Cập nhật lúc

Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam hiệu quả vượt trội ngăn ngừa nhập viện; Hé lộ lượng vaccine "khủng" về Việt Nam ngay tháng 9

Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 5/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 221.304.100 ca bệnh COVID-19 trong đó có 4.478.850 ca tử vong. Hiện còn hơn 18,92 triệu bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong khi hơn 197,803 triệu bệnh nhân đã phục hồi.

Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam hiệu quả vượt trội ngăn ngừa nhập viện; Hé lộ lượng vaccine "khủng" về Việt Nam ngay tháng 9
20
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thị trấn nghèo ở Đài Loan chiến thắng biến thể Delta như thế nào?

    Tốc độ, sự quyết liệt và sự hợp tác của người dân chính là 3 yếu tố giúp một thị trấn nhỏ với hệ thống y tế thiếu nguồn lực ở Đài Loan (Trung Quốc) ứng phó thành công trước biến thể Delta.

    Thị trấn Fangshan, Bình Đông, Đài Loan (Trung Quốc) có đường bờ biển dài và 4 ngôi làng, là nơi sinh sống của khoảng 5.500 người. Thị trấn này là một nơi yên tĩnh và vắng bóng khách du lịch. Tuy nhiên, trong vài tháng qua, một điều đáng chú ý đã xảy ra tại đây. Thị trấn Fangshan, một trong những cộng đồng nghèo nhất tại Đài Loan, đã đánh bại biến thể siêu lây nhiễm Delta.

    Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam hiệu quả vượt trội ngăn ngừa nhập viện; Hé lộ lượng vaccine khủng về Việt Nam ngay tháng 9 - Ảnh 1.

    Người dân ở Fangshan xếp hàng để tiêm chủng ngừa Covid-19 (Ảnh: CNA)

    Vào tháng 6, giữa đợt bùng phát dịch Covid-19 tồi tệ nhất của Đài Loan với hàng nghìn ca nhiễm biến thể Alpha, nhà chức trách ở huyện Bình Đông, phía nam Đài Loan đã phát hiện số lượng lớn ca mắc bệnh ở Fangshan. Theo quan chức y tế khu vực Shy Cherng-Guei, ít nhất 3 người có lịch sử di chuyển tới những nơi khác đã được yêu cầu lấy mẫu xét nghiệm để giải trình tự gen. Hai ngày sau, kết quả cho thấy họ nhiễm biến thể Delta.

    Chiến lược chống biến thể Delta của huyện Bình Đông bao gồm 3 yếu tố chính đó là tốc độ, sự quyết liệt và sự hợp tác từ cộng đồng liên quan đến việc thực hiện các biện pháp hạn chế và truy vết tiếp xúc. Quan chức Shy Cherng-Guei nói rằng, sự hợp tác của người dân và các biện pháp chống dịch như đeo khẩu trang và rửa tay “đã cho chúng tôi có thời gian để ứng phó với đại dịch”.

    Hơn 14.000 người đã được xét nghiệm SARS-CoV-2 với một số khu vực người dân phải xếp hàng dài hàng km để chờ tới lượt. Chính quyền đã chuyển hướng tiêm 1.200 liều vaccine cho tất cả người trưởng thành có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2. Fangshan đã dành 3 ngày để phun khử khuẩn các ngôi làng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Anh: Các biện pháp khẩn cấp Việt Nam triển khai để chống dịch là cần thiết

    Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam hiệu quả vượt trội ngăn ngừa nhập viện; Hé lộ lượng vaccine khủng về Việt Nam ngay tháng 9 - Ảnh 1.

    Chuyên gia người Anh Jeremy Farrar

    "Kinh nghiệm từ Anh, châu Âu và Mỹ cùng nhiều nước khác là triển khai chiến lược vaccine hợp lý để phát huy hiệu quả tốt nhất và tôi tin Việt Nam sẽ làm tốt." 

    Đó là khẳng định của ông Jeremy Farrar, thành viên Hội đồng tư vấn Thủ tướng Anh về Covid-19 (SAGE), Giám đốc Quỹ nghiên cứu y tế lớn thứ hai thế giới Wellcome Trust trong cuộc trò chuyện cuối tuần qua do Hội Khoa học và chuyên gia Việt Nam toàn cầu tổ chức.

    Chuyên gia Jeremy Farrar đánh giá năm 2020, Việt Nam đã chống dịch rất tốt và là tấm gương để các nước khác học tập. Việt Nam có hệ thống y tế công cộng tốt, các cơ sở y tế tuyến dưới khá vững và nhiều viện nghiên cứu tốt. Tuy nhiên, với sự lây lan quá nhanh và nguy hiểm của chủng Delta, hiện tình hình ở Việt Nam khá căng thẳng và các biện pháp khẩn cấp đang được triển khai là cần thiết.

    Theo chuyên gia hàng đầu về Covid-19 tại Anh, thì Anh và châu Âu đang trải qua làn sóng thứ 4 của đại dịch Covid-19 và có nhiều các bài học kinh nghiệm từ những làn sóng dịch trước đó mà Việt Nam có thể học hỏi. Đó là nhờ triển khai chiến lược vaccine hợp lý, có thể đưa cuộc sống dần khôi phục “bình thường mới” và có thể đối phó với những làn sóng Covid-19 tiếp theo trong tương lai. Điều mà ông lo lắng là tỷ lệ tiêm vaccine ở Việt Nam hiện còn thấp và cần phải thúc đẩy mạnh mẽ trong những tháng tới.

    Chuyên gia Anh: Các biện pháp khẩn cấp Việt Nam triển khai để chống dịch là cần thiếtvov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    So sánh 4 loại vaccine COVID-19, phát hiện vaccine AstraZeneca đứng số 1 về ngăn ngừa nhập viện

    Vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 có hiệu quả tốt nhất trong số 4 loại vaccine COVID-19 khi xét về giảm nguy cơ nhập viện, theo một nghiên cứu mới.

    Theo nghiên cứu mới, chỉ 1,52% trong số những người được tiêm vaccine AstraZeneca / Oxford phải nhập viện vì COVID-19, với tỷ lệ tử vong chỉ là 0,03%.

    Đối với những người đã tiêm vaccine Pfizer , tỷ lệ nhập viện là 1,99% trong khi tỷ lệ tử vong là 0,15%.

    Để so sánh, tỷ lệ tử vong ở những người chưa được tiêm vaccine COVID-19 là 1,32%.

    Tại Anh, 25 triệu người đã được tiêm vaccine AstraZeneca trong khi 21 triệu người đã được tiêm vaccine Pfizer (tính đến ngày 27/8).

    Nghiên cứu cũng xem xét hiệu quả của vaccine Sputnik V của Nga, với 2,24% trong số những người được tiêm vaccine này phải nhập viện do COVID-19. Với vaccine Sinopharm , tỷ lệ nhập viện là 6,94%.

    Để so sánh, đối với những người chưa được tiêm vaccine COVID-19, tỷ lệ nhập viện là là 13,22%.

    Nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu ở Bahrain phối hợp với các nhà khoa học tại Đại học Columbia, New York (Mỹ).

    So sánh 4 loại vaccine COVID-19, phát hiện vaccine AstraZeneca đứng số 1 về ngăn ngừa nhập việnsoha.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tránh thiệt hại kinh tế, Philippines chia nhỏ thủ đô để phong tỏa phòng COVID-19

    Philippines sẽ thử nghiệm chiến thuật chia nhỏ thủ đô Manila để phong tỏa từ ngày 8/9 khi bắt đầu nới lỏng các biện pháp chống COVID-19 theo lời kêu gọi của doanh nghiệp.

    Vùng đô thị Manila, nơi có 13 triệu người sinh sống, đã thực hiện cách ly tại cộng đồng nghiêm ngặt hơn kể từ ngày 6/8 nhằm ngăn chặn biến thể Delta lây lan. 

    Tờ Nikkei đưa tin ngày 6/9, người phát ngôn của Tổng thống Philippines, ông Harry Roque cho biết các biện pháp giới hạn trước đó đã được dỡ bỏ theo quy định kiểm dịch cộng đồng chung. Quy định mới sẽ được áp dụng tại đô thị Manila từ ngày 8/9 cho đến hết tháng 9.

    NÓNG: Việt Nam sẽ có 90 triệu liều vaccine năm 2021, số lượng vaccine khủng về ngay tháng 9 - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho một người lái xe công cộng ở thành phố Quezon, Manila ngày 13/8. Ảnh: Reuters

    Theo đó, vùng Manila sẽ áp dụng chính sách phong toả chia nhỏ theo từng khu vực cụ thể chứ không trên diện rộng như trước đây. Ông nêu rõ dù ở diện cục bộ nhưng mọi quy tắc vẫn sẽ nghiêm ngặt như phong toả diện rộng. Thực phẩm sẽ được vận chuyển đến những vùng phong tỏa chia nhỏ.

    Chính phủ của Tổng thống Rodrigo Duterte đang chịu sức ép nới lỏng biện pháp phòng chống dịch. Các biện pháp này có thể giáng thêm đòn cho nền kinh tế Philippines trước thời điểm mùa bầu cử năm sau, khi ông có kế hoạch tranh cử chức phó tổng thống.

    Tránh thiệt hại kinh tế, Philippines chia nhỏ thủ đô để phong tỏa phòng COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đến cuối năm 2021, Việt Nam dự kiến có khoảng 90 triệu liều vaccine ngừa Covid-19, hơn 20 triệu liều về trong tháng 9

    Tin vui: 1 vaccine có ở Việt Nam hiệu quả vượt trội ngăn ngừa nhập viện; Hé lộ lượng vaccine khủng về Việt Nam ngay tháng 9 - Ảnh 1.

    Quang cảnh phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021 (Ảnh: VPCP)

    Ngày 6/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 8/2021. 

    Phát biểu tại cuộc họp, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, dự kiến đến cuối năm 2021, Việt Nam sẽ có khoảng 90 triệu liều vaccine (không tính nguồn COVAX - đã có cam kết nhưng do khan hiếm vaccine nên chưa có kế hoạch cụ thể). Trong đó, vaccine sẽ về rất nhiều trong tháng 9 (dự kiến hơn 20 triệu liều) và các tháng còn lại trong năm. 

    Bộ trưởng đề nghị các địa phương triển khai cao điểm tiêm vaccine trong các tháng tới, tiến độ tiêm phải đạt 1 triệu mũi 1 ngày mới hoàn thành kế hoạch.

    Trước mắt, Bộ Y tế yêu cầu 5 địa phương gồm Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Long An và Đồng Nai phải hoàn thành tiêm mũi 1 trước ngày 15/9. Về vaccine cho trẻ em, Thủ tướng đã có chỉ đạo, Bộ đã tích cực làm việc với các công ty cung ứng và sẽ có lộ trình tiêm cụ thể. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào chưa cho phép tiêm mũi vaccine thứ 3 ngừa Covid-19

    Bộ Y tế Lào hôm nay (6/9) thông báo trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 125 ca mắc mới Covid-19, trong đó có 50 trường hợp lây nhiễm cộng đồng, số còn lại là các trường hợp nhập cảnh được cách ly ngay.

    Theo Bộ Y tế Lào, diễn biến dịch tại nước này đang tiếp tục phức tạp và có nguy cơ cao dễ dẫn đến đợt bùng phát dịch lần 3, khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng đang tăng trở lại trên cả nước. Hiện, tổng số ca mắc Covid-19 tại Lào đến nay là 16.058 trường hợp, trong đó có 16 trường hợp tử vong.

    Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận nhiều trường hợp mắc Covid-19 là lực lượng tuyến đầu chống dịch như nhân viên y tế, bộ đội, công an và hải quan. Trong đó có cả những trường hợp đã tiêm đủ liều vaccine ngừa Covid-19.

    Tin vui: Dự kiến cuối tháng này 50 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam; Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid - Ảnh 1.

    Người dân Lào tích cực đi tiêm vaccine ngừa Covid-19. (Nguồn: Đài phát thanh quốc gia Lào)

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Số ca nhiễm Covid-19 tăng đột biến, Singapore vẫn “chung sống với Covid-19”

    Với hơn 80% người dân đã tiêm đầy đủ hai mũi vaccine, Singapore đang là ví dụ điển hình của chiến lược “chung sống với Covid-19”.

    Tin vui: Dự kiến cuối tháng này 50 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam; Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid - Ảnh 1.

    Singapore là một trong số các quốc gia đi đầu trong chiến lược "chung sống với Covid-19".

    Theo tờ News.com.au, Singapore vẫn đang trung thành với chiến lược "chung sống với Covid-19", dù số ca nhiễm trong cộng đồng gần đây đã đạt đỉnh mới.

    Singapore ngày 3.9 ghi nhận 216 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 210 ca trong cộng đồng. Đến ngày 4.9, số ca nhiễm tiếp tục tăng lên 259, bao gồm 253 ca nhiễm trong cộng đồng.

    Theo dữ liệu của Bộ Y tế Singapore, đây là ngày có số ca nhiễm cao nhất ở đảo quốc này kể từ khi đại dịch xuất hiện vào năm ngoái.

    Trong số các ca nhiễm mới, 116 ca không có liên quan tới các ca nhiễm trước đó. Singapore hiện đang điều trị 608 bệnh nhân Covid-19, bao gồm 22 ca bệnh nặng cần thở máy và 5 ca nguy kịch hiện đang được điều trị tại phòng chăm sóc tích cực (ICU).

    Giám đốc dịch vụ y tế thuộc Bộ Y tế Singapore, Kenneth Mak nói số ca nhiễm lập đỉnh mới "không nằm ngoài dự đoán". Ông Mak khẳng định Singapore sẽ không siết chặt các quy định phòng dịch trong thời điểm này.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự kiến cuối tháng 9 sẽ có khoảng 50 triệu liều vaccine về Việt Nam

    Sau các cuộc điện đàm của Thủ tướng, các hãng vaccine đang đẩy nhanh tiến độ bàn giao vaccine cho Việt Nam. Dự kiến cuối tháng 9, sẽ có khoảng 50 triệu liều vaccine về Việt Nam. Thông tin được công bố tại cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều ngày 5/9/2021 về công tác chống dịch của Chính phủ. Kết luận cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều 5/9 về công tác phòng chống dịch, Thủ tướng Phạm Minh Chính nêu rõ: Giãn cách xã hội phải làm triệt để và trong thời gian ngắn, đạt mục tiêu kiểm soát được dịch bệnh. Dứt khoát không để tình trạng giãn cách kéo dài, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế-xã hội và đời sống nhân dân, gây bức xúc xã hội. Cần chủ động nghiên cứu, chuẩn bị các kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh khi có nhiều vaccine hơn trong 1 đến 2 tháng tới, nhất là ở những nơi đã tiêm đủ vaccine.

    Tin vui: Dự kiến cuối tháng này 50 triệu liều vaccine sẽ về Việt Nam; Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid - Ảnh 1.

    Thủ tướng chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc chiều 5/9 về công tác phòng chống dịch COVID-19. Ảnh: VGP/Nhật Bắc

    Chiều ngày 5/9, Thủ tướng Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống dịch COVID-19 chủ trì cuộc họp trực tuyến toàn quốc của Ban Chỉ đạo với các địa phương. Cuộc họp được truyền trực tuyến với 63 tỉnh, thành phố, 705 quận, huyện, thị xã, 9.043 xã, phường, thị trấn trên cả nước để xem xét tình hình, đánh giá những việc đã làm tốt, những việc chưa làm tốt và triển khai các giải pháp trọng tâm giúp phòng chống dịch hiệu quả hơn thời gian tới.

    Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cho biết, lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chính phủ, các bộ ngành đang quyết liệt đẩy mạnh ngoại giao vaccine ở các cấp Bộ trưởng, Chính phủ và nguyên thủ quốc gia, cả song phương và đa phương nhằm đưa vaccine về nước nhiều nhất, nhanh nhất để tiêm cho nhân dân. Tới ngày 4/9, Việt Nam đã nhận 33 triệu liều vaccine, tăng gấp 2 lần so với đầu tháng 8. Dự kiến tới cuối tháng 9, tổng cộng sẽ có khoảng 50 triệu liều vaccine về Việt Nam. Sau các cuộc điện đàm của Thủ tướng, các hãng vaccine đang đẩy nhanh tiến độ bàn giao vaccine cho Việt Nam.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel tính tiêm vaccine Covid-19 liều thứ tư

    Người đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19 của Israel kêu gọi chuẩn bị kế hoạch tiêm tăng cường liều thứ tư để đối phó đại dịch.

    "Chúng tôi cần chuẩn bị cho đợt tiêm liều thứ tư, bởi virus đang và sẽ tiếp tục tồn tại", tiến sĩ Salman Zarka, người đứng đầu nhóm chuyên trách Covid-19 của chính phủ Israel, nói hôm 4/9. Tuy nhiên, ông không nói rõ thời điểm triển khai kế hoạch này.

    Zarka cho biết liều tăng cường tiếp theo có thể tăng khả năng bảo vệ trước các biến chủng mới của nCoV như Delta. "Đây chính là cuộc sống của chúng ta từ nay về sau", ông nói.

    Một nước đại gia hối thúc dân chúng tiêm vaccine liều thứ 4; Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid - Ảnh 1.

    Người dân tại điểm tiêm vaccine Covid-19 ở Herzliya, Israel, hồi tháng 2. Ảnh: Reuters.

    Israel, quốc gia đầu tiên trên thế giới triển khai tiêm liều thứ ba, bắt đầu chiến dịch tiêm liều tăng cường từ ngày 1/8 cho tất cả người dân trên 60 tuổi. Đợt tiêm chủng này được mở rộng hồi tuần trước cho tất cả người trên 12 tuổi và đã tiêm liều thứ hai ít nhất 5 tháng. Hơn 2,5 triệu người Israel đã tiêm liều vaccine thứ ba tính đến ngày 2/9.

    Mời độc giả đọc bài viết gốc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tái bùng phát COVID-19 ở Israel và bài học với các nước châu Á

    Lây nhiễm COVID-19 tái bùng phát ở Israel bất chấp tỉ lệ tiêm chủng ở mức cao làm dấy lên những lo ngại về một cuộc chiến không có hồi kết.

    Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid; Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine được sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

    Israel ưu tiên tiêm mũi vaccine thứ 3 cho nhóm đối tượng người cao tuổi. Ảnh: Reuters

    Nhưng giới chuyên gia tại Israel và các nước châu Á cũng đã phác thảo ra một bức tranh nhiều sắc thái về thực tế tại quốc gia Trung Đông này, rút ra những bài học cũng như những nhen nhóm hy vọng về cách thức sống chung với COVID-19.

    Ngày 5/9, Israel ghi nhận 9.739 ca nhiễm mới. Trước đó, nước này từng đạt mức kỉ lục về số ca nhiễm trong ngày hôm 3/9, với 11.187 ca. Nguyên nhân được cho là các cơ sở y tế tại Israel đẩy mạnh chiến dịch xét nghiệm. Nhưng con số dao động trung bình khoảng 10.000 ca nhiễm mới/ngày ở Israel là đáng báo động, trong bối cảnh hơn 60% dân số nước này đã được tiêm đủ 2 liều vaccine Pfizer.

    Có khoảng 6.000 ca nhiễm rơi vào số chưa tiêm phòng, 4.000 ca còn lại thuộc nhóm đã hoàn tất tiêm chủng. Trên phạm vi toàn cầu, Israel là nước đầu tiên trên thế giới khuyến nghị tiêm mũi vaccine tăng cường đối với người từ 12 tuổi trở lên, đặt ra tiêu chí tiêm ba mũi mới được gọi là "tiêm đủ liều".

    Theo giới chuyên gia Israel, đây chưa hẳn là nguy cơ. Giáo sư Eyal Leshem thuộc Trung tâm Y khoa Sheba thậm chí còn đề cập đến một số khía cạnh tích cực trong làn sóng COVID-19 hiện nay tại Israel. Học sinh trở lại trường học, các hoạt động thương mại, kinh doanh, giải trí được duy trì, hạn chế duy nhất còn lại là đeo khẩu trang trong không gian kín.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kinh nghiệm của Australia trong việc cấp và sử dụng giấy đi đường

    Trong bối cảnh chưa biết đến khi nào lệnh phong tỏa mới được gỡ bỏ, để giảm thiểu tác động của lệnh phong tỏa đối với nền kinh tế, chính quyền bang New South Wales đã cấp giấy đi đường để hạn chế mọi người ra khỏi nhà với những lý do không được phép.

    Bang New South Wales của Australia đang tiến gần đến việc trở thành địa phương áp dụng lệnh phong tỏa lâu nhất tại nước này. Lệnh phong tỏa hiện tại được áp dụng tại thành phố Sydney mở rộng và vùng lân cận từ ngày 26/6/2021 nhưng chưa biết đến khi nào mới được gỡ bỏ. Trong khi đó, New South Wales là bang đầu tàu, đóng góp vào khoảng 1/3 vào GDP của Australia. Chính vì vậy, việc áp dụng lệnh phong tỏa trong thời gian dài sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến các hoạt động kinh tế. Trong bối cảnh này, chính quyền bang New South Wales đã cấp giấy đi đường cho các đối tượng được đi lại trong lúc đang áp dụng lệnh phong tỏa để hạn chế người dân ra khỏi nhà mà không được phép và giảm thiểu ảnh hưởng của lệnh phong tỏa tới các hoạt động kinh tế.

    Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid; Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine được sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

    Mẫu giấy đi đường do bang New South Wales của Australia cấp.

    Những ai được phép ra khỏi nhà?

    Theo quy định của bang New South Wales, với những khu vực đang áp dụng lệnh phong tỏa thì người dân được yêu cầu ở trong nhà. Người dân chỉ được ra khỏi nhà với 6 lý do: thứ nhất là mua thực phẩm, hàng hóa và dịch vụ trong bán kính 5km tính từ nơi ở; thứ 2 là đi học nếu không thể học ở nhà; thứ 3 là tham dự cuộc phỏng vấn liên quan đến công việc mà không thể thực hiện tại nhà; thứ 4 là tập thể dục trong bán kính 5km kể từ nhà; thứ 5 là các lý do y tế, chăm sóc sức khỏe cho người khác hoặc đi tiêm vaccine; thứ 6 là đi làm những công việc không thể thực hiện từ nhà.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ tính chi 65,3 tỷ USD ngăn chặn "đại dịch có thể tồi tệ hơn Covid-19"

    Nhà Trắng thông báo kế hoạch nhằm nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó trước dịch bệnh và các mối đe dọa sinh học khác, nhấn mạnh nguy cơ xảy ra đại dịch "có thể còn tồi tệ hơn Covid-19".

    Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid; Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine được sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

    Mỹ cho tới nay đã ghi nhận hơn 40 triệu ca Covid-19 và trên 666.000 người chết vì dịch bệnh (Ảnh minh họa: Getty).

    "Chúng ta cần năng lực (phòng chống dịch) tốt hơn vì có nguy cơ một đại dịch tồi tệ hơn cả Covid-19 có thể xảy ra, có thể là trong thập niên tới", Eric Lander, Giám đốc Văn phòng Chính sách Khoa học & Công nghệ của Nhà Trắng phát biểu hồi cuối tuần qua.

    Mỹ đã công bố một kế hoạch tỷ USD với mục tiêu nhằm nâng cao sự sẵn sàng để ứng phó với đại dịch và các mối đe dọa sinh học trong tương lai. Nhà Trắng dự tính sẽ chi cho chương trình phòng dịch 15 tỷ USD từ gói ngân sách đang được trình lên Quốc hội. Về lâu dài, chính phủ Mỹ đặt ra kế hoạch chi 65,3 tỷ USD cho chương trình kéo dài 7-10 năm.

    Giới chức Mỹ so sánh kế hoạch này với chương trình đưa người lên Mặt trăng đầy tham vọng của Mỹ những năm 1960 và 1970.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu mới: 36% người từng mắc Covid-19 không phát triển kháng thể

    Một nghiên cứu mới từ Đại học Pennsylvania cho thấy, 36% những người từng mắc Covid-19 không phát triển kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.

    Một số người nghĩ rằng họ được bảo vệ trước dịch Covid-19 và không cần tiêm vaccine vì họ đã từng mắc Covid-19. Tuy nhiên, một nghiên cứu được công bố trên tạp chí về các bệnh truyền nhiễm mới xuất hiện Emerging Infectious Disease cho thấy, 36% những người mắc Covid-19 không có kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trong máu.

    Đây là một tỷ lệ đáng kể và cung cấp thêm bằng chứng cho thấy chúng ta nên tiêm vaccine Covid-19 thậm chí cả khi từng mắc bệnh.

    Phát hiện chấn động về những người đã khỏi Covid; Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine được sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

    Nghiên cứu, dẫn đầu là các bác sĩ y khoa Weimin Liu và Beatrice Hahn thuộc Đại học Pennsylvania, đã kiểm tra mẫu máu của 72 người dương tính với virus SARS-CoV-2 qua xét nghiệm RT-PCR. Ngoại trừ 2 người, tất cả các bệnh nhân trên đều có triệu chứng, với 13 người (18%) có triệu chứng nhẹ, 48 người (67%) có triệu chứng trung bình và 9 người (12%) có triệu chứng nặng. Các nhà nghiên cứu đã chờ ít nhất 3 tuần cho tới khi từng người không còn triệu chứng nữa trước khi kiểm tra mẫu máu của họ.

    Chỉ 46 trong số 72 người tham gia có kháng thể chống lại protein gai của virus SARS-CoV-2 trong máu. Lượng kháng thể được sản sinh dao động đáng kể từ 182 - 312.500. Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện kết quả tương tự với các kháng thể chống lại các phần khác của virus như miền liên kết thụ thể (RBD) và vỏ bọc nhân. Trong khi đó, 26 người (chiếm 36%) vẫn còn huyết thanh âm tính, tức là họ chưa phát triển lượng kháng thể ở mức có thể phát hiện được trong máu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    G20 kêu gọi tạo điều kiện để tất cả người dân tiếp cận được vaccine Covid-19

    Bộ trưởng Y tế Italy Roberto Speranza tuyên bố, tất cả người dân trên thế giới đều có quyền tiếp cận vaccine ngừa Covid-19. Tuyên bố của ông đưa ra trong bối cảnh nhiều nước đang phát triển gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn cung vaccine.

    Phát biểu tại cuộc họp Bộ trưởng Y tế nhóm G20 tại Roma, ông Speranza nhấn mạnh: "Có sự bất bình đẳng lớn giữa các nước giàu nhất và tiên tiến nhất, có tỷ lệ tiêm chủng cao và đang tiếp tục tăng lên, với nhiều nước khác bị tụt lại phía sau. "Hiệp ước Rome" mà chúng tôi đang thực hiện cam kết tạo điều kiện để vaccine trở thành quyền lợi cho tất cả mọi người, chứ không phải đặc quyền của một số ít".

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine hiện đang được sử dụng tại Việt Nam; Thành tích khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Cùng ngày cựu Thủ tướng Anh Gordon Brown cũng kêu gọi Tổng thống Mỹ Joe Biden và nhóm các nước phát triển G7 khác khẩn cấp chuyển vaccine từ các kho ở Mỹ và châu Âu đến châu Phi. Theo ông Brown, vào dịp Giáng sinh, phương Tây sẽ dư thừa 1 tỷ liều vaccine, ngay cả khi những người trưởng thành ở châu Âu và Mỹ đã được tiêm mũi nhắc lại và tất cả trẻ em trên 12 tuổi đều được tiêm vaccine.

    Hội nghị Bộ trưởng Y tế G20 diễn ra trong hai ngày 5-6/9, tập trung thảo luận các tác động của Covid-19 đối với các mục tiêu phát triển bền vững của Chương trình nghị sự 2030 và về các vấn đề như chiến lược đối phó với đại dịch trong tương lai, hỗ trợ phát triển và tiếp cận công bằng với vaccine.../.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Mỹ đóng cửa 1.000 trường học, số ca nhiễm cao nhất thế giới

    Mỹ dẫn đầu về số ca nhiễm Covid-19 với hơn 55.000 ca/ngày giữa lúc diễn biến đại dịch tiếp tục phức tạp do biến chủng Delta.

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine hiện đang được sử dụng tại Việt Nam; Thành tích khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Một người dân xét nghiệm Covid-19 tại Florida, Mỹ vào ngày 1.9. Ảnh: AFP

    Tờ USA Today ngày 5.9 đưa tin ít nhất 1.000 trường học tại 35 tiểu bang ở Mỹ đã đóng cửa khi chỉ vừa bắt đầu mở cửa dạy học trực tiếp trong năm học mới, do diễn biến phức tạp của dịch Covid-19.

    Theo đó, nhiều trường đóng cửa sau vài tuần, thậm chí có trường đóng cửa chỉ sau 1 ngày và tạm thời chuyển sang học từ xa. Thông tin được đưa ra trong bối cảnh có nhiều tranh cãi về quy định buộc đeo khẩu trang tại trường và số ca nhiễm Covid-19 gia tăng do biến chủng Delta.

    Theo trang thống kê worldometer.info, trong vòng 24 giờ tính đến 6 giờ ngày 5.9 (giờ Việt Nam), Mỹ dẫn đầu thế giới với 55.041 ca nhiễm, tiếp theo là Ấn Độ với 42.924 ca và Anh với 37.578 ca.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia đã tiêm chủng cho 70% dân số

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine hiện đang được sử dụng tại Việt Nam; Thành tích khủng của Campuchia - Ảnh 1.

    Campuchia đã tiêm ít nhất một mũi vắc-xin COVID-19 cho gần 11,2 triệu người đủ điều kiện, tương đương 70% dân số của quốc gia 16 triệu dân - phát ngôn viên của Bộ Y tế Campuchia (MoH) cho biết hôm 5/9.

    Trong số đó, 8,87 triệu người, tương đương 55%, đã tiêm hai liều bắt buộc và 660.292 người khác đã được tiêm liều thứ ba hoặc liều tăng cường.

    Tính đến ngày 4/9, khoảng 95,3% trong số 10 triệu người trưởng thành đủ điều kiện và 84,4% trong số gần 2 triệu thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi đã được tiêm ít nhất một liều vắc-xin.

    Quốc gia Đông Nam Á này đã bắt đầu tiêm vắc xin COVID-19 vào tháng 2, với mục tiêu tiêm chủng cho khoảng 12 triệu người, hay 75% tổng dân số, vào cuối năm nay để tăng cường khả năng miễn dịch cộng đồng.

    Hầu hết các loại vắc xin được sử dụng trong chương trình tiêm chủng của Campuchia là Sinovac và Sinopharm của Trung Quốc. Theo Đại sứ quán Trung Quốc tại Campuchia, cho đến nay, Trung Quốc đã cung cấp 26,8 triệu liều vắc xin cho Campuchia, trong đó 4,3 triệu liều là tài trợ nhân đạo.

    Bài viết được lược dịch từ:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc công bố thuốc điều trị ca COVID-19 nguy kịch

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine hiện đang được sử dụng tại Việt Nam; Chi tiết về thuốc điều trị Covid của Trung Quốc - Ảnh 1.

    Trung Quốc công bố thuốc điều trị ca COVID-19 nguy kịch.

    Tập đoàn Biotec Quốc gia Trung Quốc (CNBG), nhà sản xuất vắc xin Trung Quốc, một công ty con của Sinopharm, thông báo đã được phê duyệt thử nghiệm lâm sàng cho một loại thuốc điều trị COVID-19 dựa trên globulin miễn dịch của con người.

    Thuốc này được phát triển từ huyết tương của bệnh nhân COVID-19 đã phục hồi. Các chuyên gia cho biết có thể mang lại hiệu quả tích cực để cứu chữa những bệnh nhân nguy kịch.

    Thuốc điều trị COVID-19 đã được công bố tại Hội chợ Thương mại Dịch vụ Quốc tế Trung Quốc (CIFTIS) năm 2021. CNBG cho biết trong một thông báo ngày 2/9 rằng, họ đã nhận được sự chấp thuận cho các thử nghiệm lâm sàng từ ngày 30/8.

    Ngoài loại thuốc mới, CNBG cũng trưng bày sáu sản phẩm chống dịch khác, bao gồm hai loại vắc-xin mới cập nhật có hiệu quả để chống lại biến chủng mới và một loại thuốc điều trị COVID-19 khác dựa trên một kháng thể đơn dòng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha: Lễ hội chạy đua với bò tót đầu tiên kể từ dịch COVID-19 bắt đầu

    Lễ hội chạy đua với bò tót đầu tiên được tổ chức tại Tây Ban Nha kể từ khi dịch COVID-19 bắt đầu, mang lại niềm vui cho người dân địa phương khi cuộc sống dần trở lại bình thường.

    10 con bò tót lao qua các đường phố Villaseca de la Sagra để truy đuổi hàng trăm người đang chạy trốn trong lễ hội, với sự hò reo phấn khích của người dân địa phương.

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của 1 loại vaccine Covid-19 hiện cũng đang được sử dụng tại Việt Nam - Ảnh 1.

    Lễ hội chạy đua với bò - San Fermin. Nguồn Reuters.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công bố mới về kháng thể vượt trội của vaccine Moderna

    Nghiên cứu gần đây cho thấy vaccine Moderna giúp thúc đẩy phản ứng miễn dịch mạnh hơn so với Pfizer. Đồng thời, sự bảo vệ của Moderna cũng suy yếu chậm hơn so với vaccine Pfizer.

    Trong khi các chính phủ và các nhà khoa học trên thế giới vẫn đang tranh luận về việc ai cần mũi tiêm vaccine tăng cường và khi nào, các nghiên cứu mới đây đã cho thấy vaccine Moderna có thể mang tới khả năng bảo vệ lâu dài hơn Pfizer, theo Financial Times.

    Paul Burton, giám đốc y tế của Moderna, cho biết một loạt nghiên cứu "rất đáng tin cậy" trong vài tuần qua chỉ ra rằng mũi tiêm Moderna có hiệu quả "lâu dài" và giúp chống lại biến chủng Delta. Thêm vào đó, loại vaccine này cũng có tác dụng đối với những người bị suy giảm miễn dịch.

    Khả năng bảo vệ vượt trội hơn của Moderna

    Nghiên cứu mới được công bố trên Tạp chí Hiệp hội Y khoa Mỹ cho thấy các nhân viên y tế Bỉ được tiêm vaccine Moderna có số lượng kháng thể cao gấp đôi so với những người được tiêm Pfizer, sau 2 tháng tiêm liều thứ hai.

    Theo bà Deborah Steensels, một trong những tác giả của nghiên cứu, số lượng kháng thể cao hơn ngay sau khi tiêm chủng sẽ dẫn đến khả năng bảo vệ lâu dài hơn và khả năng chống lại các biến chủng của virus tốt hơn.

    Bà cho biết: "Hiệu quả trong việc bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng bệnh nặng và tử vong là cao đối với tất cả loại vaccine. Đó cũng là điều mà mọi người mong đợi ở vaccine".

    "Tuy nhiên, theo giả thuyết của chúng tôi, để thời gian bảo vệ cơ thể khỏi tình trạng bệnh nhẹ kéo dài hơn, số lượng kháng thể sau tiêm chủng cần phải cao hơn", bà cho biết thêm.

     - Ảnh 1.

    Theo nghiên cứu, caccine Moderna có hiệu quả lâu dài trong việc chống lại biến chủng Delta. Ảnh: Reuters.

    Mời độc giả đọc toàn bộ bài viết gốc tại:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới ghi nhận 221,3 triệu ca mắc, 4,47 triệu ca tử vong do COVID-19

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 21h30 ngày 5/9 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 221.304.100 ca bệnh COVID-19 trong đó có 4.478.850 ca tử vong. Hiện còn hơn 18,92 triệu bệnh nhân COVID-19 đang điều trị trong khi hơn 197,803 triệu bệnh nhân đã phục hồi.

    Tại Đông Nam Á, Lào ghi nhận số ca mắc mới tăng trở lại, với 172 ca mới, nâng tổng số ca mắc ở nước này lên thành 15.933 ca, trong đó có 16 ca tử vong. Bộ Y tế Lào nhận định diễn biến dịch tại nước này đang tiếp tục phức tạp và đáng lo ngại khi số ca lây nhiễm trong cộng đồng đang tăng trở lại trên khắp cả nước. Đáng chú ý, Savannakhet vẫn là tỉnh có nhiều ca mắc trong cộng đồng nhất cả nước với 21 ca, tiếp đến là tỉnh Champasak (13 ca), các ca còn lại ghi nhận rải rác tại các tỉnh khác của nước này.

    Thủ đô Viêng Chăn và nhiều tỉnh của Lào đã yêu cầu ngừng tổ chức lễ hội Hor Khao Padapdin truyền thống vào ngày 6/9. Trong khi đó, các địa phương ghi nhận các ca lây nhiễm trong cộng đồng cũng đang áp dụng lệnh phong tỏa nghiêm ngặt. Bộ Y tế Lào kêu gọi người dân tuân thủ các biện pháp phòng ngừa dịch bệnh và khẩn trương tự cách ly, đi lấy mẫu xét nghiệm khi phát hiện các triệu chứng bất thường.

     - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế tiêm vaccine ngừa COVID-19 cho người dân tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: THX/TTXVN

    Campuchia thông báo đã thực hiện tiêm ít nhất 1 mũi vaccine phòng bệnh cho tổng cộng 11,2 triệu người dân, tương đương 70% dân số. Trong đó, 8,87 triệu người (55% dân số) đã được tiêm đủ 2 mũi và hơn 660.000 người được tiêm mũi thứ 3 hay mũi tăng cường. Quốc gia này bắt đầu triển khai tiêm phòng diện rộng từ hồi tháng 2, với mục tiêu tiêm cho gần 12 triệu người (75% dân số) vào cuối năm nay để đạt miễn dịch cộng đồng. Hầu hết vaccine được Campuchia sử dụng là vaccine của các hãng dược Trung Quốc gồm Sinovac và Sinopharm. Ngày 5/9, Campuchia ghi nhận 461 ca mắc mới, nâng tổng số ca mắc tại quốc gia này lên là 95.300 ca, trong đó có 1.957 ca tử vong.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại