Cập nhật lúc

Singapore đón chuyến bay đầu tiên không cách ly

Thế giới trong 24 giờ qua ghi nhận trên 448.000 ca mắc mới và 7.771 ca tử vong do Covid-19, nâng tổng người chết từ đầu đại dịch lên gần 4,6 triệu người. Mỹ dẫn đầu về ca nhiễm mới.

Singapore đón chuyến bay đầu tiên không cách ly
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    COVAX thừa nhận những bất cập trong điều phối vaccine ngừa COVID-19

    Ngày 8/9, giới chức điều hành COVAX - cơ chế tếp cận toàn cầu với vaccine ngừa COVID-19 - thừa nhận chỉ có thể cung cấp vaccine cho tối đa 20% số người dân sống tại các nước nghèo trong năm nay - ít hơn nhiều so với kỳ vọng trước đó.

    WHO dự báo khả năng tận diệt COVID-19 - Láng giềng của Việt Nam bất ngờ tăng kỷ lục ca mắc, tình trạng thực sự ra sao? - Ảnh 1.

    Lô vaccine ngừa COVID-19 thuộc chương trình COVAX được chuyển tới Accra, Ghana. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Theo COVAX, cơ chế này hiện đã hạ đáng kể số lượng vaccine có thể tiếp cận được trong năm nay - chỉ khoảng 1,425 tỷ liều vaccine, trong khi mục tiêu đặt ra là cung cấp cho các nước nghèo 2 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19 vào cuối năm 2021.

    Cơ chế COVAX - do Tổ chức Y tế thế giới (WHO), Liên minh vaccine Gavi và Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI) đồng chỉ đạo - cho biết 1,2 tỷ liều vaccine trong năm nay sẽ được sử dụng cho chương trình mang tên Cam kết Thị trường tiên tiến (AMC) của COVAX nhằm cung cấp vaccine miễn phí cho 92 quốc gia nghèo nhất thế giới.

    Tuyên bố của COVAX nêu rõ: "Con số này đủ để bảo vệ 20% dân số, hoặc 40% tổng số người trưởng thành, ở tất cả 92 nền kinh tế AMC, ngoại trừ Ấn Độ".

    Các đối tác của COVAX thường xuyên phản đối sự mất cân bằng nghiêm trọng trong khả năng tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 giữa các nước giàu và nghèo. COVAX nhấn mạnh: "Bức tranh toàn cầu về việc tiếp cận vaccine ngừa COVID-19 là không thể chấp nhận được". Theo COVAX, mới chỉ có 20% số người dân ở các nước thu nhập thấp và trung bình đã nhận được mũi tiêm đầu tiên, trong khi tỷ lệ này ở các nước giàu có là 80%.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam sẽ có thêm ít nhất 16-17 triệu liều vaccine ngừa Covid-19 trong tháng 9

    Theo thông tin từ cuộc họp lần 2 Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vaccine ngày 8/9, Việt Nam cũng đã tiếp cận và nhập khẩu một số loại thuốc điều trị hiệu quả từ Nhật Bản, Ấn Độ, Thụy Sĩ…; tiếp nhận nhiều trang thiết bị y tế thiết yếu như máy thở, máy tạo oxy, oxy lỏng, máy xét nghiệm PCR, bộ kit xét nghiệm, khẩu trang y tế… trị giá hàng chục triệu USD từ sự hỗ trợ của hơn 20 đối tác, các tổ chức quốc tế và kiều bào ta ở nước ngoài.

    Trong bối cảnh dịch bệnh trên thế giới diễn biến rất phức tạp, khó lường, các nguồn vaccine đã khan hiếm ngày càng khan hiếm, tình hình dịch bệnh ở nước ta còn phức tạp, các thành viên Tổ công tác nhận thức rõ nhiệm vụ sắp tới tiếp tục hết sức nặng nề, cấp bách.

    TIN VUI: Việt Nam sẽ có thêm ít nhất 16-17 triệu liều vaccine trong tháng 9 - WHO dự báo khả năng tận diệt COVID-19 - Ảnh 1.

    Phó Tổng thống Mỹ Kamala Harris đi qua các lô vaccine do Mỹ viện trợ tới Hà Nội trong chuyến thăm của bà ngày 26/8. (Ảnh : ĐSQ Mỹ)

    Các thành viên đã thảo luận và thống nhất nhiều giải pháp phù hợp với tình hình đặc biệt hiện nay nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả vận động, giải quyết nhanh hơn các thủ tục vận chuyển, tiếp nhận vaccine, thuốc và trang thiết bị để có thể chuyển về nước nhanh nhất và sớm nhất có thể.

    Bộ Y tế khẳng định sẽ nỗ lực hết sức, phối hợp chặt chẽ với Bộ Ngoại giao, các cơ quan đại diện Việt Nam ở nước ngoài và các bộ, ngành liên quan để triển khai nhanh nhất các quy trình phê duyệt, ký kết thỏa thuận, bảo đảm không chậm trễ trong bất cứ khâu nào. Bộ Quốc phòng, Bộ Công an cho biết đã thành lập Tổ công tác đặc biệt về ngoại giao vaccine trong nội bộ của hai bộ để tăng cường phối hợp với Tổ công tác của Chính phủ.

    Với những nỗ lực đã triển khai đến nay, dự kiến trong tháng 9/2021, chúng ta có thể nhận thêm khoảng 16-17 triệu liều vaccine, đồng thời cần tiếp tục cố gắng để có thể đạt số lượng vaccine chuyển về nhiều hơn.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Novavax thử nghiệm vaccine kết hợp phòng bệnh cúm và COVID-19

    Ngày 8/9, hãng dược phẩm Novavax (Mỹ) thông báo hãng bắt đầu tiến hành thử nghiệm giai đoạn đầu đối với loại vaccine kết hợp ngừa bệnh cúm và COVID-19.

    WHO dự báo khả năng tận diệt COVID-19 - Bất ngờ tăng kỷ lục ca mắc, tình trạng của láng giềng Việt Nam ra sao? - Ảnh 1.

    Vaccine ngừa COVID-19 của Novavax (Mỹ). Ảnh minh họa: AFP/TTXVN

    Tháng 5 vừa qua, Novavax cho biết trong các nghiên cứu tiền lâm sàng thử nghiệm trên chồn và chuột, vaccine NanoFlu /NVX-CoV2373 của hãng đã tạo ra phản ứng kháng thể mạnh có thể phòng ngừa virus cúm A, cúm B và virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19.

    Một quan chức cấp cao của Novavax cho rằng trong bối cảnh đại dịch COVID-19, dù tỷ lệ người mắc bệnh cúm thấp nhưng đây vẫn là một nguy cơ đáng kể đối với hệ thống y tế toàn cầu và nhu cầu về các loại vaccine hiệu quả hơn, có thể kháng lại nhiều bệnh hơn, trong đó có cả bệnh cúm, là quan trọng hơn bao giờ hết.

    Loại vaccine đang được Novavax phát triển nói trên kết hợp giữa vaccine phòng cúm NanoFlu và vaccine ngừa COVID-19 NVX-CoV2373. Các nhà khoa học đã tiêm vaccine kết hợp trên cho chuột và sau đó cho chúng tiếp xúc với virus SARS-CoV-2. Kết quả cho thấy những con chuột này vẫn duy trì cân nặng so với những con chuột được tiêm giả dược. Kiểm tra các mẫu phổi của những con vật được tiêm vaccine, các nhà nghiên cứu nhận thấy chúng không bị mắc COVID-19.

    Novavax khẳng định vaccine NVX-CoV2373 ngừa COVID-19 của hãng có hiệu quả 100% ngăn ngừa các ca bệnh nặng trong giai đoạn 3 thử nghiệm lâm sàng ở Anh và có hiệu quả tổng thể là 89,7%. Trong khi đó, NanoFlu là vaccine phòng bệnh cúm cũng do Novavax phát triển. Cả hai loại vaccine này đều đang được tiến hành thử nghiệm riêng rẽ trên người ở giai đoạn cuối và chưa được phê duyệt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta hoành hành, Singapore lúng túng trong chiến lược sống chung với Covid-19

    Singapore có thể phải tái áp đặt các hạn chế nếu đợt bùng phát Covid-19 do biến thể Delta hiện nay không được khống chế. Điều này đặt ra nhiều thách thức cho mô hình sống chung với Covid-19 của Singapore và cũng là lời cảnh báo đối với các nước theo đuổi chiến lược tương tự.

    Từ 8/9, người dân Singapore đã tiêm chủng đầy đủ có thể đi lại tới Đức hay Brunei và trở về mà không phải cách ly. Singapore cũng cho phép những người đã tiêm chủng từ cả 2 nước trên được phép tới Singapore khi có giấy chứng nhận âm tính với Covid-19.

    Dù vậy, sau khi ghi nhận 1.325 ca mắc Covid-19 trong tuần trước, tăng gần gấp đôi so với con số 723 của tuần trước đó, Singapore đã phải công bố lệnh cấm tụ tập và tiếp xúc tại các công sở…

    Sát ngưỡng miễn dịch cộng đồng, láng giềng của Việt Nam bất ngờ tăng kỷ lục ca mắc - Hé lộ tình trạng thật sự - Ảnh 1.

    Tháng 5/2021, Singapore thừa nhận Covid-19 sẽ vẫn tồn tại và nước này cần phải học cách sống chung với virus. Ảnh: AFP

    Bộ trưởng Tài chính, người đứng đầu lực lượng ứng phó với Covid-19 của Singapore, ông Lawrence Wong ngày 6/9 cho biết, điều chính phủ nước này lo ngại không chỉ là tổng số ca mắc hàng ngày mà còn cả tỷ lệ lây lan của virus.

    Trong tháng 8 vừa qua, Singapore bắt đầu nới lỏng hạn chế, cho phép những người đã tiêm chủng đầy đủ có thể ăn tối tại nhà hàng, tụ tập theo nhóm 5 người thay vì chỉ 2 người như trước đó.

    Tuy nhiên, ông Laurence Wong cho biết, đợt bùng phát mới đã khiến việc mở cửa có thể phải dừng lại. Theo ông Wong, Singapore sẽ nỗ lực kiềm chế đợt dịch mới bằng cách truy vết chặt chẽ lịch sử tiếp xúc cũng như khoanh vùng dập dịch.

    Theo ông Wong, với những nỗ lực làm chậm tốc độ lây lan của biến thể Delta, cùng với tỷ lệ tiêm chủng cao, Singapore vẫn có khả năng duy trì việc mở cửa trong đợt dịch mới. 

    Tuy nhiên, ông không loại trừ khả năng phải trở lại trạng thái "cảnh giác cao độ" với các lệnh cấm ăn tối tại nhà hàng, hoặc thậm chí không được ra ngoài ngoại trừ đi mua thực phẩm hoặc tập thể dục ngoài trời.


    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO dự báo khả năng tiêu diệt hoàn toàn COVID-19

    Lãnh đạo chương trình khẩn cấp của WHO Mike Ryan chia sẻ: "Tôi nghĩ virus ở lại với chúng ta và sẽ tiến hóa giống như virus đại dịch cúm. Nó sẽ phát triển để trở thành một trong những loại virus khác ảnh hưởng đến chúng ta".

    "Mọi người nói rằng, chúng ta sẽ tiêu diệt hoặc loại bỏ virus. Không, chúng ta không làm điều đó, rất, rất khó có khả năng đó" - ông Ryan nhấn mạnh.

    Sát ngưỡng miễn dịch cộng đồng, láng giềng của Việt Nam bất ngờ tăng kỷ lục ca mắc - Hé lộ tình trạng thật sự - Ảnh 1.

    WHO cảnh báo khả năng tiêu diệt hoàn toàn virus là không khả thi. Ảnh: AFP

    Theo CNBC, các quan chức tại cơ quan y tế toàn cầu trước đây cho biết, vaccine không đảm bảo thế giới loại sạch COVID-19 giống như những loại virus khác.

    Một số chuyên gia y tế hàng đầu, trong đó có cố vấn y tế Nhà Trắng Anthony Fauci và Stephane Bancel - Giám đốc điều hành hãng vaccine Moderna, đã cảnh báo rằng, thế giới sẽ phải sống chung với COVID-19 mãi mãi, giống như bệnh cúm.

    Theo các quan chức WHO, nếu thế giới có những bước đi sớm để ngăn chặn sự lây lan của virus, thì tình hình hiện tại có thể đã khác.

    Bà Maria Van Kerkhove - trưởng nhóm chuyên môn của WHO về COVID-19 - cho biết: "Chúng ta đã có cơ hội khi bắt đầu đại dịch này. Đại dịch này vốn không phải tồi tệ đến mức này".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore đón chuyến bay đầu tiên không cách ly

    Theo phóng viên TTXVN tại Singapore, chuyến bay chở khách đầu tiên từ Đức theo chương trình không phải cách ly đã hạ cánh tại sân bay Changi của Singapore vào chiều 8/9.

    Singapore đón chuyến bay đầu tiên không cách ly - Ảnh 1.

    Hành khách tại sân bay quốc tế Changi ở Singapore. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Hành khách đi theo chương trình Làn đi lại cho hành khách được tiêm vaccine đầy đủ (VTL) sẽ phải thực hiện 4 lần xét nghiệm PCR thay cho việc cách ly và phải tuân theo các điều kiện khác được quy định cho các chuyến bay VTL đến Singapore.

    Chuyến bay của hãng hàng không Singapore Airlines (SIA) đánh dấu sự khởi đầu của chương trình VTL của Singapore hiện được áp dụng đối với hành khách đến từ Brunei và Đức. Trong khi Brunei vẫn đóng cửa đối với khách du lịch nghỉ dưỡng, Đức đã mở cửa cho du khách Singapore kể từ tháng 10/2020. Điều này có nghĩa là người dân Singapore có thể sử dụng chương trình VTL để đi lại mà không cần cách ly ở một trong hai quốc gia.

    Sự khởi đầu thành công của VTL đã mở ra cơ hội mới cho các đại lý du lịch và niềm vui cho du khách. Ông Steven Ler, Chủ tịch Hiệp hội Đại lý Du lịch Quốc gia Singapore, cho biết chuyến bay VTL đầu tiên này là một bước đột phá từ "bong bóng du lịch" hàng không chưa thành công với Hong Kong (Trung Quốc).

    "Bong bóng" cho đi lại không cách ly này được cho là sẽ ra mắt vào tháng 11/2020, nhưng đã bị trì hoãn nhiều lần do tình hình dịch COVID-19 không ổn định ở cả hai thành phố. Kế hoạch này đã bị hủy bỏ vào tháng trước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số bệnh nhân Covid-19 trong dịp lễ Lao động Mỹ cao hơn 300% so với năm 2020

    Theo số liệu từ Đại học Johns Hopkins, số lượng bệnh nhân Covid-19 tại các bệnh viện trên khắp nước Mỹ vào dịp Ngày Lao động cao hơn gần 300% so với cùng thời điểm vào năm 2020. Số người tử vong do Covid-19 trung bình cũng cao hơn 86% so với cùng kỳ năm 2020.

    Số ca mắc Covid-19 tại Mỹ gia tăng trong bối cảnh biến thể siêu lây nhiễm Delta đang lan rộng tại nước này. Ngoài ra, số lượng người đi du lịch vào cuối tuần qua đã tăng đột biến. Theo Cơ quan an ninh vận tải Mỹ, hơn 3,5 triệu người đã đi du lịch trên khắp nước Mỹ vào ngày 3/9 và 4/9 nhân dịp kỳ nghỉ lễ Lao động, bất chấp việc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) khuyến cáo những người chưa tiêm chủng không nên đi du lịch.

    "Chúng tôi đã khuyến cáo rằng chỉ những người đã tiêm chủng đầy đủ và đeo khẩu trang mới có thể đi du lịch. Mọi người cần tự cân nhắc những rủi ro lây nhiễm khi nghĩ đến việc đi du lịch", Rochelle Walensky, Giám đốc CDC, cho biết.

    Vào cuối tuần qua, Mỹ ghi nhận 1,146 triệu ca mắc Covid-19 trong tuần, cao hơn nhiều so với 287.235 ca vào cùng thời điểm năm 2020. Mặc dù số ca nhiễm SARS-CoV-2 ở một số bang như Florida đã giảm, các bang khác như Idaho đang chứng kiến tình trạng bệnh viện bắt đầu quá tải do lượng bệnh nhân tăng đột biến.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Gần 20.000 ca mắc Covid-19/ngày, Malaysia lên kế hoạch tái mở cửa thiên đường du lịch Langkawa

    Quần đảo Langkawi, ở bang Kedah - Malaysia, sẽ mở cửa phục vụ người dân địa phương theo kế hoạch "bong bóng du lịch" kể từ ngày 16/9, theo thông báo vào tuần rồi của Thủ tướng Ismail Sabri Yaakob.

    Ông Yaakob cho biết những địa danh khác sẽ được phép hoạt động trở lại khi tỉ lệ tiêm phòng địa phương đạt 80%. Theo báo The Star, các hãng hàng không địa phương đang chuẩn bị để tăng tần suất bay đến quần đảo Langkawi.

    Malaysia chuẩn bị chung sống với Covid-19 kể cả khi số ca nhiễm mỗi ngày vẫn còn cao, với mức kỷ lục 24.599 ca sau 24 giờ vào cuối tháng rồi.

    Bộ Y tế Malaysia hôm 7/9 thông báo có thêm 18.547 ca nhiễm sau 24 giờ, lên tổng số 1.880.734 ca. Quốc gia này ghi nhận thêm 311 trường hợp tử vong, nâng tổng số ca tử vong lên 18.802.

    Malaysia khởi động bong bóng du lịch từ thiên đường Langkawanld.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia báo cáo số ca mắc trong ngày cao nhất từ 14/8

    Sát ngưỡng miễn dịch cộng đồng, láng giềng của Việt Nam lại báo cáo ca mắc kỷ lục - Hé lộ tình trạng thật sự! - Ảnh 1.

    Ảnh: AFP

    Campuchia vừa ghi nhận số ca mắc Covid-19 mới trong ngày cao nhất kể từ ngày 14/8, giữa bối cảnh số ca mắc tăng liên tiếp 11 ngày - theo Khmer Times.

    Theo đó, số ca mắc mới ghi nhận ngày hôm nay là 596, nâng tổng số ca nhiễm Covid-19 tại Campuchia lên 96.935 ca, trong đó tổng số ca mắc trong cộng đồng là 80.625.

    Các tỉnh Kampong Cham, Kampong Thom,  Oddar Meanchey và Banteay Meanchey là các địa phương có số ca nhiễm cao nhất, chiếm đến 446 trong 596 ca mắc ghi nhận hôm nay, 8/9.

    Khmer Times chỉ ra, việc tiếp tục thiếu các con số thống kê chính thức từ thủ đô Phnom Penh, Siem Reap, Sihanoukville và nhiều tỉnh khác đang gây khó khăn cho việc đánh giá tình trạng COVID thực sự ở Campuchia.

    Đến nay, Campuchia vẫn là quốc gia có chiến dịch tiêm chủng ấn tượng hàng đầu trong khu vực, với tỉ lệ bao phủ vaccine vượt trội so với nhiều láng giềng ASEAN. Chiến dịch tiêm chủng của Campuchia được báo cáo là đang đi vào giai đoạn cuối, hướng đến miễn dịch cộng đồng, và đã có gần 700.000 người được tiêm mũi tăng cường thứ 3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giáo viên Đại học Tứ Xuyên (Trung Quốc) gây sốc vì phát ngôn phân biệt chủng tộc

    Thời báo Hoàn Cầu ngày 7/9 dẫn nguồn tin độc quyền từ cảnh sát ở huyện Danba, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, về vụ lùm xùm mới đây liên quan đến nữ giáo viên người nước ngoài Emily Jane O'Dell.

    O'Dell là giáo viên tại Viện Pittsburgh của Đại học Tứ Xuyên, nằm ở thành phố Thành Đô. Hôm 4/8, cô này bị cáo buộc bất hợp tác và tranh cãi với các nhân viên địa phương thực thi biện pháp phòng chống dịch Covid-19. Nữ giảng viên cũng đưa ra các bình luận "phân biệt chủng tộc và không thể chấp nhận" trên nền tảng mạng xã hội nước ngoài.

    Do ảnh hưởng xấu của vụ việc, O'Dell đã bị hủy hợp đồng giảng dạy tại Đại học Tứ Xuyên và trở lại Mỹ từ Thượng Hải vào ngày 2/9.

    Dòng tweet gây tranh cãi hôm 4/8 của O'Dell nói rằng Mỹ "nên khoanh vùng tất cả người Trung Quốc ở Mỹ lại, 'đá' họ ra khỏi tất cả khách sạn, và không cho phép họ ra khỏi nhà - bởi vì sau tất cả thì nguồn gốc Covid là từ Vũ Hán".

    Theo Hoàn Cầu, O'Dell đã giảng dạy ở nhiều trường đại học nổi tiếng của Mỹ trước khi đến Trung Quốc, bao gồm Harvard và Columbia. Nữ giáo viên này cũng viết bài cho nhiều hãng truyền thông, trong đó có tờ New York Times.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam thử nghiệm, nhận chuyển giao công nghệ điều trị Covid-19 của Pháp

    Ngày 06/9/2021, Thứ trưởng Trần Văn Thuấn đã chủ trì buổi làm việc trực tuyến với Công ty Xenothera (Pháp) về hợp tác thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 và chuyển giao cho Việt Nam công nghệ sản xuất kháng thể đa dòng XAV-19 điều trị COVID-19 do Công ty nghiên cứu và phát triển.

    Kết quả nghiên cứu lâm sàng giai đoạn 1 và 2 cho thấy thuốc đảm bảo tính an toàn và có hiệu quả tốt trong việc ngăn bệnh tiến triển xấu hơn, có tác dụng trung hoà virus và giảm viêm ở bệnh nhân.

    Giáo viên đại học TQ nói Mỹ nên đá hết người TQ ra khỏi nơi ở; Việt Nam được chuyển giao công nghệ điều trị COVID quan trọng - Ảnh 1.

    Đặc tính đa dòng của thuốc XAV-19 được ghi nhận có hiệu quả chống lại các biến chủng SARS-CoV-2 đã được phát hiện đến thời điểm này. Kháng thể đa dòng này cũng có khả năng tạo miễn dịch tức thời và ngăn chặn virus xâm nhập vào các tế bào. 

    Đây là khác biệt quan trọng so với các kháng thể đơn dòng đang được sử dụng để điều trị cho các bệnh nhân ở giai đoạn mới nhiễm.

    Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của XAV-19 hiện đang được thực hiện tại Pháp và một số quốc gia châu Âu (Hi Lạp, Bulgaria, Romania, Tây Ban Nha…). Chủ tịch Xenothera cho biết hãng sẵn sàng hợp tác thử nghiệm giai đoạn 3 tại Việt Nam và bày tỏ thiện chí trong việc trao đổi sâu hơn về việc chuyển giao công nghệ để Việt Nam có thể chủ động sản xuất trong tương lai.

    Tin vui: Pháp chuyển giao công nghệ sản xuất thuốc điều trị COVID-19 cho Việt Namsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Australia dự kiến sử dụng hộ chiếu vaccine từ tháng 10/2021

    Australia đang lên kế hoạch sử dụng giấy chứng nhận tiêm chủng vaccine Covid-19 hay vẫn thường gọi là hộ chiếu vaccine bắt đầu từ tháng 10 tới và cùng với đó là việc triển khai kế hoạch thí điểm cách ly y tế tại nhà đối với những người nhập cảnh đã được tiêm chủng đủ hai liều vaccine.

    Trước đó, chính phủ Australia cho biết khi đạt tỷ lệ 80% người từ 16 tuổi lên được tiêm phòng đầy đủ hai mũi vacccine, nước này sẽ mở cửa biên giới quốc tế với các quốc gia có thỏa thuận đi lại miễn kiểm dịch hay còn gọi là "bong bóng đi lại", đồng thời người dân trong nước cũng sẽ được xuất cảnh để đi du lịch nước ngoài.

    Để thực hiện kế hoạch này, chính phủ Australia đang tiến hành các cuộc đàm phán với nhiều quốc gia trên thế giới về các loại vaccine Covid-19 được quốc tế công nhận và có thể được sử dụng cho "bong bóng đi lại".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: Mu lan rộng nhưng Delta vẫn là biến chủng đáng quan ngại nhất

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khẳng định Delta đến nay vẫn là biến chủng đáng quan ngại nhất.

    Nhật ôm trọn 150 triệu liều vaccine dùng công nghệ giống Nanocovax của Việt Nam; Số lượng vaccine khủng sắp về Việt Nam - Ảnh 1.

    Chuyên gia dịch tễ của WHO Maria Van Kerkhove (Ảnh: NYT)

    CNBC ngày 7/9 dẫn lời chuyên gia dịch tễ Maria Van Kerkhove, trưởng nhóm kỹ thuật ứng phó COVID-19 của WHO xác nhận, biến chủng mới Mu của virus SARS-CoV-2, lần đầu được tìm thấy ở Colombia, hiện đã lây lan ra ít nhất 39 quốc gia trên toàn cầu.

    Tuy nhiên, bà Kerkhove đánh giá Mu chưa đáng lo ngại bằng Delta, biến chủng hiện đã được xác nhận xuất hiện ở ít nhất 170 quốc gia và vùng lãnh thổ. Bà cũng thông tin, Delta đang tiếp tục biến đổi và các nhà khoa học đang nghiên cứu xem virus thay đổi theo hướng nào.

    WHO: Mu lan rộng nhưng Delta vẫn là biến chủng đáng quan ngại nhấtcand.com.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chưa cấp phép, Nhật vẫn đặt mua 150 triệu liều vaccine Nanovax (Mỹ)

    Nhật Bản đã đồng ý mua 150 triệu liều vaccine ngừa COVID-19 của công ty Novavax của Mỹ.

    Ngoài ra, Novavax cũng đang thực hiện các thủ tục chuyển giao công nghệ để công ty dược phẩm Takeda của Nhật Bản có thể tự sản xuất vaccine của hãng tại Nhật Bản và dự kiến phân phối đầu năm 2022.

    Cho đến nay, Nhật Bản đã phê chuẩn vaccine ngừa COVID-19 của các hãng Pfizer/BioNTech, Moderna và AstraZeneca.

    Nhật ôm trọn 150 triệu liều vaccine dùng công nghệ giống Nanocovax của Việt Nam; Số lượng vaccine khủng sắp về Việt Nam - Ảnh 1.

    Theo Vox, vaccine COVID-19 của Novavax khác hẳn các vaccine khác vì nó được phát triển bằng công nghệ vaccine sử dụng 1 phần virus, tức sử dụng 1 đoạn protein.

    Hiện nay vaccine Nanocovax của Việt Nam do công ty Nanogen phát triển cũng sản xuất theo công nghệ này.

    Novavax của Mỹ cho biết căn cứ kết quả nghiên cứu tại Bắc Mỹ, vaccine của công ty có hiệu quả 90% chống lại virus SARS-CoV-2. Hiện các cơ quan chức năng của Mỹ và Liên minh châu Âu (EU) chưa đưa ra đánh giá về hiệu quả của vaccine này.

    Ủy ban châu Âu (EC) hồi tháng 8 thông báo ký một thỏa thuận sơ bộ mua 200 triệu liều vaccine của Novavax, tuy nhiên còn chờ cơ quan chức năng EU phê chuẩn vaccine này.

    Nhật Bản đặt mua 150 triệu liều vaccine COVID-19 của Novavax | Châu Á-TBD | Vietnam+ (VietnamPlus)www.vietnamplus.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ: Tháng 9 và tháng 10, Việt Nam sẽ có thêm 30 triệu liều vaccine

    Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19 trên toàn cầu, Chính phủ đã triển khai chiến dịch "ngoại giao vaccine" khẩn trương, toàn diện, quyết liệt để có vaccine nhiều nhất và nhanh nhất để mở rộng tiêm chủng trên toàn quốc. 

    Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ, thời gian tới, Việt Nam sẽ đẩy mạnh ngoại giao vaccine với ba mũi tiếp cận, đồng thời tìm kiếm nhiều nguồn tiếp cận thuốc đặc trị Covid-19.

    Việt Nam lập thành tích khủng: Hé lộ số lượng vaccine sắp đổ bộ; Kỳ tích của láng giềng Việt Nam bất ngờ khựng lại - Ảnh 1.

    Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ. Ảnh: Báo QĐND

    Thứ trưởng Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ cho rằng: hiện, chiến lược vaccine và "ngoại giao vaccine" đã được triển khai bài bản, quyết liệt trên nhiều cấp khác nhau, đặc biệt ở cấp cao.

    "Nếu như đầu tháng 8/2021, chúng ta huy động được 16,6 triệu liều vaccine thì đến cuối tháng 8, Việt Nam đã có thêm 33 triệu liều vaccine. Dự kiến trong tháng 9 và tháng 10/2021, Việt Nam sẽ có thêm 30 triệu liều vaccine. Riêng trong tháng 9/2021 sẽ có 16-17 triệu liều đến Việt Nam từ các nguồn khác nhau" - ông Vũ cho hay.

    Tháng 9 và tháng 10, Việt Nam sẽ có thêm 30 triệu liều vaccinevov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiến dịch tiêm chủng cho trẻ 12-17 tuổi của Campuchia "khựng" lại

    Kỳ tích của nước láng giềng Việt Nam bất ngờ khựng lại; Cảnh tượng kinh ngạc ở quốc gia ĐNÁ có 15.000 ca mắc/ngày - Ảnh 1.

    Một trẻ vị thành niên được tiêm mũi vaccine ngừa Covid-19 của Sinovac ở Phnom Penh, Campuchia, ngày 1/8/2021. Ảnh: Ly Lay/Xinhua

    Theo Khmer Times, tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa Covid-19, bao gồm vaccine Sinovac của Trung Quốc, cho trẻ em độ tuổi 12-17 đã giảm xuống đáng kể.

    Trong khi chiến dịch tiêm chủng đi vào giai đoạn cuối, như ở thủ đô Phnom Penh, câu hỏi đã được đặt ra về lý do tốc độ tiêm chủng chậm lại đáng kể.

    Tình trạng này cũng thể hiện ở việc tiêm chủng mũi thứ hai trên toàn quốc, với chỉ 609.123 trẻ em được tiêm chủng đầy đủ. Với con số mục tiêu là 1,966 triệu trẻ em 12-17 tuổi, hiện vẫn có hơn 300.000 trẻ chưa được tiêm mũi vaccine đầu tiên.

    Chính quyền thủ đô Phnom Penh thúc giục tất cả phụ huynh, người giám hộ đưa trẻ em trong độ tuổi 12-17 đi tiêm chủng. Chiến dịch tiêm vaccine cho nhóm tuổi này tổ chức ở 9 trung tâm tại Phnom Penh, dự kiến khép lại vào ngày 17/9 tới.

    Campuchia là một trong số quốc gia có chiến dịch tiêm chủng được triển khai nhanh chóng và thành công nhất ở khu vực. 

    Bộ Y tế Campuchia cho biết đến nay nước này đã tiêm chủng cho khoảng 11.3 triệu người, tương đương 70.80% dân số cả nước (16 triệu người). Trong đó, hơn 9 triệu người đã tiêm đầy đủ 2 mũi vaccine ngừa Covid-19 và 696.000 người đã tiêm mũi tăng cường.

    Khoảng 98% đội ngũ nhân viên y tế Campuchia được tiêm chủng đầy đủ - Bộ Y tế Campuchia cho hay.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran thử nghiệm giai đoạn cuối vaccine nội địa

    Ngày 6/9, truyền thông Iran dẫn lời người đứng đầu Viện nghiên cứu vaccine và huyết thanh Razi, ông Ali Es’haghi, cho biết Iran bắt đầu thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba và cũng là giai đoạn cuối của vaccine ngừa COVID-19 có tên Razi Cov Pars sản xuất trong nước.

    Theo phóng viên TTXVN tại Trung Đông, ông Ali thông báo quá trình thử nghiệm lâm sàng vaccine Razi Cov Pars có hơn 40.000 tình nguyện viên tham gia. Dự kiến, sau khi hoàn tất thử nghiệm, Iran sẽ sản xuất khoảng 20 triệu liều vaccine Razi Cov Pars kể từ mùa Đông tới.

    COVID-19 tới 6h sáng 8/9: Thêm 7.700 ca tử vong; Mỹ tung chiến lược mới chống biến thể Deltabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thông điệp của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ về đại dịch Covid-19

    Chiều 7/9 (theo giờ Việt Nam), Hội nghị các Chủ tịch Quốc hội (QH) Thế giới lần thứ 5 (WCSP5) đã được khai mạc trọng thể tại Thủ đô Vienna, Cộng hòa Áo, với sự tham dự của hơn 100 Đoàn các nước là thành viên và quan sát viên của IPU.

    Đoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam do Chủ tịch QH Vương Đình Huệ làm Trưởng đoàn đã tham dự.

    Cảnh tượng kinh ngạc ở nước láng giềng Việt Nam có 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 1.

    Đoàn đại biểu cấp cao QH Việt Nam dự Hội nghị.

    Phát biểu tại phiên họp này, Chủ tịch QH Vương Đình Huệ chia sẻ quan điểm cho rằng phát triển bền vững cần chú trọng vào việc chăm lo sức khỏe con người và bảo vệ môi trường hơn là chỉ tập trung cho tăng trưởng kinh tế bằng mọi giá. Điều này là phù hợp với Mục tiêu Phát triển bền vững SDG-2030 của Liên Hợp quốc và là sự cân bằng hài hòa của 3 mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường.

    Theo Chủ tịch QH, con người là nguồn tài nguyên, của cải đích thực và quý giá nhất của mọi quốc gia, mục đích phát triển kinh tế - xã hội là để con người có cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện, các dân tộc bình đẳng, đoàn kết, tôn trọng và giúp đỡ nhau cùng phát triển – đó là yếu tố nền tảng vững chắc mang tính quyết định đối với sự phát triển bền vững.

    Cảnh tượng kinh ngạc ở nước láng giềng Việt Nam có 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 2.

    Chủ tịch QH cho rằng COVID-19 là lời cảnh tỉnh cho thế giới.

    Chủ tịch QH nêu rõ, trong chiến lược và kế hoạch phát triển quốc gia, Việt Nam luôn xác định không đánh đổi môi trường cũng như sức khỏe của người dân để lấy tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao, mà luôn hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, hài hòa với thiên nhiên để bảo đảm môi trường sống trong lành cho các thế hệ hiện tại và tương lai; con người giữ vị trí trung tâm trong chiến lược phát triển, trong đó phát triển giáo dục-đào tạo và khoa học công nghệ là quốc sách hàng đầu; bảo vệ môi trường là một trong những vấn đề sống còn, là tiêu chí để phát triển bền vững.Ông nhấn mạnh thực tế rút ra rất nhiều bài học đắt giá về ô nhiễm môi trường, thiên tai, biến đổi khí hậu, dịch bệnh và đại dịch COVID-19 chính là một lời cảnh tỉnh sâu sắc về việc phải quan tâm đến môi trường sống và sức khỏe con người, đầu tư hơn nữa cho hệ thống y tế cộng đồng, luôn sẵn sàng để đối phó với các dịch bệnh khó lường trong tương lai.

    Chủ tịch QH khẳng định QH Việt Nam đã thúc đẩy và giám sát việc thực hiện các văn bản pháp luật liên quan. Đồng thời, nhấn mạnh Việt Nam rất mong muốn hợp tác, chia sẻ với các quốc gia, các tổ chức quốc tế để bảo đảm ưu tiên cho sức khỏe của người đân, bảo vệ môi trường và phát triển kinh tế.

    Chủ tịch Quốc hội: COVID-19 là lời cảnh tỉnh cho thế giớibaophapluat.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore báo cáo số ca mắc Covid-19 mới kỷ lục trong hơn 1 năm

    Cảnh tượng kinh ngạc ở nước láng giềng Việt Nam có 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 1.

    Ngày 7/9, Bộ Y tế Singapore thông báo đã ghi nhận 332 ca mắc mới COVID-19. Đây là số ca mắc mới trong ngày cao nhất mà "đảo quốc Sư tử" ghi nhận được trong hơn một năm qua. 

    Số ca mắc mới tại Singapore đã vượt mốc 100 người/ngày trong hai tuần qua trong bối cảnh nước này dỡ bỏ hầu hết các biện pháp kiểm dịch khi triển khai dần kế hoạch mở cửa trở lại.

    Trước đó 1 ngày, Bộ trưởng Tài chính kiêm người đứng đầu lực lượng đặc trách chống COVID-19, bà Lawrence Wong, cho biết có thể Singapore sẽ tái áp đặt các biện pháp hạn chế nếu số ca mắc mới tăng mạnh. 

    Đến nay, hơn 80% trong tổng số 5,7 triệu dân Singapore đã hoàn thành tiêm chủng và đây là một trong số nhiều nước có tỷ lệ tiêm chủng cao nhất thế giới.

    Singapore có số ca mắc mới cao kỷ lục, số người nhiễm COVID-19 tại Mỹ chạm mốc 40 triệuvtv.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines tái phong tỏa thủ đô Manila

    Cảnh tượng kinh ngạc ở nước láng giềng Việt Nam có 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 1.

    Ngày 7/9, Philippines tái áp đặt lệnh phong tỏa phòng dịch COVID-19 tại thủ đô Manila, chỉ một ngày sau khi thông báo dỡ bỏ yêu cầu ở nhà đối với hơn 13 triệu người.

    Chính phủ Philippines đã lên kế hoạch bắt đầu thử nghiệm "phong tỏa quy mô hẹp hơn" tại Manila kể từ ngày 8/9, dù ghi nhận ca mắc COVID-19 cao kỷ lục do biến thể Delta siêu lây nhiễm. 

    Kế hoạch bất ngờ này quy định "phong tỏa cứng" đối với các hộ gia đình, các tòa nhà, các tuyến đường hoặc các khu dân cư lân cận, thay vì toàn bộ thủ đô. Điều này giúp giảm bớt các biện pháp hạn chế ở phần còn lại của Manila - vốn đóng góp hơn 30% cho nền kinh tế của đất nước - và tạo điều kiện để các doanh nghiệp mở cửa trở lại và thúc đẩy du lịch địa phương.

    COVID-19 tới 6h sáng 8/9: Thêm 7.700 ca tử vong; Mỹ tung chiến lược mới chống biến thể Deltabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thái Lan dỡ bỏ hầu hết hạn chế giữa lúc có gần 15.000 ca mắc Covid-19/ngày

    Từ ngày 1/9, Thái Lan bắt đầu dỡ bỏ hầu hết các lệnh hạn chế phòng COVID-19, cho phép tụ tập lên đến 25 người ở Bangkok và các khu vực có nguy cơ cao khác.

    Ban chỉ đạo phòng chống COVID-19 của Thái Lan cho biết việc nới lỏng và điều chỉnh các biện pháp hạn chế là cần thiết để khôi phục nền kinh tế một cách an toàn.

    Theo quy định mới, các trung tâm mua sắm, tiệm cắt tóc, mát-xa và sân thể thao ở 29 tỉnh nguy cơ cao, bao gồm cả Bangkok, được phép hoạt động trở lại. Tại các tiệm làm tóc, mỗi khách hàng sẽ chỉ được phục vụ trong vòng tối đa một tiếng.

    Cảnh tượng kinh ngạc ở láng giềng Việt Nam có gần 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 1.

    Thực khách trở lại tại các nhà hàng ở Bangkok. Ảnh: AP

    Các quán ăn được phép phục vụ khách đến 20h, tuy nhiên không được bán đồ uống có cồn. Các cơ sở kinh doanh ăn uống bị giới hạn số thực khách ở mức 50% với cơ sở trong nhà, và 75% với quán ăn ngoài trời. Chính quyền yêu cầu chủ cơ sở kinh doanh phải đảm bảo nhân viên phục vụ được tiêm chủng đầy đủ, và phải xét nghiệm thường xuyên với kit test.

    Học sinh các cấp được trở lại trường học. Tuy nhiên, các cơ quan chính phủ và các công ty tư nhân được yêu cầu cho nhân viên làm việc tại nhà tối đa trong vòng hai tuần tới.

    Cảnh tượng kinh ngạc ở láng giềng Việt Nam có gần 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 2.

    Một tiệm làm tóc đón khách trở lại. Ảnh: AP

    Cảnh tượng kinh ngạc ở láng giềng Việt Nam có gần 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 3.

    Khách hàng mua sắm trong trung tâm thương mại Paragon (Bangkok, Thái Lan) ngày 1/9. Ảnh: AP

    Theo tờ Bangkok Post, các trung tâm thương mại có thể sẽ bị đóng cửa trở lại bất cứ lúc nào, vì số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở Thái Lan dù đã giảm nhiều so với đỉnh dịch (23.000 ca), nhưng vẫn ở mức cao với hơn 10.000 ca.

    Số liệu của trang worldometers.info cho thấy số ca mắc mới ghi nhận ở Thái Lan trong ba ngày gần đây (4-5-6/9) lần lượt là 15.942, 15.452 và 13.988.

    Cảnh tượng kinh ngạc ở láng giềng Việt Nam có gần 15.000 ca mắc/ngày; TQ công bố con số quá khủng - Vô địch thế giới - Ảnh 4.

    Phuket bắt đầu đón khách trở lại từ tháng Bảy. Ảnh: Reuters

    Thái Lan kiên quyết nới phong toả dù mỗi ngày hơn 10.000 ca COVID-19 mớitienphong.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc đã tiêm chủng cho hơn 1 tỷ dân

    Ủy ban Y tế quốc gia Trung Quốc (NHC) cho biết tính đến ngày 6/9, các cơ quan y tế nước này đã tiêm tổng cộng 2,113 tỷ liều vaccine ngừa COVID-19. Riêng trong ngày 6/9, nước này tiêm 5,6 triệu liều vaccine.

    Theo NHC, tính đến cuối tháng 8, trên 1,07 tỷ dân Trung Quốc đã được tiêm ít nhất một mũi vaccine COVID-19, chiếm 76% dân số. Với dân số trên 1,41 tỷ người, Trung Quốc đặt mục tiêu đạt được miễn dịch cộng đồng sớm nhất là vào cuối năm nay thông qua chiến dịch tiêm chủng hàng loạt.

    Theo ông Chung Nam Sơn, chuyên gia hàng đầu về bệnh truyền nhiễm của Trung Quốc, để đạt mục tiêu này, Trung Quốc cần phải tiêm chủng đầy đủ cho 83,3% dân số. Điều đó có nghĩa là khoảng 1,17 tỉ dân cần được tiêm đủ 2 mũi vaccine

    Trên thực tế, nhiều tỉnh, thành ở Trung Quốc đã đạt ngưỡng tiêm chủng trên 80%, trong đó thủ đô Bắc Kinh đã hoàn thành tiêm cho 95% người từ 18 tuổi trở lên.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Biden sắp công bố chiến lược mới chống biến thể Delta

    abc - Ảnh 1.

    Tổng thống Mỹ Joe Biden (Ảnh: AP)

    Nhà Trắng thông báo Tổng thống Mỹ Joe Biden ngày 9/9 sẽ trình bày bài phát biểu về kế hoạch ngăn chặn tình trạng lây lan nhanh chóng biến thể Delta của virus SARS-COV-2 và thúc đẩy chương trình tiêm chủng trên toàn quốc. Một quan chức Nhà Trắngngày 7/9 nói: "Tổng thống Biden sẽ đưa ra một chiến lược gồm 6 mũi nhọn ở tất cả các lĩnh vực công và tư".

    Trước đó, trong một phát biểu liên quan tới báo cáo việc làm đáng thất vọng trong tháng 8, Tổng thống Biden cho hay ông sẽ đưa ra những bước đi cần thiết tiếp theo để chống lại biến thể Delta và đẩy lùi một số nỗi sợ hãi và lo ngại. Tổng thống Biden khẳng định sẽ bảo vệ các trường học, doanh nghiệp, nền kinh tế và gia đình của người dân Mỹ khỏi mối đe dọa của biến thể Delta. 

    Người đứng đầu Nhà Trắng cũng đã yêu cầu các bang và chính quyền địa phương xem xét sử dụng nguồn tài trợ của liên bang để gia hạn trợ cấp thất nghiệp ở các khu vực bị ảnh hưởng nặng nề.

    Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến 6h ngày 8/9 (theo giờ VN), toàn thế giới đã ghi nhận tổng cộng 222.530.041 ca nhiễm virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19, trong đó có 4.596.881 ca tử vong. Số ca nhiễm mới trong 24 giờ qua là 448.474 và 7.771 ca tử vong mới.

    Trong 24 giờ qua, Mỹ dẫn đầu thế giới với 57.243 ca nhiễm mới; tiếp theo là Ấn Độ (38.116 ca) và Anh (37.489 ca). 

    COVID-19 tới 6h sáng 8/9: Thêm 7.700 ca tử vong; Mỹ tung chiến lược mới chống biến thể Deltabaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại