*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo thống kê của trang worldometers.info, tính tới 23 giờ 59 phút ngày 3/9, các nước thuộc Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) ghi nhận thêm 78.049 ca mắc bệnh COVID-19 so với 1 ngày trước, trong khi tổng số ca tử vong tăng lên trên 228.700 người.
Trong những tuần qua, Philippines đã phải đối mặt với làn sóng đại dịch tồi tệ nhất kể từ đầu mùa dịch khi số ca mắc hàng ngày liên tục đạt mức cao kỷ lục.
Với 41.000 ca mắc Covid-19 trong 2 ngày qua, số ca mắc Covid-19 tại Philippines đã vượt ngưỡng 2 triệu ca mắc mới, trong đó có hơn 34.000 trường hợp đã tử vong. Trong một cuộc họp báo ngày hôm nay (4/9), Thứ trưởng Bộ Y tế Philippines, Maria Rosario Vergeire cho biết, các ca bệnh được dự đoán sẽ tăng cho đến cuối tháng 9. Nguyên nhân chủ yếu là do biến thể Delta và Lambda dễ lây lan hiện đã xâm nhập Philippines, trong đó biến thể Delta đang áp đảo. Bà Maria Rosario Vergeire nhấn mạnh, những biến thể này có thể ảnh hưởng đến hiệu quả của các loại vaccine hiện có, do đó Philippines cần phải nâng số dân được tiêm chủng mục tiêu từ 70% lên 90% để đạt miễn dịch cộng đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Biến chủng Delta đang khiến tình hình dịch bệnh diễn biến rất phức tạp. Nhưng tại Ấn Độ, dù tỷ lệ tiêm chủng chưa cao, quốc gia này vẫn có những cách làm rất hiệu quả để đối phó với đại dịch và làn sóng lây nhiễm. Vậy kinh nghiệm rút ra cho Việt Nam là gì?
Theo số liệu thống kê từ trang Our World in Data, Ấn Độ đã tiến hành tiêm hơn 670 triệu liều vaccine cho người dân, với chỉ hơn 154 triệu người được tiêm đủ hai mũi, chiếm 11,3% dân số nước này.
Ấn Độ đang sử dụng ba loại vaccine là AstraZeneca của Anh, Covaxin do nước này sản xuất và Sputnik V của Nga. Tuy vậy, quốc gia Nam Á có những cách khác để đối phó đại dịch và làn sóng lây nhiễm của biến thể Delta một cách hiệu quả.
Theo đó, một trong những cách nêu trên nằm trong những hướng dẫn của Bộ Y tế Ấn Độ về việc điều trị các ca nhiễm Covid-19 tại nước này.
Hãng tin India Today dẫn thông tin từ Bộ Y tế Ấn Độ cho biết, phác đồ điều trị các bệnh nhân nhiễm Covid-19 được chia ra làm ba mức độ, từ những ca nhẹ cho đến những ca có triệu chứng nặng.
Những ca bệnh nhẹ, không xuất hiện triệu chứng, không bị thiếu oxy và có tỷ lệ SpO2 (nồng độ oxy) trên mức 94%, sẽ được thực hiện cách ly tại nhà, đồng thời có thể tự điều trị với Ivermectin, liều lượng 200 microgram/kg một ngày, sử dụng trong 3-5 ngày.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cựu Tổng thống Mỹ Donald Trump. Ảnh: AP
Cựu Tổng thống Donald Trump cho biết ông "có thể sẽ không" tiêm mũi vắc-xin ngừa COVID-19 thứ ba ngay cả khi các cơ quan quản lý y tế cho phép toàn bộ người dân Mỹ tiêm tăng cường.
Trả lời phỏng vấn tờ Wall Street Journal hôm thứ Sáu, cựu Tổng thống Donald Trump cho biết: "Tôi cảm thấy mình vẫn đang ổn. Do đó, tôi có thể sẽ không tiêm mũi vắc-xin tăng cường."
"Tôi sẽ xem xét sau. Tôi không phản đối việc ấy, nhưng có lẽ nó không cần thiết với tôi."
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) đến thời điểm hiện tại mới chỉ cấp phép tiêm vắc-xin mũi tăng cường cho những người suy giảm miễn dịch. Hiện FDA và Trung tâm Kiểm soát - Phòng ngừa dịch bệnh (CDC) vẫn chưa đưa ra quyết định chính thức về việc cấp phép tiêm mũi vắc-xin tăng cường cho toàn bộ người Mỹ, bất chấp việc chính quyền Tổng thống Joe Biden có kế hoạch tiêm nhắc lại cho toàn dân từ ngày 20/9.
Cả cựu Tổng thống Trump và phu nhân Melania đều đã tiêm vắc-xin ngừa COVID-19 vào tháng Một. Trong một sự kiện ở Alabama hồi tháng Tám, ông Trump cũng khuyến cáo người dân nên đi tiêm phòng.
"Bạn biết không? Tôi tin tưởng hoàn toàn vào quyền tự do của mỗi cá nhân. Nhưng tôi khuyên rằn các bạn nên tiêm vắc-xin. Tôi đã tiêm. Đó là việc tốt. Hãy tiêm vắc-xin", ông Trump phát biểu ở Cullman (bang Alabama). Khu vực này đã ban bố tình trạng khẩn cấp liên quan đến COVID-19 chỉ vài ngày trước đó.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Đại dịch COVID và sự gián đoạn sản xuất lớn ở Đông Nam Á có thể dẫn đến việc đa dạng hóa hơn và định hình lại chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nhân kiểm tra găng tay tại nhà máy Top Glove ở Shah Alam, Malaysia. Ảnh: Reuters
Đông Nam Á đã nổi lên như một nhân tố quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu trong vài thập kỷ qua, với việc các quốc gia như Việt Nam, Thái Lan và Malaysia trở thành những trung tâm sản xuất lớn. Khu vực này hiện là nơi sản xuất quan trọng các mặt hàng ô tô, máy tính, điện tử và hàng may mặc cùng nhiều sản phẩm khác cho thế giới.
Nhưng sự gián đoạn sản xuất lớn do đại dịch COVID gây ra hiện nay có nguy cơ gây ra sự thay đổi trong các chuỗi giá trị.
Hoạt động sản xuất bị ảnh hưởng
Theo tờ DW (Đức), khu vực Đông Nam Á đã bị ảnh hưởng bởi làn sóng dịch bùng phát trở lại trong những tháng gần đây, phần lớn là do biến thể Delta dễ lây lan. Các biện pháp phong toả và hạn chế chặt chẽ hơn để kiểm soát sự lây lan của virus cũng đã khiến các nhà máy ở nhiều quốc gia phải đóng cửa.
Hoạt động sản xuất trên toàn khu vực đã bị ảnh hưởng nặng nề và "vẫn trong tình trạng suy thoái trong suốt tháng 8", theo một cuộc khảo sát với khoảng 2.100 nhà máy.
Theo hãng cung cấp thông tin IHS Markit (có trụ sở tại London), Chỉ số Nhà quản lý Mua hàng (PMI) "vẫn ở trong vùng bị thu hẹp" ở mức 44,5 do "các ca COVID-19 gia tăng và các biện pháp đóng cửa". Tháng 8 vừa qua là tháng thứ ba liên tiếp chỉ số PMI của Đông Nam Á ở dưới mức 50, tức là có sự suy giảm.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 3-9, Anh ghi nhận 42.076 ca mắc mới Covid-19 và 121 ca tử vong, mức tăng vọt kể từ tháng 7.
Theo báo Mirror, số ca mắc Covid-19 ngày 3-9 tại Anh là mức cao nhất kể từ ngày 21-7 (2 ngày sau "Ngày Tự do" dỡ bỏ các biện pháp phòng dịch), thời điểm ghi nhận 44.104 ca mắc Covid-19 nhưng sau đó giảm dần.
Trước đó, ngày 2-9, Anh báo cáo 38.154 ca mắc mới Covid-19 và 178 ca tử vong. Đây là lần đầu tiên trong 6 tháng Anh chứng kiến hơn 150 ca tử vong/ngày trong hai ngày liên tiếp.
Kể từ cuối tháng 6, Anh ghi nhận ít nhất 20.000 ca mắc Covid-19/ngày và trong giai đoạn đó, số ca mắc Covid-19 đạt đỉnh 54.674 ca vào ngày 17-7 - hai ngày trước khi Anh dỡ bỏ các hạn chế.
Anh có số ca mắc mới Covid-19 ngày 3-9 cao nhất từ tháng 7. Ảnh: Mirror
Anh vẫn tiếp tục đẩy mạnh chương trinh tiêm phòng vắc-xin Covid-19. Ngày 1-9, tổng cộng 44.088 người được tiêm mũi đầu tiên và 113.385 người được tiêm mũi thứ hai. Theo số liệu cập nhật mới nhất, 43.023.372 người Anh đã được tiêm phòng đầy đủ.
Ít nhất 134 khu vực tại Anh đang ghi nhận sự gia tăng ca mắc Covid-19 khi trẻ em trở lại trường học.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dữ liệu mới từ ngân hàng Westpac NZ cho thấy sự thay đổi đáng kể trong thói quen chi tiêu của người New Zealand trong hai tuần đầu tiên của đợt tỏa mới nhất để phòng dịch COVID-19.
Một nhà hát phải đóng cửa do dịch COVID-19 tại Wellington, New Zealand ngày 22/3/2020. Ảnh: THX/TTXVN
Bộ đồ ăn tại nhà và các dịch vụ kỹ thuật số đang thu hút nhu cầu mạnh mẽ khi các hộ gia đình New Zealand điều chỉnh lại cuộc sống của họ trong bốn bức tường, trong khi các cửa hàng bán lẻ thực phẩm như tiệm bánh và cửa hàng thức ăn nhanh lại chứng kiến doanh số bán giảm mạnh.
Giám đốc Trải nghiệm khách hàng của Westpac NZ, Oliver Lynch cho biết người dân New Zealand không chỉ tiêu tiền vào những việc khác so với bình thường mà họ còn chi tiêu vào những thời điểm khác nhau trong ngày. Lượng tiền giao dịch trực tuyến trong khoảng thời gian từ 22h đến nửa đêm đã thấp hơn 61% so với bình thường trong giai đoạn phong tỏa xã hội, điều này phản ánh rằng người dân không ra ngoài và giao lưu với bạn bè nên có xu hướng đi ngủ sớm hơn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 03/9/2021, Chính phủ Đức đã quyết định viện trợ khoảng 2,5 triệu liều vắc-xin Astra Zeneca để hỗ trợ Việt Nam chống dịch Covid-19.
Trước đó, Chính phủ Đức cũng đã thông báo tặng Việt Nam lô trang thiết bị y tế gồm 75 máy thở, 15 màn hình điều trị bệnh và 20.000 máy đo nồng độ ô-xy.
Đây là sự giúp đỡ quý báu và kịp thời, thể hiện tinh thần đoàn kết của Chính phủ và nhân dân Đức đối với Việt Nam trong thời điểm khó khăn và là minh chứng sinh động cho mối quan hệ Đối tác chiến lược Việt Nam – Đức đang ở năm thứ 10 (10/2011 - 10/2021).
Trong bối cảnh dịch bệnh diễn biến phức tạp, việc tiếp cận được nhiều nguồn vắc-xin đã được Chính phủ Việt Nam xác định là giải pháp và ưu tiên cấp bách để có thể triển khai chiến dịch tiêm chủng mở rộng nhanh và hiệu quả, góp phần sớm kiểm soát dịch bệnh Covid-19.
Cho đến nay, viện trợ của Chính phủ Đức là sự hỗ trợ lớn nhất của một nước thành viên EU đối với Việt Nam. Đây là kết quả của sự vận động tích cực ở các cấp, đặc biệt là cấp cao, trong đó có việc Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính gửi thư và điện đàm với Thủ tướng Đức Angela Merkel và các nỗ lực vận động mà Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin, các bộ, ngành và Cơ quan đại diện Việt Nam tại Đức đã triển khai trong thời gian qua.
Đức là một trong những nước tài trợ lớn nhất thế giới cho cơ chế COVAX với tổng cam kết đóng góp trị giá 2,2 tỷ Euro. Trên cơ sở đạt yêu cầu về tỷ lệ tiêm chủng trong nước và góp phần tạo thuận lợi cho việc tiếp cận vắc-xin trên toàn cầu, từ cuối tháng 8/2021, Đức cũng đã bắt đầu chia sẻ nguồn vắc-xin dôi dư và các trang thiết bị y tế với các đối tác qua cơ chế hợp tác song phương. Dự kiến đến cuối năm 2021, Đức sẽ tài trợ 30 triệu liều vắc-xin cho các nước đang phát triển./.
Thống đốc Khuong Sreng của thủ đô Phnom Penh - Campuchia cho biết số ca nhiễm và tử vong mỗi ngày vì Covid-19 đã giảm đáng kể trong 3 tuần qua - chỉ có 2 đến 6 người tử vong mỗi ngày so với con số 30 ở mức cao nhất trước đó.
Thông tin trên được ông Sreng đưa ra trong cuộc họp trực tuyến về các biện pháp hạn chế sự lây lan của Covid-19, cách ly tại nhà, mở cửa trở lại trường học và các viện giáo dục vào ngày 1-9.
Số ca nhiễm và ca tử vong vì Covid-19 tại Phnom Penh - Campuchia đã giảm đáng kể trong 3 tuần qua. Ảnh: Heng Chivoan
Theo lời ông Sreng, các cơ quan liên quan đang tiếp tục nỗ lực để mở cửa hoàn toàn thủ đô Phnom Penh. "Trong quá khứ, số lượng ca nhiễm mới tăng mỗi ngày nhưng trong 3 tuần qua đã giảm rất nhiều. Số ca tử vong giảm từ 30 ca/ngày xuống còn 2-6 ca/ngày. Chúng ta nên tự hào và phải tiếp tục giữ vững điều tốt đẹp này" - tờ Khmer Times trích lời thống đốc Phnom Penh.
Việc giảm số ca nhiễm và tử vong là dấu hiệu tốt để mở cửa trở lại Phnom Penh trong lĩnh vực du lịch, trường học cũng như doanh nghiệp. Các nhà chức trách ở Phnom Penh đang xem xét các biện pháp khác để ngăn chặn sự lây truyền của căn bệnh này, đặc biệt là biến thể Delta.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Châu Âu đang viện trợ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam rất nhiều. Theo Đài DW, Liên minh châu Âu (EU) có lợi ích trong việc phục hồi kinh tế của Việt Nam vì Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của họ ở Đông Nam Á.
Một phụ nữ được tiêm vắc xin COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh: REUTERS
Tuần trước, Ý và Romania là những nước mới nhất viện trợ vắc xin COVID-19 cho Việt Nam sau Ba Lan, CH Czech, Hungary, và Pháp.
Xu hướng EU viện trợ nhiều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam từ EU là một thực tế đã được ghi nhận. Một bài viết đăng trên trang web của Đài DW (Đức) đã thử nêu quan điểm lý giải xu hướng này.
Theo đó, lợi ích kinh tế và cả dấu ấn trong khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương là điều các lãnh đạo EU nhìn thấy trong công tác hỗ trợ, viện trợ Việt Nam trong đại dịch COVID-19.
Đài DW ước tính tới nay, EU đã viện trợ hoặc cam kết viện trợ tổng cộng 2,6 triệu liều vắc xin COVID-19 cho Việt Nam - một "nhân tố quan trọng trong chính trị châu Á".
Ngày 03/9/2021, Chính phủ Nhật Bản đã quyết định viện trợ bổ sung vắc-xin phòng COVID-19 cho Việt Nam. Đây là thành quả của vận động cấp cao, nỗ lực của Tổ công tác của Chính phủ về ngoại giao vắc-xin.
Dự kiến số vắc-xin này sẽ tới Việt Nam ngày 09/9/2021. Cho đến nay, Nhật Bản đã viện trợ cho Việt Nam khoảng 3 triệu liều vắc-xin AstraZeneca./.
Bộ Y tế Thái Lan cho biết phác đồ vaccine mũi một Sinovac và mũi hai AstraZeneca là an toàn và đã tăng cường miễn dịch cho 1,5 triệu người.
"Công thức tiêm trộn đã được tiêm cho hơn 1,5 triệu người và nó an toàn. Xin đừng nói những điều gây lo ngại", quan chức cấp cao Bộ Y tế Thái Lan Supakit Sirilak nói trong cuộc họp báo hôm 2/9.
Bộ Y tế Thái Lan cho biết sự kết hợp Sinovac - AstraZeneca đã tăng cường khả năng miễn dịch lên mức tương tự hai mũi AstraZeneca, đồng nghĩa việc tiêm chủng có thể được hoàn thành nhanh hơn do khoảng cách liều ngắn hơn.
Nhân viên y tế tiêm vaccine Astra Zeneca cho người đàn ông nằm liệt giường ở tỉnh Pattani, miền nam Thái Lan hôm 1/9. Ảnh: AFP.
Bộ trưởng Thường trực Y tế Công cộng Kiatiphum Wongrajit nói rằng công thức này sẽ được sử dụng cho hầu hết các trường hợp tiêm chủng của Thái Lan. Theo Bộ trưởng Y tế Anutin Charnvirakul, các mũi tăng cường sẽ được tiêm cho ba triệu người đã tiêm hai mũi Sinovac, bằng cách sử dụng một loại vaccine khác, có thể từ tháng này.
Supakit Sirilak cũng xác nhận Thái Lan, quốc gia đang sản xuất vaccine AstraZeneca, sẽ không còn chỉ tiêm hai liều Sinovac do Trung Quốc sản xuất nữa, bởi công thức tiêm trộn sẽ được áp dụng rộng rãi.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức y tế và các chuyên gia cảnh báo việc sử dụng thuốc ký sinh trùng để điều trị Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ có hại và hiện có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy hiệu quả của những loại thuốc này.
Với làn sóng lây nhiễm thứ 4 đang bùng phát, ngày càng nhiều người Mỹ chuyển sang dùng Ivermectin, một loại thuốc diệt ký sinh trùng ở người và động vật. Các quan chức y tế liên bang đã chứng kiến sự gia tăng số lượng người sử dụng Ivermectin trong mùa hè này, cũng như sự gia tăng đáng lo ngại các trường hợp sử dụng thuốc quá liều.
Việc sử dụng thuốc ký sinh trùng để điều trị Covid-19 có thể gây ra tác dụng phụ có hại và hiện có rất ít bằng chứng khoa học cho thấy hiệu quả của những loại thuốc này. Ảnh: Reuters
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tân Hoa Xã đưa tin, Vaccine Trung Quốc mới nhất có tên V-01 đạt hiệu quả kháng thể tới 97% sau hai liều tiêm.
Theo Tân Hoa Xã, vaccine COVID-19 tái tổ hợp V-01 được phát triển và sản xuất tại Trung Quốc đã được phê duyệt cho các thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 ở Philippines.
Vaccine V-01 được Viện Lý sinh thuộc Viện Khoa học Trung Quốc và Tập đoàn Dược phẩm Livzon (LivzonBio) ở tỉnh Quảng Đông phát triển.V-01 là vaccine sử dụng công nghệ protein tái tổ hợp với miền liên kết thụ thể (RBD) là kháng nguyên.
Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Philippines đã chấp thuận cho phép thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 3 của vaccine V-01 để đánh giá tính an toàn và hiệu quả của nó. Quốc gia này đã bắt đầu tuyển những người lớn từ 18 tuổi trở lên để tham gia các cuộc thử nghiệm.
Người tham gia đầu tiên đã được ghi danh vào ngày 25.8 và được tiêm liều đầu tiên.Theo ông Hu Zhenxiang, phó chủ tịch LivzonBio, báo cáo về giai đoạn 1 và giai đoạn 2 thử nghiệm vaccine V-01 cho thấy kết quả khả quan.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Singapore ghi nhận 216 ca nhiễm Covid-19 mới, trong đó có 210 ca trong cộng đồng
Theo dữ liệu của Bộ Y tế Singapore, đây là số ca nhiễm hàng ngày trong cộng đồng cao nhất ở đảo quốc này kể từ khi bắt đầu đại dịch. Kỷ lục trước đó là 182 ca ghi nhận vào ngày 20-6. Trong số 216 ca nhiễm mới, 109 ca không có liên quan tới các ca nhiễm trước đó.
Bộ Y tế cho biết có 56 ca có liên quan tới các ca nhiễm trước và đã bị cách ly. 51 ca khác được phát hiện bằng biện pháp xét nghiệm giám sát. Đây là ngày thứ 4 liên tiếp các ca lây nhiễm cộng đồng không liên quan tới ca nhiễm cũ vượt qua số ca có liên quan.
Trong số các ca mắc mới, có 2 trường hợp là 2 người trên 70 tuổi chưa được tiêm chủng hoặc mới tiêm 1 mũi và có nguy cơ mắc bệnh nghiêm trọng. Ổ dịch mới được phát hiện tại Bệnh viện Đa khoa Changgi và là ổ thứ 2 tại đây.
Singapore ghi nhận thêm nhiều ca nhiễm mới ở Bệnh viện Đa khoa Changgi. Ảnh: Lim Yaohui
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trong một phát biểu ngày hôm qua (3/9), Ngoại trưởng Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết Nhật Bản sẽ cung cấp thêm khoảng 440.000 liều vaccine AstraZeneca cho một số quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó có Việt Nam.
Theo đó, Thái Lan sẽ được cung cấp thêm 300.000 liều, Việt Nam 80.000 liều, Đài Loan (Trung Quốc) 60.000 liều. Số vaccine này dự kiến sẽ được chuyển giao vào đầu tháng này và chủ yếu sử dụng cho người Nhật Bản đang sống tại những khu vực trên.
Ảnh minh họa: Reuters
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cảm ơn Nga đã hỗ trợ Việt Nam vắc xin Sputnik V và sẽ cung cấp 20 triệu liều trong năm 2021, Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng đây là thiện chí và tình cảm tốt đẹp của các bạn Nga dành cho Nhân dân Việt Nam.
Sáng 4/9, tại Trung tâm Huấn luyện Quân sự Quốc gia 4, Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đã tiếp Thứ trưởng Bộ Quốc phòng Nga Krivoruchko Aleksei Iurievich sang dự lễ bế mạc cuộc thi "Xạ thủ bắn tỉa" và "Vùng tai nạn" trong khuôn khổ Army Games 2021 tại Việt Nam.
Tại cuộc gặp, Đại tướng Phan Văn Giang nhấn mạnh, Việt Nam và Liên bang Nga có quan hệ hữu nghị truyền thống lâu đời, nhân dân hai nước luôn dành cho nhau những tình cảm nồng ấm, tốt đẹp. Việt Nam luôn coi trọng phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và là một trong những ưu tiên trong chính sách đối ngoại của Việt Nam.
Theo Bộ trưởng Quốc phòng Việt Nam, quan hệ quốc phòng, hợp tác kỹ thuật quân sự song phương luôn được lãnh đạo hai nước quan tâm, tạo điều kiện mở rộng và làm sâu sắc trên nhiều lĩnh vực. Từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát, Bộ Quốc phòng hai nước đã quan tâm ủng hộ nhau trong phòng, chống dịch tại mỗi nước.
Ảnh: Tuấn Huy |
Cảm ơn Nga đã hỗ trợ Việt Nam một số lượng vắc-xin Sputnik V và sẽ cung cấp cho Việt Nam 20 triệu liều vắc xin trong năm 2021, Đại tướng Phan Văn Giang cho rằng đây là thiện chí và tình cảm tốt đẹp của các bạn Nga dành cho nhân dân Việt Nam. Đồng thời mong muốn Nga tiếp tục hỗ trợ vắc xin cho Việt Nam thời gian tới, nhất là trong bối cảnh dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp tại Việt Nam như hiện nay.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bioalpha Holdings Bhd, công ty con thuộc sở hữu của Bioalpha International Sdn Bhd (BISB) đã ký kết một thỏa thuận vào tháng Giêng để phân phối vắc xin Covid-19 tại Malaysia.
Trong một hồ sơ gửi Bursa Malaysia ngày 3/9, nhóm cho biết họ đã đồng ý chấm dứt thỏa thuận với Shanghai Bukun Trading Co Ltd (SBTC) có hiệu lực ngay lập tức. Bioalpha cho biết các giám đốc và ban lãnh đạo của họ cho rằng thỏa thuận này không khả thi đối với tập đoàn.
Vào ngày 21/1, Bioalpha thông báo rằng, họ đã ký một thỏa thuận trong 2 năm với SBTC về việc mua sắm và phân phối vaccine tại Malaysia, bao gồm vaccine Covid-19 của Sinovac, phụ thuộc vào sự chấp thuận của các cơ quan liên quan.
Theo thỏa thuận, BISB ban đầu sẽ mua 100.000 liều từ SBTC, và các đơn đặt hàng tiếp theo sẽ đẩy số lượng mua bán giữa hai bên lên đến một triệu liều.
SBTC là một đơn vị trực thuộc Sinopharm.
Báo cáo tình báo Mỹ đã thất bại trong việc xác định nguồn gốc Covid-19 đã gây ra phản ứng gay gắt ở phía Trung Quốc và việc tìm kiếm nguồn gốc bệnh dịch - điều đang bị cuốn vào căng thẳng giữa hay nước.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế toàn cầu cho biết những phát hiện chưa đi đến kết luận này nhấn mạnh sự cần thiết ở những nghiên cứu khoa học minh bạnh hơn khi đã 2 năm kể từ lúc ca bệnh đầu tiên được ghi nhận.
Antoine Flahault, Giám đốc Viện Y tế Toàn cầu tại Đại học Geneva, nói: ''Chúng ta nên trao quyền cho Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) điều tra tại chỗ ở bất cứ quốc gia nào mà họ muốn. Trước tiên, chứng ta phải phi chính trị hóa cuộc tranh luận này."
Tổng thống Mỹ Joe Biden vào tháng 5 đã yêu cầu các cơ quan tình báo của quốc gia này dành 90 ngày để đánh giá dữ liệu hiện có về nguồn gốc của Covid-19 sau khi đoàn WHO đến Vũ Hán, Trung Quốc để điều tra nhưng chưa đưa ra được bằng chứng xác thực nào.
Bản báo cáo đã được gửi tới ông Biden vào tuần trước, tuy nhiên nguồn tin cho rằng Mỹ cũng chưa điều tra được thông tin gì mới.
Anh sẽ chuyển 4 triệu liều vaccine Pfizer cho Australia vay, trong bối cảnh nước này ghi nhận số ca nhiễm mới cao kỷ lục.
Thỏa thuận được Thủ tướng Scott Morrison công bố ngày 3/9 sẽ tăng gấp đôi lượng vaccine Pfizer mà Australia đang sở hữu trong tháng này. Lô vaccine Pfizer đầu tiên trong thỏa thuận cho vay dự kiến được chuyển từ Anh tới Australia trong ngày mai.
"Máy bay đang ở trên đường băng và sẽ xuất phát vào ngày mai, điều sẽ giúp chúng tôi tăng đáng kể cơ hội giúp Australia mở cửa trở lại", Morrison nói trong cuộc họp báo ở Canberra hôm nay.
Thỏa thuận vay vaccine từ Anh được Australia công bố trong bối cảnh nước này ghi nhận thêm 1.641 ca nhiễm trong 24 giờ qua, mức tăng kỷ lục từ khi Covid-19 xuất hiện tại nước này, tổng số là 58.206. Australia cũng ghi nhận thêm 13 ca tử vong, nâng tổng số người chết vì Covid-19 lên 1.032.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
AstraZeneca cam kết sẽ cung cấp thời gian biểu cụ thể và giao đúng ngày, đúng số lượng cho Liên minh châu Âu (EU). Hãng cũng chấp nhận sẽ giảm giá 10-40% cho mỗi liều bị giao trễ.
Vắc xin ngừa COVID-19 của AstraZeneca tại một điểm tiêm chủng ở Bỉ - Ảnh: AFP
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Quan chức y tế cho biết Trung Quốc đối mặt khó khăn ngày càng tăng khi tốc độ tiêm chủng chững lại, dù mới 60% dân số tiêm vaccine đầy đủ.
"Gần đây, chương trình tiêm chủng ngày càng gặp khó khăn khi bước sang giai đoạn sau", Trịnh Trung Vĩ, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu phát triển Công nghệ Y tế và Sức khỏe thuộc Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc , hôm nay cho biết.
Ông Trịnh không nói rõ những khó khăn này là gì, nhưng cảnh báo những người chưa tiêm vaccine Covid-19 không nên trông chờ bản thân sẽ được bảo vệ bởi những người đã tiêm, trong bối cảnh lo ngại ngày càng tăng về biến thể Delta với khả năng lây lan cao.
Quan chức này cho biết khoảng 900 triệu dân Trung Quốc đã tiêm đủ liệu trình vaccine, chiếm hơn 60% tổng dân số khoảng 1,4 tỷ. Ông dẫn ý kiến của các chuyên gia cho rằng Trung Quốc có thể cần đạt tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 cao hơn 80% để đạt miễn dịch cộng đồng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây