*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h00 ngày 14/10 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 240.098.171 ca mắc COVID-19, với 4.892.373 ca tử vong. Số bệnh nhân điều trị khỏi là 217.408.944 người.
Chiều 15/10, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tiếp ông Milovan Stankov, nhà sáng lập kiêm Giám đốc Công nghệ Công ty NG Biotech.
Tại cuộc tiếp, Chủ tịch Quốc hội khẳng định Đảng và Nhà nước Việt Nam luôn coi công tác chăm sóc sức khỏe người dân, chăm sóc sức khỏe cộng đồng là ưu tiên hàng đầu; đồng thời hoan nghênh sự hợp tác của NG Biotech với các doanh nghiệp Việt Nam để hợp tác chuyển giao công nghệ sản xuất kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2; NG Biotech tiếp tục hợp tác cùng các đối tác khác của Việt Nam để thành lập trung tâm nghiên cứu phát triển giải pháp phòng, chống bệnh truyền nhiễm nói chung, không chỉ với COVID-19.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ chúc mừng Nhà máy liên doanh giữa NG Biotech và Tập đoàn Vingroup đã sẵn sàng sản xuất, cung cấp các sản phẩm kit xét nghiệm virus SARS-CoV-2.
Chủ tịch Quốc hội bày tỏ hy vọng, sự hợp tác của NG Biotech cùng Tập đoàn T&T Việt Nam sẽ được thực hiện đúng kế hoạch để có thêm những sản phẩm phòng, chống các bệnh truyền nhiễm như lao, viêm gan B và những bệnh nhiệt đới khác.
Nhân dịp này, Chủ tịch Quốc hội cảm ơn NG Biotech đã tặng Việt Nam 1 triệu bộ kit xét nghiệm nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 nhân dịp Chủ tịch Quốc hội dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam công tác tại châu Âu vào tháng 9 vừa qua.
Tới ngày 18/10/2021, khi Ấn Độ cơ bản kiểm soát được dịch bệnh, nước này bắt đầu cho phép các hãng hàng không vận hành đường bay nội địa với đầy đủ công suất.
Từ hôm nay (15/10), du khách quốc tế trên các chuyến bay thuê bao bắt đầu được phép tới Ấn Độ. Trong khi đó, các chuyến bay quốc tế thường lệ sẽ được vận hành trở lại tại Ấn Độ sau đây 1 tháng, trên cơ sở các thỏa thuận song phương về hành lang đi lại an toàn giữa Ấn Độ với các nước.
Ấn Độ chính thức dừng tất cả các chuyến bay thương mại quốc tế từ tháng 3/2020 nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19. Từ ngày 25/5/2020, quốc gia Nam Á này bắt đầu cho phép vận hành trở lại hàng không nội địa nhưng với số lượng giới hạn. Các chuyến bay chở khách quốc tế tới Ấn Độ vẫn gián đoạn do số ca lây nhiễm SARS-CoV-2 tiếp tục tăng.
Thông báo số 266/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tại cuộc họp về thuốc, vaccine, sinh phẩm, trang thiết bị phục vụ phòng chống dịch COVID-19 nêu rõ: Chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 128/NQ-CP ngày 11/10/2021 về thích ứng an toàn, linh hoạt kiểm soát dịch bệnh COVID-19, trong đó xác định phải thực hiện đồng bộ các giải pháp y tế, hành chính, kinh tế xã hội. Trong các giải pháp về y tế phải đồng bộ cách ly, xét nghiệm, vaccine, điều trị.
Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Ban Chỉ đạo Quốc gia về phòng chống dịch bệnh COVID-19 đã có nhiều văn bản chỉ đạo việc thúc đẩy nghiên cứu, sản xuất, nhập khẩu vaccine, sinh phẩm, thuốc, vật tư thiết bị phòng chống dịch bệnh chủ động, hiệu quả, tiết kiệm, đồng thời tăng cường năng lực công nghiệp dược, trang thiết bị y tế.
Ngay từ đầu năm 2020, nhiều nhiệm vụ, đề tài nghiên cứu đã được Bộ Khoa học và Công nghệ, các cơ quan nghiên cứu, các doanh nghiệp xác định, tham gia, thực hiện. Đến nay, Việt Nam đã làm chủ công nghệ, sản xuất được nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, trang thiết bị phục vụ công tác chống dịch. Nghiên cứu sản xuất vaccine đã có những bước đi ban đầu rất nhanh, đạt kết quả tốt. Từ giữa năm 2021, chủ yếu tập trung các khâu thử nghiệm lâm sàng, xem xét cấp phép thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của Bộ Y tế.
Từ giữa năm 2021, các doanh nghiệp tham gia tích cực tiếp nhận chuyển giao sản xuất sinh phẩm, vaccine, thuốc điều trị COVID-19; Bộ Y tế đã cấp phép sử dụng nhiều loại sinh phẩm xét nghiệm, thuốc. Theo báo cáo của Bộ Y tế, Việt Nam đã sản xuất được sinh phẩm xét nghiệm theo công nghệ RT-PCR và xét nghiệm nhanh kháng nguyên với công suất đủ lớn và dự kiến đầu năm 2022, sẽ có ít nhất một nhà máy sản xuất vaccine đi vào hoạt động tham gia đáp ứng yêu cầu trong nước và có thể xuất khẩu.
Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Khoa học và Công nghệ tiếp tục khẩn trương triển khai Chương trình khoa học công nghệ trọng điểm cấp quốc gia nghiên cứu vaccine cho người đến năm 2030 và các chương trình, nhiệm vụ khoa học phục vụ phòng chống dịch COVID-19; cập nhật các công nghệ, tiến bộ khoa học kỹ thuật mới trong phòng chống dịch COVID-19, chủ động tổ chức, triển khai các nhiệm vụ khoa học công nghệ theo quy định, báo cáo Thủ tướng Chính phủ những vấn đề vượt thẩm quyền.
Ngày 15/10, lô hàng bao gồm 2.021.360 liều vaccine AstraZeneca do Chính phủ Italy trao tặng Việt Nam thông qua cơ chế COVAX đã về đến Hà Nội.
Như vậy, cùng với 812.060 liều vaccine tiếp nhận vào ngày 14/9, cho đến nay, Italy đã bàn giao tổng cộng hơn 2,8 triệu liều vaccine nhằm hỗ trợ chiến dịch tiêm chủng của Việt Nam.
Bộ trưởng Ngoại giao Nhật Bản Motegi Toshimitsu hôm nay cho biết, Nhật Bản sẽ viện trợ thêm 4,9 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
Cụ thể Việt Nam sẽ được cung cấp thêm 500.000 liều, Thái Lan 400.000 liều, Indonesia và Philippines mỗi nước 2 triệu liều.
Lô vaccine này là vaccine AstraZeneca được sản xuất tại Nhật Bản cho các quốc gia, vùng lãnh thổ ở Nam Á và khu vực Thái Bình Dương.
Theo ông Motegi, đến nay Nhật Bản đã cung cấp khoảng 25 triệu liều vaccine cho các nước và khu vực, đồng thời đã quyên góp 1 tỷ USD và 30 triệu liều vaccine vào cơ chế tiếp cận vaccine toàn cầu COVAX.
Quỹ Đầu tư trực tiếp Nga (RDIF) mới đây công bố kết quả nghiên cứu khẳng định, khi sử dụng kết hợp vaccine ngừa Covid-19 của Nga Sputnik Light cùng với vaccine của Hãng dược phẩm Anh AstraZeneca sẽ làm gia tăng đáng kể tác dụng so với việc chỉ sử dụng riêng lẻ một loại vaccine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cơ quan Quản lý dược phẩm châu Âu (EMA) ngày 14.10 thông báo bắt đầu đánh giá thời gian thực đối với hỗn hợp kháng thể Evusheld (còn gọi là AZD7442) của AstraZeneca trong việc ngăn ngừa và điều trị Covid-19, theo Reuters.
Evusheld là hỗn hợp của 2 kháng thể đơn dòng tixagevimab và cilgavimab, được phát triển từ phòng thí nghiệm nhằm chữa trị và ngăn ngừa bệnh chuyển biến nặng trong tuần đầu tiên khi bệnh nhân Covid-19 biểu hiện triệu chứng.
Loại kháng thể này có thể lưu lại trong cơ thể nhiều tháng để khống chế virus trong trường hợp bị nhiễm. Hỗn hợp này được chứng minh là đã hoạt động trên bệnh nhân chưa bị nhiễm và cũng cho thấy hiệu quả trong việc ngăn chặn bệnh nặng và tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo một nghiên cứu sơ bộ của Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) công bố ngày 13-10, những người đã tiêm mũi 1 vắc xin Johnson & Johnson nếu tiêm tăng cường mũi 2 bằng vắc xin công nghệ mRNA cho mức kháng thể vượt trội so với tiêm cùng loại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thiệt hại của nền kinh tế khi vẫn phải đóng cửa, hạn chế số người tụ tập đông người, thực hiện giãn cách xã hội và mặc định làm việc tại nhà... đang cản trở lớn quá trình phát triển của Singapore, ngay cả khi nước này có tỉ lệ tiêm vắc-xin Covid-19 đầy đủ cao (hơn 85% dân số).
Sáng 14-10, có đến 15 cửa hàng trong tổng số 50 cửa tiệm bán đồ ăn, nước uống ở khu ẩm thực chợ Pek Kio gần khu nhà tôi đóng cửa vì người bán bị nhiễm Covid-19.
Jenny Ngọc, cô chủ cửa hàng bán cơm gà Tan Kee - người Singapore gốc Việt, ở ngay dãy giữa khu chợ Pek Kio chỉ sang các quầy hàng bên cạnh đã đóng cửa cho biết "mọi người đã chích ngừa đầy đủ nên chỉ phải cách ly ở nhà, chừng một tuần nữa là mở lại thôi."
Jenny Ngọc cũng vừa chích thêm mũi thứ ba cách đây vài ngày theo yêu cầu của chính phủ đối với những đối tượng có nhiều tiếp xúc với khách hàng.
Sau 4 ngày số ca nhiễm có giảm chút ít thì đến ngày 13-10, con số này nhảy trở lại mức hơn 3.000 ca (3.190 ca nhiễm).
Tuy xác định sẽ sống chung với bệnh dịch và không "sợ hãi đến tê liệt vì căn bệnh này" như một phần nội dung bài phát biểu trực tiếp trên truyền hình ngày 9-10 của Thủ tướng Lý Hiển Long, Singapore vẫn còn gần 15% dân số chưa tiêm vắc-xin và đây là mối bận tâm lớn. Chỉ cần 10% số người chưa chích mắc Covid-19 và trở nặng thì hệ thống y tế Singapore sẽ khó mà chịu đựng nổi.
Tại khu ẩm thực chợ Pek Kio, những bàn tròn này bình thường được phép ngồi 5 người, giờ chỉ còn tối đa 2 người mà phải bắt buộc đã tiêm đầy đủ vắc-xin, còn không chỉ được mua mang về
Chính phủ Singapore cách đây vài ngày đã triển khai các biện pháp mới để buộc người chưa đi chích phải thay đổi quyết định, nếu không sẽ không còn "chốn dung thân" ngoài căn nhà mình.
Theo đó, từ ngày 13-10, người chưa tiêm vắc-xin sẽ không được phép đến những điểm tham quan, các trung tâm thương mại để mua sắm, ăn uống, thậm chí là đưa đón con đi học thêm (các trung tâm tâm phụ đạo vốn tập trung tại các trung tâm mua sắm).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Các lô vaccine xuất khẩu nằm trong sáng kiến nhân đạo Vaccine Maitri của Chính phủ Ấn Độ. Trong đợt đầu cho xuất khẩu trở lại vaccine ngừa Covid-19, Ấn Độ ưu tiên cho các quốc gia láng giềng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Một quan chức của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, nhóm 26 nhà khoa học mới đang thúc đẩy nghiên cứu sâu hơn về nguồn gốc của Covid-19 có thể là "cơ hội cuối cùng của chúng tôi" để tìm xem virus đến từ đầu.
Gần 2 năm sau khi các báo cáo đầu tiên xuất hiện về "bệnh viêm phổi lạ" ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc, câu hỏi về việc làm thế nào mà loại virus mới này bắt đầu lây lan vẫn chưa được làm sáng tỏ và bên cạnh đó, còn vướng vào những căng thẳng địa chính trị cùng những tranh luận về khoa học.
Hiện nay, WHO đang cố gắng giảm bớt căng thẳng xoay quanh những tranh cãi về việc đi tìm nguồn gốc Covid-19 ở Vũ Hán bằng cách thành lập Nhóm Cố vấn Khoa học về Nguồn gốc của virus.
"Đây chưa bao giờ là điều dễ dàng ở nhiều quốc gia. Chúng tôi đã từng gặp khó khăn trong quá khứ bởi một số quốc gia bởi có những vấn đề nhạy cảm về kinh tế, về lòng tự tôn dân tộc, về chủ quyền mà bạn không thể bỏ qua. Đây là cơ hội tốt nhất, và cũng có thể là cơ hội cuối cùng của chúng tôi để tìm hiểu về nguồn gốc của loại virus này," Giám đốc điều hành chương trình y tế khẩn cấp của WHO ông Michael Ryan nói.
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, ngày 14/10, các quan chức y tế Israel đã khuyến nghị rằng mũi bổ sung vaccine ngừa COVID-19 của Pfizer/BioNTech giúp nâng cao khả năng ngăn chặn biến chứng nặng đối với những người từ 40 tuổi trở lên.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nga ghi nhận ca nhiễm và tử vong hàng ngày do Covid-19 cao nhất kể từ khi đại dịch bùng phát, trong bối cảnh chiến dịch tiêm chủng chậm chạp.
Giới chức y tế Nga hôm nay cho biết nước này ghi nhận thêm 31.299 ca nhiễm và 986 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng số ca nhiễm và tử vong lên lần lượt 7.892.980 và 220.315. Nga hiện là vùng dịch lớn thứ năm thế giới và ghi nhận ca tử vong cao nhất châu Âu.
Số liệu mới được công bố khi 31% dân số Nga được tiêm chủng đầy đủ, theo trang Gogov, trang web thống kê dữ liệu Covid-19 từ các khu vực.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây