Cập nhật lúc

TT Putin ra lệnh bất ngờ, "cứu" cả châu Âu; TT Brazil có thể bị truy tố "tội ác chống lại nhân loại"

Nhà lãnh đạo Đài Loan lần đầu công khai thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ. Bà Thái Anh Văn cũng cho biết bà tin tưởng nếu Trung Quốc tấn công, Mỹ sẽ đến hỗ trợ.

TT Putin ra lệnh bất ngờ, "cứu" cả châu Âu; TT Brazil có thể bị truy tố "tội ác chống lại nhân loại"
15
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tổng thống Putin ra mệnh lệnh "cứu" châu Âu?

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo cho Tập đoàn năng lượng Gazprom tăng cường bổ sung khí đốt cho các cơ sở lưu trữ của tập đoàn này ở châu Âu vào tháng tới.

    Ông Putin nói tại một cuộc họp được phát sóng trên kênh truyền hình nhà nước Nga hôm 27-10 rằng động thái này sẽ giúp tình hình thuận lợi hơn trên thị trường năng lượng châu Âu.

    Ông chủ Điện Kremlin ra lệnh cho Gazprom, gã khổng lồ năng lượng do chính phủ Nga kiểm soát, tập trung vào việc lấp đầy kho lưu trữ dưới lòng đất ở Đức và Áo bắt đầu từ ngày 8-11 sau khi hoàn tất bơm khí vào các cơ sở dự trữ dưới lòng đất ở Nga.

    Ông Alexey Miller, giám đốc điều hành Gazprom, cho biết hoạt động trong nước sẽ được kéo dài thêm một tuần so với thông báo ban đầu là ngày 1-11. Ông Miller cho hay đến nay, Gazprom đã bơm một lượng khí đốt rất nhỏ vào các cơ sở lưu trữ ở châu Âu. Tại Nga, Gazprom có ​​kế hoạch dự trữ kỷ lục 72,6 tỉ m3 khí cho mùa đông sắp tới.

    TT Putin ra lệnh bất ngờ, cứu cả châu Âu; TT Brazil có thể bị truy tố tội ác chống lại nhân loại - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga Vladimir Putin đã chỉ đạo cho Tập đoàn năng lượng Gazprom tăng cường bổ sung khí đốt cho các cơ sở lưu trữ ở châu Âu vào tháng tới. Ảnh: Bloomberg

    Việc Nga tập trung tăng cường lượng khí đốt dự trữ trong nước cùng với tỉ lệ lưu trữ thấp tại các cơ sở của Gazprom ở Liên minh châu Âu (EU) đã trở thành mối quan tâm lớn đối với thị trường châu lục này, nơi vốn đang chật vật với tình trạng thiếu năng lượng và giá cả cao ngất ngưởng.

    Sự can thiệp công khai đầu tiên của ông Putin vào thị trường đầu tháng này đã làm dịu đà tăng giá khí đốt nhưng kể từ đó giá cả vẫn tăng nhẹ. Năng lực vận chuyển mà Gazprom đã thoả thuận trong tháng 11 cũng không hứa hẹn sẽ đẩy nhanh việc giao hàng đến châu Âu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tàu ngầm Mỹ khó nhọc "lội nước" về Guam sau vụ va chạm ở Biển Đông: Hé lộ bộ phận bị hỏng

    Trang tin USNI News hôm 27/10 trích dẫn các nguồn thạo tin trong ngành quốc phòng Mỹ cho biết, Hải quân Mỹ vẫn chưa thể xác định tàu ngầm hạt nhân USS Connecticut (SSN-22) đã đâm vào vật thể gì khi di chuyển trong khu vực biển Đông .

    Tàu USS đã đâm phải một vật thể chưa xác định ở Biển Đông. Một giả thuyết đưa ra là chiếc tàu đã đâm phải đá ngầm, nhưng các điều tra viên chưa xác nhận điều này.

    Được biết, vụ va chạm đã khiến bộ phận bể dằn ở phía trước tàu bị hư hại. Bể dằn có cấu tạo giống như một khoang bên trong, giúp tàu ngầm nổi lên hoặc lặn xuống. Tàu sẽ lặn khi van trong bể dằn được mở ra để nước biển tràn vào, và sẽ nổi lên mặt nước nhờ khí nén đẩy nước ra khỏi các bể dằn.

    Hai quan chức quốc phòng Mỹ cũng đã tiết lộ với USNI News rằng việc bể dằn bị hư hại sau vụ va chạm đã khiến con tàu không thể lặn xuống như bình thường mà phải di chuyển trên mặt nước trong gần một tuần để về tới căn cứ đảo Guam.

    Các nguồn tin cũng xác nhận rằng lò phản ứng hạt nhân không bị hư hại sau vụ va chạm vật thể lạ ở Biển Đông.

    Hiện tại hải quân Mỹ đang đánh giá, sửa chữa con tàu ở căn cứ đảo Guam, đồng thời tiến hành điều tra về nguyên nhân gây ra sự cố ngày 2/10.

    Trong khi Mỹ tiến hành điều tra, thì phía Trung Quốc đã cáo buộc Mỹ che giấu, không chia sẻ với Bắc Kinh các thông tin chi tiết về vụ việc.

    Bấm link đẻ đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Tàu ngầm Mỹ khó nhọc "lội nước" về Guam sau vụ va chạm ở Biển Đông: Hé lộ bộ phận bị hỏngSoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc quyết trường kỳ ‘Zero COVID’ tới Olympic mùa Đông 2022

    TT Brazil có thể bị truy tố tội ác chống lại nhân loại vì Covid; Nga đắc lợi vì TQ và Úc hục hặc - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế làm xét nghiệm COVID-19 tại Bắc Kinh. Ảnh: Reuters

    Trung Quốc đang đẩy nhanh nỗ lực dập tắt đợt dịch COVID-19 mới trong bối cảnh chỉ còn chưa đầy 100 ngày nữa là đến ngày khai mạc Thế vận hội Olympic mùa Đông 2022 được tổ chức tại Bắc Kinh.

    Ở ngoại ô tỉnh trung tâm công nghiệp Quảng Châu, các công nhân đang hoàn tất những phần việc cuối cùng của dự án xây dựng một tổ hợp lớn gồm hàng loạt những dãy nhà ba tầng màu trắng. Đó là Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu, trung tâm cách ly chuyên dụng đầu tiên đối với khách nước ngoài nhập cảnh vào Trung Quốc.

    Việc xây dựng được triển khai từ tháng 6 và đến tháng 9 vừa qua đã cơ bản hoàn thành. Hiện chỉ chờ xây đường và một số hạng mục còn lại có thể đưa vào sử dụng được. "Chúng tôi vẫn chưa biết chính xác thời điểm khai trương trạm y tế này. Nhưng có thể sẽ rất sớm thôi", một nguồn thạo tin ẩn danh cho biết.

    Trong bối cảnh gần như tất cả các quốc gia đều từ bỏ chiến dịch diệt trừ COVID-19, học cách sống chung với đại dịch trên cơ sở đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng vaccine, Trung Quốc vẫn đang đặt cược vào cách tiếp cận "Không COVID-19" (Zero COVID). Trạm Y tế Quốc tế Quảng Châu là một minh chứng cho xu thế đó. Khu phức hợp này có quy mô 5.000 phòng, tổng mức đầu tư lên đến 266 triệu USD, hoạt động theo mô hình phi tiếp xúc trực tiếp, sử dụng robot, drone để phân phối bữa ăn, vệ sinh, khử trùng bề mặt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thượng viện Brazil khuyến nghị truy tố Tổng thống nước này vì “tội ác chống lại nhân loại”

    Thượng viện Brazil đã bỏ phiếu khuyến nghị truy tố Tổng thống Jair Bolsonaro vì "các tội danh chống lại nhân loại" đối với các chính sách của ông nhằm đối phó với Covid-19, đại dịch đã khiến hơn 600.000 người ở nước này thiệt mạng, theo VOV.

    TT Brazil có thể bị truy tố tội ác chống lại nhân loại vì Covid; Nga đắc lợi vì TQ và Úc hục hặc - Ảnh 1.

    Tổng thống Brazil - Jair Bolsonaro. Ảnh: AFP

    Động thái trên diễn ra giữa bối cảnh cuộc điều tra 6 tháng về chính sách ứng phó với đại dịch của chính quyền Brazil đã đi đến kết luận. Tổng thống Bolsonaro khẳng định ông hoàn toàn vô tội, đồng thời gọi nỗ lực buộc tội ông là một "trò đùa".

    Ngoài ra, sẽ không có khả năng Tổng công tố Brazil - Augusto Aras - một người được ông Bolsonaro bổ nhiệm - thi hành khuyến nghị trên.

    Một ban hội thẩm gồm 11 thành viên Thượng viện ngày 26/10 đã bỏ phiếu với kết quả 7 phiếu thuận - 4 phiếu chống để đưa ra khuyến nghị về các tội danh của Tổng thống Brazil, trong đó bao gồm việc để dịch bệnh lây lan không kiểm soát, vi phạm các quy định y tế, xuyên tạc các tài liệu bí mật, dùng sai quy định các nguồn quỹ công, vi phạm các quyền xã hội và không hoàn thành phận sự của một tổng thống, AP đưa tin.

    "Sự hỗn loạn của chính quyền ông Jair Bolsonaro sẽ đi vào lịch sử như một chính quyền đẩy người dân vào tình trạng cùng cực nhất", Thượng nghị sĩ Renan Calheiros cho hay. Brazil – đất nước với khoảng 213 triệu dân, đã ghi nhận kỷ lục hơn 606.000 người chết vì Covid-19, đứng thứ hai thế giới chỉ sau Mỹ.

    Khi số ca tử vong tăng lên, sự ủng hộ dành cho ông Bolsonaro ngày càng suy giảm. Tổng thống Brazil đã nhiều lần so sánh virus SARS-CoV-2 với virus gây cúm và cho rằng mức độ nguy hiểm của dịch bệnh đã "bị làm quá". Tổng thống cũng cười nhạo các thống đốc và thị trưởng như những "kẻ phạm tội" khi họ áp đặt lệnh phong tỏa và hạn chế nhằm kiểm soát sự lây lan của virus.

    Giống như cựu Tổng thống Trump, ông Bolsonaro từng mắc Covid-19 nhưng sau đó đã hồi phục. Và cũng giống như ông Trump, ông từng ủng hộ những phương pháp điều trị Covid-19 chưa được chứng minh tính hiệu quả về khoa học, chẳng hạn như việc sử dụng hydroxychloroquine.

    Về lý thuyết, người phạm tội ác chống lại nhân loại có thể bị đưa ra Tòa Hình sự Quốc tế ở Hague./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga hưởng lợi lớn vì Trung Quốc khủng hoảng năng lượng và hục hặc với Úc

    Khi Trung Quốc cố gắng giải quyết tình trạng thiếu điện, nước này cũng đang tăng cường nhập khẩu than - với lượng than từ Nga nhiều gấp 3 lần so với năm ngoái, số liệu từ hải quan Trung Quốc cho hay.

    Nhập khẩu than của Trung Quốc đã tăng 76% so với một năm trước, đạt 32,9 triệu tấn, phần lớn than đến từ Nga và Indonesia.

    Trung Quốc đã nhập khẩu khoảng 3,7 triệu tấn than từ Nga trong tháng 9. Con số này tăng 28% so với tháng 8 và cao hơn 230% so với một năm trước.

    Bất chấp nhu cầu về than tăng lên của Trung Quốc, dữ liệu của cơ quan hải quan cho thấy nhập khẩu than từ Úc vẫn bằng 0. Úc đã từng là nguồn nhập khẩu than lớn nhất của Trung Quốc. Nhưng căng thẳng chính trị giữa hai nước đã leo thang sau khi Úc ủng hộ một cuộc điều tra liên quan đến nguồn gốc cách Bắc Kinh ứng phó đại dịch Covid-19.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao đột biến

    Bộ Y tế Singapore cho biết ngày 27/10, nước này ghi nhận 5.324 ca mới mắc Covid-19. Lần đầu tiên số ca mắc ghi nhận trong ngày vượt mốc 5.000 ca.

    Trong số các ca mới ghi nhận, có 4.651 ca ghi nhận trong cộng đồng, 661 ca tại các ký túc xá của lao động nhập cư và 12 ca nhập cảnh.

    VOV dẫn thông tin, Bộ Y tế Singapore cho biết, số ca mắc tăng cao bất thường chủ yếu do nhiều ca dương tính được các phòng xét nghiệm phát hiện chỉ trong vòng vài giờ chiều 27/10. Giới chức y tế đang xem xét sự gia tăng bất thường này và tiếp tục theo dõi xu hướng trong những ngày tới.

    Số ca Covid-19 ở nước láng giềng Việt Nam tăng bất thường; Đài Loan tin Mỹ sẽ giúp nếu TQ tấn công - Ảnh 1.

    Singapore ghi nhận số ca mắc Covid-19 tăng cao đột biến. Ảnh: Straits Times

    Tổng số ca mắc Covid-19 tại Singapore tính đến nay là 184.419 ca.

    Ngày 27/10 là ngày thứ 38 liên tiếp Singapore ghi nhận ca tử vong do Covid-19, với 10 ca mới. Các trường hợp này là những người từ 54-96 tuổi, đều có bệnh nền nghiêm trọng, ngoại trừ 1 trường hợp chưa tiêm vaccine.

    Đến nay, Singapore đã ghi nhận tổng cộng 349 người chết vì Covid-19.

    Bộ Y tế Singapore cũng cho biết thêm, hiện có 308 bệnh nhân cần thở oxy tại giường bệnh viện thông thường, 76 người ở trong tình trạng không ổn định và đang được theo dõi chặt chẽ tại giường hồi sức tích cực (ICU) và 66 người đang nguy kịch.

    Trong tổng số 357 ICU hiện có, 142 ICU đang được sử dụng cho các bệnh nhân Covid-19, 143 ICU hiện đang sử dụng cho các bệnh nhân không mắc Covid-19 và chỉ còn 72 giường trống./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pháp bắt một tàu đánh cá của Anh, đe dọa 'hành động pháp lý'

    Ngày 28/10, Bộ Hàng hải Pháp đã bắt giữ một tàu đánh cá bằng lưới và cảnh cáo một tàu khác của Anh khi đang hoạt động tại vùng biển ngoài khơi cảng Le Havre thuộc Pháp, báo Tin tức đưa tin.

    Đài Loan lần đầu thừa nhận sự thật về quân Mỹ; Pháp-Anh lại xô xát sau vụ mất hợp đồng tàu hạt  nhân - Ảnh 1.

    Một tàu cá hoạt động gần cảng St Helier thuộc quần đảo Channel nằm giữa Anh và Pháp. Ảnh: AFP

    Theo Đài Sputnik và trang Sky News, cơ quan chức năng Pháp đã bắt giữ một tàu đánh cá bằng lưới và cảnh cáo một tàu khác của Anh vì hành vi phía Paris cáo buộc là đánh bắt cá tại khu vực không được phép.

    Được biết, tàu đánh cá bị bắt đã được đưa về bến cảng của Pháp. Thuyền trưởng tàu cá này phải đối mặt hình phạt pháp lý cũng như bị tịch thu toàn bộ số hải sản đánh bắt được.

    Một ngày trước đó, Bộ trưởng Brexit Anh, ông David Frost đã bày tỏ sự thất vọng đối với tuyên bố của Pháp về việc thực hiện các biện pháp trừng phạt liên quan vấn đề quyền đánh bắt cá hậu Brexit, trong đó ngăn cấm tàu, thuyền Anh đến các bến cảng của Pháp.

    Theo đó, Paris đã công bố một loạt biện pháp trừng phạt mà nước này có thể áp dụng từ ngày 2/11 tới nếu không đạt được tiến bộ trong tranh cãi với Anh về vấn đề quyền đánh cá sau khi London rời khỏi Liên minh châu Âu (EU), hay còn gọi là Brexit.

    Người phát ngôn Chính phủ Pháp Gabriel Attal cho biết Paris mới chỉ cấp phép một nửa số giấy phép cần cấp cho các tàu cá nước này hoạt động tại vùng biển của Anh theo hạn ngạch trong thỏa thuận về đánh bắt cá mà London đã ký với EU hồi tháng 12/2020.

    Ông Attal cho biết Pháp có thể áp dụng các biện pháp trừng phạt như tăng cường kiểm tra hải quan và cấm các tàu đánh bắt hải sản của ngư dân Anh cập cảng Pháp.

    Về phía London, người phát ngôn Chính phủ Anh khẳng định những biện pháp do Pháp đe dọa không phù hợp với Hiệp định thương mại và hợp tác (TCA) cũng như luật pháp quốc tế nói chung, đồng thời cảnh báo Anh sẽ đáp trả thích hợp nếu Pháp thực thi các biện pháp trên.

    Đây là diễn biến mới nhất trong hàng loạt tranh cãi giữa Pháp và Anh khiến quan hệ ngoại giao giữa hai nước rơi xuống mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia vứt bỏ hơn 30.000 liều AstraZeneca

    Vnexpress đưa tin, gần 32.000 liều vaccine AstraZeneca ở Australia bị tiêu hủy vì hết hạn sử dụng, trong khi số lượng sản xuất vẫn đạt mức gần kỷ lục.

    Dữ liệu của cơ quan y tế liên bang Australia cho biết thấy khoảng 31.833 liều vaccine AstraZeneca đã hết hạn và phải tiêu hủy. Báo cáo cũng chỉ ra 969 địa điểm tiêm chủng, chiếm chưa tới 10% cơ sở cung cấp vaccine ở Australia, phải tiêu hủy vaccine vì hết hạn sử dụng.

    Số lượng vaccine AstraZeneca chưa được sử dụng ở Australia đã tăng lên hơn 7 triệu liều do năng lực sản xuất trong nước tăng mạnh, trong khi nhu cầu sử dụng suy giảm. Chỉ có 2 triệu liều được sử dụng trong tháng 9, giảm mạnh so với mức 3 triệu liều trong tháng 8.

    Để tránh nguy cơ lãng phí, Bộ Y tế Australia khuyến cáo cơ sở y tế và phòng khám chuyển số vaccine dư thừa tới những địa phương khác có nhu cầu lớn hơn. Ngoài ra, vaccine dư thừa cũng được dùng để hỗ trợ các nước Thái Bình Dương. Đến nay, Australia đã chia sẻ khoảng 3,7 triệu liều cho 12 quốc gia ở khu vực này.

    Tuy nhiên, nhiều nhóm hoạt động kêu gọi chính phủ Australia cần làm nhiều hơn nữa để hạn chế lãng phí vaccine. Nhóm vận động End Covid For All gần đây kêu gọi Australia tài trợ thêm 20 triệu liều vaccine cho các nước có thu nhập thấp chống Covid-19 thông qua cơ chế Covax. Nhóm này cũng hy vọng chính phủ đầu tư thêm 250 triệu USD cho cơ chế chia sẻ vaccine.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình cảnh khó khăn của đại sứ quán Mỹ tại Nga

    Một quan chức cấp cao Bộ Ngoại giao Mỹ cảnh báo đại sứ quán nước này tại thủ đô Moscow có thể phải ngừng hầu hết hoạt động vào năm 2022 nếu không đạt được tiến triển với Nga về việc tăng số lượng thị thực cấp cho các nhà ngoại giao.

    Vị quan chức Mỹ hôm 27-10 cho biết: "Chúng tôi sẽ đối mặt với tình huống, không phải tháng sau, mà là vào năm sau, khi chúng tôi khó có thể tiếp tục làm gì khác ngoài trông nom đại sứ quán ", theo Người lao động.

    Lãnh đạo Đài Loan lần đầu thừa nhận sự thật về quân Mỹ; Vì sao ĐSQ Mỹ tại Nga có thể bị đóng cửa? - Ảnh 1.

    Đại sứ quán Mỹ tại Moscow, Nga. Ảnh: AP

    Quan chức này cho biết Đại sứ quán Mỹ không thể thực hiện nhiều chức năng vì không đủ người. Người này nhấn mạnh nhiều chức năng của đại sứ quán, như gửi điện tín ngoại giao, sẽ trở nên khó khăn nếu không có thêm nhân viên.

    Theo Reuters, cơ quan này đang thiếu nhân viên cho các công việc cơ bản như đóng, mở cổng đại sứ quán, bảo đảm an ninh cho các cuộc điện thoại và vận hành thang máy.

    Đầu tháng này, Mỹ đã dừng xử lý hồ sơ xin thị thực tại Moscow khiến những công dân Nga có nhu cầu phải sang đại sứ quán Mỹ tại Ba Lan nộp hồ sơ.

    Trước đó, ngày 1-8, Nga đã cấm đại sứ quán các nước tại Moscow thuê người Nga hoặc người nước thứ ba, buộc Mỹ phải cho nghỉ hơn 200 nhân viên địa phương tại các cơ quan đại diện của Washington trên lãnh thổ Nga.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật, Mỹ, Trung Quốc công bố các khoản hỗ trợ ASEAN

    Nhật triển khai khoản vay 192 tỷ Yên lãi suất thấp

    Thủ tướng Nhật Bản Kishida Fumio khẳng định tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi tổng thể với khoản cho vay trị giá 192 tỉ Yên với lãi suất thấp nhất

    Hội nghị Cấp cao ASEAN-Nhật Bản lần thứ 24, Nhật Bản khẳng định coi trọng quan hệ đối tác ASEAN-Nhật Bản, ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong cấu trúc khu vực, khẳng định ủng hộ ASEAN xây dựng Cộng đồng, cam kết tăng cường hợp tác với ASEAN trên tinh thần Tuyên bố chung về hợp tác ASEAN-Nhật Bản và Quan điểm chung của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP) năm 2020.

    Thủ tướng Nhật Bản cho biết, Nhật Bản đã cung cấp hơn 16 triệu liều vắc-xin và viện trợ hơn 32 tỉ yên cho ASEAN, tích cực hỗ trợ ASEAN triển khai Khung Phục hồi tổng thể với khoản cho vay trị giá 192 tỉ yên với lãi suất thấp nhất, khẳng định hỗ trợ Trung tâm ASEAN ứng phó các tình huống y tế công cộng khẩn cấp và dịch bệnh mới nổi (AC-PHEED) hoạt động bền vững.

    Thêm 102 triệu USD từ Mỹ

    Trước đó, tối 26-10, Hội nghị Cấp cao ASEAN-Mỹ lần thứ 9 đã diễn ra theo hình thức trực tuyến với sự tham dự của lãnh đạo các nước ASEAN, Tổng thống Mỹ Joe Biden và Tổng Thư ký ASEAN.

    Tại Hội nghị, các nước hoan nghênh những tiến triển tích cực trong hợp tác nhiều mặt giữa ASEAN và Mỹ thời gian qua, nhất trí dành ưu tiên cho phối hợp kiểm soát hiệu quả Covid-19 và hỗ trợ lẫn nhau phục hồi bền vững. Lãnh đạo các nước ASEAN hoan nghênh Mỹ cam kết hỗ trợ nâng cao năng lực y tế, tiếp tục cung cấp vắc-xin, đồng thời kêu gọi Mỹ tăng cường hợp tác nghiên cứu, phát triển, sản xuất vắc-xin và thuốc điều trị Covid-19.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden khẳng định cam kết coi trọng quan hệ với ASEAN, nhấn mạnh quan hệ ASEAN - Mỹ có tầm quan trọng đặc biệt với tương lai của khu vực có hơn 1 tỉ dân, cũng như đối với an ninh và thịnh vượng của khu vực Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương; ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN trong nỗ lực xây dựng cấu trúc khu vực, trật tự khu vực dựa trên luật lệ và các giá trị và nguyên tắc nêu trong Quan điểm của ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương (AOIP).

    Tổng thống Joe Biden cho biết Mỹ đã tài trợ hơn 200 triệu USD cho các nỗ lực ứng phó Covid-19 và cung cấp 40 triệu liều vắc-xin cho các nước trong khu vực, tiếp tục hỗ trợ các nước ứng phó đại dịch và triển khai Sáng kiến Tương lai Y tế ASEAN-Mỹ. Mỹ dự kiến sẽ công bố chương trình trị giá 102 triệu USD với các sáng kiến mới tăng cường hợp tác với ASEAN.

    Trung Quốc bổ sung 10 triệu USD cho quỹ hợp tác với ASEAN

    Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường công bố Trung Quốc bổ sung 10 triệu USD cho Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc, đề xuất lập Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển y tế công cộng.

    Hội nghị Cấp cao ASEAN-Trung Quốc lần thứ 24, các nước ASEAN và Trung Quốc đã kiểm điểm hợp tác thời gian qua, nhất trí quan hệ ASEAN-Trung Quốc đã phát triển sâu rộng, đạt nhiều kết quả tích cực trên tất cả các mặt. Hợp tác ứng phó Covid-19, thúc đẩy phục hồi sau dịch bệnh là những biểu hiện rõ nét của sự phát triển này.

    Các nước ASEAN cảm ơn Trung Quốc đã hỗ trợ ứng phó kịp thời ngay từ khi dịch bệnh bùng phát, giúp kiềm chế hiệu quả Covid-19, từ đó tạo tiền đề cho phục hồi bền vững sau đại dịch. Xuất phát từ chính sách nhận thức coi trọng quan hệ láng giềng, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường cho biết Trung Quốc chủ trương sẽ tiếp tục hỗ trợ ASEAN ứng phó dịch bệnh, bày tỏ mong muốn sẽ phối hợp cùng ASEAN phục hồi thành công. Trung Quốc sẽ trợ giúp cho ASEAN vắc-xin và trang thiết bị y tế, nâng cao năng lực cảnh báo sớm.

    Thủ tướng Trung Quốc đề xuất lập Trung tâm hợp tác nghiên cứu và phát triển y tế công cộng ASEAN-Trung Quốc nhằm chia sẻ các thành tựu nghiên cứu khoa học công nghệ ứng dụng phòng chống dịch bệnh. Đồng thời, công bố Trung Quốc bổ sung 10 triệu USD cho Quỹ Hợp tác ASEAN-Trung Quốc.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị 3 nước Đông Á chuyển giao công nghệ thuốc, vắc xin

    Chiều 27/10, Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng đoàn đại biểu Việt Nam dự Hội nghị cấp cao trực tuyến ASEAN+3 lần thứ 24.

    NÓNG: Lãnh đạo Đài Loan lần đầu thừa nhận sự thật về quân đội Mỹ; Nhật có động thái mới ở Biển Đông - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị cấp cao ASEAN+3. (Ảnh: Đoàn Bắc)

    Tham dự Hội nghị có lãnh đạo các nước ASEAN, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường, Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in và Tổng Thư ký ASEAN.

    Các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, và Hàn Quốc khẳng định tiếp tục ủng hộ các sáng kiến của ASEAN về phòng chống COVID-19 như Quỹ ASEAN ứng phó COVID-19, Kho Dự phòng vật tư y tế khu vực và Khung phục hồi tổng thể ASEAN, tiếp tục cung cấp vắc xin và các trang thiết bị y tế cho các nước ASEAN, tăng cường hợp tác nghiên cứu và phát triển vắc xin hướng tới nâng cao năng lực tự chủ vắc-xin trong khu vực.

    Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Phạm Minh Chính hoan nghênh và đề nghị các nước ASEAN+3 cần tiếp tục phát huy hơn nữa thế mạnh trong ứng phó khủng hoảng nhất là khi đại dịch COVID-19 và các thách thức còn phức tạp, thúc đẩy hợp tác đa phương quốc tế kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, duy trì ổn định và khôi phục phát triển kinh tế-xã hội bền vững tại khu vực, nhất là đối với các vấn đề có tính khu vực và toàn cầu.

    Trên tinh thần đó, Thủ tướng đề nghị các nước ASEAN+3 cần đẩy mạnh cách tiếp cận mới linh hoạt và an toàn, thích ứng với trạng thái bình thường mới. Theo đó cần tập trung hợp tác nâng cao năng lực, nhất là khả năng tự chủ về vắc xin và thuốc điều trị.

    Thủ tướng đề nghị Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc hỗ trợ tiếp cận và chuyển giao công nghệ sản xuất vắc-xin, thuốc điều trị COVID-19 cho ASEAN, đồng thời chia sẻ kinh nghiệm và các biện pháp chống dịch, tăng cường khả năng cảnh báo sớm, chia sẻ thông tin và phối hợp ứng phó với các tình huống y tế khẩn cấp trong tương lai.

    Nhằm khắc phục tác động của dịch bệnh, phục hồi và phát triển kinh tế-xã hội bền vững, Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN+3 cần hợp tác ổn định các nền tảng kinh tế - tài chính vĩ mô, thúc đẩy chuyển đổi số, hỗ trợ người dân và doanh nghiệp.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề xuất các nước nghiên cứu thiết lập mạng lưới an sinh xã hội trong khu vực, tăng cường bảo đảm an sinh, an toàn xã hội cho người dân ASEAN+3.

    Chia sẻ ý kiến của các nước, Thủ tướng nhấn mạnh hợp tác ASEAN+3 cần tiếp tục đóng góp tích cực cho duy trì hoà bình, an ninh và ổn định ở khu vực, đồng thời đề nghị các đối tác Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc ủng hộ nỗ lực của ASEAN xây dựng Biển Đông thành vùng biển hòa bình, hữu nghị và hợp tác, khẳng định ASEAN sẵn sàng tham gia đóng góp hỗ trợ tiến trình đối thoại, hợp tác vì hòa bình bền vững, các vấn đề nhân đạo và phi hạt nhân hóa Bán đảo Triều Tiên.

    Kết thúc hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN+3 đã thông qua Tuyên bố về Hợp tác sức khỏe tinh thần ở trẻ vị thành niên và trẻ nhỏ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ‘tụt hậu nhiều năm’ về vũ khí siêu vượt âm so với Trung Quốc

    Giám đốc nhà thầu quốc phòng Raytheon cho rằng Mỹ đang bị Trung Quốc bỏ xa nhiều năm về vũ khí siêu vượt âm.

    Giám đốc điều hành Raytheon Gregory Hayes cho rằng công nghệ siêu vượt âm đang là đe dọa lớn nhất với đất liền Mỹ. Bởi thời gian để đối phó với đòn tấn công của đối phương bằng vũ khí siêu vượt âm là rất ngắn và thậm chí không kịp trở tay.

    "Lầu Năm Góc có nhiều chương trình vũ khí siêu vượt âm đang phát triển và Mỹ am hiểu công nghệ này. Nhưng Trung Quốc đã đưa các loại vũ khí siêu vượt âm vào tác chiến. Chúng ta đang đi sau Trung Quốc ít nhất vài năm... Điều quan trọng nhất, theo tôi, là chúng ta phải đặt trọng tâm vào việc phát triển công nghệ chống vũ khí siêu vượt âm. Đó sẽ là thách thức phía trước", ông Hayes nêu quan điểm trong trả lời phỏng vấn kênh Bloomberg ngày 26/10.

    Tên lửa siêu vượt âm là vũ khí có tốc độ tối thiểu gấp 5 lần âm thanh (Mach 5), tương đương hơn 6.200 km/h. Những vũ khí siêu vượt âm bay nhanh hơn 5 lần vận tốc âm thanh và dưới ngưỡng này thuộc diện siêu thanh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sau Nga - Trung, Mỹ - Nhật tập trận chung trên biển

    Một nhóm tàu sân bay Mỹ đang tập trận chung cùng tàu khu trục mang trực thăng của Nhật Bản trên Biển Đông, chỉ vài ngày sau khi Nga và Trung Quốc kết thúc cuộc tập trận chung trên biển.

    Tàu sân bay USS Carl Vinson và nhóm tàu tấn công của Mỹ đang cùng tàu JS Kaga của Lực lượng Phòng vệ Nhật Bản thực hiện các hoạt động bay, huấn luyện chiến thuật phối hợp giữa các đơn vị trên không và trên biển, Hạm đội 7 của Hải quân Mỹ thông báo ngày 27/10.

    Lãnh đạo Đài Loan lần đầu tiên thừa nhận sự thật về quân đội Mỹ; Úc đem tin vui đến ASEAN - Ảnh 1.

    Nhóm tàu sân bay Mỹ USS Carl Vinson đang cùng tàu chiến Nhật Bản tập trận trên Biển Đông. Ảnh: AP

    Cuộc tập trận diễn ra sau khi Trung Quốc và Nga thực hiện cuộc tuần tra chung, các bài tập chống ngầm và có chuyến đi chung qua eo biển Tsugaru. Hoạt động này được coi là bước đi nhằm đối phó với áp lực từ Mỹ và các đồng minh.

    Tiền phong dẫn lại phát biểu của Chuẩn đô đốc Daniel Martin, chỉ huy nhóm tàu USS Carl Vinson, nói rằng, các hoạt động song phương là "một phần quan trọng trong năng lực sẵn sàng phối hợp của chúng tôi". "Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là một khu vực năng động, và bằng việc tiến hành những hoạt động định kỳ với các đồng minh và đối tác trên các vùng biển, vùng trời quốc tế, chúng tôi thể hiện cam kết bền vững trong duy trì luật pháp quốc tế trên biển và trên không, bảo đảm tất cả các quốc gia có thể làm điều đó mà không phải sợ hãi", ông Martin nói.

    PGS Cheung Mong, công tác tại Trường Quốc tế học thuộc ĐH Waseda, Nhật Bản, nói rằng Hải quân Mỹ đang nhấn mạnh vai trò của quan hệ đồng minh với Nhật Bản để đối trọng với những hoạt động gần đây của Nga và Trung Quốc. "Từ năm ngoái, Mỹ và Nhật Bản thực hiện nhiều cuộc tập trận chung trên Biển Đông, nhưng đây là lần đầu tiên Trung Quốc và Nga có cuộc tập trận chung trên biển có quy mô lớn như vậy", PGS Mong nói với South China Morning Post.

    Trong cuộc diễn tập chung tuần trước, 5 tàu chiến Nga và 5 tàu chiến Trung Quốc cùng đi qua eo biển Tsugaru nằm giữa hai đảo Honshu và Hokkaido của Nhật. Năm ngày sau đó, Bộ Quốc phòng Trung Quốc thông báo, 10 tàu hải quân và 6 trực thăng của hai nước có cuộc tuần tra chung trên biển Nhật Bản, Tây Thái Bình và biển Hoa Đông trong 1 tuần, bắt đầu từ 17/10.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia cam kết cung cấp 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho Đông Nam Á

    Trong bài phát biểu tại Hội nghị cấp cao ASEAN với Australia diễn ra chiều 27/10, Thủ tướng Australia Scott Morrison đã cam kết cung cấp 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các quốc gia thành viên ASEAN và 124 triệu AUD để hỗ trợ các nền kinh tế trong khu vực duy trì sự ổn định.

    Theo đó, Thủ tướng Scott Morrison khẳng định, "các quốc gia không thể đơn độc ứng phó với Covid-19 và phục hồi sau đại dịch", vì vậy "không có gì được Australia ưu tiên hơn vào lúc này ngoài việc tiếp cận vaccine một cách an toàn và hiệu quả".

    Ngoài ra, vov.vn cũng cho biết, ngoài 4 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 mà Australia đã cung cấp cho các quốc gia Đông Nam Á, từ nay đến giữa năm sau, Australia sẽ cung cấp thêm ít nhất 10 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các quốc gia ASEAN. Đồng thời, Australia cũng sẽ cùng với ASEAN thiết lập quỹ để hỗ trợ các thách thức cấp bách và phức tạp với khoản tài trợ trị giá 124 triệu AUD từ phía Australia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lãnh đạo Đài Loan lần đầu xác nhận có quân Mỹ đồn trú

    Bà Thái Anh Văn, nhà lãnh đạo Đài Loan - nơi đang trở thành tâm điểm của căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc - cho biết mối đe dọa từ Bắc Kinh đang gia tăng "mỗi ngày", khi lần đầu tiên xác nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ ở Đài Loan.

    Hiện tại, quan hệ giữa Đài Loan và Trung Quốc đại lục đang ở mức thấp nhất trong nhiều thập kỷ. Đầu tháng này, quân đội Trung Quốc đã điều một số lượng máy bay chiến đấu kỷ lục vào không phận xung quanh Đài Loan trong khi truyền thông do nhà nước quản lý cảnh báo về một cuộc tấn công có thể xảy ra.

    Việc phô trương vũ lực một phần là kết quả của việc tăng cường quan hệ giữa Đài Loan và Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump và Joe Biden. Doanh số bán vũ khí "khủng" và các chuyến thăm cấp cao của các quan chức Mỹ đã củng cố vị thế quốc tế của Đài Loan khiến Bắc Kinh tức giận.

    Trong cuộc phỏng vấn với CNN, bà Thái đã trở thành nhà lãnh đạo Đài Loan đầu tiên thừa nhận sự hiện diện của quân đội Mỹ trên đảo vì mục đích huấn luyện trong nhiều thập kỷ. Nơi đồn trú chính thức cuối cùng của Mỹ còn lại vào năm 1979.

    Đầu năm 2020, quân đội Mỹ đã đăng và sau đó xóa một video cho thấy Lực lượng Đặc biệt của Quân đội Mỹ đang huấn luyện binh sĩ ở Đài Loan. Vào tháng 11/2020, Đài Loan thông báo và sau đó phủ nhận với truyền thông địa phương rằng quân đội Mỹ đang huấn luyện binh sĩ địa phương trên đảo.

    Bà Thái không tiết lộ chính xác hiện tại có bao nhiêu quân nhân Mỹ trên đảo nhưng nói rằng "không nhiều như mọi người nghĩ." Bà nói: "Chúng tôi có nhiều hợp tác với Mỹ nhằm tăng cường khả năng quốc phòng của mình.

    Nhà lãnh đạo Đài Loan cũng cho biết bà tin rằng nếu Đài Loan bị Trung Quốc đại lục tấn công, Mỹ và các nước khác trong khu vực sẽ đến viện trợ, "vì mối quan hệ lâu dài mà chúng tôi có với Mỹ."

    Khi được hỏi liệu Đài Loan có thể tự vệ mà không cần hỗ trợ quân sự hay không, bà Thái nói, hòn đảo này sẽ tự bảo vệ mình "đến khi nào có thể ... Nhưng tôi xin nhắc lại, điều quan trọng là chúng ta phải có sự hỗ trợ của bạn bè và các nước cùng chí hướng", bà nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại