*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 mới nhất tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành khác trên cả nước ngày 21/10.
Ngày 21-10, theo nguồn tin của Báo Người Lao Động, tổ tham mưu, giúp việc thuộc Ban Chỉ đạo Phòng, chống dịch bệnh Covid-19 TP Cần Thơ vừa có báo cáo về các chùm ca bệnh trên địa bàn quận Ninh Kiều và quận Cái Răng.
Tại quận Ninh Kiều, 3 chùm ca bệnh với 18 trường hợp mắc Covid-19 và 1 ca từ nguồn lây ngoài tỉnh. Những ca bệnh này là thợ tiện, y tá, sinh viên, người buôn bán…
Tại quận Cái Răng, 2 ca F0 là người phụ thợ tiện và học sinh ngụ tại phường Lê Bình.
Từ việc truy vết, tổ tham mưu, giúp việc đề xuất đánh giá nguy cơ và thực hiện phong tỏa phạm vi phù hợp xung quanh nơi các F0 đang sinh sống và kiểm soát chặt chẽ trong khu vực phong tỏa. Đồng thời, thực hiện xét nghiệm RT-PCR mẫu gộp định kỳ 3 ngày/lần cho khu vực bị phong tỏa.
Chiều tối 21/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Hà Nam công bố thêm 11 trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đã được Bộ Y tế gắn mã bệnh. Trong đó có nhiều bệnh nhân được phát hiện tại nhà sau khi đã hết thời gian cách ly tập trung .
Các ngày trước đó, CDC Hà Nam cũng ghi nhận nhiều trường hợp tương tự. Đặc biệt trong ngày 18/10, lực lượng chức năng phát hiện 5 bệnh nhân ở thị trấn Kiện Khê, huyện Thanh Liêm có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 đang cách ly tại nhà sau khi đã hết thời gian cách ly tập trung.
Như vậy, kể từ ca bệnh BN687.470, ở thôn Lê Lợi, xã Phù Vân, TP. Phủ Lý có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào chiều 19/9 đến tối 21/10, Hà Nam ghi nhận 810 ca bệnh đã được Bộ Y tế cấp mã. Trong đó, có hơn 300 ca được phát hiện tại khu phong tỏa, tại nhà.
Chiều 21-10, bác sĩ Trần Thuận, Giám đốc Trung tâm y tế huyện Krông Búk, tỉnh Đắk Lắk, cho biết trong ngày địa phương ghi nhận tổng cộng 67 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó, 41 trường hợp đã có kết quả xét nghiệm PCR khẳng định dương tính với SARS-CoV-2.
Đáng chú ý, có 66 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2 ghi nhận tại buôn Ea Nho (xã Chư Kpô). Đây là nơi từng ghi nhận 39 trường hợp mắc Covid-19 và được phong tỏa từ ngày 17-8 đến ngày 21-9.
Theo bác sĩ Thuận, trong thời gian phong tỏa, cứ 5 ngày, y tế địa phương lấy mẫu một lần để xét nghiệm cho người dân trong buôn Ea Nho nhưng không phát hiện trường hợp nào dương tính với SARS-CoV-2.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.255), Bình Dương (483), Đồng Nai (390), Tây Ninh (185), An Giang (174), Sóc Trăng (109), Bạc Liêu (102), Kiên Giang (92), Tiền Giang (82), Cà Mau (80), Bình Thuận (78), Long An (70), Trà Vinh (57), Gia Lai (43), Khánh Hòa (40), Bình Định (36), Phú Thọ (35), Đồng Tháp (34), Nghệ An (29), Cần Thơ (23), Thanh Hóa (21), Bà Rịa - Vũng Tàu (18), Hậu Giang (18), Vĩnh Long (15), Bình Phước (14), Nam Định (12), Quảng Bình (11), Đắk Nông (11), Quảng Ngãi (10), Hà Nam (10), Quảng Nam (10), Hà Nội (9), Lâm Đồng (8 ), Bến Tre (7), Bắc Ninh (6), Kon Tum (6), Sơn La (5), Ninh Thuận (5), Phú Yên (4), Hà Tĩnh (3), Quảng Trị (3), Hà Giang (3), Hải Phòng (2), Vĩnh Phúc (2), Bắc Giang (2), Hòa Bình (2), Thái Bình (1), Lạng Sơn (1), Thái Nguyên (1), Hải Dương (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (92), Đắk Lắk (77), Gia Lai (50).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Tây Ninh (133), Đồng Nai (85), Cà Mau (34).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 3.373 ca/ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Chiều 21/10, Công an TP Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu đã quyết định khởi tố, bắt tạm giam 4 tháng đối với Phan Ngọc An (30 tuổi, ngụ TPHCM) về hành vi "Vi phạm quy định về an toàn ở nơi đông người".
Bị can Phan Ngọc An là Trưởng phòng giao dịch Công ty Cổ phần kinh doanh tài chính F88, địa chỉ tại số 88/4, khóm 2, phường 7, thành phố Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu, chuyên cung cấp các dịch vụ cho vay cầm cố.
Trước đó, ngày 22/8, An bị phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 và lây lan sang một số nhân viên chi nhánh Công ty Cổ phần kinh doanh F88 trong lúc địa phương đang áp dụng các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19 nghiêm ngặt theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Kết quả điều tra dịch tễ còn cho thấy bệnh nhân An đi nhiều nơi, tiếp xúc nhiều người khi địa phương đang thực hiện giãn cách xã hội để tập trung phòng, chống dịch bệnh Covid-19.
Cơ quan CSĐT Công an TP Bạc Liêu xác định có 145 F0, 501 F1, 754 F2 liên quan đến bị can An.
Chiều 21/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố đã ghi nhận 12 bệnh nhân đã được cách ly.
Phân bố theo quận, huyện gồm Đông Anh (3), Hà Đông (2), Chương Mỹ (1), Sóc Sơn (1), Gia Lâm (1), Đống Đa (1), Nam Từ Liêm (1), Hoàng Mai (1), Cầu Giấy (1)
Phân bố theo các chùm gồm: chùm ca bệnh liên quan đến các tỉnh có dịch (8), chùm ho sốt thứ phát (3), chùm liên quan Bệnh viện Việt Đức (1).
Xem chi tiết các ca bệnh tại:
Tính đến 6h sáng 21/10, toàn tỉnh Phú Thọ ghi nhận 178 ca mắc COVID-19 trong vòng 1 tuần kể từ khi có ca mắc đầu tiên. Nhiều biện pháp phòng, chống dịch được đưa ra. Đặc biệt là việc tiêm chủng vaccine "cấp tốc" đang được các huyện thực hiện.
Tại Việt Trì, những ngày qua, đây là địa phương có số lượng ca mắc COVID-19 trong ngày nhiều nhất tỉnh, dự kiến sẽ còn tiếp tục phát hiện nhiều trường hợp F0 mới trong thời gian tiếp theo. Với mục tiêu nhanh nhất ngăn chặn sự lây lan của dịch bệnh ra cộng đồng, bắt đầu từ ngày 20/10/2021, TP Việt Trì triển khai tiêm vaccine phòng COVID-19 trên diện rộng cho toàn bộ người dân đủ từ 18 tuổi trở lên trên địa thành phố.
Thạc sỹ, Bác sỹ Đinh Quang Tuấn - Phó Giám đốc Trung tâm Y tế TP Việt Trì cho biết, TP Việt Trì vừa được phân bổ thêm 70.000 liều vaccine và hiện nay đang đề xuất tỉnh điều chuyển thêm 30.000 liều vaccine phòng COVID-19 nhằm đáp ứng kế hoạch tiêm chủng của thành phố.
"Đối với chiến dịch này, ngành Y tế cũng nhận được sự đồng tình, ủng hộ, phối hợp tích cực của các cấp, các ngành và cả hệ thống chính trị, các tổ chức đoàn thể. Nhận thức của nhân dân về tầm quan trọng của tiêm vaccine phòng COVID-19 được nâng lên rõ rệt. Đây là những thuận lợi cơ bản để chúng tôi triển khai thành công chiến dịch", BS Tuấn cho hay.
Xem tiếp bài viết tại:
Sáng 21/10, thảo luận tại tổ về tình hình KT-XH và công tác phòng chống dịch Covid-19, Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng khẳng định, Hà Nội luôn được đặt trong tình trạng nguy cơ cao, tinh thần là quyết tâm bảo vệ Thủ đô, không để dịch bệnh lây lan rộng.
"Hà Nội khác các tỉnh khác, nên cần đặt trong tình trạng như thế. Ngay từ những ngày đầu, chúng tôi đã chuẩn bị cả phương án cao. Khu cách ly lúc đầu là 20.000 chỗ, sau đó lên 50-70.000.
Khu điều trị F0 không triệu chứng và triệu chứng nhẹ từ chỗ không có giường nào, bây giờ đã có 20.000 giường, kích hoạt lên 30.000. Phương châm Hà Nội những ngày đầu là không để F0 và F1 tại nhà", ông Dũng nói.
Tiếp tục nhấn mạnh Hà Nội bao giờ cũng chuẩn bị phương án cao nên ông Dũng cho rằng "có đóng trước hay mở sau một tí cũng không sao" vì phương châm là phải bảo vệ bằng được Thủ đô.
Ông Đinh Tiến Dũng.
Xem đầy đủ bài viết tại:
Theo báo Người lao động, Ban Chỉ đạo Phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Bình Định đã thông tin về 21 ca Covid-19 mới trên địa bàn. Trong đó, huyện Phù Cát nhiều nhất với 16 ca, TP Quy Nhơn 4 ca và huyện Tuy Phước 1 ca.
Đáng chú ý, trong số 16 ca tại huyện Phù Cát, có 9 ca là các em học sinh đang học lớp 12 của Trường THPT Số 2 Phù Cát. Các ca này đều liên quan đến 1 học sinh cùng trường đang ở tại nhà một người phụ nữ trong xã Cát Minh, được phát hiện mắc Covid-19 vào hôm 19-10.
Liên quan đến ổ dịch tại Trường THPT Số 2 Phù Cát , Sở GD-ĐT tỉnh Bình Định đã cho trường này tạm dừng hoạt động dạy học để tiến hành khoanh vùng, truy vết, xét nghiệm. Ngoài ra, UBND huyện Phù Cát cũng tạm thời cho toàn bộ học sinh các trường mẫu giáo, Tiểu học, THCS trên địa bàn 2 xã Cát Minh và Cát Tài nghỉ học cho đến khi có thông báo mới.
Trong một diễn biến khác, ngoài 9 ca Covid-19 là học sinh Trường THPT Số 2 Phù Cát , tại TP Quy Nhơn cũng vừa xuất hiện một số ca Covid-19 mới là học sinh Tiểu học và THCS trên địa bàn. Trước diễn biến phức tạp này, tối 20-10, UBND TP Quy Nhơn đã chỉ đạo khẩn Phòng GD-ĐT tiếp tục cho các trường mầm non nghỉ học cho đến khi có thông báo mới. Riêng các trường Tiểu học, THCS thuộc 4 xã: Nhơn Lý, Nhơn Hải, Nhơn Hội, Nhơn Châu tiếp tục tổ chức hoạt động dạy và học bình thường.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Hà Nam hôm nay vừa ra Quyết định khởi tố bị can, lệnh bắt tạm giam bà N.T.L. (35 tuổi, trú xã Hợp Lý, huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) để tiếp tục điều tra, làm rõ hành vi "Vi phạm quy định an toàn ở nơi đông người" theo Khoản 2, Điều 295 Bộ luật Hình sự xảy ra trên địa bàn tỉnh.
Các quyết định, lệnh nêu trên đã được Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hà Nam phê chuẩn.
Bà L. trước đó đi từ vùng dịch TP.HCM về, nhưng khai báo gian dối, khiến địa phương phát sinh hàng trăm triệu chi phí phòng, chống dịch Covid-19.
Tại Phú Thọ hiện nay, dịch Covid-19 đã tấn công vào các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Hiện tại, tỉnh đã ghi nhận 31/178 ca bệnh là công nhân đang làm việc tại khu công nghiệp Thụy Vân, như tại công ty YAKJIN Việt Nam, công ty KSA, công ty TNHH công nghệ Namuga, công ty Gemywood, công ty TNHH TJB Vina...
Đây là điều đáng lo ngại do các khu, cụm công nghiệp tập trung đông người lao động. Do đó, nguy cơ lây nhiễm trong các khu, cụm công nghiệp rất cao nếu không tuân thủ các biện pháp an toàn dịch.
Ngoài ra, các trường hợp vừa được phát hiện dương tính với SARS-CoV-2 trên địa bàn thành phố Việt Trì và huyện Lâm Thao chưa rõ nguồn lây, nên nguy cơ dịch Covid-19 lan rộng ra cộng đồng rất cao.
Theo PGS Trần Đắc Phu – Cố vấn cao cấp Trung tâm đáp ứng các sự kiện Y tế khẩn cấp của Bộ Y tế, với thực tế hiện nay dịch đã tồn tại lâu trong cộng đồng, bất cứ tỉnh nào cũng có nguy cơ bùng phát dịch. Tất cả các vấn đề này đều đã được dự đoán. Hiện tại, các tỉnh đã bắt đầu thực hiện Nghị định 128 thì nguy cơ càng cao hơn.
PGS Phu cho rằng các địa phương vẫn có nguy cơ bùng phát dịch là vì:
Thứ nhất, tỷ lệ tiêm vắc xin tại các địa phương chưa đồng đều, nhiều tỉnh còn thấp.
Thứ hai, tiêm vắc xin rồi vẫn có nguy cơ mắc Covid-19 và có khả năng lây lan cho người khác và đặc biệt quan ngại nếu người đó chưa tiêm vắc xin, mắc bệnh nền, người già.
Thứ ba, những người dưới 18 tuổi chưa được tiêm vắc xin.
Xem thêm tại:
Đó là trường hợp của chị Lê Thị Thanh T. (SN 1988, ngụ tại Quận 8, TPHCM) vừa được Bệnh viện Quân y 175 cho xuất viện vào ngày 20/10. Sau khi mắc COVID-19, Chị T. đã trải qua gần 3 tháng nằm viện điều trị, trong đó hơn 2 tháng phải chạy ECMO.
Sáng 21/10, BS Vũ Đình Ân, Phó giám đốc Trung tâm Điều trị Bệnh nhân COVID-19 thuộc Bệnh viện Quân Y 175 cho biết, đây là trường hợp đang nắm "kỷ lục" về thời gian nằm viện cũng như điều trị bằng các kỹ thuật cao và mức viện phí 2,3 tỷ đồng tại Trung tâm. Theo quy định bệnh nhân COVID-19 được miễn hoàn toàn các chi phí điều trị nên chị Thanh T. được Nhà nước chi trả.
Hai em nhỏ mặc đồ bảo hộ về quê củng mẹ
Bà Trần Thị Sen cùng cháu ngồi chờ tới lượt lên xe về quê
Bà Nguyễn Thị Diệp xếp hàng đăng ký nhận quà
Nguồn: Người lao động
Với ngành y tế Hà Nội, bà Hà nêu rõ, đang hết sức nỗ lực trong công tác chống dịch. Tuy nhiên, trong suốt 1 tháng vừa qua ngành y tế vừa chống dịch, vừa tiếp các đoàn thanh tra, kiểm tra của C03 (Bộ Công an), Thanh tra Chính phủ, Thanh tra TP.
"Các đoàn thanh tra, kiểm tra ngày đêm làm việc với Sở Y tế Hà Nội. Việc này đã gây tâm lý hết sức lo lắng cho ngành y tế, nhân viên y tế. Chúng tôi là những cán bộ chuyên môn nên rất cần yên tâm để hoạt động chuyên môn, phòng chống dịch cho tốt.
Nhưng thực sự rất khó khăn để tạo tâm lý cho anh em, đặt biệt là, các đơn vị trực tiếp thực hiện việc mua sắm. Chúng tôi rất cần cơ chế, chính sách mặc dù Nghị quyết của Quốc hội đã có tháo gỡ nhưng việc tổ chức thực hiện vô cùng quan trọng.
Ngành y tế Hà Nội đã trả giá vụ án của CDC Hà Nội, chính vì vậy, anh em rất lo lắng, cảm thấy không yên tâm khi đối mặt với cơ quan pháp luật.
Tất nhiên chúng tôi hiểu mình không sai thì không sợ, tuy nhiên với việc giải trình hồ sơ liên tục như vậy sẽ gây tâm lý hoang mang", bà Hà chia sẻ.
Đọc chi tiết bài viết tại:
Theo báo Bạc Liêu, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh này cho hay, trong 24 giờ qua, toàn tỉnh ghi nhận 102 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 (có 19 người dưới 18 tuổi). Trong đó, 52 trường hợp ghi nhận tại cộng đồng.
Cụ thể, có 6 trường hợp ghi nhận tại khóm 6, Phường 2, TP Bạc Liêu được phát hiện thông qua bệnh nhân tự khai báo triệu chứng cho cơ quan y tế.
46 ca nhiễm ghi nhận liên quan đến Công ty TNHH thủy sản Tấn Khởi (Thị xã Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu). Trong đó, 15 trường hợp có địa chỉ thường trú tại huyện Đông Hải, 30 trường hợp có địa chỉ thường trú tại TX. Giá Rai, 1 trường hợp có địa chỉ thường trú tại huyện Phước Long. Đơn vị chức năng đang tiếp tục truy vết các trường hợp F1 liên quan.
Lực lượng chức năng truy vết trường hợp liên quan đến ổ dịch công ty thuỷ sản. Ảnh: Tiền phong
Trong số 17 ca mắc COVID-19 mới, 3 ca mắc mới tại cộng đồng (Việt Trì: 02 ca; thị xã Phú Thọ: 01 ca); 14 ca mắc mới đã được cách ly, khoanh vùng quản lý.
Từ ngày 14/10/2021 đến nay, toàn tỉnh phát hiện 195 ca mắc COVID-19 tại Việt Trì (141 ca tại 13 xã, phường); Thị xã Phú Thọ (02 ca); huyện Lâm Thao (33 ca tại 8 xã, thị trấn); Phù Ninh (18 ca tại 04 xã, thị trấn) và Tam Nông (01 ca).
Toàn tỉnh hiện tại có 1.500 F1; 5.479 F2 và 5.441 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Theo báo Thanh Niên, liên quan đến ca dương tính đi xe khách từ Bình Dương ra bến xe Mỹ Đình (Hà Nội), Sở GTVT Hà Nội cho biết nhà xe này chạy chui.
Ca dương tính là anh T.S.T (nam, 39 tuổi, P.Mỹ Đình 2, Q.Nam Từ Liêm, Hà Nội), đi xe khách từ Bình Dương đến Hà Nội ngày 20.10, được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Anh T.S.T là người Hà Giang, đi từ Bình Dương về Hà Nội bằng xe khách của nhà xe Vân Tuyến. Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP.Hà Nội hôm qua cũng đã ra thông báo khẩn tìm người đi xe của nhà xe này khởi hành từ Bình Dương đến khu vực bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) khoảng 3 giờ 30 ngày 20.10.
Người có liên quan đến chuyến xe trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn, hoặc gọi đến số điện thoại đường dây nóng phòng chống dịch để được tư vấn, hướng dẫn: 0969082115, 0949396115.
"Không sợ COVID' là cách sống mới mà chúng ta cần thay đổi. Nếu tỷ lệ tử vong trong quần thể đã tiêm phòng như cúm mùa vậy sao ta phải sợ? Giảm tối đa các ca tử vong là nhiệm vụ của chúng tôi. Sau những ngày vừa qua, theo tôi bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế. Trước đây chúng ta còn chú trọng phát triển các kỹ thuật cao.
Phủ nhanh tiêm vaccine, tỷ lệ bệnh nhân COVID-19 chuyển nặng đã giảm. Ảnh: A.V
Sau những ngày vừa qua, theo tôi bài học lớn nhất là chúng ta phải nâng cao chất lượng các cơ sở y tế. Trước đây chúng ta chú trọng phát triển các kỹ thuật cao ở bệnh viện Trung ương, tuyến tỉnh. Điều này cũng tốt như đầu tàu kéo tất cả tiến lên.
Tuy nhiên, trong đại dịch mới thấy hệ thống y tế cơ sở phường xã đặc biệt là tuyến huyện của chúng ta còn kém, cụ thể là vấn đề con người và cơ sở vật chất trang thiết bị, thuốc men. Trong thời gian tới, các địa phương cần nâng cao chất lượng nhân viên y tế, đảm bảo cuộc sống để họ yên tâm học tập. Các nhân viên y tế tuyến huyện không đủ điều kiện sinh sống và làm việc sẽ rất khó tập trung để nâng cao tay nghề.
Ngày 11/10, Chính phủ ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP quy định tạm thời "Thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19" nhằm mục tiêu bảo vệ tối đa sức khỏe, tính mạng của người dân; hạn chế thấp nhất ca mắc và tử vong, đưa cả nước chuyển sang trạng thái bình thường mới sớm nhất có thể.
Các giải pháp ứng phó khi phát hiện ca nhiễm cộng đồng trong trạng thái thích ứng an toàn có nhiều điểm kế thừa các giai đoạn chống dịch trước đây, đồng thời bổ sung một số điểm mới.
Theo PGS.TS Nguyễn Lân Hiếu - Giám đốc BV Đại học Y Hà Nội/ Sức khỏe & Đời sống
Đến nay chưa xác định được nguồn lây ban đầu tại tỉnh Phú Thọ, dự kiến có thể sẽ còn tiếp tục phát hiện nhiều trường hợp F0 mới trong thời gian tiếp theo. Thống kê đến ngày 20/10 của Sở Y tế tỉnh cho thấy có 25 công nhân đang làm việc tại 7 doanh nghiệp ở Khu công nghiệp Thụy Vân (quy mô lớn nhất tỉnh), thành phố Việt Trì mắc Covid-19. Nguy cơ bùng phát dịch ở khu công nghiệp rất lớn.
Ghi nhận của báo Phú Thọ cho hay, Bí thư Tỉnh uỷ Bùi Minh Châu đã yêu cầu UBND thành phố Việt Trì, UBND các huyện Lâm Thao, Phù Ninh khẩn trương tổ chức xét nghiệm cho 100% người dân trên địa bàn. Thời gian hoàn thành xong trong ngày 22/10. Các doanh nghiệp tại Khu công nghiệp Thụy Vân và các cụm công nghiệp Bạch Hạc, Đồng Lạng, Tử Đà - An Đạo nhanh chóng xét nghiệm bắt buộc cho toàn bộ công nhân và người lao động.
Xem thêm tại:
Theo VOV, phần lớn các ca bệnh ngoài cộng đồng ghi nhận trong ngày đều liên quan đến ổ dịch tại thị xã Bỉm Sơn và công dân Thanh Hoá trở về từ các tỉnh, thành phía nam.
Ngoài thị xã Bỉm Sơn ghi nhận thêm 3 ca mắc mới; thành phố Thanh Hóa và thành phố Sầm Sơn ghi nhận thêm 3 bệnh nhân liên quan đến ổ dịch này.
Số ca bệnh còn lại liên quan đến công dân Thanh Hoá trở về từ các tỉnh, thành phía nam. Tại huyện Triệu Sơn ghi nhân 8 bệnh nhân; huyện Hà Trung 3 bệnh nhân; huyện Thọ Xuân ghi nhận 1 bệnh nhân; huyện Nông Cống ghi nhận 4 bệnh nhân; huyện Quảng Xương ghi nhận 2 bệnh nhân. Hiện các bệnh nhân đã được chuyển cách ly điều trị tại Bệnh viện điều trị COVID-19 số 1 tỉnh Thanh Hóa.
Ảnh minh họa: Sài Gòn Giải Phóng
Theo bác sĩ chuyên khoa nhi Trần Văn Công, mặc dù khi nhiễm COVID-19, các triệu chứng ở trẻ đa phần là nhẹ, nhưng cũng có những trường hợp phải nhập viện kéo dài, để lại di chứng lâu. Hơn nữa, nếu trẻ không may nhiễm bệnh sẽ rất dễ lây lan trong môi trường lớp học.
Việc tiêm phòng cho trẻ em là rất cần thiết để giảm nguy cơ nhiễm bệnh; giảm nguy cơ trở nặng nếu nhiễm và giảm khả năng lây bệnh cho người khác.
Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến nghị tiêm vaccine COVID-19 cho tất cả trẻ từ 12 tuổi trở lên và thanh thiếu niên nếu không có chống chỉ định.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC) đưa ra hướng dẫn chi tiết về việc tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. CDC cũng khuyến cáo trẻ từ 12 tuổi trở lên nên được tiêm phòng vaccine COVID-19.
Hiện nay nhiều quốc gia trên thế giới đã có lộ trình triển khai việc tiêm chủng cho trẻ từ 12 tuổi trở lên. Chỉ riêng đối với những trẻ được biết có tiền sử phản ứng nặng với bất cứ thành phần nào trong lọ vaccine thì không nên tiêm chủng.
Theo Sức khỏe & Đời sống
Sáng 21/10, thông tin từ Trung tâm Chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19 tỉnh Đồng Nai, trong ngày hôm qua, toàn tỉnh ghi nhận 390 ca mắc Covid-19 mới, gồm 33 ca nhiễm trong cộng đồng (tăng 15 ca so với ngày 20/10), 314 ca trong khu cách ly tập trung và 43 ca trong các khu phong tỏa. Qua đó, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 toàn tỉnh lên 60.084 ca.
Trong số các ca mắc ở cộng đồng, TP.Biên Hòa ghi nhận 12 ca rải rác tại 9 phường: Tam Phước, Trảng Dài, An Bình, An Hòa, Bình Đa, Bửu Hòa, Long Bình Tân, Phước Tân, Tân Biên. 9/12 ca mắc chủ yếu ở nhà, có di chuyển hạn chế đi mua thực phẩm, thăm người thân, 1 ca về từ Bình Dương, 1 ca làm việc tại siêu thị, 1 ca làm việc ở công ty không thực hiện 3 tại chỗ.
Theo báo Đồng Nai
Theo báo Người lao động, sáng 21/10, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật (CDC) Nghệ An, cho biết: trong 12 giờ qua (từ 6 giờ ngày 20/10 đến 6 giờ ngày 21/10), Nghệ An ghi nhận 44 ca mắc mới Covid-19. Trong đó, có 4 ca cộng đồng (TP Vinh 3, Nam Đàn 1), 40 ca đã được cách ly từ trước.
Liên quan đến chùm ca bệnh Covid-19 mới ở một xưởng may tại phường Vinh Tân, TP Vinh, tối 20/10, Sở Y tế Nghệ An và TP Vinh tổ chức họp khẩn bàn giải pháp dập dịch trên địa bàn. Tại cuộc họp, ngành Y tế và TP Vinh đã đưa ra những phân tích đánh giá tình hình dịch.
Cuối buổi chiều mưa ngày 10/9, một học viên Trường Đại học Cảnh sát nhân dân đang trực chốt tại khu phố 5 đã phát hiện chiếc giỏ xách đặt trước ngôi nhà hoang.
"Ban đầu tất cả đều nghĩ là kiện hàng của shipper nên không ai quan tâm. Mãi đến lúc nghe tiếng trẻ em khóc, chiến sĩ công an kiểm tra thì tá hoả phát hiện đứa trẻ nhỏ xíu, nằm co ro, xung quanh chỉ để lại 2 chiếc gối ôm, 1 chiếc vòng ghi tên nhưng đã bị làm nhòe để không thể nhận ra danh tính. Tất cả nhanh chóng đưa về UBND phường, test Covid-19, khám tổng quát cho bé ngay lập tức…"
Đứa trẻ nặng 2 ký 7 người còn dính đầy ghét bẩn đã bị nhiễm lạnh khiến các cán bộ phường Trường Thọ ai nấy đều xót xa. Từ đó, mọi người thay nhau túc trực chăm sóc 24/24.
Đến 8 ngày tuổi, dây rốn đứa trẻ rụng nhưng bị nhiễm trùng, chị Ngân bèn gọi điện về nhà báo: "Mẹ ơi, bé bỏ rơi mà rốn đang có mủ, tội nghiệp quá!". Chẳng cần con gái nói thêm, ngay lập tức bà Hồ Thị Ngọc Thuỷ (54 tuổi) đáp: "Đưa về mẹ chăm".
Đọc thêm về bé Vít tại bài viết:
Theo VOV, các trường hợp hành khách khác cần đáp ứng 1 trong 3 điều kiện sau đây:
Thứ nhất, có chứng nhận đã tiêm đủ liều vaccine phòng Covid-19, trong đó, liều cuối cùng đã được tiêm ít nhất 14 ngày và không quá 12 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay.
Thứ hai, có giấy chứng nhận khỏi bệnh Covid-19 hoặc có giấy ra viện không quá 6 tháng tính đến thời điểm khởi hành chuyến bay.
Thứ ba, có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 theo phương pháp RT-PCR hoặc xét nghiệm nhanh kháng nguyên có giá trị trong vòng 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu xét nghiệm đến trước thời điểm khởi hành chuyến bay.
Cùng đó, tất cả hành khách phải thực hiện khai báo y tế theo quy định, hoàn thành bản cam kết và chuyển cho đại diện hãng hàng không khi làm thủ tục hàng không (check-in) tại điểm xuất phát.
Hành khách không được tham gia chuyến bay khi có các triệu chứng ho, sốt, khó thở, đau mỏi cơ, đau rát họng, mất vị giác... Trên máy bay, hành khách luôn đeo khẩu trang, thực hiện sát khuẩn tay, hạn chế tiếp xúc.
Liên quan đến trường hợp bệnh nhân dương tính SARS-CoV-2 được phát hiện tại Hà Nội vào chiều 20-10 là người Hà Giang đi từ tỉnh Bình Dương về Hà Nội bằng xe khách của nhà xe Vân Tuyến, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội thông báo tìm người đi xe của nhà xe Vân Tuyến khởi hành từ Bình Dương đến khu vực Bến xe Mỹ Đình (Hà Nội) khoảng 3 giờ 30 ngày 20-10.
Những người có liên quan đến chuyến xe trên tự cách ly, hạn chế tiếp xúc và liên hệ ngay với trạm y tế, trung tâm y tế trên địa bàn hoặc gọi đến số điện thoại đường dây nóng phòng, chống dịch để được tư vấn, hướng dẫn: 0969082115 hoặc 0949396115.
Theo TTXVN, hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam đã cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới, tính đến 19/10/2021, đã có gần 48,9% người dân Việt Nam được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.
Từ chỗ người dân được tiêm vaccine phòng COVID-19 còn thấp, thời gian gần đây, Việt Nam tăng tốc tiêm vaccine cho người dân.
Hiện nay, tỷ lệ tiêm vaccine của Việt Nam đã cao hơn tỷ lệ trung bình thế giới.
Tính đến 19/10/2021, đã có gần 48,9% người dân Việt Nam được tiêm ít nhất 1 liều vaccine phòng COVID-19.
Cụ thể, số ca nhiễm như sau: tại Việt Trì (128 ca tại 12 xã, phường); Thị xã Phú Thọ (01 ca); huyện Lâm Thao (33 ca tại 8 xã, thị trấn); Phù Ninh (15 ca tại 04 xã, thị trấn) và Tam Nông (01 ca).
Theo báo cáo của Sở Y tế, từ 06h00 đến 18h00 ngày 20/10/2021, tỉnh Phú Thọ ghi nhận 17 ca dương tính mới tại Việt Trì (08 ca); Lâm Thao (02 ca); Phù Ninh (06 ca) và Tam Nông (01 ca).Tổng cộng 2 ca mắc mới tại cộng đồng (Việt Trì: 01 ca; Tam Nông: 01 ca); 15 ca mắc mới đã được cách ly, khoanh vùng quản lý.
Toàn tỉnh hiện tại có 1.471 F1; 10.106 F2 và 6.499 F3 đang được quản lý, theo dõi và áp dụng các biện pháp cách ly y tế phù hợp.
Xem thêm bài viết tại:
Chiều 20/10, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố đã ghi nhận thêm 9 ca dương tính với SARS-CoV-2. Trong đó:
M.T.T.T, nữ, sinh năm 1991.
N.T.H, nữ, sinh năm 1997.
Đ.T.P, nữ, sinh năm 1997.
N.M.T, nam, sinh năm 1990.
Cả 4 ở địa chỉ chung cư 423 Minh Khai, Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng. Các bệnh nhân là F1 của F0 N.T.D.V (F0 về từ TP.HCM ở số 8 Đình Ngang, Cửa Nam, Hoàn Kiếm và di chuyển nhiều nơi, từng đi làm móng, tóc).
Ngày 16/10 được lấy mẫu xét nghiệm (kết quả âm tính) và chuyển khu cách ly tập trung. Ngày 19/10 được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả dương tính.
Xem toàn bộ bài viết tại đây:
Chiều 20/10, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Đà Nẵng cho báo Thanh Niên biết sau khi phát hiện 2 ca mắc Covid-19 tại một gia đình có đám tang ở số nhà 259 Lê Duẩn (P.Tân Chính, Q.Thanh Khê) xuất phát từ một người vừa ở TP.HCM về, CDC Đà Nẵng đã truy vết và tiến hành xét nghiệm gần 470 trường hợp liên quan.
Tạm thời, CDC Đà Nẵng phát hiện tổng cộng 4 ca mắc mới là những người bà con trong gia đình có đám tang. Như vậy, chuỗi lây nhiễm tại đám tang này đã lên đến 6 ca nhiễm Covid-19.
Trước đó, tối 19/10, TP.Đà Nẵng ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 gồm 1 trường hợp người về từ TP.HCM (ông N.V.A.) và anh trai của ông A. Ngay khi ông A. về TP.Đà Nẵng thì trong gia đình có tổ chức tang lễ cho người bố (từ ngày 14 - 16.10).
Ngày 20-10, ông Lê Hồng Phúc, Bí thư Huyện ủy, Trưởng Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Quế Võ (tỉnh Bắc Ninh), cho biết trong ngày 19-10, trên địa bàn huyện ghi nhận 2 ca mắc Covid-19 tại khu 3, thị trấn Phố Mới, là gia đình liên quan đến cháu bé tại Trường Mầm non Sao Mai.
Ngay khi xác định ca bệnh này, huyện đã tập trung các biện pháp cách ly, khoanh vùng, xét nghiệm SARS-CoV-2, truy vết để nhanh chóng xác định các ca bệnh và các trường hợp có liên quan. Đến 10 giờ 30 phút ngày 20-10, tổng số ca bệnh tại huyện Quế Võ liên quan đến ổ dịch này là 11 ca đều ghi nhận tại những hộ gia đình trong khu 3, thị trấn Phố Mới.
Bí thư Huyện ủy Quế Võ cho biết thêm đây là ổ dịch có nguy cơ cao, phức tạp, bước đầu xác định liên quan đến nhiều người và học sinh tại các trường học ở thị trấn Phố Mới, xã Phù Lãng, xã Châu Phong (huyện Quế Võ). Do đó, huyện tận dụng "thời gian vàng" triển khai đồng bộ các giải pháp phòng, chống dịch bệnh.
Cụ thể, trong ngày 20-10, ngành y tế tổ chức xét nghiệm SARS-CoV-2 cho hơn 2.000 người là thành viên các hộ dân tại khu 3, thị trấn Phố Mới cùng toàn bộ học sinh Trường Tiểu học thị trấn Phố Mới, Trường Trung học cơ sở thị trấn Phố Mới để sàng lọc, phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh. Cùng với đó, lực lượng chức năng đã truy vết, khoanh vùng, xét nghiệm, triển khai nhanh chóng việc tiêm vắc-xin phòng Covid-19.
Lực lượng y tế xét nghiệm SARS-CoV-2 cho trẻ em - Ảnh: Sở Y tế Bắc Ninh
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Tính từ 17h ngày 19/10 đến 17h ngày 20/10, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 3.646 ca nhiễm mới, trong đó 11 ca nhập cảnh và 3.635 ca ghi nhận trong nước (tăng 608 ca so với ngày trước đó) tại 50 tỉnh, thành phố (có 1.810 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.347), Bình Dương (492), Đồng Nai (305), An Giang (194), Sóc Trăng (100), Bạc Liêu (99), Gia Lai (93), Kiên Giang (87), Đắk Lắk (77), Long An (72), Tiền Giang (65), Tây Ninh (52), Phú Thọ (50), Bình Thuận (50), Cà Mau (46), Cần Thơ (44), Hà Giang (40), Khánh Hòa (39), Trà Vinh (38), Nghệ An (33), Thanh Hóa (25), Quảng Nam (24), Đồng Tháp (24), Hậu Giang (23), Quảng Trị (23), Hà Nam (19), Bến Tre (18), Quảng Ngãi (17), Bình Định (16), Vĩnh Long (14), Bắc Ninh (13), Bình Phước (13), Bà Rịa - Vũng Tàu (13), Kon Tum (12), Thừa Thiên Huế (11), Hà Nội (10), Đà Nẵng (8 ), Ninh Thuận (5), Đắk Nông (4), Quảng Bình (3), Nam Định (3), Lào Cai (3), Hải Dương (2), Yên Bái (2), Sơn La (2), Phú Yên (1), Hà Tĩnh (1), Vĩnh Phúc (1), Điện Biên (1), Tuyên Quang (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Sóc Trăng (100), Đồng Nai (66), Tây Ninh (52).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (440), Đắk Lắk (77), An Giang (60).
Đọc chi tiết tại: