Cập nhật lúc

NÓNG: Thế giới sắp có vaccine mRNA mới sản xuất ở sát Việt Nam; Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TQ

Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch “nóng nhất” ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

NÓNG: Thế giới sắp có vaccine mRNA mới sản xuất ở sát Việt Nam; Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TQ
17
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Hơn 15.000 ca mắc Covid-19/ngày, Thái Lan vẫn hy vọng đón du khách tới Bangkok vào tháng 10

    NÓNG: Thế giới sắp có vaccine mRNA mới sản xuất ở sát Việt Nam; Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với TQ - Ảnh 1.

    Du khách tận hưởng kỳ nghỉ trên bãi biện Patong ở Phuket, Thái Lan, ngày 7/7/2021. Ảnh: AP Photo/Tiwa Suvarnabhanu

    Ngày 9/9, người phát ngôn chính phủ Thanakorn Wangboonkongchan cho biết các điểm đến như Bangkok, Hua Hin, Pattaya và Chiang Mai sẽ được bổ sung vào danh sách triển khai chương trình kích cầu du lịch, trong đó khách du lịch đã tiêm đủ vaccine và tiến hành một loạt xét nghiệm có thể được đến thăm các địa điểm này.

    Chương trình này đang được áp dụng tại các đảo Samui và Phuket, nơi 70% người dân địa phương được yêu cầu tiêm đủ vaccine.

    Kế hoạch trên được đưa ra sau khi một kế hoạch khác trong tháng 6 cho phép khách nhập cảnh không cần cách ly đã đặt ra vấn đề khi số ca nhiễm mới hằng ngày tăng trong tháng 8, lên tới 23.000 ca/ngày, trong đó nhiều ngày ghi nhận số ca tử vong cao kỷ lục.

    Ngày 9/9, Thái Lan đã ghi nhận 16.031 ca nhiễm mới.

    Tiêm chủng có thể là một trở ngại cho kế hoạch mở cửa vào tháng 10, vì hiện chỉ có 34% người dân Bangkok đã tiêm đủ vaccine và chỉ 15% người dân trên cả nước được tiêm đủ liều.

    Thái Lan hy vọng đón du khách tới Bangkok vào tháng 10baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc sắp sản xuất vaccine mRNA đầu tiên, dây chuyền đặt sát Việt Nam

    Thời báo Hoàn Cầu cho hay, dây chuyền sản xuất vaccine mRNA của Trung Quốc đã được thiết lập trong thời gian gần đây và dự kiến đưa vào hoạt động trong tháng 10 tới.

    Được liên kết phát triển bởi Viện Khoa học Quân y Trung Quốc, công ty Suzhou Abogen và Yunnan Walvax Biotechnology, loại vaccine ngừa Covid-19 sử dụng công nghệ mRNA có tên ARcoVax sẽ sản xuất hàng loạt tại dây chuyền đặt ở thành phố Ngọc Khê, tỉnh Vân Nam - địa điểm nằm cách thành phố Lào Cai, tỉnh Lào Cai, của Việt Nam khoảng 260km.

    Với mức đầu tư 520 triệu nhân dân tệ (khoảng 80,6 triệu USD), nhà máy sản xuất vaccine mRNA đầu tiên của Trung Quốc có thể đạt sản lượng đến 200 triệu liều vaccine/năm.

    Theo Hoàn Cầu, ưu điểm của ARcoVax là chi phí bảo quản vaccine này thấp hơn so với các loại vaccine của nước khác, cho phép nó được bảo quản ở nhiệt độ phòng trong vòng 1 tuần, hay ở 4 độ C trong thời gian dài, khiến vaccine có thể dễ dàng sử dụng hơn.

    Thế giới sắp có thêm vaccine mới công nghệ mRNA, sản xuất ở sát Việt Nam: Hé lộ ưu điểm vượt trộisoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào: Thủ đô Vientiane tăng cường biện pháp chống dịch Covid-19

    Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Trung Quốc; Phát hiện đặc biệt về Sinovac - Ảnh 1.

    Lực lượng an ninh thủ đô Vientiane tăng cường tuần tra (Nguồn: An ninh Lào).

    Hiện số ca mắc mới Covid-19 tại Lào đang có chiều hướng gia tăng trong những ngày gần đây, một số tỉnh thành của nước này phải tăng cường nhiều biện pháp phòng chống nhằm ngăn chặn dịch lây lan trên diện rộng.

    Ủy ban phòng chống Covid-19 thủ đô Vientiane vừa ra thông báo về mức xử phạt hành chính đối với việc vi phạm quy định trong giai đoạn thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm dịch bệnh. Theo đó, tùy vào mức độ nghiêm trọng của hành vi vi phạm, mức xử phạt sẽ dao động từ 500.000 kíp (khoảng 1 triệu đồng) đến 10 triệu kíp (khoảng 20 triệu đồng).

    Kể từ khi áp dụng quy định mới từ ngày 1/9, trong đó có việc cấm phương tiện giao thông đi lại trên các tuyến đường ở thủ đô từ 22h đêm đến 5h sáng, cơ quan công an thủ đô Vientiane đã lập các chốt kiểm soát trên nhiều tuyến đường.

    Thủ đô Vientiane tăng cường biện pháp chống dịch Covid-19vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người tiêm 1 mũi vaccine sau khi khỏi Covid-19 có khả năng miễn dịch "vô địch"

    Người nhiễm Covid-19 khỏi bệnh, sau khi được tiêm một mũi vaccine, có thể hình thành hàng rào miễn dịch vững chắc ngăn ngừa mọi loại biến thể, các nhà nghiên cứu cho biết.

    Theo tờ Independent, lượng kháng thể sản sinh ở những người này mạnh mẽ đến mức vô hiệu hóa toàn bộ 6 biến thể đáng lo ngại của Covid-19 hiện nay, bao gồm cả biến thể Delta.

    Ở những người nhiễm Covid-19 và sau đó khỏi bệnh, cơ thể những người này đã sản sinh kháng thể tự nhiên. Mũi vaccine tiêm sau đó đóng vai trò thúc đẩy hệ miễn dịch vô hiệu hóa virus SARS-CoV-2 một cách mạnh mẽ hơn.

    Các nhà khoa học mô tả hiện tượng này là một dạng "miễn dịch hỗn hợp".

    Phát hiện mới về khả năng miễn dịch ở người tiêm một mũi vaccine sau khi khỏi Covid-19danviet.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thăm Việt Nam, Ngoại trưởng Trung Quốc sẽ bàn chuyện viện trợ vaccine

    Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Trung Quốc; Phát hiện đặc biệt về Sinovac - Ảnh 1.

    Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt.

    Chiều 9/9, Phó Phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Đoàn Khắc Việt cho biết, nhận lời mời của Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh và Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, Ủy viên Quốc vụ, Ngoại trưởng Vương Nghị sẽ thăm chính thức Việt Nam từ 10 - 12/9/2021 và tham dự phiên họp lần thứ 13 Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc.

    Trả lời câu hỏi của phóng viên về nội dung chuyển giao vaccine và công nghệ vaccine trong chuyến thăm của Ngoại trưởng Trung Quốc, Phó Phát ngôn cho biết, Ủy ban Chỉ đạo Hợp tác song phương Việt Nam - Trung Quốc là hội nghị thường niên giữa hai nước. Tại đây, lãnh đạo hai bên sẽ gặp gỡ trao đổi trực tiếp các biện pháp tháo gỡ vấn đề tồn tại và thúc đẩy quan hệ hai nước phát triển. 

    Do đó, vấn đề hai nước có cùng quan tâm hiện nay là phòng chống dịch Covid-19, trong đó có hỗ trợ vaccine cũng như vật tư trang thiết bị y tế, chắc chắn là nội dung hai bên cùng quan tâm và sẽ có chia sẻ.

    Việt Nam và Trung Quốc thảo luận về hỗ trợ vaccine và thiết bị y tế trong chuyến thăm của ông Vương Nghịsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc hỗ trợ vắc-xin cho các nước Mekong, bao gồm Việt Nam

    Nhận lời mời của Thủ tướng Campuchia Hun Sen, sáng 9/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại Hội nghị Thượng đỉnh Hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng (GMS) lần thứ 7 được tổ chức theo hình thức trực tuyến.

    Tham dự Hội nghị có Thủ tướng các nước Campuchia, Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Việt Nam; đại diện Myanmar, Chủ tịch Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB); và gần 350 đại biểu đại diện các Bộ, ngành sáu nước, các đối tác phát triển và khối doanh nghiệp trong vào ngoài khu vực.

    Đề nghị quan trọng của Thủ tướng Phạm Minh Chính với Trung Quốc; Phát hiện đặc biệt về vaccine Sinovac - Ảnh 1.

    Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Hội nghị thượng đỉnh hợp tác Tiểu vùng Mekong mở rộng lần thứ 7 theo hình thức trực tuyến ngày 9/9 (Ảnh: VGP)

    Thủ tướng Phạm Minh Chính cảm ơn ADB và các đối tác phát triển về những hỗ trợ quý báu, điều phối hiệu quả và huy động nguồn lực cho các chương trình hợp tác trong khuôn khổ GMS và với các nước thành viên, trong đó có Việt Nam. Thủ tướng cũng cảm ơn các nước sản xuất được vắc-xin COVID-19, trong đó có Trung Quốc, đã chia sẻ, giúp đỡ cho các nước khác và Việt Nam. Sự giúp đỡ này là rất quý giá trong điều kiện khan hiếm vắc-xin trên toàn cầu hiện nay.

    Trong phần phát biểu, Thủ tướng Phạm Minh Chính đề cập việc hỗ trợ tiếp cận vắc-xin và dược phẩm điều trị COVD-19 một cách cởi mở, bình đẳng và minh bạch; tăng cường chia sẻ vắc-xin qua các cơ chế đa phương và song phương; đẩy mạnh chuyển giao công nghệ để xây dựng và tự chủ sản xuất vắc-xin, thuốc chữa các loại dịch bệnh tại khu vực.

    Việt Nam đề nghị các nước sản xuất được vắc-xin, trong đó có Trung Quốc, tiếp tục hỗ trợ cho các nước khác, trong đó có Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dịch Covid-19 bùng phát ở Mỹ: Mùa hè hy vọng kết thúc trong u ám

    Người dân Mỹ chào đón mùa hè năm 2021 với hy vọng đây sẽ cột mốc quan trọng khi nước Mỹ "độc lập" khỏi virus SARS-CoV-2. Nhưng hy vọng ấy dần tan biến khi Covid-19 vẫn "thống trị" nước Mỹ, số người chết vì dịch bệnh ở Mỹ đang dần quay trở lại tương đương với mức hồi tháng 3.

    Biến thể Delta đang khiến các bệnh viện ở Mỹ dần kín chỗ, số lượng trẻ em mắc bệnh tăng đáng báo động trong khi tỷ lệ tử vong do Covid-19 ở một số nơi cũng tăng lên mức cao nhất kể từ đầu đại dịch. Hệ thống trường học mới mở cửa phải quay trở lại với hình thức học trực tuyến vì dịch bệnh bùng phát. Tranh cãi pháp lý, các mối đe dọa tiềm ẩn, bạo lực đã nổ ra vì yêu cầu đeo khẩu trang và tiêm vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu của Trung Quốc cho rằng tiêm mũi thứ 3 là vaccine khác sẽ mang lại hiệu quả hơn sau 2 liều Sinovac

    Báo Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP) trích nghiên cứu của Trung Quốc chỉ ra, tiêm mũi nhắc lại của vaccine CanSino sau 2 liều tiêm vaccine Covid-19 của Sinovac có thể tạo ra miễn dịch mạnh hơn nhiều so với việc tiêm thêm mũi thứ 3 là vaccine của Sinovac.

    Nghiên cứu được công bố trên medRxiv.org và chưa có những đánh giá bổ sung. Đề xuất được đưa ra khi Bắc Kinh đã tổ chức tiêm các mũi nhắc lại của vaccine Covid-19 cho người già, các nhóm có nguy cơ cao,... nhưng chưa tiêm trộn lẫn các loại vaccine khác.

    Giám đốc Trung tâm Phát triển Khoa học và Công nghệ Y tế của Ủy ban Y tế Quốc gia Zheng Zhongwei cho biết hôm 7/9 rằng "chỉ sau khi có đủ dữ liệu khoa học về tính an toàn và tính sinh miễn dịch hoặc hiệu quả, chúng tôi mới có thể đưa ra các khuyến nghị của chuyên gia về về việc tiêm phòng trên diện rộng."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Campuchia cao hơn cả Mỹ

    Một trong những khía cạnh ít được dự báo gần đây trong câu chuyện chống Covid-19 ở Đông Nam Á là thành công đáng chú ý của Campuchia trong chiến lược phân phối vaccine. Tính tới 6/9, 2/3 dân số nước này đã nhận được ít nhất 1 liều vaccine trong khi tỷ lệ tiêm vaccine đầy đủ là 53%. Ngoài Singapore với hơn 3/4 dân số được tiêm vaccine đầy đủ, đây là quốc gia tỷ lệ tiêm vaccine cao nhất ở Đông Nam Á.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Không cần giấy đi đường, đây là cách Trung Quốc kiểm soát người dân đi lại khi Covid-19 bùng phát mạnh nhất

    Để kiểm soát hoạt động đi lại của 11 triệu người Vũ Hán khi đó, chính phủ Trung Quốc đã triển khai hệ thống mã theo dõi y tế bằng mã QR. Ngoài ra, gần 45.000 người cũng được cử đến thành phố này để hỗ trợ các nhân sự cấp cơ sở chống dịch.

    Việt Nam đề nghị TQ cung cấp thêm vaccine cho người già, trẻ em; Không giấy đi đường, TQ kiếm soát người dân đi lại như thế nào? - Ảnh 1.

    Để kiểm soát hoạt động đi lại của 11 triệu người Vũ Hán khi đó, chính phủ Trung Quốc đã triển khai hệ thống mã theo dõi y tế. Mỗi đêm, người dân sẽ nhận được một mã QR vào điện thoại di động, được gọi là "mã theo dõi sức khoẻ". Người dùng đăng tải thông tin cá nhân lên một ứng dụng nhắn tin của WeChat hoặc Alipay để xác minh danh tính, cùng nhiệt độ cơ thể, triệu chứng của Covid nếu có và lịch sử di chuyển gần đây.

    Sau đó, hệ thống sẽ đánh giá xem liệu họ có tiếp xúc gần với người bị nhiễm bệnh hay không. Nếu người dùng nhận được mã màu xanh lá cây, thì họ đã an toàn và được phép đi lại và làm việc. Mã màu vàng tức là người dùng đã tiếp xúc với F0 và có nguy cơ nhiễm bệnh. Tuy nhiên, mã màu cam có nghĩa là người dùng phải cách ly ở nhà 7 ngày và mã màu đỏ là cách ly 14 ngày.

    Ngoài ra, hệ thống "quét mã" còn được liên kết với các điểm đo thân nhiệt ở nơi công cộng. Nếu mức thân nhiệt cao bất thường, mã màu xanh có thể được chuyển sang màu vàng. Với mã này, người dùng sẽ bị hạn chế ra ngoài và chờ nhân viên y tế đến xử lý.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đề nghị Trung Quốc cung cấp thêm vaccine và thuốc điều trị Covid

    Chiều 8/9, tại Hà Nội, ông Đỗ Văn Chiến, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đã có cuộc điện đàm với ông Uông Dương, Ủy viên Thường vụ Bộ Chính trị, Chủ tịch Chính hiệp toàn quốc Trung Quốc.

    "Trong bối cảnh đại dịch COVID-19 đang lan rộng với nhiều biến chủng nguy hiểm, hai nước đã đoàn kết ứng phó dịch bệnh, tương trợ lẫn nhau. Đảng, Nhà nước và nhân dân Việt Nam trân trọng cảm ơn Đảng, Nhà nước, nhân dân Trung Quốc đã viện trợ 2,7 triệu liều vaccine phòng COVID-19. Đây là sự hỗ trợ hết sức kịp thời và quý báu, thể hiện tinh thần đoàn kết, tương trợ, giúp đỡ Việt Nam trong lúc khó khăn", Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến nhấn mạnh.

    Thời gian tới, hai bên cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác thực chất, cùng có lợi trên các lĩnh vực, nhất là tăng cường hợp tác phòng chống dịch bệnh COVID-19, chia sẻ thông tin, kiểm soát chặt chẽ dịch bệnh ở khu vực biên giới; đồng thời đề nghị Trung Quốc tiếp tục hỗ trợ, hợp tác về vaccine, cung cấp thêm nguồn vaccine, nhất là vaccine cho trẻ em, người cao tuổi và thuốc điều trị COVID-19; chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh; công nhận chứng chỉ tiêm vaccine của nhau để tạo thuận lợi cho đi lại cần thiết của người dân hai nước.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh tế Nga hoạt động tự do đến 90% trong đại dịch Covid-19

    Một mặt, đảm bảo cho mỗi người dân Moscow sự trợ giúp y tế trong trường hợp bệnh tật cao trong thành phố, mặt khác, tạo điều kiện cho sự phát triển của nền kinh tế.

    Ngày 8/9, phát biểu tại Diễn đàn Tài chính Moscow lần thứ 5, thị trưởng thành phố Moscow Sergei Sobyanin cho biết, các biện pháp hạn chế chính xác được áp dụng trong thời kỳ đại dịch Covid-19 đã vừa đảm bảo được việc chăm sóc sức khỏe cho người dân, vừa giúp nền kinh tế của thành phố nói riêng cũng như của Nga nói chung hoạt động tự do đến 90% và chịu thiệt hại ở mức độ nhẹ.

    Thị trưởng Moscow Sergei Sobyanin lưu ý rằng, mỗi quốc gia thực hiện các biện pháp riêng, phản ứng theo cách riêng của mình đối với đại dịch Covid-19. Đối với Moscow, các biện pháp hạn chế được chính quyền thủ đô áp dụng là ở chế độ tiết kiệm.

    Số ca nhiễm top 5 thế giới, Nga vẫn đạt thành tích đáng kinh ngạc; WHO xác định Covid-19 có thể là phần tất yếu - Ảnh 1.

    Thị trưởng thành phố Moscow Sergei Sobyanin (nguồn: Tass)

    "Một mặt, chúng tôi đã áp dụng một chế độ tiết kiệm các biện pháp hạn chế cho phép nền kinh tế hoạt động tự do 90% trong thời kỳ đại dịch. Mặt khác, khi chúng tôi thấy mối đe dọa tăng lên, chúng tôi áp dụng các biện pháp chính xác cho phép vô hiệu hóa các tiến trình này và thoát khỏi đỉnh dịch. Chúng tôi luôn đưa ra các quyết định như vậy dựa trên thực tế là hệ thống chăm sóc sức khỏe của chúng tôi đối phó được với tình hình. Khi chúng tôi thấy rằng, đỉnh dịch sắp đến và chúng tôi đang trên bờ vực, chỉ lúc đó chúng tôi mới thực hiện các biện pháp hạn chế để đập tan làn sóng này", thị trưởng Sergei Sobyanin nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vừa quay lại trường học một tuần, 252.000 trẻ em Mỹ đã mắc COVID-19

    Con số này lớn gấp nhiều lần so với 8.400 trường hợp bệnh nhi COVID-19 được ghi nhận trong một báo cáo hàng tuần hồi tháng 6.

    Kênh truyền hình ABC News đưa tin hơn một nửa số ca trẻ em mắc mới COVID-19 được phát hiện tại các bang miền Nam. Số trẻ phải nhập viện nhiều nhất là ở Texas, nơi Thống đốc Greg Abbott không áp dụng quy định bắt buộc đeo khẩu trang tại trường học.

    "Chúng tôi gọi đây là làn sóng lây nhiễm thứ tư, song cho đến nay nó chắc chắn là đợt bùng phát có tác động mạnh nhất, thực sự ảnh hưởng đến trẻ em và thanh, thiếu niên", Tiến sĩ James Versalovic, nhà nghiên cứu cấp cao tại Bệnh viện Nhi Texas trả lời ABC News.

    Một bệnh nhi 11 tuổi tại bang này mắc COVID-19 chỉ ít ngày sau khi cô bé đến lớp học. Mẹ bệnh nhi cho biết con gái cô đang phải đặt máy trợ thở do phổi tổn thương nặng.

    Viện Nhi khoa và Hiệp hội Bệnh viện Nhi Mỹ đều viết trong báo cáo thường kỳ mới nhất rằng tỷ lệ xuất hiện bệnh thể nặng và tử vong là hiếm gặp ở trẻ nhỏ mắc COVID-19.

    Tuy nhiên, hai cơ quan trên cảnh báo rằng cần thu thập thêm dữ liệu về hậu quả lâu dài, trong đó có cách virus có thể ảnh hưởng đến thể chất, tinh thần của trẻ nhiễm virus.

    Hai cơ quan này cho hay hơn 5 triệu trẻ em Mỹ đã có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 kể từ khi đại dịch xảy ra, với hơn 750.000 trường hợp được ghi nhận trong tháng 8.

    Mời độc giả bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Vừa quay lại trường học một tuần, 252.000 trẻ em Mỹ đã mắc COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em: Vấn đề cấp thiết hay tình huống khó xử về đạo đức?

    Lo ngại các biến thể virus SARS-CoV-2 lây lan mạnh, nhiều nước đang xúc tiến việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em.

    Song vấn đề tiêm phòng cho trẻ vẫn đang đứng trước thách thức lớn, thậm chí còn làm dấy lên cuộc tranh luận gay gắt về tính cấp thiết của việc chủng ngừa cho nhóm đối tượng mà đa số không thuộc diện có nguy cơ cao này. Chưa kể nhiều ý kiến còn cho rằng, cần xem xét vấn đề đạo đức, phải hoàn toàn chắc chắn về mức độ an toàn cũng như lợi ích của trẻ khi tiêm vaccine Covid-19.

    Việt Nam sẽ có thêm ít nhất 17 triệu liều vaccine trong tháng 9; Nhiều quốc gia xem xét vấn đề đạo đức khi tiêm vaccine Covid-19 cho trẻ em - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa. Reuters.

    Trong khi nhiều quốc gia vẫn tỏ ra thận trọng, mới chỉ tiêm chủ yếu cho nhóm đối tượng trẻ vị thành niên. Như tại Australia hay Hàn Quốc mới chỉ nhắm đến tiêm chủng cho nhóm trẻ từ 16 tuổi trở lên. Ngay cả Ấn Độ một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề bởi dịch bệnh vẫn chưa tiến hành tiêm cho trẻ em, mà  mới chỉ dừng ở thử nghiệm kiểm tra tính an toàn hiệu quả của vaccine.

    Trong khi đó, phần đông các nước trong đó có các nước phương Tây như Mỹ, Anh hay Liên minh châu Âu (EU) vẫn đang chờ thêm kết quả nghiên cứu về vấn đề này trước khi đưa ra quyết định cuối cùng khi triển khai tiêm cho nhóm trẻ em nhỏ tuổi. Việc sử dụng vaccine để tiêm cho trẻ cũng được áp dụng với những chính sách khác nhau tùy điều kiện từng nước.  Không thể phủ nhận, trước mối đe dọa của các chủng biến thể virus ngày càng nguy hiểm, chuyện tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em đang ngày càng trở nên cấp thiết hơn, song việc triển khai tiêm chủng cho nhóm đối tượng này vẫn vấp phải nhiều khó khăn, cần hết sức cẩn trọng, cân nhắc tới cả vấn đề đạo đức, khoa học, đặt lợi ích và sự an toàn của trẻ lên hàng đầu.

    Đến nay thực tế đặt ra là việc nghiên cứu vaccine và tiêm chủng cho trẻ em vẫn gặp nhiều trở ngại. Cần tính toán, đánh giá liều lượng, độ an toàn của vaccine phù hợp với từng nhóm đối tượng trẻ em ở các độ tuổi khác nhau, với tình trạng sức khỏe khác nhau. Bởi trẻ em được cho là nhóm đối tượng có thể trạng và hệ miễn dịch yếu hơn người trưởng thành. Ngay cả khi vaccine được phê duyệt để tiêm cho trẻ, thì vấn đề quyết định tiêm cho trẻ hay không cũng cần có sự đồng tình từ phía các bậc cha mẹ  mà nhiều người trong số đó vẫn không khỏi băn khoăn về tác dụng phụ của vaccine đối với sức khỏe của trẻ.

    Ở một khía cạnh khác liên quan tới vấn đề đạo đức, tính cấp thiết của việc tiêm vaccine đại trà cho trẻ, đặc biệt là nhóm trẻ nhỏ tuổi còn được cho là đang được xem xét một phần do xuất phát từ lập luận rằng nguy cơ mắc Covid-19 ở trẻ là thấp hơn rất nhiều so với người trưởng thành.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có thể nhận thêm 16-17 triệu liều vaccine trong tháng này

    Theo thông tin từ cuộc họp lần 2 Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine ngày 8/9, Việt Nam cũng đã tiếp cận và nhập khẩu một số loại thuốc điều trị hiệu quả từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ…; tiếp nhận nhiều trang thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, máy tạo oxy, oxy lỏng, máy xét nghiệm PCR, bộ kit xét nghiệm, khẩu trang y tế… trị giá hàng chục triệu USD từ sự hỗ trợ của hơn 20 đối tác, các tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

    Trong tháng 8/2021, số lượng vaccine ngừa Covid-19 mà Việt Nam đã nhận được tăng đáng kể, với hơn 16 triệu liều, nâng tổng số vaccine đến nay nước ta đã nhận được lên khoảng 33 triệu liều.

    Với những nỗ lực đã triển khai đến nay, dự kiến trong tháng 9/2021, chúng ta có thể nhận thêm khoảng 16-17 triệu liều vaccine, đồng thời cần tiếp tục cố gắng để có thể đạt số lượng vaccine chuyển về nhiều hơn.

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn - Tổ trưởng Tổ công tác - chỉ đạo cần tiếp tục đẩy mạnh vận động ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, trong các khuôn khổ song phương và đa phương; liên tục rà soát; đôn đốc các hãng sản xuất vaccine đẩy nhanh tiến độ cung cấp vaccine cho Việt Nam; vận động các đối tác có khả năng dôi dư nhượng lại hoặc cho vay.

    Tổ công tác cũng cần tìm hiểu các loại vaccine mới và tiềm năng đang được phát triển để sớm tiếp cận; đề xuất các biện pháp cụ thể để thúc đẩy hợp tác công nghệ sản xuất vaccine và hỗ trợ tối đa phát triển vaccine trong nước, tiến tới tự chủ về vaccine; nghiên cứu, xúc tiến ngay kế hoạch tiếp cận và vận động vaccine cho năm 2022. Bộ trưởng cũng chỉ đạo cần tiếp cận mạnh hơn thuốc đặc trị Covid-19, tiếp tục vận động các đối tác, các tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài hỗ trợ công tác phòng chống dịch của nước ta.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Covid-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới

    Trong bối cảnh virus SARS-CoV-2 vẫn tiếp tục biến đổi ở những quốc gia chưa tiêm hoặc có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng bệnh thấp trên thế giới, các quan chức của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho rằng COVID-19 có thể sẽ là "phần tất yếu" của thế giới.

    Giám đốc điều hành Chương trình Y tế khẩn cấp của WHO Mike Ryan cho rằng khả năng cao thế giới sẽ không thể xóa bỏ hay loại bỏ hoàn toàn virus SARS-CoV-2 như những tuyên bố lâu nay. Theo Tiến sĩ Ryan, virus SARS-CoV-2 sẽ luôn tồn tại và cuối cùng sẽ trở thành một dạng virus giống như những virus gây đại dịch cúm hay những loại virus khác từng ảnh hưởng đến con người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca mắc bệnh đang có dấu hiệu chững lại

    Theo số liệu thống kê của trang mạng worldometers.info, cập nhật đến 6 giờ sáng 9/9 (giờ Việt Nam), tổng số ca mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) trên toàn cầu là 223.258.459 ca, trong đó có 4.607.801 người tử vong.

    Trong mấy ngày qua, số ca mắc bệnh trong ngày đang có dấu hiệu chững lại trên phạm vi toàn cầu, những vùng dịch "nóng nhất" ở châu Á và châu Âu, trong khi số ca tử vong cũng có xu thế giảm.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế chuyển bệnh nhân COVID-19 tại một bệnh viện ở Pretoria, Nam Phi. Ảnh: AFP/TTXVN

    Nhiều nước Á-Âu tình hình vẫn đáng ngại với sự bùng phát của biến chủng virus Delta hết sức nguy hiểm, và giờ thêm cả biến thể Mu. Đặc biệt, Mỹ, Ấn Độ, Iran, Anh và Brazil số ca mắc mới vẫn cao một cách báo động. Mỹ lại quay lại vị trí quốc gia có số ca mắc mới và tử vong trong ngày cao nhất thế giới.

    Châu Á đến nay vẫn đang là "điểm nóng" của dịch COVID-19 trên toàn thế giới, với tổng số ca mắc mới hằng ngày ở mức cao nhất so với khu vực khác. Trong 24 giờ qua, Ấn Độ, Iran, Malaysia, Philippines là những nước ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất khu vực này, dao động từ khoảng 12.700 đến 37.800 ca. Ấn Độ ghi nhận số ca nhiễm mới cao nhất châu lục trong ngày với 37.875 ca. Đến nay, châu Á có tổng cộng 71,85 triệu ca mắc, trong đó có hơn 1,06 triệu ca tử vong do COVID-19.

    Sau châu Á, châu Âu là khu vực chịu ảnh hưởng nghiêm trọng thứ 2 của dịch COVID-19 với tổng cộng 56,25 triệu ca nhiễm, trong đó Nga ghi nhận 7,06 triệu ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ (49,46 triệu ca nhiễm), Nam Mỹ (37,12 triệu ca nhiễm), châu Phi (8,02 triệu ca nhiễm), châu Đại Dương (177.000 ca nhiễm).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại