*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình thế giới ngày 16/11 có nhiều diễn biến đáng chú ý.
Theo lời mời của nhà lãnh đạo Thái Anh Văn, Tổng thống mãn nhiệm của Honduras Juan Orlando Hernandez đến thăm Đài Loan từ ngày 12/11 đến 14/11. Cơ quan đối ngoại Đài Loan cho biết chuyến thăm của Tổng thống Hernandez có ý nghĩa to lớn đối với việc làm sâu sắc hơn "tình hữu nghị và hợp tác".
Nhà lãnh đạo Đài Loan Thái Anh Văn tiếp đón Tổng thống Honduras Hernandez tại Văn phòng ở Đài Bắc hôm 13/11. Ảnh: CNA
Honduras, một trong 15 quốc gia và cuối cùng của khu vực Trung Mỹ vẫn giữ "quan hệ ngoại giao" với đảo Đài Loan dưới sức ép của Mỹ, nhưng theo Thời báo Hoàn cầu, mối quan hệ hai bên đã chứng kiến nốt trầm trong những tháng qua và đó là điều khiến Đài Loan lo lắng. Vào tháng 5/2021, Honduras được cho là đã phải nhờ quốc gia láng giềng El Salvador giúp đỡ trong việc tìm kiếm nguồn cung cấp vắc xin Covid-19 của Trung Quốc.
Vì vậy, chuyến đi này, như tờ Thời báo Hoàn cầu (Global Times) của Trung Quốc dẫn lời từ các chuyên gia nhận định thì: "Trong bối cảnh căng thẳng gia tăng trên eo biển Đài Loan, chuyến thăm cho thấy cảm giác khủng hoảng về ngoại giao của đảng Dân chủ Tiến bộ (DPP) cầm quyền ở Đài Loan và rằng bà Thái Anh Văn đang tuyệt vọng tìm cách cứu vãn các mối quan hệ thông qua "ngoại giao đồng USD".
Thực tế là chuyến thăm diễn ra trong bối cảnh hòn đảo này lo lắng về tương lai quan hệ với Honduras bởi chỉ vài tuần nữa quốc gia Trung Mỹ này bước cuộc bầu cử tổng thống quan trọng. Và điều khiến Đài Loan lo nhất là ứng viên hàng đầu cho chiếc ghế Tổng thống tương lai của Honduras Xiomara Castro công khai cam kết "cắt đứt quan hệ" với hòn đảo này và chuyển hướng quan hệ sang với Trung Quốc.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo một số nguồn tin nội bộ từ Bộ Y tế và ngành ngoại giao, chính phủ Thái Lan đã chịu sức ép từ Đại sứ quán Trung Quốc ở Bangkok.
"Các quan chức chính phủ Trung Quốc đã gặp các quan chức cấp cao ở Bộ Y tế Thái Lan để nhấn mạnh với họ rằng, sức ép tiêu cực lên vaccine Sinovac có thể làm ảnh hưởng đến quan hệ giữa 2 nước", một quan chức y tế giấu tên cho biết.
"Về cơ bản, họ cho rằng ít nhất các quan chức chính phủ Thái Lan không được chỉ trích Sinovac công khai", nguồn tin nói với Thai Enquirer.
Một nguồn tin riêng trong Bộ Ngoại giao Thái Lan nói với Thai Enquirer rằng các nhà ngoại giao Trung Quốc cũng đã gặp gỡ các quan chức Thái Lan trong chính quyền đô thị Bangkok và nội các.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
The Paper đăng tải chi tiết những quan điểm ông Tập Cận Bình đưa ra khi gặp nhà lãnh đạo Mỹ. Trong đó, phần nhiều thời lượng nói về quan hệ song phương Mỹ - Trung.
Ông Tập cho rằng khác biệt giữa hai quốc gia là không tránh khỏi nhưng hai bên nên có các bước đi nhằm kiểm soát và tránh để tình trạng ấy gia tăng.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh 3 nguyên tắc: Tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi trong phát triển quan hệ ở thời đại mới. Ông Tập cho rằng, trong bối cảnh lợi ích hai bên đan cài, Trung Quốc và Mỹ sẽ được lợi nếu hợp tác và tổn thất khi đối đầu.
"Thế giới này rộng lớn, đủ để Trung Quốc và Mỹ phát triển độc lập và song hành. Điều đúng đắn phải làm là chọn lợi ích chung thay vì chơi trò có tổng bằng 0 hoặc đi theo con đường tôi thắng - anh thua".
"Trong 50 năm tới, yếu tố quan trọng nhất trong quan hệ quốc tế là Trung Quốc và Mỹ đi đúng hướng", Ông Tập khẳng định, "Bất cứ điều gì một chính trị gia làm, dù là công trạng hay lỗi lầm, đều sẽ được lưu lại trong sử sách".
Nhà lãnh đạo Trung Quốc cũng lên tiếng cảnh báo Washington về vấn đề đảo Đài Loan, nơi mà Bắc Kinh luôn coi là một phần lãnh thổ của mình.
Ông Tập nhấn mạnh rằng, tình hình giữa hai bờ eo biển đang căng thẳng bởi Đài Loan nhiều lần tìm cách "dựa vào Mỹ để tìm kiếm độc lập" và một số nhân vật ở Mỹ định "dùng Đài Loan để kiểm soát Trung Quốc", một xu hướng mà ông Tập cho là nguy hiểm: "Như vậy là đang chơi với lửa, mà chơi với lửa thì phải bỏng".
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ông Hồ Bân Sâm, quan chức Bộ Công an Trung Quốc , đang mong muốn ứng cử vào vị trí giám sát trong Ủy ban gồm 13 thành viên tại Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol).
Tuy nhiên, một số nhà hoạt động nhân quyền và một nhóm các nhà lập pháp trên khắp thế giới đã phản đối việc ứng cử của ông vì sợ rằng Trung Quốc sẽ lạm dụng quyền hạn và cơ sở dữ liệu của cơ quan quốc tế này.
"Nếu bầu ông Hồ Bân Sâm vào Ủy ban điều hành, Đại hội đồng sẽ khiến hàng chục nghìn người vào mối rủi ro lớn", một thông điệp chung được viết bởi 50 nhà lập pháp thuộc 20 quốc gia nêu rõ. Trong số những người tham gia thông điệp này có Thượng nghị sĩ Mỹ Marco Rubio và Reinhard Butikofer, một quan chức người Đức của Nghị viện Châu Âu hiện chủ trì phái đoàn ngoại giao với Trung Quốc.
Cùng lúc đó, 40 nhà hoạt động khác cũng cho rằng đề cử vào Interpol của ông Hồ Bân Sâm sẽ có "hậu quả nghiêm trọng" bởi ông "đóng vai trò hàng đầu trong việc tăng cường hợp tác an ninh của Trung Quốc với các quốc gia khác để trục xuất người Duy Ngô Nhĩ trở về Trung Quốc".
Theo một báo cáo mới nhất của hãng tư vấn McKinsey, Trung Quốc đã vượt qua Mỹ để trở thành quốc gia tích lũy được giá trị ròng lớn nhất khi tổng giá trị tài sản toàn cầu tăng mạnh.
Theo Bloomberg, tài sản của Trung Quốc đã tăng vọt trong 2 thập kỷ qua. Cụ thể, giá trị tài sản ròng của quốc gia đông dân nhất thế giới đã tăng 17 lần, từ 7 nghìn tỷ USD năm 2000 lên 120 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
Bắc Kinh chiếm khoảng 1/3 tổng giá trị tài sản ròng toàn cầu tăng lên trong thời kỳ này. Năm 2000, Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) và sự kiện này là cú hích cho nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
Mỹ chỉ giàu gấp đôi trong cùng khoảng thời gian. Theo McKinsey, Washington đã phải nhường chỗ cho Bắc Kinh trong danh sách 10 quốc gia giàu có nhất vì giá trị tài sản ròng của nước này chỉ đạt 90 nghìn tỷ USD vào năm 2020.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chính phủ Barbados đã ký thỏa thuận thành lập đại sứ quán kỹ thuật số ở Decentraland - môi trường kỹ thuật số dựa trên Ethereum do người dùng sở hữu.
Đài RT ngày 16-11 đưa tin quốc đảo Barbados thuộc vùng Caribbean đã quyết định mở rộng phạm vi tiếp cận ngoại giao của mình sang "vũ trụ ảo". Quốc gia này ký thỏa thuận với nền tảng dựa trên blockchain để thành lập đại sứ quán kỹ thuật số đầu tiên trên thế giới.
Trang tin CoinDesk dẫn lời Bộ Ngoại giao Barbados cho biết thỏa thuận thành lập đại sứ quán kỹ thuật số ở Decentraland được ký vào ngày 14-11. Nền tảng công nghệ dựa trên Ethereum này cũng xác nhận thoả thuận trong một thông điệp đăng tải trên mạng xã hội Twitter.
Hiện Barbados đang chuẩn bị cho các giao dịch tương tự với một số nền tảng thực tế ảo khác, bao gồm Somnium Space và SuperWorld, một cách chi tiết.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ukraine cảnh báo, tình hình biên giới giữa nước này với Nga đang "xấu đi nghiêm trọng", đồng thời khẳng định Kiev sẽ thúc đẩy việc xây dựng căn cứ hải quân trước những lo ngại về các hoạt động tăng cường lực lượng từ phía Nga.
"Những gì chúng tôi chứng kiến ở biên giới là các cơ sở hạ tầng quân sự phức tạp được tập hợp trong suốt thời điểm căng thẳng leo thang hồi mùa xuân, vốn trong trạng thái sẵn sàng để tiến hành các chiến dịch tấn công Ukraine. Tôi không suy đoán được quy mô chính xác của những chiến dịch này nhưng trở lại năm 2014, thật không thể tưởng tượng được việc Nga sáp nhập Crimea. Vì vậy, tôi không loại trừ bất kỳ viễn cảnh nào vào thời điểm này", Ngoại trưởng Ukraine Dmytro Kuleba nhận định với Politico ngày 15/11, đồng thời gọi tình hình biên giới Ukraine "đang xấu đi nghiêm trọng".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Washington đã chuyển hơn 80 tấn đạn dược cho lực lượng vũ trang Ukraine theo các điều khoản trong gói "hỗ trợ an ninh" trị giá hàng triệu USD được Tổng thống Joe Biden thông qua.
Theo Đại sứ quán Mỹ tại Kiev, đợt chuyển giao đạn dược lần này đã đến Ukraine ngày 14/11. Hoan nghênh động thái của Mỹ, các nhà ngoại giao đã viết trên Twitter, khẳng định điều này "thể hiện cam kết của Mỹ với một Ukraine tự do, dân chủ và ổn định".
Theo các quan chức, "đây là đợt chuyển giao thứ tư trong khuôn khổ hỗ trợ an ninh bổ sung trị giá 60 triệu USD" mà Tổng thống Biden đã cam kết sẽ hỗ trợ Kiev hồi tháng 8. Khoản ngân sách này dành cho các loại vũ khí và dịch vụ do Bộ Quốc phòng Mỹ cung cấp, cùng với các khóa huấn luyện và đào tạo quân sự.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một quan chức cấp cao của Mỹ đã cho biết, với tư cách là thành viên G7, Mỹ dự định đầu tư vào 5 đến 10 dự án cơ sở hạ tầng có quy mô lớn trên khắp thế giới vào tháng 1 năm sau, nhằm mở rộng và cạnh tranh với sáng kiến "một vành đai, một con đường" của Trung Quốc .
Theo tờ Reuters, vị quan chức này còn tiết lộ rằng, ông Daleep Singh- Phó cố vấn an ninh quốc gia của Tổng thống Mỹ Biden, dẫn đầu đoàn đại biểu trong chuyến thăm nước ngoài vào tuần trước, đã xác định được ít nhất 10 dự án đầy hứa hẹn ở Senegal và Ghana.
Các nhà quan chức tiếp tục tiến hành hội đàm với chính phủ và lãnh đạo các nước để tìm kiếm những dự án sẽ được tài trợ theo khuôn khổ "Xây dựng lại thế giới tốt đẹp hơn" (Build Back Better World B3W) của G7. B3W đã được khởi động vào tháng 6 năm nay. Vị quan chức này cho biết, các kế hoạch có khả năng sẽ được chốt tại hội nghị G7 vào tháng 12 tới.
Vị quan chức này cũng cho biết phái đoàn Mỹ đã thăm Ecuador, Panama và Colombia trong chuyến thăm tương tự vào tháng 9, và trước cuối năm sẽ có thêm một lịch trình thăm châu Á, nhưng không nêu rõ tên cụ thể là quốc gia nào.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Hôm nay, 16/11 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có cuộc hội đàm trực tuyến quan trọng, bàn thảo về nhiều yếu tố trong quan hệ giữa hai bên, cùng những vấn đề thuộc phạm vi quan tâm.
Sau cuộc hội đàm, The Paper đã đăng tải chi tiết quan điểm ông Tập Cận Bình đưa ra khi gặp nhà lãnh đạo Mỹ. Trong đó, phần nhiều thời lượng nói về quan hệ song phương Mỹ - Trung.
Chủ tịch Trung Quốc nhấn mạnh 3 nguyên tắc: Tôn trọng lẫn nhau, cùng tồn tại hòa bình và hợp tác cùng có lợi trong phát triển quan hệ ở thời đại mới. Ông Tập cho rằng, trong bối cảnh lợi ích hai bên đan cài, Trung Quốc và Mỹ sẽ được lợi nếu hợp tác và tổn thất khi đối đầu.
"Thế giới này rộng lớn, đủ để Trung Quốc và Mỹ phát triển độc lập và song hành. Điều đúng đắn phải làm là chọn lợi ích chung thay vì chơi trò có tổng bằng 0 hoặc đi theo con đường tôi thắng - anh thua".
Ngoài ra, nhiều vấn đề khác cũng được hai nhà lãnh đạo bàn thảo.
Theo thông cáo của Nhà Trắng, Tổng thống Biden nhấn mạnh: Nước Mỹ sẽ tiếp tục đứng lên bảo vệ lợi ích và giá trị của mình, cùng các đối tác, đồng minh, đảm bảo các quy tắc của thế kỷ 21 thúc đẩy hệ thống quốc tế tự do, rộng mở và công bằng.
Trong cuộc hội đàm, nhà lãnh đạo Mỹ đã bày tỏ lo ngại về các động thái của Trung Quốc ở Tân Cương, Tây Tạng, Hong Kong. Ông Biden tuyên bố, Mỹ cần bảo vệ người lao động và các ngành công nghiệp Mỹ khỏi các tập quán thương mại, kinh tế không công bằng của Trung Quốc.
Về vấn đề Đài Loan, ông Biden cho hay, nước Mỹ vẫn cam kết với chính sách "Một Trung Quốc" theo tinh thần của Đạo luật Quan hệ Đài Loan, 3 Thông cáo Chung và 6 Đảm bảo. Washington phản đối mạnh mẽ những nỗ lực đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng và tổn hại hòa bình, ổn định giữa 2 bờ eo biển.
Hai nhà lãnh đạo cũng bàn bạc về tầm quan trọng của một Ấn Độ - Thái Bình Dương tự do, rộng mở. Ông Biden đã truyền đạt quyết tâm duy trì cam kết ở khu vực của nước Mỹ.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trạm kiểm soát mặt đất tại Nga và Mỹ đều phát cảnh báo yêu cầu các phi hành gia trên Trạm vũ trụ quốc tế (ISS) nhanh chóng trú ẩn trước nguy cơ va chạm với rác vũ trụ.
Kênh truyền hình RT đưa tin sự việc bất ngờ này xảy ra ngày 15/11 và các phi hành gia đã có thể quay trở lại làm việc sau khi mảnh vỡ bay qua an toàn. Tuy nhiên, theo hãng thông tấn TASS, Trung tâm chỉ huy sứ mệnh vũ trụ của Mỹ ở Houston cảnh báo mảnh vỡ có thể nhanh chóng quay lại ngay trong ngày hôm nay.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Liên quan tới vụ việc, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn Bộ Ngoại giao Mỹ cho hay, Nga đã tiến hành thử nghiệm phá hủy một trong số các vệ tinh của mình bằng tên lửa chống vệ tinh (ASAT).
Gọi thử nghiệm của Nga là "vô trách nhiệm", người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ Ned Price cho biết, vệ tinh bị bắn nát đã tạo ra hơn 1.500 mảnh vỡ không gian lớn, và hàng trăm nghìn mảnh nhỏ có nguy cơ "làm gia tăng đáng kể rủi ro cho các phi hành gia và nhà du hành vũ trụ trên Trạm vũ trụ quốc tế".
Ngày 15/11, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố, Matxcơva sẽ đáp trả nếu Washington kiên quyết yêu cầu 55 nhà ngoại giao Nga ra đi.
Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov tuyên bố, Matxcơva phẫn nộ trước việc Washington yêu cầu 55 nhân viên của các cơ quan ngoại giao Nga ra đi và có ý định đáp trả việc này, nếu tình hình công việc của họ không thể giải quyết được. Theo ông, điều này "không phù hợp với bất kỳ khuôn khổ và quy tắc nào".
Trước đó, người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova cho biết, Mỹ hiện sử dụng khoảng 130 nhân viên ở Nga, trong khi cơ quan đại diện ngoại giao Nga ở Washington và hai lãnh sự quán ở New York và Houston - chưa đầy 200 người, 55 nhà ngoại giao khác và công nhân hành chính và kỹ thuật phải rời khỏi Mỹ trong những tháng tới.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhiều quốc gia châu Âu và châu Á đã tiến hành tiêu hủy hàng loạt hoặc áp dụng hạn chế để xử lý tình trạng dịch cúm gia cầm lây lan mạnh trong thời gian gần đây.
Tờ Guardian (Anh) dẫn thông tin từ Tổ chức Thú y thế giới (OIE) cho biết một số đợt bùng phát cúm gia cầm đã được ghi nhận trong những ngày qua tại châu Âu và châu Á. Theo OIE, đây là dấu hiệu cho thấy cúm gia cầm đang tái lây lan mạnh.
Sự lây lan của cúm gia cầm độc lực cao đã đặt ngành chăn nuôi vào tình trạng báo động sau khi các đợt bùng phát trước đó dẫn đến việc tiêu hủy hàng chục triệu con gia cầm.
Thực trạng này cũng đang thu hút sự chú ý của các nhà dịch tễ học vì virus cúm gia cầm có thể truyền sang người. Tính đến thời điểm hiện tại, Trung Quốc đã ghi nhận 21 trường hợp nhiễm virus cúm gia cầm H5N6 ở người trong năm nay, nhiều hơn cả năm 2020.
Cũng tại châu Á, Bộ Nông nghiệp Nhật Bản cho biết đợt bùng phát cúm gia cầm đầu tiên của mùa Đông năm 2021 xảy ra tại một trang trại ở phía Đông Bắc của đất nước. Virus trong đợt bùng phát này là H5N8.
Tại châu Âu, Na Uy đã xác nhận về đợt bùng phát dịch cúm gia cầm H5N1 ở vùng Rogaland trên đàn 7.000 con.
Chính phủ Bỉ đã đặt nước này vào tình trạng nguy cơ gia tăng đối với bệnh cúm gia cầm, đồng thời yêu cầu nhốt gia cầm trong nhà kể từ 15/11, sau khi biến thể độc lực cao của virus cúm gia cầm được phát hiện trên một con ngỗng hoang gần Antwerp.
Cúm gia cầm có thể ảnh hưởng đến con người trong một số trường hợp hiếm hoi nếu con người chạm vào gia cầm bị nhiễm bệnh, phân và chất độn chuồng của chúng, hoặc trong quá trình chế biến gia cầm nhiễm bệnh để nấu ăn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Mỹ Joe Biden đã ký thông qua dự luật trị giá 1.200 tỉ USD để cải tổ hạ tầng đang xuống cấp của nước Mỹ. Phía Đảng Dân chủ cho rằng đây là bước đi quan trọng với nước Mỹ trong bối cảnh Washington tìm cách giữ ưu thế cạnh tranh đối với Bắc Kinh.
"Nhờ có dự luật này, năm tới sẽ là năm đầu tiên trong 20 năm đầu tư hạ tầng của Mỹ vượt Trung Quốc", ông Biden tuyên bố mới đây, "Chúng ta sẽ một lần nữa có cầu, đường, cảng sân bay tốt nhất trong thập kỷ tới".
Tổng thống Mỹ Joe Biden nói với nhà lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình rằng ông hy vọng sẽ có một cuộc trao đổi thẳng thắn về vấn đề nhân quyền và an ninh khi hai bên bắt đầu cuộc gặp thượng đỉnh nhằm phá băng quan hệ.
"Có lẽ tôi nên bắt đầu một cách trang trọng, mặc dù tôi và ông chưa bao giờ như vậy với nhau", ông Biden nói với ông Tập trong cuộc hội đàm trực tuyến đáng chú ý nhất kể từ khi nhậm chức.
Lãnh đạo Trung Quốc cho hay, ông rất vui khi gặp ông Biden và gọi nhà lãnh đạo Mỹ là "người bạn cũ". Ông Tập nói, hai bên nên tăng cường liên lạc và hợp tác để giải quyết nhiều thách thức.
Tổng thống Mỹ nói thêm rằng hai nhà lãnh đạo phải đảm bảo mối quan hệ Mỹ-Trung không rơi vào tình trạng xung đột công khai.
Vào lúc 7h45' sáng 16/11 (theo giờ Việt Nam), Tổng thống Mỹ Joe Biden và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã bắt đầu hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa lúc quan hệ giữa hai nước đang căng thẳng.
Thư ký báo chí Nhà Trắng Jen Psaki cho biết "cuộc hội đàm sẽ diễn ra trong vài giờ" và hai nhà lãnh đạo sẽ thảo luận cách thức quản lý cạnh tranh giữa hai nước một cách có trách nhiệm, cũng như các biện pháp hợp tác trong các lĩnh vực cùng quan tâm. Tại cuộc gặp này, Tổng thống Biden sẽ làm rõ các ý định và ưu tiên của Mỹ cũng như các mối quan ngại của Mỹ đối với Trung Quốc.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Hoa Xuân Oánh cho biết hai nhà lãnh đạo sẽ trao đổi quan điểm về quan hệ song phương và những vấn đề thuộc lợi ích của hai nước. Trong thông điệp gửi trước đó tới Ủy ban quốc gia về quan hệ Mỹ - Trung, Chủ tịch Tập Cận Bình mô tả mối quan hệ song phương đang ở "thời điểm lịch sử quan trọng".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Về cuộc gặp lần này, báo Tuổi trẻ dẫn nguồn tin Reuters cho biết: Tổng thống Mỹ Biden sẽ đề nghị Trung Quốc "chơi theo luật" như một quốc gia có trách nhiệm nhằm giảm thiểu khả năng xung đột giữa hai cường quốc. Thông tin do một quan chức Mỹ cấp cao tiết lộ trước thềm thượng đỉnh.
Tháng trước, Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ đã thông qua dự luật Trừng phạt về Biển Đông và biển Hoa Đông (S.1657). Theo đó, Mỹ có thể áp cấm vận đối với những cá nhân và thực thể của Trung Quốc tham gia vào hoạt động áp đặt tuyên bố chủ quyền trái phép của Bắc Kinh tại hai vùng biển này.
VnExpress đã trao đổi với các chuyên gia về động thái mới này của phía Mỹ. Chia sẻ với Vnexpress, Charles R Hankla, phó giáo sư về khoa học chính trị tại Đại học bang Georgia (Atlanta, Mỹ) cho rằng, dự luật là dấu hiệu cho thấy Mỹ càng ngày càng lo ngại về hành động của Trung Quốc ở Biển Đông và những khu vực xung quanh.
Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ thông qua dự luật trong bối cảnh Trung Quốc đơn phương ngang ngược vạch ra "đường chín đoạn", yêu sách chủ quyền phi lý với gần như toàn bộ khu vực Biển Đông, bất chấp phán quyết năm 2016 do Tòa Trọng tài Thường trực đưa ra.
Giám đốc Sáng kiến Minh bạch Hàng hải châu Á (AMTI) Gregory Poling cũng cho rằng các nỗ lực quốc tế phối kết hợp với mục đích công khai và trừng phạt "hành vi xấu" của Trung Quốc là vũ khí có khả năng ngăn chặn tham vọng của Bắc Kinh ở Biển Đông.
Ngoài ra, Poling đề cập tới hoạt động neo đậu trái phép của tàu cá Trung Quốc, tàu thuộc lực lượng dân quân biển Trung Quốc - một phần trong chiến lược vùng xám và cảnh báo rằng, nếu không có nỗ lực gây sức ép từ quốc tế, Trung Quốc sẽ sớm đạt được tham vọng kiểm soát tất cả vùng biển trong thời bình.
Dự luật S.1657 sẽ được chuyển lên Thượng viện Mỹ bỏ phiếu trong thời gian tới. Nhiều chuyên gia dự đoán nhiều khả năng dự luật trừng phạt sẽ được quốc hội Mỹ thông qua, nhất là khi Trung Quốc ngày càng trở thành mối quan tâm chung của lưỡng đảng.
Trung Quốc đang chống chọi với đợt bùng dịch Covid-19 lớn nhất do chủng Delta gây ra, Reuters nhận định theo số liệu nước này vừa công bố.
Kể từ ngày 17/10, Trung Quốc ghi nhận tổng cộng 1.308 ca (tính đến thời điểm thống kê của Reuters vào 14/11), vượt qua 1.280 ca bệnh trong đợt bùng dịch do chủng Delta hồi mùa hè.
Con số này đánh dấu đợt bùng dịch lan rộng nhất của Trung Quốc, ảnh hưởng tới 21 trên tổng số 33 tỉnh thành. Mặc dù tới nay đây vẫn là một con số thấp so với nhiều nước khác nhưng chính quyền Trung Quốc vẫn vội vã ngăn chặn nguồn lây theo chiến lược zero Covid.
Nhiều vùng đã khống chế được các ổ dịch trong vòng vài tuần nhờ nhanh chóng áp dụng các quy định hạn chế phức tạp, bao gồm truy vết, xét nghiệm nhiều lần, đóng cửa hàng loạt trung tâm giải trí văn hóa và giới hạn giao thông công cộng.
Tuy nhiên, Đại Liên vẫn đang chật vật với dịch bệnh, quan chức y tế Trung Quốc cho hay. Kể từ khi ghi nhận ca có triệu chứng đầu tiên, thành phố cảng 7,5 triệu dân mỗi ngày đều ghi nhận khoảng 24 ca mới, nhiều hơn bất kỳ thành phố nào khác của Trung Quốc.