Cập nhật lúc

Covid-19: Thông tin Mỹ ngừng nhập khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là không chính xác; Iran đổ lỗi Mỹ tạo virus

Tính đến sáng ngày 22/3 (giờ Việt Nam), đã có hơn 304.000 ca nhiễm COVID-19 và trên 12.000 người tử vong trên toàn thế giới, theo thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có động thái ngoại giao nồng nhiệt hướng tới châu Âu. Hôm thứ Bảy, ông Tập đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo 4 nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Serbia và đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.

Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn các vật tư y tế và trang thiết bị để chống lại đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 5000 người thiệt mạng trên khắp châu lục.

Trong đó, Ý chịu tác động nặng nề nhất khi hơn 4.000 người thiệt mạng và hơn 47.000 người nhiễm bệnh. Tại Tây Ban Nha, số người tử vong là hơn 1.710 người và số ca mắc là hơn 25.000 người.

Ngược lại, Trung Quốc đã không ghi nhận ca lây nhiễm nội địa nào mới trong 3 ngày tính đến ngày 22/3.

Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merke, ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng làm tất cả những gì nước này có thể giúp đỡ. "Nếu Đức cần, Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng của chúng tôi", hãng Tân Hoa xã đưa tin.

"Khủng hoảng y tế công cộng và thách thức chung mà loài người phải đối mặt và sự đoàn kết và hợp tác là vũ khí mạnh nhất", ông Tập nói, và cho biết thêm, Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.

Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Đức trong nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển vắc-xin, ông Tập Cận Bình nói thêm.

Đức, hiện ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm Covid-19 và 44 ca tử vong, là quốc gia duy nhất trong 4 nước nêu trên chưa đề nghị hỗ trợ nguồn cung y tế từ Trung Quốc.

Trong 4 nước mà ông Tập điện đàm, chỉ có Serbia không phải là thành viên EU.

42
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Ông Tập Cận Bình đề nghị giúp đỡ các nước châu Âu chống Covid-19

    Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có động thái ngoại giao nồng nhiệt hướng tới châu Âu. Hôm thứ Bảy, ông Tập đã có cuộc điện đàm với lãnh đạo 4 nước Pháp, Đức, Tây Ban Nha và Serbia và đưa ra lời đề nghị giúp đỡ.

    Lời kêu gọi được đưa ra trong bối cảnh các quốc gia châu Âu đang đối mặt với tình trạng thiếu thốn các vật tư y tế và trang thiết bị để chống lại đại dịch Covid-19 đã khiến hơn 5000 người thiệt mạng trên khắp châu lục.

    Trong đó, Ý chịu tác động nặng nề nhất khi hơn 4.000 người thiệt mạng và hơn 47.000 người nhiễm bệnh. Tại Tây Ban Nha, số người tử vong là hơn 1.710 người và số ca mắc là hơn 25.000 người.

    Ngược lại, Trung Quốc đã không ghi nhận ca lây nhiễm nội địa nào mới trong 3 ngày tính đến ngày 22/3.

    Trong cuộc điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merke, ông Tập cho biết Trung Quốc sẵn sàng làm tất cả những gì nước này có thể giúp đỡ. "Nếu Đức cần, Trung Quốc sẵn sàng giúp đỡ trong khả năng của chúng tôi", hãng Tân Hoa xã đưa tin.

    "Khủng hoảng y tế công cộng và thách thức chung mà loài người phải đối mặt và sự đoàn kết và hợp tác là vũ khí mạnh nhất", ông Tập nói, và cho biết thêm, Trung Quốc sẵn sàng chia sẻ thông tin và kinh nghiệm.

    Bắc Kinh sẵn sàng hợp tác với Đức trong nhiều lĩnh vực, nhất là phát triển vắc-xin, ông Tập Cận Bình nói thêm.

    Đức, hiện ghi nhận hơn 20.000 ca nhiễm Covid-19 và 44 ca tử vong, là quốc gia duy nhất trong 4 nước nêu trên chưa đề nghị hỗ trợ nguồn cung y tế từ Trung Quốc.

    Trong 4 nước mà ông Tập điện đàm, chỉ có Serbia không phải là thành viên EU.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số người tử vong tăng cao, Tây Ban Nha kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia

    Tây Ban Nha có kế hoạch kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia trong 15 ngày, Thủ tướng Pedro Sanchez tuyên bố hôm Chủ nhật, khi số người tử vong vì dịch Covid-19 gia tăng.

    Covid-19: Thông tin Mỹ ngừng nhập khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là không chính xác; Iran đổ lỗi Mỹ tạo virus - Ảnh 1.

    Đường phố vắng vẻ tại thủ đô Madrid, Tây Ban Nha. Ảnh: CNN.

    Ông Sanchez đã có cuộc họp báo trên truyền hình hôm Chủ nhật, sau cuộc họp với các quan chức an ninh và y tế. Ông cũng cho hay, ông hy vọng Quốc hội sẽ chấp thuận lệnh kéo dài tình trạng khẩn cấp quốc gia. Hiện quốc gia châu Âu này đã ở trong tình trạng khẩn cấp quốc gia hơn 1 tuần. 

    Trong 24 giờ qua, 394 người đã thiệt mạng, đưa tổng số người chết vì Covid-19 ở Tây Ban Nha lên con số 1.720 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống, bộ trưởng Hàn Quốc gửi trả 30% lương để chống dịch

    Theo Văn phòng Thủ tướng Hàn Quốc hôm 21-3, các thành viên Nội các và lãnh đạo của cơ quan chính phủ đã quyết định gửi 30% lương tháng của mình trong 4 tháng tới để hỗ trợ chống dịch Covid-19 .

    Khoản lương của các quan chức sẽ được trả về kho bạc nhà nước và bộ tài chính sẽ sử dụng số tiền này cho hoạt động cách ly và hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng về mặt tài chính.

    Tổng thống Moon Jae-in, Thủ tướng Chung Sye-kyun, các bộ trưởng và thứ trưởng sẽ cùng tham gia thực hiện việc làm này cho đến tháng 6-2020.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông tin Mỹ ngừng nhập khẩu sản phẩm dệt may Việt Nam là không chính xác

    Ngày 22/3, trả lời về thông tin rằng Chính phủ Hoa Kỳ đang áp dụng chính sách tạm thời ngừng nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ Hà Kim Ngọc khẳng định, đây là thông tin không chính xác. Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ đã liên hệ, trao đổi với các cơ quan liên quan của Mỹ và chính thức được biết Chính phủ Hoa Kỳ không có chủ trương tạm thời ngừng nhập khẩu các sản phẩm dệt may của Việt Nam.

    Về tình hình hợp tác Việt Nam - Hoa Kỳ trong phòng chống dịch Covid-19, Đại sứ Việt Nam tại Hoa Kỳ cho hay, hợp tác y tế giữa 2 nước nói chung và trong ứng phó với dịch Covid-19 hiện nay đang đạt nhiều kết quả tích cực.

    Phía Hoa Kỳ đánh giá rất cao các nỗ lực phòng chống dịch quyết liệt, minh bạch và hiệu quả của Chính phủ Việt Nam. Vừa qua, Chính phủ Hoa Kỳ đã thông báo, Quỹ dự trữ khẩn cấp phòng chống các bệnh lây nhiễm của Cơ quan phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) sẽ trích khoản hỗ trợ trị giá 37 triệu USD để giúp các nước trong khu vực, trong đó có Việt Nam ứng phó với sự lây lan của dịch Covid-19.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Iran đổ lỗi Mỹ tạo virus

    Lãnh tụ tối cao Iran Ayatollah Ali Khamenei hôm 22-3 từ chối để Mỹ giúp đỡ trong cuộc chiến chống lại dịch bệnh Covid-19.

    Theo AP, ông Khamenei dẫn một thuyết âm mưu rằng virus SARS-CoV-2 có thể do Mỹ tạo ra. "Có thể thuốc của các người là một cách lây lan virus nhiều hơn. Virus được tạo ra dành riêng cho Iran bằng cách sử dụng dữ liệu di truyền của người dân Iran. Họ (ám chỉ Mỹ) có được dữ liệu thông qua các phương tiện khác nhau. Hãy gửi bác sĩ và nhà trị liệu tới đây để xem tác dụng của chất độc mà họ tạo ra cho con người" – lãnh tụ tối cao Iran phát biểu tại Tehran nhân dịp đánh dấu ngày lễ năm mới Nowruz của Ba Tư mà không đưa ra bằng chứng cụ thể.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch Covid-19 lan nhanh, Nữ hoàng Anh lui về nông thôn tạm lánh

    Dịch Covid-19 ngày càng trầm trọng ở Anh có thể sẽ làm tăng vai trò của Hoàng tử William khi cha anh là Hoàng tử Charles phải tự cách ly sau khi tiếp xúc với một người trong hoàng gia châu Âu khác đã nhiễm bệnh, còn Nữ hoàng 93 tuổi đã tránh xa thủ đô, nơi virus đang lây lan nhanh chóng.

    Nữ hoàng Elizabeth, năm nay 93 tuổi, đã rời khỏi London, nơi dịch Covid-19 đang lan nhanh chóng. Hôm 19/3, bà chuyển từ cung điện Buckingham đến cung điện Windsor, nơi bà thường ở trong dịp lễ Phục sinh.

    Hoàng tế 98 tuổi Philip cũng chuyển đến cung điện này từ Wood Farm, Sandringham.

    Hoàng tử William đi đầu trong nỗ lực của Hoàng gia Anh trong ứng phó với dịch bệnh với chuyến thăm tổng đài cứu thương London vào tuần trước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Morrison: Nguồn gốc lây nhiễm COVID-19 lớn nhất tại Australia là từ Mỹ

    Thủ tướng Australia Scott Morrison ngày 20/3 trả lời phỏng vấn truyền thông bản địa, nói rằng trong số ca bệnh COVID-19 tại nước này có đến 80% là những người nhập cảnh từ nước ngoài hoặc có tiếp xúc trực tiếp với người trở về từ nước ngoài. 

    Theo ông Morrison, "phần lớn ca nhiễm [tại Australia] có nguồn gốc từ Mỹ". Thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy tính đến 17h chiều ngày 22/3 (giờ Việt Nam), Australia có 1.071 bệnh nhân COVID-19 và 7 ca tử vong. 

    Báo Sydney Morning Herald cho hay, chính phủ và các chuyên gia y tế Australia nhận định, thời điểm tồi tệ nhất của dịch COVID-19 vẫn chưa đến, và trong kịch bản xấu nhất có thể có tới 15 triệu người ở nước này bị lây nhiễm, 150.000 người có nguy cơ tử vong, và bệnh dịch dự kiến kéo dài ít nhất nửa năm. 

     Trước đó 1 tuần, thủ hiến bang Victoria, ông Daniel Andrews, đã kiến nghị chính phủ liên bang Australia thực hiện biện pháp hạn chế du khách từ Mỹ nhập cảnh. Ông Andrews đánh giá, "Số ca nhiễm bệnh mới tại Trung Quốc đã rất ít song Australia vẫn thực thi lệnh cấm đi lại đối với [du khách từ] Trung Quốc, trong khi người từ Mỹ có thể tự do đến Australia. Điều này thật khó lý giải." "Chúng ta đang chứng kiến rất nhiều, rất nhiều ca nhiễm, gần như đa số trường hợp nhiễm bệnh mới ở bang Victoria có liên hệ với những người đã di chuyển từ Mỹ." 

    Thủ tướng Morrison hôm 18/3 vừa ban bố "tình trạng khẩn cấp về an ninh sinh học với con người" do virus corona gây ra tại nước này, nói rằng các công dân Australia nên hủy bỏ tất cả các chuyến đi ra nước ngoài do tình trạng bùng phát đại dịch COVID-19. 

    Ngày 19/3, ông Morrison tiếp tục ban bố lệnh phong tỏa toàn quốc, có hiệu lực từ 21h ngày 20/3, theo đó tất cả người không phải công dân Australia hoặc cư trú dài hạn tại Australia sẽ không được phép nhập cảnh. Những người được phép nhập cảnh được yêu cầu nghiêm túc thực thi quy định tự cách ly trong 14 ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đưa vào sử dụng bộ xét nghiệm Covid-19 cho kết quả trong 45 phút

    Mỹ đã phê chuẩn một bộ xét nghiệm Covid-19 nhanh vào thứ Bảy, trong bối cảnh nước này đang phải chật vật để đáp ứng nhu cầu thử nghiệm khi đại dịch Covid-19 bùng phát.

    Bộ xét nghiệm có thể cho kết quả chỉ sau 45 phút và được phát triển bởi công ty Cepheid có trụ sở tại bang California.

    Bộ xét nghiệm này đã đạt được sự phê chuẩn từ Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) và sẽ được bắt đầu thử nghiệm vận chuyển vào tuần tới.

    Các bộ xét nghiệm sẽ được phân phối chủ yếu tại các bệnh viện và phòng cấp cứu. Trước đó, kết quả xét nghiệm Covid-19 thường được biết sau vài ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Những người đầu tiên tiêm vaccine ngừa Covid-19 ở Trung Quốc

    Vài ngày sau khi Mỹ bắt đầu tiêm vaccine ngừa Covid-19 trên người, Trung Quốc cũng đã khởi động thử nghiệm với 108 tình nguyện viên.

    Theo SCMP, 108 người đều ở Vũ Hán là những người đầu tiên tại Trung Quốc tiêm vaccine ngừa Covid-19. Thử nghiệm bắt đầu từ ngày 19.3, 3 ngày sau khi công ty dược Trung Quốc và các nhà nghiên cứu quân đội phát triển thành công lô vaccine đầu tiên.

    Chính quyền trung ương Trung Quốc ngay lập tức phê chuẩn cho phép thử nghiệm trên người. Các tình nguyện viên tham gia đều từ 18-60, có sức khỏe tốt, chia làm 3 nhóm, mỗi nhóm 36 người.

    Các nhóm này sẽ được tiêm vaccine với mức độ khác nhau, từ liều thấp, trung bình đến liều cao. Thử nghiệm diễn ra tại một cơ sở do cảnh sát Trung Quốc bảo vệ ở Vũ Hán.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ban hành lệnh giới nghiêm chống dịch Covid-19

    Reuters đưa tin, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi kêu gọi người dân nước này ở trong nhà từ 01h30 đến 15h30 ngày 22/3. Ông Narendra Modi cho rằng đây là thử nghiệm quan trọng đối với một quốc gia về khả năng chống dịch Covid-19.

    "Tất cả chúng ta hãy là một phần của lệnh giới nghiêm, điều này sẽ tiếp thêm sức mạnh to lớn cho cuộc chiến chống lại dịch Covid-19. Những biện pháp mà chúng ta thực hiện bây giờ sẽ giúp ích trong thời gian tới", Thủ tướng Ấn Độ đăng tải dòng tweet trên Twitter trước khi lệnh giới nghiêm bắt đầu.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Tâm sự của nhân viên đầu tiên gõ cửa cửa máy bay đón người từ vùng dịch COVID-19 trở về

    Là một trong những sân bay được chỉ định đón chuyến bay từ vùng dịch Covid-19 trở về, sân bay Vân Đồn đã đón chuyến bay đặc biệt từ tâm dịch Vũ Hán (tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc) đưa công dân về nước và theo thống kê, đến nay đã đón tiếp được 19 chuyến bay, thực hiện vận chuyển gần 2.500 công dân Việt Nam và 160 khách nước ngoài trở về an toàn từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản và một số nước châu Âu...

    Với những chuyến bay từ vùng dịch trở về, quy trình đón tiếp được thực hiện nghiêm ngặt để vừa đón tiếp bà con chu đáo, vừa bảo đảm tránh lây nhiễm chéo.

    Anh Đặng Đông Giang, nhân viên Vận hành Trang thiết bị mặt đất, cho biết công việc của anh là giám sát nhân viên thực hiện nghiêm ngặt việc mặc quần áo và trang thiết bị bảo hộ trong quá trình đón và tiếp xúc với hành khách từ vùng dịch trở về sân bay Vân Đồn. 

    Ngoài ra anh còn là người dẫn thang để đoàn từ máy bay xuống đến khu sân đỗ riêng biệt. Anh chính là người đầu tiên gõ cửa cánh cửa máy bay.  

    Cảm xúc khi thấy mọi người dừng chân xuống sân bay của mình an toàn khiến mình rất xúc động. Mình hiểu họ đã rất khó khăn khi phải sống giữa tâm dịch, đối diện với hiểm nguy bệnh tật, chết chóc. Nên khi họ vừa đặt chân về đất mẹ, mình là người Việt Nam đầu tiên họ gặp, mình phải hân hoan, vui tươi chào đón họ, dành cho họ những tình cảm đẹp đẽ nhất. Tôi rất tự hào khi được làm công việc rất ý nghĩa này.

     

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    [VIDEO] Cảnh sát Trung Quốc dùng mũ thông minh, tự động cảnh báo khi phát hiện người bị sốt

    Cảnh sát Trung Quốc dùng mũ thông minh đo thân nhiệt người đi đường (Nguồn: CRI)

    Trên đường phố nhiều địa phương ở Trung Quốc trong mùa dịch COVID-19, cảnh sát trực ca đeo mũ đo thận nhiệt thông minh, cho phép scan tất cả người di chuyển trong phạm vi 5m. Mũ lập tức sẽ phát ra tín hiệu cảnh báo khi phát hiện người bị sốt.

    Nhiều công nghệ mới đã xuất hiện trong thời gian qua, đóng vai trò quan trọng trong phòng chống dịch bệnh COVID-19, mang lại sự thay đổi lớn trong cuộc sống và sản xuất của người dân Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bolivia phong tỏa cả nước, hoãn bầu cử tổng thống

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Hệ thống y tế sụp đổ": Những câu chuyện ám ảnh từ bệnh viện hé lộ cuộc khủng hoảng y tế lớn tại Mỹ

    Mới đây, NBC News đã thu thập lời kể từ hàng trăm y bác sĩ Mỹ hiện đang ở tiền tuyến chiến đấu với dịch bệnh COVID-19. Câu chuyện của họ đã hé lộ 1 cuộc khủng hoảng lớn tại Mỹ.

    Một y tá tại Michigan nói cô và các đồng nghiệp đã bàn về việc dùng thuốc tẩy để tự làm khăn lau kháng khuẩn. 

    Chúng tôi đặt 5 thùng và chỉ nhận được 1 thùng. Một thùng khăn lau kháng khuẩn để dùng cho 42 giường bệnh. Tôi không nghĩ rằng bệnh viện đang khiến chúng tôi thất vọng. Tôi nghĩ cả hệ thống [y tế] đang khiến chúng tôi thất vọng.

     Một y tá đang mang thai tại Ohio nói cô không còn lựa chọn nào khác ngoài việc phải chăm sóc các bệnh nhân đang nguy kịch mà không có khẩu trang chuyên dụng N95.

    Một nhân viên y tế tại Georgia đã phải tới các cửa hàng đồ gia dụng để cố gắng tìm mua khẩu trang bảo hộ.

    Đây chỉ là một vài trong số các câu chuyện mà hãng NBC News đã thu thập được từ hơn 250 nhân viên y tế hiện đang ở tiền tuyến của cuộc chiến chống đại dịch COVID-19.

    Theo NBC News, những câu chuyện từ y bác sĩ đều đề cập tới các trang thiết bị bảo hộ cá nhân (PPE), một khái niệm rộng bao gồm các trang thiết bị y tế, ví dụ khẩu trang, kính và áo phòng hộ.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    'Hệ thống y tế sụp đổ': Những câu chuyện ám ảnh từ bệnh viện hé lộ cuộc khủng hoảng y tế lớn tại Mỹsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Bộ Y tế công bố danh sách 22 phòng xét nghiệm được xét nghiệm khẳng định mắc COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tránh tình trạng khách đến mua chen lấn tích trữ hàng thời Covid-19, siêu thị Nga nghĩ ra cách bán hàng khiến thế giới thán phục, muốn học hỏi ngay lập tức

    COVID-19: Người thử vắc xin ở TQ tiêu chảy, tăng thân nhiệt; Nhiều địa phương Mỹ phải từ bỏ kiểm soát ca nhiễm - Ảnh 1.

    Đại dịch COVID-19 đang khiến cả thế giới chao đảo, nhiều quốc gia phải ban hành lệnh phong tỏa yêu cầu người dân không ra đường để tránh lây lan dịch bệnh. 

    Vì tâm lý lo sợ, nhiều người dân đã đổ xô đi mua sắm lương thực, thức ăn và các nhu yếu phẩm khác để chuẩn bị cho những ngày "đóng cửa ở nhà", dẫn đến tình trạng chen lấn, xô đẩy, tranh nhau mua hàng, người thì mua được nhiều, kẻ không còn thứ gì để mua.

    Trước tình hình đó, một siêu thị Auchan ở thị trấn Marfino, thành phố Moscow (Nga) đã nghĩ ra cách bán hàng "công bằng" đáng nể.

    Theo trang Ruposters.ru (Nga), siêu thị này đã xếp sẵn những món hàng cần thiết như giấy vệ sinh, giấy ướt, đường, bột mì, mì ống, dầu hướng dương... vào các xe đẩy để khách đến lấy. Mỗi giỏ đồ như vậy có giá trị khoảng 3.500 rúp (tương đương 1 triệu đồng).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc không cho phép chuyến bay quốc tế trực tiếp đến Bắc Kinh

    Cục hàng không dân dụng Trung Quốc ngày 22/3 ra thông báo, quyết định toàn bộ chuyến bay dân dụng có điểm đến là thủ đô Bắc Kinh của Trung Quốc sẽ phải hạ cánh và nhập cảnh tại các địa điểm được chỉ định.

    Theo đó, từ 0h ngày thứ Hai, 23/3, tất cả các chuyến bay quốc tế đến Bắc Kinh sẽ được điều hướng để chuyển tới 12 điểm nhập cảnh tại các thành phố Thiên Tân, Thạch Gia Trang, Thái Nguyên, Hohhot, Thượng Hải, Tế Nam, Thanh Đảo, Nam Kinh, Thẩm Dương, Đại Liên, Trịnh Châu, và Tây An.

    Hành khách trên những chuyến bay này sẽ làm thủ tục nhập cảnh, kiểm tra hành lý, kiểm dịch theo yêu cầu tại các điểm chỉ định kể trên, và chuyến bay tiếp tục di chuyển đến Bắc Kinh khi được cho phép.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore tạm ngưng đón du khách ngắn hạn và khách nối chuyến

    Nhà chức trách Singapore ngày 22/3 thông báo sẽ tạm ngưng tiếp nhận khách du lịch ngắn hạn và khách nối chuyến bay qua nước này, có hiệu lực từ ngày 23/3.

    "Đã có sự gia tăng mạnh số ca [nhiễm COVID-10] trên thế giới và đang lây lan rộng," Bộ Y tế Singapore nêu trong thông cáo, bổ sung rằng phần lớn các ca bệnh mới ở nước này là những người nhập cảnh vào Singapore.

    Công dân Singapore và người nước ngoài có giấy phép lao động được yêu cầu tự cách ly 14 ngày sau khi nhập cảnh đảo quốc. Nước này đã xác nhận 432 ca nhiễm COVID-19 và 2 ca tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Quận Los Angeles từ bỏ ngăn chặn COVID-19, yêu cầu bác sĩ bỏ qua bước xét nghiệm

    COVID-19: Nỗ lực xét nghiệm trên diện rộng thất bại, nhiều địa phương ở Mỹ từ bỏ khống chế số ca nhiễm - Ảnh 1.

    Trung tâm Y tế Los Angeles County-USC (Ảnh: Brian van der Brug / Los Angeles Times )

    Giới chức y tế quận Los Angeles, bang California, Mỹ, mới đây đã khuyến cáo các bác sĩ từ bỏ việc xét nghiệm cho bệnh nhân, và đưa ra chỉ dẫn chỉ thực hiện xét nghiệm trong trường hợp kết quả dương tính với SARS-Cov-2 có thể làm thay đổi cách thức mà bệnh nhân được tiếp nhận điều trị.

    Theo đó, hướng dẫn mới được bộ phận Y tế cộng đồng Quận Los Angeles gửi đến các y bác sĩ ngày 20/3 (giờ địa phương), sau khi xảy ra tình trạng số lượng bệnh nhân dồn ứ và khan hiếm xét nghiệm, khiến việc xác định chính xác số lượng người nhiễm COVID-19 ở địa phương trở nên khó khăn.

    Cơ quan này cho biết họ "đang chuyển hướng từ chiến lược ngăn chặn ca nhiễm sang làm chậm quá trình lây lan, và kiểm soát tỷ lệ mắc bệnh và tử vong". 

     

    Nếu có triệu chứng nhẹ, bạn nên ở nhà và đừng đi xét nghiệm. Bạn không chỉ gây nguy hiểm cho người khác khi ra ngoài, mà còn lãng phí tài nguyên quý giá cần thiết để bảo vệ xã hội.

    Giám đốc điều hành Hội đồng các nhà dịch tễ học Mỹ Jeff Engel

    Các y bác sĩ được khuyến nghị làm xét nghiệm cho các bệnh nhân có triệu chứng chỉ khi "một kết quả chẩn đoán [dương tính] sẽ làm thay đổi quản lý lâm sàng hoặc thông báo ứng phó sức khỏe cộng đồng".

    Nhiều hạt và bang khác ở Mỹ cũng đã đưa ra thông điệp tương tự Quận LA.

    Hướng dẫn kể trên phản ánh tình trạng khan hiếm xét hiếm xét nghiệm xảy ra trên toàn nước Mỹ, và có khả năng nhiều trường hợp nghi nhiễm COVID-19 đã không được xét nghiệm.

    Ngoài thiếu phương tiện xét nghiệm, các cơ quan y tế công của Mỹ cũng thiếu đội ngũ nhân sự để truy nguồn các mối liên hệ và tiếp xúc của từng ca bệnh mới, từ đó làm giảm đáng kể cơ hội cách ly những người có rủi ro đã tiếp xúc với virus corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia thông báo gói hỗ trợ bổ sung 38 tỉ USD nhằm hạn chế tác động của COVID-19

    Chính phủ Australia mới đây công bố gói hỗ trợ thứ hai trị giá 38 tỉ USD nhằm ứng phó những tác động của dịch COVID-19 đối với nền kinh tế nước này.

    Bộ trưởng Tài chính Australia Josh Frydenberg nói trong cuộc họp báo ngày 22/3 (giờ địa phương), cho biết gói hỗ trợ mới đặt mục tiêu "giảm nhẹ thiệt hại do dịch virus corona gây ra với các gia đình, và hỗ trợ các doanh nghiệp".

    "Kể từ khi chính phủ ban hành gói kích thích [kinh tế] hơn 1 tuần trước, môi trường kinh tế trong nước và toàn cầu đã diễn biến xấu đi," ông Frydenberg nói, thừa nhận chính phủ Australia hiện nay dự kiến "cú sốc kinh tế sẽ sâu, rộng và kéo dài hơn".

    COVID-19: Mỹ nhảy vọt lên thứ 3 thế giới về số ca nhiễm; người thử vắc xin ở TQ tiêu chảy, tăng thân nhiệt - Ảnh 1.

    Thủ tướng Australia Scott Morrison và Bộ trưởng Tài chính Josh Frydenberg tại cuộc họp báo ngày 22/3 ở thủ đô Canberra, (Ảnh: Sam Mooy/Getty Images)

    Thủ tướng Australia Scott Morrison nói rằng gói hỗ trợ mới bao gồm hỗ trợ dành cho cá thể kinh doanh, người về hưu,... cũng như giúp đỡ doanh nghiệp giữ lại người lao động. Ông cho biết chính phủ sẽ cấp đến 57.900 USD cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ đủ điều kiện, nhằm giúp họ tiếp tục vận hành và chi trả các hóa đơn, tiền thuê mặt bằng và lương nhân viên.

    "Chúng tôi chú trọng vào giảm nhẹ tác động [của COVID-19] và hỗ trợ cho mọi người dân Australia," ông Morrison nói.

    Đến nay chính phủ Australia đã bơm 109 tỉ USD vào nền kinh tế, bao gồm 38 tỉ USD vừa được công bố. Các gói hỗ trợ tài chính tương đương với 9.7% GDP nước này.

    Hiện Australia có hơn 1.070 ca nhiễm virus corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Tiêu chảy, tăng thân nhiệt khi tiêm thử nghiệm vắc-xin chống COVID-19

    Các thử nghiệm đã được tiến hành tại Vũ Hán hôm 19/3, chỉ 3 ngày sau khi CanSino Biologics - công ty dược phẩm phát triển vắc-xin Covid-19 hợp tác cùng quân đội Trung Quốc - đã được Bắc Kinh bật đèn xanh.

    Trong một động thái hiếm hoi, một số tình nguyện viên đã lên phương tiện truyền thông xã hội để kể lại trải nghiệm thử vaccine của họ với công chúng.

    "Tôi gần như không sợ khi đăng ký. Tôi chỉ mất một ngày để được thông báo về việc tiêm văc-xin" - một phụ nữ trẻ có nickname Tiểu Mễ thuộc nhóm liều thấp chia sẻ trên trang Weibo.

    Tiểu Mễ kể rằng khi đọc trên mạng về các tác dụng phụ có thể xảy ra như dị ứng và có hơi sợ sau khi tiêm. Thế nhưng, Tiểu Mễ cảm thấy "đó có lẽ là điều tồi tệ nhất". T

    heo lời Tiểu Mễ, "nhiệt độ cơ thể hai người trong nhóm tăng lên 38 độ và một số người bị tiêu chảy, nhưng tác dụng phụ qua khá nhanh".

    Cốt yếu là mặc dù hơi e ngại khi tham gia thử nghiệm nhưng Tiểu Mễ cảm thấy mình đang đóng góp một phần công sức cho xã hội, dù nhỏ đi chăng nữa. "Tôi cảm thấy mình có thể chịu tác dụng phụ. Tôi muốn dẹp đi những sở thích đơn giản của một người bình thường một lần" – Tiểu Mễ nói.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chủ tịch Hà Nội: Hai tuần tới, dịch COVID-19 sẽ rất phức tạp

    Ngày 21/3, Đoàn kiểm tra số 2 của Ban Thường vụ Thành ủy Hà Nội do Chủ tịch UBND TP Nguyễn Đức Chung làm Trưởng đoàn, đã kiểm tra công tác phòng, chống dịch COVID-19 tại hai quận Bắc Từ Liêm, Nam Từ Liêm.

    Phát biểu tại buổi làm việc, ông Nguyễn Đức Chung cho hay, đến nay, trên địa bàn TP đã có 26 ca mắc COVID-19, trong đó 21 ca từ bên ngoài vào và 5 ca từ TP.

     

    Tất cả chúng ta phải nhận thức được nguy cơ trong 2 tuần tới là thời gian quyết định Việt Nam và Hà Nội có bị dịch hay không, mặc dù chặng đường chúng ta đi đã được hơn 2 tháng. Trong 2 tuần tới, bệnh dịch có biểu hiện rất phức tạp vì số công dân nhập cảnh (từ ngày 6/3 đến ngày 20/3) trên địa bàn TP vẫn còn nhiều

    Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung

    Trước tình hình trên, ông Chung yêu cầu đơn vị liên quan khẩn trương chuẩn bị các nguồn lực, vật tư cho công tác phòng chống COVID-19, như hóa chất, tiêu trùng khử khuẩn, đặc biệt là liên quan đến quần áo bảo hộ và cơ sở vật chất phòng cho trường hợp xấu nhất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ nhảy lên vị trí top 3 thế giới về số ca nhiễm COVID-19: Tổng số hơn 26.500 ca

    Số ca nhiễm mới của Mỹ đã tăng kỷ lục hơn 6.700 ca trong ngày 21/3, đưa quốc gia này lên vị trí thứ 3 thế giới về số người nhiễm COVID-19, vượt qua Đức, Iran, và Tây Ban Nha.

    Thống kê tính đến 9h45 sáng nay, 22/3 (giờ Việt Nam), của Đại học John Hopkins cho thấy nước Mỹ ghi nhận tổng cộng 26.574 ca nhiễm virus corona, chỉ xếp sau Trung Quốc Đại lục và Italy.

    Đại dịch COVID-19 lan tới 188 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hai quốc gia mới nhất ghi nhận có người nhiễm virus corona trong ngày 21/3 là Đông Timor và Uganda.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran nhập nguyên liệu sản xuất thuốc điều trị COVID-19 từ Trung Quốc

    Quan chức của Tổ chức Dược phẩm và Thực phẩm Iran, ông Ali Razazan, ngày 21/3 cho hay Iran đã nhập khẩu từ Trung Quốc các nguyên liệu để sản xuất thuốc điều trị bệnh COVID-19.

    Ông Razazan tiết lộ loại dược phẩm kể trên đã được sử dụng tại Trung Quốc. Sau khi thông quan tại hải quan Iran, loại thuốc mới có thể được đưa vào sản xuất trong 2 ngày.

    Quan chức Iran không nêu chi tiết về tên thuốc, nhưng cho biết một hội đồng khoa học của Iran sẽ đưa ra quyết định về việc sản xuất đại trà dược phẩm nhập từ Trung Quốc, cũng như phương án sử dụng kết hợp với các dược phẩm khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran: Cứ 10 phút lại có một ca tử vong vì COVID-19, mỗi giờ thêm 50 ca nhiễm

    Bộ Y tế Iran ngày 21/3 xác nhận cứ mỗi 10 phút thì nước này lại có 1 ca tử vong do dịch COVID-19.

    Người phát ngôn Bộ Y tế Iran, ông Kianush Jahanpur, ngày 19/3 thông tin trên Twitter, bổ sung thêm rằng cứ mỗi giờ thì lại có thêm khoảng 50 người bị xác nhận lây nhiễm COVID-19 tại Iran.

    Thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy tính đến sáng nay, 22/3 (giờ Việt Nam), Iran đã có tổng cộng 20.610 người bị nhiễm virus corona mới và 1.556 người tử vong.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chân dung "thợ săn virus" giúp Hàn Quốc giảm từ 900 ca xuống chưa đầy 100 ca nhiễm mới mỗi ngày

    Tháng trước, khi dịch Covid-19 đang bùng phát và đứng trước nguy cơ hoàn toàn mất kiểm soát ở Hàn Quốc, với số ca nhiễm tăng gấp 30 lần chỉ trong 10 ngày, cơ quan y tế của nước này đã có được 1 bước đột phá bất ngờ. 

    Giáo phái Tân Thiên Địa - tổ chức có bệnh nhân siêu lây nhiễm số 31 - đã đống ý tiết lộ danh tính của tất cả 212.000 thành viên. Đó là thông tin rất quan trọng để dự báo bệnh nhân tiếp theo có thể sẽ xuất hiện ở đâu.

    Người góp công lớn trong chuyện này là Jung Eun-kyeong, người đứng đầu Trung tâm kiểm soát và ngăn ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC). Bước đầu kiểm soát dịch bệnh thành công giúp bà được ca ngợi là 1 "anh hùng dân tộc", và bà cũng trở thành hình mẫu để những người chiến đấu với virus ở các nơi khác có thể học theo.

    Kể từ khi đạt được thỏa thuận với Tân Thiên Địa ngày 25/2, Hàn Quốc đã xét nghiệm được hơn 320.000 người, số ca nhiễm mới mỗi ngày giảm mạnh từ 900 ở thời điểm 2 tuần trước xuống chỉ còn chưa đến 100.

    Từng là bác sĩ công tác tại 1 thị trấn nhỏ nhưng đã có dạn dày kinh nghiệm ứng phó với dịch MERS ở Hàn Quốc năm 2015, bản tin hàng ngày của bà Jung đã trở thành thứ mà nhiều người dân Hàn Quốc coi là nhất định phải xem. 

    Trên mạng xã hội đầy rẫy những lời khen ngợi về cách tiếp cận rất ngắn gọn của bà khi thông báo về dịch bệnh: nói cho công chúng biết chính xác điều gì đang diễn ra, nhưng không hề hứa hẹn quá nhiều về những điều chính phủ có thể làm được.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức: Thủ tướng Angela Merkel đi siêu thị, gửi thông điệp tới toàn dân trong mùa COVID-19

    COVID-19: Italy có số người chết cao kỷ lục trong 1 ngày; Ông Trump gửi thư cho ông Kim Jong Un bàn kế chống dịch - Ảnh 1.

    Thủ tướng Đức Angela Merkel đi siêu thị mua đồ

    Truyền thông Đức vừa chia sẻ hình ảnh Thủ tướng Angela Merkel đi siêu thị mua đồ. Lần này, người phụ nữ quyền lực nhất nước Đức mua vài cuộn giấy vệ sinh, dăm chai rượu, sữa tắm và một số món đồ tạp hóa khác.

    Bà Merkel vẫn mặc bộ đồ như khi xuất hiện trên sóng truyền hình gửi thông điệp chống dịch COVID-19 tới toàn dân.

    "Nhìn Thủ tướng đi siêu thị giống như bao công dân khác, đó là sự khích lệ trong thời kỳ dịch bệnh", Kênh RTL bình luận.

    Trong bài phát biểu trên truyền hình trước đó, bà Merkel nhấn mạnh rằng, nước Đức đang trải qua giai đoạn khó khăn nhất trong gần nửa thế kỷ. Thủ tướng Đức kêu gọi người dân đồng lòng đẩy lui đại dịch Covid-19.

     

    Tình hình rất nghiêm trọng. Hãy đối phó với nó thật nghiêm túc. Từ sau chiến tranh Thế giới 2, đất nước chúng ta chưa khi nào đối mặt với thử thách, đòi hỏi sự đoàn kết đồng lòng như lúc này.

    Thủ tướng Đức Angela Merkelhttps://soha.vn/bao-duc-thu-tu...

    Để vượt qua đại dịch, bà Merkel kêu gọi người dân Đức chấp nhận các hạn chế đi lại, không tin vào các tin đồn không chính xác trên các mạng xã hội và giúp đỡ chia sẻ lẫn nhau bằng cách mua sắm thực phẩm có trách nhiệm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Phó tổng thống Mỹ xét nghiệm âm tính với SARS-Cov-2

    Phó tổng thống Mỹ Mike Pence và vợ đã có kết quả xét nghiệm âm tính với virus corona mới.

    "Rất vui được thông báo rằng xét nghiệm COVID-19 đã cho kết quả âm tính với cả Phó tổng thống Mike Pence và phu nhân Karen Pence," người phát ngôn của ông Pence thông báo vào tối thứ Bảy, 21/3 (giờ miền Đông).

    Trước đó, ông Pence cho biết vợ chồng ông đã làm xét nghiệm vào chiều ngày 21, sau khi một nhân sự thuộc văn phòng phó tổng thống được xác nhận mắc COVID-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tổng thống Trump tiếp tục chỉ trích Trung Quốc giấu dịch

    Theo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (SCMP - Hồng Kông), Tổng thống Mỹ Donald Trump ngày 21/3 tiếp tục chỉ trích Trung Quốc đã thiếu sự minh bạch về tình hình dịch COVID-19.

    Tổng thống Mỹ Donald Trump

     

    Tôi ước Trung Quốc thông báo cho chúng tôi tình hình tồi tệ như thế nào trước khi chúng tôi phải tìm hiểu. Trung Quốc đã rất bí mật và điều đó thật đáng tiếc.

    https://soha.vn/tt-trump-tiep-...

     Trước đó, trong cuộc họp báo vào ngày 19/3, ông chủ nhà Trắng cũng đã đổ lỗi cho Bắc Kinh và nhấn mạnh rằng, "thế giới đang phải trả một cái giá rất lớn cho những gì họ [Trung Quốc] đã làm".

    Trong một số bài phát biểu gần đầy, Tổng thống Mỹ cũng thường sử dụng cụm từ "virus Trung Quốc" thay vì virus corona bất chấp sự phản ứng mạnh mẽ từ Bắc Kinh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Italy: COVID-19 là khủng hoảng tồi tệ nhất từ Thế chiến II

    Thủ tướng Italy Giuseppe Conte tuyên bố toàn bộ "các nhà máy không thiết yếu" phải đóng cửa, trong bối cảnh Italy đối diện với "cuộc khủng hoảng nghiêm trọng nhất kể từ Thế chiến II".

    Các biện pháp hạn chế sẽ áp dụng với tất các nhà máy không liên quan đến hoạt động sản xuất thực phẩm hay vật tư y tế. 

    Phát biểu trực tuyến trên Facebook ngày 21/3, ông Conte cần thực thi các biện pháp mạnh mẽ, trong bối cảnh số ca tử vong ở nước này tiếp tục tăng cao. Italy đã ghi nhận 53.578 ca nhiễm COVID-19 và 4.825 người tử vong.

     

    Cái chết của nhiều công dân của chúng ta là một nỗi đau mà chúng ta phải đối diện mỗi ngày. Những cái chết mà chúng ta vẫn tiếp tục được nghe không phải chỉ là con số, họ là những con người.

    Thủ tướng Italy Giuseppe Conte

    Theo ông Conte, toàn bộ hiệu thuốc, cửa hàng thực phẩm, dịch vụ tài chính và giao thông công cộng sẽ tiếp tục vận hành tại Italy.

    "[Các giải pháp của chính phủ] sẽ cho phép chúng ta trở lại các nhà máy, quảng trường, và ôm những người bạn của mình một lần nữa," ông nói. "Chúng ta làm như thế bởi vì chúng ta yêu nước Italy."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ASEAN có trên 3.000 ca mắc COVID-19, 65 người tử vong

    Tính tới hết ngày 21/3, các thành viên ASEAN ghi nhận trên 3.000 ca nhiễm COVID-19 và 65 trường hợp tử vong.

    Giới chức Malaysia ngày 21 báo cáo có thêm 153 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm COVID-19 ở nước này lên 1.183. Malaysia đang là quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch bệnh.

    Tính tới hết ngày 21/3, Thái Lan ghi nhận ngày có số lượng người nhiễm COVID-19 mới được xác nhận cao nhất từ trước đến nay, với thêm 89 ca nhiễm, nâng tổng số bệnh nhân COVID-19 lên 441. 

    Chính quyền thủ đô Bangkok, Thái Lan, đã ra lệnh cho tất cả các trung tâm thương mại đóng cửa trong 22 ngày từ ngày 22/3 đến 12/4. 

    Tại Indonesia, Bộ Y tế ngày 21 xác nhận thêm 81 ca nhiễm COVID-19 và 6 người tử vong.

    Đến nay, Indonesia đã có 450 ca nhiễm và 38 ca tử vong do dịch bệnh này. Thủ đô Jakarta hồi tuần qua cũng đã ban bố tình trạng khẩn cấp trong thời gian 2 tuần, bởi tỉ lệ tử vong do COVID-19 tăng cao.

    Trong khi đó, Singapore ngày 21 đã ghi nhận 2 ca tử vong đầu tiên ở đảo quốc, gồm một cụ bà 75 tuổi người Singapore và một người đàn ông 64 tuổi, quốc tịch Indonesia, đã tử vong vì có các biến chứng.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm COVID-19 vượt 22.000 người, Đức dự kiến chi 822 tỉ euro giải cứu kinh tế

    Thống kê của Đại học John Hopkins (Hoa Kỳ) cho thấy tính đến 8h30 sáng nay (giờ Việt Nam), nước Đức đã có 22.213 người bị lây nhiễm COVID-19 và 84 trường hợp tử vong.

    Đức là nước chịu ảnh hưởng nặng nề thứ ba tại châu Âu bởi dịch COVID-19, sau Italy và Tây Ban Nha. Các bang có số ca nhiễm nhiều nhất tại Đức là Nordrhein-Westfalen (6.740 ca, 24 ca tử vong), Baden-Württemberg (3.818 ca, 23 ca tử vong) và Bayern (3.695 ca, 21 ca tử vong) và. Thủ đô Berlin ghi nhận 868 ca nhiễm và 1 ca tử vong.

    Bang Bayern đã áp lệnh giới nghiêm từ ngày 21/3, yêu cầu cư dân không ra khỏi nhà trừ trường hợp cần thiết như đi làm, mua bán nhu yếu phẩm, khám chữa bệnh,...

    Một số bang khác cũng đưa ra quy định hạn chế đi lại, đóng cửa các nhà hàng, cấm tập trung đông người nơi công cộng,... 

    Theo AFP, chính phủ liên bang Đức đang lên kế hoạch một gói cứu trợ kinh tế trị giá 822 tỷ euro, nhằm ngăn tình trạng doanh nghiệp nước này bị suy thoái do tác động của đại dịch.

    Theo dự thảo, gói cứu trợ này sẽ phân bổ cho các chương trình trợ cấp, bao gồm hỗ trợ người lao động phải cắt giảm giờ làm do dịch bệnh, cũng như cấp vốn để quốc hữu hóa một bộ phận doanh nghiệp để giúp các doanh nghiệp duy trì ổn định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thành phố Hà Nội rà soát người nhập cảnh chưa qua cách ly từ ngày 7/3

    Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ngày 21/3 ban hành văn bản số 948 về việc tổ chức rà soát, cách ly người nhập cảnh phòng, chống dịch COVID-19 chưa qua cách ly từ ngày 7/3 đến nay.

    Theo đó, Ủy ban Nhân dân Thành phố Hà Nội yêu cầu Chủ tịch ủy ban nhân dân các quận, huyện, thị xã chỉ đạo cơ quan công an, cơ quan y tế, ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn rà soát lập danh sách tất cả những người nhập cảnh vào Việt Nam chưa qua cách ly tập trung, đang cư trú trên địa bàn từ ngày 7/3/2020 đến nay để tổ chức cách ly.

    Ủy ban Nhân dân thành phố giao Giám đốc Công an Thành phố chỉ đạo công an các quận, huyện, thị xã, công an xã, phường, thị trấn thực hiện các nội dung công việc để đảm bảo hoàn thành đúng thời gian quy định.

    Giám đốc Sở Y tế chỉ đạo Trung tâm Y tế triển khai các nội dung và đảm bảo thời gian, hướng dẫn kiểm tra việc tổ chức cách ly các đối tượng nêu trên theo quy định của ngành y tế. Chỉ đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật Thành phố tổ chức xét nghiệm và thông báo kết quả cho các đơn vị liên quan để tổ chức xử lý và cách ly theo quy định.

    Cùng ngày 21, Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội ban hành quyết định về việc thành lập khu cách ly tập trung tại khu ký túc xá Trường đại học FPT.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam: Khách bay nội địa, đi tàu hỏa, xe khách phải khai báo y tế điện tử để phòng COVID-19

    Chiều 21/3, Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) Lê Anh Tuấn đã ký công văn hỏa tốc, gửi các đơn vị trực thuộc bộ, các sở GTVT yêu cầu khẩn trương triển khai thực hiện việc khai báo y tế bắt buộc trên các chuyến bay nội địa, phương tiện giao thông công cộng nhằm phát hiện sớm ca bệnh, ngăn chặn lây lan kịp thời dịch COVID-19.

    Bộ yêu cầu tất cả các hành khách trước khi bay nội địa, đi tàu hỏa, tàu chở khách du lịch và xe khách liên tỉnh, đều phải khai báo y tế điện tử bắt buộc.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump phê chuẩn tuyên bố tình trạng thảm họa ở New York

    Tổng thống Mỹ Donald Trump vừa phê chuẩn việc tuyên bố tình trạng thảm họa ở New York - nơi có thể được coi là tâm dịch ở nước Mỹ.

    Động thái này đồng nghĩa ngân sách liên bang sẽ được sử dụng để giúp đỡ các nỗ lực cấp bang và cấp địa phương nhỏ hơn nhằm khôi phục các vùng bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19.

    Đồng thời người dân New York bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh cũng sẽ được phép tiếp cận với tư vấn khủng hoảng.

    Theo số liệu mới nhất, New York có hơn 7.100 trường hợp nhiễm Covid-19 đã được xác nhận. Tuần trước, ông Trump tuyên bố dịch bệnh do virus corona chủng mới gây ra là tình trạng khẩn cấp quốc gia, cho phép chi hàng tỷ USD từ quỹ cứu trợ lieenbang để đối phó với dịch bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump gửi thư cho ông Kim Jong Un bàn cách chống COVID-19

    Truyền thông nhà nước Triều Tiên sáng nay, 22/3, đưa tin tổng thống Mỹ Donald Trump đã gửi thư tới chủ tịch Triều Tiên Kim Jong Un, trong đó đề cập kế hoạch phát triển các mỗi liên hệ song phương.

    Hãng thông tấn nhà nước KCNA dẫn lời bà Kim Yo Jong, em gái của chủ tịch Triều Tiên và thành viên cấp cao của Ban Chấp hành trung ương đảng Lao động Triều Tiên, "Trong thư, [tổng thống Mỹ] giải thích kế hoạch thúc đẩy quan hệ giữa Triều Tiên và Mỹ, cũng như bày tỏ ý định hợp tác trong công tác phòng chống dịch bệnh".

    Trong khi bức thư của ông Trump phản ánh mối liên hệ "tuyệt vời" giữa cá nhân hai nhà lãnh đạo, em gái ông Kim cảnh báo những mối quan hệ giữa hai nước ở phạm vi rộng hơn lại là một phạm trù khác.

    "Chúng ta cố gắng hy vọng đến một ngày quan hệ hai nước sẽ tốt đẹp giống như quan hệ giữa hai nhà lãnh đạo, nhưng cần phải có thời gian và quan sát xem liệu điều đó có thực sự diễn ra," bà Kim Yo Jong nêu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: 7 bang hạn chế sinh hoạt của dân, tạm ngưng mọi chuyến bay đến sân bay ở New York

    Cục Hàng không Liên bang Mỹ (FAA) ngày 21/3 thông báo tạm dừng các chuyến bay tới các sân bay thành phố New York và Philadelphia trong ngày, sau khi một thực tập sinh ở Trung tâm kiểm soát không lưu New York xét nghiệm dương tính với virus SARS-Cov-2.

    Theo đó, FAA phải đóng cửa một số khu vực, thông báo cấm hạ cánh tại các sân bay ở New York và chuyển hướng các chuyến bay. Cơ quan này cũng làm việc với nhà chức trách y tế để tiến hành khử trùng các khu vực liên quan và theo dõi những người tiếp xúc với bệnh nhân.

    Chính phủ Mỹ chưa ban hành lệnh phong tỏa toàn quốc, nhưng bang New York ngày 20/3 đã ban hành quy định đình chỉ các hoạt động "không cần thiết" - gồm các sự kiện tập trung đông người, nhằm ngăn COVID-19. Giải pháp này tương tự với hành động của bang California trước đó.

    Các bang Illinois, Nevada hay Connecticut... cũng kêu gọi người dân ở trong nhà tránh dịch. Gần 100 triệu dân Mỹ chịu ảnh hưởng bởi các quy định hạn chế đi lại và chỉ có thể ra ngoài trong trường hợp cần thiết.

    Tại bang New Jersey, thống đốc Phil Murphy ngày 21 yêu cầu 9 triệu cư dân của bang "ở nhà" để hỗ trợ nỗ lực ngăn virus corona lây lan.

    Bang Pennsylvania cũng đưa ra biện pháp hạn chế tương tự.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bangkok đóng cửa các trung tâm thương mại để ngăn dịch COVID-19 lây lan

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc chữa khỏi hơn 72.000 người mắc COVID-19, Hồ Bắc tiếp tục không có ca nhiễm mới

    Báo cáo của Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết từ 0h đến 24h ngày 21/3, trên 31 tỉnh thành Trung Quốc Đại lục có thêm 46 ca nhiễm COVID-19 mới và 6 trường hợp tử vong (gồm 5 người ở tỉnh Hồ Bắc).

    Cùng ngày, Trung Quốc xác nhận điều trị khỏi cho 504 bệnh nhân, nâng tổng số người khỏi bệnh và xuất viện kể từ khi dịch bùng phát lên 72.244 người.

    Tính đến 24h ngày 21/3, Trung Quốc còn lại 5.549 bệnh nhân COVID-19 đang được điều trị tại các cơ sở y tế. Tổng số ca tử vong ở nước này là 3.261 người.

    Trong khi giới chức Trung Quốc chuyển sang ứng phó với nguy cơ các nguồn lây nhiễm xâm nhập lại vào nước này qua dòng người nhập cảnh, tỉnh Hồ Bắc - tâm điểm ban đầu của đại dịch - ngày 21/3 không báo cáo ca nhiễm mới nào. 

    45/46 trường hợp nhiễm mới ngày 21 là những người nhập cảnh vào Trung Quốc, ghi nhận ở Thượng Hải, Bắc Kinh, Quảng Đông, Phúc Kiến, Giang Tô, Hà Bắc, Chiết Giang, Giang Tây, Sơn Đông, và Tứ Xuyên. Tổng số trường hợp "lây nhiễm ngược" tính đến 24h ngày 21 là 314 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc hội Pháp thông qua luật hạn chế tối đa tự do công dân để chống đại dịch COVID-19

    Quốc hội Pháp ngày 21/3 thông qua dự luật cho phép thiết lập tình trạng y tế khẩn cấp ở nước này, nhằm chống lại dịch bệnh COVID-19.

    Dự luật mới cho phép chính phủ Pháp hạn chế tối đa các quyền tự do công dân, áp đặt các quy định về phong tỏa, giới nghiêm, trưng dụng tài sản,... Luật có hiệu lực trong thời hạn 2 tháng, với mục tiêu là chặn đứng cuộc khủng hoảng y tế hiện nay.

    Theo kế hoạch, dự luật trao quyền lực "khổng lồ" cho chính phủ này sẽ được Thượng viện và Quốc hội Pháp đưa ra thảo luận vào ngày hôm nay, 22/3.

    Nhân viên văn phòng Phó tổng thống Mỹ dương tính với virus corona, vợ chồng ông Pence làm xét nghiệm - Ảnh 1.

    (Ảnh: Anadolu Agency)

    Một số thành phố ở Pháp đã ban hành lệnh giới nghiêm đối với cư dân bản địa từ đêm 21/3 nhằm ngăn virus corona lây lan. Các quy định giới nghiêm cấm mọi hoạt động đi lại từ 22h đến 5h sáng, có nơi áp dụng từ 20h đến 6h sáng hôm sau, với mức phạt lên đến 135 euro cho người vi phạm.

    Hoạt động lưu thông tại các nhà ga, sân bay cũng được nhà chức trách tăng cường kiểm soát. 

    Nhà chức trách Pháp ngày 21 thông báo, trong vòng 24 giờ nước này đã ghi nhận thêm 112 người tử vong do nhiễm COVID-19. Tổng số ca tử vong ở Pháp là 562 trường hợp trên tổng số 14.459 ca nhiễm virus corona.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy báo cáo số ca tử vong kỷ lục do COVID-19: Gần 800 người chết vì COVID-19 trong một ngày

    Italy tiếp tục là nước chịu ảnh hưởng nghiêm trọng nhất của dịch COVID-19. Cơ quan Bảo vệ Dân sự Italy ngày 21/3 báo cáo có thêm 793 trường hợp tử vong do dịch bệnh này, nâng số người chết ở nước này lên 4.825 người, chiếm hơn 38% tổng số ca tử vong trên toàn thế giới do COVID-19.

    Trong vòng 24 giờ, Italy xác định hơn 6.500 ca dương tính mới với SARS-Cov-2, nâng tổng số ca nhiễm lên trên 53.000 người.

    Dù dịch bệnh bùng phát sau Trung Quốc, số ca tử vong ở Italy đã vượt qua Trung Quốc Đại lục vào ngày 19/3 vừa qua.

    Vùng Lombardy ở miền Bắc Italy tiếp tục là tâm dịch COVID-19. Giới chức y tế địa phương cho hay số ca tử vong trong vùng tính đến ngày 21/3 lên tới 3.095 trường hợp, tăng 546 ca so với báo cáo 1 ngày trước đó, mức tăng cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhân viên văn phòng phó tổng thống Mỹ dương tính với virus corona, ông Pence làm xét nghiệm COVID-19

    Ngày 21/3 (giờ miền Đông), phó tổng thống Mỹ Mike Pence, trưởng nhóm công tác đặc biệt phòng chống dịch COVID-19 của Nhà Trắng, cho biết ông và vợ sẽ thực hiện xét nghiệm virus corona.

    Trước đó 1 ngày, thư ký báo chí của ông Pence xác nhận một nhân viên văn phòng phó tổng thống Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus corona chủng mới (SARS-Cov-2) gây dịch COVID-19.

    Dù vậy, nhân viên này được xác định là không có tiếp xúc gần với cả ông Pence lẫn tổng thống Mỹ Donald Trump. Theo CNN, đây là trường hợp đầu tiên 1 nhân viên trong Nhà Trắng bị xác nhận nhiễm COVID-19.

    Cũng tại họp báo ngày 21, ông Pence thông báo nước Mỹ đã tổ chức xét nghiệm virus corona cho hơn 195.000 người Mỹ, con số này chưa bao gồm xét nghiệm thực hiện tại các cơ sở y tế và chăm sóc sức khỏe cấp quận, hạt. Theo phó tổng thống Mỹ, hiện nay chỉ có 19.343 trường hợp cho kết quả dương tính.

    Nhân viên văn phòng Phó tổng thống Mỹ dương tính với virus corona, vợ chồng ông Pence làm xét nghiệm - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại