Cập nhật lúc

Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin "lạ" ở nơi sản sinh Omicron

Tình hình thế giới ngày 14/12 có nhiều diễn biến mới đáng chú ý.

Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin "lạ" ở nơi sản sinh Omicron
21
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga đã tạo ra một bản sửa của vaccine Sputnik-V cho chủng Omicron

    Trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và vi trùng học mang tên Gamalei đã phát triển một sửa đổi vaccine Sputnik-V cho chủng “Omicron” – một biến chủng của virus corona. Vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu tiên.

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin lạ ở nơi sản sinh Omicron - Ảnh 1.

    Phát biểu trên kênh truyền hình Russia-24, Giám đốc trung tâm Nghiên cứu Dịch tễ và vi trùng học mang tên Gamalei, ông Alexander Ginzburg cho biết đến nay chưa có bằng chứng nào cho thấy chủng Omicron sẽ thay thế chủng Delta. Trong trường hợp này, vaccine nên là vaccine hai thành phần để bảo vệ chống lại cả chủng Delta và chủng Omicron. Do đó, cần phải sử dụng một nền tảng mới để tạo ra vaccine. Hiện nay, Trung tâm Gamalei đã nghiên cứu vaccine như vậy và vaccine đang trong giai đoạn thử nghiệm lâm sàng đầu tiên.

    Đồng thời, ông Ginzburg nhấn mạnh rằng vaccine Sputnik-V sẽ bảo vệ chống lại chủng Omicron, song chưa rõ mức độ bảo vệ là bao nhiêu. Theo ông Ginzburg, các nhân viên của Trung tâm Gamalei đang nghiên cứu mức độ bảo vệ của vaccine trước biến chủng Omicron. Nếu khả năng bảo vệ chống lại sự lây nhiễm giảm đi 10 lần thì cần tính đến việc thay đổi vaccine.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Nga đã tạo ra một bản sửa của vaccine Sputnik-V cho chủng Omicronsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sẽ tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đông

    Phát biểu trong chuyến thăm Indonesia vào hôm nay (14/12), Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken cho biết, các hành động gây hấn của Trung Quốc tại khu vực Ấn Độ Dương – Thái Bình Dương đã khiến chính phủ nhiều nước trong khu vực lo ngại.

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin lạ ở nơi sản sinh Omicron - Ảnh 1.

    Ông Blinken cũng bác bỏ cáo buộc cho rằng Washington đang tìm cách kìm hãm quốc gia khác. Nhà ngoại giao hàng đầu nước Mỹ cho biết, mối quan tâm bao trùm của chính phủ nước này là duy trì các thỏa thuận nhằm đảo bảo khu vực cũng như thế giới luôn "hòa bình và thịnh vượng".

    "Mục tiêu của việc bảo vệ trật tự dựa trên luật lệ không phải là để kìm hãm bất cứ quốc gia nào. Thay vì đó là bảo vệ quyền lợi của tất cả các quốc gia, để họ không bị ép buộc, không bị đe dọa. Đó không phải là một cuộc cạnh tranh nhằm xác định Mỹ hay Trung Quốc sẽ trở thành trung tâm trong khu vực", ông Biden nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Trường Đại học Indonesia ở Jakarta.

    "Có rất nhiều lo ngại từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, từ sông Mekong đến các đảo ở Thái Bình Dương về hành vi gây hấn của Trung Quốc. Bắc Kinh đã đơn phương áp đặt chủ quyền với các vùng biển mở, thao túng thị trường thông qua việc trợ cấp cho các công ty nhà nước, tiến hành hoạt động đánh bắt trái pháp. Các quốc gia trong khu vực muốn thay đổi hành vi này và chúng tôi cũng vậy", ông Blinken nêu rõ.

    Nhà ngoại giao Mỹ tuyên bố, Washington sẽ "tiếp tục đẩy lùi các hành vi như vậy", đặc biệt là ở Biển Đông , nơi các hành động gây hấn của Trung Quốc đang đe dọa sự lưu thông của số lượng hàng hóa trị giá hơn 3.000 tỷ USD mỗi năm.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ sẽ tiếp tục đẩy lùi hành vi gây hấn của Trung Quốc ở Biển Đôngsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cảnh báo điều quân đến Đông Âu nếu Nga tấn công Ukraine

    Đây là phát biểu người phát ngôn Nhà Trắng Jen Psaki ngày 13/12 khi trả lời câu hỏi của báo chí về việc liệu Tổng thống Mỹ Joe Biden có "kế hoạch triển khai các lực lượng Mỹ ở châu Âu hay không.

    "Giống như những gì đã xảy ra năm 2014, hiện giờ rất nhiều đối tác của Mỹ trong NATO đang tìm kiếm sự trấn an và mong muốn Mỹ tăng cường sự hiện diện quân sự bằng cách triển khai luân phiên các lực lượng. Kế hoạch này chắc chắn được đặt lên bàn nếu Nga quyết định tấn công Ukraine ", bà Jen Psaki giải thích.

    Tuyên bố này được đưa ra chưa đầy một tuần sau khi Tổng thống Biden nói rằng Nhà Trắng không có kế hoạch điều binh sỹ tới Ukraine.

    Thời gian gần đây, Mỹ và phương Tây lo ngại rằng việc Nga tăng cường hiện diện quân sự ở biên giới với Ukraine là nhằm chuẩn bị cho "một cuộc xâm lược". Nhưng Moscow đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc đó.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ cảnh báo điều quân đến Đông Âu nếu Nga tấn công Ukrainesoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Hàn Quốc sắp chạm đến giấc mơ chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên?

    Từ đầu nhiệm kỳ của mình, Tổng thống Hàn Quốc đã mong muốn đối thoại tích cực với Triều Tiên. Với những diễn biến mới đây (4 nước đồng ý về nguyên tắc sẽ chấm dứt chiến tranh trên bán đảo Triều Tiên), liệu ông Moon có đạt được giấc mơ từ lâu của mình về điều này?

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin lạ ở nơi sản sinh Omicron - Ảnh 1.

    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (trái) và Lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un. Ảnh: AP.

    Hàn Quốc, Triều Tiên , Trung Quốc, và Mỹ đã nhất trí "về nguyên tắc" sẽ tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc Chiến tranh Triều Tiên vào thời điểm gần 70 năm sau khi các bên tham chiến ký kết Hiệp đình đình chiến (chứ không phải Hòa ước), theo tuyên bố mới đây của Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in.

    Tuy nhiên, Tổng thống Moon thừa nhận rằng các cuộc đàm phán về cuộc chiến này vẫn chưa tiến triển do Triều Tiên phản đối "sự thù địch từ phía Mỹ" vẫn còn hiện nay.

    Theo ông Moon, phía Triều Tiên coi chuyện chấm dứt thù địch từ phía Mỹ là điều kiện tiên quyết cho thương lượng về việc ra tuyên bố chính thức chấm dứt chiến tranh.

    Tổng thống Hàn Quốc cho rằng việc chấm dứt thỏa thuận ngừng bắn "thiếu ổn định" là quan trọng, và rằng một tuyên bố hòa bình sẽ cải thiện triển vọng tạo đột phá liên quan đến chương trình vũ khí hạt nhân của Triều Tiên.

    Chỉ vài tiếng sau các phát biểu lạc quan của Tổng thống Moon khi ông ở thăm Canada hôm 13/12, Bộ trưởng Bộ Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho biết, một tuyên bố hòa bình như trên có thể là "bước ngơặt cho giai đoạn hòa bình mới". Ông này hối thúc Triều Tiên chấp nhận đề xuất của Hàn Quốc về đối thoại.

    Hãng thông tấn Yonhap dẫn lời ông Lee cho rằng "Triều Tiên dường như ngày càng có thái độ cởi mở hơn về đối thoại so với trước đây".

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Tổng thống Hàn Quốc sắp chạm đến giấc mơ chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên?soha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu: Vaccine của Pfizer/BioNTech giúp giảm nguy cơ nhập viện trong làn sóng lây lan biến thể Omicron ở Nam Phi

    Hai mũi vaccine của hãng Pfizer/BioNTech dường như đã giúp giảm 70% nguy cơ nhập viện vì COVID-19 ở Nam Phi trong những tuần gần đây. Đây là kết quả một nghiên cứu thực tế quy mô lớn về tác động của biến thể Omicron, được công bố ngày 14/12, trong bối cảnh Nam Phi đang nỗ lực ứng phó với số ca nhiễm biến thể mới tăng vọt, báo Tin tức đưa tin.

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin lạ ở nơi sản sinh Omicron - Ảnh 1.

    Chuẩn bị mũi tiêm vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN.

    Nghiên cứu do công ty bảo hiểm y tế tư nhân lớn nhất Nam Phi - Discovery Health - thực hiện dựa trên hơn 211.000 kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 từ ngày 15/11 - 7/12, trong đó khoảng 78.000 trường hợp nhiễm biến thể Omicron.

    Dựa trên kết quả nghiên cứu lâm sàng của Discovery Health phối hợp với Hội đồng Nghiên cứu Y khoa (SAMRC) của Nam Phi, các chuyên gia tính toán rằng hai mũi vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech cung cấp khả năng bảo vệ đến 70% đối với nguy cơ nhập viện và 33% đối với nguy cơ mắc bệnh.

    Nam Phi đang sử dụng vaccine của các hãng Pfizer/BioNTech và Johnson & Johnson trong chiến dịch tiêm phòng COVID-19. Cho đến nay, hơn 20 triệu mũi vaccine của Pfizer/BioNTech đã được tiêm ở nước này.

    Theo nghiên cứu, nguy cơ tái nhiễm trong làn sóng dịch COVID-19 thứ 4 ở Nam Phi cao hơn so với các làn sóng trước đó, song nguy cơ nhập viện ở người trưởng thành thấp hơn 29% so với đợt bùng phát dịch đầu tiên ở nước này hồi đầu năm ngoái. Ngoài ra, nguy cơ nhập viện vì COVID-19 ở trẻ em dường như cao hơn 20% so với đợt lây nhiễm đầu tiên, mặc dù tỷ lệ mắc bệnh nặng rất thấp.

    Người đứng đầu SAMRC Glenda Gray nhấn mạnh vaccine của Pfizer/BioNTech dường như có tác dụng bảo vệ tốt chống lại nguy cơ bệnh chuyển nặng và phải nhập viện vì COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đợt bùng phát biến thể Omicron ở Nam Phi có dấu hiệu hạ nhiệt

    Theo Báo Tin tức, sau ba tuần kể từ khi xác nhận ca nhiễm đầu tiên, dữ liệu cho thấy các ổ dịch do biến thể Omicron gây ra ở Nam Phi đang có dấu hiệu hạ nhiệt.

    Các ca nhiễm tại tỉnh Gauteng sau vài tuần tăng đột biến kể từ tháng 11 dường như đang giảm xuống. Trong khi đó, tổng số ca nhiễm 7 ngày tại Tshwane – một trong những tâm dịch đầu tiên – hiện khá ổn định.

    Tờ Telegraph dẫn lời ông Louis Rossouw thuộc Nhóm ứng phó COVID-19 (ARG) ở Nam Phi cho hay mặc dù số ca mắc mới hàng ngày đã vượt qua kỷ lục của các đợt bùng phát trước đó, song tình hình lây nhiễm tại một số khu vực đang bắt đầu tạm lắng.

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Tin lạ ở nơi sản sinh Omicron - Ảnh 1.

    Ông cho biết: "Mức tăng tuần này cao hơn tuần trước nhưng vẫn chậm lại so với tháng 11. Ở Gauteng, số ca đang chững lại. Số ca ở Tshwane tương đối ổn định, chỉ gia tăng nhẹ trong những ngày gần đây".

    Các nhà thống kê ở Nam Phi cũng lưu ý rằng tỷ lệ tử vong do COVID-19, tức phần trăm người tử vong sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2, đã giảm đáng kể kể từ khi biến thể Omicron xuất hiện.

    Với biến thể Delta, gần 3% bệnh nhân, hay 1/33, đã thiệt mạng. Nhưng giờ đây, con số này giảm còn 0,5%, hay 1/200, và là mức thấp từng thấy từ đầu đại dịch đến nay tại Nam Phi, giảm 10 lần so với tháng 9 năm ngoái.

    Một số chuyên gia cho rằng chưa có đủ thời gian để dữ liệu về số ca tử vong theo kịp với dữ liệu về số ca nhiễm. Và tỷ lệ tử vong trong trường hợp này sẽ tăng lên vào những tuần tới khi số ca nhiễm bắt đầu chuyển thành nhập viện và tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh

    Ngày 14 tháng 12 năm 2021, Lễ bàn giao hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam (MIA) đã diễn ra tại Khách sạn Hyatt, Đà Nẵng. Tham dự buổi lễ, về phía Việt Nam có Ban Giám đốc Cơ quan Việt Nam tìm kiếm người mất tích (VNOSMP); về phía Hoa Kỳ có ông Noah Zaring, Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, Lãnh đạo Văn phòng MIA Hoa Kỳ tại Hà Nội (DET2) cùng các thành viên Văn phòng DET2 và Đại sứ quán Hoa Kỳ.

    Việt Nam bàn giao hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh; Sự kiện chấn động sau 70 năm - Ảnh 1.

    Một buổi lễ hồi hương hài cốt quân nhân Mỹ mất tích trong chiến tranh Việt Nam ở sân bay Đà Nẵng. (Ảnh: TTXVN)

    Đại diện phía Việt Nam đã bàn giao cho đại diện phía Hoa Kỳ hai (02) bộ hài cốt là kết quả của đợt tìm kiếm chung lần thứ 144 và 145 (tháng 7 – 12/2021). Hài cốt trên đã được các chuyên gia pháp y của Việt Nam giám định tại Đà Nẵng, kết luận có thể liên quan tới các trường hợp quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh Việt Nam và đề nghị chuyển về Ha-oai (Hawaii), Hoa Kỳ để xác minh thêm.

    Phát biểu tại buổi lễ bàn giao, ông Nguyễn Hồng Quang, Phó Giám đốc Thường trực Cơ quan VNOSMP nhấn mạnh chính sách nhân đạo của Việt Nam trong giải quyết vấn đề MIA với phía Hoa Kỳ, khẳng định lại chủ trương "gác lại quá khứ, hướng tới tương lai", tinh thần hoà hiếu của dân tộc Việt Nam; đồng thời, đánh giá cao và mong muốn Hoa Kỳ tăng cường hơn nữa trợ giúp Việt Nam khắc phục hậu quả chiến tranh, đặc biệt về rà phá bom mìn, tẩy độc các điểm nóng da cam và hỗ trợ nạn nhân, tìm kiếm bộ đội Việt Nam mất tin, mất tích trong chiến tranh.

    Quyền Phó Đại sứ Hoa Kỳ Noah Zaring cảm ơn sự ủng hộ, giúp đỡ của Chính phủ, người dân Việt Nam và Cơ quan VNOSMP đối với hoạt động nhân đạo MIA; nhấn mạnh hợp tác nhân đạo MIA đã giúp xây dựng lòng tin, sự tôn trọng lẫn nhau và là tiền đề thúc đẩy quan hệ hai nước trong nhiều lĩnh vực hợp tác khác như kinh tế - thương mại, nhân đạo, trong đó có việc giải quyết hậu quả chiến tranh tại Việt Nam; cho biết Hoa Kỳ đã trợ giúp Việt Nam hơn 24 triệu liều vắc xin phòng chống Covid-19, 20 triệu USD trang thiết bị y tế và sẽ tiếp tục trợ giúp Việt Nam trong lĩnh vực này.

    Hoạt động tìm kiếm hài cốt quân nhân Hoa Kỳ mất tích trong chiến tranh ở Việt Nam là hoạt động nhân đạo giữa hai Chính phủ Việt Nam và Hoa Kỳ. Đây là đợt trao trả hài cốt lần thứ 157 kể từ năm 1973./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Belarus sẽ ngừng vận chuyển khí đốt tới châu Âu nếu phương Tây áp đặt trừng phạt mới

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Căng thẳng Belarus-EU tiếp tục leo thang khi hai bên tuyên bố sẵn sàng áp đặt và đáp trả các biện pháp trừng phạt cứng rắn lẫn nhau. Mới đây nhất, Tổng thống Belarus tuyên bố sẽ sẵn sàng ngừng vận chuyển khí đốt tới châu Âu nếu phương Tây áp đặt các lệnh trừng phạt mới.

    Trả lời phỏng vấn trên truyền hình (13/12), Tổng thống Belarus Alexander Lukashenko cho biết sẽ sẵn sàng cắt đứt vận chuyển khí đốt tới châu Âu nếu các lệnh trừng phạt mới của phương Tây đặt nước này vào tình trạng khẩn cấp.

    Tổng thống Lukashenko tuyên bố, nếu các biện pháp trừng phạt mà châu Âu áp đặt hoặc đưa ra trong tương lai đặt Belarus vào tình trạng khẩn cấp thì nước này không có cách nào khác là sẽ sử dụng biện pháp cứng rắn này.

    Ông Lukashenka đã nhiều lần nói về khả năng trả đũa như vậy đối với hành động trừng phạt của các nước châu Âu. Trước đó, vào trung tuần tháng 11, ông Lukashenko trong cuộc họp với chính phủ, đã cảnh báo Liên minh châu Âu, trong trường hợp mở rộng các biện pháp trừng phạt, sẽ cắt đứt việc vận chuyển khí đốt đến châu Âu, đi qua đường ống dẫn khí đốt xuyên quốc gia Yamal-châu Âu.

    Tổng thống Alexander Lukashenko nói: "Chúng ta đang sưởi ấm cho châu Âu, song họ vẫn đe dọa chúng ta rằng sẽ đóng cửa biên giới. Sẽ thế nào nếu chúng ta cắt vận chuyển khí đốt tự nhiên đến châu Âu? Do đó, tôi khuyên lãnh đạo Ba Lan, Litva và các quốc gia khác hãy suy nghĩ trước khi phát biểu".

    Trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Nga, nhà lãnh đạo Belarus tuyên bố sẵn sàng dừng việc vận chuyển các nguồn năng lượng nếu Ba Lan thực hiện lời đe dọa đóng cửa biên giới với Belarus.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tranh cãi về ca tử vong đầu tiên vì Omicron: Chết vì biến thể mới hay vì lý do khác?

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở London, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

    Thiếu thông tin minh bạch quanh ca tử vong đầu tiên vì biến thể Omicron ở Anh đã khiến mọi người giận dữ.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã thông báo Anh có ca tử vong đầu tiên do Omicron khi tới thăm một khu vực tiêm chủng ở Paddington, phía Tây London. Ông nói: "Đúng vậy, đáng buồn là Omicron đang khiến người dân nhập viện và đáng buồn là ít nhất một người đã chết khi nhiễm Omicron".

    Ông Johnson không nói nạn nhân bao nhiêu tuổi, có bệnh nền hay không và liệu Omicron có phải là nguyên nhân tử vong chính hay chỉ là nhân tố thứ phát.

    Theo tờ Dailymail, ngày 14/12, Giáo sư y khoa Karol Sikora cho biết chính phủ không cung cấp cho người dân cả nước đủ thông tin về ca tử vong này và điều đó đang gây ra tình trạng báo động không cần thiết. Ông nói: "Người đó nhập viện vì COVID-19 hay nhập viện vì bị xe buýt đâm?"

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    2.558.000 liều vắc xin Moderna tới Hà Nội thông qua cơ chế COVAX

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Ngày 10/12, lô vắc xin ngừa COVID-19 gồm 2.558.000 liều Moderna đã tới Hà Nội. Đây là lô vắc xin Đức gửi tặng Việt Nam thông qua cơ chế vắc xin quốc tế COVAX sau khi đã thống nhất chặt chẽ với UNICEF, WHO Việt Nam và Chính phủ Việt Nam.

    Đợt vắc xin lần này là đóng góp tiếp theo của Đức để hỗ trợ chương trình tiêm chủng của Việt Nam. Tổng số vắc xin Đức cung cấp cho Việt Nam dự kiến sẽ lên đến khoảng 10 triệu liều.

    Đại sứ Đức tại Việt Nam, TS. Guido Hildner cho biết: "Với lô vắc xin hơn 2,5 triệu liều được cung cấp thông qua cơ chế COVAX, nước Đức khẳng định tình đoàn kết với Việt Nam trong cuộc chiến phòng, chống và vượt qua đại dịch COVID-19. Đức sẽ tiếp tục cung cấp vắc xin cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX".

    Bà Rana Flowers, quyền điều phối viên Liên Hợp Quốc và đại diện UNICEF tại Việt Nam, chia sẻ: "Chúng tôi muốn bảo đảm vắc xin được phân phối một cách công bằng đến mỗi vùng miền của đất nước. Những chính phủ đã và sẽ tiếp tục ủng hộ COVAX, kể cả hỗ trợ tài chính và viện trợ vắc xin, là động lực trong cuộc chiến chống sự lây lan của đại dịch này".

    Với lô vắc xin được Chính phủ Đức gửi tặng lần này, cho đến nay Việt Nam đã nhận được tổng cộng 45.197.910 liều vắc xin phòng chống COVID-19 thông qua cơ chế vắc xin quốc tế COVAX.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hillary Clinton dự đoán Trump tái tranh cử năm 2024

    Theo VnExpress, cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton đoán Trump tái tranh cử 3 năm tới và cảnh báo nếu ông chiến thắng, điều đó sẽ "chấm dứt nền dân chủ".

    "Nếu tôi là người tham gia cá cược bây giờ, tôi đoán Trump sẽ tái tranh cử. Ông ta dường như đang chuẩn bị để làm điều đó. Nếu không phải chịu trách nhiệm về những gì đã làm, ông ấy sẽ tái tranh cử", cựu ngoại trưởng Mỹ Hillary Clinton chia sẻ trong cuộc phỏng vấn của NBC hôm 12/12.

    Hillary cảnh báo nếu cựu tổng thống Mỹ Donald Trump hoặc một người giống ông đắc cử làm tổng thống, đó sẽ là "dấu chấm hết cho nền dân chủ".

    "Tôi cảm thấy khủng khiếp khi không ngăn được ông ta và những người xung quanh ông ta. Tuy nhiên, tôi nghĩ rằng mọi người giờ đây có thể tự nhận xét ông ta là lãnh đạo như thế nào", Hillary nói.

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Cựu ngoại trưởng Clinton phát biểu qua video tại Hội nghị Quốc gia đảng Dân chủ hồi tháng 8/2020. Ảnh: AP.

    Cựu ngoại trưởng Mỹ lưu ý Trump đang cố gắng đưa những người trung thành với mình vào các vị trí quan trọng trên khắp nước Mỹ.

    Kể từ khi rời Nhà Trắng hồi tháng một, Trump nhiều lần ám chỉ sẽ tái tranh cử tổng thống Mỹ vào năm 2024, song chưa đưa ra thông báo chính thức.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc trừng phạt 10 quan chức Quảng Châu vì chặt phá hàng nghìn cây xanh

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Ông Tập Cận Bình muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia có "nền văn minh sinh thái". Ảnh: QUARTZ

    Trung Quốc đã trừng phạt và giáng chức 10 quan chức thành phố Quảng Châu, thủ phủ tỉnh Quảng Đông, khi chính quyền địa phương chặt phá hàng ngàn cây xanh.

    Tại một cuộc họp được tổ chức vào ngày 12-12, ông Li Xi, chánh văn phòng tỉnh Quảng Đông, nói với các quan chức Quảng Châu rằng hàng loạt vụ chặt phá cây cối ở thủ phủ này từ cuối năm 2020 đã "tàn phá nghiêm trọng hệ sinh thái tự nhiên", "làm tổn thương những kỷ niệm đẹp đẽ của người dân" về thành phố, dẫn đến "những tổn thất không thể cứu vãn", theo thông tin của báo Southern Daily.

    Ông Li nói Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã trực tiếp bày tỏ sự không hài lòng trước tình hình trên. Trong khi ra lệnh cho các quan chức chấn chỉnh vấn đề chặt cây xanh, ông Li kêu gọi họ nghiên cứu kỹ các chỉ dẫn của ông Tập và "hiểu sâu sắc" sự quan tâm đặc biệt của ông đối với tỉnh.

    Trong nhiều năm, ông Tập đã thể hiện sự quan tâm sâu sắc đến một cuộc sống xanh, luôn nhấn mạnh "núi xanh là núi vàng và núi bạc".

    Ông Tập muốn Trung Quốc trở thành một quốc gia có "nền văn minh sinh thái", nơi con người sống hòa hợp với thiên nhiên.

    Việc ông Tập có ý kiến trực tiếp về một vấn đề của thành phố tương đối nhỏ cho thấy ông đang rất chú ý đến các vấn đề môi trường.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vì sao Lego đổ 1 tỷ USD xây nhà máy tại Việt Nam?

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Khách hàng tại một cửa hàng của Lego ở New York, Mỹ. (Ảnh minh họa - Ảnh: Reuters)

    Báo chí Đan Mạch ra hôm 9/2 đồng loạt đưa tin Tập đoàn Lego đầu tư 1 tỷ USD xây nhà máy ở Việt Nam. Với nhiều tập đoàn Đan Mạch, Việt Nam đang là nơi thuận tiện để đầu tư.

    Lego là tin tức kinh tế nổi bật trên các trang báo Đan Mạch hôm thứ Năm (9/2) vừa qua.

    Tờ Jyllands-Posten có bài "Lego đầu tư 1 tỷ USD xây nhà máy mới". Doanh số bán đồ chơi Lego hiện đang tăng nhanh đến mức công ty sẽ đầu tư xây nhà máy mới ở châu Á, cụ thể tại Việt Nam .

    Bài báo mô tả nhà máy ở Việt Nam dự kiến sẽ đi vào hoạt động vào năm 2024, tạo ra 4.000 việc làm, sẽ bắt đầu được xây dựng vào nửa cuối năm 2022.

    Câu nói của ông Giám đốc điều hành Tập đoàn Lego được tờ báo nhấn mạnh: "Chúng tôi rất vui mừng. Sự hỗ trợ của Chính phủ Việt Nam đã giúp chúng tôi thực hiện được tham vọng xây dựng nhà máy trung hòa carbon đầu tiên của tập đoàn". Theo bài báo, nhà máy mới sẽ chỉ sử dụng điện năng từ các tấm pin mặt trời lắp trên mái. 

    Một tờ báo khác của Đan Mạch giải thích các lý do Lego lựa chọn Việt Nam để xây nhà máy đồ chơi. Tờ Borsen tóm tắt trong sapo: "Triển vọng về một thị trường bùng nổ và mục tiêu giành thị phần đã thúc đẩy Lego xây dựng một nhà máy trung hòa carbon tại Việt Nam".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NÓNG: Trận động đất 7,5 độ richter kích hoạt cảnh báo sóng thần ở Indonesia

    Một trận động đất mạnh 7,5 độ Richter đã xảy ra ngoài khơi đảo Flores ở Indonesia, khiến các nhà chức trách đưa ra cảnh báo sóng thần cho các khu vực của quốc đảo lớn nhất thế giới.

    Cơ quan Khí tượng, Khí hậu và Địa vật lý Indonesia (BMKG) đã ra cảnh báo sóng thần sớm cho các đảo Flores và Lembata. Người dân được khuyến cáo "tránh xa các bãi biển và bờ sông" ngay sau khi trận động đất được báo cáo vào khoảng 10:20 tại địa phương.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc - Triều Tiên đồng ý về mặt nguyên tắc kết thúc cuộc chiến 70 năm

    Dân trí đưa tin, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cho biết, Hàn Quốc và Triều Tiên đã đồng ý về mặt nguyên tắc sẽ khép lại cuộc chiến gần 70 năm trước, nhưng nỗ lực đàm phán cho giai đoạn tiếp theo vẫn còn vướng mắc.

    Sự kiện chấn động thế giới sau 70 năm chờ đợi; WHO phát cảnh báo đáng sợ về siêu biến thể Omicron - Ảnh 1.

    Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un nắm tay trên đỉnh núi Paekdu tại Triều Tiên hồi tháng 9/2018 (Ảnh: Reuters).

    Guardian dẫn phát biểu ngày 13/12 của Tổng thống Moon cho biết, Hàn Quốc, Triều Tiên, Trung Quốc và Mỹ đã đồng ý về mặt nguyên tắc sẽ tuyên bố chính thức chấm dứt cuộc chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).

    Gần 70 năm trước, các bên chỉ ký một thỏa thuận ngừng bắn, vì vậy Hàn Quốc và Triều Tiên vẫn trong tình trạng chiến tranh về mặt kỹ thuật từ đó tới nay.

    Tổng thống Moon cho hay, các cuộc đàm phán liên quan tới cuộc chiến hiện vẫn gặp trở ngại do Triều Tiên cáo buộc Mỹ có hành động "thù địch". Người đứng đầu chính phủ Hàn Quốc cho biết, Triều Tiên đã đặt ra điều kiện tiên quyết là Mỹ phải chấm dứt sự thù địch để mở đường cho các cuộc đàm phán.

    "Vì điều đó, chúng tôi không thể ngồi xuống để đàm phán về những tuyên bố giữa 2 miền Triều Tiên, cũng như giữa Hàn Quốc và Mỹ. Và chúng tôi hy vọng các cuộc đàm phán sẽ được bắt đầu. Chúng tôi đang nỗ lực hướng tới điều đó", ông Moon nói.

    Tổng thống Moon tin rằng điều quan trọng là phải chấm dứt hiệp định ngừng bắn "không ổn định" đã kéo dài gần 7 thập niên, đồng thời nhấn mạnh rằng một tuyên bố hòa bình có thể mang tới triển vọng cho một bước đột phá liên quan tới nỗ lực phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên.

    Vài giờ sau, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Lee In-young cho biết, một tuyên bố hòa bình có thể là "bước ngoặt cho một giai đoạn mới cho hòa bình", đồng thời kêu gọi Bình Nhưỡng chấp nhận đề nghị đối thoại của Seoul. Ông Lee cũng cho rằng: "Triều Tiên dường như đã tỏ ra cởi mở hơn liên quan tới các cuộc đối thoại so với trước đây".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ phú Elon Musk được tạp chí Time chọn là Nhân vật của năm 2021

    Theo Báo tin tức, tạp chí uy tín Time của Mỹ ngày 13/12 đã chọn Giám đốc điều hành của hãng xe điện Tesla, Tỷ phú Elon Musk, là Nhân vật của năm 2021.

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Tỷ phú Elon Musk tại một sự kiện ở Washington, DC, Mỹ. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Tỷ phú Elon Musk sinh năm 1971 tại Nam Phi. Ngoài việc điều hành Tesla, ông còn là nhà sáng lập và Giám đốc điều hành của tập đoàn hàng không vũ trụ SpaceX, công ty phát triển chip Neuralink và công ty dịch vụ xây dựng cơ sở hạ tầng The Boring Company.

    Ngoài việc theo đuổi công việc kinh doanh chính của mình, tỷ phú Musk đang theo đuổi một hệ thống giao thông tốc độ cao được gọi là Hyperloop. Ông nói rằng các mục tiêu của SpaceX, Tesla và SolarCity xoay quanh tầm nhìn của ông là "thay đổi thế giới và giúp đỡ nhân loại". Mục tiêu của ông bao gồm giảm sự nóng lên toàn cầu thông qua sản xuất và tiêu thụ năng lượng bền vững, làm giảm nguy cơ tuyệt chủng của con người bằng cách thiết lập một thuộc địa của con người trên Sao Hỏa.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu của Anh: 2 mũi vaccine không tạo đủ kháng thể chống lại Omicron

    Theo Dân trí, nghiên cứu của các nhà khoa học Anh cho thấy, 2 mũi vaccine Covid-19 không tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại Omicron, biến chủng lây lan mạnh hơn biến chủng Delta.

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuẩn bị tiêm vaccine tại Naples, Italy (Ảnh: Reuters).

    Các nhà khoa học tại Đại học Oxford đã công bố kết quả nghiên cứu hôm 13/12 sau khi phân tích mẫu máu của những người đã được tiêm vaccine AstraZeneca-Oxford hoặc Pfizer-BioNTech, trong một nghiên cứu lớn về việc tiêm trộn vaccine.

    Kết quả nghiên cứu cho thấy 2 liều vaccine Covid-19 có thể không tạo ra đủ kháng thể trung hòa chống lại biến chủng Omicron. Điều này dẫn đến khả năng gia tăng nguy cơ nhiễm bệnh ở những người từng mắc Covid-19 hoặc tiêm chủng trước đó.

    Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà khoa học Oxford cho biết, hiện chưa có bằng chứng cho thấy mức độ kháng thể thấp hơn nhằm chống lại Omicron có thể dẫn đến nguy cơ mắc bệnh nặng, nhập viện hoặc tử vong cao hơn ở những người đã tiêm 2 liều vaccine được cấp phép.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Putin: Liên Xô sụp đổ là thảm kịch

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Theo lời Tổng thống Putin, đối với nhiều công dân Nga bị "mắc kẹt" ở nước ngoài sau khi Liên Xô sụp đổ, thì sự kiện này thực sự là "thảm kịch".

    Sự sụp đổ của Liên bang Xô viết năm 1991 là một thảm kịch, và thế giới đã chứng kiến sự tan rã của một "nước Nga lịch sử" đã được xây dựng và củng cố trong suốt hơn một ngàn năm, Tổng thống Nga Vladimir Putin bình luận trong một bộ phim tài liệu vừa được phát sóng hôm 12/12.

    Cụ thể, ông Putin cho biết cùng với sự sụp đổ của Liên Xô , nước Nga cũng đã mất đi một phần lãnh thổ và một số lượng dân số lớn.

    "Đối với đại đa số công dân của đất nước, đó là một thảm kịch", Tổng thống Putin nói. "Rốt cuộc, sự sụp đổ của Liên Xô là gì? Đó là sự sụp đổ của nước Nga lịch sử, được gọi tên là Liên bang Xô viết."

    Ông Putin cũng nhắc lại việc Moskva mất quyền kiểm soát 40% lãnh thổ và gần 40% năng lực sản xuất và dân số.

    "Chúng ta đã biến thành một đất nước hoàn toàn khác. Rất nhiều điều do tổ tiên, ông cha ta gây dựng trong hơn một ngàn năm đã mất đi", ông Putin nói thêm. "Chỉ sau một đêm, 25 triệu người Nga thấy mình thuộc về một quốc gia khác - các nước cộng hòa thuộc Liên Xô cũ đã giành được độc lập và chủ quyền."

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Toàn thế giới đã ghi nhận trên 270,5 triệu ca nhiễm SARS-CoV-2

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến gần 22h ngày 13/12 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 270.597.750 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có 5.325.060 người không thể qua khỏi. Số bệnh nhân bình phục đã lên tới hơn 243,35 triệu người.

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh. Ảnh: AFP/TTXVN

    Châu Âu đang là điểm nóng của dịch COVID-19 với hơn 50% số ca mắc COVID-19 toàn cầu tập trung tại châu lục này. Cùng với đó, sự lây lan của biến thể Omicron virus SARS-CoV-2 đang trở thành thách thức lớn đối với khu vực này, đặc biệt tại Anh.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson ngày 13/12 đã xác nhận ca tử vong đầu tiên liên quan đến biến thể Omicron tại nước này. Ông cũng thừa nhận thực tế biến thể Omicron đang làm gia tăng số bệnh nhân COVID-19 nhập viện tại Anh.

    Trong bối cảnh đó, ông kêu gọi tất cả người trưởng thành đi tiêm mũi tăng cường để bảo vệ bản thân. Anh đặt mục tiêu hoàn thành tiêm mũi tăng cường cho toàn bộ người trưởng thành ở nước này trong tháng 12 này.

    Anh cũng đã nâng cảnh báo COVID-19 hiện tại từ mức 3 lên mức 4 do số ca nhiễm biến thể Omicron tại nước này đang "tăng nhanh chóng".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU chia rẽ về khả năng tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022

    Ngày 13/12, Ngoại trưởng các nước Liên minh châu Âu (EU) nhóm họp tại Brussels (Bỉ), với một trong các chủ đề trọng tâm được bàn thảo là xác định một quan điểm chung đối với Olympic Mùa Đông Bắc Kinh 2022, nhưng cho biết sẽ không sớm tìm được sự đồng thuận.

    Trong số những chủ đề nổi bật được Ngoại trưởng 27 nước thành viên Liên minh châu Âu (EU) thảo luận trong phiên họp tại Brussels có việc xác định quan điểm chung của châu Âu đối với việc có tẩy chay ngoại giao Olympic mùa Đông 2022 được tổ chức tại thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc vào tháng 2/2022 hay không.

    Trong số các nước châu Âu, hiện tại mới chỉ có Pháp là đưa ra các tuyên bố cấp cao liên quan đến Olympic Bắc Kinh 2022. Phát biểu cách đây vài ngày, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron cho biết, nước Pháp không tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022 và nhận định rằng việc tẩy chay này chỉ là một hành động nhỏ không có ý nghĩa, đồng thời kêu gọi không chính trị hóa thể thao. Tuy nhiên, phát biểu sau đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Yves Le Drian cho biết thêm, Pháp muốn châu Âu có một cách tiếp cận chung đối với vấn đề này.

    Hiện chỉ có một số ít quốc gia tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022.

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Ngoài Pháp, một số nước cũng đang thúc giục EU sớm đưa ra quan điểm chung rõ ràng về việc có theo chân Mỹ, Anh tẩy chay ngoại giao Olympic Bắc Kinh 2022 hay không. Tuy nhiên, phát biểu khi đến cuộc họp Ngoại trưởng EU tại Brussels ngày 13/12, đa số Ngoại trưởng các nước đều lên tiếng ủng hộ cách tiếp cận của Pháp.

    Ngoại trưởng Luxemburg, ông Jean Asselborn cho rằng, việc EU cần làm là can dự và đối thoại rõ ràng với Trung Quốc để nói lên quan điểm khác biệt và sự phản đối của EU với một số chủ đề như nhân quyền.

    Trong khi đó, Ngoại trưởng Áo, Alexander Schallenberg thì nhấn mạnh, điều quan trọng là không chính trị hóa kỳ Olympic này: "Tôi ủng hộ một quan điểm chung của Liên minh châu Âu trong vấn đề này. Tôi cũng rất băn khoăn về việc chính trị hóa kỳ Olympic mùa Đông này. Châu Âu có quan điểm rõ ràng về vấn đề nhân quyền tại Trung Quốc nhưng tôi không nghĩ rằng sẽ có ích nếu để các kỳ Olympic cố tình bị biến thành một sự kiện chính trị. Do đó tôi ủng hộ mạnh mẽ cho việc châu Âu cần xây dựng một quan điểm chung".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo Omicron gây "nguy cơ rất cao" toàn cầu

    Theo Dân trí, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đánh giá biến chủng Omicron có thể gây nguy cơ "rất cao" trên phạm vi toàn cầu với dữ liệu ban đầu cho thấy biến chủng này có thể né miễn dịch của vaccine.

    Siêu biến thể Omicron sở hữu năng lực nguy hiểm, WHO phát cảnh báo đáng sợ về đại dịch - Ảnh 1.

    Trong khi vẫn cần thêm thời gian để đánh giá mức độ nghiêm trọng của Omicron, giới khoa học đều cho rằng, tiêm vaccine là cách bảo vệ tốt nhất trước các biến chủng của SARS-CoV-2 (Ảnh: Reuters).

    "Rủi ro toàn cầu liên quan đến biến chủng Omicron là rất cao vì một số lý do", WHO nhấn mạnh lại đánh giá đầu tiên về Omicron đưa ra hôm 29/11.

    WHO cho biết, có những dấu hiệu ban đầu cho thấy, kể cả những người đã tiêm chủng vaccine hoặc từng mắc Covid-19 có thể cũng không tạo ra đủ kháng thể để ngăn chặn nguy cơ nhiễm Omicron, điều này dẫn đến tỷ lệ lây nhiễm cao và "những hậu quả nghiêm trọng".

    Theo WHO, với số lượng đột biến bất thường, Omicron có thể khiến biến chủng này dễ lây lan hơn hoặc dễ né miễn dịch hơn. WHO lấy dẫn chứng việc số người tái nhiễm Covid-19 do Omicron có xu hướng tăng ở Nam Phi - một trong những nơi đầu tiên phát hiện biến chủng Omicron.

    Chung nhận định này, các nhà nghiên cứu của Đại học Oxford (Ảnh) hôm 13/12 công bố một phân tích trong phòng thí nghiệm cho thấy Omicron làm giảm đáng kể kháng thể trung hòa ở người đã tiêm đủ hai liều vaccine Covid-19. Họ cho biết, nhiều người đã tiêm vaccine nhưng không tạo ra đủ lượng kháng thể trung hòa để chống lại Omicron.

    Tuy nhiên, ông Matthew Snape, một thành viên trong nhóm chuyên gia, lưu ý hiện chưa thể xác định chắc chắn mức độ làm suy giảm hiệu quả vaccine của Omicron ngoài thực tế.

    "Chúng ta chưa thể xác định được bao nhiêu kháng thể trung hòa là đủ. Chúng ta vẫn chưa thực sự xác định được ngưỡng bảo vệ cần thiết trước biến chủng Omicron", ông Snape nói và nhấn mạnh thêm rằng lời khuyên tốt nhất dành cho những người chưa tiêm chủng là nhanh chóng tiêm chủng, còn những người đã tiêm chủng nên tiêm mũi tăng cường.

    Nhóm nghiên cứu của ông Snape cũng rút ra nhận định, Omicron ít có nguy cơ gây bệnh nặng hơn. Mặc dù các dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron có thể ít nghiêm trọng hơn Delta, nhưng WHO cho rằng vẫn cần thêm dữ liệu để xác định độc lực của nó. "Thậm chí kể cả khi độc lực của nó thấp hơn của Delta, số người nhập viện cũng sẽ tăng do tốc độ lây lan nhanh. Tỷ lệ nhập viện tăng có thể kéo theo gánh nặng cho các hệ thống y tế, dẫn đến có thêm nhiều trường hợp tử vong", WHO cảnh báo.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại