*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Á khi các nước tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới.
Sau khi Trung Quốc đóng cửa một nhà ga tại cảng container lớn thứ ba trên thế giới vì công nhân dương tính với virus SARS-CoV-2, có nhiều ý kiến lo ngại rằng biến thể Delta có thể tạo ra cơn ác mộng đối với các cảng biển như năm 2020.
Các container tại cảng Ningbo-Zhoushan. Ảnh: Xinhua
Hãng tin Bloomberg dẫn lời đại diện cảng Los Angeles (Mỹ) xác nhận đang chuẩn bị cho khả năng hoạt động giảm bởi sự kiện diễn ra ở cảng Ninh Ba-Chu San (Ningbo-Zhoushan), Trung Quốc. Trước đó, cảng Los Angeles từng giảm hoạt động trong tháng 6 do dịch COVID-19 bùng phát tại cảng Diêm Điền (Yantian).
Ông Anton Posner tại công ty chuyên về chuỗi cung ứng Mercury Resources (Mỹ) cho biết nhiều doanh nghiệp vận tải biển đã bổ sung điều khoản COVID-19 vào hợp đồng như bảo hiểm để họ không phải trả phí cho những con tàu mắc kẹt.
Việc tạm ngưng hoạt động tại cảng Ninh Ba - Chu San gây lo ngại rằng các cảng trên khắp thế giới sẽ sớm đối mặt với tình trạng tương tự năm ngoái khi nhiều nơi áp dụng hạn chế vì dịch COVID-19 khiến việc vận chuyển hàng hóa ngưng đọng. COVID-19 tiếp tục có nguy cơ lây lan tại các cảng biển ở thời điểm hệ thống vận tải biển đang gặp khó khăn để xử lý nhu cầu tăng chưa từng có tiền lệ với kinh tế và sản xuất khởi động trở lại.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Số ca COVID-19 phải nhập viện và chăm sóc đặc biệt tại các bang có tỉ lệ tiêm chủng cao ở Malaysia đã giảm rõ rệt, cho thấy vắc-xin đang dần phát huy tác dụng trước sự lây lan của biến thể Delta.
Theo thống kê của Worldometers trong vòng một tuần trở lại đây, số ca mắc mới COVID-19 mỗi ngày ở Malaysia lên tới khoảng 20.000 ca. Riêng ngày 12/8, con số này chạm mốc kỉ lục 21.668 ca.
Tuy nhiên, số ca COVID-19 phải nhập viện và chăm sóc đặc biệt đã giảm rõ rệt ở những khu vực có ít nhất 40% dân số trưởng thành được tiêm đủ liều vắc-xin.
Số nhân viên y tế mắc COVID-19 nặng cũng rất thấp. Tổng cộng, 6.718 y bác sĩ được tiêm đủ hai mũi vắc-xin đã mắc COVID-19, chiếm 2,94% trong tổng số 248.874 nhân viên y tế đã tiêm chủng. Hầu hết những người này đều chỉ bị bệnh nhẹ hoặc không có triệu chứng dù làm việc trong môi trường có nồng độ virus cao.
Ảnh minh hoạ: Reuters
Tại Campuchia, biến thể Delta đã lan đến hầu hết các tỉnh thành, trừ Takeo, Kep và Kratie. Mỗi ngày Campuchia có khoảng 500 ca mắc COVID-19 mới, nâng tổng số ca bệnh lên tới gần 89.000 ca.
Tờ KhmerTimes nhận định Campuchia đang nhanh chóng tiến tới ngưỡng miễn dịch cộng đồng khi có hơn 8,9 triệu người đã được tiêm vắc-xin ngừa COVID-19. 7,11 triệu người đã được tiêm đủ hai mũi (trên tổng dân số 16 triệu dân).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Giới chức Hải quan và Bảo vệ Biên giới thành phố Memphis, bang Tennessee, từ đầu năm đến nay thu hàng nghìn thẻ vaccine Covid-19 giả, chủ yếu từ Trung Quốc.
Cơ quan Hải quan và Bảo vệ Biên giới Mỹ (CBP) ngày 13/8 cho biết "hàng đêm", các quan chức của họ đều bắt được các lô thẻ vaccine giả được chuyển từ Thâm Quyến, Trung Quốc, đến New Orleans, Lousiana.
Những tấm thẻ này có chỗ trống để điền tên, ngày tháng năm sinh và thông tin vaccine. Chúng cũng có logo của Trung tâm Kiểm soát và Ngăn ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) ở trên cùng.
Những thẻ tiêm vaccine giả có logo của CDC. Ảnh: CBP.
"Tuy nhiên, chúng mắc một số lỗi đánh máy, những từ chưa hoàn thành và một số đoạn viết bằng tiếng Tây Ban Nha ở mặt sau bị sai chính tả", CBP cho hay. "Điều gì khiến chúng tôi biết chúng là hàng giả ư? Chúng được nhập về bởi những tổ chức không phải cơ sở y tế hay thuộc CDC và đây không phải lần đầu tiên chúng tôi bắt gặp".
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 13-8, Cuba đã công bố các dữ liệu sơ bộ về mức độ hiệu quả của vắc xin Abdala và Soberana 2. Trong tổng số 2,5 triệu người đã được tiêm, có 21.000 người bị nhiễm (chiếm 0,8%) nhưng chỉ có 99 người tử vong (chiếm 0,003%).
Người dân thủ đô La Habana của Cuba được tiêm vắc xin COVID-19 Abdala ngày 2-8 - Ảnh: REUTERS
Theo số liệu được BioCubaFarma công bố, trong tổng số 2,5 triệu người đã được tiêm, có 21.000 người bị nhiễm (chiếm 0,8%) nhưng chỉ có 99 người tử vong, chiếm 0,003% trên tổng số người đã được tiêm vắc xin.
Cách tính số ca tử vong/số người đã tiêm làm nổi bật sự hiệu quả của vắc xin trong việc ngăn chặn các ca tử vong.
Nếu tính theo số ca tử vong trên số ca nhiễm, tỉ lệ này là 0,47%, theo Reuters. Giới chức Cuba trước đó cho biết tỉ lệ tử vong/số ca nhiễm bất kể tình trạng đã tiêm vắc xin hay chưa là 0,93% trong tuần đầu tiên của tháng 8 và tính trên toàn quốc.
Theo Tập đoàn dược phẩm sinh học Cuba (BioCubaFarma), các số liệu như trên là một dấu hiệu đáng khích lệ cho thấy hai loại vắc xin do Cuba tự phát triển đang phát huy tác dụng với cả biến thể Delta.
Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài đầy đủ từ nguồn:
Từ sáng sớm nay 15/8, người dân ở Samut Prakan đã xếp hàng để nhận phiếu tiêm vaccine Pfizer, dành cho người trên 60 tuổi, phụ nữ có thai, trẻ em từ 12-18 tuổi có bệnh nền và người bị béo phì.
Quan chức Thái Lan cho biết, họ phát ra 4.500 phiếu ngày hôm nay. Người đầu tiên có mặt từ lúc 3h sáng.
Ảnh: Dailynews
Theo ghi nhận của phóng viên Dailynews, tới gần 7h sáng vẫn có rất đông người dân đứng chờ nhận phiếu tiêm ở bãi đậu xe trước trung tâm Lotus Samut Prakan trong khi các con đường phía ngoài đều tắc cứng.
Một người dân nhận được phiếu tiêm số 779 cho biết chị đã đứng xếp hàng từ 4h15 sáng nay.
Ảnh: Dailynews
Công tác tiêm chủng bắt đầu từ 8h sáng.
Indonesia nằm trong nhóm ổ dịch lớn nhất thế giới. Nhưng khi các ca nhiễm giảm xuống, bệnh viện đã trống giường, vẫn có rất nhiều người ra đi ngay trong chính ngôi nhà của mình vì mắc Covid-19.
Taufiq Hidayat bước vào căn nhà, nơi có những thi thể chắc sẽ chẳng ai động đến nữa. Anh cùng hàng chục tình nguyện viên khác tiếp nhận cuộc gọi cầu cứu của những gia đình đau xót khi mất người thân ở giữa thủ đô Jakarta (Indonesia) - nơi được xem là tâm dịch của Đông Nam Á, là một trong những ổ dịch Covid-19 lớn nhất thế giới.
"Thực sự rất khó khăn, và nóng nữa, vì chúng tôi luôn phải mặc đồ bảo hộ kín người trong lúc tìm đường xuyên qua các khu nhà với một thi thể kéo theo sau lưng," - Taufiq tả lại quá trình làm việc của mình.
Số lượng các cuộc gọi như vậy đã giảm dần kể từ sau đỉnh dịch hồi giữa tháng 7. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là vẫn có những báo cáo cho thấy người dân đang chết tại nhà, bất chấp việc các bệnh viện và trung tâm cách ly đang trống chỗ tới hàng ngàn giường.
Nhóm tình nguyện viên đến xử lý thi thể tại nhà
Tính riêng trong tháng 8, có gần 50 người đã chết tại nhà vì Covid-19 theo số liệu của LaporCovid-19 - nền tảng để công dân thông báo và tiếp nhận thông tin về dịch bệnh của Indonesia.
Số người chết tại nhà ở Indonesia đã tăng mạnh lên khoảng 2400 ca trong tháng 7, gấp 6 lần so với tháng trước đó. Tuy nhiên, giới chuyên gia sợ rằng con số ấy chỉ là bề nổi của một tảng băng chìm, vì nó chỉ cho thấy những ca tử vong tại nhà ở Jakarta, nơi duy nhất tại quốc gia này công bố số liệu liên quan. Còn Bộ Y tế của Indonesia không lưu thông tin về các trường hợp như vậy, theo lời phát ngôn viên Siti Nadia Tarmizi.
Tarmizi cho biết, quy định yêu cầu người dân chỉ cách ly tại nhà khi không có triệu chứng hoặc có triệu chứng nhẹ. Nhưng Hiệp hội Y khoa Indonesia mới đây đang thúc giục chính phủ ban hành quy định mới, bởi việc cách ly tại nhà khiến nhiều bệnh nhân khó tiếp cận chăm sóc y tế, và cũng khó kiểm soát khả năng lây lan của virus hơn.
Theo Khmer Times, tính đến ngày 14/8, Campuchia đã tiêm phòng cho 8.930.272 trong số 10 triệu người (tương đương 83,36%) thuộc kế hoạch tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 ban đầu. 7,11 triệu người trong số đó đã được tiêm đủ 2 liều vaccine, tương đương 71% của mục tiêu 10 triệu người.
Chương trình tiêm chủng toàn quốc tại Campuchia được khởi động từ ngày 10/2/2021 và được tăng thêm động lực sau đợt bùng phát mới hồi tháng 5. Kể từ đó, Campuchia đã tiêm gần một triệu liều vaccine mỗi tuần.
Nước này cũng đã bắt đầu triển khai tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ từ 12-17 tuổi từ ngày 1/8, và tiêm bổ sung liều thứ 3 bằng vaccine AstraZeneca từ ngày 8/8.
Ngoài ra, việc tiêm liều tăng cường thứ 3 bằng vaccine AstraZeneca cho các nhân viên tuyến đầu ở 7 tỉnh giáp biên giới với Thái Lan đã đạt hơn 206.000 người tính đến ngày 14/8.
Hơn 560.000 người sống ở các khu vực xa xôi hẻo lánh cũng đã được tiêm vaccine đơn liều Jansen’s Johnson & Johnson./.
Nhật Bản hiện có 3 hình thức điều trị bệnh nhân COVID-19 gồm điều trị y tế tại nhà, điều trị y tế tại cơ sở lưu trú như khách sạn và nhập viện. Để tăng cường hiệu quả điều trị, từ đó giảm áp lực cho hệ thống y tế, Nhật Bản đã cho phép sử dụng liệu pháp hỗn hợp kháng thể cho các bệnh nhân điều trị tại nhà và điều trị tại cơ sở lưu trú
Theo báo Nikkei, vào ngày 13/8, Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản đã cho phép chính quyền địa phương thực hiện liệu pháp hỗn hợp kháng thể để điều trị cho bệnh nhân COVID-19 điều trị tại cơ sở lưu trú. Hỗn hợp kháng thể trước đó vốn là liệu pháp điều trị nội trú cho các bệnh nhân có triệu chứng nhẹ và trung bình. Báo Nikkei cũng trích nghiên cứu của Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) cho thấy, liệu pháp này có hiệu quả nhưng cũng có một số tác dụng phụ, do đó khi áp dụng cần có sự giám sát y tế chặt chẽ.
Nhật Bản hiện có 3 hình thức điều trị bệnh nhân COVID-19. (Ảnh: AP)
Liệu pháp hỗn hợp kháng thể có thể là giải pháp cho điều trị COVID-19 ngoại trú hiệu quả. Tuy nhiên, báo Asahi trích báo cáo của Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi Nhật Bản cho biết, hiện nay, thuốc sử dụng trong liệu pháp hỗn hợp kháng thể hiện khó có thể đảm bảo cung cấp ổn định. Theo các bác sĩ, liệu pháp này có tác dụng giảm nguy cơ nhập viện và tử vong, nên Chính phủ cần đảm bảo nguồn cung tại các cơ sở điều trị ngoại trú, qua đó có thể sử dụng kịp thời khi bệnh nhân xuất hiện các triệu chứng nhiễm virus SARS-CoV-2, từ đó có thể giảm áp lực cho hệ thống y tế.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Thủ đô Jakarta của Indonesia đã mở cửa trở lại các trung tâm bán lẻ trong tuần này, nhưng chỉ tiếp đón khách mua sắm đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Trong bối cảnh các biện pháp hạn chế vẫn còn được áp dụng ở phần lớn đất nước, các trung tâm thương mại ở Jakarta được phép hoạt động với 1/4 công suất nhằm duy trì hoạt động của nền kinh tế.
Theo Bộ Y tế Indonesia, đến nay có ít nhất 26,5 triệu người trên cả nước đã được tiêm đủ 2 mũi vaccine và số người đã được tiêm mũi đầu tiên lên tới 53 triệu người.
Bộ Y tế Malaysia thông báo có thêm 20.670 ca mắc mới COVID-19 trong ngày 14/8, nâng tổng số trường hợp mắc trên toàn quốc lên hơn 1,38 triệu người. Số ca tử vong cũng tăng thêm 260 bệnh nhân, nâng số người không qua khỏi vì COVID-19 lên 12.228.
Bộ Y tế Philippines ngày 14/8 cho biết, nước này có thêm 14.249 ca nhiễm mới, số ca mắc mới theo ngày cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này hồi tháng 1/2020, nâng tổng số người bệnh trên cả nước lên trên 1,72 triệu trường hợp. Hiện tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này cũng đã tăng lên 30.070 ca sau khi có thêm 233 người không qua khỏi trong ngày qua.
Ngày 14/8, Bộ Y tế Lào cho biết, trong 24 giờ qua, nước này ghi nhận 226 ca mắc COVID-19 mới, trong đó ngoài 218 ca nhập cảnh được cách ly ngay, còn có 8 ca cộng đồng. Theo Bộ Y tế Lào, số ca nhiễm mới tại nước này tiếp tục tăng cao, chủ yếu là lao động nhập cảnh từ Thái Lan, trong khi một số chuỗi lây nhiễm trong cộng đồng đã bắt đầu gia tăng số người mắc mới.
Biến thể Delta đã xuất hiện tại 22/25 tỉnh thành của Campuchia. (Ảnh: AP)
Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện thêm 65 ca nhiễm biến thể Delta mới. Điều đáng lo ngại, 44 trường hợp trong số đó là lây nhiễm trong cộng đồng.
Hiện biến thể Delta đã xuất hiện tại 22 trong tổng số 25 tỉnh thành của Campuchia. Bộ Y tế nước này kêu gọi người dân cảnh giác và thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp phòng chống dịch để ngăn chặn sự lây lan của biến thể này.
Thái Lan có thể sẽ gia hạn lệnh phong tỏa đang áp dụng tại 29 tỉnh, thành phố, bao gồm cả thủ đô Bangkok, nhằm ngăn chặn số ca nhiễm mới tại nước này có thể lên tới 70.000 ca mỗi ngày. Trong 24 giờ qua, nước này có thêm 22.086 ca nhiễm mới và 217 trường hợp tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trung Quốc đã ghi nhận 30 trường hợp mắc COVID-19 trong cộng đồng vào hôm 14/8, mức thấp nhất trong 2 tuần qua. Các chuyên gia nhận định đây là dấu hiệu cho thấy đợt bùng phát dịch COVID-19 mới nhất có thể đang suy yếu.
Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân ở thành phố Dương Châu, tỉnh Giang Tô, phía đông Trung Quốc, ngày 14/8. Ảnh: Tân Hoa Xã
Theo báo Bưu điện Hoa Nam buổi sáng (Hong Kong, Trung Quốc), Ủy ban Y tế Quốc gia (NHC) cho biết 30 ca mắc COVID-19 mới trong cộng đồng bao gồm 18 trường hợp sống tại tỉnh Giang Tô, 4 trường hợp tại Hà Nam, 4 trường hợp tại Hồ Bắc, 3 trường hợp tại Hồ Nam và 1 người ở tây nam tỉnh Vân Nam. Ngoài ra, nước này cũng ghi nhận 19 ca không có triệu chứng, trong đó có 18 trường hợp nhập cảnh và 1 trường hợp lây nhiễm trong cộng đồng.
Làn sóng COVID-19 mới nhất ở Trung Quốc bắt đầu bùng phát từ ngày 20/7 tại thành phố Nam Kinh, thủ phủ của tỉnh Giang Tô, và đã lan ra 48 thành phố thuộc 18 tỉnh, lây nhiễm cho 1.282 người tính đến ngày 13/8. Theo ông He Qinghua, quan chức cao cấp của NHC, trong số các khu vực này, 36 thành phố đã không phát hiện ca nhiễm mới trong 5 ngày qua và hầu hết những thành phố khác chỉ ghi nhận những trường hợp lẻ tẻ.
Ít nhất 70 quan chức trên khắp đất nước đã bị cách chức, cảnh cáo hoặc khiển trách vì quản lý yếu kém trong việc ngăn chặn sự lây lan của dịch COVID-19. 11 người trong số 20 quan chức bị kỷ luật ở phía nam thành phố Quảng Châu đã bị cách chức, bao gồm Huang Guanglie, Giám đốc Ủy ban y tế của thành phố.
Tính đến nay, Trung Quốc đã ghi nhận tổng số 94.326 ca mắc COVID-19 và 4.636 ca tử vong. Gần 780 triệu trong khoảng 1,4 tỷ người, tương đương một nửa dân số Trung Quốc, đã hoàn tất tiêm vaccine COVID-19. Các quan chức cho biết Trung Quốc cơ bản đã kiểm soát được đợt bùng phát mới nhất liên quan đến biến chủng Delta.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Biến chủng Delta đang lây lan nhanh chóng ở những người chưa tiêm phòng và khiến số ca nhập viện gia tăng nhanh chóng ở Mỹ trong những tuần qua. Trẻ em chiếm tới 2,4% các ca nhập viện do Covid-19 trên khắp nước Mỹ.
Riêng trong ngày 14/8, hơn 1.900 trẻ em đã phải nhập viện do Covid-19, mức cao nhất trong một ngày kể từ khi dịch bệnh bùng phát ở Mỹ. Hiện trẻ em dưới 12 tuổi chưa được tiêm vaccine ngừa Covid-19 do đó có rủi ro lây nhiễm cao, đặc biệt là với biến chủng Delta có mức độ lây lan cao hơn so với các chủng được phát hiện trước đây.
Theo dữ liệu từ Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ, số bệnh nhân phải nhập viện trong lứa tuổi từ 18 tới 29, 30 tới 39 và 40 tới 49 cũng tăng cao kỷ lục trong tuần qua.
Tỷ lệ tiêm phòng thấp được cho là nguyên nhân khiến biến chủng Delta lây lan nhanh chóng ở Mỹ. Tới nay mới chỉ có khoảng 50% dân số Mỹ được tiêm phòng đầy đủ. Mỹ hiện ghi nhận trung bình gần 130.000 ca nhiễm mới mỗi ngày, tăng gần gấp đôi sau hai tuần. Số ca nhập viện ở Mỹ tăng cao nhất trong vòng 6 tháng qua trong khi trung bình khoảng 600 người tử vong ở Mỹ mỗi ngày do Covid-19, gấp đôi con số được ghi nhận cuối tháng 7.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Để thúc đẩy chiến dịch tiêm vaccine phòng COVID-19, Chính phủ Israel đã triển khai một sáng kiến mới, tổ chức hoạt động tiêm trên quy mô lớn ở thành phố Tel Aviv suốt đêm 14/8.
Người cao tuổi Israel được tiêm vaccine ngừa COVID-19 mũi tăng cường tại Ramat HaSharon, ngày 30/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Israel, Cơ quan Cấp cứu Quốc gia Israel (MDA) đã phối hợp với chính quyền Tel Aviv triển khai 2 xe cứu thương với một loạt bàn tiêm vaccine COVID-19 tại quảng trường Dizengoff, nhằm tạo điều kiện cho thanh niên và những người tham gia tiệc tùng có thể dễ dàng và nhanh chóng tiêm phòng ngay tại trung tâm thành phố.
Mục đích sáng kiến là nâng cao tỷ lệ miễn dịch trước COVID-19, trong bối cảnh Israel có nguy cơ phải đối mặt với làn sóng lây nhiễm trở lại khiến Chính phủ phải tái áp đặt một loạt biện pháp hạn chế đối với xã hội. Sáng kiến này nhằm vào tất cả các đối tượng nằm trong diện tiêm vaccine COVID-19 theo quyết định của Bộ Y tế Israel, từ 12 tuổi trở lên. Thông báo của MDA cho hay những người chưa tiêm lần nào, đã tiêm một mũi và người từ 50 tuổi trở lên muốn tiêm liều 3 bổ sung đều có thể tới bàn đăng ký và tiêm ngay tại chỗ.
Như vậy, sáng kiến mới của Chính phủ Israel giúp những người còn đang do dự hoặc chưa thu xếp được thời gian thuận lợi hơn trong tiêm vaccine COVID-19. Đáng lưu ý, mọi đối tượng trên đều có thể tiêm mà không cần có bảo hiểm hay giấy tờ chứng minh về cư trú. Hơn nữa, tiêm vaccine vẫn hoàn toàn miễn phí. Các điểm tiêm vaccine tại quảng trường Dizengoff mở cửa từ 20h00 ngày 14/8 và sẽ hoạt động đến tận 4h00 ngày 15/8 (giờ Israel).
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Cụ thể, Chính phủ đồng ý việc Thủ tướng Chính phủ cho phép áp dụng hình thức lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đặc biệt quy định tại Điều 26 Luật Đấu thầu đối với việc mua bổ sung 19.998.810 liều vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer với các điều kiện như Nghị quyết số 09/NQ-CP ngày 18/5/2021 của Chính phủ về mua vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer.
Bộ Y tế chịu trách nhiệm về các nội dung trong Tờ trình số 341/TTr-BYT ngày 3/8/2021 và khẩn trương tổ chức thực hiện việc mua vaccine phòng COVID-19 BNT162 của Pfizer để có vaccine sớm nhất, nhiều nhất có thể đáp ứng yêu cầu phòng, chống dịch; bảo đảm chất lượng, hiệu quả, chống mọi tiêu cực trong quá trình mua, sử dụng vaccine.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Người dân xếp hàng chờ tiêm vaccine COVID-19 tại Phnom Penh, Campuchia. Ảnh: AFP/TTXVN
Thông cáo ngày 14/8 của Bộ Y tế Campuchia cho biết nước này ghi nhận thêm 598 ca mắc COVID-19 trong 24 giờ qua, trong đó có 187 ca nhập cảnh, cao hơn ngày hôm trước và dự kiến con số này còn tăng mạnh trong những ngày tới. Tính đến ngày 14/8, Campuchia phát hiện tổng cộng 84.860 ca mắc, trong đó 79.654 người đã khỏi bệnh và 1.666 người tử vong.
Theo thống kê ngày 13/8 tại các điểm nhập cảnh ở 7 tỉnh biên giới Campuchia, trong hơn 1.400 mẫu xét nghiệm nhanh người nhập cảnh từ Thái Lan có trên 10% (149 người) dương tính với COVID-19. Tỷ lệ cao đáng lo ngại này khiến diễn biến dịch bệnh tại Campuchia trong thời gian tới tiềm ẩn nhiều rủi ro, đặc biệt là nỗi lo biến thể Delta lây lan ngày càng mạnh hơn. Hiện 149 ca bệnh này đã được chuyển đến các trung tâm điều trị COVID-19 và các tỉnh cũng đã gửi mẫu bệnh phẩm của những bệnh nhân này về Phnom Penh để xét nghiệm PCR nhằm phát hiện các ca nhiễm biến thể Delta.
Đêm 13/8, theo kết quả xét nghiệm của Viện Pasteur Campuchia từ ngày 11-13/8, Bộ Y tế Campuchia thông báo phát hiện thêm 65 ca nhiễm biến thể Delta (bao gồm cả ca nhập cảnh và ca cộng đồng) tại Phnom Penh và nhiều tỉnh khác gồm Battambang, Kampong Cham, Preah Vihear, Mondulkiri, Siem Reap, Oddar Meanchey, Banteay Meanchey, Kandal và Sihanoukville.
Bộ Y tế cũng xác nhận từ ngày 31/3-13/8, có tổng cộng 494 ca nhiễm biến thể Delta được phát hiện tại 22 tỉnh và thành phố của Campuchia. Hiện chỉ còn 3 tỉnh chưa có ca nhiễm biến thể Delta là Kep, Takeo và Kratie.
Trả lời phỏng vấn báo chí Campuchia ngày 13/8, Quốc vụ khanh Bộ Y tế đồng thời là người đứng đầu Ủy ban về Tiêm phòng COVID-19 của Campuchia, bà Or Vandine, kêu gọi lao động từ nước ngoài trở về sau khi hoàn tất cách ly nên đi tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Thống kê mới nhất của Campuchia cho thấy tính đến ngày 13/8, 8.749.906 người dân cũng như người nước ngoài sinh sống và làm việc tại Campuchia đã được tiêm vaccine ngừa COVID-19.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ đôi nhà khoa học Mỹ và Canada đang hồi sinh phương pháp điều chế vaccine từ thực vật để phòng ngừa COVID-19 với chi phí ít hơn mà hiệu quả hơn.
Một phần quy trình điều chế vaccine từ thực vật. Ảnh: Daily Mail
Để sản xuất vaccine COVID-19 từ thực vật, hai chuyên gia Hugues Fausther-Bovendo và Gary Kobinger đề xuất sử dụng công nghệ "trồng phân tử" (molecular farming - chương trình công nghệ sinh học mà trong đó, các nhà khoa học biến đổi gien của nông sản để sản xuất protein và các hóa chất phục vụ mục đích thương mại và dược phẩm).
Theo công nghệ này, họ đặt đoạn mã ADN tạo ra protein vào trong cây và sau đó biến đổi thành một chất chiết xuất để tạo ra vaccine.
Tờ Daily Mail đưa tin công nghệ "trồng phân tử" lần đầu được giới thiệu vào năm 1986 nhằm thay thế cho phương pháp canh tác thủy sinh tốn kém vào năm 1986.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Dịch bệnh COVID-19 vẫn đang diễn biến phức tạp tại Nga khi nước này ngày 14/8 ghi nhận số ca tử vong trong một ngày cao nhất từ trước đến nay.
Bệnh nhân COVID-19 được điều trị tại một bệnh viện ở Saint Petersburg, Nga. Ảnh: AFP/TTXVN
Theo nhà chức trách Nga, trong 24 giờ qua, nước này có 819 người không qua khỏi, nâng tổng số ca tử vong lên 169.683 ca. Hiện tổng số ca bệnh tại Nga cũng đã tăng lên 6.579.212 ca sau khi có thêm 22.144 ca nhiễm mới.
Số ca nhiễm mới theo ngày tại Nga hiện đã giảm so với thời kỳ đỉnh dịch vào tháng 7 vừa qua, thời điểm biến thể Delta đang lây lan mạnh ở nước này trong khi tốc độ tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 lại diễn ra chậm chạp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Theo trang thống kê worldometer.info, tính đến khoảng 21h30 ngày 14/8 (giờ Việt Nam), toàn thế giới ghi nhận 207.165.237 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, trong đó có 4.362.259 bệnh nhân đã tử vong. Hiện số bệnh nhân phục hồi là hơn 185.770.528 triệu người.
Nhân viên y tế tiêm vaccine phòng COVID-19 cho người dân tại San Juan, Philippines, ngày 27/7/2021. Ảnh: THX/TTXVN
Dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp tại nhiều nước châu Á khi các nước tiếp tục ghi nhận thêm các ca mắc mới. Bộ Y tế Malaysia thông báo nước này có thêm 20.670 ca nhiễm mới, trong đó 20.662 ca lây nhiễm cộng đồng, nâng tổng số ca bệnh lên 1.384.353 ca. Quốc gia Đông Nam Á này cũng có thêm 260 ca tử vong, nâng tổng số người không qua khỏi lên 12.228 người.
Bộ Y tế Philippines thông báo nước này có thêm 14.249 ca nhiễm mới, số ca mắc mới theo ngày cao thứ 2 kể từ khi dịch bệnh bùng phát tại nước này hồi tháng 1/2020, nâng tổng số ca bệnh trên cả nước lên 1.727.231 ca. Hiện tổng số ca tử vong vì COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này cũng đã tăng lên 30.070 ca sau khi có thêm 233 người không qua khỏi trong vòng một ngày qua.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây: