*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Tình hình dịch bệnh COVID-19 tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp trên thế giới.
Chỉ ít lâu sau khi đưa ra thông báo sẽ tự cách ly do có tiếp xúc với người nhiễm COVID-19, Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đích thân lên tiếng và gọi tình huống ông đang trải qua là một "thí nghiệm tự nhiên" để kiểm tra hiệu quả của vaccine Sputnik V do Nga sản xuất.
Cụ thể, phát biểu trong cuộc họp với các quan chức chính phủ và ban lãnh đạo đảng Nước Nga Thống nhất cầm quyền trước thềm cuộc bầu cử Quốc hội sắp tới, Tổng thống Putin giải thích rằng ông đã tiếp xúc "rất gần" với một người nhiễm COVID-19 trong suốt 1 ngày.
Tổng thống Putin đã tiêm đủ 2 liều vaccine Sputnik V và cho biết mức độ kháng thể trong cơ thể ông sau khi tiêm vaccine "khá cao, nhưng chúng ta phải theo dõi xem kết quả trong thực tế ra sao".
Tổng thống Putin cũng nói thêm rằng ca nhiễm được phát hiện ở gần ông là người đã tiêm vaccine, nhưng "có vẻ mũi tiêm nhắc lại của người đó hơi muộn".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 14/9, Thủ tướng Malaysia Ismail Sabri Yaakob cho biết chính phủ không còn coi việc phong tỏa là một biện pháp thích hợp để kiềm chế sự gia tăng của dịch bệnh COVID-19, đồng thời cho rằng những hành động như vậy có thể dẫn đến những hệ lụy khác. Do vậy, chính phủ đã quyết định mở cửa trở lại một số lĩnh vực nhất định của nền kinh tế.
Người dân đeo khẩu trang phòng lây nhiễm COVID-19 tại Kuala Lumpur, Malaysia. Ảnh: THX/TTXVN
Theo đó, Giai đoạn 1 của Kế hoạch Phục hồi Quốc gia (NRP) gồm 4 giai đoạn, sẽ có 11 lĩnh vực kinh doanh ở các bang được mở cửa trở lại
Theo phóng viên TTXVN tại Kuala Lumpur, các lĩnh vực kinh doanh được đề cập là dịch vụ rửa xe ô tô; siêu thị điện máy; cửa hàng đồ gia dụng và đồ dùng nhà bếp; cửa hàng nội thất; cửa hàng dụng cụ thể thao; cửa hàng phụ kiện xe hơi; trung tâm phân phối và bán xe ô tô; chợ sáng và chợ nông sản; cửa hàng quần áo, thời trang và phụ kiện; cửa hàng trang sức cũng như tiệm cắt tóc và trung tâm làm đẹp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 14/9, Bộ trưởng Tài chính Philippines Carlos Dominguez thông báo nước này đã có đủ vaccine ngừa COVID-19 để tiêm cho 100 triệu người dân từ nay tới cuối năm.
Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Manila, Philippines. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo ông Carlos Dominguez, tính tới ngày 12/9, số vaccine được tài trợ và đặt mua của chính phủ đã đạt mức 121,13 triệu liều. Khoảng 50,21 triệu liều khác được quyên góp từ các đối tác song phương và qua chia sẻ của cơ chế COVAX. Ngoài ra, 24,12 triệu liều vaccine được các chính quyền địa phương và công ty tư nhân đặt mua sẽ giúp mở ra khả năng đủ vaccine tiêm cho 100 triệu người dân quốc gia Đông Nam Á này.
Tới nay, Philippines đã tiêm hơn 39 triệu liều vacicne ngừa COVID-19, trong đó có trên 17 triệu người đã được tiêm đầy đủ 2 mũi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Italy sẽ triển khai tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 thứ ba từ ngày 20/9 tới, bắt đầu từ những người dễ bị tổn thương nhất, ví dụ như những bệnh nhân ung thư và người được ghép tạng.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Cailungo, San Marino, Italy. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, thông tin trên được công bố đêm 13/9 sau cuộc họp giữa Bộ trưởng Y tế Roberto Speranza và quan chức phụ trách chiến dịch phòng chống COVID-19 của Italy Francesco Paolo Figliuolo. Đợt thứ ba của chiến dịch tiêm vaccine ở Italy sẽ tập trung vào khoảng 3 triệu người có hệ miễn dịch yếu nhất. Trước đó, Bộ trưởng Speranza đã nói rằng các cơ quan y tế quyết định tiêm liều tăng cường cho những người trên 80 tuổi và trong các viện dưỡng lão.
Tại Anh, ngày 14/9, Bộ trưởng Y tế Sajid Javid cho biết chính phủ nước này đã chấp thuận khuyến nghị từ giới chức y tế rằng những người dễ bị tổn thương và người trên 50 tuổi cần được tiêm mũi vaccine ngừa COVID-19 tăng cường (liều thứ 3).
Phát biểu tại Quốc hội, Bộ trưởng Javid nhấn mạnh việc triển khai tiêm liều bổ sung là một phần trong kế hoạch nhằm tăng cường khả năng bảo vệ của vaccine qua mùa Đông tới. Theo ông, cũng giống như nhiều loại vaccine khác, hiệu quả phòng bệnh của vaccine ngừa COVID-19 cũng giảm theo thời gian, nhất là ở nhóm người già có nguy cơ mắc bệnh cao hơn. Do đó, việc triển khai tiêm liều tăng cường là biện pháp quan trọng nhằm kiểm soát được dịch bệnh trong thời gian dài.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổng thống Nga Putin
Theo thông tin mới nhất, trang tin Gazeta dẫn lời người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov cho biết: Ông Putin đã xét nghiệm Covid-19 và hoàn toàn khỏe mạnh.
Điện Kremlin cho hay, ông Putin sẽ không lên đường tới Tajikistan để dự các hội nghị an ninh khu vực như dự kiến. Trong cuộc điện đàm với người đồng cấp Tajikistan Emomali Rahmon, Tổng thống Nga cho biết: "liên quan tới các ca nhiễm Covid-19 đã được phát hiện xung quanh ông, ông phải tự cách ly trong một khoảng thời gian nhất định".
Chính phủ Indonesia dường như đang dịch chuyển chiến lược xóa sổ Covid-19 sang kịch bản chung sống với dịch bệnh này. Indonesia ghi nhận hơn 4,1 triệu ca mắc và hơn 139.000 ca tử vong tính tới 11h ngày 14/9.
Chính phủ Indonesia dự kiến đại dịch Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu vào năm 2022 khi tỷ lệ miễn dịch trong dân số tăng lên giữa bối cảnh chiến dịch tiêm vaccine được tăng cường.
Theo Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Mỹ (CDC), "bệnh đặc hữu" chỉ sự hiện diện liên tục hoặc sự xuất hiện phổ biến của một dịch bệnh hay một tác nhân gây bệnh trong cộng đồng dân cư tại một khu vực địa lý nhất định.
Khi Covid-19 trở thành bệnh đặc hữu, nó sẽ làm giảm đáng kể mối đe dọa với hệ thống y tế của Indonesia bởi hầu hết người dân sẽ được bảo vệ trước các triệu chứng nghiêm trọng cũng như các đợt tái bùng phát dịch bệnh, đặc biệt nếu việc này được kiểm soát qua xét nghiệm thường xuyên và truy vết tiếp xúc.
Những gì diễn ra với vi khuẩn gây bệnh lao hay các virus gây bệnh khác cho thấy tính đặc hữu là một phần trong các giai đoạn phát triển tự nhiên của nhiều bệnh truyền nhiễm trong con người.
Khoảng 89% trong số 119 nhà miễn dịch học, nhà nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và các nhà virus học trên khắp 23 quốc gia được phỏng vấn trong cuộc khảo sát gần đây của Tạp chí Nature đánh giá, rất có thể Covid-19 sẽ trở thành bệnh đặc hữu.
Để thích ứng với tình hình này, chính phủ Indonesia hiện đang chuẩn bị một số biện pháp, trong đó có kiểm soát các hoạt động cộng đồng và hành vi của mọi người thông qua việc thực hiện các giao thức y tế, tăng cường xây dựng miễn dịch cộng đồng, củng cố năng lực y tế và các cơ sở hạ tầng tại tất cả các khu vực, giám sát sự phân bố của các biến thể và phát triển kế hoạch thích ứng y tế công cộng về dài hạn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo phóng viên TTXVN tại Phnom Penh, ngày 14/9, Quốc vụ khanh Bộ Y tế Campuchia Or Vandine bày tỏ lo ngại về khả năng sẽ xảy ra đợt lây nhiễm biến thể mới nếu không áp dụng các biện pháp y tế phù hợp. Phát biểu thận trọng trên được đưa ra trong bối cảnh số ca mới vài ngày gần đây tăng trở lại mức gần 700 ca/ngày.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Cùng ngày, Bộ Y tế Campuchia xác nhận có 9 người tử vong và 657 ca mới trong 24 giờ qua, trong đó có 153 ca nhập cảnh và 504 ca lây nhiễm cộng đồng. Như vậy, Campuchia đã có tổng cộng 100.790 ca mắc, trong đó 94.904 người khỏi bệnh và 2.058 người tử vong.
Chiến dịch tiêm phòng tiếp tục đạt được những bước tiến đáng kể khi mục tiêu tiêm phòng cho người trưởng thành (từ 18 tuổi trở lên) dự kiến hoàn tất trong tháng 9. Theo báo cáo mới nhất, Campuchia đặt mục tiêu tiêm phòng cho 12 triệu người (tính cả hơn 1,9 triệu thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi). Đến nay, chỉ còn chưa tới 600.000 người trong độ tuổi tiêm phòng COVID-19 chưa được tiêm mũi nào.
Cũng trong ngày 14/9, Thủ tướng Campuchia Samdech Techo Hun Sen và phu nhân đã tiêm mũi tăng cường ngừa COVID-19 vào thời điểm đã có gần 780.000 người sinh sống tại Campuchia đã được tiêm mũi thứ ba. Ông Hun Sen khẳng định tất cả mọi người sẽ được tiêm mũi tăng cường. Cuối tuần trước, Thủ tướng Hun Sen cho biết Trung Quốc sẽ viện trợ thêm cho Campuchia 3 triệu liều vaccine để tiêm tăng cường cho người dân.
Trong nỗ lực trở lại trạng thái bình thường mới và chuẩn bị mở cửa trường trung học cơ sở và trung học phổ thông tại Phnom Penh, chính quyền thủ đô ngày 13/9 đã dọn dẹp và khử khuẩn 68 trường công trên địa bàn. Hai ngày trước đó, các cơ sở giáo dục tư nhân cũng đã phun khử khuẩn sẵn sàng đón học sinh trở lại trường vào ngày 15/9.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Từ một quốc gia có số ca nhiễm Covid-19 cao ở châu Á khi đại dịch lan rộng ra toàn cầu vào đầu năm ngoái, đến nay Hàn Quốc được coi là quốc gia khống chế dịch Covid-19 thành công. Hơn thế nữa, nước này đang tích cực thực hiện mong muốn trở thành nơi cung cấp vaccine của toàn cầu. Theo đó, nước này đang xây dựng phương án chuyển đổi sang hệ thống phòng dịch mới phù hợp với tình hình trong nước. Đó là khái niệm mới "With Covid-19", tạm gọi là "trang trải cuộc sống cùng đại dịch".
Để xây dựng phương án, Cơ quan quản lý dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết đang tiến hành khảo sát trường hợp tại nước ngoài, để xây dựng một khái niệm cụ thể, cũng như các chỉ số để có thể chuyển đổi toàn bộ hệ thống phòng dịch. Đúng như tên gọi, "With Covid-19" mang ý nghĩa là song hành cùng với đại dịch Covid-19, nhưng khái niệm này vẫn còn mơ hồ, chưa có ý nghĩa chính xác và phương pháp luận cụ thể.
Chính vì vậy, cơ quan phòng dịch đang ưu tiên xác lập khái niệm trước, sau đó mới xây dựng chiến lược phòng dịch phù hợp với tình hình thực tế trong nước. Dự kiến khung cơ bản về khái niệm "With Covid-19" sẽ được công bố vào khoảng cuối tháng 10.
Chính phủ Hàn Quốc sẽ căn cứ vào đây để xem xét chuyển đổi toàn diện hệ thống phòng dịch từ tháng 11. Sớm là trong năm nay, Hàn Quốc sẽ song song áp dụng các biện pháp phòng dịch Covid-19, và đưa cuộc sống thường nhật của người dân quay trở lại trước thời điểm bùng phát đại dịch.
Để hiện thực hóa khái niệm này, Hàn Quốc sẽ xúc tiến tích cực hai hoạt động song song đó là đảm bảo nguồn cung vaccine và tăng cường tiêm chủng.
Tuy nhiên, không phải cứ có vaccine là có thể tiêm chủng nhanh. Rút kinh nghiệm từ một số nước, Hàn Quốc đang triển khai tiêm chủng một cách nhanh chóng nhờ nguồn cung vaccine được nhập vào trong nước thuận lợi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong khi kế hoạch áp dụng thẻ xanh vaccine tại Anh đã bị gác lại, nhiều quốc gia châu Âu khác đã triển khai chương trình này như một công cụ để mở cửa trở lại.
Chính phủ Anh ngày 12/9 đã tạm hoãn kế hoạch yêu cầu người dân xuất trình thẻ xanh vaccine Covid-19 khi vào các địa điểm đông người. Trong khi đó, nhiều quốc gia châu Âu khác đang lên kế hoạch triển khai thẻ xanh vaccine nhằm cho phép người dân tới nhiều địa điểm và tham gia các hoạt động thể thao.
Nhiều nước châu Âu đã triển khai thẻ xanh vaccine như một công cụ để mở cửa trở lại. Ảnh minh họa: Getty Images
Áo, Bỉ, Cộng hòa Síp, Đan Mạch, Pháp, Đức, Hy Lạp, Hungary, Ireland, Italy, Luxembourg, Hà Lan, Bồ Đào Nha và Slovenia là những quốc gia châu Âu đã công bố về các hình thức của thẻ xanh vaccine.
Tuy nhiên, có một số nước đã áp dụng thẻ xanh vaccine nhưng không thành công. Tại Tây Ban Nha, chính quyền đại phương tại Canaries, Galicia, Cantabria và Andalucía muốn triển khai thẻ xanh Covid-19 nhưng đề nghị của họ đã bị các tòa án cấp cao địa phương và tòa án cấp cao trung ương bác bỏ.
Thụy Điển đã thông qua EUDCC để cho phép khách du lịch nhập cảnh và công dân đi lại dễ dàng trong khối. Tuy nhiên, Thụy Điển không yêu cầu người dân phải sử dụng thẻ xanh vaccine để có thể tới những địa điểm công cộng và tham gia các hoạt động thể thao với lý do muốn mở cửa cho tất cả mọi người cùng một lúc.
Vào tháng 4, Đan Mạch đã áp dụng quy định xuất trình chứng nhận tiêm chủng hoặc xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 (còn gọi là coronapass) khi vào quán bar và nhà hàng. Tuy nhiên, Đan Mạch, nơi đã tiêm chủng đầy đủ cho 80% dân số từ 12 tuổi trở lên, trở thành quốc gia đầu tiên trong EU dỡ bỏ mọi hạn chế phòng Covid-19 với việc bỏ quy định xuất trình chứng nhận tiêm vaccine. Từ tuần trước, người dân tại Đan Mạch có thể vào hộp đêm, nhà hàng hay các địa điểm khác mà công cần xuất trình coronapass.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nhằm sớm đạt miễn dịch cộng đồng, thời gian gần đây, Trung Quốc đã đẩy nhanh tiêm vaccine cho trẻ em, tập trung vào nhóm từ 12-17 tuổi.
Ngay từ hồi tháng 6 năm nay, Trung Quốc đã phê duyệt sử dụng khẩn cấp vaccine Covid-19 cho đối tượng từ 3-17 tuổi. Ngay sau đó, từ khoảng giữa tháng 7, thời điểm các trường học ở Trung Quốc nghỉ hè, công tác tiêm chủng cho thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi chính thức được triển khai.
Xét nghiệm Covid-19 ở Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ít phút trước, Điện Kremlin cho hay ông Putin đã tự cách ly sau khi có liên quan tới một số ca nhiễm Covid-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ tướng Campuchia Hun Sen cùng phu nhân đã tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 thứ ba vào sáng 14/9. Ông khẳng định mọi người trong nước đều sẽ được tiêm mũi tăng cường.
"Hôm nay, (tôi) tiêm mũi thứ 3, hay là mũi tăng cường, cùng người vợ yêu dấu", Thủ tướng Hun Sen viết trên trang Facebook chính thức, Khmer Times đưa tin.
Trong bài đăng, ông Hun Sen cũng cho biết đến nay gần 780.000 người dân trên khắp Campuchia đã được tiêm mũi tăng cường ngừa Covid-19.
Thủ tướng Hun Sen đăng bài trong lúc chương trình tiêm chủng ngừa Covid-19 của Campuchia sắp hoàn thành mục tiêu tiêm ít nhất một mũi cho 10 triệu người trưởng thành.
Thủ tướng Hun Sen và phu nhân tiêm mũi tăng cường vào sáng 14/9. Ảnh: Facebook/Samdech Hun Sen, Cambodian Prime Minister.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Cơ quan y tế Trung Quốc hôm nay (14/9) báo cáo các ca nhiễm Covid-19 mới đã tăng hơn gấp đôi ở tỉnh Phúc Kiến, phía đông nam Trung Quốc, khiến các giới chức y tế cần phải nhanh chóng triển khai các biện pháp bao gồm cả lệnh hạn chế đi lại nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus.
Theo báo cáo của Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, 59 trường hợp lây nhiễm mới đã được ghi nhận tại Phúc Kiến trong vòng 24 giờ qua, tăng hơn gấp đôi so với số lượng ca nhiễm 1 ngày trước đó.
Xét nghiệm Covid-19 tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc. Ảnh: Tân Hoa xã.
Như vậy, chỉ trong vòng 4 ngày qua, tổng cộng 102 ca mắc Covid-19 trong cộng đồng đã được ghi nhận ở Phúc Kiến, hầu hết các ca bệnh là do biến thể nguy hiểm Delta.
Sự bùng phát ổ dịch tại tỉnh Phúc Kiến bắt nguồn từ một trường tiểu học tại thủ phủ Phủ Điền, với ca nhiễm đầu tiên được báo cáo vào ngày 10/9.
Trước nguy cơ dịch bùng phát trong trường học, các nhà chức trách giáo dục tỉnh Phúc Kiến đã yêu cầu tất cả học sinh, giáo viên và nhân viên các trường học và các cấp học phải trải qua các cuộc xét nghiệm trước ngày 19/9. Các xét nghiệm sơ bộ trên các mẫu từ một số trường hợp ở Phủ Điền cho thấy chùm bệnh này nhiễm biến thể Delta có khả năng lây truyền cao./.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo tin từ Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin, sáng ngày 14/9/2021, tại trụ sở Bộ Ngoại giao đã diễn ra lễ tiếp nhận tượng trưng 1,5 triệu liều vắc-xin Astra Zeneca phòng Covid-19 do Chính phủ Pháp và I-ta-li-a tài trợ cho Việt Nam thông qua cơ chế COVAX.
Tham dự buổi lễ về phía Việt Nam có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Tô Anh Dũng, Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn, đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao và Bộ Y tế. Về phía bạn có sự tham dự của Đại sứ Pháp Nicolas Warnery, Đại biện Đại sứ quán I-ta-li-a Paolo Epifani, Quyền Điều phối viên Thường trú Liên Hợp quốc, Trưởng đại diện Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) Tiến sỹ Kidong Park, và Phó Trưởng đại diện Quỹ Nhi đồng Liên Hợp quốc (UNICEF) Lesley Miller.
Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Tô Anh Dũng cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu và kịp thời của Chính phủ và nhân dân Pháp và I-ta-li-a, góp phần thiết thực cho công tác phòng chống dịch Covid-19 tại Việt Nam. Đây là minh chứng cho sự phát triển năng động của quan hệ Đối tác chiến lược giữa Việt Nam với Pháp và I-ta-li-a trong những năm qua cũng như tình hữu nghị, đoàn kết, cùng nhau chia sẻ khó khăn, vượt qua đại dịch.
Thứ trưởng đánh giá cao sáng kiến thành lập cơ chế COVAX nhằm đảm bảo tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vắc-xin phòng Covid-19 trên toàn cầu. I-ta-li-a và Pháp là hai trong số các nhà tài trợ hàng đầu của EU cho cơ chế COVAX. Hai nước cũng là những đối tác thương mại quan trọng của Việt Nam và là Đối tác Phát triển của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN). Thứ trưởng Tô Anh Dũng tin tưởng rằng những đóng góp quý báu của I-ta-li-a và Pháp cho Việt Nam và các nước ASEAN góp phần thúc đẩy sớm mở cửa, tạo điều kiện đi lại thuận lợi cho doanh nghiệp và người dân.
Thứ trưởng Bộ Y tế Trần Văn Thuấn khẳng định sẽ sớm phân bổ lô vắc-xin này cho các địa phương và bảo đảm việc sử dụng thiết thực và hiệu quả nhất.
Thay mặt cho cơ chế COVAX, Tiến sỹ Kidong Park cảm ơn những đóng góp của Pháp và I-ta-li-a cho Việt Nam cho cơ chế này. Với nguồn cung bổ sung vắc-xin từ hai nước, đến nay Việt Nam đã nhận được hơn 11,7 triệu liệu vắc-xin phòng Covid-19 qua COVAX. Ông tin tưởng rằng chính phủ Việt Nam sẽ thực hiện hiệu quả chiến lược tiêm chủng dựa trên nguyên tắc ưu tiên những nhóm dễ bị tổn thương, đặc biệt là nhân viên y tế, tuyến đầu, người cao tuổi, những người có bệnh nền.
Thay mặt Chính phủ Pháp, Đại sứ Nicolas Warnery cho biết, quyết định phân bổ 672.000 liều vắc-xin của Pháp cho Việt Nam thể hiện tình đoàn kết và tương trợ lẫn nhau trong khó khăn, đồng thời phản ánh quá trình hợp tác thành công, lâu dài giữa hai nước trong lĩnh vực y tế. Bên cạnh những đóng góp tài chính cho chương trình COVAX, chính phủ Pháp cam kết chia sẻ 60 triệu liều vắc-xin phòng Covid-19 trong năm 2021 nhằm mục tiêu thúc đẩy tiêm chủng trên toàn cầu.
Thay mặt Chính phủ I-ta-li-a, Đại biện Paolo Epifani đánh giá cao những nỗ lực kiểm soát dịch bệnh của Việt Nam và bày tỏ vui mừng được đóng góp 812.060 liều vắc-xin phòng Covid-19 cho chiến dịch tiêm chủng tại Việt Nam.
Là một trong những quốc gia đầu tiên chịu ảnh hưởng nặng nề của đại dịch, I-ta-li-a ủng hộ tiếp cận công bằng và bình đẳng đối với vắc-xin phòng Covid-19 trên tinh thần đoàn kết quốc tế và nguyên tắc "không ai được an toàn cho đến khi mọi người được an toàn".
Cho đến nay, I-ta-li-a và Pháp là hai trong số những quốc gia thành viên EU viện trợ vắc-xin phòng Covid-19 lớn nhất cho Việt Nam. Đây là kết quả của quá trình vận động tích cực ở các cấp, trong đó có việc Thủ tướng Phạm Minh Chính đã điện đàm và gửi thư cho Thủ tướng Pháp Jean Castex, Thủ tướng I-ta-li-a Mario Draghi./.
Biến thể Mu có thể kháng vaccine Covid-19 đã được xác nhận xuất hiện ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ sau khi ca nhiễm mới nhất được phát hiện ở bang Nebraska.
Theo Outbreak.Info, sử dụng dữ liệu từ GISAID - hệ thống theo dõi các biến thể SARS-CoV-2, tính đến ngày 4/9, 5.659 chuỗi biến thể Mu đã được phát hiện trên toàn thế giới. Trong số đó, 2.436 chuỗi được phát hiện ở Mỹ.
Biến thể Mu đã được xác nhận xuất hiện ở tất cả 50 tiểu bang của Mỹ. (Ảnh minh họa: Getty)
Biến thể Mu, được phát hiện lần đầu tiên ở Columbia vào tháng 1, vẫn tương đối hiếm gặp ở Mỹ dù mỗi tiểu bang và Đặc khu Columbia đã ghi nhận ít nhất một ca nhiễm biến thể này. Theo Outbreak.Info, biến thể Mu phổ biến nhất ở bang Alaska, chiếm từ 3-4% số ca mắc bệnh.
Biến thể Mu cũng chiếm khoảng 1% số ca mắc Covid-19 ở Hawaii, trong khi tỷ lệ phổ biến ở các tiểu bang khác ở mức dưới 1%. Tại quần đảo Virgin thuộc Mỹ, biến thể Mu chiếm khoảng 3% số ca mắc bệnh.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Mu là "biến thể đáng quan tâm", với một số dữ liệu ban đầu chỉ ra rằng nó sở hữu những đặc tính có khả năng kháng các loại vaccine hiện tại. Tuy nhiên, vẫn chưa rõ liệu biến thể Mu có khả năng tác động tương tự như biến thể Delta có độc lực cao hay không. Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch Bệnh (CDC) Mỹ, cho đến nay Delta là biến thể áp đảo tại Mỹ khi chiếm hơn 99% tổng số ca mắc Covid-19.
Biến thể Mu chỉ được phát hiện trong 0,1% tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 tại Mỹ. Tuy nhiên, tỷ lệ này có thể sẽ cao hơn vì chỉ một phần nhỏ các mẫu virus được giải trình tự gen để phát hiện các biến thể. Trên thế giới, tỷ lệ nhiễm biến thể Mu được ghi nhận ở mức thấp.
Mời độc giả đọc bài viết gốc tại đây:
Hệ số lây nhiễm (R)SARS-CoV-2 ở Israel ngày 13/9 một lần nữa tăng trở lại mức 1 sau nhiều ngày có dấu hiệu giảm, mặc dù số ca mắc mới trong ngày trước đó đã giảm mạnh từ 10.183 ca xuống còn 7.686 ca.
Nhân viên y tế Israel lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho trẻ em tại Jerusalem. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Tel Aviv, trong 10 ngày sau khi khai giảng năm học mới 2021-2022, hệ số R luôn thấp hơn mức 1, dấu hiệu mang lại hy vọng khả năng dịch bệnh đã đạt đỉnh và đang trên đà suy giảm khi Israel đẩy mạnh chiến dịch tiêm chủng mũi vaccine thứ 3 cho mọi người dân đủ điều kiện.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Trung tâm Phổ biến thông tin về dịch bệnh COVID-19 của Israel, hệ số R có khả năng sẽ gia tăng trở lại trong những ngày tới, khi người Israel bước vào những ngày nghỉ lễ quan trọng trong năm như lễ Sám Hối (Yom Kippur), lễ Lều Tạm (Sukkot)... Việc hệ số R tăng trên mức 1 chủ yếu là do người dân tụ tập trong không gian kín như trường học và tổ chức các hoạt động chào mừng Năm Mới của người Do Thái.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo SCMP, Trung Quốc đã xuất khẩu gần 1 tỷ liều vắc xin Covid-19 đến hơn 60 quốc gia và cam kết sẽ tài trợ thêm 2 tỷ liều trong năm nay. Mới đây, một số nghiên cứu về hiệu quả của vắc xin ở các quốc gia có nhiều ca nhiễm Covid-19 biến thể Delta và Gamma đã được công bố.
Theo đó, các nhà nghiên cứu kết luận rằng vắc xin của Trung Quốc có thể cung cấp khả năng bảo vệ tốt, giúp người bệnh Covid-19 tránh nguy cơ bệnh nặng hoặc tử vong. Các chuyên gia cho rằng những vắc xin của Trung Quốc - đã được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho phép sử dụng trong trường hợp khẩn cấp - rất đáng để các nước sử dụng.
Vaccine bất hoạt của Trung Quốc đang được xuất khẩu đi khắp thế giới. Ảnh: Reuters
Một nghiên cứu ở Bahrain, được công bố vào tháng trước trước khi đánh giá đồng cấp, đã so sánh 4 loại vắc xin Covid-19 - mũi tiêm Sinopharm, AstraZeneca, Pfizer-BioNTech và Sputnik - trong khoảng thời gian từ tháng 12/2020 đến tháng 7. Nghiên cứu cho thấy rằng vắc xin Sinopharm có hiệu quả trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong, nhưng lại hoạt động kém hơn những loại khác, đặc biệt là đối với những người trên 50 tuổi.
Đại sứ quán Trung Quốc tại Thái Lan trong tháng này đã kêu gọi chống lại việc "đánh giá thấp và bôi nhọ vắc xin Trung Quốc".
Hsu Li Yang, một phó giáo sư và chuyên gia về các bệnh truyền nhiễm tại Đại học Quốc gia Singapore, cho biết tất cả các loại vắc xin được WHO phê duyệt đều có hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa Covid-19 nghiêm trọng và tử vong. Vắc xin bất hoạt dường như không thua kém đáng kể.
"Hiệu quả về lâu dài là chưa chắc chắn đối với tất cả các loại vắc xin," phó giáo sư Hsu nói thêm. "Ở giai đoạn này, các quốc gia nên triển khai những gì họ có hơn là chờ đợi vắc xin mRNA hoặc virus-vector."
Jin Dongyan, một nhà virus học từ Đại học Hồng Kông, cho biết các quốc gia không nên từ chối các loại vắc xin bất hoạt.
“Nếu có nguồn cung cấp vắc xin Pfizer-BioNTech thì rất tốt, nhưng Sinovac và Sinopharm vẫn hữu ích,” Dongyan nói. "Đối với các quốc gia không có khả năng tiếp cận với các loại vắc xin khác, tốt nhất vẫn nên sử dụng Sinopharm hoặc Sinovac. Có thể đây không phải là vắc xin hiệu quả nhất, nhưng vẫn tốt hơn là không có vắc xin."
Phóng viên TTXVN tại London dẫn nghiên cứu mới nhất của Văn phòng Thống kê Quốc gia Anh (ONS) cho biết khoảng 99% trường hợp tử vong do COVID-19 tại xứ England là những người chưa tiêm đủ 2 mũi vaccine.
Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại bệnh viện ở Cambridge, Anh, ngày 5/5/2020. Ảnh: AFP/ TTXVN
Nghiên cứu đầu tiên của ONS về các ca tử vong dựa trên tình trạng tiêm chủng cho thấy, trong số hơn 50.000 ca tử vong do COVID-19 tại vùng England trong năm nay, chỉ có 59 trường hợp là những người đã tiêm đủ 2 mũi vaccine ngừa COVID-19 và không có vấn đề sức khỏe nghiêm trọng.
Theo nghiên cứu này, số người tử vong do COVID-19 dù đã tiêm đủ 2 mũi vaccine chỉ chiếm 1,2% (640 người) trong tổng số ca tử vong, nhưng ONS cho biết nhiều người trong số này có thể đã mắc COVID-19 trước khi tiêm mũi 2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đoàn bác sỹ 118 của Italy sẽ trực tiếp đến TP HCM để hỗ trợ và chuyển giao quy trình tầm soát, điều trị, chăm sóc bệnh nhân, chuyển giao công nghệ huyết tương và tế bào gốc trong điều trị COVID-19.
Điều trị cho bệnh nhân COVID-19. (Ảnh minh họa: TTXVN phát)
Theo phóng viên TTXVN tại Rome, ngày 13/9, Giám đốc Hệ thống Cấp cứu quốc gia Italy 118 Mario Balzanelli cho biết sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm trong điều trị bệnh COVID-19 và mong muốn thúc đẩy hợp tác với Việt Nam về nghiên cứu, đào tạo chuẩn bị cho các trường hợp khẩn cấp về đại dịch.
Trao đổi trong buổi gặp giữa đoàn bác sỹ 118 với Đại sứ Việt Nam tại Italy Nguyễn Thị Bích Huệ, ông Mario Balzanelli cho biết 118 đã tích cực trao đổi và chia sẻ rất nhiều kinh nghiệm trong phòng chống đại dịch, góp phần giải tỏa tình trạng khẩn cấp cho hệ thống các bệnh viện.
Mới đây, tờ Bloomberg (Mỹ) đã viết về tin tin vui tại đảo Phú Quốc của Việt Nam. Theo đó, đây sẽ là điểm du lịch đầu tiên của đất nước mở cửa trở lại cho du khách nước ngoài được tiêm phòng đầy đủ bắt đầu từ tháng 11 - theo trang web của chính phủ, dẫn nguồn từ cơ quan quản lý du lịch.
Thủ tướng Phạm Minh Chính đã phê duyệt kế hoạch trên cơ sở thí điểm. Du khách nước ngoài sẽ được yêu cầu tiêm phải tiêm liều vắc xin thứ 2 ít nhất 14 ngày trước khi đi du lịch đến hòn đảo ở phía nam tỉnh Kiên Giang và không quá 12 tháng trước khi đến.
Khách du lịch quốc tế phải có xét nghiệm âm tính với Covid-19 bằng xét nghiệm PCR trong vòng 72 giờ trước khi khởi hành chuyến đi.
Theo Bộ Y tế, tỉnh Kiên Giang đã tiêm ít nhất một mũi vắc-xin cho 23,6% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Thông tin được trích dẫn từ:
Theo các nhà nghiên cứu, các loại thuốc ức chế P2Y12 có thể mở ra hướng điều trị khả quan giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân mắc COVID-19.
(Ảnh minh họa: Reuters)
Kết quả nghiên cứu công bố vừa công bố rên tạp chí Science Advances cho thấy thuốc ngăn ngừa hình thành cục máu đông sau khi làm thủ thuật can thiệp động mạch vành ở bệnh nhân tim mạch cũng có tác dụng tương tự ở bệnh nhân COVID-19 .
Virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 được cho có thể ảnh hưởng đến các gene kiểm soát số lượng tiểu cầu, vốn là những mảnh tế bào có trong máu và tham gia vào quá trình hình thành cục máu đông.
Các protein gây viêm do virus SARS-CoV-2 tạo ra kích thích các tiểu cầu hoạt động mạnh mẽ hơn, khiến quá trình hình thành cục máu đông xảy ra dễ dàng và thường xuyên hơn.
Theo các nhà nghiên cứu, các loại thuốc ức chế P2Y12 có thể mở ra hướng điều trị khả quan giúp giảm nguy cơ hình thành cục máu đông ở bệnh nhân mắc COVID-19.
Tháng trước, Tạp chí Y khoa Anh đăng kết quả nghiên cứu cho thấy bệnh nhân mắc COVID-19 phải đối mặt với nguy cơ bị đông máu cao hơn nhiều so với những người đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19 của hãng AstraZeneca hay của Pfizer/BioNTech./.
Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Đợt bùng phát dịch mới tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ một người đàn ông đã hoàn thành cách ly 21 ngày sau khi trở về từ nước ngoài. Hơn 60 người đã mắc bệnh, trong đó có 15 học sinh tiểu học.
Ca nhiễm mới nhất lần đầu được phát hiện khi hai anh em tham gia xét nghiệm Covid-19 định kỳ tại một trường tiểu học ở Tiên Du, thành phố Phủ Điền hôm 9/9. Một học sinh và ba phụ huynh khác có kết quả dương tính vào ngày hôm sau.
Chuyên gia tư vấn cho chính phủ đã chỉ ra rằng một phụ huynh mới trở về từ Singapore có khả năng là nguồn lây bệnh, mặc dù người đàn ông này đã hoàn thành đợt cách ly kéo dài khi trở về Trung Quốc.
Ổ dịch mới - được cho là do một người đàn ông đã cách ly 21 ngày sau khi về từ Singapore - cho thấy thách thức trong chính sách "không khoan nhượng với Covid-19" của Trung Quốc.
Đợt bùng phát dịch mới tại tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc được cho là bắt nguồn từ một người đàn ông đã hoàn thành cách ly 21 ngày sau khi trở về từ nước ngoài. Hơn 60 người đã mắc bệnh, trong đó có 15 học sinh tiểu học.
Ổ dịch mới xuất hiện 2 tuần sau khi Trung Quốc tuyên bố ngăn chặn thành công lần bùng dịch Covid-19 tồi tệ nhất trong hơn một năm qua. Điều này nêu bật thách thức do biến chủng Delta dễ lây lan gây ra, gây nghi ngại về tính bền vững của chiến lược "0 ca Covid-19", ngay cả ở quốc gia có biện pháp ngăn chặn nghiêm ngặt nhất thế giới, theo CNN.
Kết quả dương tính sau 37 ngày trở về từ nước ngoài
Ca nhiễm mới nhất lần đầu được phát hiện khi hai anh em tham gia xét nghiệm Covid-19 định kỳ tại một trường tiểu học ở Tiên Du, thành phố Phủ Điền hôm 9/9. Một học sinh và ba phụ huynh khác có kết quả dương tính vào ngày hôm sau.
Chuyên gia tư vấn cho chính phủ đã chỉ ra rằng một phụ huynh mới trở về từ Singapore có khả năng là nguồn lây bệnh, mặc dù người đàn ông này đã hoàn thành đợt cách ly kéo dài khi trở về Trung Quốc.
Người đàn ông đến Hạ Môn vào ngày 4/8 và cách ly tại khách sạn trong 14 ngày. Anh tiếp tục trải qua 7 ngày cách ly tập trung tại một địa điểm được chỉ định ở Tiên Du, trước khi trở về nhà theo dõi sức khỏe thêm một tuần nữa, theo chính quyền Phủ Điền.
Anh có kết quả xét nghiệm âm tính 9 lần trong 21 ngày cách ly. Vào ngày thứ 37, ngày 10/9, sau khi trở về Trung Quốc, anh có kết quả dương tính.
Các biện pháp đóng cửa biên giới và yêu cầu kiểm dịch bắt buộc với khách nước ngoài của Trung Quốc là một trong những quy định phòng dịch nghiêm ngặt nhất trên thế giới. Kể từ khi ngăn chặn đợt bùng phát đầu tiên ở Vũ Hán, chính phủ Trung Quốc cho rằng mọi đợt bùng phát trong nước đều do lây nhiễm từ khách du lịch hoặc hàng hóa nhập khẩu.
Xét nghiêm diện rộng tại Phúc Kiến hôm 12/9. Ảnh: Xinhua.
Giới chức Trung Quốc không tiết lộ khi nào, ở đâu hoặc bằng cách nào người đàn ông về từ Singapore đã nhiễm virus, nhưng thời gian ủ bệnh dài hơn 21 ngày là rất bất thường.
Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:
Một số nhà dịch tễ học tin rằng COVID-19 có thể sẽ trở thành một căn bệnh thông thường như cảm lạnh và con người nên bắt đầu làm quen với điều đó.
Khi COVID-19 bắt đầu bùng phát, các nhà khoa học tin rằng dịch bệnh này sẽ sớm qua đi như SARS cách đây 18 năm.
Nhưng sự xuất hiện của biến thể Alpha, Delta và mới đây là Mu khiến tất cả phải suy nghĩ lại. Trong khi các nước tìm cách chế ngự các biến thể này, nCoV có thể sẽ tiếp tục đổi sang một dạng khác, nguy hiểm, khó lường hơn.
"Loại virus này sẽ không bao giờ chịu rời bỏ chúng ta", Catherine O'Neal - Giám đốc y tế bệnh viện Our Lady of the Lake tại bang Louisiana (Mỹ) cho hay. Bệnh viện này đang phải đối mặt với tình trạng tăng đột biến số bệnh nhân nghiêm trọng nhất kể từ đầu dịch.
Căn bệnh thông thường
Các nhà khoa học đang cố tìm hiểu xem dịch bệnh sẽ kết thúc thế nào. Khi nghiên cứu về vấn đề này, nhiều người cùng đồng thuận rằng COVID-19 sẽ trở thành một căn bệnh thường thường như cảm lạnh hoặc cúm và không còn gây ra tình trạng nhập viện và tử vong hàng loạt.
COVID-19 có thể sẽ trở thành một căn bệnh mà mọi người cần phải chủng ngừa thường xuyên. (Ảnh: Getty Images)
Điều đó đồng nghĩa COVID-19 sẽ là một căn bệnh mà mọi người cần phải chủng ngừa thường xuyên.
Chuyên gia Adolfo Garcia-Sastre tới từ Trường Y Icahn (Mỹ) nhận định thời điểm COVID-19 trở thành một căn bệnh thông thường phụ thuộc vào việc lượng người được tiêm chủng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngay cả Singapore, quốc gia có tỉ lệ tiêm phòng hàng đầu thế giới, cũng chật vật vì đợt bùng phát Covid-19 hiện tại
Với tỉ lệ tiêm phòng thấp, Đông Nam Á hiện là một trong những khu vực dễ bị tổn thương nhất vì biến thể Delta và đang chịu đựng những đợt bùng phát Covid-19 tồi tệ nhất thế giới. Dù vậy, với nguồn lực tài chính và sức mạnh của các chính sách tiền tệ đang cạn dần, lệnh phong tỏa không còn là giải pháp phù hợp.
"Đó là một sự cân bằng khó khăn giữa sinh mạng và sinh kế" - chuyên gia kinh tế Krystal Tan của Ngân hàng Australia & New Zealand Banking Group (Úc) khẳng định, đồng thời nhấn mạnh ngay cả Singapore, quốc gia có tỉ lệ tiêm phòng hàng đầu thế giới (hơn 81% dân số), cũng đang chật vật vì đợt bùng phát hiện tại.
Theo Bloomberg, việc các nhà máy ở Đông Nam Á phải đóng cửa đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chuỗi cung ứng toàn cầu, buộc các hãng ôtô như Toyota (Nhật Bản) cắt giảm sản lượng trong khi các công ty thời trang bán lẻ như Abercrombie & Fitch (Mỹ) cảnh báo tình hình đang "vượt tầm kiểm soát".
Một cửa hàng bán quà lưu niệm vắng hoe ở Chinatown - Singapore hôm 30-8 Ảnh: REUTERS
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Nguy cơ về một "làn sóng COVID-19" mới tại Vương quốc Anh vẫn đang hiện hữu. Ảnh minh họa: Getty.
Theo thống kê của cơ quan y tế tại Vương quốc Anh và Bắc Ai-len, gần một phần ba số lượng hành khách nhập cảnh vào nước này bị nghi ngờ đã vi phạm các quy định cách ly trong thời điểm biến thể Delta bắt đầu lây lan mạnh tại đảo quốc sương mù.
Theo những số liệu mới nhất mà BBC tiếp cận được, từ tháng 3 đến tháng 5/2021, cơ quan phụ trách việc giám sát thực hiện các biện pháp phòng dịch COVID-19 của Bộ Nội Vụ Anh đã tiếp nhận tổng cộng 301.076 trường hợp trong hơn một triệu người nhập cảnh vào nước này để trực tiếp kiểm tra xem những cá nhân này có thực hiện nghiêm chỉnh các quy định tự cách ly tại nhà dành cho người nhập cảnh hay không.
Chính phủ Anh không cho biết con số cụ thể về việc bao nhiêu người trong số này được xác định đã vi phạm các quy định cách ly, cùng với đó là những trường hợp không thể truy vết nếu như sau đó có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 13/9, thế giới ghi nhận tổng cộng 225.641.006 ca mắc COVID-19, trong đó có 4,647.034 ca tử vong. Trên 202,260 triệu bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục, trong khi còn trên 18,733 triệu bệnh nhân đang điều trị.
Một khu vực bị phong tỏa do có ca nhiễm COVID-19 tại Viêng Chăn, Lào, ngày 19/6/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Tại Đông Nam Á, Lào ghi nhận 198 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại nước này lên tới 17.555 ca, trong đó có 16 người tử vong. Bộ Y tế Lào nhấn mạnh tình hình dịch bệnh trên thế giới vẫn diễn biến phức tạp, trong khi nhiều tỉnh ở Lào vẫn tiếp tục ghi nhận các cụm dịch trong cộng đồng. Tỉnh Khammuan là tỉnh có số ca cộng đồng cao nhất cả nước trong 1 ngày, với 43 ca, tiếp đến là tỉnh Champasak với 25 ca, tỉnh Savannakhet với 13 ca; các ca còn lại được ghi nhận rải rác tại một số tỉnh khác của nước này. Riêng thủ đô Viêng Chăn có 9 ca lây nhiễm trong cộng đồng, khiến số bản được đưa vào danh sách đỏ gia tăng.
Bộ Y tế Lào cho biết đang xem xét nâng cấp độ nguy cơ lây nhiễm ở một số địa phương nếu tiếp tục không áp dụng các biện pháp nghiêm ngặt và người dân không hợp tác trong việc tuân thủ nghiêm các nguyên tắc phòng ngừa lây nhiễm dịch bệnh.
Campuchia ghi nhận thêm 629 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc bệnhtại nước này kể từ đầu mùa dịch đến nay vượt ngưỡng 100.000 ca (cụ thể là 100.133 ca), trong đó có 2.049 ca tử vong. Trong số các tỉnh có số ca mắc COVID-19 ở mức cao, tỉnh Battambang bị tác động mạnh nhất với ít nhất 252 ca mắc mới tại ổ dịch chợ Kamrieng trên địa bàn tỉnh này.
Diễn biến dịch COVID-19 tại Campuchia có xu hướng xấu đi kể từ ngày 10/9 với số ca nhiễm tăng trong số lao động Campuchia trở về từ Thái Lan và số ca nhiễm biến thể Delta tại Phnom Penh cũng như trên cả nước tiếp tục tăng. Hiện Campuchia dần tiến tới hoàn thành mục tiêu đạt miễn dịch cộng đồng khi gần 98% người dân từ 18 tuổi trở lên ở nước này đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine phòng COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây