*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Ông Biden đã chính thức trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Tuy nhiên, ông Trump và người dân trên khắp nước Mỹ lại có những phản ứng trái chiều.
Khi các quốc gia Ả Rập khác lần lượt chúc mừng ứng viên đảng Dân chủ Mỹ Joe Biden thì Thái tử Ả Rập Xê Út Mohammed bin Salman vẫn im lặng trước cuộc bỏ phiếu của Mỹ trong nhiều giờ, mặc dù trong thời điểm đó, ông đã gửi lời chúc mừng tới Tổng thống Tanzania tái đắc cử.
Theo Reuters, Thái tử Mohammed có mối quan hệ cá nhân tốt đẹp với Tổng thống Trump và quan hệ hai nước cũng phát triển thăng hoa dưới nhiệm kỳ của thành viên đảng Cộng hòa.
Trong khi đó, cựu Phó Tổng thống Mỹ từng cam kết sẽ đánh giá lại mối quan hệ với Ả Rập Xê Út, yêu cầu trách nhiệm giải trình nhiều hơn về vụ giết hại nhà báo Khashoggi trong lãnh sự quán nước này ở Thổ Nhĩ Kỳ và kêu gọi chấm dứt sự hỗ trợ của Mỹ cho cuộc chiến Yemen.
Hay như Thủ tướng Slovenia Janez Jansa cũng nói rằng, không nên xác định người chiến thắng trong cuộc bầu cử lần này trước khi xác thủ tục pháp lý liên quan được giải quyết.
Ngoài ra, nhiều quốc gia như Trung Quốc, Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Triều Tiên v.v... cũng giữ im lặng, chưa lên tiếng chúc mừng chiến thắng hiện nay của ông Biden.
CNN mới đây đưa tin rằng, Jared Kushner, con rể của Tổng thống Trump và cũng là cố vấn cấp cao của Nhà Trắng, đã khuyên ông thừa nhận thất bại trong cuộc bầu cử Tổng thống.
Theo The Hill, cố vấn chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump, Jason Miller xác nhận rằng, thông tin của CNN là không đúng sự thật.
Ông Miller đã tweet: “Xét đến việc kết quả bầu cử ở nhiều bang vẫn chưa xác định, cũng như những vi phạm nghiêm trọng và thiếu minh bạch trong việc bỏ phiếu ở một số bang, ông Jared đề nghị Tổng thống Trump tìm mọi biện pháp pháp lý hiện có để đảm bảo tính chính xác".
Chia sẻ trên twitter, Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel cho biết: "Chúng tôi nhận thấy rằng người dân Mỹ đã chọn một hướng đi mới trong cuộc bầu cử tổng thống. Chúng tôi tin tưởng vào khả năng có một mối quan hệ song phương mang tính xây dựng bên cạnh việc tôn trọng sự khác biệt của chúng tôi".
Dòng tweet thể hiện hy vọng về sự cải thiện trong quan hệ Mỹ-Cuba dưới thời ông Biden - nếu ông chính thức trở thành Tổng thống thứ 46 của Mỹ, mà dù ông Canel không nêu tên trực tiếp.
Mối quan hệ song phương gia tăng căng thẳng dưới thời Tổng thống Trump. Chính quyền Trump cũng đã thắt chặt các hạn chế đối với việc đi lại và chuyển tiền từ Mỹ về Cuba và trừng phạt các chuyến hàng dầu của Venezuela đến hòn đảo này.
Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel
Nhà Trắng cũng khiến người dân Cuba khó đến thăm gia đình họ ở Florida hơn bằng cách cắt giảm biên chế Đại sứ quán ở Havana và đóng cửa bộ phận lãnh sự ở nước này.
Điều này có nghĩa là người Cuba phải ra nước ngoài để xin thị thực Mỹ
Trong chiến dịch tranh cử, ông Biden cam kết ông sẽ nhanh chóng đảo ngược các chính sách đối với Cuba của Tổng thống Trump.
Các chính phủ châu Á đang mong đợi nếu chính thức đắc cử, ông Joe Biden sẽ nhanh chóng nhấn mạnh ý định đưa nước Mỹ trở lại khuôn khổ chủ nghĩa đa phương, các cựu đặc phái viên khu vực của Washington và các nhà quan sát khác cho biết hôm Chủ nhật, khi các thông điệp chúc mừng đảng Dân chủ chiến thắng được gửi đến từ khắp khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Các nhà quan sát cho rằng, đội ngũ của ông Biden khó có thể sắp đặt nhân sự chính sách đối ngoại của mình trong những ngày tới - do phản ứng đại dịch Covid-19 và các chính sách ngân sách được coi là vấn đề khẩn cấp hơn.
Giới phân tích cho biết, người sẽ được chính quyền sắp tới sẽ bổ nhiệm làm người đứng đầu xử lý các sự vụ Châu Á vẫn là nhân tố bí ẩn.
Người dân địa phương đeo mặt nạ hình ông Joe Biden và Kamala Harris trên một con phố ở Solo, miền trung Java, Indonesia. Ảnh: SCMP
Các thông điệp chúc mừng gửi tới ông Biden bắt đầu được đưa ra vào đầu sáng ngày Chủ nhật, ngay sau khi nhiều tờ báo lớn của Mỹ xướng danh ông cho vị trí Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ.
Tổng thống Maldives Ibrahim Mohamed Solih - người đã tiếp đón đại diện ngoại giao hàng đầu của Trump, Mike Pompeo, vài ngày trước Ngày bầu cử 3/11 - là một trong những nhà lãnh đạo thế giới đầu tiên chúc mừng ông Biden và phó tướng Harris.
Ông đã tweet những lời chúc tốt đẹp của mình sau 24 phút AP đưa tin.
Trong số các đối tác của Washington tại Đối thoại Tứ giác An ninh, Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi là người đầu tiên chúc mừng.
Trong một tweet vào sáng sớm, ông mô tả chiến thắng của ông Biden là "ngoạn mục" và nói rằng ứng viên đảng Dân chủ có vai trò "quan trọng và vô giá" trong việc tăng cường mối quan hệ hai nước dưới nhiệm kỳ Phó tổng thống trước đó của mình.
Thủ tướng Nhật Bản Yoshihide Suga cũng đã gửi lời chúc mừng, nói rằng ông rất mong được hợp tác với ông Biden để "tăng cường hơn nữa liên minh Nhật-Mỹ và đảm bảo hòa bình, tự do và thịnh vượng ở khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương và thế giới".
Ở Đông Nam Á, các nhà lãnh đạo Malaysia, Singapore và Indonesia là những người đầu tiên đưa ra tuyên bố.
Các nhà lãnh đạo trên khắp châu Á đang hy vọng chính quyền mới ở Washington sẽ quay trở lại chính sách xoay trục châu Á - vốn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Obama
Thủ tướng Malaysia, Muhyiddin Yassin nói rằng ông mong đợi sự lãnh đạo của ông Biden trên trường thế giới. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long cũng ghi nhận tương tự. Ông cho biết, quốc đảo này mong đợi "sự lãnh đạo toàn cầu của Mỹ" để vượt qua "những thách thức quan trọng mà thế giới phải đối mặt", bao gồm đại dịch Covid-19.
David Adelman, Đại sứ Mỹ tại Singapore từ năm 2010 đến 2013 - dưới nhiệm kỳ đầu tiên của cựu Tổng thống Barack Obama và ông Biden, nói với This Week in Asia , ông tin rằng các chính phủ ở châu Á sẽ hy vọng vào "vùng nước lặng trên Thái Bình Dương và sự tái tham gia của Mỹ trong các tổ chức đa phương quan trọng như Apec, Diễn đàn khu vực ASEAN và Hội nghị cấp cao Đông Á".
Ông nói: “Các nhà lãnh đạo trên khắp châu Á đang hy vọng chính quyền mới ở Washington sẽ quay trở lại chính sách xoay trục châu Á - vốn là trung tâm trong chính sách đối ngoại của cựu Tổng thống Obama".
Frank Lavin, người từng là Đại sứ Mỹ tại Singapore từ năm 2001 đến năm 2005, cho rằng những kỳ vọng này sẽ được đáp ứng dựa trên thành tích của Biden với tư cách là một "người theo chủ nghĩa đa phương", người "coi cách Mỹ kết nối với các nước khác là chìa khóa cho an ninh và thịnh vượng của Mỹ".
Các nền tảng truyền thông xã hội của Trung Quốc hiếm khi được sử dụng để thảo luận các vấn đề chính trị nhưng chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đã đi ngược xu hướng.
Vào chiều Chủ nhật 8/11 (giờ Trung Quốc), các bài đăng về ông Biden trên mạng xã hội Weibo - tương tự Twitter - đã thu hút hơn 730 triệu lượt xem, trong khi WeChat Moments - tương tự như Dòng thời gian của Facebook - cũng bận rộn không kém.
Một người dùng Weibo cho biết: "Mọi người đều rất quan tâm đến cuộc bầu cử ở Mỹ, nhưng tôi thậm chí còn không biết ai là Thị trưởng Thượng Hải".
Nhiều tài khoản Weibo cũng nhắc tới khả năng Tổng thống Donald Trump - người vẫn chưa nhận thất bại - sẽ từ chối rời Nhà Trắng.
Một người dùng Weibo cho biết: “Khi [Biden] bước vào Nhà Trắng vào tháng 1 tới, ông ấy sẽ phải đối mặt với một loạt thách thức chưa từng có: làm thế nào để đưa Trump ra khỏi Nhà Trắng”.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc cũng đăng tải các chủ đề trên Weibo, nhiều chủ đề trong số đó tập trung vào tình hình bất ổn tiềm ẩn sau bầu cử ở Mỹ.
Người dùng Weibo Trung Quốc rất quan tâm đến tình hình bầu cử Mỹ. Ảnh: SCMP
Bài viết với tiêu đề "Cảm xúc của cử tri Mỹ đang bị chia rẽ nặng nề" của báo đảng Trung Quốc Nhân dân nhật báo đã nhận được hơn 81 triệu lượt xem vào chiều Chủ nhật.
Một bản tin khác của Đài truyền hình trung ương Trung Quốc CCTV bình luận về những người ủng hộ Tổng thống Trump mang súng tham gia biểu tình đã thu hút 140 triệu lượt xem.
Tuy nhiên, rất nhiều người kêu gọi mọi người thận trọng trước khi đưa ra bình luận về nhà lãnh đạo mới của Mỹ.
"Nhiều người đang chế giễu Trump và ca ngợi Biden… nhưng chúng ta không biết các chính sách và lập trường của ông Biden đối với Trung Quốc", một người dùng Weibo cho biết. "Điều gì sẽ xảy ra nếu sau một năm, chúng ta thấy [chính sách với Trung Quốc] của ông ấy thậm chí còn tệ hơn Trump?".
Mei Xinyu, một nhà nghiên cứu tại Bộ Thương mại Trung Quốc, cho biết trên WeChat: "Đó là một chiến thắng cho Biden, không phải một chiến thắng cho Trung Quốc... Hãy bình tĩnh, quan sát và suy nghĩ".
Vào sáng ngày 8/11 (giờ địa phương), Tổng thống Mỹ Donald Trump tiếp tục chia sẻ bình luận trên tài khoản twitter cá nhân.
Ông viết: "Chúng ta nên xem xét những lá phiếu này. Chúng ta chỉ mới bắt đầu giai đoạn lập bảng biểu. Chúng ta nên xem xét những cáo buộc này. Chúng ta đã thấy một số bằng chứng tuyên thệ, nói đã có hành vi gian lận cử tri. Đất nước chúng ta có lịch sử về các vấn đề bầu cử. Ở Pennsylvania, bạn đã nhận được một bản..."
"... Thẩm phán Tòa án Tối cao buộc họ phải tách các phiếu bầu mà họ nhận được sau thời hạn lập pháp. Việc này cần sự can thiệp của Justice Alito (Thẩm phán Tòa án Tối cao Mỹ). Đó là một lượng phiếu bầu lớn. Khi bạn nói về các vấn đề mang tính hệ thống..."
"... Điều quan trọng nhất là làm thế nào những lá phiếu này được xác thực, bởi vì nếu xác thực vấn đề mang tính hệ thống, nó sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến TOÀN BỘ CUỘC BẦU CỬ. Điều khiến tôi lo lắng là ở các thành phố như Philadelphia và Detroit, chúng ta có hơn 100 triệu phiếu bầu được gửi qua đường bưu điện ... "
"... Và những thành phố này tồn tại một loạt các vấn đề bầu cử...".
Đáng chú ý, các dòng tweet nói trên của ông Trump đều trích dẫn từ ông Jonathan Turley, một nhà phân tích pháp lý và giám đốc luật công ích cộng Đại học George Washington.
Giáo sư Phạm Quang Minh, chuyên gia về chính trị - quan hệ quốc tế (Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn) nhận định chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ có thể chấm dứt một thời kỳ chia rẽ bên trong cũng như bên ngoài nước Mỹ.
"Việc ông Biden làm được là ông chứng minh rằng những giá trị của Mỹ vẫn tiếp tục được phát huy.
Những giá trị đó là tự do, bình đẳng, bác ái, những giá trị mà hơn 200 năm qua nước Mỹ đã theo đuổi và đến nay vẫn là một trong những biểu tượng mà nhiều quốc gia noi theo," ông Minh đánh giá về nguyên nhân chủ yếu đưa đến thắng lợi của ông Biden.
Sau thông báo về chiến thắng dự kiến của ông Joe Biden, người phát ngôn Tổng thống Philippines, Harry Roque cho biết, Tổng thống Rodrigo Duterte đã gửi lời chúc mừng ông Joe Biden được bầu làm Tổng thống thứ 46 của Mỹ. Tổng thống Philippines khẳng định chính quyền của ông mong được "hợp tác chặt chẽ" với người đồng cấp sắp tới. Người phát ngôn Tổng thống Philippines nhấn mạnh: "Philippines và Mỹ có quan hệ song phương lâu đời và chúng tôi cam kết tăng cường hơn nữa quan hệ với Mỹ dưới thời chính quyền Biden, dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, cùng có lợi và cam kết chung về dân chủ, tự do và pháp quyền".
Trên tài khoản Twitter cá nhân hôm nay, Tổng thống Indonesia, Joko Widodo viết : "Tôi xin chúc mừng Joe Biden và Kamala Haris về chiến thắng trong cuộc bầu cử lịch sử. Kết quả to lớn đã phản ánh kỳ vọng của người dân về một nền dân chủ".
Tổng thống Indonesia cũng bày tỏ kỳ vọng vào quan hệ đối tác chiến lược ngày một bền chặt trong tương lai giữa hai nền dân chủ. Ông nhấn mạnh: "Tôi mong muốn được hợp tác với các bạn trong việc tăng cường quan hệ đối tác chiến lược Indonesia-Mỹ và khuyến khích hợp tác của chúng ta trong các lĩnh vực kinh tế, dân chủ và chủ nghĩa đa phương vì lợi ích của hai quốc gia và hơn thế nữa".
Cuộc gặp giữa Tổng thống Indonesia Joko Widodo và ông Joe Biden tại Mỹ năm 2015. Nguồn: Twitter
Theo Daily Mail (Anh), vào ngày 7/11, khi một phóng viên Mỹ đang đưa tin trực tiếp về tình hình bầu cử Mỹ ở Pennsylvania, một người ủng hộ Tổng thống Trump đã bất ngờ xông vào khung hình và gây gián đoạn buổi ghi hình.
Khi phát hiện sự việc, phóng viên đã quay lại và chào hỏi: "Xin chào!" nhưng không ngờ bị đối phương chất vất: "Anh đang đưa tin thật hay tin giả thế?".
Nam phóng viên đã rất tức giận, yêu cầu người đàn ông rời khỏi phạm vi ghi hình, sau đó quay lại, mỉm cười nhìn vào ống kính, tiếp tục công việc.
Nhân viên an ninh ở gần đó cũng đã kịp thời đưa người đàn ông trên rời khỏi hiện trường.
Tổng thống Trump nhận được ít nhất 68 triệu phiếu bầu, tức là hơn 5 triệu phiếu so với năm 2016 và chiếm khoảng 48% số phiếu phổ thông, đồng nghĩa với việc nhận được sự ủng hộ của gần một nửa người dân Mỹ, bất chấp 4 năm bị vây quanh nhiều bê bối và đại dịch Covid-19 khiến hơn 233.000 người Mỹ thiệt mạng.
Ngay cả sau cuộc bầu cử, thì với 88 triệu người theo dõi trên Twitter, ông Trump vẫn trở thành một tiếng nói có ảnh hưởng trong số các đảng viên Cộng hòa đang lên.
Một số lập luận của ông Trump có sức nặng đáng kể với các thành viên trong đảng. Bất chấp đại dịch và thiệt hại kinh tế, 41% cử tri cho biết họ cảm thấy tốt hơn so với thời điểm ông Trump nhậm chức cách đây 4 năm, so với chỉ 20% cho rằng tệ hơn. Và 35% cử tri coi kinh tế là vấn đề quan trọng nhất, gấp đôi số người cho rằng đại dịch mới là vấn đề cấp bách hiện nay. Có 48% tán thành việc chính quyền của ông Trump xử lý đại dịch.
Thậm chí, nhiều người còn cho rằng, nếu thất bại, ông Trump sẽ tiếp tục làm ứng viên Tổng thống của đảng Cộng hòa năm 2024. "Nếu bị đánh bại, tổng thống sẽ vẫn giữ được sự trung thành của các cử tri trong đảng", Sam Nunberg, chiến lược gia trong chiến dịch tranh cử năm 2016 của ông Trump, cho biết.
"Tổng thống Trump sẽ vẫn là anh hùng với người ủng hộ đảng Cộng hòa. Người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống sơ bộ năm 2024 của đảng Cộng hòa sẽ là Tổng thống Trump hoặc ứng viên gần giống ông ấy nhất".
Tuy nhiên, không phải tất cả đảng viên Cộng hòa đều có chung quan điểm này. "Sẽ không bao giờ có một Trump nữa," cựu Dân biểu Carlos Curbelo bang Florida nói. "Việc lặp lại sẽ thất bại. Ông ấy sẽ dần mờ đi, nhưng những vết sẹo từ thời kỳ đầy biến động này trong lịch sử nước Mỹ sẽ không bao giờ biến mất".
Ngày 7/11, khi nhiều phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin chiến thắng của ông Biden thì đội ngũ của Tổng thống Trump cho biết họ không chấp nhận kết quả này.
Chiến dịch tranh cử của Tổng thống Trump đã đưa ra một tuyên bố nói rằng, kết quả bầu cử nên được xác định bởi luật pháp, không phải bởi các thống kê và dự đoán của phương tiện truyền thông.
Nhóm này cũng đang huy động một quỹ 60 triệu USD để khởi kiện "kết quả bầu cử không công bằng hoặc gian lận", bắt đầu từ thứ Hai tới.
Tổng thống Iran nói hôm Chủ nhật rằng, chính quyền tiếp theo của Mỹ nên tận dụng cơ hội để bù đắp cho những sai lầm của Tổng thống Donald Trump.
"Chính sách gây tổn hại của ông Trump đã bị ... người dân Mỹ phản đối. Chính quyền tiếp theo của Mỹ nên tận dụng cơ hội để bù đắp những sai lầm trong quá khứ ", Tổng thống Hassan Rouhani nói.
“Iran ủng hộ sự tương tác mang tính xây dựng với thế giới", ông Rouhani nhấn mạnh.
Tổng thống Hassan Rouhani
Ông Biden đã cam kết tái gia nhập thỏa thuận hạt nhân Iran 2015 với các cường quốc khác, một thỏa thuận đã được Washington chấp thuận khi ông còn là Phó tổng thống, nếu Iran cũng tuân thủ cam kết này.
Người Ấn Độ đã đốt pháo và cầu nguyện vào Chủ nhật để cảm ơn thần linh về việc bà Kamala Harris được bầu làm Phó tổng thống Mỹ tiếp theo và cho rằng đây là một khoảnh khắc đáng tự hào đối với người Mỹ gốc Ấn.
Bà Harris, có mẹ là người Ấn Độ và cha là người Jamaica, cả hai đều là người Mỹ nhập cư, đã làm nên lịch sử khi trở thành người phụ nữ đầu tiên giành được chức vụ cao thứ hai trong chính phủ Mỹ.
Một người đàn ông đốt pháo sáng khi dân làng tụ tập để ăn mừng chiến thắng của bà Kamala Harris ở Painganadu, cạnh làng Thulasendrapuram, nơi ông ngoại của bà Harris sinh sống, ngày 8/11. Ảnh: Reuters
Tại ngôi làng tổ tiên ở miền nam Ấn Độ, cách Washington khoảng 8.000 km, trẻ em địa phương, nắm chặt poster của bà Harris, tập trung tại một ngôi đền Hindu để làm lễ cảm ơn các vị thần cho chiến thắng mà bà và ông Joe Biden đã giành được.
Các linh mục tại ngôi đền ở làng Thulasendrapuram đã tắm cho vị thần địa phương bằng sữa và cầu nguyện. Phụ nữ vẽ tranh tường trong sân và các nhạc công chơi nhạc truyền thống.
Phụ nữ Ấn Độ tập trung chúc mừng chiến thắng của bà Harris. Ảnh: Reuters
R Kamaraj, thành viên chính phủ ở bang Tamil Nadu, người tham gia lễ kỷ niệm, cho biết: “Một người phụ nữ đến từ ngôi làng nhỏ này hiện đang giữ một trong những vị trí cao nhất ở Mỹ. Đó là một khoảnh khắc đáng tự hào".
Bà Harris vẫn giữ liên lạc chặt chẽ với gia đình ở Ấn Độ và chú của bà cho biết, ông dự định sẽ tham dự lễ nhậm chức của bà vào tháng Giêng ở Washington.
"[Chiến thắng] Thật tuyệt vời. Nó rất cần thiết và rất tốt lành. Và bốn năm tới sẽ rất tốt lành", G. Balachandran, một học giả hàng đầu về quốc phòng, chia sẻ tại nhà riêng ở New Delhi, giống như hàng triệu người trên toàn thế giới, ông theo dõi mọi diễn biến của cuộc bầu cử.
"Tôi biết bà ấy sẽ thắng. Vì vậy, tôi không hề căng thẳng, ngoại trừ việc tôi muốn có kết quả cuối cùng để tôi có thể đi ngủ", ông nói.
Họa sĩ ở Mumbai vẽ chân dung ông Biden và bà Harris. Ảnh: Reuters
Ở Mumbai, người dân cũng tổ chức bắn pháo hoa và một nhóm nghệ sĩ vẽ chân dung của ông Biden và bà Harris.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi cho biết chiến thắng của bà Harris đã tạo nên lịch sử vào cuối ngày thứ Bảy.
"Thành công của bà ấy là một bước đột phá và là một điều vô cùng tự hào không chỉ đối với người thân mà còn đối với tất cả những người Mỹ gốc Ấn", ông nói.
Hàng chục người Ấn Độ nổi tiếng và người Mỹ gốc Ấn cũng đã lên mạng xã hội để chúc mừng Harris, trong đó có các diễn viên Priyanka Chopra Jonas và Mindy Kaling.
Người dân làng Thulasendrapuram viết dòng chữ bằng bột màu trước sân chúc mừng niềm tự hào của người Ấn. Ảnh: AP
Mary Trump đã chúc mừng chiến thắng của ông Joe Biden sau khi ông đánh bại chú của cô trong cuộc đua vào Nhà Trắng, The Hill (Mỹ) đưa tin.
Cô cháu gái Tổng thống Trump đã chia sẻ lên twitter bức ảnh cô ngồi trên bãi biển, đội chiếc mũ Biden-Harris, trong khi tay cầm một ly sâm panh.
"Chúc mừng nước Mỹ. Cảm ơn, tất cả mọi người", cô viết.
Trước đó, Mary Trump, con gái anh trai cả Tổng thống Trump, đã xuất bản cuốn sách Quá nhiều và không bao giờ đủ: Gia đình tôi đã tạo ra người đàn ông nguy hiểm nhất thế giới như thế nào để chỉ trích ông.
Tổng thống Mỹ thời điểm đó đã phản bác rằng, cô này "không trung thực" và "phạm luật".
Các trợ lý của Tổng thống Donald Trump đã mô tả khoảng trống lãnh đạo trong Nhà Trắng khi ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden được cho đã giành chiến thắng.
Thông tin về chiến thắng của ông Joe Biden được công bố khi ông Trump ở sân golf của mình tại phía bắc Virginia. Nhiều trợ lý kiệt sức của ông đã về nhà vào cuối tuần để nghỉ ngơi cũng như né tránh đợt bùng phát đại dịch Covid-19 mới đang quét qua Cánh Tây Nhà Trắng.
Bên ngoài Nhà Trắng, một đám đông cuồng nhiệt những người ủng hộ ông Joe Biden từ khắp Washington đã tụ tập để ăn mừng trên thành phố với chương trình tên gọi Black Lives Matter Plaza. Ngược lại, các hội trường Nhà Trắng phần lớn trống rỗng.
Tổng thống Trump trở về Nhà Trắng sau khi đi đánh golf.
Không có cuộc họp toàn thể nhân viên hay bản ghi nhớ về cách các quan chức nên phản ứng sau khi ông Biden được tuyên bố chiến thắng. Nó tương phản rõ rệt so với khung cảnh ở Nhà Trắng 4 năm trước, khi ông Trump đánh bại đối thủ Hillary Clinton. Lúc đó, ông Barack Obama đã tập hợp các nhân viên chán nản ở Nhà Trắng trong phòng Bầu dục để nói chuyện với nhau.
Khoảng trống khiến các nhân viên không chắc chắn điều gì sẽ xảy ra tiếp theo. Các cố vấn của ông Trump thì chia rẽ về mức độ tiến hành các cuộc chiến pháp lý, trì hoãn hoặc xem xét chiến lược cả về mặt chính trị lẫn tòa án. Chiến dịch của ông Trump cũng không bổ sung thêm người, ngay cả khi những vấn đề tiếp theo có thể phức tạp hơn rất nhiều.
Dan Eberhart, người tài trợ ít nhất 100.000 USD cho chiến dịch tranh của của ông Trump nói rằng tâm trạng chung của những người Cộng hòa là một sự "tuyệt vọng". Chiến dịch của ông Trump đã có cuộc gọi với các nhà tài trợ vào sáng thứ 7 để yêu cầu thêm các khoản đóng góp phục vụ cho cuộc chiến pháp lý sau bầu cử.
Bộ trưởng Ngoại giao Hàn Quốc Kang Kyung-hwa hôm nay (8/11) đã lên đường thăm Mỹ theo lời mời của người đồng cấp Mỹ Mike Pompeo.
Cuộc gặp này được tổ chức nhằm thảo luận những vấn đề hai nước cùng quan tâm, đồng thời tham khảo những quan điểm ngoại giao của ứng cử viên đảng Dân chủ Joe Biden vừa đắc cử Tổng thống Mỹ.
Dù là thời điểm nhạy cảm, nhân chuyến thăm Mỹ, Ngoại trưởng Kang sẽ hết sức cố gắng tìm kiếm biện pháp xây dựng mạng lưới quan hệ với Tổng thống đắc cử Joe Biden./.
Sau khi truyền thông Mỹ xướng tên người chiến thắng của cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ 2020 - Joe Biden, người dân trên toàn nước Mỹ đã đổ xuống đường hoặc để chúc mừng hoặc để phản đối.
Những người ủng hộ TT Trump tập trung bên ngoài tòa nhà quốc hội Texas để phản đối chiến thắng trong cuộc bầu cử của ông Joe Biden vào ngày 7/11. Ảnh: The Texas Tribune
Một người đàn ông mang theo một khẩu súng trường tấn công tham gia vào cuộc biểu tình "Dừng đánh cắp" bên ngoài tòa nhà. Ảnh: The Texas Tribune
Các nhân viên Sở Cảnh sát Austin mặc đồ chống bạo động, đứng theo dõi các cuộc biểu tình tay đôi giữa người ủng hộ Tổng thống Donald Trump và ông Joe Biden. Ảnh: The Texas Tribune
Người phản đối và người ủng hộ TT Trump có những lời lẽ bên ngoài câu lạc bộ golf ở bang Virginia, sau khi ông Biden đánh bại TT Trump để trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Ông Trump đã ở câu lạc bộ golf này khi ông Biden được công bố là người chiến thắng trong cuộc bầu cử. Ảnh: USA TODAY
Lee Runestad và con trai Jr., 3 tuổi, cùng những người ủng hộ TT Trump biểu tình và tại tòa nhà quốc hội bang Michigan ở Lansing. Cha của Lee là Jim Runestad, một thành viên thượng viện bang Michigan. Ảnh: Antranik Tavitian
Những người ủng hộ TT Donald Trump giơ các tấm biển có nội dung "Dừng đánh cắp" trong một cuộc biểu tình trước tượng Abraham Lincoln tại Tòa nhà Quốc hội Illinois, Springfield. Ảnh: USA Today
Một người ủng hộ Trump phản ứng với một người phản đối trong cuộc biểu tình về việc kiểm phiếu bầu cử bên ngoài tòa nhà quốc hội Michigan. Ảnh: Getty
Những người ủng hộ Tổng thống Donald Trump mang súng khi biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội Pennsylvania. Ảnh: AP
Một người ủng hộ TT Trump hét vào những người phản đối trong cuộc biểu tình về việc kiểm phiếu bầu cử bên ngoài tòa nhà quốc hội Michigan. Ảnh: Getty
Một người ủng hộ Trump (bên trái), muốn chứng minh kết quả bầu cử và hét lên với một người phản đối tại tòa nhà quốc hội Michigan. Ảnh: AP
Những người phản đối, một số mặc đồ rằn ri và mang cờ Black Lives Matter đi ngang qua một nhóm những người ủng hộ ông Trump trong cuộc biểu tình tại Michigan. Ảnh: Getty
Một người ủng hộ ông Biden cố gắng xoa dịu căng thẳng khi người ủng hộ TT Trump và người ủng hộ ông Biden tranh cãi và la mắng nhau gần tòa nhà quốc hội Texas. Ảnh: The Texas Tribune
Sở cảnh sát Austin cố gắng kiểm soát những người biểu tình tụ tập bên ngoài tòa nhà quốc hội. Ảnh: The Texas Tribune
Căng thẳng giữa những người ủng hộ hai ông Biden và Trump lên cao sau chiến thắng của ông Joe Biden. Ảnh: The Texas Tribune
Những người ủng hộ ông Joe Biden bấm còi và lái xe ô tô xuống đường ăn mừng chiến thắng. Ảnh: The Texas Tribune
Theo The Guardian, với những tiêu đề như "Chúa phù hộ cho nước Mỹ", nhiều phương tiện truyền thông trên khắp thế giới bày tỏ sự vui mừng trước thất bại của Tổng thống Donald Trump nhưng cảnh báo rằng ông Joe Biden sẽ phải đối mặt với những thách thức to lớn trong việc hàn gắn nước Mỹ.
Báo chí quốc tế cũng tập trung vào kỳ tích của và Kamala Harris, phó tướng đồng hành của ông Biden, là người phụ nữ da màu đầu tiên trở thành Phó Tổng thống Mỹ.
Tờ The Observer thể hiện quan điểm ủng hộ "Đó là Joe!", trong khi tờ Sunday Telegraph in dòng chữ "Đã đến lúc nước Mỹ hàn gắn!" kèm hình ảnh ông Biden trên trang bìa.
Tờ Sunday Times đã sử dụng hình ảnh một phụ nữ da đen đang khoác trên mình lá cờ Mỹ để ăn mừng chiến thắng với dòng tiêu đề: “Joe buồn ngủ đánh thức nước Mỹ”, chế nhạo Tổng thống Trump bằng cách sử dụng biệt danh xúc phạm mà ông đã dùng cho Biden.
Tờ Sunday People viết hoa cụm từ "CHÚA PHÙ HỘ CHO NƯỚC MỸ".
Tờ báo Suddeutsche Zeitung thuộc phe cánh tả của thốt lên rằng, "thật nhẹ nhõm" nhưng nó lưu ý rằng ông Biden đang "thừa hưởng một gánh nặng" từ người tiền nhiệm và cảnh báo rằng Tổng thống Trump chấp nhận thất bại là điều "không thể tưởng tượng được".
Tờ El Mundo của Tây Ban Nha nói rằng, chiến thắng của ông Biden là lời tạm biệt với chủ nghĩa dân túy của Tổng thống Trump, và mô tả bà Harris là một "biểu tượng của sự đổi mới".
Nhật báo lớn nhất của Thụy Điển, Dagens Nyheter, đăng tải bài xã luận thể quan điểm của mình với tiêu đề "Chiến thắng buồn vui lẫn lộn - Biden sẽ đấu tranh để hàn gắn với Mỹ".
Tờ báo cho rằng, cam kết đưa nước Mỹ trở lại trạng thái bình thường của ông Biden là "nhiệm vụ bất khả thi".
Tờ này viết: “Kết quả bầu cử cho thấy một đất nước bị chia rẽ sâu sắc, và ông Biden sẽ khó thực hiện chương trình cải cách mà ông đã hứa với các cử tri trung thành của mình”.
Nhật báo Svenska Dagbladet của Thụy Điển cảnh báo về những nguy cơ gây ra bởi hàng triệu người Mỹ ủng hộ Tổng thống Trump.
"Bầu cử đã kết thúc - nhưng xung đột vẫn tiếp tục," tiêu đề viết.
“Một nửa đất nước - một nửa số người đã bỏ phiếu, ít nhất - có thể có cảm giác dai dẳng rằng có điều gì đó rất không ổn sau nhiều tháng chiến đấu và những tiếng nói nói cho rằng cuộc bầu cử có vấn đề. Rằng bản thân hệ thống bầu cử đã bị gian lận và không đáng tin cậy".
Trên trang nhất của Slate - tạp chí ra đời năm 1996 - hiển thị một loạt bài viết với tiêu đề mở đầu bằng "Tạm biệt,..." kèm theo tên các nhân vật then chốt trong chính quyền Tổng thống Donald Trump - những người nhiều khả năng phải ra đi khi chính quyền ông Joe Biden nhậm chức ngày 20/1/2021.
Trang chủ của tạp chí Slate sau khi ông Joe Biden được xác định đắc cử Tổng thống Mỹ vào ngày 7/11
Những cái tên được Slate gửi lời "tạ từ" gồm con gái tổng thống Ivanka Trump, con trai Donald Trump Jr., cố vấn Nhà Trắng Stephen Miller, Đệ nhất phu nhân Melania, Bộ trưởng Tư pháp Willam Barr, luật sư của tổng thống Rudy Giuliani, Phó tổng thống Mike Pence, Ngoại trưởng Mike Pompeo, cố vấn cấp cao của tổng thống Hope Hicks, Thư ký báo chí Nhà Trắng Kayleigh McEnany (cùng các người tiền nhiệm Sarah Sanders và Sean Spicer), và Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin.
Slate cũng đăng tải bài viết tiêu điểm, gọi Tổng thống Trump là "người thua cuộc lớn nhất trong lịch sử".
Mặc dù tin tức chiến thắng của ông Joe Biden trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ đến vào tối muộn của ngày 7/11 nhưng sau khi các hãng truyền thông lớn của Mỹ khẳng định việc ông Biden vượt qua ông Donald Trump ở bang Pennsylvania để chiến thắng chung cuộc, các lãnh đạo châu Âu đã lập tức đưa ra phản ứng trên mạng xã hội.
Trên Twitter của mình, Chủ tịch Hội đồng châu Âu, Charles Michel cho biết "ngay từ bây giờ Liên minh châu Âu đã sẵn sàng để cùng với Tổng thống mới của Mỹ xây dựng một mối quan hệ đối tác liên Đại Tây Dương vững chắc". Tổng thống Pháp, Emmanuel Macron thì tuyên bố "Người dân Mỹ đã lựa chọn ra Tổng thống của mình, xin chúc mừng ngài Joe Biden và bà Kamala Harris. Chúng ta có rất nhiều việc phải làm để gỡ bỏ các thách thức hiện nay. Hãy cùng hành động".
Chủ tịch Hội đồng châu Âu Charles Michel.
Báo chí châu Âu cũng đồng loạt lên các bài xã luận nhận định chiến thắng của ông Joe Biden đã chấm dứt 4 năm vô cùng khó khăn đối với nền dân chủ Mỹ dưới thời ông Donald Trump. Tờ "Thế giới" (Le Monde) của Pháp nhận định, chiến thắng của ông Joe Biden là một chiến thắng lịch sử, đến trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn và căng thẳng của xã hội Mỹ.
Tờ báo này cho rằng, mặc dù việc ông Joe Biden chiến thắng là một tin tốt lành với nền dân chủ Mỹ nhưng qua cuộc bầu cử này, phải thừa nhận một thực tế là ông Donald Trump đã tạo nên một xu hướng chính trị sẽ tác động lâu dài và làm thay đổi căn bản chính trường Mỹ trong những năm tới. Việc hơn 70 triệu người Mỹ đã bỏ phiếu cho ông Donald Trump là một chi tiết cần phải nhìn nhận nghiêm túc.
Tổng thống Trump đã dừng lại để chụp ảnh với một cô dâu bên ngoài sân gôn của ông ở Virginia hôm thứ Bảy, ngay sau khi biết tin về chiến thắng của Tổng thống đắc cử Joe Biden.
Theo Fox News, cô dâu và một nhóm có vẻ là khách dự đám cưới đã bày tỏ sự ủng hộ đối với tổng thống. Họ hét lên: "Chúng tôi yêu ngài" và "Cảm ơn ngài, ngài Tổng thống" trong một đoạn video được đăng lên Twitter.
Ảnh: Daily Mail
Ông Trump chụp ảnh kỷ niệm với cô dâu
Tổng thống Mexico Andres Manuel Lopez Obrador hôm thứ Bảy (7/11) cho biết, ông sẽ không chúc mừng người chiến thắng trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ cho đến khi các vấn đề pháp lý kết thúc.
Mexico là đối tác thương mại hàng đầu của Mỹ, với hơn 600 tỷ USD hai chiều hàng năm và mối quan hệ song phương với nước láng giềng phía bắc là quan trọng nhất đối với Mexico.
Tổng thống Mexico.
"Về cuộc bầu cử Mỹ, chúng tôi sẽ đợi cho đến khi tất cả các vấn đề pháp lý đã được giải quyết", ông Lopez Obrador nói tại một cuộc họp báo. "Tôi không thể chúc mừng ứng viên này hay ứng viên khác. Tôi muốn đợi cho đến khi quá trình bầu cử kết thúc".
Ông nói rằng, Mexico có mối quan hệ tốt với cả Tổng thống Donald Trump và cựu Phó Tổng thống Joe Biden.
"Chúng tôi có mối quan hệ tốt với cả hai ứng viên", ông nói. "Tổng thống Trump rất tôn trọng chúng tôi. Và chúng tôi cám ơn ông ấy vì đã không can thiệp [nội bộ của Mexico]".
Khi nước Mỹ dần dần chuyển sang màu xanh, Ballina nín thở. Và khi truyền thông Mỹ gọi tên ông Joe Biden cho vị trí Tổng thống Mỹ thứ 46, nút chai Champagne đầu tiên được những người anh em họ xa của ông Biden khui tại quảng trường thị trấn.
"Tôi nghĩ Ballina đã cứu thế giới tối nay, bởi vì nếu không có Ballina, sẽ không có Joe Biden", Smiler Mitchell, một công chức địa phương, nói với CNN.
Gia đình và những người ủng hộ Tổng thống đắc cử Joe Biden tập trung tại Quảng trường thị trấn để ăn mừng. Ảnh: CNN
Giờ đây, quốc kỳ Mỹ đã tung bay cả tuần trên đường phố ở Ballina - thị trấn nhỏ chỉ có 10.000 dân ở phía tây Ireland, nơi tổ tiên người Ireland của ông Joe Biden từng sinh sống.
Bóng bay được buộc vào ô tô, còn đám đông thì hát vang bài The Green and Red of Mayo, một bản ballad nổi tiếng về hạt, nơi có Ballina. Một mô hình ô tô được cắt bằng bìa cứng miêu tả ông Biden ở ghế trước có biển số ghi "PENNSYLVANIA BIDEN # 1".
Chính trị gia địa phương Mark Duffy cho biết: "Ballina luôn là một thị trấn thiếu nổi bật ở phía tây Ireland và phải đối mặt với nhiều thách thức riêng trong quá khứ.
Nhưng bây giờ chúng tôi nghĩ rằng đã đến lúc để tỏa sáng và nỗ lực hết mình. Chúng tôi mong muốn được chào đón càng nhiều du khách từ khắp nước Mỹ cũng như trên thế giới".
Để vinh danh chiến thắng của "người con" nổi tiếng nhất của họ, cha xứ ở Carlingford đã lên kế hoạch rung chuông nhà thờ với sự tham gia của các học sinh và thành viên trong cộng đồng.
Chủ quán bar Paddy Macs, Michael Carr, đứng bên ngoài quán rượu của mình với lá cờ Mỹ vào ngày 7/11/2020. Ảnh: CNN
Ông Paul Allen, người tổ chức chính của chiến dịch người Ireland ủng hộ Biden, nói với CNN rằng thị trấn vui mừng khôn xiết với kết quả này.
Ông nói: "Joe Biden là một người Mỹ gốc Ireland và điều đó cho thấy sự kết hợp giữa làm việc chăm chỉ và quyết tâm có thể làm được gì".
“Thật tuyệt vời khi nghĩ về chiến thắng của ông Biden", Aileen Horkin, một giáo viên tiểu học trong thị trấn, cho biết: "Tôi có thể nói với bất kỳ học sinh nào trong trường của tôi rằng, lớn lên chúng cũng có thể trở thành tổng thống".
Vào ngày 8/11, bà Nancy Pelosi, Chủ tịch Hạ viện Mỹ đãng tweet chúc mừng chiến thắng của ông Joe Biden.
"Xin chúc mừng ông Joe Biden về chiến thắng của anh ấy cho linh hồn của đất nước chúng ta. Xin chúc mừng Kamala Harris đã làm nên lịch sử. Đây là thời gian để hàn gắn và cùng nhau phát triển".
Bao trùm nước Mỹ lúc này là sự thất vọng của những người ủng hộ Tổng thống Trump đan xen cùng những hi vọng dành cho ông Joe Biden. "Thật buồn," Kayla Doyle, một người ủng hộ Trump cho biết, đồng thời ủng hộ cáo buộc cho rằng cuộc bầu cử chưa công bằng.
Chiến thắng của ông Biden ở Pennsylvania được các hãng tin báo cáo vào tối 7/11 (giờ Việt Nam) đã mang lại cho ông 20 phiếu bầu của đại cử tri. Tuy nhiên, sự cách biệt giữa sự ủng hộ ông Biden của người dân ở thành thị - nông thôn đã nêu bật lên nhiệm vụ khó khăn mà ông Biden phải đối mặt. Số liệu cho thấy, những cử tri ở các vùng nông thôn có niềm tin lớn rằng Tổng thống Trump là người mang lại lợi ích cho họ.
Nhiều người tin rằng ông Trump vẫn có cơ hội và giành lại chiến thắng tại tòa án. Herbie Stoner - người ủng hộ ông Trump nói rằng ông nghi ngờ về tính toàn vẹn của cuộc bỏ phiếu. Ông cũng lo lắng rằng chính quyền ông Biden sẽ không thể mang lại nhiều việc làm cho khu vực như chính quyền ông Trump.
Tuy nhiên, cũng giống như nhiều người khác tại Pennylvania phỏng vấn, họ sẵn sàng cho ông Biden một cơ hội. "Chúng tôi sẽ chấp nhận điều đó và hy vọng ông Biden sẽ làm những điều tốt nhất cho đất nước. Nếu ông ấy đắc cử, tất cả chúng tôi đều ủng hộ."
Nhiều người dân cho rằng dưới sự lãnh đạo của ông Trump, nước Mỹ đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp giảm mạnh. Đồng thời, ông Trump cũng cho mở của lại các nhà máy, tạo điều kiện cho các công nhân được đi làm trong bối cảnh đại dịch Covid-19 vẫn chưa kết thúc.
Cuộc chiến thương mại của Tổng thống Trump với Trung Quốc cũng đã nhận được sự ủng hộ của rất nhiều người bởi họ nhìn thấy cơ hội tạo ra sự công bằng trong cuộc cạnh tranh với Trung Quốc.
Reuters ghi nhận ý kiến của nhiều người e ngại ông Biden sẽ "nhẹ tay" hơn với Bắc Kinh. Một số người ủng hộ ông Trump nhận xét cuộc biểu tình "Người da đen đáng sống " (Black Lives Matter) quá hỗn loạn và cho rằng "Người nào cũng đáng sống". "Tuy nhiên, tôi nghĩ (nước Mỹ) thật tuyệt vọng nếu cứ phải chọn một phe phái và đổ lỗi cho phe kia," một người dân cho biết.
Phó giám đốc Trung tâm Nghiên cứu nước Mỹ của Đại học Phúc Đán Tín Cường nói với Thời báo Hoàn cầu, rằng việc ông Biden lên nắm quyền có thể mang lại một "giai đoạn xả hơi" cho quan hệ Trung-Mỹ.
Ông cho rằng xung đột và đối đầu giữa Trung Quốc và Mỹ đã lan rộng trên tất cả các lĩnh vực và đang đi theo một "vòng luẩn quẩn xấu đi nhanh chóng". Kết quả tổng thể mang đến ba đặc điểm: Phá hủy lòng tin chiến lược lẫn nhau, tương tác chính trị cấp cao gần như bị ngừng lại và không có sự hợp tác thực chất. Khi ông Biden đắc cử, ít nhất Trung Quốc và Mỹ có thể tạo ra đột phá trong hai khía cạnh sau.
"Người ta mong đợi rằng Trung Quốc và Mỹ sẽ nối lại sự hợp tác mang tính xây dựng thực tế hơn trong các lĩnh vực sản xuất vắc xin, chống dịch bệnh và biến đổi khí hậu. Một số cơ chế đối thoại và liên lạc bị đình chỉ trước đây cũng dự kiến sẽ được khôi phục. Tuy nhiên, việc tái thiết lòng tin chiến lược sẽ không thể hoàn thành trong một sớm một chiều", ông này cho biết.
Lãnh đạo và người đứng đầu nhiều nước Arab như Ai Cập, Kuwait, Qatar, UAE, Oman, Iraq, Lebanon… đã gửi điện chúc mừng ông Joe Biden đã giành chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Tổng thống Ai Cập Abdel Fattah El-Sisi mong muốn hợp tác chung với Mỹ nhằm tăng cường quan hệ chiến lược giữa hai nước. Thái tử Abu Dhabi Zayed Al Nahyan tin tưởng mối quan hệ hữu nghị lịch sử và liên minh chiến lược mạnh mẽ UAE và Mỹ sẽ tiếp tục củng cố. Quốc vương Kuwait Al-Jaber Al-Sabah đã ca ngợi mối quan hệ lịch sử tốt đẹp giữa hai nước, đồng thời khẳng định nguyện vọng thường trực và chung trong việc tăng cường mối quan hệ này trên nhiều lĩnh vực vì hòa bình, ổn định và thịnh vượng.
Sân khấu được dựng để Tổng thống đắc cử Joe Biden phát biểu tại Wilmington, Delaware. Ảnh: AP
Tổng thống Iraq Barham Salih mong muốn hợp tác cùng chính quyền Joe Biden để đạt được các mục tiêu chung và thúc đẩy hòa bình, ổn định trên khắp Trung Đông. Quốc vương Qatar Hamad Al Thani mong muốn được hợp tác cùng nhau để tiếp tục củng cố tình hữu nghị giữa hai nước.Tổng thống Lebanon Michel Aoun hy vọng ông Joe Biden sẽ phục hồi trở lại quan hệ cân bằng Lebanon-Mỹ trong nhiệm kỳ tới.
Dư luận khu vực và các nhà phân tích cho rằng chính quyền mới Mỹ có thể thay đổi tính toán chính trị ở Trung Đông. Nhiều người tin rằng ông Joe Biden sẽ thúc đẩy các thỏa thuận bình thường hóa quan hệ giữa Israel với nhiều quốc gia trong khu vực, thúc đẩy tiến trình hòa bình Trung Đông với giải pháp hai nhà nước, tái hỗ trợ kinh tế và nhân đạo cho người Palestine, đồng thời mở lại phái bộ của Tổ chức Giải phóng Palestine ở Washington.
Người ủng hộ ông Biden xuống đường ăn mừng
Vào 8h sáng nay (giờ địa phương), Thủ tướng Nhật Bản Suga Yoshihide đã phát biểu trên twitter rằng: "Tôi thực sự chúc mừng ông Biden và bà Harris. Mong rằng chúng ta sẽ cùng nỗ lực để tăng cường đồng minh Nhật-Mỹ. Đồng thời, cũng hy vọng chúng ta sẽ cùng nỗ lực đảm bảo hòa bình, tự di và phồn vinh của khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và thế giới".
Cùng trong sáng nay, Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in cũng tweet chúc mừng người sẽ thành Tổng thống thứ 46 của nước Mỹ: "Chúc mừng ông Biden và bà Harris. Liên minh của chúng tôi rất kiên cố và tình đoàn kết giữa hai nước rất vững chắc. Tôi mong muốn được hợp tác với hai vị vì những giá trị chung của chúng ta".
Trong dòng tweet mới nhất, Tổng thống Mỹ Donald Trump viết: "71 triệu Phiếu bầu Hợp Lệ. Một con số CHƯA BAO GIỜ một Tổng thống đương nhiệm có thể giành được".
Trước đó, sau khi các phương tiện truyền thông Mỹ đưa tin, đối thủ - ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden đã đắc cử Tổng thống Mỹ tiếp theo với 290 phiếu đại cử tri, ông Trump đã viết rằng:
"CÁC GIÁM SÁT VIÊN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP VÀO PHÒNG KIỂM PHIẾU. TÔI ĐÃ CHIẾN THẮNG CUỘC BẦU CỬ NÀY VỚI 71.000.000 PHIẾU BẦU HỢP LỆ. ĐIỀU TỒI TỆ ĐÃ XẢY RA KHI NHỮNG QUAN SÁT VIÊN KHÔNG ĐƯỢC PHÉP THEO DÕI. ĐIỀU CHƯA TỪNG XẢY RA TRƯỚC ĐÓ. HÀNG TRIỆU PHIẾU BẦU QUA THƯ ĐÃ ĐƯỢC GỬI CHO NGƯỜI KHÔNG BAO GIỜ ĐỀ NGHỊ CHÚNG".
Thủ tướng Ireland: Chào mừng về nhà!
Thủ tướng Cộng hòa Ireland Micheál Martin đã tweet chúc mừng: "Ông Biden là một người bạn thực sự của Ireland và tôi rất mong được hợp tác với ông ấy trong những năm tới. Tôi cũng mong được đón ông ấy về nhà nếu có điều kiện!".
Tổng thống Zimbabwe: Mong muốn tăng cường hợp tác giữa hai nước
Tổng thống Zimbabwe Mnangagwa đã tweet rằng, thay mặt cho toàn thể người dân Zimbabwe, nhiệt liệt chúc mừng Biden giành chiến thắng trong cuộc bầu cử.
"Zimbabwe chúc bạn thành công trong việc lãnh đạo người dân Mỹ. Tôi mong muốn được làm việc với bạn để tăng cường hợp tác giữa hai nước chúng ta".
"Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi, mong rằng chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ trên các ưu tiên chung, từ biến đổi khí hậu đến thương mại và an ninh"
Thủ tướng Anh Borris Johnson: Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi
"Xin chúc mừng ông Joe Biden đã được bầu làm Tổng thống Mỹ, chúc mừng bà Kamala Harris giành được thành tựu lịch sử. Mỹ là đồng minh quan trọng nhất của chúng tôi, mong rằng chúng ta sẽ hợp tác chặt chẽ trên các ưu tiên chung, từ biến đổi khí hậu đến thương mại và an ninh".
Thủ tướng Hy Lạp: Tôi tin rằng trong nhiệm kỳ của ông, mối quan hệ giữa hai nước sẽ ngày càng được củng cố
Thủ tướng Hy Lạp Kyriacos Mizotakis đã tweet chúc mừng ông Biden: "Xin chúc mừng Tổng thống đắc cử Mỹ Joe Biden. Joe Biden là một người bạn thực sự của Hy Lạp. Tôi tin rằng trong nhiệm kỳ tổng thống của ông ấy, mối quan hệ giữa hai nước chúng ta sẽ ngày càng được củng cố".
Thủ tướng Áo: Mong được hợp tác trong tương lai
Thủ tướng Áo Sebastian Kurz: "Xin chúc mừng ông Biden, Tổng thống mới của Mỹ. Châu Âu và Mỹ chia sẻ hệ thống giá trị mà chúng ta cùng duy trì. Mong chờ sự hợp tác với chúng tôi trong tương lai!".
Tổng thống Pháp: Để vượt qua những thách thức hiện có, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm
Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đăng tweet chúc mừng bằng cả tiếng Anh và tiếng Pháp: "Người dân Mỹ đã bầu ra tổng thống của họ. Xin chúc mừng ông Biden và bà Harris. Để vượt qua những thách thức hiện có, chúng ta còn rất nhiều việc phải làm. Hãy để chúng ta hãy cùng nhau nỗ lực!"
Thủ tướng Tây Ban Nha: Mong muốn hợp tác và cùng đương đầu với thách thức
Thủ tướng Tây Ban Nha Pedro Sánchez đã chúc mừng chiến thắng của ông Biden bằng tiếng Anh và tiếng Tây Ban Nha trên Twitter.
"Người dân Mỹ đã bầu ra Tổng thống thứ 46 của họ. Xin chúc mừng ông Biden và Harris. Chúng tôi mong muốn được hợp tác với các vị để cùng giải quyết những thách thức mà chúng ta phải đối mặt".
Thủ tướng Đức: Mong muốn được làm việc với Tổng thống Biden
Người phát ngôn của Thủ tướng Đức Angela Merkel, Steffen Seibert, đã tweet tuyên bố chúc mừng ông Biden chiến thắng của bà Merkel.
"Xin chúc mừng! Người dân Mỹ đã đưa ra quyết định của họ. Ông Biden trở thành tổng thống thứ 46 của Mỹ. Tôi chân thành chúc ông ấy may mắn và thành công. Tôi mong muốn được làm việc với Tổng thống Biden. Nếu chúng ta phải đối mặt với những thách thức lớn của thời đại, thì tình bạn xuyên Đại Tây Dương là điều cần thiết."
Thủ tướng Ấn Độ: Mong muốn hợp tác lần nữa
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã tweet để chúc mừng chiến thắng của ông Biden: "Xin chúc mừng chiến thắng đáng kinh ngạc của Ngài! Trong nhiệm kỳ Phó Tổng thống, Ngài đã đóng góp quan trọng vào việc tăng cường quan hệ Ấn Độ - Mỹ. Tôi mong muốn chúng ta sẽ lại hợp tác chặt chẽ một lần nữa, đưa quan hệ Ấn-Mỹ lên một tầm cao mới".
Theo Reuters, các nhà đầu tư, điều hành tài chính đã "thở phào nhẹ nhõm" vào thứ Bảy (7/11 - giờ địa phương) sau khi các kênh truyền thông thông báo ứng viên đảng Dân chủ Joe Biden chiến thắng trong cuộc bầu cử Tổng thống Mỹ.
Mặc dù Tổng thống đương nhiệm Donald Trump nói rằng ông sẽ đấu tranh đến cùng trước tòa nhưng những người Mỹ ở Phố Wall cảm thấy không có chút nghi ngờ gì về việc ông Biden giành chiến thắng khi loạt kênh truyền thông lớn như Associated Press, NBC và Edison Research gọi ông là Tổng thống.
"Ông [Biden đắc cử] là một tin tốt cho thị trường chứng khoán", Christopher Stanton, Giám đốc đầu tư tại Sunrise Capital Partners, cho biết. "Tất cả chúng tôi đều quá mệt mỏi với các dòng tweet của ông Trump".
Ông Jim Awad, Giám đốc điều hành cấp cao của Clearstead Advisors cho biết: "Thị trường sẽ thích điều này vì ông Biden sẽ không đi quá xa về cánh hữu. Đó sẽ là một chính phủ trung tâm, không phải là một chính phủ bằng tweet".
Một người ủng hộ Tổng thống Trump tại cuộc biểu tình "Dừng việc ăn cắp" sau khi truyền thông thông báo rằng ông Joe Biden đã thắng cử tổng thống, tại Tòa nhà Quốc hội bang Wisconsin ở Madison. Ảnh: Reuters
Một người đàn ông tỏ ra buồn bã trước tại Tòa nhà Quốc hội bang Wisconsin ở Madison.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump tập trung bên ngoài một cuộc họp báo từ nhóm pháp lý của ông sau khi truyền thông đưa tin ông Joe Biden là người chiến thắng trong cuộc bầu cử, ở Philadelphia.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Harrisburg, Pennsylvania.
Người ủng hộ TT Trump ở ở Madison, Wisconsin.
Một người ủng hộ Tổng thống Trump đụng độ với một người ủng hộ ông Biden ở Philadelphia.
Những người ủng hộ Tổng thống Trump biểu tình bên ngoài tòa nhà Quốc hội ở Harrisburg, Pennsylvania.
Những người ủng hộ TT Trump tập trung bên ngoài địa điểm một cuộc họp báo của nhóm pháp lý đảng Cộng hòa ở Philadelphia, Pennsylvania.
Một người ủng hộ Tổng thống Trump cầm biểu ngữ "Bốn năm nữa" tại một cuộc biểu tình ở Madison, Wisconsin.
Cựu Thị trưởng Thành phố New York kiêm luật sư riêng của TT Trump, Rudy Giuliani phát biểu tại Philadelphia với tâm trạng trầm buồn.
Một người ủng hộ Tổng thống Trump cầm biểu ngữ ủng hộ TT Trump trước Tòa nhà Quốc hội bang Wisconsin, đằng xa là những người ủng hộ ông Joe Biden ở Madison, Wisconsin.
Vài phút sau khi các kênh truyền hình lớn tuyên bố ứng cử viên Joe Biden là người chiến thắng sau bốn ngày kiểm phiếu căng thẳng kể từ cuộc bầu cử hôm thứ Ba, hàng trăm người, hầu hết đều đeo khẩu trang để ngăn chặn sự lây lan của COVID-19, đã đổ dồn về Nhà Trắng để ăn mừng bên ngoài hàng rào an ninh.
"Tôi đang ở trên xe buýt và tôi đã nhảy xuống xe buýt để xuống ngay Nhà Trắng", Donna Thomas, cư dân Washington, nói với Reuters. "Đó là điều đáng để ăn mừng. Chúng tôi đã chờ đợi rất lâu ".
Một số tuyến phố đã dừng hoạt động do những người ủng hộ ông Biden tổ chức tuần hành lớn.
Mọi người tập trung gần Nhà Trắng sau khi truyền thông thông báo rằng ông Joe Biden đã thắng cử, tại Washington DC. Ảnh: Reuters
Tại khu vực Dupont Circle của thủ đô Washingtont, hàng trăm người đã tập trung chơi nhạc, ca hát, nhảy múa và diễu hành về phía Nhà Trắng trong tiếng còi xe và tiếng chuông ngân vang.
Trên Đại lộ Pennsylvania, một dòng người diễu hành đi qua trước Khách sạn Trump, thỉnh thoảng dừng lại tạo thành làn sóng vẫy tay "tạm biệt".
Tại Delaware, những tiếng hò reo vang dội trong sanh khách sạn, nơi các phụ tá của ông Biden đang ở. "Đáng giá từng phút", một phụ tá nói. Họ chạm khuỷu tay hoặc những cái ôm xa để chúc mừng.
Tại Philadelphia, trong bầu không khí nồng nhiệt, những người ủng hộ ông Biden đã hò reo, nhảy múa và ôm nhau trên đường phố. Hai chị em Nyla, 11 tuổi và Jada Carter, 23 tuổi, đã hô vang "Na Na Hey Hey Kiss Him Goodbye" khi những người ủng hộ Trump tụ tập trên đường phố.
Ở New Orleans, Dana Clark, một phụ nữ Mỹ gốc Phi đã đứng xếp hàng hơn 8 tiếng đồng hồ để bỏ phiếu cho ông Biden cho biết cô rất vui mừng.
"Lúc đó, tôi đang xem trận bóng đá của con trai lớn ngay bây giờ và tôi đã bắt đầu chạy quanh sân khi nhận được tin," Clark nói.
Một phụ nữ ăn mừng ở khu phố Alphabet City của Manhattan. Ảnh: Reuters
Người dân ở thành phố New York đã nhảy múa trên đường phố và cổ vũ từ ban công, mái nhà với các biển hiệu Biden-Harris và cờ M, để cổ vũ cho chiến thắng của đảng Dân chủ.
Tại Columbus Circle, một cuộc diễu hành theo kế hoạch đã biến thành một bữa tiệc khiêu vũ kỷ niệm.
Ở Atlanta, tiếng hò reo và pháo hoa vang lên trong thành trì của đảng Dân chủ ở Làng Đông Atlanta khi thông tin ông Biden trở thành người chiến thắng được loan báo.
Emily Dietl, cử tri trung thành của đảng Dân chủ, 36 tuổi, cho biết cô cảm thấy nhẹ nhõm nhưng tò mò muốn biết ông Donald Trump sẽ phản ứng như thế nào.
"Ông ấy sẽ không nhượng bộ đâu", Dietl nói.
Một người ủng hộ Joe Biden cầm bóng bay có in hình của ông Joe Biden và bà Kamala Harris khi ăn mừng gần địa điểm tổ chức lễ kỷ niệm chiến thắng bầu cử đã lên kế hoạch trước ở Wilmington, Delaware. Ảnh: Reuters
Ở Harrisburg, Pennsylvania, bang giúp ông Biden vượt qua 270 phiếu bầu của Đại cử tri đoàn, khoảng 100 người biểu tình ủng hộ Trump hô vang khẩu hiệu "Dừng việc ăn trộm" đã biểu tình trước tòa nhà Quốc hội, đối đầu với khoảng tương đương số lượng người ủng hộ ông Biden.
Hàng trăm người ủng hộ Trump đã tập trung trên các bậc thang của Tòa nhà Quốc hội tiểu bang Michigan ở Lansing vào thứ Bảy, vẫy cờ Trump-Pence và hét lên: "Chuyện này chưa kết thúc" và "Chúng tôi sẽ ở đây mãi mãi."
Tại Tòa nhà Quốc hội bang Arizona ở Phoenix, căng thẳng đang dâng cao khi những người ủng hộ tổng thống Đảng Cộng hòa, một số mang súng, xuất hiện trước hàng trăm người, hô vang "Trump đã thắng" và "Chúng tôi sẽ thắng trước tòa".
Mọi người tại Công viên Trung tâm phản ứng khi truyền thông thông báo rằng ông Joe Biden đã chiến thắng trong cuộc bầu cử ở Thành phố New York ngày 7/11. Ảnh: Reuters
Làn sóng người ủng hộ đảng Dân chủ đổ ra đường chúc mừng chiến thắng.
Tại Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York
Lãnh đạo phe Dân chủ ở Thượng viện Chuck Schumer cầm một tấm biển vận động tranh cử sau khi truyền thông thông báo rằng Joe Biden đã thắng cử, tại Quảng trường Thời đại ở Thành phố New York.
Christopher Paulsen quỳ giữa Đại lộ Sunset ở khu Silver Lake của Los Angeles ăn mừng chiến thắng.
Mọi người ăn mừng gần Nhà Trắng sau khi truyền thông thông báo rằng Joe Biden đã thắng cử tại Washington DC
Thủ tướng Canada Justin Trudeau, người có mối quan hệ không "êm đềm" với ông Trump, là một trong những nguyên thủ đầu tiên đưa ra thông báo chúc mừng ông Biden và cánh tay phải Kamala Harris.
"Hai đất nước [Mỹ và Canada] là bạn bè thân thiết, đối tác và đồng minh. Chúng ta chia sẻ mối quan hệ đặc biệt đó trên trường quốc tế," ông Trudeau viết sau khi có thôn tin rằng ông Biden đã thắng bang quan trọng Pennsylvania - theo NBC. "Tôi rất trông đợi được hợp tác và xây dựng mối quan hệ giữa hai nước".
Ảnh: Bloomberg via Getty Images
Thị trưởng Paris Anne Hidalgo viết trên Twitter: "Chào mừng nước Mỹ trở lại! Chúc mừng ông Joe Biden và bà Kamala Harris!"
Ngoại trưởng Đức Heiko Maas cũng hân hoan khi chứng kiến "số liệu rõ ràng" về chiến thắng của ông Biden.
"Chúng tôi trông đợi tới ngày được làm việc với chính phủ tiếp theo của Mỹ. Chúng tôi muốn đầu tư vào một thỏa thuận xuyên Đại Tây dương mới," ông viết.
Mối quan hệ của Mỹ với NATO - đặc biệt là Đức - trở nên căng thẳng dưới thời ông Trump. Vậy nên một lãnh đạo mới của Mỹ rất được khối này hoan nghênh. Ông Trump cũng đã từng công khai chỉ trích bà Angela Merkel.
Ông Trump đi đánh golf ngày 7/11, khi biết tin ông Biden đắc cử. Ảnh: AP
"Bắt đầu từ thứ 2 (9/11 giờ Mỹ), chiến dịch của tôi sẽ bắt đầu các đơn kiện tại tòa để đảm bảo rằng luật bầu cử được thực thi toàn diện và người chiến thắng hợp pháp sẽ ngồi đúng vị trí của mình," ông Trump tuyên bố.
Chiến dịch của ông Trump đã đệ đơn kiện tới vài bang chiến trường nơi ông Biden thắng với cách biệt nhỏ, bao gồm Nevada, Pennsylvania và Georgia, cho rằng các lá phiếu xuất hiện sau ngày Bầu cử là bất hợp pháp và cho rằng những người giám sát bị khuất tầm nhìn khi chứng kiến hoạt động kiểm phiếu.
"Người Mỹ cần một cuộc bầu cử trung thực: điều đó có nghĩa rằng việc đếm tất cả các phiếu bầu hợp pháp, và không đếm tất cả các phiếu bất hợp pháp. Ví dụ, tại Pennsylvania, những người kiểm soát không được cho phép tiếp cận để quan sát quá trình kiểm phiếu. Những phiếu bầu hợp pháp mới quyết định tổng thống tương lai, chứ không phải truyền thông".
"Điều gây sốc là chiến dịch của ông Biden phủ nhận quyền cơ bản của công dân và muốn đếm mọi phiếu kể cả đó là phiếu giả, phiếu gian lận hay được bầu bởi những người không đủ điều kiện bầu và thậm chí cả người chết. Chỉ có một đảng làm những việc sai lầm mới buộc những quan sát viên đứng ngoài phòng đếm phiếu - và đấu tranh ở tòa án để họ không được vào trong".
"Vậy ông Biden đang giấu giếm gì? Tôi sẽ không nghỉ ngơi cho tới khi người Mỹ có lượng phiếu đếm trung thực mà họ xứng đáng có và nền dân chủ yêu cầu".
Ngày 7/11, tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố ông sẽ không chấp nhận việc ông Biden sẽ thay thế ông ở Nhà Trắng.
Ít phút sau khi các hãng truyền thông lớn tuyên bố ông Biden là người thắng cuộc trong cuộc đua tổng thống, ông Trump cho rằng các hãng tin đang giúp ông Biden trở thành người chiến thắng "một cách sai lầm" và sẽ tiếp tục chiến đấu để có kết quả cuối cùng tại tòa án.
"Có một sự thật là cuộc bầu cử này còn lâu mới kết thúc. Ông Joe Biden không được công nhận là người chiến thắng ở bất kì bang nào, chưa kể ở các bang chiến trường khốc liệt đang chuẩn bị kiểm lại phiếu, hoặc các bang nơi chiến dịch tranh cử của tôi đang có những thách thức hợp pháp và chính thức có thể định đoạt chiến thắng cuối cùng," ông Trump nói.
Ông Trump ở sân golf của mình ở Virginia khi ông Biden được tuyên bố là người chiến thắng.