Cập nhật lúc

Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá "đông như kiến cỏ"

Tình hình COVID-19 tiếp tục có diễn biến phức tạp tại nhiều khu vực trên thế giới.

Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá "đông như kiến cỏ"
22
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Số ca nhập viện do Covid-19 ở Mỹ cao nhất trong vòng 8 tháng

    Số ca nhập viện do Covid-19 ở Mỹ đã vượt mốc 100 nghìn ngày 26/08, mức cao nhất trong vòng 8 tháng qua.

    Số ca nhập viện do Covid-19 ở Mỹ đã tăng gần gấp đôi trong vòng 1 tháng. Riêng trong tuần trước, trung bình hơn 500 người phải nhập viện mỗi giờ, theo dữ liệu của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh. Ở giai đoạn đỉnh điểm, Mỹ từng ghi nhận hơn 132 nghìn ca nhập viện trong ngày 06/01, tuy nhiên, với chương trình tiêm phòng nhánh chóng mở rộng từ đầu năm 2021, số ca nhập viện đã giảm đáng kể xuống mức thấp nhất là gần 14 nghìn ngày 28/06. Số ca nhiễm mới và nhập viện gia tăng nhanh chóng ở Mỹ là do Delta, biến chủng chủ đạo ở Mỹ ở thời điểm hiện tại.

    Các bang ở miền Nam hiện đang là điểm nóng Covid-19 ở Mỹ với số ca nhập viện tăng liên tục. Florida là bang có số người nhập viện cao nhất, tiếp theo là Texas và California. Hơn 95% số giường điều trị tích cực ở các bang Alabama, Florida và Georgia đều đã kín.

    Trong khi đó, biến chủng Delta, hiện đang lây lan nhanh chóng trong những người chưa tiêm phòng ở Mỹ, cũng đang khiến số trẻ em phải nhập viện tăng đáng kể. Trẻ em chiếm khoảng 2,3% số ca nhập viện trên khắp nước Mỹ. Trẻ em dưới 12 tuổi hiện chưa được khuyến nghị tiêm vaccine và duy nhất mới chỉ có vaccine của Pfizer được kỳ vọng sẽ được áp dụng cho lứa tuổi này từ mùa Thu năm nay.

    Tiến sỹ Anthony Fauci, chuyên gia hàng đầu về các bệnh truyền nhiễm ở Mỹ, dự báo hồi đầu tuần rằng nếu tỷ lệ tiêm phòng gia tăng, Mỹ có thể kiểm soát được dịch bệnh vào mùa Xuân năm sau.

    Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh, tới nay đã có khoảng 61% dân số Mỹ được nhận ít nhất 1 liều vaccine ngừa Covid-19. Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ mới đây đã phê duyệt hoàn toàn vaccine của Pfizer và đây là một trong những biện pháp được kỳ vọng sẽ khuyến khích nhiều người đi tiêm phòng. Ngoài ra, trước sự lây lan nhanh chóng của biến chủng Delta, Mỹ sẽ tiến hành tiêm bổ sung cho đại đa số người dân kể từ giữa tháng 9 với hai loại vaccine của Pfizer và Moderna./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc thông báo kết quả thử nghiệm vaccine của Zhifei

    Tập đoàn sản phẩm sinh học Zhifei Trùng Khánh (Zhifei) của Trung Quốc ngày 27/8 thông báo kết quả thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine ngừa COVID-19 ZF2001 của tập đoàn này, theo đó, hiệu quả của loại vaccine này trong việc ngăn ngừa các triệu chứng khi mắc COVID-19 lên tới 81,76%.

    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá đông như kiến cỏ - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa vaccine ngừa COVID-19 của Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN

    Đây là lần đầu tiên Zhifei thông báo hiệu quả thử nghiệm của vaccine ZF2001, được phê duyệt sử dụng tại Trung Quốc hồi tháng 3 vừa qua. Theo Zhifei, trong giai đoạn III và cũng là giai đoạn cuối, vaccine ZF2001 được tiêm thử nghiệm trên 28.500 người tại Trung Quốc, Uzbekistan, Indonesia, Pakistan và Ecuador. Đến ngày phân tích các thử nghiệm, đã có 221 người mắc COVID-19 trong số những người tham gia đã hoàn thành việc tiêm 3 mũi vaccine hoặc giả dược, song không cung cấp chi tiết các trường hợp.

    Vaccine ZF2001 đạt hiệu quả 100% trong việc ngăn ngừa triệu chứng nặng và tử vong. Tuy nhiên, Zhifei không nêu cụ thể số người tử vong hoặc mắc bệnh nặng trong quá trình thử nghiệm.

    Cũng theo Zhifei, phân tích sơ bộ cho thấy hiệu quả bảo vệ của vaccine ZF2001 trước biến thể Delta là 77,54%, song tập đoàn này không cho biết cụ thể số người nhiễm biến thể Delta.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bất chấp COVID-19, người dự lễ hội ném đá vào nhau ở Ấn Độ vẫn "đông như kiến cỏ"

    Theo trang Oddity Central (Anh), hàng năm có tới hàng trăm người tập trung tại đền Devidhura, bang Uttarakhand (Ấn Độ) để tham dự lễ hội ném đá Bagwal nhằm tôn vinh nữ thần Barahi Devi, vị thần nằm trong nhóm Matrikas gồm 7 nữ thần của đạo Hindu, bất chấp nguy cơ bị thương nặng. Người dân địa phương tin vào câu chuyện rằng nữ thần chỉ hài lòng khi thấy đổ máu, điều tượng trưng cho sự hy sinh của con người.

    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá đông như kiến cỏ - Ảnh 1.

    Lễ hội ném đá Bagwal năm 2017. Ảnh: Exotic Uttarakhand


    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá đông như kiến cỏ - Ảnh 2.

    Mọi người dùng tấm chắn khi tham dự lễ hội ném đá. Ảnh: Facebook


    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Rùng mình trước cảnh người Ấn Độ dự lễ hội ném đá đông như kiến cỏ - Ảnh 3.

    Khung cảnh đông đúc tại lễ hội ném đá Bagwal. Ảnh: Facebook

    Năm nay, dù dịch COVID-19 bùng phát, nhưng lễ hội Bagwal vẫn diễn ra. Hàng trăm người sùng đạo vẫn tụ tập, ném những viên đá lớn vào những người thuộc gia tộc khác. Điều kỳ lạ là dù một tòa án cấp cao đã cấm dùng đá để ném vào nhiều năm trước, nhưng những người tham gia lễ hội không quan tâm đến điều đó và vẫn sử dụng đá ném vào đầu nhau.

    Song lễ hội Bagwal năm nay chỉ tồn tại được đúng 7 phút do người dân quá háo hức ném đá vào nhau, khiến 77 người bị thương nặng. Được biết, những người này đã lập tức được đưa đến bệnh viện địa phương để điều trị. Thực tế, đây không phải là điều mới mẻ. Vào năm 2019, có hơn 100 người đã bị thương khi tham gia lễ hội này. Thậm chí, có người còn bị ném đến chấn thương sọ não do niềm tin "đá càng to thì càng sùng đạo".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đã tiêm xong hơn 2 tỷ liều vaccine Covid-19

    Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc ngày 27/8 vừa công bố số liệu cho thấy, tính đến hết 26/8, nước này đã tiêm được hơn 2 tỷ liều vaccine Covid-19 (cụ thể là 2.003.914.000 liều). Có 1,07 tỷ người Trung Quốc đã được tiêm chủng, chiếm 76% dân số, trong đó số người đã hoàn thành đủ số liều tiêm là gần 890 triệu, chiếm hơn 63% dân số.

    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - TQ đã tiêm hơn 2 tỷ liều vaccine; thêm 1 nước phê duyệt sử dụng khẩn cấp Sinopharm - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine Covid-19 cho người trẻ ở Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.

    Ủy ban này cũng tuyên bố, Trung Quốc đã kiểm soát hiệu quả đợt dịch cộng đồng bùng phát hôm 20/7 tại một sân bay ở Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này. Đợt dịch này được đánh giá là lan rộng nhất kể từ sau đợt dịch tại Vũ Hán, gần 1.400 người đã mắc Covid-19 trong đợt bùng phát mới này.

    Dự báo về tỷ lệ tiêm chủng ở Trung Quốc, ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của nước này mới đây cho biết: "Trung Quốc cần trên 80% dân số tiêm vaccine mới có thể thiết lập khả năng miễn dịch cộng đồng hiệu quả. Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 ở Trung Quốc có thể đạt trên 80% vào khoảng cuối năm nay."

    Trên thực tế, nhiều tỉnh, thành ở nước này đã đạt ngưỡng tiêm chủng trên 80%, trong đó thủ đô Bắc Kinh đã hoàn thành tiêm cho 95% người từ 18 tuổi trở lên, trong đó 90% đã tiêm đủ số liều tính đến 14/8.

    Mặc dù đã đạt tỷ lệ tiêm khá cao, nhưng Trung Quốc đến nay vẫn chưa thay đổi chiến lược "không khoan nhượng" với Covid-19. Một số địa phương vùng biên và sân bay nước này vẫn thông báo các ca bệnh cộng đồng rải rác những ngày qua.

    Trong tuyên bố đưa ra ngày 27/8, Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc tiếp tục khẳng định, phòng chống dịch là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu hiện nay ở nước này. Trung Quốc cần hoàn thiện cơ chế phòng chống dịch thường xuyên và thực hiện nghiêm túc các biện pháp phòng chống dịch ngoại nhập.  Các chuyên gia Trung Quốc vẫn nhắc nhở người dân thực hiện các biện pháp phòng hộ cá nhân, như đeo khẩu trang, rửa tay và thông gió thường xuyên.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào triển khai nhiều biện pháp ứng phó khi số ca mắc COVID-19 gia tăng

    Theo phóng viên TTXVN tại Viêng Chăn, ngày 27/8, Bộ Y tế Lào cho biết trong 24 giờ qua nước này ghi nhận 247 ca mắc COVID-19, trong đó 144 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 103 ca cộng đồng.

    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Nghiên cứu sữa mẹ từ người đã tiêm vắc xin COVID-19, thấy điều bất ngờ - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại thủ đô Viêng Chăn, Lào. Ảnh: THX/TTXVN

    Bộ Y tế Lào nêu rõ số ca mắc mới trong cộng đồng ở Lào tiếp tục ở mức cao, trong đó ghi nhận nhiều nhất vẫn là tỉnh Savannakhet với 42 ca, tiếp đến là tỉnh Bokeo với 29 ca, số còn lại ghi nhận rải rác tại một số tỉnh khác.

    Bộ Y tế Lào cho biết thêm đã chuẩn bị đầy đủ cơ sở vật chất để ứng phó tình trạng số ca nhiễm mới gia tăng, đặc biệt các bệnh viện dã chiến đã được thành lập có thể tiếp nhận hàng nghìn bệnh nhân, đồng thời sẽ mở thêm các trung tâm cách ly để chuẩn bị cho làn sóng lao động Lào mất việc tại Thái Lan tiếp tục về nước, đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của tiêm chủng cho người dân để đạt được mục tiêu đã đề ra.

    Đến nay, Lào đã ghi nhận tổng cộng 14.351 ca mắc COVID-19, trong đó có 12 người tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam nhận lô vắc xin COVID-19 đầu tiên từ Australia

    Việt Nam nhận tin vui từ Australia - Nghiên cứu sữa mẹ từ người đã tiêm vắc xin COVID-19, thấy điều bất ngờ - Ảnh 1.

    Bà Julianne Cowley, Tổng Lãnh sự Australia tại thành phố Hồ Chí Minh và PGS.TS. Nguyễn Trường Sơn, Thứ trưởng Bộ Y tế trao đổi về chương trình tiêm chủng COVID-19 tại Hồ Chí Minh

    Ngày 26/8, Australia đã giao 403.000 liều vắc-xin COVID-19 đầu tiên cho Việt Nam - một phần trong cam kết tiếp tục hỗ trợ đối tác chiến lược và người bạn thân thiết của Australia.

    Đây là lô vắc-xin đầu tiên trong cam kết hỗ trợ 1,5 triệu liều AstraZeneca của Australia cho Việt Nam trong năm nay để chống dịch COVID-19.

    Đại sứ Australia tại Việt Nam, bà Robyn Mudie hoan nghênh những liều vắc-xin đầu tiên từ Australia: "Chúng ta cùng nhau đoàn kết trong cuộc chiến chống COVID-19. Sự hỗ trợ của Australia đối với chương trình triển khai tiêm chủng quốc gia của Việt Nam sẽ giúp cứu sống nhiều người và thúc đẩy phục hồi kinh tế. Với tư cách là đối tác và bạn bè thân thiết, chúng ta sẽ vượt qua cuộc khủng hoảng này, trở nên mạnh mẽ hơn và quyết tâm hơn để đối mặt với những thách thức trong tương lai."

    Những liều vắc-xin này tới đúng thời điểm quan trọng khi Việt Nam đang nỗ lực kiểm soát sự lây lan của biến thể Delta có khả năng lây nhiễm cao. Bà Julianne Cowley, Tổng lãnh sự Australia cho biết: “Mọi người đều hiểu đây là thời điểm khó khăn như thế nào đối với Thành phố Hồ Chí Minh và cả nước. Sự hỗ trợ của Australia là rất kịp thời cho việc triển khai tiêm chủng của Việt Nam.”

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sữa mẹ chứa kháng thể ngừa COVID-19 nếu sản phụ đã tiêm vaccine

    Nghiên cứu sữa mẹ từ người đã tiêm vắc xin, khám phá điều bất ngờ; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    (Ảnh minh họa: Shutterstock)

    Kết quả nghiên cứu cho thấy, việc tiêm vaccine COVID-19 sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ.

    Vì vậy, người mẹ đã tiêm vaccine COVID-19 có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho con. Đây là kết quả nghiên cứu của giáo sư tại Đại học Florida, Mỹ và các cộng sự.

    Theo một nghiên cứu đăng trên tạp chí y khoa về nuôi con bằng sữa mẹ Breastfeeding Medicine, vaccine có thể giúp bảo vệ cả mẹ lẫn con trong đại dịch COVID-19. Đây là một lý do nữa để thai phụ hoặc các bà mẹ đang cho con bú nên đi tiêm phòng.

    Ông Joseph Larkin, Giáo sư tại Đại học Florida (Mỹ), một trong các tác giả chính của nghiên cứu, cho biết: "Các phát hiện của chúng tôi cho thấy tiêm phòng sẽ giúp tăng đáng kể lượng kháng thể phòng virus SARS-CoV-2 trong sữa mẹ . Vì vậy, những người mẹ đã tiêm phòng có thể truyền khả năng miễn dịch này sang cho con".

    Các nhà nghiên cứu ghi nhận rằng, khi mới chào đời, hệ miễn dịch của trẻ chưa phát triển đầy đủ, khiến em bé khó có thể tự mình chiến đấu chống sự lây nhiễm. Trong khi đó, trẻ cũng còn quá nhỏ để thích nghi với một số loại vaccine.

    Nghiên cứu sữa mẹ từ người đã tiêm vắc xin, khám phá điều bất ngờ; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 2.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta thay đổi cuộc chiến chống Covid-19: Chọn loại bỏ hay sống chung với virus?

    Các nhà chức trách ở một số quốc gia hiện đang cân nhắc liệu nên tiếp tục áp dụng chiến lược "Không Covid" hay chuẩn bị để sống chung với dịch bệnh.

    Loại bỏ hay sống chung với virus?

    Khi một ca Covid-19 đột nhiên xuất hiện ở New Zealand hồi tuần trước, quốc gia này đã áp dụng hướng tiếp cận từng sử dụng từ khi đại dịch bắt đầu: Đó là phong tỏa nghiêm ngặt nhằm cố gắng loại bỏ virus.

    Phát hiện gây choáng: Virus SARS-CoV-2 biến đổi hình dạng để trốn thuốc điều trị; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    New Zealand thực hiện phong tỏa từ 18/8 sau khi ghi nhận 1 ca mắc Covid-19 ở Auckland. Ảnh: Reuters

    Gây sửng sốt với thế giới khi áp dụng lệnh phong tỏa dù chỉ có 1 ca mắc, Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết chính phủ đã nhận thấy những lợi ích của việc nhanh chóng áp đặt lệnh phong tỏa, vốn giúp quốc gia này không có ca mắc Covid-19 trong 170 ngày trước.

    "Hành động quyết liệt từ sớm đã có hiệu quả với chúng tôi trước đây", Thủ tướng New Zealand nhận định với báo giới.

    Tuy nhiên, quốc gia này đã nhanh chóng nhận ra rằng biến thể Delta, như Thủ tướng Ardern thừa nhận, là một nhân tố "thay đổi cuộc chơi".

    Kể từ khi ca mắc đầu tiên được ghi nhận vào đầu tuần trước, đợt bùng phát mới đây ở New Zealand đã tăng lên 210 ca. Ngày 25/8, New Zealand ghi nhận kỷ lục 62 ca.

    Dịch bệnh ngày càng tồi tệ hơn đang khiến New Zealand đối mặt với thách thức mà các quốc gia khác trên thế giới cũng phải đương đầu khi theo đuổi chiến lược loại bỏ số ca mắc.

    Khi biến thể Delta trở nên áp đảo, hiện không rõ liệu những biện pháp trước đó như phong tỏa, cách ly, xét nghiệm hàng loạt và truy vết tiếp xúc nhanh liệu có thể ngăn chặn virus SARS-CoV-2 hay không.

    Các nhà chức trách ở những quốc gia như Trung Quốc và Australia hiện đang cân nhắc liệu nên tiếp tục áp dụng chiến lược "Không Covid" hay chuẩn bị để sống chung với dịch bệnh.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus SARS-CoV-2 thay đổi hình dạng để tăng khả năng sống sót

    Giới khoa học Singapore vừa công bố phát hiện quan trọng về hình dạng và cấu trúc của vật chất di truyền trong virus SARS-CoV-2, có thể giúp ích cho công tác điều chế thuốc trị COVID-19.

    Phát hiện gây choáng: Virus SARS-CoV-2 biến đổi hình dạng để trốn thuốc điều trị; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Axit ribonucleic của virus SARS-CoV-2 có thể biến đổi hình dạng khi ở bên trong các tế bào bị nhiễm bệnh. Ảnh: AFP

    Theo tờ Straits Times, họ phát hiện rằng ribonucleic acid (RNA) của virus SARS-CoV-2 có thể gấp lại thành những hình phức (complex shape) và động (dynamic shape) để phát triển và tồn tại khi ở bên trong các tế bào nhiễm bệnh.

    Nhóm nghiên cứu trên bao gồm các chuyên gia tại Trường Y Duke-NUS, Viện Gen Singapore (GIS) và Viện Thông tin Sinh học (BII). Họ cũng nhận thấy RNA của virus có thể tương tác với nhiều RNA trong tế bào người để tận dụng chúng cho quá trình tồn tại.

    Tiến sĩ Wan Yue, trưởng nhóm nghiên cứu về thí nghiệm cấu trúc và gen RNA, cho biết: "Ngoài việc tìm hiểu hình dạng của virus khi ở bên trong tế bào người, các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra rằng hình dạng của nó cũng rất quan trọng đối với các loại thuốc nhắm vào RNA, đó là điều đã thúc đẩy chúng tôi bắt đầu dự án này".

    Virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19, có bộ gen sợi đơn được tạo thành từ RNA làm vật liệu di truyền của nó. RNA đóng vai trò quan trọng trong việc giúp virus tạo ra protein của nó. Khi virus lây nhiễm và xâm nhập vào tế bào người, protein đột biến trên bề mặt tế bào của nó sẽ liên kết với thụ thể của người hoặc tế bào chủ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bệnh nhân Covid-19 ở Vũ Hán vẫn còn triệu chứng sau một năm bình phục

    Gần một nửa trong số khoảng 1.200 bệnh nhân Covid-19 đã phục hồi ở Vũ Hán, Trung Quốc vẫn còn các triệu chứng một năm sau khi nhiễm bệnh, một nghiên cứu mới cho biết.

    EU điều tra vụ vaccine Morderna nghi bị nhiễm bẩn; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân Covid-19 tại Trung Quốc (Ảnh: AP).

    Trong một nghiên cứu mới đăng tải trên tạp chí y khoa Lancet hôm 27/8, các nhà nghiên cứu Trung Quốc tại các bệnh viện ở Bắc Kinh và Vũ Hán (Trung Quốc), cho biết khoảng một nửa bệnh nhân Covid-19 ở thành phố Vũ Hán vẫn còn triệu chứng sau khi hồi phục một năm.

    Cụ thể, 20% bệnh nhân vẫn có những triệu chứng thường gặp nhất ở người mắc Covid-19 như mệt mỏi, yếu cơ, khoảng 17% bệnh nhân vẫn bị chứng khó ngủ, 11% bị rụng tóc.

    Trong nghiên cứu này, các bệnh nhân, có độ tuổi trung bình khoảng 59, được kiểm tra sức khỏe, làm xét nghiệm và thực hiện bài kiểm tra đi bộ trong 6 phút để đánh giá tình trạng sức khỏe trong 6 tháng và 12 tháng sau khi họ mắc Covid-19. Ở mốc một năm, số bệnh nhân hồi phục còn gặp các vấn đề về sức khỏe giảm so với thời điểm khảo sát mốc 6 tháng. Khoảng 88% bệnh nhân đã có thể đi làm trở lại. Tuy nhiên, nhìn chung, những người trong diện khảo sát của nghiên cứu không khỏe mạnh như những người Vũ Hán không mắc Covid-19.

    Cũng theo các nhà nghiên cứu, một năm sau phục hồi, 30% bệnh nhân vẫn gặp vấn đề khó thở, 4% vẫn có vấn đề với khứu giác và một tỷ lệ nhỏ người gặp vấn đề về cảm xúc.

    "Mặc dù hầu hết bệnh nhân phục hồi tốt, nhưng một số bệnh nhân vẫn gặp các triệu chứng kéo dài, đặc biệt ở những người từng mắc bệnh nặng", ông Cao Bin, đồng tác giả nghiên cứu thuộc Bệnh viện hữu nghị Trung - Nhật ở Bắc Kinh, cho hay. Ông nói: "Nghiên cứu của chúng tôi cho thấy một số bệnh nhân có thể cần thời gian phục hồi hơn một năm, và chúng ta cần quan tâm đến điều này khi hoạch định việc cung cấp các dịch vụ y tế sau đại dịch".

    Các tác giả nghiên cứu cho biết, khảo sát của họ là khảo sát lớn nhất từ trước đến nay trên những bệnh nhân Covid-19 đã hồi phục. Họ đã theo dõi gần 1.300 bệnh nhân Covid-19 sau khi những người này xuất viện trong giai đoạn từ tháng 1-5/2020 tại bệnh viện Kim Ngân Đàm, nơi điều trị những ca bệnh Covid-19 đầu tiên tại Vũ Hán. Các tác giả nghiên cứu cũng kêu gọi tiến hành các nghiên cứu quy mô lớn hơn để tìm hiểu rõ hơn về hệ quả lâu dài của Covid-19 và các biện pháp hỗ trợ bệnh nhân Covid-19 sau hồi phục.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong tháng này từng cảnh báo, tình trạng triệu chứng Covid-19 kéo dài, thậm chí đến 9 tháng, là vấn đề đáng lo ngại cần được đánh giá thêm. Giới chuyên gia hiện đặt ra nhiều giả thuyết như do các vấn đề thần kinh, phản ứng miễn dịch và việc virus tồn tại trong một số cơ quan trong cơ thể.

    Vũ Hán là tâm dịch Covid-19 đầu tiên trên thế giới với những ca bệnh đầu tiên ghi nhận vào tháng 12/2019. Tính đến ngày 8/4/2020, thời điểm thành phố 11 triệu dân này dỡ phong tỏa, Vũ Hán đã ghi nhận hơn 50.000 ca.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    EU điều tra vụ vaccine Covid-19 của Moderna nhiễm bẩn

    Cơ quan Dược phẩm châu Âu hôm qua (26/8) thông báo đã mở cuộc điều tra vụ vaccine ngừa Covid-19 của Moderna nghi bị nhiễm bẩn để đánh giá liệu vụ việc có gây ảnh hưởng đến nguồn cung cấp của Liên minh châu Âu (EU) hay không.

    Trước đó cùng ngày Nhật Bản đình chỉ việc sử dụng 1,63 triệu người liều vaccine Covid-19 của Moderna sau khi nhận được báo cáo về việc một phần trong số những liều này có chứa các chất lạ.

    Nhật Bản phát hiện chất lạ trong vaccine Morderna; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Vaccine Moderna. Ảnh: ABC News.

    Tuy nhiên, cả Nhật Bản và Moderna đều khẳng định không có vấn đề an toàn hoặc hiệu quả nào được xác định và việc đình chỉ chỉ là một biện pháp phòng ngừa. Nhưng động thái này đã khiến một số công ty Nhật Bản hủy bỏ kế hoạch tiêm chủng. Theo Cơ quan Dược phẩm châu Âu, một cuộc điều tra đang được tiến hành và cơ quan này đã yêu cầu chủ sở hữu  ủy quyền tiếp thị cung cấp thông tin về bất kỳ nguy cơ tiềm ẩn nào đối với các lô hàng cung cấp cho Liên minh châu Âu.

    Khối 27 quốc gia thành viên tới nay đã nhận hơn 70 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 của Moderna, trên tổng số 460 triệu liều đã ký với Hãng dược phẩm Mỹ./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nữ tiến sĩ châm ngòi tranh cãi nguồn gốc Covid-19

    Alina Chan nằm trong số những người đầu tiên đặt câu hỏi về nguồn gốc Covid-19 và cuối cùng, cô bị kéo vào một cuộc tranh cãi nảy lửa.

    Những ngày đầu Covid-19 mới bùng phát, nhiều nhà khoa học đã báo cáo về một đặc điểm rất đáng yên tâm của nCoV: Nó dường như rất ổn định. Virus không đột biến nhanh nên việc điều trị không có gì khó khăn và là mục tiêu dễ dàng đối với các loại vaccine.

    Lúc bấy giờ, tỷ lệ đột biến chậm của nCoV khiến một nhà khoa học trẻ cảm thấy kỳ lạ. "Điều đó thực sự khiến tôi có cảm giác không ổn", Alina Chan, nghiên cứu sinh sau tiến sĩ tại Viện Broad ở thành phố Cambridge, bang Massachusetts, Mỹ, cho biết.

    Thậm chí trước cả khi dịch bùng lên dữ dội, tiến sĩ Chan đã tự hỏi liệu virus mới này bằng cách nào đó đã "thích nghi trước" để phát triển mạnh ở người hay không.

    Nhật Bản phát hiện chất lạ trong vaccine Morderna; Thêm quốc gia phê duyệt vaccine Sinopharm - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Alina Chan tại Boston. Ảnh: NYTimes.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây



    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mexico phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine của Sinopharm

    Theo phóng viên TTXVN tại Mexico City, ngày 26/8, Ủy ban Liên bang về Phòng chống các nguy cơ y tế của Mexico (Cofepris) đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine ngừa COVID-19 của hãng Sinopharm sau khi đánh giá chất lượng, tính an toàn và hiệu quả của chế phẩm này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc khuyến cáo tiêm vaccine mũi thứ 3 kháng thể tăng khoảng 30%

    Theo tính toán của Sinopharm, sau khi tiêm xong mũi thứ 2 cho toàn bộ người dân có thể lựa chọn thời điểm thích hợp để tiêm mũi thứ 3.

    Ông Zhang Yuntao, Phó Chủ tịch Công ty công nghệ sinh học Trung Quốc (CNBG), thuộc Tập đoàn Sinopharm mới đây cho biết, Trung Quốc đang triển khai thử nghiệm tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa Covid-19 và kết quả ban đầu là tương đối khả quan.

    Ông Zhang Yuntao thông tin, năm 2020, khi thực hiện các nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và giai đoạn 2 đối với vaccine, Sinopharm cũng đã thử nghiệm tiêm mũi thứ 3 tăng cường. Kết quả cho thấy, về cơ bản mũi tiêm thứ ba là an toàn, dù là phản ứng cục bộ hay phản ứng tổng thể, đều phù hợp với mong đợi và không quá khác biệt so với hai mũi tiêm đầu. Ông Trương Vân Đào nhấn mạnh, sau khi tiêm mũi thứ 3, kháng thể của người được tiêm đã tăng khoảng 30%.

    Phát hiện mới về nguy cơ đông máu do Covid-19: Tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer không đáng sợ bằng; SARS-CoV-2 lây mạnh nhất ở thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Tiêm vaccine ngừa Covid-19 tại Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ Y tế Nhật Bản: Tạp chất lạ trong lô vaccine Moderna ở Nhật có thể là hạt kim loại

    NHK dẫn nguồn Bộ Y tế Nhật Bản cho hay, tạp chất phát hiện trong một lô vaccine ngừa Covid-19 của hãng Moderna ở Nhật Bản được cho là hạt kim loại. Theo Bộ Y tế Nhật Bản, tạp chất trong vaccine phản ứng với nam châm. 

    Phát hiện mới về nguy cơ đông máu do Covid-19: Tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer không đáng sợ bằng; SARS-CoV-2 lây mạnh nhất ở thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

     Moderna mô tả tạp chất này là "chất dạng hạt" không có nguy cơ gây vấn đề về mức độ an toàn hay hiệu quả của vaccine. 

    Nhật Bản đã tạm ngừng sử dụng lô vaccine này để đề phòng. Động thái này khiến các nhà quản lý dược phẩm châu Âu quyết định khởi động điều tra. 

    Công ty dược Tây Ban Nha Rovi, đơn vị đóng chai vaccine Moderna cho các thị trường ngoài Mỹ cho rằng, việc nhiễm tạp chất có thể là vấn đề sản xuất tại một trong các dây chuyền của hãng này và đang tiến hành điều tra. 

    Chính phủ Nhật Bản không tiết lộ bao nhiêu mũi tiêm từ lô Moderna nhiễm tạp chất đã được thực hiện. Tuy nhiên, Kyodo News đăng tải thông tin cho biết, ít nhất 176.000 liều Moderna đã được tiêm, dựa trên số liệu theo dõi của báo hoặc do chính quyền địa phương cung cấp.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cách Singapore chuẩn bị sống chung với Covid-19

    Singapore dần từ bỏ chiến lược "không Covid" bằng cách dần nới lỏng các hạn chế để vừa thăm dò vừa điều chỉnh kế hoạch sống chung với virus.

    Singapore từ tháng 9 sẽ dỡ yêu cầu cách ly đối với khách đã tiêm vaccine Covid-19 đến từ Đức và Brunei. Đây là tín hiệu cho thế giới biết rằng họ đang thận trọng mở cửa trở lại trong khi vẫn nỗ lực kiểm soát các mối đe dọa từ đại dịch.

    Nghiên cứu mới: Phát hiện quan trọng về thời điểm SARS-CoV-2 lây mạnh nhất - Ảnh 1.

    Hai bạn trẻ đeo khẩu trang đi qua bức tượng sư tử mình cá Merlion nổi tiếng của Singapore. Ảnh: AP.

    Singapore cũng đơn phương xóa bỏ yêu cầu cách ly với người đến từ Hong Kong và Macau, dù kế hoạch thiết lập "bong bóng du lịch" Singapore - Hong Kong đã bị hủy do chính sách chống dịch khác nhau.

    Bằng cách đổi phương pháp tiếp cận từ "không Covid" như trước đây sang "hồi phục giữa Covid-19", Singapore đang tạo ra sự khác biệt lớn với hầu hết các láng giềng trong khu vực.

    Trả lời phỏng vấn Bloomberg tuần trước, Bộ trưởng Giao thông Singapore S. Iswaran cho biết ý tưởng của chính phủ là xã hội học cách sống chung với Covid-19 sớm bao nhiêu thì nhà chức trách có thể điều chỉnh "các quy trình, thủ tục để trở lại trạng thái bình thường nhiều bấy nhiêu".

    -----------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: Nguy cơ xuất hiện cục máu đông do mắc Covid-19 lớn hơn tiêm vaccine

    Trong một nghiên cứu đã qua bình duyệt (peer-reviewed) đăng tải trên Tạp chí Y khoa Anh quốc ngày 27/8, các nhà khoa học từ Đại học Oxford và một số đại học, bệnh viện khác ở Anh đã phân tích dữ liệu từ 29 triệu người tiêm mũi đầu tiên ngừa Covid-19 với vaccine Oxford-AstraZeneca hoặc Pfizer-BioNTech. 

    Phát hiện mới về nguy cơ đông máu do Covid-19: Tiêm AstraZeneca hoặc Pfizer không đáng sợ bằng; SARS-CoV-2 lây mạnh nhất ở thời điểm nào? - Ảnh 1.

    Các nhà khoa học đã nhìn vào tỷ lệ xảy ra hiện tượng hiếm gặp - huyết khối - và giảm tiểu cầu. Hiện tượng này vốn được cho là có liên quan tới vaccine AstraZeneca. 

    So sánh tỷ lệ xảy ra hiện tượng huyết khối sau mũi tiêm vaccine đầu tiên và sau khi xét nghiệm Covid-19 cho kết quả dương tính, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng nguy cơ gặp phải tác dụng phụ hiếm gặp này "cao hơn đáng kể" sau khi nhiễm Covid-19. 

    Tác giả nghiên cứu hoàn toàn độc lập với các nhà phát triển vaccine Oxford-AstraZeneca.

    Trước đó, các nhà khoa học đã phát hiện nguy cơ xuất hiện cục máu đông hiếm gặp và giảm tiểu cầu trong vòng từ 8-28 ngày sau khi tiêm mũi vaccine AstraZeneca đầu tiên. Cùng khoảng thời gian tương tự sau mũi đầu chủng ngừa với vaccine Pfizer-BioNTech cũng có nguy cơ xảy ra huyết khối và đột quỵ do hiện tượng máu lên não kém. 

    Tuy nhiên, với nghiên cứu mới đây, những nguy cơ này đều cao hơn nhiều nếu nhiễm Covid-19. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Phát hiện quan trọng về thời điểm virus SARS-CoV-2 lây mạnh nhất

    Những người nhiễm virus SARS-CoV-2 dễ lây lan cho người khác nhất trong khoảng thời gian 2 ngày trước khi và 3 ngày sau khi phát hiện các triệu chứng của bệnh.

    Hãng tin PTI ngày 26-8 cho biết trên đây là kết luận đến từ một nghiên cứu được thực hiện ở Trung Quốc. Nghiên cứu xuất bản trên tạp chí JAMA Internal Medicine.

    Các nhà nghiên cứu đã tiến hành truy tìm và xác định khoảng 9.000 trường hợp có liên hệ chặt chẽ với các ca mắc Covid-19 tại tỉnh Chiết Giang - Trung Quốc từ tháng 1-2020 đến tháng 8-2020. Họ bao gồm các cá nhân sống trong cùng một hộ gia đình hoặc những người ăn tối cùng nhau, đồng nghiệp, người ở chung bệnh viện hoặc cùng nhau lái xe.

    Trong số những trường hợp chính được theo dõi, 89% xuất hiện các triệu chứng nhẹ hoặc trung bình. Chỉ có 11% là không có triệu chứng và không ai ghi nhận triệu chứng nghiêm trọng.

    Nghiên cứu cũng cho thấy những người mắc Covid-19 có thể không xuất hiện triệu chứng nếu họ nhiễm virus SARS-CoV-2 từ người bệnh không thể hiện triệu chứng.

    -----------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ca tử vong do Covid-19 ở Nga tăng kỷ lục

    Nga ghi nhận hơn 800 người chết do Covid-19 trong 24 giờ qua, mức cao nhất từ khi dịch bùng phát, khi đất nước vật lộn với biến chủng Delta.

    Thống kê của chính phủ Nga hôm 26/8 cho thấy nước này ghi nhận 820 ca tử vong và 19.630 ca nhiễm mới. Ca tử vong do Covid-19 ở Nga nhiều lần tăng mức kỷ lục trong tháng 8.

    Sau Mỹ, một quốc gia khác chuyển cho Việt Nam 400.000 liều vắc xin ngay trong tuần này - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế mặc đồ bảo hộ di chuyển một bệnh nhân Covid-19 tại bệnh viện ở ngoại ô Moskva, Nga tháng trước. Ảnh: Reuters.

    Số liệu mới nhất nâng tổng số ca tử vong trong đại dịch tại Nga lên 179.243, cao nhất châu Âu, trong khi ca nhiễm cũng tăng lên 6.824.540. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ tư thế giới.

    Tuy nhiên, thống kê này chỉ tính đến các trường hợp tử vong khi Covid-19 được coi là nguyên nhân chính sau khám nghiệm tử thi. Theo định nghĩa rộng hơn về các trường hợp tử vong liên quan Covid-19, cơ quan thống kê Rosstat báo cáo cuối tháng 6 rằng Nga đã ghi nhận hơn 300.000 ca tử vong.

    -----------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lo ngại COVID-19 lây lan nhanh khi người dân Afghanistan chen chúc tại sân bay

    Hàng nghìn người dân Afghanistan chen chúc cố gắng xuất cảnh qua sân bay Kabul hoặc đang tập trung dồn ứ tại các lán trại khiến nhiều tổ chức nhân đạo cảnh báo rằng tình trạng này có thể dẫn đến số ca mắc mới COVID-19 tăng vọt.

    Sau Mỹ, một quốc gia khác chuyển cho Việt Nam 400.000 liều vắc xin ngay trong tuần này - Ảnh 1.

    Một điểm tiêm vaccine COVID-19 tại Kabul (Afghanistan) ngày 11/7. Ảnh: AP

    Tờ Washington Post (Mỹ) nhận định rằng thời điểm này hệ thống y tế của Afghanistan đã gặp nhiều khó khăn do xung đột và nguồn cung bị ảnh hưởng từ diễn biến ở sân bay Kabul.

    Kể từ khi lực lượng Taliban tiến vào Kabul ngày 15/8, tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 và xét nghiệm tại Afghanistan đã giảm mạnh. Theo đại diện của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), kế hoạch tăng cường nguồn cung oxy và phòng chăm sóc đặc biệt tại các bệnh viện cũng bị hoãn lại.

    Một người phát ngôn của UNICEF vào ngày 25/8 cho biết tỷ lệ tiêm vaccine COVID-19 tại Afghanistan đã giảm 80% trong tuần trước, vài ngày sau khi Taliban kiểm soát Kabul. Trong tuần từ 15/8, chỉ có 30.500 người được tiêm vaccine COVID-19 tại 23 tỉnh ở Afghanistan, giảm so với con số 134.600 người được tiêm chủng ở 34 tỉnh vào tuần trước đó.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia sẽ chuyển cho Việt Nam 400.000 liều vaccine Covid-19 trong tuần này

    Trong lúc Việt Nam đang phải đối phó với dịch Covid-19 tại nhiều địa phương, tối nay (26/8), Australia vừa thông báo trong tuần này sẽ chuyển cho Việt Nam đợt vaccine đầu tiên gồm 400.000 liều vaccine trong tổng số vaccine mà nước này đã cam kết hỗ trợ Việt Nam.

    Trong thông cáo báo chí chung với Bộ trưởng Phát triển và Thái Bình Dương đưa ra vào tối nay, Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payen cho biết, trong tuần này, Australia sẽ cung cấp cho Việt Nam hơn 400.000 liều vaccine. Số vaccine này nằm trong tổng số 1,5 triệu liều vaccine AstraZeneca mà Australia đã cam kết cung cấp cho Việt Nam trong năm nay.

     - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Ngoại giao Australia Marise Payne. Nguồn: ABC News

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận trên 215 triệu ca mắc, 4,4 triệu ca tử vong do COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h (giờ Việt Nam), thế giới đã ghi nhận hơn 215 triệu ca mắc COVID-19, trong đó có hơn 4,4 triệu ca tử vong.

    Đến thời điểm hiện tại, đã có hơn 195 triệu bệnh nhân bình phục và vẫn còn hơn 18 triệu người đang được điều trị.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tới bệnh viện tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN

    Châu Á tiếp tục là điểm nóng của dịch COVID-19. Tại khu vực Đông Nam Á, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 6 ca tử vong và 423 ca mắc mới COVID-19, bao gồm 111 ca nhập cảnh và 312 ca lây nhiễm trong nước. Tính từ đầu mùa dịch đến nay, Campuchia phát hiện tổng cộng 90.958 ca mắc COVID-19, trong đó 86.993 người đã khỏi bệnh và 1.841 người tử vong.

    Trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 và số ca nhiễm biến thể Delta của virus SARS-CoV-2 tại các tỉnh tiếp tục tăng, đặc biệt tại 8 tỉnh giáp biên giới Thái Lan, thành phố Stung Treng (tỉnh Stung Treng) tiếp tục phong tỏa cho đến hết tháng 8/2021 và tỉnh Siem Reap đã phải xác lập "Vùng Vàng đậm" để ngăn chặn dịch bệnh lây lan.

    Bộ Y tế Lào cùng ngày ghi nhận 195 ca mắc mới COVID-19 và 1 ca tử vong. Trong số các ca nhiễm mới có 149 ca nhập cảnh được cách ly ngay và 46 ca lây nhiễm trong nước. Các ca lây nhiễm trọng cộng đồng tiếp tục được ghi nhận rải rác ở nhiều tỉnh của Lào.

    Tại Đông Bắc Á và Nam Á, Trung Quốc đại lục ngày 25/8 ghi nhận 26 ca ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 3 ca lây nhiễm trong nước và 23 ca nhập cảnh. Số ca mắc tại Trung Quốc đại lục hiện là 94.733 ca, trong đó có 4.636 ca tử vong. Tổng cộng 88.600 bệnh nhân đã bình phục. Trung Quốc ngày 26/8 đã mở lại sân bay quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh ở tỉnh Giang Tô, miền Đông nước này, sau khi phải đóng cửa gần 1 tháng. Trong khi đó, Khu hành chính đặc biệt Hong Kong (Trung Quốc) thông báo kể từ ngày 30/8, những người giúp việc tới từ Indonesia và Philippines đã tiêm đầy đủ vaccine ngừa COVID-19 sẽ được nhập cảnh vào hòn đảo này.

    Hàn Quốc ngày 26/8 có thêm 20 ca tử vong vì dịch COVID-19, mức cao nhất ghi nhận từ đầu năm đến nay, trong khi số ca bệnh nặng tăng gấp đôi kể từ khi làn sóng lây nhiễm hiện tại bùng phát tháng 7. Theo Cơ quan Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA), nước này cũng phát hiện 1.882 ca mới, đưa tổng số lên 243.317 ca, trong đó có 2.257 ca tử vong.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại