Cập nhật lúc

Việt Nam được Mỹ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA chống Covid-19; Sẽ có vaccine dạng hít và xịt mũi?

Thế giới có trên 179.4 triệu ca mắc Covid-19 đã khỏi bệnh. Trong bối cảnh hiện tại, nhiều người Mỹ hối hận vì không tiêm vaccine.

Việt Nam được Mỹ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA chống Covid-19; Sẽ có vaccine dạng hít và xịt mũi?
23
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Thêm gần 1,2 triệu liều vaccine COVID-19 về Việt Nam

    1.188.000 liều vaccine AstraZeneca phòng COVID-19 từ cơ chế COVAX hỗ trợ đã về tới sân bay Nội Bài sáng nay.

    Lô vaccine này nâng tổng số vaccine COVID-19 hỗ trợ cho Việt Nam qua cơ chế COVAX lên 8.681.300 liều. Trong hơn 8,6 triệu liều này có hơn 5 triệu liều vaccine Moderna do Chính phủ Hoa Kỳ hỗ trợ và 3.681.200 liều AstraZeneca.

    Như vậy, với gần 1,2 triệu liều vaccine vừa về này, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 18,7 triệu liều vaccine từ COVAX, sự hỗ trợ của chính phủ một số nước; hợp đồng đặt mua của VNVC, Bộ Y tế và Công ty dược phẩm Sapharco (dưới sự ủy quyền của UBND TP HCM).

    Nguồn vaccine bổ sung sẽ giúp Bộ Y tế mở rộng độ bao phủ tiêm chủng và tiếp cận nhiều người hơn trong các nhóm đối tượng ưu tiên, từ đó góp phần giúp Việt Nam đạt được mục tiêu tiêm phòng cho hơn 70% dân số đến cuối quý I năm 2022.

    Đến nay, Việt Nam đã triển khai tiêm gần 6,5 triệu liều vaccine COVID-19, trong đó gần 650.000 người đã được tiêm đủ 2 liều.

    Bắc Ninh là tỉnh có tỷ lệ tiêm vaccine nhiều nhất toàn quốc với 30,35% người dân trên 18 tuổi được tiêm ít nhất 1 mũi vaccine. TP HCM đã có 21,47% dân số trên 18 tuổi được tiêm; tỷ lệ này ở Hà Nội là gần 14%.

    Do vẫn còn nhiều người chưa được tiêm phòng, các chuyên gia khuyến cáo người dân cần tiếp tục thực hiện 5K: Khẩu trang, Khử khuẩn, Khoảng cách, Không tụ tập và Khai báo y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19 dạng hít và xịt

    Cho đến nay, mọi loại vaccine Covid-19 được cấp phép sử dụng đều được tiêm vào bắp tay. Tuy nhiên, các nhà khoa học đang nghiên cứu một phương pháp sử dụng vaccine khác, đó là vaccine dạng hít và xịt thông qua mũi và miệng.

    Trong số hơn 100 loại  vaccine Covid-19  đang thử nghiệm lâm sàng được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) chấp nhận, có 8 loại vaccine dạng xịt mũi.

    Chúng được thiết kế để đưa vaccine vào niêm mạc mũi và cổ họng, nơi virus SARS-CoV-2 xâm nhập vào cơ thể, và cung cấp phản ứng miễn dịch.

    Vào tuần trước, công ty dược phẩm sinh học CanSino Biologics của Trung Quốc đã công bố kết quả của một thử nghiệm lâm sàng giai đoạn đầu cho thấy, một phiên bản dạng hít của vaccine Ad5-nCoV đã được chấp thuận sử dụng ở Trung Quốc, Pakistan và Mexico. Theo kết quả thử nghiệm, loại vaccine dạng hít này kích hoạt các phản ứng miễn dịch và không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng.

    Hai liều vaccine Covid-19 dạng hít sẽ được sử dụng cách nhau 28 ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy, một liều vaccine dạng hít có thể tích chỉ bằng 1/5 liều vaccine tiêm vào bắp tay, trong khi phản ứng miễn dịch được tạo ra là tương đương nhau.

    Một vài người trong số 130 người tham gia thử nghiệm ở Trung Quốc đã sử dụng 1 liều vaccine dạng tiêm và 28 ngày sau sử dụng 1 liều vaccine dạng hít. Kết quả thử nghiệm cho thấy, những người này có lượng kháng thể trung hòa cao.

    "Việc sử dụng vaccine dạng hít Ad5-nCoV đơn giản, không gây đau đớn, dung nạp và sản sinh miễn dịch tốt", các nhà nghiên cứu viết trong bài báo đăng trên tạp chí y khoa The Lancet hôm 26/7.

    Theo các nhà nghiên cứu, dữ liệu hỗ trợ cho các thử nghiệm lâm sàng vaccine dạng hít giai ở đoạn 2 và 3 đã sẵn sàng. 

    Đọc toàn bộ bài viết nguồn tại đây 

    Vaccine dạng hít và xịt mũi: Tương lai mới của vaccine Covid-19?VOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Giải mã những 'vũ khí' đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhất

    Mới đầu, những đột biến trong biến thể Delta không có vẻ đáng ngại. Ở những người mới phát hiện, Delta có ít thay đổi di truyền hơn so với các phiên bản trước đó của SARS-CoV-2.

    Trevor Bedford, một nhà sinh vật học tiến hóa tại Trung tâm Nghiên cứu Ung thư Fred Hutchinson (Mỹ), cho biết: "Ban đầu, khi mọi người nhận thấy làn sóng dịch ở Ấn Độ được thúc đẩy bởi biến thể Delta, họ không nghĩ rằng nó sẽ tồi tệ đến vậy hoặc nó sẽ lấn lướt các biến thể khác".

    Nhưng những kỳ vọng đó đã sai.

    Theo tờ USA Today, Delta đã giữ lại một số đột biến thành công nhất được tìm thấy trong các biến thể trước đó trong khi còn chứa những thay đổi di truyền mới cho phép nó lây lan nhanh gấp đôi.

    Sự lây lan nhanh chóng của biến thể Delta đặc biệt đáng ngạc nhiên vì nó thiếu 2 đột biến khiến các biến thể trước đó trở nên đáng sợ.

    Delta không có đột biến gai N501Y được tìm thấy trong các biến thể Alpha, Beta và Gamma, vốn cho phép chúng xâm nhập tế bào thành công hơn virurs gốc. Đột biến đó đã thay đổi một axit amin - một khối cấu tạo của protein - trong vùng liên kết thụ thể.

    Delta cũng thiếu đột biến E484K, vốn đã tạo ra biến thể Gamma đáng lo ngại. Sự thay đổi di truyền này, còn được gọi là "Eek", cho phép virus lây nhiễm cho cả những người đã được tiêm chủng.

    Trên thực tế, Delta cũng có chung các đột biến với các biến thể "thành công" khác. Giống như tất cả các biến thể đã được xác định, biến thể Delta chứa một đột biến gai là D614G, còn được gọi là "Doug".

    Các nhà khoa học tin rằng Doug làm tăng mật độ của protein gai trên bề mặt của các phần tử virus và giúp virus xâm nhập vào tế bào dễ dàng hơn.

    Delta cũng có một đột biến gai được gọi là P681R, gần giống với đột biến trong biến thể Alpha dường như gây ra tải lượng virus cao hơn ở bệnh nhân. Những người nhiễm biến thể Delta có lượng virus trong đường hô hấp cao gấp 1.000 lần, điều này khiến họ có khả năng rất cao lây lan virus khi hắt hơi, ho hoặc nói chuyện.

    Giáo sư Cooper cho biết, đột biến P681R, cũng có ở biến thể Kappa, được tìm thấy ở đầu một phần của bộ gien được gọi là vị trí phân cắt furin. Furin là một enzym tự nhiên của con người bị virus SARS-CoV-2 chiếm quyền điều khiển, sử dụng nó để cắt protein gai tạo ra hình dạng tối ưu để xâm nhập vào tế bào. Đột biến mới làm cho việc "tạo hình" đó hiệu quả hơn.

    Một đột biến khác ở Delta - cũng được tìm thấy ở biến thể Kappa và Epsilon - được gọi là L452R. Các thí nghiệm cho thấy đột biến này, cũng ảnh hưởng đến vùng liên kết thụ thể, có tác dụng ngăn cản kháng thể vô hiệu hóa virus.

    Những đột biến nói trên dường như trở nên đáng sợ hơn khi tồn tại cùng một nhóm thay vì một mình.

    Những thay đổi về gien "chắc chắn đang tạo ra điều gì đó, nhưng tại sao sự kết hợp đó lại làm cho biến thể Delta đáng sợ hơn thì không hoàn toàn rõ ràng. Đặt chúng lại với nhau thì mọi chuyện mới đáng ngại", ông Bedford nói.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Giải mã những 'vũ khí' đột biến khiến biến thể Delta lây nhiễm nguy hiểm nhấtbaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biến thể Delta khiến Trung Quốc đứng trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trên toàn quốc?

    Đợt bùng phát Covid-19 mới tại nhiều thành phố của Trung Quốc đã làm dấy lên mối lo ngại về việc liệu ổ dịch tại thành phố Nam Kinh ở phía đông nước này có dẫn đến sự gia tăng số ca mắc trên toàn quốc hay không và liệu các loại vaccine hiện tại có thể ngăn ngừa thành công những rủi ro mà biến thể Delta gây nên hay không. Một số người thậm chí còn đặt câu hỏi các biện pháp ngăn chặn mạnh mẽ được áp dụng trong hơn 1 năm qua liệu có còn hiệu quả không.

    Việt Nam được Mỹ chuyển giao công nghệ sản xuất vaccine mRNA chống Covid-19; Vingroup tặng Bộ Y tế 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 ông Trump từng sử dụng - Ảnh 1.

    Các nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ngày 21/7/2021. Ảnh: Tân Hoa xã

    Làn sóng bùng phát các ca nhiễm biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở thành phố Nam Kinh, tỉnh Giang Tô ở phía đông Trung Quốc và lan rộng từ đây ra nhiều địa phương khác, trong đó có điểm du lịch Trương Gia Giới ở tỉnh Hồ Nam, nơi trở thành một "điểm nóng" Covid-19 mới tại nước này. Các du khách ở các địa phương khác từ Trương Gia Giới trở về đã mang theo virus lây bệnh.

    Bắc Kinh ghi nhận 2 ca mắc mới ngày 1/8 và 1 ca tiền triệu chứng liên quan đến ổ dịch Trương Gia Giới. Kết quả phân tích trình tự gen ngày 31/7 cho thấy những người này đều nhiễm biến thể Delta và có liên quan đến ca mắc ở Nam Kinh.

    Các nhà chức trách ở tỉnh Hà Nam xác nhận hôm 1/8 rằng đợt bùng phát dịch Covid-19 ở Trịnh Châu là do biến thể Delta gây nên và hiện vẫn trong giai đoạn đầu.

    Trịnh Châu, thành phố gần đây bị trận lụt chưa từng có tiền lệ tấn công, đã ghi nhận 12 ca mắc Covid-19 mới và 20 ca tiền triệu chứng ngày 1/8.

    Hầu hết các mắc này đều ở trong Bệnh viện Nhân dân số 6 của thành phố, bệnh viện điều trị các ca Covid-19 nhập cảnh. Các ca mắc mới đều có liên quan đến các nhân viên y tế, người chăm sóc và bệnh nhân nội trú.

    Các nhà dịch tễ học và các nhà chức trách y tế công cộng đánh giá, đợt bùng phát gần đây vẫn trong giai đoạn đầu và còn quá sớm để nói về những bước ngoặt của dịch bệnh hiện nay, dù vậy, vẫn khẳng định tình hình hiện nằm trong tầm kiểm soát.

    Liệu dịch bệnh ở những thành phố nhỏ hơn có lây lan ra hay không hiện vẫn chưa rõ nhưng việc lơ là các biện pháp kiểm soát ở sân bay và các cơ sở khác khi tiếp nhận những hành khách quốc tế phải được xử lý khẩn cấp, các chuyên gia đánh giá.

    Các nhà dịch tễ học cũng cảnh báo, nếu các biện pháp mạnh mẽ không được thực hiện hiệu quả, Trung Quốc có thể đối mặt với đợt bùng phát dịch bệnh trên quy mô toàn diện.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây 

    Biến thể Delta khiến Trung Quốc đứng trước nguy cơ dịch Covid-19 bùng phát trên toàn quốc?VOV
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công nghệ sản xuất vaccine mRNA phòng chống COVID-19 được chuyển giao độc quyền tại Việt Nam

    Được sự hỗ trợ của Bộ Y tế và Chính phủ, Tập đoàn Vingroup đã ký kết với Công ty Cổ phần Công nghệ sinh học Arcturus Therapeutics (Mỹ) nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine phòng COVID-19. Với năng lực sản xuất lên tới 200 triệu liều/năm, dự kiến Vingroup sẽ xuất xưởng những lô vaccine đầu tiên vào đầu năm 2022.

    Arcturus Therapeutics (Mỹ) là đơn vị nghiên cứu phát triển vaccine phòng COVID-19 theo công nghệ mRNA – một trong những công nghệ tiên tiến nhất trên thế giới hiện nay. Theo thoả thuận Arcturus sẽ cấp giấy phép độc quyền và Công ty CP Công nghệ Sinh học VinBioCare (công ty thành viên của Vingroup) sẽ tiến hành sản xuất vaccine phòng COVID-19 có tên VBC-COV19-154 (dựa trên sáng chế vaccine ARCT-154 của Arcturus). Vaccine này có khả năng chống lại các biến chủng mới nguy hiểm như Delta (Ấn Độ), Alpha (Anh), Beta (Nam Phi), Gamma (Brazil)…

    Đồng thời, Arcturus sẽ tiến hành chuyển giao cho VinBioCare quy trình sản xuất, bao gồm: Bí quyết công nghệ; Đào tạo, chuyển giao, thực hành và kiểm định sản phẩm; cung cấp nguyên liệu đầu vào theo công nghệ độc quyền của Arcturus. Tiến độ chuyển giao dự kiến từ đầu tháng 8/2021.

    VinBioCare cũng được Arcturus cấp quyền sản xuất tất cả vaccine phòng COVID-19 khác của hãng như ARCT-021 (1 mũi) và các vaccine trong tương lai để phục vụ công tác phòng chống dịch bệnh tại Việt Nam

    Nhà máy sản xuất vaccine của VinBioCare sẽ đặt tại Tổ hợp Nhà máy sản xuất thiết bị điện tử VinSmart tại KCN Hòa Lạc (Thạch Thất, Hà Nội) với tổng vốn đầu tư hơn 200 triệu USD; công suất 200 triệu liều mỗi năm. Hiện nay VinBiocare đã ký kết xong các hợp đồng mua sắm máy móc thiết bị, dự kiến trong tháng 9/2021 ngay khi nhận máy sẽ dùng chuyên cơ chuyển về Việt Nam để tiết kiệm thời gian vận chuyển. Công tác xây dựng nhà xưởng cũng đã cơ bản hoàn thành, việc lắp đặt thiết bị dự kiến sẽ kết thúc trong tháng 11/2021.

    Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài gốc 

    Vingroup nhận chuyển giao độc quyền công nghệ sản xuất vaccine mRNA phòng chống COVID-19 tại Việt Nambaotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức bắt đầu viện trợ vaccine cho các nước từ tháng 8

    Bắt đầu từ tháng 8, Đức sẽ viện trợ lô vắc-xin COVID-19 đầu tiên cho nước ngoài. Với số vắc-xin thừa đang có nguy cơ hết hạn, hoạt động cho tặng đang được xúc tiến.

    Khoảng 60% người Đức đã tiêm ít nhất 1 liều vắc-xin, trong khi khoảng 100 triệu liều sẽ hết hạn trong quý 3 năm nay. Số vắc-xin sẵn có ở Đức đang vượt xa nhu cầu tiêm.

    Chính phủ Đức cam kết viện trợ ít nhất 30 triệu liều vắc-xin AstraZeneca và Johnson&Johnson từ nay đến cuối năm 2021.

    Theo Bộ Y tế Đức, số vắc-xin gom về sẽ phải được kiểm tra chất lượng và hạn sử dụng trước khi đưa ra bất kỳ nước nào.

    Chính phủ Đức quyết định sẽ chuyển 4/5 số vắc-xin viện trợ thông qua chương trình COVAX để tổ chức này quyết định phân phối cho khu vực nào của thế giới. Tây Ban Nha gần đây cũng bắt đầu viện trợ vắc-xin.

    Trước đó, trong cuộc điện đàm của Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn với người đồng cấp Đức Heiko Maas ngày 25/5, Bộ trưởng Bùi Thanh Sơn đề nghị Đức tạo điều kiện để Việt Nam tiếp cận nguồn vắc-xin cũng như công nghệ sản xuất vắc-xin của Đức trong bối cảnh Việt Nam đang mở rộng chương trình tiêm chủng nhằm thực hiện có kết quả mục tiêu kép, vừa chống dịch vừa phục hồi kinh tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Vingroup tặng Bộ Y tế 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19, thuê chuyên cơ chuyển thuốc về VN

    Vingroup tặng Bộ Y tế 500.000 lọ thuốc điều trị Covid-19 - loại thuốc từng dùng để chữa bệnh thần tốc cho ông Trump  - Ảnh 1.

    Dự kiến, lô thuốc điều trị Covid-19 đầu tiên với số lượng 105.000 lọ sẽ về đến TP Hồ Chí Minh trước ngày 5/8 /2021 để kịp thời phục vụ công tác chữa trị khẩn cấp.

    Dưới sự hướng dẫn của Bộ Y tế, Tập đoàn Vingroup vừa đàm phán thành công đơn hàng đặc biệt - 500.000 lọ Remdesivir , thuốc điều trị COVID-19 , do Công ty dược phẩm Cipla, Ấn Độ sản xuất, dưới sự cho phép Gilead Sciences, Hoa Kỳ. Toàn bộ số thuốc sẽ được trao tặng cho Bộ Y tế ngay trong tháng 8/2021, nhằm góp phần đẩy nhanh phục hồi cho bệnh nhân Covid-19.

    Remdesivir là thuốc kháng virus được Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) phê duyệt điều trị cho bệnh nhân COVID-19 từ 22/10/2020. Với khả năng rút ngắn thời gian chữa trị và đẩy nhanh phục hồi ở bệnh nhân diễn tiến nặng, Remdesivir đã được 50 quốc gia như Mỹ, EU, Úc, Nhật Bản, Singapore, Ấn Độ... đưa vào phác đồ điều trị và là một trong những loại thuốc đặc trị khó tiếp cận hàng đầu thế giới.

    Remdesivir cũng là 1 trong 8 loại thuốc đã được sử dụng để điều trị cho cựu tổng thống Mỹ Donald Trump. Ông Trump là một trong những người lớn tuổi được chữa khỏi COVID-19 "nhanh bất ngờ" với sự hỗ trợ của đội ngũ y tế Nhà Trắng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia huấn luyện thành công chó đánh hơi phát hiện COVID-19

    Báo Khmer Times đưa tin, các chú chó của Campuchia đã hoàn thành giai đoạn đầu trong khóa huấn luyện sau khi 1 chú chó trong đội đã có thể "ngửi" thành công Covid-19.

    Ông Heng Ratana, Tổng Giám đốc Trung tâm rà phá bom mìn quốc gia Campuchia (CMAC), ngày hôm nay 2/8 đã xác nhận thông tin trên. Ông cho biết sau khi thành công bước đầu tiên, đội chó đánh hơi Covid của Campuchia sẽ bắt đầu huấn luyện với người nhiễm virus SARS-Cov-2.

    Ông Ratana nói các chú chó được huấn luyện làm quen với mẫu mùi của 48 bệnh nhân Covid-19 do nhóm kỹ thuật của Đại học Khoa học Y tế (Campuchia) cung cấp và tất cả các mẫu này đều được xử lý để bảo đảm an toàn.

    Một trong các chú chó đã xác định thành công các mẫu của bệnh nhân mắc Covid-19 trong đợt huấn luyện nghiên cứu đầu tiên này, trong khi 7 chú chó khác đã có "tiến bộ đáng kể".

    Nhờ ông Hun Sen, Campuchia có siêu vũ khí phát hiện COVID chỉ mất 15s; Vaccine về Việt Nam dồn dập trong quý IV - Ảnh 1.

    Chó được huấn luyện để phát hiện Covid-19 (Ảnh: Fresh News)

    "Việc dùng chó đánh hơi Covid-19 có hiệu quả ở những nơi có đám đông như sân bay," ông Heng Ratana nói, bổ sung rằng chó đánh hơi có thể phát hiện mẫu mắc Covid-19 trong khoảng 10-15s.

    Tổng giám đốc CMAC nói việc nghiên cứu và phát triển kỹ thuật dành cho chó là sáng kiến của Thủ tướng Hun Sen nhằm tìm hiểu tất cả khả năng để chống lại virus corona.

    Ông Ratana nhấn mạnh tất cả chó đánh hơi Covid-19 đều được huấn luyện tại Campuchia bởi các huấn luyện viên Campuchia.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Bãi rác ở Mỹ ngập vaccine": Thừa mứa hàng triệu liều, dân trốn tiêm nhiều vô kể

    Tờ New York Times dẫn một cuộc khảo sát dữ liệu từ 10 tiểu bang cho thấy hơn một triệu liều vaccine đã bị lãng phí kể từ khi Mỹ bắt đầu chiến dịch tiêm vaccine Covid-19 vào tháng 12 năm ngoái.

    Phần lớn nguyên nhân của sự lãng phí này là do nhu cầu tiêm chủng giảm mạnh, với tỷ lệ tiêm chủng hàng ngày hiện chỉ còn chưa đến 1/5 so với mức trung bình cao nhất là 3,4 triệu mũi tiêm đạt được vào giữa tháng 4.

    Các quan chức địa phương cho biết hơn 110.000 liều đã bị tiêu hủy ở Georgia. Trong số hơn 53.000 liều bị lãng phí ở New Jersey, gần 20.000 liều đã bị vứt bỏ vào tháng 6, tăng so với khoảng 4.000 vào tháng 4. Tại Ohio, hơn 370.000 liều đã được các nhà cung cấp của bang thông báo là không sử dụng được nữa, trong khi khoảng 50.000 liều ở Maryland không được sử dụng.

    Các quan chức cho biết lý do vaccine phải vứt bỏ bao gồm sự cố về vỡ, sự cố trong quá trình bảo quản và vận chuyển, hết hạn sử dụng và nhất là khi người dân không đến tiêm như đã hẹn. Ở nhiều bang, dữ liệu cho thấy lượng vaccine bị lãng phí hoặc không sử dụng được không quá 2% so với lượng nhận được từ chính phủ liên bang.

    Ở Georgia, hơn 8,5 triệu liều đã được sử dụng; các quan chức cho biết tổng số liều chưa sử dụng của tiểu bang chỉ là 1,4%. Idaho đã phải hủy khoảng 2% liều lượng được phân phối, và New Jersey hủy chưa tới 0,5%.

    Theo New York Times, đây mới chỉ là số liệu của 10 bang. Những bang khác ở Mỹ dường như cũng đối mặt với vấn đề tương tự và do đó số vaccine bị tiêu hủy, lãng phí sẽ cao hơn con số 1 triệu rất nhiều. Số liệu từ các bang cũng không bao gồm những liều mà chính phủ liên bang chuyển thẳng tới các chuỗi nhà thuốc địa phương, vì vậy sẽ còn thiếu nhiều số liệu về tình trạng lãng phí vaccine.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Hun Sen tự hào Campuchia triển khai tiêm vaccine cho thanh thiếu niên 12 đến 17 tuổi

    Tin vui: Vaccine sẽ về Việt Nam dồn dập trong Quý IV, riêng Pfizer đến 50 triệu liều - Ảnh 1.

    Thủ tướng Campuchia Hun Sen khi đi tiêm vaccine ngừa Covid-19 hồi đầu năm nay (Ảnh: Bangkok Post)

    Theo Khmer Times, Thủ tướng Campuchia Hun Sen hôm 1/8 vừa có bài phát biểu quan trọng tại lễ khai mạc chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.

    Trong bài phát biểu dài 4 giờ đồng hồ, nhà lãnh đạo Campuchia đã tập trung nói về tình hình dịch COVID-19 và chiến lược chống dịch trong hiện tại và tương lai của Campuchia - bao gồm các tuyên bố quan trọng về việc tiêm liều vaccine tăng cường, các chiến lược chống biến thể Delta, mở cửa lại trường học và nhiều chủ đề khác.

    Ông Hun Sen khẳng định việc tiêm chủng vaccine COVID-19 cho trẻ em và thanh thiếu niên từ 12-17 tuổi là một bước quan trọng để xây dựng khả năng miễn dịch cộng đồng cho Campuchia. Ông cũng bày tỏ niềm tự hào vì đây là điều mà các nước khác chưa làm được.

    Về vấn đề tiêm chủng cho trẻ dưới 12 tuổi, ông Hun Sen cho biết trước hết Campuchia cần chờ đợi thông tin từ WHO và các quốc gia khác, nhưng việc tiêm chủng cho trẻ trong độ tuổi 10-11 cũng nằm trong mục tiêu của ông để số người được tiêm vaccine đạt 13 triệu.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga sắp thử nghiệm lâm sàng vaccine Betuvax-Kov-2 ngừa Covid-19

    Bộ Y tế Nga đang xem xét đơn đăng ký thử nghiệm lâm sàng vaccine Betuvax-Kov-2 do Công ty Viện Tế bào gốc ở người (HSCI) hợp tác với công ty Betuvax nghiên cứu phát triển. Các nghiên cứu tiền lâm sàng trước đó đã cho thấy tính an toàn và hiệu quả của vaccine này.

    Cơ quan báo chí của Nền tảng Sáng kiến ​​Công nghệ Quốc gia (NTI) ra thông báo cho biết, các thử nghiệm lâm sàng đối với vaccine ngừa Covid-19 Betuvax-Kov-2, do Viện Tế bào gốc ở người (HSCI) hợp tác với công ty Betuvax phát triển, có thể bắt đầu vào tháng 9 sau khi Bộ Y tế Nga cấp phép.

    Theo kết quả của các nghiên cứu tiền lâm sàng, vaccine Betuvax-Kov-2 cho thấy tính an toàn và hiệu quả với việc hình thành kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2 trên mô hình động vật.

    Hiện tại, Nga có bốn loại vaccine đã được đăng ký trong nước gồm Sputnik-V, Sputnik Light, EpiVacCorona và KoviVak.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long: Vaccine có thể dồn dập về Việt Nam trong Quý IV

    Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long ngày hôm nay (2/8) cho biết số lượng vaccine có thể chưa về Việt Nam nhiều trong Quý III năm nay, nhưng sẽ về dồn dập trong Quý IV, trong đó riêng vaccine Pfizer có thể về khoảng 47-50 triệu liều.

    Trong cuộc họp khẩn trực tuyến sáng nay, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long yêu cầu các địa phương đẩy nhanh tốc độ và huy động tổng lực các lực lượng tham gia tiêm chủng. Ngay cả khi có ít vaccine vẫn phải đẩy nhanh tốc độ tiêm để vừa làm, vừa rút kinh nghiệm cho các đợt tới. Đặc biệt, tại các vùng phong toả càng phải tổ chức tiêm ngay.

    "Có vaccine nào tiêm ngay vaccine đó, không lựa chọn vaccine. Tất cả các loại vaccine Bộ Y tế cấp phép đều đã được Tổ chức Y tế Thế giới cấp phép và sử dụng ở các nước", trang Zing trích lời ông Long.

    Tin vui: Vaccine sẽ về Việt Nam dồn dập trong Quý IV, riêng Pfizer đến 50 triệu liều - Ảnh 1.

    Lô vaccine Pfizer về Việt Nam hôm 7/7/2021 (Ảnh: BYT)

    Từ tháng 3/2021 đến nay, Việt Nam đã tiếp nhận 17,6 triệu liều vaccine. Trong đó, Bộ Y tế đã có 16 đợt phân bổ vaccine với tổng số hơn 16 triệu liều vaccine gồm các loại (AstraZeneca, Moderna, Pfizer và Sinopharm). 

    Ngoài ra, hôm 31/7 có 1 triệu liệu liều vaccine Vero Cell của Sinopharm do công ty Sapharco (dưới sự ủy quyền của UBND TP HCM) đặt mua đã về TP HCM.

    Hôm 14/7, Bộ trưởng Nguyễn Thanh Long đã có cuộc làm việc trực tuyến với tổng giám đốc Công ty TNHH Pfizer Việt Nam, ông John Paul Pullicino. Trong đó, Pfizer cam kết đảm bảo cung ứng 20 triệu liều vaccine trong Quý IV/2021 để tiêm chủng cho trẻ em trong độ tuổi 12-18.

    Pfizer là công ty duy nhất cung cấp sản phẩm vaccine ngừa Covid-19 cho trẻ em ở Việt Nam.

    Mời độc giả theo dõi tin gốc tại đây

    https://zingnews.vn/khoang-50-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    18 tỉnh, thành của Trung Quốc báo động dịch

    Trong ngày 1/8, Trung Quốc đã ghi nhận 75 ca mắc mới, liên quan đến 53 ổ dịch lây nhiễm trong cộng đồng, trong đó một ổ liên quan đến sân bay ở thành phố Nam Kinh, ở tỉnh Giang Tô được cho là ổ dịch nguyên phát đã lây sang 20 thành phố và hơn 10 tỉnh trong cả nước. Đây là đợt bùng phát mạnh nhất tại Trung Quốc sau nhiều tháng sau khống chế thành công phần lớn đại dịch từ năm ngoái.

    Nhà chức trách buộc phải tiến hành 3 đợt xét nghiệm khẩn cấp tại thành phố 9,2 triệu dân này và tiến hành các biện pháp phong tỏa hàng trăm nghìn người, với nỗ lực kiềm chế sự bùng phát. Chính quyền Bắc Kinh cho rằng ngoài biến thể Delta, mùa du lịch cao điểm cũng là một trong những nguyên nhân có thể gây ra đợt dịch hiện nay.

    Vaccine có thể về Việt Nam dồn dập trong quý IV, riêng Pfizer đến 50 triệu liều - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 cho người dân tại tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc. Ảnh: THX/TTXVN

    Hiện giới chức nước này đang truy vết trên 5.000 người trên toàn quốc, từng tham dự lễ hội sân khấu ở Trương Gia Giới, một thành phố du lịch ở tỉnh Hồ Nam, đồng thời phong tỏa toàn bộ 1,5 triệu cư dân và đóng cửa tất cả các điểm thu hút du lịch sau khi 4 du khách xét nghiệm dương  tính với virus SARS-CoV-2.

    Trong khi đó, theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, ít nhất 18 trên tổng số 31 tỉnh và thành phố cấp tỉnh ở Trung Quốc đã báo động về đại dịch COVID-19 khi có trên 300 ca lây nhiễm trong nước đã được phát hiện trong 10 ngày, đặt ra những thách thức lớn cho nước này khi phải đối phó với đợt dịch tồi tệ nhất trong nhiều tháng qua.

    Các cơ quan y tế Trung Quốc đã báo cáo 53 ca nhiễm COVID-19 mới được xác nhận tại 8 tỉnh chỉ riêng trong ngày 31/7, liên quan đến 53 trường hợp từ Giang Tô, 12 trường hợp từ hai tỉnh Hà Nam và Hồ Nam. Tổng cộng 37 ca nhiễm không triệu chứng mới cũng được báo cáo vào ngày 1/8, chủ yếu tại thành phố bị lũ lụt Trịnh Châu, thủ phủ tỉnh Hà Nam.

    Số khu vực có nguy cơ trung bình và cao trên toàn Trung Quốc hiện đã tăng lên con số 95 vào ngày 1/8, trong đó 91 khu vực có nguy cơ trung bình và 4 khu vực có nguy cơ cao, trong đó bao gồm các tỉnh thành như Vân Nam, Nam Kinh (Giang Tô) và Trịnh Châu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia tiêm tăng cường mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho người dân

    Hãng thông tấn Reuters (Anh) dẫn lời Thủ tướng Hun Sen ngày 1/8 phát biểu: "Những người được tiêm vaccine Sinopharm và Sinovac đủ 2 mũi sẽ được tiêm vaccine AstraZeneca tăng cường. Còn những người đã được tiêm đủ 2 mũi AstraZeneca sẽ được tiêm mũi thứ ba Sinovac".

    Ông Hun Sen cũng cho biết nước này sẽ mua thêm vaccine AstraZeneca thông qua sáng kiến Covax để tiêm bổ sung. Liên minh Toàn cầu về vaccine và Tiêm chủng (GAVI) đã cùng Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) sáng lập COVAX nhằm đảm bảo phân phối vaccine phòng COVID-19 công bằng toàn cầu.

    Trung Quốc đang cân nhắc tiêm mũi vaccine thứ 3 cho 1 nhóm đối tượng - 80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel - Ảnh 1.

    Thủ tướng Hun Sen

    Theo Thủ tướng Hun Sen, vaccine Johnson & Johnson do Mỹ tài trợ gần đây sẽ được sử dụng để tiêm chủng cho người dân tộc thiểu số ở Đông Bắc Campuchia.

    Cùng ngày 1/8, Campuchia khởi động chiến dịch tiêm vaccine COVID-19 cho thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi.

    Campuchia đã áp dụng lệnh phong tỏa ở 8 tỉnh giáp với Thái Lan trong tuần cuối tháng 7 nhằm ngăn chặn sự lây lan của biến thể Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ tại quốc gia này.

    Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết biến thể Delta đã được phát hiện trong nhóm người di cư từ Thái Lan trở về Campuchia qua biên giới đất liền và hiện ở trong cộng đồng địa phương.

    Ông Li Ailan, Đại diện WHO tại Campuchia, ngày 31/7 cho biết: "Chúng ta đang chạy đua với các biến thể mới. Chúng ta cần hành động nhanh chóng ngay hôm nay để không phải hối tiếc trong tương lai".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Singapore cho phép bệnh viện tư nhân nhập khẩu vaccine COVID-19 của Sinopharm

    Theo tờ Today, hai trung tâm IHH Healthcare Singapore và Raffles Medical Group xác nhận đã được Cơ quan Khoa học Y tế (HSA) phê duyệt nhập khẩu vaccine Sinopharm thông qua lộ trình đặc biệt đối với các loại vaccine COVID-19 chưa được nhà nước cấp phép.

    Lộ trình này cho phép các trung tâm y tế tư nhân nhập khẩu vaccine COVID-19 đã được đưa vào danh sách sử dụng khẩn cấp của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

    IHH Healthcare sở hữu bệnh viện tư nhất lớn nhất Singapore là Parkway Pantai. IHH chưa tiết lộ thời điểm triển khai tiêm vaccine Sinopharm. Trong khi đó, Raffles Medical Group tuyên bố sẽ bắt đầu tiêm vào tháng 8.

    Trung Quốc đang cân nhắc tiêm mũi vaccine thứ 3 cho 1 nhóm đối tượng - 80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel - Ảnh 1.

    Vaccine COVID-19 của Sinopharm. Ảnh: AFP

    Trước Sinopharm, chỉ có một loại vaccine khác được Singapore cho phép sử dụng theo hình thức trên. Đó chính là vaccine của Sinovac, cũng do Trung Quốc sản xuất.

    Vaccine COVID-19 của Sinopharm có tỷ lệ hiệu quả 79%, được WHO phê duyệt sử dụng khẩn cấp từ ngày 7/5. Vaccine Sinovac có hiệu quả 59%, được cấp phép ngày 1/6. Cả hai loại vaccine đều sử dụng virus bất hoạt, khác biệt so với công nghệ gien mRNA của Pfizer-BioNTech và Moderna.

    Trước đó, đại diện chương trình phân phối vaccine tòa cầu COVAX, Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) và Sinopharm đã ký thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 lâu dài.

    Thông qua thỏa thuận, UNICEF sẽ có tới 120 triệu liều vaccine của hãng này vào cuối năm 2021 để cung cấp cho các quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia, cũng như các bên tự tài trợ.

    Đây là thỏa thuận cung cấp vaccine COVID-19 thứ 7 UNICEF thay mặt COVAX ký kết. Các bên hợp tác trước đó bao gồm Viện Serum của Ấn Độ, Pfizer, AstraZeneca, Human Vaccine, Moderna và Janssen Pharmaceutica NV.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Pfizer và Moderna có thể tăng giá vaccine Covid-19 ở châu Âu

    Pfizer và Moderna được cho là đã tăng giá vaccine Covid-19 trong các hợp đồng cung cấp mới nhất cho Liên minh châu Âu (EU).

    Giá mới cho một liều vaccine Pfizer là 23,15 USD so với mức 18,4 USD trước đây, Financial Times hôm nay đưa tin, trích dẫn một phần nội dung của hợp đồng.

    Giá một liều vaccine Moderna là 25,5 USD, tăng từ mức 22,55 USD trong hợp đồng mua đầu tiên nhưng thấp hơn mức 28,5 USD theo thỏa thuận trước đó vì giá trị hợp đồng tăng lên.

    -------------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc cân nhắc tiêm mũi vaccine COVID-19 thứ ba cho nhóm dễ tổn thương

    Ông Shao Yiming, chuyên gia bệnh lây nhiễm tại Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Dịch bệnh Trung Quốc (CDC) cho biết hiện nay dường như khả năng miễn dịch được tạo ra bởi tất cả các loại vaccine đều giảm dần theo thời gian, nhưng hệ thống miễn dịch của cơ thể vẫn ghi nhớ được cách chống lại căn bệnh này.

    "Từ những quan sát ban đầu, chúng tôi nhận thấy chưa cần tiêm liều tăng cường cho đại bộ phận dân chúng tiêm đủ liều trong vòng 1 năm. Tuy nhiên, đối với người cao tuổi có hệ miễn dịch kém hơn hay người có bệnh lý nền, cũng như những người phải đi công tác tại khu vực có nguy cơ cao, hay các nhân viên có nguy cơ lây nhiễm cao, chúng tôi đang nghiên cứu về nhu cầu cần thiết tiêm mũi thứ ba cũng như thời điểm để tiêm mũi thứ ba", ông Shao phát biểu hôm 31/7.

    Trung Quốc đang cân nhắc tiêm mũi vaccine thứ 3 cho 1 nhóm đối tượng - 80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Theo tờ Bưu điện Hoa Nam Buổi sáng (SCMP), tuyên bố trên được ông Shao Yiming đưa ra trong bối cảnh biến thể Delta đang gây ra đợt bùng phát mạnh nhất ở Trung Quốc kể từ tháng 1 năm nay.

    Ổ dịch bùng phát từ nhóm nhân viên sân bay Lộc Khẩu ở thành phố Nam Kinh đã lây lan sang trên 20 thành phố ở 7 tỉnh, gây ra ít nhất 260 ca nhiễm tính đến ngày 1/8.

    Các nghiên cứu cho thấy mức độ miễn dịch do vaccine Sinovac tạo ra ở người trưởng thành giảm đi từ tháng thứ 6 sau tiêm. Tuy nhiên, sự sụt giảm này không có nghĩa là tác dụng bảo vệ cũng biến mất và cần phải nghiên cứu thêm.

    Nghiên cứu về hiệu quả của vaccine Pfizer/BioNTech sử dụng công nghệ mRNA cũng cho thấy khả năng miễn dịch giảm dần theo thời gian. Hiệu quả của vaccine cao nhất (ở mức 96,2%) nằm trong khoảng thời gian từ một tuần đến hai tháng sau khi tiêm. Con số này sau đó sẽ giảm xuống 84% trong vòng 4 đến 6 tháng.

    Theo ông Shao, nhiều quốc gia có tỷ lệ tiêm chủng cao cũng chứng kiến số ca mắc gia tăng sau khi nới lỏng giới hạn, nên mọi người cần tiếp tục tuân thủ các biện pháp bảo vệ cá nhân, chẳng hạn như đeo khẩu trang và giãn cách xã hội.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Biểu tình phản đối hạn chế xã hội và tiêm vaccine lan khắp châu Âu

    Cuối tuần qua, hàng loạt các cuộc biểu tình đã nổ ra tại nhiều nước châu Âu nhằm phản đối các biện pháp hạn chế xã hội và tiêm vaccine phòng chống dịch bệnh Covid-19. Các cuộc biểu tình đang lan rộng và có nguy cơ ảnh hưởng đến nỗ lực đối phó Covid-19 của chính phủ các nước khu vực.

    Tại Đức, cảnh sát thủ đô Berlin hôm qua (1/8) đã thực hiện hàng trăm vụ bắt giữ khi hàng nghìn người dân nước này đổ ra đường phản đối các lệnh hạn chế xã hội khi cho rằng đây là các biện pháp hạn chế tự do. Đầu tuần trước, chính phủ Đức đã ban hành các lệnh cấm tụ tập tại một số thành phố lớn với lý do số ca nhiễm Covid-19 đang có xu hướng tăng nhanh trở lại.

    Tại Pháp, cuối tuần qua, hàng trăm vụ biểu tình và tuần hành diễn ra tại nhiều thành phố lớn bày tỏ sự bất bình với các biện pháp phòng chống dịch Covid-19 của chính phủ Pháp, phản đối việc sử dụng vaccine và áp dụng giấy chứng nhận sức khỏe. Các cuộc biểu tình tại Pháp đã kéo dài sang tuần thứ 3 liên tiếp.

    Cuối tuần qua, Italia cũng chứng kiến các cuộc biểu tình của gần 100.000 người tại nhiều thành phố lớn chỉ trích chính sách yêu cầu bắt buộc phải có giấy chứng nhận về việc tiêm chủng hoặc miễn dịch với Covid-19 đối với một loạt hoạt động. Thậm chí, hệ thống mạng đăng ký tiêm vaccine tại một số thành phố lớn của nước này đã bị tin tặc đánh sập.

    Các cuộc biểu tình phản đối yêu cầu phải có giấy chứng nhận sức khỏe cũng diễn ra lẻ tẻ ở một số nước khác như Bỉ, Đan Mạch, Ireland... Hơn một nửa số người phản đối được hỏi cho rằng lý do lớn nhất khiến họ do dự hoặc từ chối tiêm chủng là lo ngại về các tác dụng phụ nghiêm trọng và vaccine chưa được thử nghiệm đầy đủ. 25% cho rằng họ không tin tưởng bác sĩ, 12% không sợ virus và 8% cho rằng dịch bệnh không tồn tại./.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ thay đổi đột ngột chiến thuật chống COVID-19 chỉ trong vài ngày

    Chỉ trong vài ngày, chính quyền các tiểu bang tại Mỹ tái áp đặt quy định bắt buộc đeo khẩu trang trong khi Nhà Trắng và Lầu Năm Góc yêu cầu nhân sự phải tiêm vaccine phòng COVID-19.

    Tờ New York Times (Mỹ) đưa tin mọi chuyện bắt đầu từ ngày 27/7 khi các quan chức y tế liên bang cho biết ngay cả những người từng tiêm đủ 2 mũi vaccine phòng COVID-19 vẫn nên đeo khẩu trang ở nơi công cộng bởi biến thể Delta (B.1.617) vốn phát hiện lần đầu ở Ấn Độ đang lây lan nhanh. Họ cũng kiến nghị rằng tất cả học sinh trong các trường công lập nên đeo khẩu trang. Điều này đã gây tranh luận sôi nổi trên khắp nước Mỹ.

    Điều bất ngờ gì sắp xảy ra ở Mỹ? - 80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel - Ảnh 1.

    Một người đeo khẩu trang tại Chicago ngày 27/7. Ảnh: Getty Images

    Ngày 30/7, trường Đại học Cornell ở New York đã chỉ đạo mọi nhân viên, sinh viên và khách khi đến đây đều phải đeo khẩu trang. Trong khi đó, Thống đốc Florida Ron DeSantis đã ký ban hành lệnh trao quyền cho phụ huynh quyết định việc có đeo khẩu trang cho con họ hay không. Cùng ngày 30/7, một tài liệu của Trung tâm Kiểm soát và phòng ngừa dịch bệnh (CDC) cho thấy biến thể Delta rất dễ lây lan và cho rằng các quan chức Mỹ nên nhận ra "cuộc chiến đã thay đổi".

    Tiến sĩ Ali Mokdad tại Đại học Washington nhận định: "Cách duy nhất để chúng ta vượt qua virus SARS-CoV-2 là tiêm vaccine và đeo khẩu trang".

    Đây là thay đổi mạnh mẽ so với đầu tháng 7 khi Tổng thống Joe Biden cam kết với người dân Mỹ rằng một cuộc sống bình thường hơn sẽ sớm trở lại cho các bữa tiệc ngày Độc lập (4/7). Nhà lãnh đạo này cũng nói ngày Độc lập cũng là khởi đầu của "mùa Hè tự do". Nhưng một đợt bùng phát dịch COVID-19 mới tại Provincetown bang Massachusetts đã diễn ra ngay sau các sự kiện ngày 4/7 với 880 trường hợp. Có 3/4 trong số này là những người chưa tiêm đầy đủ vaccine COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiến sĩ Fauci cảnh báo tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Mỹ có thể sẽ tồi tệ hơn

    Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh Truyền nhiễm Quốc gia Mỹ tin rằng các biện pháp phong tỏa vì Covid-19 như từng xảy ra tại Mỹ vào năm ngoái sẽ không phải lập lại. Tuy nhiên, ông cảnh báo tình hình dịch bệnh có thể sẽ tồi tệ hơn.

    Trả lời phỏng vấn Truyền hình ABC News ngày 01/08 (theo giờ địa phương), Tiến sĩ Fauci đồng thời là Cố vấn Y tế trưởng của Tổng thống Joe Biden cho biết: "Tôi không nghĩ chúng ta sẽ chứng kiến các biện pháp phong tỏa trở lại. Tôi nghĩ rằng chúng ta đã đạt được số phần trăm cần thiết những người đã được tiêm chủng ở trong nước. Tuy không đủ để đánh bại dịch bệnh Covid-19, nhưng cũng đủ để chúng ta không buộc phải có hành động như mùa Đông năm ngoái. Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh có thể sẽ trở nên tồi tệ hơn".

    80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel; 2 loại vaccine có ở Việt Nam tăng giá ở châu Âu - Ảnh 1.

    Tiến sĩ Anthony Fauci. Nguồn: Reuters

    Theo Tiến sĩ Fauci, nếu xem xét sự gia tăng số ca mới lây nhiễm Covid-19, con số trung bình mỗi ngày trong bảy ngày đang tăng rất cao. Điều chúng ta cần phải làm là hiện có khoảng 100 triệu người ở Mỹ đủ điều kiện, nhưng họ không đi tiêm phòng. Hiện tại, dịch bệnh Covid-19 chủ yếu bùng phát trong số những người chưa tiêm chủng. Tiến sĩ Fauci nhấn mạnh, giải pháp để dịch bệnh không trở nên tồi tệ hơn là tiêm phòng và nếu làm được như vậy các biện pháp phong tỏa sẽ không phải tái diễn.

    Tiến sĩ Fauci cho biết thêm, dù đang chứng kiến số ca lây nhiễm được gọi là "đột phá" trong số những người đã được tiêm chủng đầy đủ, nhất là tại bang Massachusetts, song điều đó đã nằm trong dự đoán của các chuyên gia. Bởi vì, không có bất kỳ loại vaccine nào đạt hiệu quả 100%./.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel tiêu hủy 80.000 liều vaccine Pfizer trị giá gần 2 triệu USD do quá hạn

    Israel đang chuẩn bị tiêu hủy khoảng 80.000 liều vaccine Covid-19 Pfizer sau khi số vaccine này hết thời hạn sử dụng. Trước đó, nhà nước Do Thái đã kịp cứu khoảng 700.000 liều vaccine gần hết hạn bằng cách trao đổi với Hàn Quốc.

    80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel; 2 loại vaccine có ở Việt Nam tăng giá ở châu Âu - Ảnh 1.

    Israel sẽ phải tiêu hủy khoảng 80.000 liều vaccine Pfizer. Ảnh: Reuters

    Truyền thông Israel vào hôm 31/7 cho hay, số vaccine Pfizer quá hạn vào cuối tháng 7. Cụ thể, kênh tin tức 12 của Israel nói rằng khoảng 80.000 liều vaccine Pfizer trị giá 1,8 triệu USD này sẽ bị "đưa vào bãi rác". Chính phủ Israel trước đó đã nhiệt tình trao đổi số vaccine này với các nước khác hoặc khẩn trương tiêm chủng số vaccine này thật sớm trước khi hết hạn nhưng nỗ lực đó chỉ thành công phần nào.

    Thỏa thuận trao đổi vaccine trước đó giữa Israel và Palestine đã thất bại do các quan ngại về việc đã quá gần thời điểm hết hạn của lô vaccine. Sau đó Israel đạt được một thỏa thuận tương tự với Hàn Quốc, và Israel đã xuất sang Hàn Quốc khoảng 700.000 liều vaccine trong trong tổng số gần 1,4 triệu liều mà theo nhà sản xuất sẽ hết hạn vào cuối tháng 7. Đáp lại, Hàn Quốc đồng ý gửi một số lượng liều vaccine tương tự cho Israel vào mùa thu tới.

    -------------------------------

    Mời quý độc giả bấm vào link dưới để đọc bài từ nguồn:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới có trên 179,4 triệu ca mắc COVID-19 đã khỏi bệnh

    Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến khoảng 0h00 ngày 2/8 (theo giờ Việt Nam), trên thế giới có tổng cộng 198.846.340 ca mắc COVID-19 và 4.238.145 ca tử vong. Số ca được điều trị khỏi là 179.506.056 ca.

    80.000 liều vaccine Pfizer sắp bị ra bãi rác ở Israel; 2 loại vaccine có ở Việt Nam tăng giá ở châu Âu - Ảnh 1.

    Quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch COVID-19 cho đến nay vẫn là Mỹ với tổng cộng 613.315 ca tử vong trong số 35.745.024 ca mắc. Sau Mỹ là Brazil với 556.437 ca tử vong trong số 19.917.855 ca mắc, Ấn Độ với 424.384 ca tử vong trong số 31.655.824 ca mắc, Mexico với 240.906 ca tử vong trong số 2.848.252 ca mắc...

    Quốc gia ghi nhận số ca tử vong vì dịch COVID-19 cao nhất tính trên số dân là Peru với tỷ lệ 596 ca/100.000 dân, tiếp sau là Hungary (311 ca/100.000 dân), Bosnia-Herzegovina (295 ca/100.000 dân), CH Séc (284/100.000 dân).

    Biến thể Delta lây lan nhanh đang đẩy lùi nỗ lực chống dịch tại một loạt quốc gia Đông Nam Á. Thái Lan đã phải gia hạn các biện pháp chống dịch nghiêm ngặt ở thủ đô Bangkok và các tỉnh có nguy cơ cao cho đến cuối tháng 8 nhằm đối phó với đợt bùng phát lớn nhất cho đến nay.

    Cùng ngày, Trung Quốc ghi nhận 75 ca mắc mới COVID-19, trong đó có 53 ca lây nhiễm trong cộng đồng mới được ghi nhận ở 8 tỉnh, tăng so với số ca nhiễm cộng đồng mới được công bố trước đó một ngày là 30 ca. Đáng chú ý, một ổ dịch liên quan một sân bay miền Đông nước này hiện được cho là đã làm lây lan ra hơn 20 thành phố và hơn 10 tỉnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sự hối hận của những người từ chối tiêm vaccine COVID-19 tại Mỹ

    Tờ New York Times (Mỹ) cho biết trong bối cảnh các ca mắc mới COVID-19 bùng phát trở lại và số trường hợp tử vong tăng cao, một số người từng từ chối tiêm vaccine đang phải vật lộn với hậu quả.

    Nhiều người từng cương quyết không tiêm vaccine COVID-19 nay lên tiếng từ giường bệnh về sự tiếc nuối của họ, về cơn đau phải chịu đựng do virus SARS-CoV-2. Và cả nỗi đau khi chứng kiến những thành viên gia đình có quyết định tương tự đang phải chống chọi với COVID-19.

    Số ca mắc mới và nhập viện vì COVID-19 tăng mạnh trong thời gian gần đây ở những người không tiêm vaccine tại Mỹ đã mang lại thực tế nghiệt ngã rằng virus SARS-CoV-2 có thể xâm nhập vào cơ thể những người nghĩ rằng họ đã vượt qua đại dịch.

    Một người đàn ông Texas phải cấy ghép hai lá phổi sau khi mắc COVID-19 đã đưa ra lời khuyên trên truyền hình địa phương rằng mọi người nên tiêm vaccine COVID-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại