*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 30/11.
Ngày 30/11, thông tin Hà Nội và một số tỉnh thành có công văn về việc xin gia hạn cho 2 lô vắc xin Covid-19 Pfizer số 124001 và 123002 để tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi, từ 6 tháng lên 9 tháng đang khiến nhiều phụ huynh hoang mang, lo lắng.
Chiều 30/11, đại diện Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương (Bộ Y tế) cho biết, vắc xin Pfizer trước đây nhà sản xuất phê duyệt hạn sử dụng tối đa trong thời hạn 6 tháng. Tuy nhiên, thời gian gần đây Cục quản lý Dược phẩm của Mỹ (FDA) đã nghiên cứu và phê duyệt thêm thời hạn kéo dài thêm 3 tháng, tổng cộng là 9 tháng. Vì vậy, hạn sử dụng hiện tại của vắc xin này là 9 tháng.
Đối với 2 lô vắc xin trên, được dán nhãn trước khi có đề nghị mới của nhà sản xuất. "Vì vậy, theo nhãn hiện giờ là 2 lô vắc xin ấy sẽ có hạn sử dụng đến tháng 11, nhưng thực chất là sẽ đến tháng 2/2022. Chính vì thế phụ huynh hãy yên tâm về hạn sử dụng. Hơn nữa, việc tăng thêm ngày sử dụng thì việc bảo quản và vận chuyển cũng như quy trình cũ, không khác bất cứ công đoạn nào", vị đại diện này cho biết.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/vi-sao-co-viec...
Đồ họa: TTXVN
Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu ngày 30/11 cho biết, tính từ 18h ngày 29/11 đến 18h ngày 30/11/2021, tỉnh này ghi nhận 860 ca nghi mắc COVID-19 mới, đang chờ Bộ Y tế cấp mã bệnh nhân.
Cụ thể, thành phố Vũng Tàu có 487 ca, trong đó 9 ca trong khu cách ly tập trung; 50 ca đang cách ly tại nhà; 209 ca trong khu vực phong tỏa; 219 ca ngoài cộng đồng. Thành phố Bà Rịa có 70 ca, gồm 7 ca trong khu cách ly tập trung; 63 ca ngoài cộng đồng.
Ngày 30/11, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Đắk Lắk thông tin, địa phương vừa có một trường hợp tử vong chưa rõ nguyên nhân sau khi tiêm vaccine phòng COVID-19.
Trường hợp tử vong là chị H.N.B., nghề nghiệp phụ hồ (41 tuổi, trú buôn Kram, xã Đắk Liêng, huyện Lắk).
Báo Lao động dẫn báo cáo của CDC Đắk Lắk cho biết, trước đó, chiều 29/11, chị B. đến điểm tiêm chủng tại Trường Tiểu học Lê Ngọc Hân, phường Tân Lập, TP Buôn Ma Thuột để tiêm mũi 2 vắc xin COVID-19 Vero cell (do hãng Sinopharm, Trung Quốc sản xuất).
Đắk Lắk triển khai tiêm vắc xin phòng COVID-19 cho người dân.
Sau khi tiêm chủng và được theo dõi tại chỗ 30 phút, chị B. không có biểu hiện bất thường, được cho về nhà để dõi sức khỏe trong vòng 24 giờ kể từ lúc tiêm.
Theo lời khai của người nhà, sau tiêm, chị B. về lại nơi làm việc sinh hoạt bình thường. Rạng sáng 30/11, một người ở cùng lán trại (chị B. làm công nhân xây dựng-PV) phát hiện chị B. có dấu hiệu hôn mê, ngưng thở và được đưa đến Bệnh viện Đa khoa Vùng Tây Nguyên để cấp cứu.
Tại khoa cấp cứu của bệnh viện, chị B. hôn mê, tím tái, da lạnh, ngưng tim, ngưng thở, mạch không bắt được, huyết áp không đo được, đồng tử giãn tối đa, phản xạ ánh sáng âm tính. Các bác sĩ chẩn đoán, chị này tử vong ngoài viện và chưa rõ nguyên nhân.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/mot-phu-nu-tu-...
Báo Thanh niên đưa tin, ngày 30.11, Sở Y tế TP.HCM trình UBND TP.HCM phương án thí điểm cơ chế cho y tế tư nhân tham gia chăm sóc và điều trị bệnh nhân mắc Covid-19.
Phát thuốc tại nhà cho F0
Sở Y tế TP.HCM cho biết thời gian qua, y tế tư nhân tham gia phòng, chống dịch trên nguyên tắc tự nguyện, miễn phí. Dù vậy, về lâu dài rất cần có cơ chế tài chính phù hợp để y tế tư nhân có thể đảm bảo duy trì hoạt động. Theo thống kê, hệ thống y tế tư nhân trên địa bàn gồm: 64 bệnh viện tư nhân, 215 phòng khám đa khoa, 6.223 phòng khám chuyên khoa và hơn 9.000 nhà thuốc tư nhân.
"Nếu được huy động và kích hoạt thì sẽ góp phần không nhỏ giúp giảm tải cho hệ thống y tế cơ sở và tăng cường hiệu quả trong công tác phòng chống dịch trong giai đoạn hiện nay", Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thương nhấn mạnh trong báo cáo.
Ngày 30/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện 468 ca mắc Covid-19, trong đó, 274 ca trong cộng đồng, 138 ca ở khu cách ly và 56 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua, ngày hôm nay, tổng số ca mắc và số ca trong cộng đồng được phát hiện ở Hà Nội đều tăng cao, lập 'kỷ lục' mới.
- Từ 17h30 ngày 29/11 đến 17h30 ngày 30/11 ghi nhận 197 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (76) trong đó có 17 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Long An (5), Bình Dương (4), An Giang (2), Bến Tre (1), Đồng Tháp (1), Nam Định (1), Tây Ninh (1), Tiền Giang (1), Vĩnh Long (1).
Điều trị cho bệnh nhân Covid-19
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Bình Dương (22), Cần Thơ (18), An Giang (14), Kiên Giang (13), Đồng Nai (11), Bình Thuận (7), Đồng Tháp (7), Tây Ninh (6), Tiền Giang (5), Bạc Liêu (4), Khánh Hòa (3), Cà Mau (3), Sóc Trăng (2), Bến Tre (2), Bình Định (2), Long An (1), Hậu Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 162 ca.
Tính từ 16h ngày 29/11 đến 16h ngày 30/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 13.972 ca nhiễm mới, trong đó 6 ca nhập cảnh và 13.966 ca ghi nhận trong nước (tăng 208 ca so với ngày trước đó) tại 62 tỉnh, thành phố (có 7.549 ca trong cộng đồng).
- Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.497), Cần Thơ (981), Bà Rịa - Vũng Tàu (860), Tây Ninh (727), Sóc Trăng (714), Bình Dương (626), Đồng Tháp (602), Bình Thuận (592), Vĩnh Long (571), Bạc Liêu (537), Đồng Nai (514), Bình Phước (459), Bến Tre (439), Kiên Giang (426), Cà Mau (377), Hà Nội (367), Khánh Hòa (350), An Giang (294), Hậu Giang (286), Lâm Đồng (219), Tiền Giang (200), Bình Định (186), Trà Vinh (165), Hải Phòng (154), Đắk Lắk (140), Đắk Nông (124), Thừa Thiên Huế (119), Gia Lai (101), Nghệ An (90), Thanh Hóa (89), Bắc Ninh (85), Long An (80), Hà Tĩnh (78), Đà Nẵng (75), Quảng Ngãi (71), Hà Giang (65), Nam Định (64), Hải Dương (62), Ninh Thuận (61), Thái Nguyên (57), Quảng Nam (47), Phú Yên (44), Phú Thọ (39), Hòa Bình (37), Quảng Trị (36), Vĩnh Phúc (35), Quảng Ninh (33), Tuyên Quang (29), Thái Bình (27), Yên Bái (23), Lạng Sơn (20), Hưng Yên (18), Cao Bằng (17), Quảng Bình (17), Hà Nam (16), Kon Tum (8 ), Bắc Giang (7), Điện Biên (3), Lào Cai (2), Bắc Kạn (2), Ninh Bình (1), Sơn La (1).
Theo báo cáo của Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch Covid-19 Đà Nẵng, ngày 30/11, TP ghi nhận 75 ca dương tính SARS-CoV-2. Trong đó gồm: 7 ca cách ly tập trung, 30 ca cách ly tại nhà, 15 ca trong khu phong tỏa và 23 ca chưa cách ly (cộng đồng).
Ngày 30/11, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) thông báo khẩn tìm người từng đến hàng loạt các địa điểm do liên quan đến ca mắc Covid-19.
Cụ thể, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận Hoàn Kiếm thông báo tìm người đã đến các địa điểm sau:
Quầy hàng số 346 A2 tầng 3 chợ Đồng Xuân từ ngày 20/11 đến ngày 24/11.
Quán cafe Tonkin tại số 9 Trần Hưng Đạo và quán cafe tại 39 Lý Thường Kiệt từ 7h45 đến 11h sáng ngày 26/11.
Trường Đại học Dược Hà Nội tại 13, 15 phố Lê Thánh Tông từ ngày 26/11 đến trưa ngày 27/11.
Quán phở gà tại số 01 phố Hàng Điếu từ 7h đến 7h10 sáng ngày 28/11.
Quán cháo vịt tại 21 Lý Nam Đế từ 9h đến 10h30 ngày 28/11.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/khan-ha-noi-ti...
Trưa ngày 30.11, nguồn tin từ Sở Y tế tỉnh Bình Phước xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra trường hợp trẻ em tử vong sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Cháu bé ngụ tại xã Tân Lợi, H.Đồng Phú.
Theo thông tin ban đầu, vào chiều ngày 29.11, bé trai 12 tuổi được gia đình đưa đi tiêm vắc xin phòng Covid-19. Sau khi tiêm, cháu có một số triệu chứng bất thường nên được chuyển lên Bệnh viện Binh đoàn 16. Cháu bé tiếp tục được chuyển đến Bệnh viện đa khoa tỉnh Bình Phước và sau đó chuyển đến 1 bệnh viện tại TP.HCM để cấp cứu. Tuy nhiên, đến sáng nay 30.11, cháu bé đã tử vong.
Trao đổi với PV Thanh Niên vào trưa nay (30.11), lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết hiện chưa có kết luận chính thức về nguyên nhân tử vong của cháu bé.
"Sở Y tế đang tiếp tục xác minh. Dự kiến ngày mai, Sở sẽ họp hội đồng, mời các bác sĩ để đánh giá và có kết luận chính thức", lãnh đạo Sở Y tế tỉnh Bình Phước cho biết thêm.
Chiều ngày 29-11, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II Lê Văn Sỹ, Giám đốc Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, cho biết trên báo Người lao động, sau 6 ngày cấp cứu, điều trị, sức khỏe của 11 bệnh nhân bị phản ứng sau tiêm vắc-xin phòng Covid-19 tại Công ty TNHH Giầy Kim Việt (huyện Nông Cống) đã ổn định. Chiều 29-11, các bệnh nhân đã được xuất viện.
Sức khỏe công nhân đã ổn định trở lại và ra viện trong ngày hôm nay 29-11
Các bệnh nhân được xử lý theo phác đồ phản vệ, chăm sóc dinh dưỡng và tinh thần. Đến nay, 11 bệnh nhân điều trị tại bệnh viện đã ổn định sức khỏe, đủ điều kiện ra viện.
Ngoài ra, tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống có 51 công nhân được theo dõi sức khỏe, điều trị tại đây cũng đã xuất viện.
Chị Trần Thị Th. (ngụ xã Tế Nông, huyện Nông Cống), công nhân Công ty TNHH Giầy Kim Việt, cho biết sự việc xảy ra là điều không mong muốn. Lúc đầu khi xuất hiện hiện tượng nôn, co giật, chị rất hoang mang, lo lắng. "Tuy nhiên, được sự quan tâm động viên, chăm sóc điều trị tận tình của lãnh đạo tỉnh, các y, bác sĩ Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, sau gần 1 tuần, sức khoẻ của chúng tôi đã bình phục. Chúng tôi vô cùng cảm ơn đội ngũ y, bác sĩ đã tận tình chăm sóc sức cho chúng tôi trong những ngày điều trị tại đây"- chị Th. chia sẻ.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội tối 29/11 cho biết, lần đầu tiên thành phố ghi nhận "kỷ lục" 390 ca mắc Covid-19 kể từ khi đại dịch bùng phát. Đáng chú ý, trong số này, quận Đống Đa ghi nhận 177 ca, riêng ca cộng đồng chiếm tới 115. Đặc biệt, dịch "tấn công" gần như tất cả phường của quận.
Trao đổi với chúng tôi, một lãnh đạo ngành y tế quận Đống Đa cho biết, đây không phải số ca tăng "đột biến", "không có chuyện một lúc mà nhiều ca như vậy", do đó người dân không cần quá hoang mang.
Theo vị này, có những mẫu gộp dương tính, khi được tách làm xét nghiệm mẫu đơn, thì quá trình này mất 2 ngày mới có kết quả khẳng định. Như vậy, số ca bệnh bị dồn sang ngày sau, nhưng trên thực tế bệnh nhân đã được cách ly từ 2 hôm trước.
"CDC trả kết quả xét nghiệm cùng một thời điểm khiến con số đội lên chứ không phải 1 ngày đột biến nhiều lên như vậy", lãnh đạo Trung tâm y tế quận Đống Đa lý giải.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ha-noi-tai-sao...
Sáng 30/11, quận Hai Bà Trưng (TP Hà Nội) triển khai tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho học sinh lứa tuổi 13 và 14 (tương ứng với khối học sinh lớp 7-8) trên địa bàn. Công tác tiêm chủng diễn ra thuận lợi, đúng quy trình và an toàn.
Đo và kiểm tra huyết áp là một trong những yêu cầu bắt buộc trước khi tiêm. Ảnh: Báo Tin tức
Theo báo cáo của Bộ Y tế, Hội đồng chuyên môn xác định nguyên nhân tử vong của 2 học sinh liên quan đến phản ứng phản vệ độ IV, không liên quan đến vắc xin và thực hành tiêm chủng.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/cong-bo-nguyen...
Sáng 30/11, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch TP.Hải Phòng xác nhận với báo Thanh Niên thông tin trên và cho biết thêm đây đều là người từ các tỉnh, thành đang có dịch đến Hải Phòng làm theo mùa vụ.
Đáng chú ý, trong 98 F0 đã phát hiện có 52 người chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19. Hiện công trường này đã bị phong tỏa, dừng thi công để thực hiện các biện pháp chống dịch.
Trước diễn biến phức tạp của dịch, UBND Q.Hồng Bàng đã cho khoảng 5.000 học sinh của 7 trường tại phường Sở Dầu và phường Thượng Lý dừng đến trường.
Công trường xây dựng dự án cao ốc của Tập đoàn Hoàng Huy tại phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng, TP Hải Phòng. Ảnh: Báo Nông nghiệp Việt Nam
Trước sự đe dọa của biến chủng mới Omicron của virus SARS-CoV-2, ngày 29/11, Bộ Y tế chỉ đạo các địa phương chủ động xây dựng kịch bản đáp ứng với các tình huống dịch COVID-19 trên địa bàn cụ thể, chi tiết, khả thi và đảm bảo thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, cần bám sát quan điểm tiếp cận toàn dân, lấy người dân và doanh nghiệp làm chủ thể, trung tâm và lấy cấp cơ sở làm nền tảng trong phòng, chống dịch.
Chỉ đạo các địa phương tăng cường giám sát, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc COVID-19 tại cộng đồng, các trường hợp có biểu hiện ho, sốt để kịp thời khoanh vùng, cách ly, xử lý triệt để ổ dịch không để lây lan, bùng phát rộng; đồng thời triển khai tốt các hoạt động y tế, tránh lây nhiễm chéo trong khu vực cách ly, khu phong tỏa.
Sở Y tế Hậu Giang thông tin, trong 24 giờ (từ 18 giờ ngày 28/11 đến 18 giờ ngày 29/11), tỉnh Hậu Giang ghi nhận 416 ca mắc COVID-19 mới, tăng 143 ca so với ngày trước đó và cao nhất từ trước đến nay.
Trong số 416 ca mắc mới, có 5 trường hợp là người về từ ngoài tỉnh; 120 trường hợp là F1 được cách ly tập trung; 110 trường hợp ghi nhận trong khu phong tỏa.
181 trường hợp là ca mắc cộng đồng ghi nhận tại huyện Châu Thành (94), thị xã Long Mỹ (29), TP Vị Thanh (29), huyện Phụng Hiệp (22), TP Ngã Bảy (4), huyện Long Mỹ (2) và huyện Châu Thành A (1).
Tính từ đầu đợt dịch (ngày 08/7/2021) đến nay tỉnh Hậu Giang đã ghi nhận tổng số 6.055 ca mắc COVID-19; điều trị khỏi 2.989 ca; tử vong tại tỉnh 13 ca; chuyển tuyến điều trị 3 ca (đã tử vong 1 ca; 2 ca đã điều trị khỏi).
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ca-mac-covid-1...
Thông tin từ Đại sứ quán Mỹ tại Việt Nam cho biết Chính phủ Mỹ vừa trao tặng thêm hơn 4 triệu liều vắc-xin Pfizer thông qua cơ chế COVAX tới Việt Nam. Những lô vắc-xin mới nhất này nâng tổng số vắc-xin Mỹ trao tặng Việt Nam lên hơn 20,5 triệu liều.
Trong đó, sáng ngày 26-11, lô 2.074.410 liều vắc-xin Pfizer được chuyển tới Hà Nội.
Vận chuyển số vắc-xin do Mỹ tặng Việt Nam - Ảnh: Đại sứ quán Mỹ
Lô tiếp theo gồm 2.075.580 liều vắc-xin Pfizer được chuyển giao đến TP HCM hôm 27-11.
"Chúng tôi sẽ tiếp tục hợp tác với Việt Nam như một đối tác đáng tin cậy để đánh bại Covid-19"- Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ khẳng định.
Ngày 29.11, lãnh đạo Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư (NIHE) xác nhận đã nhận được công văn của Viện Vắc xin và sinh phẩm (Ivac, Bộ Y tế) tại Nha Trang (Khánh Hòa) đề nghị tạm dừng thử nghiệm lâm sàng (TNLS) vắc xin Covid-19 Covivac.
Vắc xin Covid-19 dự tuyển Covivac do Ivac nghiên cứu phát triển, NIHE và Trường đại học Y Hà Nội là 2 đơn vị triển khai TNLS. Từ tháng 2 đến nay, Covivac đã hoàn thành TNLS giai đoạn 1 và 2 với sự tham gia của gần 600 tình nguyện viên (TNV). Kết quả cho thấy vắc xin an toàn; dung nạp và sinh miễn dịch tốt sau tiêm trên người tình nguyện. Thành viên nhóm nghiên cứu TNLS Covivac cho hay một trong những nguyên nhân tạm dừng TNLS giai đoạn 3 vắc xin này do nghiên cứu không tìm được TNV, báo Thanh niên đưa tin.
Ngày 29/11, tại buổi họp báo về tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn TP.HCM, bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai - Chánh Văn phòng Sở Y tế TP.HCM, đã trả lời câu hỏi của báo chí liên quan đến tình trạng nhân viên y tế xin nghỉ việc thời gian qua.
Theo bà Mai, trong năm 2020 toàn thành phố có 597 nhân viên y tế xin nghỉ việc. Trong 10 tháng đầu năm 2021, số nhân viên xin nghỉ việc trong lĩnh vực y tế là 968 trường hợp.
Văn phòng Chính phủ ngày 29.11 có công văn truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính về việc kiểm soát biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2.
Công văn nêu: Gần đây trên thế giới đã ghi nhận biến chủng mới Omicron của vi rút SARS-CoV-2 và đang lây lan nhanh ra nhiều nước trên thế giới. Để chủ động kiểm soát, phòng, chống dịch bệnh, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ động bám sát diễn biến tình hình dịch do chủng mới Omicron gây ra; thường xuyên trao đổi với Tổ chức Y tế thế giới để cập nhật thông tin kịp thời, chính xác về biến chủng này, trên cơ sở đó đề xuất các phương án, biện pháp phòng, chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả với diễn biến tình hình dịch.
Bộ Y tế, Bộ Ngoại giao, Bộ GTVT, Bộ Công an, Bộ Quốc phòng và các bộ, cơ quan liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao chỉ đạo các đơn vị chức năng tăng cường kiểm soát người đến và đi qua các nước đã phát hiện ca bệnh nhiễm chủng mới Omicron nhập cảnh Việt Nam để ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan biến thể này vào nước ta.
Trả lời VnExpress chiều 29/11, đại diện Công ty Pfizer tại Việt Nam cho biết "đã được thông tin về các trường hợp tác dụng bất lợi ở Bắc Giang và Hà Nội".
"Chúng tôi theo dõi rất chặt chẽ tất cả báo cáo về các phản ứng bất lợi (bao gồm cả nghiêm trọng và không nghiêm trọng) sau khi tiêm chủng và thu thập nhữngthông tin liên quan để chia sẻ với cơ quan quản lý địa phương và toàn cầu", đại diện Pfizer Việt Nam chia sẻ.
Người này cũng cho hay dựa trên các giám sát và đánh giá an toàn đang được thực hiện bởi Pfizer, BioNTech (đối tác của Pfizer) và các cơ quan y tế, vaccine Comirnaty (tên vaccine của Pfizer) cho thấy lợi ích đem lại vượt trội hơn nguy cơ có thể xảy ra. Trên thông tin kê đơn có cảnh báo rõ ràng phải luôn sẵn sàng phương án theo dõi sau tiêm và xử trí, điều trị thích hợp trong trường hợp xảy ra các phản ứng phản vệ hiếm gặp.
Ngày 29-11, Thường trực Thành ủy Hà Nội đã họp về công tác phòng, chống COVID-19 trên địa bàn TP, cuộc họp do Bí thư Thành ủy Hà Nội Đinh Tiến Dũng chủ trì.
Sau khi nghe báo cáo, Thường trực Thành ủy Hà Nội đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo của TP đã bám sát nghị quyết 128 của Chính phủ quy định tạm thời "thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19".
Người dân Hà Nội xếp hàng lấy mẫu xét nghiệm. Ảnh: Hoàng Hải
Theo đó, Thường trực Thành ủy thống nhất chỉ đạo tiếp tục triển khai thực hiện một số biện pháp quan trọng trong phòng, chống dịch COVID-19.
Về điều trị, thực hiện điều trị F0 ở cơ sở xã, phường, thị trấn; củng cố hệ thống y tế cơ sở, huy động các lực lượng y tế và tăng cường tập huấn, hướng dẫn đối với lực lượng y tế cơ sở. Triển khai thí điểm điều trị F0 thể nhẹ và không triệu chứng tại nhà khi bảo đảm đáp ứng các yêu cầu của ngành y tế.
Chuẩn bị sẵn sàng các phương án theo dõi, phân luồng, cơ số thuốc điều trị để hạn chế tối đa bệnh nhân phải chuyển tầng điều trị. Thường xuyên cập nhật trên phần mềm theo dõi, quản lý F0 của TP.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27.4) đến nay là 10.059 ca, trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.963 ca, số mắc là các trường hợp đã được cách ly 6.096 ca.
Hà Nội liên tiếp lập kỷ lục số ca mắc mới trong ngày CDC HÀ NỘI
Cũng theo CDC Thái Nguyên, Công ty New One Vina đang là ổ dịch Covid-19 lớn và phức tạp nhất tại Thái Nguyên.
Từ ngày 25 - 29.11, doanh nghiệp này có 152 công nhân, người lao động nhiễm Covid-19. Khoảng 900 công nhân, lao động của công ty đã bị phong tỏa, cách ly tại chỗ để lấy mẫu xét nghiệm, tách các F0 đưa đến khu điều trị.
Cán bộ CDC Thái Nguyên lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc trong các doanh nghiệp tại khu công nghiệp Điềm Thụy BÁO THÁI NGUYÊN
Nguyên nhân nam sinh trường THPT Sơn Động số 2 tử vong sau tiêm vaccine Pfizer được Sở Y tế Bắc Giang công bố chiều 29/11.
Trước đó, nam sinh không có tiền sử bệnh tật hoặc dị ứng. Hôm 24/11, khoảng 20 phút sau tiêm, em mệt mỏi, choáng váng, mạch 89 lần/phút, huyết áp 130/80 mmHg, tức ngực, khó thở nhiều. Trung tâm Y tế Sơn Động cấp cứu song diễn biến nặng nhanh, em ngừng tuần hoàn (tim ngừng cung cấp máu cho cơ thể, đặc biệt là các cơ quan quan trọng như não, phổi...). Bệnh viện đa khoa tỉnh Bắc Giang đã cấp cứu, chẩn đoán nam sinh bị "phản vệ độ 4 sau tiêm vaccine Pfizer".
Đến 23h48 ngày 24/11, em được chuyển đến Bệnh viện Bạch Mai (Hà Nội) cấp cứu. Bệnh viện Bạch Mai cũng chẩn đoán phản vệ độ 4, can thiệp ECMO (hệ thống tim phổi ngoài cơ thể) và lọc máu. 4 ngày điều trị tại viện, bệnh nhân luôn trong tình trạng nặng, duy trì chạy ECMO, lọc máu. Trưa 28/11, em tử vong do bệnh nặng, suy đa tạng không hồi phục.
Hội đồng chuyên môn Sở Y tế Bắc Giang đã phân tích các yếu tố dựa trên báo cáo điều tra, hồ sơ bệnh án, giấy tờ lưu có liên quan, kết luận nguyên nhân nam sinh diễn biến nặng là phản vệ độ 4 do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vaccine Covid-19 (Pfizer); loại trừ nguyên nhân do chất lượng vaccine, thực hành tiêm chủng.
Cũng bị sốc phản vệ sau khi tiêm vaccine hôm 24/11 tại huyện Sơn Động còn nữ sinh 16 tuổi. Em đang được điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, hiện chưa được cai ECMO, tiếp tục tiên lượng nặng. Hai học sinh khác bị phản ứng nhẹ hơn, đã được xuất viện về theo dõi tại nhà, báo VnExpress đưa tin.
Đồ họa: TTXVN