Cập nhật lúc

Cả nước thêm 11.521 ca mắc Covid-19; lãnh đạo tỉnh nêu lý do số ca nhiễm ở Đồng Tháp cứ lai rai miết

Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 17/9.

Cả nước thêm 11.521 ca mắc Covid-19; lãnh đạo tỉnh nêu lý do số ca nhiễm ở Đồng Tháp cứ lai rai miết
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Đồng Tháp báo cáo Phó thủ tướng: 15 đám tang lây hơn 200 ca COVID-19

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam đã có cuộc làm việc giữa Tổ công tác đặc biệt với tỉnh Đồng Tháp chiều 17-9.

    Mở đầu buổi làm việc, Phó thủ tướng đánh giá nhìn biểu đồ thì xu hướng dịch của Đồng Tháp có chiều hướng giảm, nhưng giảm chậm.

    Ông Đam yêu cầu Phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp Đoàn Tấn Bửu đánh giá và đặt câu hỏi "có cách nào để làm cho dịch bệnh tại Đồng Tháp giảm nhanh hơn không?".

    Trả lời Phó thủ tướng, ông Bửu cho biết trải qua ba lần xét nghiệm diện rộng, tỉ lệ ca F0 trên số mẫu tại Đồng Tháp đã giảm từ 0,059% ở đợt 1 xuống còn 0,02% ở đợt 2 và còn 0,014% ở đợt 3.

    Sắp tới Đồng Tháp sẽ xét nghiệm đợt 4, chắc tiếp tục giảm. Năng lực xét nghiệm của Đồng Tháp hiện khoảng 6.500 mẫu/ngày, có ngày cao hơn, theo ông Bửu là đáp ứng đủ.

    Tuy nhiên, phó chủ tịch UBND tỉnh Đồng Tháp đánh giá lẽ ra tỉ lệ này phải còn giảm mạnh hơn nếu việc sàng lọc tầm soát tốt hơn nữa.

    "Có lẽ do giãn cách quá rộng, chưa hiệu quả, ngoài chặt trong lỏng. Nhà dân san sát nhau, thiếu chai nước tương, chai dầu ăn lại qua xin nhau nên không chặn lây lan được triệt để. Đó là thất bại trong giãn cách", ông Bửu nói.

    Tiếp nội dung này, Bí thư Tỉnh ủy Lê Quốc Phong nói thêm có lý do bỏ sót trong xét nghiệm, thứ hai là kiểm soát người ngoài tỉnh về gần đây có lúc chưa chặt.

    Ông Phong nêu ngay ví dụ về việc 15 đám ma, trong đó có đám ma của người mất được đưa từ TP.HCM về, đã làm lây lan hơn 200 ca dương tính.

    "Đó là lý do vì sao Đồng Tháp cứ lai rai dính miết. Nếu mình làm siết với nhau thật mạnh thì không như vậy, còn năng lực y tế Đồng Tháp không thua ai trong Đồng bằng sông Cửu Long", ông Phong thẳng thắn.

    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/dong-thap-b...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chính phủ chi hơn 2.650 tỉ mua thêm 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 của Pfizer

    Phó thủ tướng Lê Minh Khái hôm nay, 17.9, vừa ký Quyết định số 1547/QĐ-TTg về kinh phí mua bổ sung gần 20 triệu liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer.

    Quyết định nêu rõ, sử dụng 2.652 tỉ đồng từ nguồn Quỹ vắc xin phòng Covid-19 Việt Nam để mua bổ sung 19.998.810 liều vắc xin phòng Covid-19 BNT162 của Pfizer và chi thực hiện các hoạt động phục vụ công tác tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 theo đề nghị của Bộ Y tế tại văn bản số 7731/BYT-KHTC ngày 16.9.2021. Thủ tướng giao Bộ Tài chính xuất Quỹ theo quy định.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/c...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sở Y tế TP.HCM lý giải con số nửa triệu người chưa tiêm vaccine mũi 1

    Thông tin về tình hình dịch Covid-19 tại cuộc họp báo chiều 17/9, ông Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết theo thống kê, TP còn 515.988 người chưa tiêm mũi 1 vaccine.

    Lý giải rõ hơn con số này, ông Nguyễn Hữu Hưng cho biết tỷ lệ tiêm vaccine của TP.HCM đang được tính theo thống kê Chi cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình ngày 30/6/2021. Theo đó, dân số TP.HCM là 7.208.800 người.

    TP.HCM thêm gần 6 nghìn ca Covid-19, Hà Nội 15 ca; Vì sao SARS-CoV-2 bám trên bao bì đựng quả thanh long ở cửa khẩu Quảng Ninh? - Ảnh 1.

    Ảnh: Dân việt

    Lấy số liệu dân số của từng địa phương trừ đi số mũi vaccine đã tiêm, Sở Y tế tính toán còn hơn 515.000 người chưa tiêm vaccine mũi 1.

    "Tuy nhiên, số liệu này chưa sát với thực tế. Do đó, Sở Y tế mới có văn bản hôm 16/9 yêu cầu địa phương thống kê thực tế", ông Hưng nói.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://zingnews.vn/so-y-te-tp...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 17/9, cả nước có thêm 11.521 ca COVID-19

    Theo Bộ Y tế, tính từ 17h ngày 16/9 đến 17h ngày 17/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.521 ca nhiễm mới, trong đó 15 ca nhập cảnh và 11.506 ca ghi nhận trong nước.

    Cụ thể, TP. Hồ Chí Minh (5.972), Bình Dương (4.013), Đồng Nai (345), Long An (273), Kiên Giang (180), Tiền Giang (118), Tây Ninh (114), An Giang (106), Quảng Ngãi (52), Cần Thơ (50), Quảng Bình (37), Đồng Tháp (35), Khánh Hòa (35), Bình Phước (21), Bình Thuận (18), Hà Nội (15), Bạc Liêu (14), Ninh Thuận (13), Quảng Trị (12), Bà Rịa - Vũng Tàu (12), Hậu Giang (11), Phú Yên (10), Bình Định (9), Nghệ An (9), Đà Nẵng (8 ), Sóc Trăng (6), Lâm Đồng (3), Vĩnh Long (3), Thừa Thiên Huế (3), Thanh Hóa (3), Cà Mau (3), Bến Tre (1), Quảng Nam (1), Gia Lai (1) trong đó có 6.656 ca trong cộng đồng.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 17/9, Hà Nội phát hiện 12 ca mắc Covid-19

    Chiều 17/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, 2 ca mắc mới, trong đó, Hoàng Mai 1 ca và Thanh Trì 1 ca. Cả 2 đều thùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.

    Như vậy, tính tổng trong ngày 17/9 ghi nhận 12 ca trong đó, 8 ca tại khu cách ly, 4 ca tại khu vực phong tỏa. Đây cũng là ngày có số ca mắc Covid-19 được phát hiện thấp nhất trong suốt 2 tháng qua (từ 17/7 - 17/9).

    Trước đó, trong 2 tháng qua, ngày có số ca phát hiện thấp nhất được ghi nhận là 14 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cần Thơ xử lý vụ tiêm vaccine Covid-19 cho 57 người dưới 18 tuổi

    Ngày 17/9, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt, TP. Cần Thơ ông Trịnh Minh Thắng cho biết, đã có kết quả xác minh vụ 57 người dưới 18 tuổi được tiêm vaccine Covid-19.

    Ông Trịnh Minh Thắng, Bí thư Quận ủy, Chủ tịch UBND quận Thốt Nốt thông tin, kết quả xác minh đúng là có 57 em dưới 18 tuổi trên địa bàn quận được tiêm vaccine Covid-19. Đồng thời, đã cho kiểm điểm, xử lý kỷ luật đối với những người có liên quan đến vụ việc và quan điểm là sai tới đâu xử lý tới đó. Hiện sức khỏe của những em được tiêm vaccine Covid-19 đều bình thường.

    Vì sao SARS-CoV-2 bám trên bao bì đựng quả thanh long ở cửa khẩu Quảng Ninh?; TP.HCM không thể không mở cửa lúc này, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn - Ảnh 1.

    Trung tâm Y tế quận Thốt Nốt, thành phố Cần Thơ.

    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://vov.vn/xa-hoi/tin-24h/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia nói về lý do khiến SARS-CoV-2 bám trên bao bì đựng quả thanh long

    Liên quan đến việc Trung Quốc tạm dừng nhập thanh long tại cửa khẩu Quảng Ninh do phát hiện virus SARS-CoV-2 trên bao bì bọc quả và thùng các-tông đựng thanh long nhập khẩu từ Việt Nam, ngày 17-9, trao đổi với phóng viên Báo Người Lao Động, PGS-TS Trần Đắc Phu, Cố vấn cao cấp Trung tâm Đáp ứng Sự kiện y tế công cộng Bộ Y tế, cho biết biến thể Delta của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan nhanh hơn. Virus này tồn tại trong môi trường không gian kín lâu hơn bình thường.

    Hà Nội thêm 10 ca Covid-19; TP.HCM không thể không mở cửa lúc này, sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn - Ảnh 1.

    Thanh long đã thu hoạch chờ thương lái đến thu mua - Ảnh: TTXVN

    Virus SARS-Cov-2 có thể lây nhiễm từ người bệnh sang người lành thông qua tiếp xúc gần do hít phải giọt bắn có chứa virus của người bệnh. Đồng thời, cũng có thể lây nhiễm qua cơ chế tiếp xúc bàn tay với bề mặt của các vật dụng có chứa virus SARS-CoV-2. "Giống như các virus corona khác, virus SARS-CoV-2 có thể sống trên bề mặt khác nhau từ vài giờ đến vài ngày. Hiện tại chưa có thông tin về khả năng virus SARS-CoV-2 có thể lây lan qua thực phẩm tươi hoặc thực phẩm đóng gói" - PGS Phu giải thích.

    Với sản phẩm thanh long, vị chuyên gia này cho rằng cũng không loại trừ người vận chuyển mang virus trong quá trình tiếp xúc với sản phẩm đã khiến mầm bệnh bám trên bề mặt.


    Xem chi tiết tại đây: https://nld.com.vn/suc-khoe/ch...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bí thư Nguyễn Văn Nên: TP.HCM không thể không mở cửa lúc này

    Sáng 17-9, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên và Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi đã lắng nghe ý kiến các chuyên gia y tế, kinh tế về phương án phục hồi kinh tế TP.  

    Theo Bí thư Nên, dù có nhiều góc nhìn, cơ sở lý luận khác nhau nhưng các chuyên gia đã có quan điểm là sức chịu đựng của xã hội đã đến giới hạn, nền kinh tế bị tổn thương rất nhiều, cần được phục hồi sớm.

    Với những xác định này, cũng đã đến lúc chúng ta phải có sự chuẩn bị về tâm thế, thói quen, tinh thần và cả những điều kiện cần thiết để ứng phó với môi trường sống mới có chủng virus Delta.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/bi-thu-nguy...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trưa 17/9, Hà Nội phát hiện thêm 7 ca mắc Covid-19

    Trưa 17/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 12h trưa cùng ngày, thành phố phát hiện thêm 7 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó, 4 ca tại khu cách ly và 3 ca tại khu phong tỏa.

    Trong đó, Hoàng Mai 4 ca, Thanh Xuân 3 ca. Cả 7 ca này cùng thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.

    Như vậy, tính đến 12h ngày 17/9, Hà Nội phát hiện tổng 10 ca mắc Covid-19.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/trua-17-9-ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm vắc-xin Sinopharm phải cấp cứu ở Quảng Ninh là thông tin sai sự thật

    Mới đây, theo thông tin từ UBND tỉnh Quảng Ninh, vào ngày 14/9, tài khoản facebook Nguyễn Đức Kim Long đã đăng tải, chia sẻ clip có hình ảnh một người được đưa vào phòng cấp cứu và ghi thông tin mô tả là "tiêm vaccin Sinopharm tại trường tiểu học Lê Lợi TP Uông Bí".

    Chỉ sau đó ít phút, nhiều tài khoản khác trên facebook cũng đã chia sẻ lại clip này, khiến cho nhiều người dân Uông Bí hoang mang, lo lắng.

    Nhanh chóng vào cuộc xác minh, lực lượng chức năng TP Uông Bí khẳng định đây là thông tin sai sự thật, bịa đặt, không có cơ sở, thiếu chính xác và gây hoang mang dư luận.

    Bởi trong đợt tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 cho người dân, trường Tiểu học Lê Lợi không được trưng dụng làm điểm tiêm chủng cho người dân và trong 2 ngày tổ chức đợt cao điểm tiêm chủng với hơn 41.800 mũi vắc xin đều đảm bảo an toàn.

    Vì sao TP.HCM vẫn có hơn 6 nghìn ca mắc mỗi ngày sau 3 tuần siết giãn cách?; Tài xế đi tiêm vắc xin ở Hà Nội mắc Covid-19 đã bỏ về quê - Ảnh 1.

    Anh C. thời điểm lên cơn co giật.

    Tìm hiểu thông tin trên clip được biết đây là hình ảnh được người dân ghi lại tại xã Lê Lợi (TP Hạ Long).

    Trong quá trình sàng lọc trước khi tiêm vắc xin, anh P.V.C (sinh năm 1974, xã Lê Lợi) có tiền sử bệnh động kinh nên đã bị co giật.

    Trước tình huống đó, các lực lượng chức năng đã ngay lập tức đưa anh C đến phòng y tế của xã để tiến hành sơ cứu.

    Sau khi phục hồi, anh P.V.C đã được gia đình đưa về nhà an toàn.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/nguoi-dang-tin...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó thủ tướng: TP.HCM không thể Zero Covid, phải sẵn sàng sống chung

    Chiều tối 16/9, sau chuyến làm việc tại Bình Dương, Phó thủ tướng Vũ Đức Đam tiếp tục chủ trì cuộc họp giữa Tổ công tác đặc biệt của Chính phủ với Thành ủy TP.HCM.

    Dẫn chứng trường hợp của Bình Dương, Phó thủ tướng cho biết nơi đây có 2 địa phương ghi nhận số ca nhiễm rất cao nhưng Bình Dương không "cuống" bởi có vùng xanh chống lưng, chỉ phải đánh địch một phía. Với kinh nghiệm đó, TP.HCM cần củng cố, bảo vệ vùng xanh, vẽ lại bản đồ dịch tới từng tổ dân phố và mọi quyết định căn cứ theo bản đồ này. Như vậy, TP có thể tính toán mở cửa.

    Vì sao TP.HCM vẫn thêm hơn 6.000 ca/ngày sau 3 tuần ai ở đâu ở yên đó?; Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân Covid-19 tử vong - Ảnh 1.

    Phó thủ tướng Vũ Đức Đam trong chuyến làm việc tại Bình Dương chiều 16/9. Ảnh: VGP/Đình Nam.

    Song song với đó, TP.HCM cần đẩy mạnh việc tiêm vaccine. Vùng xanh và đối tượng xanh nếu an toàn thì cần được hoạt động trở lại. Phó thủ tướng cũng đồng tình với việc cho người dân vùng xanh được tập thể dục thể thao. Việc tiêm vaccine nên đẩy mạnh trong nhà máy, xí nghiệp.

    Ông Đam đề nghị TP.HCM bàn với các tỉnh để "giữ nhân lực cho nhau". Thậm chí, TP.HCM có thể chuyển vaccine về các tỉnh để đón công nhân lên.

    "Chúng ta phải sẵn sàng tinh thần sống chung với con Covid. TP.HCM, Bình Dương... không thể Zero Covid", Phó thủ tướng nhấn mạnh. Và dù kiểm soát được dịch bệnh, người dân vẫn phải đảm bảo 5K, liên tục xét nghiệm...


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://zingnews.vn/pho-thu-tu...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thiếu tá quân đội sáng chế robot rửa tay, sát khuẩn chống COVID-19

    Sản phẩm robot rửa tay, sát khuẩn của Thiếu tá Lê Mạnh Hùng, kỹ thuật viên X-quang, Khoa Chẩn đoán hình ảnh, Bệnh viện Quân y 211, Quân đoàn 3 đã đoạt giải A cuộc thi "Sáng kiến, cải tiến kỹ thuật ngành Quân y cấp toàn quân" được tổ chức tháng 4.

    Sản phẩm mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác phòng, chống dịch COVID-19, thân thiện với môi trường, không chỉ phục vụ trong các đơn vị của Quân đoàn 3 mà còn được nhiều trường học, bệnh viện trên địa bàn tỉnh Gia Lai sử dụng.

    Hà Nội: Một F0 đi tiêm vắc xin Covid-19; Những ai không cần giấy đi đường ở TP.HCM? - Ảnh 1.

    Thiếu tá Lê Mạnh Hùng với sản phẩm "Robot rửa tay, sát khuẩn". (Ảnh: Hồng Điệp/TTXVN)

    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://www.vietnamplus.vn/thi...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cứu sống bệnh nhi 6 tuổi mắc Covid-19 và sốt xuất huyết Dengue nguy kịch

    Nữ bệnh nhi ngụ xã Vĩnh Lộc B, huyện Bình Chánh, TP.HCM mắc Covid-19 cùng gia đình và được cách ly tại nhà 12 ngày. Sau đó bé sốt cao liên tục 3 ngày, người mệt lả, hơi thở nặng nề. Gia đình cho rằng, bệnh nhi bị Covid-19 trở nặng nên đưa đến cấp cứu tại Bệnh viện Nhi đồng Thành phố.

    Xét nghiệm máu cho thấy, bé mắc sốt xuất huyết. Bệnh nhi nhanh chóng rơi vào sốc sâu, rối loạn đông máu nặng, xuất huyết dạ dày, tràn dịch ổ bụng và hai màng phổi, suy hô hấp, tổn thương gan nguy kịch. Y bác sĩ cho đặt ống nội khí quản giúp thở nhanh chóng, chọc màng bụng, dùng thuốc vận mạch, truyền dịch đại phân tử, truyền máu và liên tục hỗ trợ hồi sức tích cực cho bé.

    Vì sao số ca mắc ở TP.HCM chưa giảm, vẫn hơn 6.000 ca/ngày?; một tài xế có thân nhiệt cao bất thường khi đi tiêm vắc xin ở Hà Nội, bỏ về quê thì phát hiện dương tính - Ảnh 1.

    Quá trình điều trị chăm sóc cho bệnh nhi vất vả đã mang lại kết quả tích cực (Ảnh BVCC)

    Hơn 20 ngày nằm trong phòng hồi sức tích cực (ICU), với sự nỗ lực cứu chữa và chăm sóc của các y bác sĩ, sức khỏe bệnh nhi khả quan hơn. Bệnh nhi tiếp tục được xét nghiệm PCR Covid-19 cho kết quả âm tính 2 lần. Bệnh nhi dần bình phục, cười nói cùng y bác sĩ.

    Bác sĩ Nguyễn Cát Phương Vũ, Khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố cho biết, hiện, các chỉ số sinh hiệu đều ổn định, bệnh nhi sẽ sớm xuất viện trong vài ngày tới.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://vov.vn/suc-khoe/cuu-so...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Những người không cần giấy đi đường từ ngày 16/9

    Chiều ngày 16/9, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 TPHCM (Ban chỉ đạo) tổ chức họp báo cung cấp, tuyên truyền về một số thông tin nổi bật trong công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP 24 giờ qua.

    Thông tin tại họp báo, Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP cho biết, theo kế hoạch kiểm soát giãn cách xã hội từ 16/9, Công an TP quy định một số biện pháp kiểm soát đối với lực lượng lưu thông trên đường.

    Vì sao số ca mắc ở TP.HCM chưa giảm, vẫn dao động từ 5000-7000 ca/ngày?; Hà Nội ghi nhận 1 ca tử vong - Ảnh 1.

    Thượng tá Lê Mạnh Hà cung cấp thông tin về một số biện pháp kiểm soát đối với lực lượng lưu thông trên đường. Ảnh: Khang Minh/Trung tâm báo chí TP. HCM

    Những đối tượng không cần giấy đi đường bao gồm: người đi tiêm vắc xin, người có vé máy bay di chuyển ra sân bay, lực lượng y ế, nhân viên nhà thuốc, người đi xét nghiệm Covid-19, người chở oxy, thuốc men và vật tư y tế…


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/cong-an-tphcm-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM ghi nhận trung bình hơn 6.200 ca mỗi ngày trong tuần qua

    Số bệnh nhân mắc Covid-19 tại TP.HCM trong một tuần qua vẫn chưa có dấu hiệu giảm xuống, dao động từ 5.400 đến hơn 7.000 ca mỗi ngày.

    Vì sao TP.HCM vẫn thêm hơn 6.000 ca/ngày sau 3 tuần ai ở đâu ở yên đó?; Hà Nội ghi nhận 1 bệnh nhân Covid-19 tử vong - Ảnh 1.

    Đồ họa; Zing.vn

    Họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP.HCM chiều 16/9 trong bối cảnh TP đã trải qua 25 ngày siết chặt giãn cách theo nguyên tắc "ai ở đâu yên đó". Tổng số ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư là 315.000 ca.

    Tại cuộc họp báo, báo chí đặt vấn đề về vệc TP.HCM đã trải qua hơn 3 tuần tăng cường các biện pháp giãn cách xã hội (từ 23/8 đến 15/9) nhưng số ca nhiễm vẫn ở mức cao.

    Trả lời vấn đề này, Zing News dẫn lời ông Nguyễn Hoài Nam, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, cho biết số ca nhiễm vẫn cao vì thời gian qua, TP thực hiện chiến dịch thần tốc xét nghiệm, hiện dao động 4.000-6.000 ca mỗi ngày.

    Nhiều vùng nguy cơ đã xét nghiệm tới 7-8 vòng; có nơi 4 vòng xét nghiệm, kể cả vùng xanh cũng xét nghiệm ít nhất 3 vòng.

    Dù số ca nhiễm vẫn cao nhưng tín hiệu tốt là tỷ lệ nhiễm giảm đáng kể. Cụ thể, đợt 1 từ 23/8 đến 27/8, tỷ lệ dương tính vùng đỏ, cam là 3,6%. Đến đợt 2 còn 2,7% và sau khi kết thúc đợt 3 chỉ còn 1,1%.

    "Tức là dù số tuyệt đối lớn nhưng tỷ lệ giảm rất đáng kể", Zing dẫn lời ông Nam nói.

    Những con số về ca nhiễm sẽ chưa thể giảm mạnh ngay vì thời gian tới, TP vẫn áp dụng biện pháp tiếp tục rà soát, xét nghiệm tối thiểu 2-3 vòng tại vùng nguy cơ nhằm bóc tách hoàn toàn F0 khỏi cộng đồng.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/vi-sao-tphcm-v...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 17/9, Hà Nội phát hiện thêm 3 ca mắc Covid-19

    Sáng 17/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố phát hiện thêm 3 ca dương tính SARS-CoV-2 tại khu cách ly.

    Cả 3 ca này đều ở Thanh Trì và thuộc chùm F1 của các trường hợp sàng lọc ho, sốt.


    Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/sang-17-9-ha-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội không có ca nhiễm nCoV trong cộng đồng trong 2 ngày liên tiếp

    Số ca nhiễm nCoV mới trong ngày được phát hiện thời gian gần đây tại Hà Nội đang có xu hướng giảm. Sau ngày 6/9 với 53 người dương tính, thành phố đã trải qua 10 ngày liên tiếp có số ca nhiễm nCoV mới dưới ngưỡng 50 trường hợp. Số ca nhiễm nCoV trong 2 ngày 15 và 16/9 thậm chí chỉ còn 14 và 16.

    Bên cạnh đó, thành phố không ghi nhận ca nhiễm nCoV trong cộng đồng 2 ngày qua.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://zingnews.vn/hai-ngay-l...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM đề xuất rút ngắn thời gian tiêm 2 mũi AstraZeneca còn 6 tuần

    Tại buổi họp báo định kỳ chiều 16.9, trả lời câu hỏi của phóng viên về lý do đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca xuống còn 6 tuần, Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM Nguyễn Hoài Nam cho biết mỗi loại vắc xin có thời gian tiêm 2 mũi khác nhau; đa số dao động 3 - 4 tuần, riêng vắc xin AstraZeneca, khoảng cách giữa 2 mũi là 8 - 12 tuần. Thời gian qua, TP.HCM thực hiện đúng theo hướng dẫn của Bộ Y tế.

    Một tài xế có thân nhiệt cao khi đi tiêm vắc xin, tự ý bỏ về quê trong lúc chờ kết quả xét nghiệm - Ảnh 1.

    Phó Giám đốc Sở Y tế Nguyễn Hoài Nam phát biểu tại họp báo. Ảnh: Khang Minh

    Tuy nhiên, ông Nam thông tin, một số hướng dẫn cho thấy trong tình huống đặc biệt có thể rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 AstraZeneca xuống, cách mũi 1 khoảng 6 tuần. Trên thực tế, một số đơn vị đã áp dụng việc rút ngắn thời gian 2 mũi tiêm như Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP.HCM, cách nhau 6 tuần và vẫn hiệu quả. Do đó, việc TP.HCM đề xuất rút ngắn thời gian tiêm mũi 2 vắc xin AstraZeneca nhằm giúp nhanh chóng phủ mũi 2 để đáp ứng miễn dịch nhanh nhất.


    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://thanhnien.vn/thoi-su/t...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghi mắc COVID-19 ở điểm tiêm vắc xin, tài xế 'luồng xanh' bỏ về quê thì dương tính

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online tối 16-9, ông Nguyễn Văn Đức, chủ tịch UBND phường Thịnh Liệt (quận Hoàng Mai, Hà Nội), cho biết phường vừa có thông báo yêu cầu khai báo y tế đối với người dân đến Trường tiểu học Thịnh Liệt (từ 13h đến 15h10 ngày 14-9) để tiêm vắc xin ngừa COVID-19 vì liên quan đến một tài xế luồng xanh mắc COVID-19.

    Ông Đức cho biết, theo thông tin từ CDC Hà Nội, anh P.Đ.M. (lái xe luồng xanh thuộc Công ty cổ phần Net Group ở 1093 đường Giải Phóng, phường Thịnh Liệt) từ Bến Tre ra Hà Nội ngày 14-9, có kết quả dương tính với SARS-CoV-2 tại Lào Cai ngày 15-9.

    Trong quá trình khai báo y tế, anh M. khai ngày 14-9 được công ty phát phiếu, giấy mời đi lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin ngừa COVID-19 theo diện có nguy cơ cao.

    Anh M. có đến địa điểm tiêm tại Trường tiểu học Thịnh Liệt để xếp hàng vào lấy mẫu xét nghiệm và tiêm. Khi đo thân nhiệt, anh M. có nhiệt độ cao hơn quy định. Lực lượng chức năng đã yêu cầu anh M. lấy mẫu xét nghiệm và ngồi nghỉ, sau đó đo lại thân nhiệt.

    Tuy nhiên, anh M. đã tự ý bỏ về lúc 14h55 cùng ngày, rồi đi Lào Cai.

    "Phường Thịnh Liệt đã hoàn thành công tác khoanh vùng, truy vết các trường hợp liên quan đến anh M." - ông Đức nói.

    Còn theo thông tin từ Trung tâm chỉ huy phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Lào Cai ngày 15-9, tỉnh Lào Cai ghi nhận một trường hợp là M. (BN 635546, lái xe luồng xanh, ở xã Thống Nhất, thành phố Lào Cai) mắc COVID-19.

    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://tuoitre.vn/nghi-mac-co...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hà Nội dỡ 39 chốt kiểm soát trong nội đô

    Công an TP Hà Nội dỡ 39 chốt kiểm soát phương tiện vào "vùng đỏ" trên tuyến đường chính ở các quận huyện, chiều 16/9.

    Hiện Hà Nội duy trì 23 chốt kiểm soát tại các cửa ngõ ra vào thành phố. Người dân ở "vùng đỏ" vẫn phải tuân thủ Chỉ thị 16, còn ở "vùng xanh" dự kiến không phải xuất trình giấy đi đường.

    Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 17/9. - Ảnh 1.

    Công an kiểm tra giấy đi đường của người dân.

    Thông tin được dẫn từ nguồn: https://soha.vn/pho-chu-tich-h...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày 16/9: Số ca tử vong tại TP.HCM giảm mạnh, Hà Nội có 1 ca tử vong

    Theo bản tin Bộ Y tế về tình hình dịch COVID-19 tại Việt Nam, tính từ 17h ngày 15/9 đến 17h ngày 16/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.489 ca nhiễm mới, trong đó 7 ca nhập cảnh và 10.482 ca ghi nhận trong nước.

    Các ca nhiễm ghi nhận trong nước tại Thành phố Hồ Chí Minh (5.735), Bình Dương (2.998), Đồng Nai (567), Long An (281), Kiên Giang (198), An Giang (126), Tiền Giang (81), Cần Thơ (60), Tây Ninh (58), Quảng Bình (43), Khánh Hòa (37), Đồng Tháp (33), Bình Phước (30), Bà Rịa - Vũng Tàu (29), Bình Thuận (29), Đắk Lắk (26), Bình Định (22), Hà Nội (15), Quảng Ngãi (14), Ninh Thuận (12), Hậu Giang (10), Cà Mau (9), Phú Yên (9), Đắk Nông (8 ), Bến Tre (7), Sóc Trăng (7), Bạc Liêu (7), Quảng Nam (6), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Nghệ An (4), Thừa Thiên-Huế (3), Gia Lai (2), Đà Nẵng (2), Bắc Ninh (1), Hưng Yên (1), Lâm Đồng (1) trong đó có 6.537 ca trong cộng đồng.

    Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc.kcb.vn ghi nhận 234 ca tử vong tại Thành phố Hồ Chí Minh (160), Bình Dương (46), Long An (10), Tiền Giang (6), Nghệ An (3), Tây Ninh (2), Bến Tre (2), Thanh Hóa (1), Khánh Hòa (1), Kiên Giang (1), Cà Mau (1), Hà Nội (1).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại