*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới ngày 20/12 có những diễn biến gì đáng chú ý?
Gần đây bà Harris tham gia chương trình Charlamagne Tha God Comedy Central, trong đó người dẫn chương trình yêu cầu bà nêu tên "nhà lãnh đạo thực sự" của nước Mỹ.
"Đấy là Joe Biden. Và đừng nói như thể bạn là thành viên đảng Cộng hòa về chuyện liệu ông ấy có phải là tổng thống hay không", bà Harris trả lời một cách tức giận.
The Hill đưa tin, trong bài phát biểu của nhà lãnh đạo Mỹ Joe Biden hôm 17/12 tại một nghi lễ ở trường Đại học bang Nam Carolina, ông đã gọi phó tướng của mình là “Tổng thống Harris”.
Đây là lần thứ 2 ông Biden "nói nhầm" bà Harris là nguyên thủ quốc gia, khiến người dân Mỹ và giới truyền thông hoang mang. Đồng thời, bà nhắc lại tên của nhà lãnh đạo Mỹ nhiều lần với giọng điệu gay gắt hơn, và nhấn mạnh rằng bà là Phó Tổng thống.
Trước đó, vào tháng 3, Tổng thống Biden trong một bài phát biểu trước công chúng đã gọi Phó Tổng thống Kamala Harris là "người đứng đầu nước Mỹ".
Cụ thể, trong một bài phát biểu trước công chúng khi nhắc đến thành công của chiến dịch tiêm chủng ông Biden nói rằng: "Khi Tổng thống Harris và tôi…".
Điều đáng chú ý là ông Biden không nhận ra là mình đã nói nhầm và tiếp tục bài phát biểu như không có chuyện gì xảy ra.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngay sau khi cuộc bầu cử Hội đồng Lập pháp tại Đặc khu Hành chính Hong Kong (HKSAR) kết thúc, hôm nay (20/12), chính quyền trung ương Trung Quốc đã công bố Sách trắng về phát triển dân chủ ở Hong Kong theo khuôn khổ "một quốc gia, hai chế độ".
Đây là sách trắng mới nhất về dân chủ do chính phủ Trung Quốc ban hành, sau sách trắng về nền dân chủ toàn diện của Trung Quốc công bố hồi đầu tháng.
Sách trắng về dân chủ ở Hong Kong. Ảnh: Tân Hoa xã
Sách trắng mang tên "Phát triển dân chủ ở Hong Kong trong khuôn khổ ‘một quốc gia, hai chế độ’", đã điểm lại quá trình hình thành và phát triển của nền dân chủ ở Hong Kong và làm rõ thêm quan điểm nguyên tắc của chính quyền trung ương đối với sự phát triển dân chủ của đặc khu này.
Sách trắng cho rằng, sau khi chính phủ Trung Quốc khôi phục chủ quyền tại đây và thực hiện phương châm "một quốc gia, hai chế độ" đã tạo ra hệ thống dân chủ ở Hong Kong, đồng thời hỗ trợ nền dân chủ này không ngừng phát triển và hoàn thiện trên thực tế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giáo sư Trương Lâm Kỳ cho biết, loại thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên kết hợp giữa 2 kháng thể đơn dòng BRII-196 và BRII-198 vừa được Cục Quản lý Dược phẩm Quốc gia Trung Quốc (NMPA) cấp phép hồi đầu tháng đã được thử nghiệm lâm sàng tại 111 cơ sở ở 6 quốc gia thuộc 4 châu lục và được chứng minh là an toàn, hiệu quả.
Theo nhà nghiên cứu đến từ Đại học Thanh Hoa này, ngay từ tháng 1/2020, nhóm nghiên cứu của ông đã cùng một nhóm khác của Đại học Thanh Hoa và nhóm đến từ Bệnh viện Nhân dân số 3 Thâm Quyến bắt tay nghiên cứu thuốc đặc trị chống lại SARS-CoV-2. Việc phát triển thuốc là một cuộc chạy đua với các biến thể và họ luôn phải kiểm tra lại hiệu quả của thuốc mỗi khi có biến thể mới.
Giáo sư Trương Lâm Kỳ và thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên của Trung Quốc. Ảnh: mạng Hoàn Cầu
Ông nói: "Mỗi khi xuất hiện biến chủng mới, chúng tôi đều phải trải qua quá trình tổng hợp và đánh giá. Chúng tôi nhận thấy rằng một trong những kháng thể kết hợp vẫn duy trì hoạt tính, dù kháng thể còn lại mất đi một phần hoạt tính. Nhưng vì chúng kết hợp với nhau, nên cả 2 kháng thể vẫn duy trì khả năng vô hiệu hóa biến thể Omicron, do vậy chúng tôi rất tin tưởng vào khả năng ức chế các loại virus mới của loại thuốc kháng thể của chúng tôi".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Những trận mưa lớn đổ xuống Malaysia và gây ra lũ lụt ở một số bang được đánh giá là rất hiếm.
Tờ Straits Times (20/12) dẫn lời giải thích của Tổng thư ký Bộ Môi trường và Nước Malaysia, ông Zaini Ujang cho biết: "Lượng mưa hàng năm ở Kuala Lumpur là 2.400mm và điều này có nghĩa là lượng mưa vào ngày thứ Bảy (18/12) vượt quá lượng mưa trung bình trong một tháng".
Ông nói tiếp: "Đây là điều không thể ngờ tới, là điều trăm năm có một".
Lũ lụt đã nhấn chìm một số bang ở Malaysia. Ảnh: Suara
Hàng chục nghìn người Malaysia đã phải sơ tán sau khi những cơn mưa như trút nước hôm 17 và 18/12 khiến nhiều con sông ở Malaysia tràn bờ, gây ra trận lũ nghiêm trọng "trăm năm có một", Vnexpress dẫn nguồn CNA đưa tin.
Tình trạng ngập lụt tại bang Selangor hôm 19/12. Ảnh: CNA.
Trong số hàng chục nghìn người này có chị Marniza Othman, sống ở bang Selangor. Trận lũ lịch sử đột ngột tràn vào nhà, khiến chị không kịp trở tay, chấp nhận để tài sản bị cuốn trôi.
Suốt 20 năm sống tại Kampung Melayu Subang, bang Selangor, Malaysia, chị Marniza chưa từng trải qua trận lụt nào. Thế nhưng, khoảng 16h ngày 18/12, Marniza thấy những dòng nước nhỏ tràn vào phòng khách từ cửa trước cùng với gián, rết. Chỉ trong 20 phút, nước đã dâng lên tận đầu gối.
Lúc đó, Marniza chợt nhận ra tình hình đã trở nên nghiêm trọng. Chị và chồng vội đưa các con đi sơ tán. Quần áo của con, điện thoại, ví là tất cả những gì chị có thể mang theo. Tất cả tài sản đành để nước lũ cuốn trôi.
Hãng dược phẩm Moderna Inc. (Mỹ) hôm nay 20/12 cho biết, liều thứ ba tức liều tăng cường của vắc-xin Covid-19 của hãng dường như đã tăng đáng kể kháng thể, có thể giúp cơ thể chống lại sự lây nhiễm với biến thể Omicron.
Moderna tiết lộ, các thử nghiệm trong phòng thí nghiệm cho thấy, sau hai liều đầu tiên, người dân có lượng kháng thể chống biến chủng Omicron ở mức thấp thấp.
Tuy nhiên, 29 ngày sau khi tăng cường mũi thứ ba, liều 50 microgam, lượng kháng thể đã tăng lên khoảng 37 lần. Trong khi với mũi thứ ba, liều 100 microgram sẽ làm tăng số lượng kháng thể nhiều hơn, khoảng 83 lần.
"Nó có hiệu quả cao và cực kỳ an toàn", Giám đốc y tế của Moderna, Tiến sĩ Paul Burton, nói về loại vắc xin hiện tại trong một cuộc phỏng vấn với Hiệp hội Báo chí Mỹ. "Tôi nghĩ rằng nó sẽ bảo vệ mọi người trong kỳ nghỉ lễ sắp tới và trong mùa đông này, khi chúng ta sẽ chứng kiến sự tấn công nghiêm trọng nhất của Omicron".
Sau khi họp xem xét, đánh giá báo cáo cập nhật, bổ sung kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ứng viên vaccine Nanocovax với kết quả nghiên cứu tính đến ngày 30/11/2021 (báo cáo nộp ngày 9/12/2021), ngày 16/12, Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học đã thống nhất kết luận:
- Về tính an toàn: Vaccine Nanocovax đạt yêu cầu về tính an toàn tính dựa trên dữ liệu báo cáo bổ sung giữa kỳ phiên bản 8.0 ngày 30/11/2021.
- Về tính sinh miễn dịch: Vaccine Nanocovax đạt yêu cầu về tính sinh miễn dịch theo Hướng dẫn chuyên môn về xem xét tính an toàn và hiệu quả bảo vệ phục vụ đánh giá kết quả giữa kỳ thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine phòng COVID-19 sản xuất trong nước (ban hành kèm theo Quyết định 5259/QĐ-BYT ngày 11/11/2021 của Bộ trưởng Bộ Y tế) dựa trên dữ liệu báo cáo bổ sung giữa kỳ phiên bản 8.0 ngày 30/11/2021.
- Về hiệu quả bảo vệ: Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học đề nghị cần tiếp tục bổ sung dữ liệu các trường hợp mắc COVID-19 theo đề cương nghiên cứu đã được phê duyệt. Hội đồng cũng chấp nhận đề xuất của tổ chức nhận thử (gồm Học viện Quân Y, Viện Pasteur TPHCM) và nhà tài trợ (Công ty Cổ phần công nghệ sinh học dược Nanogen) về việc xác minh các trường hợp mắc COVID-19 trong nghiên cứu tính đến hết ngày 13/12/2021, làm dữ liệu chính thức để phân tích, đánh giá hiệu lực bảo vệ trực tiếp của vaccine Nanocovax.
Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học cũng đề nghị tổ chức nhận thử hoàn thiện báo cáo và gửi báo cáo phân tích hiệu lực bảo vệ trực tiếp của vaccine về Hội đồng trước 15h00 ngày 22/12/2021 để xem xét, đánh giá.
Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học ghi nhận và đánh giá cao sự đóng góp của người tình nguyện tham gia nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine COVID-19 nói chung, vaccine Nanocovax nói riêng.
Đến nay, trong nghiên cứu thử nghiệm lâm sàng vaccine Nanocovax đã có đủ dữ liệu để đánh giá hiệu quả bảo vệ của vaccine nghiên cứu. Để bảo vệ cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu, đặc biệt những người tình nguyện được tiêm giả dược, Hội đồng Đạo đức quốc gia trong nghiên cứu y sinh học chấp nhận đề xuất của tổ chức nhận thử và nhà tài trợ về việc "mở mù" để tiêm vaccine phòng COVID-19 được Bộ Y tế cấp phép lưu hành cho người tình nguyện tham gia nghiên cứu ở nhóm sử dụng giả dược.
Trong nghiên cứu này thực hiện "làm mù" để đảm bảo tính khách quan, theo đó người tình nguyện tham gia nghiên cứu được quản lý bằng mã số và được phân một cách ngẫu nhiên vào nhóm tiêm vaccine nghiên cứu hoặc nhóm tiêm giả dược.
Theo báo cáo cập nhật của Viện McKinsey Toàn cầu (McKinsey Global Institute), tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc trong năm 2020 đã đạt 120.000 nghìn tỉ USD.
Giá bất động sản bùng nổ đẩy tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc lên 120.000 tỉ USD. Ảnh: Reuters
Với con số này, Trung Quốc đã vượt Mỹ để trở thành quốc gia có giá trị tài sản ròng lớn nhất thế giới. Tổng giá trị tải sản ròng của Mỹ trong năm 2020 là 89.000 tỉ USD.
Báo cáo của McKensey khảo sát 10 nước chiếm 60% thu nhập của toàn thế giới, gồm Mỹ, Trung Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Canada, Australia, Anh, Mexico và Thụy Điển. Tổng giá trị tải sản ròng của nhóm này đã tăng gấp ba lần kể từ năm 2000, lên mức 510.000 tỉ USD trong năm 2020.
Giá trị tài sản ròng của Trung Quốc sau 20 năm đã tăng tới 17 lần, từ mức 7.000 tỉ USD lên 120.000 tỉ USD và chiếm 23% tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu trong năm 2020. Mỹ xếp thứ hai, với 17%, kế đến là Nhật Bản, với 35.000 tỉ USD, chiếm 7% tổng giá trị tài sản ròng toàn thế giới.
Tổng giá trị tài sản ròng của Trung Quốc trong năm 2020 bằng 130% tổng giá trị tài sản ròng của Mỹ. Trung Quốc là nước thứ hai soán ngôi Mỹ. Lần trước đó là vào năm 1990, khi tổng giá trị tài sản ròng của Nhật Bản chiếm 23% giá trị toàn cầu, hơn mức 22% của Mỹ. Đó cũng là thời điểm bong bóng bất động sản tại Nhật Bản lên đỉnh điểm. Giá trị tài sản ròng của Nhật Bản lúc đó lớn gấp 8,3 lần tổng sản phẩm quốc nội (GDP), gần với mức 8,2 lần của Trung Quốc trong năm 2020.
Mức độ tích tụ tài sản ròng ở Trung Quốc tăng nhanh chủ yếu là do bùng nổ về giá nhà đất. Theo Viện nghiên cứu và phát triển E-House (Trung Quốc), mức giá nhà trung bình tại 50 thành phố lớn ở Trung Quốc đã vượt 13 lần mức bình quân thu nhập trong năm 2020, tăng so với mức 10 lần của năm 2015.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một nghiên cứu mới ở Mỹ cho thấy những người mắc COVID-19 sau khi được tiêm chủng đầy đủ có thể có "siêu miễn dịch" bảo vệ cơ thể trước virus SARS-CoV-2.
Hình ảnh đồ họa về cấu trúc của virus SARS-CoV-2. Ảnh: Reuters
Theo trang Daily Mail (Anh), "nhiễm đột phá" là các trường hợp đã tiêm đủ 2 mũi vaccine nhưng vẫn mắc COVID-19. Nghiên cứu mới đã so sánh 26 nhân viên nhiễm đột phá tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon với những người đã được tiêm phòng nhưng chưa từng nhiễm virus SARS-CoV-2. Các nhà khoa học nhân thấy những người nhiễm đột phá có lượng kháng thể tăng đáng kinh ngạc.
Tác giả nghiên cứu Fikadu Tafesse, Giáo sư miễn dịch học và vi sinh học phân tử tại Đại học Y tế và Khoa học Oregon, cho biết: "Mức tăng kháng thể là đáng kể, lên đến 1.000% và có người lên đến 2.000%. Vì vậy khả năng miễn dịch trong các ca nhiễm đột phá thực sự cao. Nó gần như là ‘siêu miễn dịch’".
Tiến sĩ Monica Gandhi tại Đại học California tại San Francisco cho biết: "Đây là một trong những nghiên cứu đầu tiên cho thấy các ca nhiễm đột phá sau khi tiêm vaccine tạo ra khả năng miễn dịch mạnh hơn so với việc chỉ mắc bệnh trước đó hoặc chỉ tiêm vaccine". Tuy nhiên, bà cảnh báo rằng mọi người không nên cố tình tìm cách mắc COVID-19 vì không thể dự đoán được người nào sẽ mắc bệnh nặng khi nhiễm virus.
Giáo sư Tafesse cũng có quan điểm tương tự. Ông nói với tờ USA Today: "Vấn đề mấu chốt của nghiên cứu là chứng minh vaccine có thể cung cấp khả năng miễn dịch cơ bản giúp tránh những tình huống xấu xảy ra".
Nhiều nghiên cứu khác cũng đã chỉ ra rằng việc mắc COVID-19 sau khi tiêm một mũi vaccine sẽ giúp cơ thể tạo ra mức kháng thể cao, rất hiệu quả trong việc phòng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, đây là một trong số ít những trường hợp được xem xét đến kịch bản ngược lại.
Theo một nghiên cứu của nhóm các nhà khoa học tại Viện Y tế Công cộng ở Oakland, California (Mỹ) công bố vào tháng 11, tiêm mũi vaccine tăng cường có thể cung cấp mức kháng thể cao trong việc ngăn ngừa lây nhiễm biến thể Omicron.
Ông Putin nói trong một video chúc mừng các cơ quan an ninh được công bố trên trang web của kênh truyền hình Zvezda: "Ngày nay, tình hình quốc tế phức tạp, tính chất và quy mô của những thách thức và nguy cơ thời đại đặt ra yêu cầu ngày càng cao đối với hoạt động của các cơ quan an ninh.
Trước hết trong việc thực hiện nhiệm vụ chính của mọi người, nhiệm vụ ưu tiên: đó là cuộc chiến chống khủng bố cam go và không khoan nhượng. Những năm gần đây trong phần việc khó khăn và đầy trách nhiệm này đã có những thành tích đáng kể và chuyển biến rất tích cực".
"Trong 11 năm qua đã có hơn 200 vụ tấn công khủng bố được ngăn chặn. Số lượng các vụ phạm tội có xu hướng khủng bố xảy ra trong thời kỳ này đã giảm đi nhiều lần. Đa số các vụ phạm tội đó được chặn đứng ngay từ giai đoạn chuẩn bị, trong đó có 32 vụ tấn công khủng bố. Đây là một kết quả tốt, nhưng vẫn còn nhiều vấn đề", ông Putin nhấn mạnh.Theo ông Putin, kết quả đã cơ bản giảm thiểu được mối đe dọa khủng bố.
Ngoài ra, ông Putin nói thêm, "điều quan trọng là phải tiếp tục hành động tích cực và hiệu quả".
Ngày 19/12, báo Anh The Guardian đăng bức ảnh Thủ tướng Boris Johnson và hơn chục người khác đang đứng uống rượu trong vườn của khu nhà công vụ của ông trên phố Downing và nói rằng bức ảnh này được chụp trong đợt phong toả vào tháng 5/2020.
Đáp lại, văn phòng của ông nói rằng chỉ có các nhân viên có mặt hôm đó.
Bức ảnh được đăng tải vào thời điểm Thủ tướng Johnson đang vướng phải hàng loạt bê bối trong những tuần gần đây vì chuyện các quan chức và nhân viên của ông vi phạm quy định cách ly trong thời gian phong toả.
Những thông tin này khiến cử tri thất vọng, vì chính phủ yêu cầu họ hy sinh kỳ nghỉ Giáng sinh năm ngoái, và năm nay có thể tiếp tục phải từ bỏ kế hoạch Giáng sinh và năm mới khi biến chủng Omicron đang lây lan nhanh.
The Guardian thông tin bức ảnh được chụp vào tháng 5/2020, không lâu sau khi ông Johnson được ra viện sau nhiều ngày phải nằm trong phòng chăm sóc tích cực vì mắc COVID-19.
Bức ảnh cho thấy ông và phu nhân Carrie, người có vẻ đang bế em bé sơ sinh, và hai người khác đứng cạnh chiếc bàn trên sân thượng để thưởng thức rượu và phô mai.
Gần đó là một chiếc bàn khác có 4 người, và cách đó không xa là một nhóm đông hơn đang đứng xung quanh chiếc bàn đặt nhiều chai rượu.
Khi được hỏi về bức ảnh này, người phát ngôn của Phố Downing nói: "Họp bàn về công việc thường diễn ra trong vườn của Phố Downing trong những tháng mùa hè. Trong dịp này, chỉ có các nhân viên tham dự sau cuộc họp báo số 10".
"Phố Downing là nhà và cũng là nơi làm việc của Thủ tướng Johnson. Phu nhân của Thủ tướng Johnson sống ở số 10 và do đó có quyền sử dụng khu vườn", phát ngôn viên nói.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nếu biến thể Omircon lây lan nhanh hơn các biến thể khác, nó có thể làm tăng khả năng bùng phát dịch Covid-19 ở Trung Quốc, dẫn đến việc phong tỏa thường xuyên hơn. Nếu các hạn chế nghiêm ngặt như những quy định ngắn hạn Trung Quốc đã đặt ra vào giữa tháng 8 để chống chọi với đợt bùng phát dịch bệnh ở Nam Kinh, thì thiệt hại về tăng trưởng kinh tế có thể rất lớn.
Theo tính toán của The Economist dựa trên mô hình phong tỏa của ngân hàng Goldman Sachs, nếu đối với toàn bộ các quý, việc siết chặt quy định kiểm soát dịch có thể làm khiến GDP Trung Quốc giảm gần 130 tỷ USD, tương đương với khoảng 3% sản lượng hàng quý.
Omircon không phải mối đe dọa duy nhất đối với nền kinh tế Trung Quốc. Ngay cả trước khi biến thể này xuất hiện, nhiều nhà dự báo cho rằng tăng trưởng của Trung Quốc sẽ chậm lại 4,5 – 5% trong năm tới, vì sự kiểm soát của Trung Quốc đối với các doanh nghiệp tư nhân và sự suy giảm của thị trường bất động sản.
Những kịch bản tồi tệ hơn có thể hình dung được. Theo công ty tư vấn Oxford Economics, nếu bất động sản Trung Quốc sụt giảm nặng nề như năm 2014 – 2015, tăng trưởng GDP có thể giảm xuống 3% trong quý IV năm 2022 so với năm nay. Điều này sẽ kéo theo tăng trưởng cả năm giảm xuống 3,8%.
Nếu đầu tư vào nhà ở giảm sút nghiêm trọng như ở Mỹ hoặc Tây Ban Nha nửa cuối năm 2000, tăng trưởng Trung Quốc có thể giảm xuống 1% trong quý cuối năm 2022. Điều này sẽ khiến tăng trưởng cả năm giảm xuống 2,1%, Oxford Economics cho biết.
Cả hai kịch bản trên là điều không thể tránh khỏi. Oxford Economics đánh giá xác suất lặp lại năm 2014 – 2015 là không cao. Họ cho rằng khả năng lặp lại thảm họa kiểu Mỹ hoặc Tây Ban Nha là thấp.
Trước "cơn bão Omicron" càn quét thủ đô London, các nhà khoa học Anh đã phát hiện những người nhiễm biến chủng mới của virus corona có thể phát triệu chứng vô cùng hiếm gặp và ít được báo cáo đó là mất cảm giác thèm ăn.
Các nhà khoa học đã nghiên cứu dựa trên dữ liệu được thu thập từ ứng dụng mang tên "Triệu chứng Covid ZOE". Ứng dụng của Anh nhằm theo dõi các triệu chứng trên bệnh nhân nhiễm virus corona.
Bệnh nhân nhiễm biến chủng Omicron tại Anh có triệu chứng mất cảm giác thèm ăn. (Ảnh minh họa)
Theo RT, giới nghiên cứu đã so sánh các mẫu thu thập trên bệnh nhân sinh sống ở thành phố London từ đầu tháng 10, thời điểm Delta vẫn giữ vị thế là biến chủng chính gây Covid-19 và cho tới khi biến chủng Omicron bắt đầu xuất hiện với xu thế vượt qua cả tốc độ lây lan của Delta.
Phân tích cho thấy chỉ 1/2 người dùng ứng dụng "Triệu chứng Covid ZOE" trải qua 3 triệu chứng thường gặp giống như trong hướng dẫn phòng chống Covid-19 của chính phủ Anh gồm sốt, ho, mất vị giác hoặc khứu giác.
Trong số những triệu chứng mà trước đây chưa từng được báo cáo hoặc chưa từng được ghi nhận, một số bệnh nhân còn bị mất cảm giác thèm ăn.
Dù các nhà nghiên cứu cảnh báo vẫn còn quá sớm để khẳng định chắc chắn, nhưng nói chung biến chủng Omicron dường như ít có khả năng gây tử vong và phải nhập viện điều trị. Các nhà khoa học cũng nhấn mạnh, một yếu tố khách quan là do phần lớn người sử dụng ứng dụng "Triệu chứng Covid ZOE" đã tiêm vắc xin Covid-19.
"Omicron có năng lây lan một cách phi thường. Bạn biết đấy, chủng Omicrron đang thực sự hoành hành khắp thế giới", Chuyên gia bệnh truyền nhiễm hàng đầu nước Mỹ Anthony Fauci cảnh báo.
Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ nhận định, có khả năng nước Mỹ sẽ chứng kiến số ca mắc mới Covid-19, các trường hợp phải nhập viện chữa trị và số người tử vong kỷ lục khi biến thể Omicron lan rộng.
Nhận định trên được Tiến sĩ Fauci đồng thời là Cố vấn Y tế Trưởng của Tổng thống Joe Biden đưa ra khi trả lời phỏng vấn Truyền hình CNN ngày 19/12 (theo giờ Mỹ).
Trước câu hỏi của phóng viên về khả năng nước Mỹ sẽ ghi nhận các trường hợp nhiễm bệnh mới, số ca phải nhập viện và số người tử vong cao kỷ lục thời gian tới, Tiến sĩ Fauci cho biết: "Vâng, thật không may là điều đó sẽ xảy ra. Chúng ta sẽ chứng kiến sự căng thẳng đáng kể đối với hệ thống bệnh viện ở một số vùng của đất nước, đặc biệt là ở những khu vực có mức độ tiêm chủng thấp.
Đó là một trong những lý do tại sao chúng tôi tiếp tục nhấn mạnh tầm quan trọng của tiêm chủng đối với những người chưa được tiêm phòng. Chủng virus này rất đặc biệt khi số ca mắc mới Omicron tăng gấp đôi ở nhiều nơi chỉ trong vòng hai đến ba ngày. Hiện nay, tại một số khu vực của Mỹ, có tới 50% số ca nhiễm bệnh mới được khu biệt là mắc biến thể Omicron".
Tiến sĩ Fauci dự đoán, những tuần đến vài tháng sắp tới sẽ khó khăn vì biến thể Omicron đang trên đà lây lan ra khắp cả nước và nhất là khi nước Mỹ tiến sâu hơn vào mùa Đông.
Theo Vietnam+, Cảnh sát Nhật Bản cho biết họ vừa bắt giữ một nam thanh niên tình nghi đâm trọng thương 4 người Việt Nam ở thành phố Ryugasaki, tỉnh Ibaraki, với cáo buộc "giết người bất thành".
Đài truyền hình NHK đưa tin, nghi phạm nói trên là Phan Van Quynh, 30 tuổi, hiện đang là lao động bán thời gian ở Ibaraki.
Nghi phạm đã bỏ trốn khỏi hiện trường nhưng sau khi gây án, nhưng sau đó đã ra tự thú tại một chốt cảnh sát ở thành phố Sagamihara, tỉnh Kanagawa, vào sáng 19/12.
Quynh thừa nhận mình đã ở hiện trường với 4 nạn nhân, nhưng bác bỏ cáo buộc giết người khi nói rằng "Tôi không có ý định giết ai cả."
Ảnh minh họa: FT
Trước đó, khoảng hơn 1 giờ sáng 18/12, cảnh sát địa phương nhận được thông tin từ một người phụ nữ có vẻ là người nước ngoài về một "vụ cãi nhau, có người chảy máu" ở khu căn hộ ở Dashiyama-cho, thành phố Ryugasaki.
Khi cảnh sát tới hiện trường, 4 người Việt Nam - gồm 3 nam giới và 1 phụ nữ, tuổi từ 28 đến 31 - đã bị bị thương ở vùng ngực hoặc bụng do dao đâm. Họ được đưa tới bệnh viện trong tình trạng tỉnh táo, nhưng không nguy hiểm tới tính mạng.
Cảnh sát địa phương đang tiếp tục điều tra và làm rõ nguyên nhân của vụ việc.
Ngày 19/12, Thượng nghị sĩ đảng Dân Chủ Joe Manchin tuyên bố ông không ủng hộ dự luật chi tiêu xã hội Xây lại Tốt hơn (Build Back Better) 1,7 nghìn tỷ USD do Tổng thống Joe Biden đề xuất. Đây được coi là một đòn giáng chí mạng vào nỗ lực của vị Tổng thống Mỹ.
"Tôi không thể bỏ phiếu cho dự luật này, thế thôi", ông Manchin cho biết. "Tôi đã cố gắng làm mọi thứ nhân văn nhất có thể, song không thể nhất trí với dự luật này. Tôi sẽ bỏ phiếu chống".
Để dự luật được thông qua tại Thượng viện, Tổng thống Biden sẽ cần toàn bộ 50 Thượng nghị sĩ Dân chủ bỏ phiếu thuận do 50 Thượng nghị sĩ Cộng hòa sẽ phản đối. Nếu tỷ lệ phiếu bầu là 50-50, dự luật sẽ được thông qua nhờ lá phiếu định đoạt của Chủ tịch Thượng viện - Phó tổng thống Kamala Harris.
Tuy nhiên, chỉ cần một phiếu chống của phe Dân chủ tại Thượng viện, dự luật sẽ "chết yểu".
Dự luật chi tiêu xã hội Build Back Better của ông Biden đề xuất các biện pháp tạo nguồn thu để giúp giảm chi phí chăm sóc trẻ em và thuốc kê đơn, hỗ trợ sức mua của các hộ gia đình và đầu tư vào quá trình chuyển đổi sang năng lượng sạch.
Theo báo Người Lao động, trước những diễn biến phức tạp của đại dịch COVID-19, thời gian qua, lực lượng chức năng Trung Quốc đã gia tăng mức độ phòng chống dịch bao gồm các biện pháp kiểm dịch đối với người và phương tiện nhập khẩu.
Hơn nữa, hiện tại là thời điểm cuối năm, lượng phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu tăng cao - từ 1.500 - 1.700 phương tiện/ngày. Những lí do này đã gây ra tình trạng ùn ứ, tồn đọng các xe chở nông sản, trái cây tại các cửa khẩu phía Bắc, nhất là tỉnh Lạng Sơn.
Trong khi số xe chở hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn ngày càng tăng, thì số xe được thông quan qua mỗi cửa khẩu chỉ khoảng gần 200 xe/ngày.
Thông tin từ Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho hay tính đến sáng 18/12, tại cửa khẩu Hữu Nghị đang tồn 1.312 xe container hàng, chủ yếu là mít, thanh long, ván bóc, linh kiện điện tử...
Tại cửa khẩu Tân Thanh, lượng hàng hóa ùn ứ đang rất nhiều, lên tới hơn 2.842 xe container. Trong đó, tồn ở bãi Bảo Nguyên 963 xe; tồn tại khu phi thuế quan 1.456 xe; tồn tại ngã ba đến khu vực B2 đường xuất nhập khẩu chuyên dụng 180 xe và tồn tại bãi Cốc Nam 243 xe, theo báo Người Lao động.
Hàng ngàn xe container chở hàng hóa ùn ứ tại các cửa khẩu ở Lạng Sơn - Ảnh: Minh Tùng
Mặt hàng tồn chủ yếu là dưa hấu, thanh long, chuối, mít, xoài đến từ các tỉnh Quảng Ngãi, Bình Thuận, Tiền Giang, Đắk Lắk, Bình Định. Tại cửa khẩu Tân Thanh, năng lực thông quan xuất khẩu khoảng 180-200 xe/ngày.
Sở Công Thương tỉnh Lạng Sơn cho biết thêm tại cửa khẩu Chi Ma hiện đang tồn 650 xe. Mặt hàng tồn chủ yếu là tinh bột sắn (chiếm đến 70%), chè khô, hạt vừng, hạt sen, hạt bo bo, sa nhân, cây cút mây, cau khô, nhựa thông, phế liệu kén tằm,…
Trước tình hình nhiều cửa khẩu ùn tắc nghiêm trọng, Phó Thủ tướng Lê Văn Thành yêu cầu Bộ Công Thương tiếp tục đàm phán, kiến nghị với các bộ, ngành và chính quyền địa phương phía Trung Quốc triển khai các giải pháp nhằm tăng thời gian thông quan tại các cửa khẩu, tạo thuận lợi cho hoạt động xuất khẩu.
Chủ tịch Tập Cận Bình (trái) và Tổng thống Vladimir Putin tại cuộc gặp ở Moskva năm 2019. Ảnh: Xinhua
Tổng thống Putin nhiều khả năng sẽ là nhà lãnh đạo đầu tiên trên thế giới có cuộc gặp trưc tiếp với ông Tập Cận Bình sau gần hai năm, khi nhà lãnh đạo Nga lên tiếng xác định sẽ tham dự Thế vận hội Olympic Mùa Đông 2022 diễn ra tại Bắc Kinh vào tháng 2 tới.
Hai nhà lãnh đạo đã có cuộc điện đàm ngày 15/12 vừa qua. Tại đây, ông Tập Cận Bình bày tỏ mong muống được gặp ông Putin tại Olympic mùa đông Bắc Kinh 2022. Sau đó, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Lại Ngọc Thành (Le Yucheng) xác nhận đó là cuộc gặp theo hình thức trực tiếp.
Điều này đồng nghĩa với việc Tổng thống Nga sẽ là nhà lãnh đạo nước ngoài đầu tiên được ông Tập Cận Bình đón tiếp sau 2 năm. Người gần nhất gặp ông Tập ở Bắc Kinh là Tổng thống Mông Cổ Khaltmaagiin Battulga, hồi tháng 2/2020, một tháng trước thời điểm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố COVID-19 là đại dịch toàn cầu.
Kể từ đó đến nay, Chủ tịch Tập Cận Bình không có bất kỳ chuyến công du nước ngoài nào. Nhà lãnh đạo Trung Quốc không tới Rome dự Hội nghị thượng đỉnh nhóm G-20 (10/2021). Ông cũng không tham dự trực tiếp Hội nghị lần thứ 26 Các bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (COP26) tại Glasgow, Anh, sau đó.
Biến thể Omicron của virus SARS-CoV-2 gây triệu chứng nhẹ hơn so với các biến thể trước đó tại Nam Phi, và đây là kết quả của việc tiêm vaccine cũng như tỷ lệ nhiễm cao trước đó. Đây là khẳng định của Bộ trưởng Y tế Nam Phi trong cuộc họp trực tuyến ngày 18/12.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại East London, Nam Phi. Ảnh: THX/TTXVN
Phát biểu tại cuộc họp trên, chuyên gia Michelle Groome thuộc Viện Quốc gia về bệnh truyền nhiễm (NICD) cho biết tỷ lệ nhập viện và tử vong do COVID-19 tăng mạnh, tuy nhiên vẫn thấp hơn nhiều so với giai đoạn giữa làn sóng lây nhiễm thứ hai và thứ ba.
Các số liệu sơ bộ cho thấy biến thể Omicron có thể lây lan hơn biến thể Delta nhưng ít gây bệnh nặng. Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn khẳng định hiện còn quá sớm để kết luận chắc chắn về điều này. Hiện tại, số ca nhiễm biến thể Omicron tại Nam Phi, Anh và Đan Mạch cứ sau 2 ngày lại tăng gấp đôi. Các chuyên gia cảnh báo tốc độ lây lan này có thể làm tăng số ca tử vong. Các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng hiệu quả của cơ chế tiêm 2 mũi vaccine có thể bị giảm đáng kể trước biến thể Omicron, nhưng việc tiêm mũi tăng cường sẽ khôi phục được phần lớn khả năng bảo vệ.
Người dân sơ tán tránh lũ tại Lanchang thuộc bang Pahang, Malaysia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Quốc gia nhiệt đới khu vực Đông Nam Á thường đón các đợt gió mùa vào cuối năm, trong đó những trận lũ xảy ra theo mùa thường khiến người dân nước này phải đi sơ tán trên quy mô lớn. Lần này, các trận mưa lớn kéo dài từ ngày 17/12 đã khiến mực nước ở nhiều dòng sông dâng cao vượt bờ, gây lụt lội nhiều vùng đô thị và khiến hoạt động lưu thông trên nhiều tuyến đường bị gián đoạn, đẩy hàng nghìn lái xe vào tình trạng mắc kẹt.
Khoảng 22.000 người tại 8 bang và vùng lãnh thổ của Malaysia đã phải đi sơ tán, trong đó có 10.000 người ở bang Pahang ở miền Trung. Hơn 5.000 người tại Selangor, bang giàu có nhất trên cả nước bao quanh thủ đô Kuala Lumpur, đã phải đi sơ tán. Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob cũng bày tỏ bất ngờ vì lụt lội nghiêm trọng xảy ra tại đây vì các mùa gió mùa trước, bang Selangor rất ít khi bị lụt.
Các dữ liệu công bố trên các trang web của chính phủ vào sáng 19/12 cho thấy mực nước đã vượt ngưỡng nguy hiểm tại 6 bang ở miền Trung và Đông Bắc Malaysia. Hàng chục tuyến xe buýt trong nội đô và xung quanh Kuala Lumpur đã bị hủy trong khi dịch vụ tàu hỏa chạy đến thành phố cảng Klang cũng tạm dừng. Dù mưa đã giảm tại một số khu vực, Cơ quan khí tượng Malaysia cảnh báo mưa lớn tiếp diễn tại nhiều khu vực ở bang Pahang.
Trận lũ nghiêm trọng nhất từng xảy ra Malaysia năm 2014 đã khiến 118.000 người đã sơ tán.