bổ sung tổng số 32 triệu liều vaccine bao gồm 12 triệu liều Sinovac, 10 triệu liều Pfizer và 10 triệu liều khác. Số lượng 10 triệu liều khác sẽ được chính phủ Thái Lan quyết định dựa trên quá trình đàm phán để có thể xác định được loại vaccine nào có thể cung cấp nhanh nhất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia điều trị Covid-19 ở nhà hiệu quả

    Theo số liệu của Bộ Y tế Campuchia, hơn 4.000 bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà, trong đó có hơn 1.400 bệnh nhân đã bình phục và không có trường hợp tử vong.

    Theo Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia ông Ngov Kang, việc điều trị Covid-19 tại nhà là hướng đi mới và đã đạt được nhiều kết quả tích cực.

    Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac; 2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin - Ảnh 1.

    Các cơ quan chức năng Campuchia hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 điều trị tại nhà. Ảnh: Chính quyền Phnom Penh.

    Phát biểu với báo giới hôm nay, ông Ngov Kang, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia cho biết, việc cho một số bệnh nhân Covid-19 được điều trị tại nhà đã đạt được nhiều kết quả tích cực, nhưng bên cạnh đó vẫn còn một số thách thức. Thứ nhất là việc giữ khoảng cách giữa người bệnh và các thành viên khác trong gia đình. Thứ hai là một số bệnh nhân đã giấu thông tin khi được chuẩn đoán bị Covid-19. Ông Ngov Kang cũng cảnh báo, nếu bệnh nhân không khai báo thông tin với cơ quan y tế thì sẽ rất khó tiếp cận được các dịch vụ y tế khi cần thiết hoặc nguy cơ lây nhiễm cho người thân và cộng đồng.

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn: https://vov.vn/the-gioi/campuchia-dieu-tri-covid-19-o-nha-hieu-qua-nga-day-nhanh-cong-nhan-chung-nhan-tiem-chung-883522.vov

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Các nhà sản xuất vaccine cân nhắc thay đổi chiến lược vì biến thể Delta

    Khi biến thể Delta lan như sóng thần khắp thế giới, các nhà sản xuất vaccine đang cân nhắc lại chiến lược của mình.

    Mũi vaccine tăng cường, hay một loại vaccine mới hoàn toàn? Đó là những gì các nhà nghiên cứu và công ty dược phẩm đang lên kế hoạch.

    2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin; Phát hiện về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Tình nguyện viên tiêm thử nghiệm vaccine công nghệ mRNA tại Detroit, Mỹ ngày 5/8/2020. Ảnh: AFP/ Getty Images

    Các chủng virus đột biến mới đáng sợ như biến thể Delta và Lambda xuất hiện, làm lây nhiễm nhiều hơn và nguy hiểm hơn so với virus gốc. Các bằng chứng ban đầu chỉ ra rằng, mặc dù các loại vaccine hiện có giúp bệnh nhân tránh bị mắc bệnh nặng nếu nhiễm virus, nhưng chúng không ngăn được việc truyền nhiễm bệnh. Ít nhất, về mặt lý thuyết các biến chủng vẫn có thể gây ra những vấn đề không mong muốn với người đã tiêm chủng hoặc với cộng đồng.

    Nói cách khác, vaccine hiện tại là không đủ. Nhân loại đã nóng lòng chờ đợi sự ra đời của loại vaccine COVID-19 đầu tiên trong suốt năm 2020, nhưng bây giờ những loại vaccine đó không đủ để ngăn chặn vĩnh viễn COVID-19. Vì thế, có vẻ như các nhà sản xuất vaccine đang chuyển hướng chiến lược của họ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kháng thể đơn dòng: Liệu pháp ông Trump được sử dụng cho kết quả khả quan

    Bên cạnh các thuốc kháng vi rút remdesivir và thuốc kháng viêm dexamethasone, phương pháp điều trị bằng kháng thể đơn dòng là một lựa chọn khác trong điều trị bệnh COVID-19 hiện nay.

    Kháng thể đơn dòng đã thu hút sự chú ý của giới truyền thông khi cựu tổng thống Mỹ Donald Trump được điều trị COVID-19 bằng liệu pháp này do hãng dược Regeneron sản xuất vào đầu tháng 10 năm ngoái. Kể từ đó, một số kháng thể đơn dòng tiềm năng đã được đánh giá để cho phép sử dụng rộng rãi hơn.

    2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin; Phát hiện về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Liệu pháp REGEN-COV sử dụng hỗn hợp hai kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab đã được áp dụng để điều trị cho cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump khi ông mắc COVID-19 vào năm 2020 - Ảnh: BLOOMBERG

    Hiện nay, có 2 liệu pháp điều trị COVID-19 bằng kháng thể đơn dòng được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cấp phép sử dụng khẩn cấp. Một là liệu pháp kết hợp 2 loại kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab và hai là kháng thể đơn dòng sotrovimab.

    Tháng 11 năm ngoái, công ty dược phẩm Regeneron (Mỹ) công bố phát triển thành công thuốc điều trị COVID-19 có tên REGEN-COV. Thuốc này chứa 2 kháng thể đơn dòng casirivimab và imdevimab. Kết quả thử nghiệm lâm sàng pha 3 với 4567 người tham gia công bố cuối tháng 3 cho thấy thuốc REGEN-COV làm giảm 70% nguy cơ nhập viện và tử vong do COVID-19 ở những người có các triệu chứng từ nhẹ đến trung bình.

    Một nghiên cứu mới công bố trên tạp chí khoa học uy tín NATURE do các nhà khoa học Viện Pasteur, Pháp thực hiện cho thấy tính hiệu quả của các kháng thể đơn dòng chống lại biến thể Delta.

    Kết quả đáng mừng là thuốc kháng thể đơn dòng REGEN-COV vẫn còn hiệu quả trung hòa kháng nguyên đối với biến thể Delta (ghi nhận đầu tiên tại Ấn Độ), Alpha (Anh) và Beta (Nam Phi).

    -------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài viết từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Từ bỏ mục tiêu đánh bại, châu Âu chuẩn bị sống chung với COVID-19

    Tại châu Âu, cuộc chiến chống COVID-19 đang dịch chuyển sang chiều hướng dài hạn, coi đây là kiểu dịch theo mùa. Các nước như Đức, Itlay hay Pháp đều thay đổi chiến lược, từ chấm dứt đại dịch sang chọn học cách sống chung với COVID-19. Chính quyền nhiều nước đang lên kế hoạch tiêm mũi vaccine tăng cường, áp quy định đeo khẩu trang, xét nghiệm thường xuyên, thực hiện giãn cách xã hội hạn chế để kiểm soát virus trước đợt dịch thứ ba trong mùa đông này.

    Thái Lan đưa ra quyết định lớn về vaccine Sinovac; 2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin - Ảnh 1.

    Thay đổi chiến lược này cũng nhận được hậu thuẫn vững từ tâm lý công chúng, khi mà người dân châu Âu về cơ bản đều thông cảm, chấp thuận các biện pháp kiểm soát xã hội để phòng dịch. Khác với Mỹ, nơi mà nhiều bang ngay lập tức dỡ bỏ quy định hạn chế giữa lúc lạc quan lên cao, cho rằng virus sẽ biến mất, người châu Âu chưa bao giờ kỳ vọng đại dịch chấm dứt ở khu vực khi vẫn có những ổ dịch lẻ tẻ bùng phát vào mùa xuân và mùa hè vừa qua.

    Đức – nước chưa bao giờ dỡ hạn chế toàn bộ, trong tuần này tuyên bố chỉ có những người đã tiêm vaccine, những người nhiễm COVID-19 và đã hồi phục hoặc là người có xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 mới được lui tới nhà hàng, bệnh viện và các địa điểm trong nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19 có dấu hiệu lan rộng ở New Zeland

    Sau khi ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên trong cộng đồng sau 6 tháng, sáng nay (18/8), New Zealand tiếp tục có thêm 4 ca mắc mới - một dấu hiệu cho thấy dịch bệnh đang tiềm ẩn nguy cơ lây lan và báo hiệu giai đoạn chống dịch mới tại nước này.

    2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin; Phát hiện về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Theo tin vừa được Người phát ngôn của chính phủ New Zealand xác nhận vào sáng nay (18/8), với 4 ca mắc trong cộng đồng được phát hiện trong tối qua (17/8), nước này hiện có tổng cộng 5 bệnh nhân Covid-19, trong đó có một y tá của bệnh viện Auckland. Bốn ca bệnh mới đều được xác nhận là mắc biến thể Delta và có liên quan đến trường hợp đầu tiên được ghi nhận vào hôm qua.

    Việc ghi nhận ca mắc Covid-19 đầu tiên sau 170 ngày hoàn toàn không có ca nhiễm đã buộc chính phủ New Zealand phải ban hành lệnh phong tỏa cấp 4 trên toàn quốc trong 3 ngày, trong đó riêng 2 thành phố Auckland và vùng Coromandel sẽ phong tỏa trong 1 tuần. Phong tỏa cấp 4 bắt đầu có hiệu lực từ nửa đêm qua là cấp báo động dịch bệnh cao nhất tại New Zealand, theo đó người dân chỉ được rời khỏi nhà cho một số lý do thiết yếu và tất cả các dịch vụ không thiết yếu phải ngừng hoạt động.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh viện dã chiến Việt Nam tiêm vắc-xin Covid-19 cho lực lượng "mũ nồi xanh" quốc tế

    Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam không chỉ hỗ trợ trong việc tiêm chủng mà còn theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng và xử lý các biến chứng từ tất cả các bệnh viện cấp 1 trong Phái bộ Gìn giữ hoà bình tại Nam Sudan.

    Tại phái bộ Gìn giữ hoà bình của Liên hiệp quốc (LHQ) tại cộng hoà Nam Sudan (UNMISS), LHQ đã và đang tổ chức tiêm chủng vắc-xin ngừa Covid-19 cho tất cả các nhân viên.

    Tiêm vaccine đạt kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Phát hiện mới nhất về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 của Việt Nam theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng cho một nhân viên LHQ tại Nam Sudan - Ảnh: BVDC 2.3

    Ngày 16-8, tiếp nối thành công từ các đợt tiêm chủng trước đó, được sự ủy quyền của LHQ, dưới chỉ đạo của trưởng Quân y Phái bộ , bệnh viện dã chiến cấp 2 số 3 (BVDC 2.3) của Việt Nam tiếp tục hỗ trợ trong việc tiêm chủng cũng như theo dõi các phản ứng sau tiêm chủng và xử lý các biến chứng từ tất cả các bệnh viện cấp 1 trong Phái bộ.

    Được biết, trong chiến dịch tiêm chủng của LHQ, BVDC 2.3 phụ trách tiêm chủng cho 500 nhân viên của LHQ; giám sát quy trình và hỗ trợ chuyên môn tất cả các bệnh viện cấp 1 trong Phái bộ (gồm lực lượng cảnh sát và quân đội cùng các thành phần khác từ các nước Ghana, Mông Cổ, Campuchia, Pakistan và Ấn Độ) trong việc tiêm chủng cũng như theo dõi các phản ứng và xử lý các biến chứng sau tiêm chủng.

    Bệnh viện dã chiến Việt Nam tiêm vắc-xin Covid-19 cho lực lượng mũ nồi xanh quốc tếnld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phnom Penh (Campuchia) là thủ đô có tỷ lệ tiêm chủng ngừa Covid-19 cao nhất thế giới

    Hãng cố vấn và đầu tư Đối tác Chiến lược Mekong (MSP), có trụ sở tại Campuchia, nói rằng Phnom Penh là thủ đô có tỷ lệ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19 cao nhất thế giới, với khoảng 99% người trưởng thành được tiêm chủng đầy đủ.

    Còn theo số liệu của Financial Times, Campuchia đứng đầu thế giới về số liều vaccine tiêm chủng tính theo đầu người, với tỷ lệ tiêm chủng 1.7% trong thời gian 4-11/8/2021.

    "Tôi cho là công bằng khi nói rằng Campuchia đã vượt qua sự kỳ vọng của tất cả mọi người," giám đốc điều hành MSP Stephen Higgins nói với Khmer Times, bổ sung rằng "thực sự phải chấm điểm tối đa về cách [chính phủ Campuchia] quản lý chương trình tiêm chủng".

    MSP đánh giá cao mức độ do dự trước vaccine thấp, khả năng truy vết mạnh mẽ, sự hỗ trợ của quân đội trong phân phối và vận chuyển vaccine, cùng với ý thức cộng đồng cao hơn về trách nhiệm đối với chương trình tiêm chủng.

    2 chỉ số đứng đầu thế giới: Campuchia làm điều xuất sắc khó tin; Phát hiện về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    (Ảnh: AKP)

    MSP mô tả chiến dịch tiêm chủng của Campuchia là "xuất sắc" và vượt trội "một cách kịch tính so với nhiều nước phát triển và đang phát triển".

    Theo MSP, tỷ lệ tiêm chủng cao sẽ giúp cải thiện kết quả kinh tế và y tế, duy trì triển vọng tăng trưởng GDP 6% cho năm 2022.

    "Campuchia sẽ hoàn tất chương trình tiêm chủng 8 tháng sớm hơn kế hoạch và lên đến 12 tháng so với các nước láng giềng," báo cáo của MSP nêu.

    Phnom Penh, capital of Cambodia, is the most vaccinated capital in the world against COVID-19 - Khmer Timeswww.khmertimeskh.com
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan báo cáo số ca tử vong vì Covid-19 trong ngày cao nhất

    Theo Trung tâm Xử lý tình hình COVID-19 (CCSA) của Chính phủ Thái Lan, ngày 17/8, nước này đã ghi nhận thêm 239 ca tử vong do COVID-19, mức trong ngày cao nhất kể từ trước tới nay tại nước này, nâng tổng số ca tử vong do dịch bệnh lên 7.973 ca. 

    Thái Lan cũng ghi nhận thêm 20.128 ca mắc COVID-19, nâng tổng số bệnh nhân lên 948.442 người.

    Dù số ca mắc mới COVID-19 vẫn trên 20.000 ca/ngày, nhưng ngày 17/8 cũng là ngày thứ tư liên tiếp số ca mắc mới duy trì đà giảm, làm dấy lên hy vọng rằng các biện pháp phong toả từng phần có thể kiềm chế sự lây lan của dịch bệnh.

    Tiêm vaccine đạt kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Phát hiện mới nhất về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Người phụ nữ được tiêm vaccine ngừa Covid-19 của hãng Sinovac (Trung Quốc) tại Bangkok, Thái Lan, ngày 7/4/2021 (Ảnh: Xinhua/Rachen Sageamsak)

    Nhằm kiểm soát tình hình dịch bệnh, Chính phủ Thái Lan đang nỗ lực đảm bảo có thêm vaccine ngừa COVID-19 và đẩy mạnh tốc độ tiêm chủng nhằm tạo được miễn dịch cộng đồng. Thái Lan đặt mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 70% trong tổng số gần 70 triệu dân của nước này vào cuối năm nay.

    Theo CCSA, tính tới ngày 16/8, Thái Lan đã sử dụng hơn 24 triệu liều vaccine ngừa COVID-19, với 7,4% trong tổng dân số nước này đã được tiêm phòng đầy đủ.

    COVID-19 tới 6h sáng 18/8: New Zealand phong toả toàn quốc vì 1 ca mắc; Mỹ liên tiếp vượt 100.000 ca/ngàybaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ dẫn đầu thế giới về ca mắc mới Covid-19

    CNN đưa tin, Mỹ vẫn nằm trong số các quốc gia có tỷ lệ mắc mới COVID-19 cao nhất thế giới, phần lớn là do số ca nhiễm virus SARS-CoV-2 ở miền Nam nước này gia tăng khi nhiều bang chậm trễ trong việc tiêm chủng.

    Tiêm vaccine đạt kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Phát hiện mới nhất về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Du khách làm xét nghiệm Covid-19 trước khi lên máy bay ở sân bay quốc tế JFK, New York, ngày 5/8/2021 (Ảnh: Reuters)

    Theo Đại học Johns Hopkins, trong hơn 2 tuần đầu tiên của tháng 8, Mỹ đã ghi nhận trên 1,5 triệu ca mới, gấp hơn 3 lần so với số ca mới của 2 quốc gia đứng thứ hai và thứ ba trong danh sách này là Iran và Ấn Độ. Số ca mới trung bình trong 7 ngày tại Mỹ lên đến 135.000 ca, vượt xa các quốc gia khác.

    Trước tình hình trên, chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden quyết định hầu hết người Mỹ cần tiêm mũi nhắc lại sau 8 tháng hoàn tất tiêm chủng và kế hoạch tiêm nhắc lại sẽ bắt đầu từ giữa tháng 9 tới.

    COVID-19 tới 6h sáng 18/8: New Zealand phong toả toàn quốc vì 1 ca mắc; Mỹ liên tiếp vượt 100.000 ca/ngàybaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Thống đốc ra lệnh cấm đeo khẩu trang bị mắc Covid-19

    Tiêm vaccine đạt kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Phát hiện mới nhất về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Thống đốc bang Texas, Greg Abbott. Ảnh: NBC News

    Thống đốc bang Texas, Greg Abbott ngày 17/8 đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVDI-19. 

    Ông Abbott, thành viên đảng Cộng hoà, là người đã ra sắc lệnh hành chính vào cuối tháng 7 cấm bắt buộc tiêm chủng và đeo khẩu trang trong bối cảnh số ca nhiễm tăng lên ở Texas và bất chấp những phản ứng từ giới chức địa phương và các học khu.

    Các học khu tại hạt Harris và Tarrants, hai khu vực đông dân nhất Texas, đã bất chấp sắc lệnh của ông Abbott, yêu cầu học sinh phải đeo khẩu trang khi đến lớp. Tuy nhiên, sắc lệnh của Thống đốc Abbott gần đây đã bị Toà án Tối cao bang bác bỏ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dữ liệu mới nhất cho thấy vaccine của Sinopharm an toàn và hiệu quả

    Phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh dẫn tin trên tờ Thời báo Hoàn Cầu ngày 17/8 cho biết Tập đoàn Công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - một chi nhánh của Tập đoàn Dược phẩm quốc gia Trung Quốc (Sinopharm), vừa thông báo vaccine của hãng này không làm tăng nguy cơ gây ra chứng huyết khối hoặc giảm tiểu cầu ở những người được tiêm chủng.

    Ngoài ra, mẫu dữ liệu thực tế mới nhất từ Argentina cho thấy vaccine này có hiệu quả bảo vệ người được tiêm chủng trước nguy cơ tử vong lên tới 84% ở những người từ 60 tuổi trở lên.

    Tiêm vaccine đạt kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Phát hiện mới nhất về vaccine Sinopharm TQ - Ảnh 1.

    Vaccine Vero Cell do hãng Sinopharm của Trung Quốc bào chế (Ảnh: Reuters)

    Trong thông báo được đưa ra ngày 16/8, Sinopharm trích dẫn nghiên cứu được công bố vào ngày 27/7 trên tạp chí Thông tin Khoa học, cho biết tỷ lệ chuyển hóa huyết thanh của kháng thể đặc trị SARS-CoV-2 là 95,81% trong 4 tuần sau khi tiêm chủng bằng một mũi tiêm do CNBG phát triển. 

    Theo bài báo, không có đối tượng nào bị chứng huyết khối tự phát hoặc giảm tiểu cầu trong thời gian theo dõi tối thiểu là 8 tuần và không có thay đổi về hồ sơ tự kháng thể hoặc các biểu hiện lâm sàng bất lợi.

    Nghiên cứu được thực hiện trên 406 nhân viên y tế được tiêm hai liều vaccine, cách nhau 21 ngày, tại bệnh viện Thụy Kim, Thượng Hải. Họ được tuyển chọn từ ngày 14/1 đến ngày 10/3/2021, với thời gian theo dõi tối thiểu là 8 tuần.

    Dữ liệu mới nhất cho thấy vaccine của Sinopharm an toàn và hiệu quảbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore chuẩn bị cho sống chung lâu dài với COVID-19

    Đang giữ vị trí là một trong những quốc gia có tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 cao nhất thế giới, Singapore muốn mở cửa cho kinh doanh và chuẩn bị một cuộc sống chung lâu dài với virus SARS-CoV-2 tương tự căn bệnh phổ biến khác, ví dụ như cúm.

    Tiêm vaccine đạt mức kỉ lục, Ấn Độ ghi nhận điều thần kì; Trung Quốc thúc đẩy tạo vaccine chống lại biến thể Delta - Ảnh 1.

    Người dân đeo khẩu trang tại Singapore ngày 10/8. Ảnh: Getty Images

    Bộ trưởng Y tế Singapore Ong Ye Kung trong tháng này nhấn mạnh rằng khi mở cửa kinh tế, người dân quốc đảo cần phải chuẩn bị về tâm lý rằng số trường hợp tử vong vì COVID-19 có thể tăng.

    Đến nay, 3/4 dân số Singapore đã tiêm đủ 2 liều vaccine phòng COVID-19 và nước này chuẩn bị nới lỏng các hạn chế từ tháng 9 tới khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt mức 80%.

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời các chuyên gia y tế đánh giá với lộ trình này, Singapore có thể ghi nhận hàng trăm trường hợp tử vong vì COVID-19 mỗi năm, cũng giống như cúm. Ngoài ra, Singapore có thể trở thành một ví dụ để các quốc gia khác theo dõi ở thời điểm chính những nước này đang tăng cường chiến dịch tiêm vaccine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Viện nghiên cứu của Trung Quốc tăng tốc phát triển vaccine trị biến thể Delta

    Ngày 17/8, tờ Global Times của Trung Quốc cho biết một viện nghiên cứu ở thành phố Vũ Hán thuộc Tập đoàn công nghệ sinh học quốc gia Trung Quốc (CNBG) - chi nhánh của hãng dược Sinopharm, đã cô lập thành công biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 và đang đẩy nhanh quá trình phát triển liều vaccine đặc biệt để chống lại biến thể đang lây lan mạnh trên toàn cầu này.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại thành phố Hạ Môn, tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc, ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN

    Trao đổi với thepaoer.cn, chuyên gia Duan Kai cho biết với sự hỗ trợ của giới chức sở tại, viện đã nhanh chóng cô lập được biến thể Delta sau khi thành phố ghi nhận ca mắc vào ngày 2/8 vừa qua.

    Hiện các chuyên gia của viện đang đẩy nhanh quá trình nghiên cứu về biến thể này và nỗ lực sớm hoàn tất các nghiên cứu thử nghiệm tiền lâm sàng và xin cấp phép sử dụng khẩn cấp sớm nhất có thể.

    Theo chuyên gia này, các dữ liệu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn III với loại vaccine COVID-19 do viện phát triển cho thấy vaccine có hiệu quả bảo vệ toàn diện là 72,51% với tất cả các đối tượng tiếp nhận và có hiệu quả bảo vệ 100% trước nguy cơ bệnh tiến triển nặng và vừa với mọi bệnh nhân được xác nhận mắc COVID-19 sau khi tiêm. Tất cả các tình nguyện viên sau khi được sử dụng vaccine đều sản sinh ra lượng kháng thể ở mức cao.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ghi nhận thay đổi lớn khi tiêm vaccine COVID-19 đạt kỷ lục

    Khi tỷ lệ tiêm vaccine phòng COVID-19 tăng mạnh thì số ca nhiễm mới virus SARS-CoV-2 tại Ấn Độ cũng giảm sâu xuống chỉ còn 25.166 trường hợp, mức thấp nhất kể từ ngày 16/3. Bộ Y tế Ấn Độ đã xác nhận thông tin ngày ngày 17/8.

     - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine phòng COVID-19 tại Kolkata (Ấn Độ). Ảnh: Reuters

    Dữ liệu của chính phủ Ấn Độ cho thấy nước này đã tiêm 8,8 triệu liều vaccine phòng COVID-19 trong 24 giờ qua, đạt mức kỷ lục và đang tăng tốc tới mục tiêu đến tháng 12 tiêm cho mọi công dân trưởng thành tại nước này.

    Kênh Al Jazeera cho biết Ấn Độ hiện là một trong những nước có tỷ lệ tiêm chủng lớn nhất thế giới với 554 triệu liều đã được phân phối. Như vậy khoảng 46% trong tổng số 944 triệu người trưởng thành tại Ấn Độ đã được tiêm tối thiểu một liều vaccine. Nhưng chỉ có khoảng 13% dân số nước này đã tiêm đủ 2 liều vaccine.

    Theo dữ liệu từ trang CoWIN của chính phủ Ấn Độ, sau khi đạt mức kỷ lục tiêm 9,2 triệu liều trong ngày 21/6, tỷ lệ tiêm chủng theo ngày tại Ấn Độ đã giảm trung bình còn 4,2 triệu liều/ngày trong tháng 7.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại