*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Các thông tin chiến sự tại mặt trận Idlib cho thấy "tín hiệu" trước một đợt tấn công của Quân đội Arab Syria (SAA) nhằm vào phiến quân và các nhóm khủng bố ở phía nam cao tốc M4.
Truyền thông và các nguồn tin chính thức từ Iran cho biết, khủng bố đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào các phương tiện của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng Korin, tỉnh Sistan và Baluchestan.
Theo truyền thông Iran, cuộc tấn công này đã khiến chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng ở Korin bị thương. Ngoài ra, không có ai thiệt mạng.
Các phần tử khủng bố từng tiến hành vụ tấn công tương tự tại khu vực này vào năm 2017, khiến một số thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng.
Nguồn: South Front
- Nỗ lực tiến vào làng Flaifel, nam Idlib của quân đội Syria bị phiến quân đánh bật.
- Quân đội Syria điều lực lượng tiếp viện tới thị trấn Ain Issa ở bắc tỉnh Raqqa.
- Quân đội Syria pháo kích khu vực Shanan ở nam Idlib.
- Các cư dân làng Hamo ở Qamishli tổ chức biểu tình chống lại lực lượng chiếm đóng nước ngoài và các biện pháp phong tỏa kinh tế áp đặt lên Syria thông qua cái gọi là Luật Caesar.
Truyền thông và các nguồn tin chính thức từ Iran cho biết, khủng bố đã tiến hành một cuộc tấn công nhằm vào các phương tiện của lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran ở vùng Korin, tỉnh Sistan và Baluchestan.
Theo truyền thông Iran, cuộc tấn công này đã khiến chỉ huy lực lượng Vệ binh Cách mạng ở Korin bị thương. Ngoài ra, không có ai thiệt mạng.
Các phần tử khủng bố từng tiến hành vụ tấn công tương tự tại khu vực này vào năm 2017, khiến một số thành viên của lực lượng Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran thiệt mạng.
Nhà phân tích quân sự Nga Alexander Zabolskis cho biết, các chuyên gia của NATO đang lo ngại trước những thành công mà quân đội Nga ngày càng đạt được nhiều ở các nước Baltic và Syria.
"Cảnh báo hiện tại của quân đội Ba Lan về sự vượt trội đáng kể của vũ khí Nga không chỉ hướng tới chính phủ nhằm xin ngân sách, mà còn cho thấy sức mạnh của quân đội Nga trong lĩnh vực vũ khí chiến thuật ngày càng được tăng cường", trang Regnum dẫn lời nhà phân tích quân sự Nga Alexander Zabolskis cho biết.
Quân đội Nga ở Syria
Ông Zabolskis đồng thời chỉ rõ, nếu số lượng quân đội của NATO ở các nước Baltic tăng gấp bảy lần so với hiện tại, vẫn sẽ không có thay đổi nhiều về cán cân quân sự so với Nga.
Nhà phân tích Nga khẳng định, những thành công của quân đội Nga, cụ thể là ở Syria, đã khiến các lực lượng NATO ngạc nhiên và gây ra mối lo ngại lớn, đặc biệt là ở phía Đông Địa Trung Hải, nơi hải quân Nga hiện đang hiện diện rất đông.
Bài viết được tham khảo từ Website anninhthudo.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo hãng thông tấn SANA, các cơ quan có thẩm quyền ở Syria đã tìm thấy một lượng lớn vũ khí và đạn dược do một số tổ chức khủng bố để lại tại những khu vực đã được Quân chính phủ Syria (SAA) giải phóng ở vùng thông thôn bắc Aleppo.
Phóng viên của SANA cho biết, trong số này có súng máy, súng cối, súng trường tự động, đạn xe tăng, súng phóng lựu chống tăng RPG và một lượng lớn các loại đạn dược khác.
Ảnh minh họa. Nguồn: SANA
AFP đưa tin ngày 30/6, Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã cảnh báo Tổng thống Syria Bashar al-Assad sẽ "mạo hiểm tương lai" của chính quyền mình nếu ông cho phép Iran củng cố quân sự ở nước này.
Phát biểu họp báo cùng phái viên Mỹ về chính sách Iran Brian Hook đang ở thăm, ông Netanyahu nói: "Chúng tôi sẽ không cho phép Iran thiết lập sự hiện diện quân sự ở Syria."
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Theo ông, Israel sẽ tiếp tục thực hiện những hành động cần thiết để ngăn cản Iran tạo ra một mặt trận khủng bố và quân sự khác nhằm vào Israel ở quốc gia láng giềng Syria.
Ông cũng nêu rõ: "Tôi nói với Tổng thống Assad rằng ông đang mạo hiểm tương lai đất nước và chính quyền của ông."
Chiều 30/6, trang Southfront đưa tin về việc Thượng viện Mỹ sẽ bỏ phiếu về sửa đổi luật cho phép mua lại hệ thống không S-400 của Nga từ Thổ Nhĩ Kỳ.
Thượng nghị sĩ John Randolph Thune đã đề xuất sửa đổi Đạo luật ủy quyền quốc phòng năm 2021 (NDAA) cho phép mua lại lô "hàng nóng" nói trên bằng ngân sách mua sắm tên lửa của Quân đội Mỹ.
Đây là một nỗ lực nhằm giải quyết các vấn đề sau khi Ankara mua hệ thống S-400 từ Moscow và sau đó bị Washington loại khỏi chương trình F-35 như một hình thức trừng phạt.
Nếu được triển khai đầy đủ, các tổ hợp S-400 có thể bảo vệ toàn bộ không phận Thổ Nhĩ Kỳ.
Theo Jim Townsend, một cựu quan chức Lầu Năm Góc, Quân đội Mỹ có chính sách mua lại công nghệ quân sự nước ngoài và có khả năng sẽ khai thác hệ thống S-400 để thử nghiệm chiến thuật và khả năng tác chiến của các máy bay chiến đấu.
"Tôi nghĩ rằng việc Mỹ mua S-400 từ Thổ Nhĩ Kỳ là một cách làm thông minh để cứu ông Erdogan khỏi "thế bí" mà ông ấy tự gây ra. Việc đưa hệ thống này ra khỏi Thổ Nhĩ Kỳ sẽ cho phép họ tái gia nhập chương trình F-35".
Hiện tại, vẫn chưa rõ Thượng viện Mỹ sẽ quyết định ra sao, và ngay cả khi kế hoạch mua lại này được thông qua, họ cũng cần tới sự ủng hộ Hạ viện Mỹ và việc này không bị Tổng thống Mỹ Donald Trump phủ quyết.
Mỹ đã đưa ra một số lợi ích nếu Thổ Nhĩ Kỳ từ bỏ S-400, nhưng cho đến nay, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan vẫn giữ nguyên quan điểm.
Linh kiện S-400 được đưa đến Thổ Nhĩ Kỳ.
Ngày 30/6, trang tin thenational.ae đưa tin Tổng thống Pháp Emmanuel Macron đã lên án mạnh mẽ sự hiện diện của Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya.
Trong chuyến thăm nước láng giếng Đức, ông Macron cho rằng "Thổ Nhĩ Kỳ không tôn trọng bất kỳ cam kết của mình và rằng Ankara là một trở ngại trong việc đảm bảo lệnh ngừng bắn ở Libya".
Căng thẳng giữa Pháp và Thổ Nhĩ Kỳ leo thang sau sự cố vào ngày 10/6 giữa tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ và một tàu hải quân Pháp ở Địa Trung Hải.
Pháp coi đó là một "hành động thù địch" theo quy tắc của NATO còn Thổ Nhĩ Kỳ đã phủ nhận "quấy rối" tàu Pháp.
Paris cũng đã nhiều lần cáo buộc Ankara vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc và đưa lính đánh thuê Syria tham chiến ở Libya.
Ông Macron phủ nhận ủng hộ các lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) và nhấn mạnh rằng Pháp ủng hộ một giải pháp chính trị cho vấn đề Libya.
Vị trí của các tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ, Pháp và Italia gần bờ biển Libya.
Ngày 30/6, hãng Sputnik dẫn nguồn phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman cho biết Bộ Quốc phòng Mỹ (DoD) không có bằng chứng xác nhận các cáo buộc về sự thông đồng giữa Nga và Taliban.
"Cho đến nay, DoD không có các bằng chứng để xác thực các cáo buộc gần đây (liên quan tới bài báo hôm 29/6 của The New York Times cáo buộc Nga thưởng cho Taliban nếu hạ được lính Mỹ).
Mặc dù vậy, chúng tôi luôn nỗ lực đảm bảo an toàn cho lực lượng của chúng tôi ở Afghanistan và trên toàn thế giới theo cách nghiêm túc nhất và liên tục áp dụng các biện pháp để ngăn chặn các mối đe dọa tiềm tàng".
Phát ngôn viên của Lầu Năm Góc Jonathan Hoffman.
Mới đây, hãng tin Nga RT dẫn nguồn Lực lượng an ninh Iraq (ISF) đã xác nhận việc họ phóng thích các thành viên của nhóm vũ trang Kataib Hezbollah, những người đã bị đơn vị chống khủng bố của ISF bắt giữ vài ngày trước.
Hôm 26/6, ISF đã tiến hành đột kích vào trụ sở của Kataib Hezbollah ở Baghdad và bắt giữ 14 thành viên của tổ chức này. Hoạt động được cho là để đáp trả một vụ tập kích bằng rocket vào sân bay Baghdad và một số vị trí khác.
Mặc dù Kataib Hezbollah đã bác bỏ liên quan tới vụ tấn công, tuy nhiên ISF đã theo dõi các vị trí phóng và thấy rằng chúng nằm gần khu vực hoạt động của nhóm.
Các tay súng Kataib Hezbollah tham chiến chống lại nhóm khủng bố IS.
Kataib Hezbollah là nhóm bán vũ trang Hồi giáo Shia Iraq với quân số khoảng 30.000 thành viên, hoạt động theo mô hình của Hezbollah Lebanon và được Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) hỗ trợ và huấn luyện.
Nhóm đã tham chiến chống lại nhóm khủng bố IS từ năm 2014 tới nay và được phiên chế vào 3 lữ đoàn số 45-46-47 thuộc Lực lượng Huy động Nhân dân (PMU) do chính phủ Iraq tài trợ.
Kataib Hezbollah đã bị Mỹ liệt vào danh sách các nhóm khủng bố vào tháng 2/2020, hơn 1 tháng sau khi chỉ huy nhóm Abu Mahdi al-Muhandis thiệt mạng cùng Tướng Iran Soleimani trong một vụ ám sát của UAV Mỹ ở Baghdad vào ngày 3/1/2020.
Kể từ đó tới nay, các vụ tấn công bằng rocket vào mục tiêu Mỹ ở Iraq thường bị Washington cáo buộc là do Kataib Hezbollah tiến hành.
Thành viên của Kataib Hezbollah trong một lễ tưởng niệm Tướng Iran Soleimani và chỉ huy nhóm Muhandis ở Iraq.
Theo bài viết được đăng tải trên trang tin ISWNews sáng 30/6, lực lượng Houthi (còn có tên khác là Ansar Allah) đã liên tiếp đẩy lui liên minh do Saudi dẫn đầu ở phía nam tỉnh Marib.
Phát ngôn viên của lực lượng vũ trang Yemen (đồng minh của Houthi) Tướng Yahya al-Sari tuyên bố khu vực rộng gần 400 km2 ở bắc Baydha đã được giải phóng (bao gồm các khu vực Khaliqa, Ramdhah, Qafal và các quận Radman và Abdiyah).
Các máy bay chiến đấu của liên minh đã tiến hành không kích 24 lần tại khu vực phía bắc Baydha và phía nam Marib trong 2 ngày vừa qua, tuy nhiên nỗ lực này không ngăn được đà tiến của Houthi.
Giao tranh dữ dội hiện đang tiếp diễn tại khu vực ở đường Soq Qaniyah và đường Qaniyah và phía nam của quận Abdiyah.
Bản đồ chiến sự tại al-Baydha.
Theo Tướng Yahya al-Sari, hơn 250 tay súng liên minh đã thiệt mạng, bị thương hoặc bị bắt cùng với ít nhất 20 xe cơ giới đã bị phá hủy và nhiều vũ khí và các phương tiện quân sự khác bị bắt sống.
Trong đợt tấn công này, các đơn vị tên lửa và máy bay không người lái (UAV) của Houthi đã liên tục tiến hành các cuộc tấn công.
Tướng Yahya al-Sari trong họp báo về chiến dịch tại al-Baydha.
Chiều 30/6, trang tin DID Press có trụ sở tại Kabul, Afghanistan cho biết Đặc phái viên của Bộ Ngoại giao Iran Mohammad Ebrahim Taherian có cuộc gặp với ông Mullah Baradar, đại diện chính trị của phái đoàn Taliban tại Doha, Qatar.
Theo phát ngôn viên của Taliban Suhail Shaheen, hai bên đã trao đổi về các vấn đề liên quan tới người tị nạn Afghanistan ở Iran, biên giới hai nước, các cuộc đàm phán "liên Afghanistan" và tình hình hiện tại của Afghanistan.
Ông Mullah Baradar cho biết Taliban cam kết thực hiện tất cả các điều khoản của thỏa thuận (với Mỹ) và một khi các tù nhân của lực lượng này được phóng thích, họ sẽ sẵn sàng tham gia các cuộc đàm phán "liên Afghanistan" với chính phủ Kabul.
Truyền thông Iran cho biết thêm rằng ông Taherian đã tập trung vào việc giảm bạo lực, khởi động các cuộc đàm phán mà không có sự can thiệp từ các lực lượng nước ngoài, đặc biệt là Mỹ ở Afghanistan cũng như các lợi ích chung giữa hai nước.
Theo DID Press, Ông Mullah Baradar, là nhân vật thứ hai phụ trách chính trị của Taliban tại Doha, Qatar.
Một số vũ khí "xuất xứ Iran" được Mỹ thu giữ tại Afghanistan và trưng bày vào năm 2018 (Nguồn: CNN).
Một số vũ khí "xuất xứ Iran" được Mỹ thu giữ tại Afghanistan và trưng bày vào năm 2018 (Nguồn: CNN).
Một số vũ khí "xuất xứ Iran" được Mỹ thu giữ tại Afghanistan và trưng bày vào năm 2018 (Nguồn: CNN).
Mới đây, trang tin Tasnim của Iran dẫn tuyên bố của Công tố viên Tòa án quân sự Tehran Gholam Abbas Torki đã tiết lộ chi tiết mới về vụ phòng không Iran bắn rơi máy bay chở khách Ukraine hôm 8/1/2020.
Theo quan chức Iran, chiếc máy bay đã bị hạ bởi một tên lửa chứ không phải 2 như các báo cáo trước đó miêu tả.
Các hệ thống phòng không (được cho là Tor-M1) đã khai hỏa 2 tên lửa vào máy bay Ukraine nhưng một trong những tên lửa đã không ảnh hưởng tới máy bay do nó bị "che khuất" và chỉ một tên lửa phát nổ gần máy bay.
Ông Torki cũng bổ sung thêm một chi tiết rằng tên lửa thứ hai đã được phóng 26 giây sau tên lửa thứ nhất.
Chiếc Boeing 737-800 thực hiện chuyến bay PS752 bị bắn rơi ở Iran trong một hình ảnh được ghi lại vào tháng 10/2019.
Công tố viên cũng thừa nhận trách nhiệm của Tehran trong vụ tai nạn, và cho rằng nguyên nhân của vụ việc là do yếu tố con người và lưu ý rằng không có bằng chứng cho thấy các hệ thống tên lửa hoặc phòng không Iran bị tấn công mạng.
Chuyến bay 752 (PS752) của Ukraine International Airlines với 176 người trên máy bay đã bị bắn rơi vào ngày 8/1 ngay sau khi khởi hành từ một sân bay ở Tehran. Toàn bộ hành khách đều đã thiệt mạng.
Ban đầu Iran cho rằng vụ tai nạn do lỗi kỹ thuật nhưng cuối cùng cũng thừa nhận rằng phòng không của họ đã bắn nhầm máy bay.
Tổ hợp phòng không Tor-M1 được cho là đã bắn rơi máy bay Ukraine (Nguồn: Mehr News).
Trưa ngày 30/6, trang tin AhlulBayt (ABNA) đã đăng tải một đoạn phim ngắn về hoạt động bắn tỉa của lực lượng Houthi ở Yemen nhằm vào liên minh can thiệp do Arab Saudi dẫn đầu.
ABNA là một trang tổng hợp tin tức trực tuyến của Iran có trụ sở tại Qom, chính vì vậy các tin tức của trang này thường nghiêng theo hướng ủng hộ lực lượng Houthi ở Yemen.
Cảnh quay lính bắn tỉa Houthi khai hỏa vào binh sĩ Liên minh can thiệp Yemen do Arab Saudi dẫn đầu (Nguồn: ABNA).
Theo trang tin North Press Agency, một nhóm tù nhân IS tại nhà tù Sinaa thuộc tỉnh Hasakah đông bắc Syria đã tiến hành một vụ bạo loạn trong đêm ngày 29/6 giờ địa phương.
Hiện vẫn chưa rõ chi tiết về vụ bạo loạn tại nhà tù Sinaa do Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo đã chặn mọi con đường tiếp cận khu vực.
Rạng sáng ngày 30/6 (trưa cùng ngày giờ Việt Nam), một đoàn xe tăng viện của lực lượng an ninh SDF đã được lệnh cơ động tới khu vực. Nhiều khả năng sẽ có đụng độ với các tay súng IS tại nhà tù Sinaa trong những giờ tới.
Mới đây, Quân đội Nga đã xác nhận rằng ít nhất 2 tiêm kích Su-27 của Nga đã xuất kích đánh chặn hai máy bay chiến đấu của Mỹ trên Biển Đen.
"Vào ngày 29/6, Quân khu phía Nam của Nga đã tiến hành theo dõi và hộ tống một máy bay trinh sát săn ngầm P-8A Poseidon và một máy bay trinh sát chiến lược RS-135".
Theo AMN, tuyên bố cũng chỉ ra rằng Su-27 của Nga đã vội vã xuất kích đánh chặn hai máy bay của Mỹ dù chúng không xâm phạm không phận Nga.
"Các loại máy bay Nga đã được thực hiện theo các quy tắc quốc tế về việc sử dụng không phận trên vùng biển trung lập mà không xâm phạm biên giới của các quốc gia khác".
Vụ việc diễn ra chỉ trong vòng 5 ngày sau khi tiêm kích Nga đã phải hộ tống máy bay Mỹ gần không phận của họ.
Hình minh họa.
Cho tới thời điểm hiện tại, vụ việc hôm 29/6 khiến ít nhất 2 binh sĩ Sư đoàn 5 Quân đội Arab Syria (SAA) thiệt mạng đồng thời dẫn tới việc lính chính phủ phải rút khỏi một số vị trí xung quanh làng Saida, Daraa vẫn chưa rõ ràng.
Theo nguồn tin chính phủ, 2 người lính nói trên thiệt mạng do một vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế (IED).
Còn theo nguồn tin thân phiến quân, cuộc đụng độ giữa các cựu thành viên phiến quân thuộc Sư đoàn 5 SAA và các sĩ quan Mukharabat (Tình báo quân đội) khiến ít nhất 5 người thiệt mạng.
Tang lễ của 1 thành viên Sư đoàn 5 với sự tham gia của các quan chức địa phương và quân sự cho thấy nhiều khả năng đây là một vụ tấn công bằng IED hơn là đụng độ giữa binh lính SAA và Tình báo quân đội.
Theo nguồn tin thân chính phủ chưa được xác thực, lực lượng chính phủ trong khu vực được cho là đã có phản ứng sau chuỗi vụ việc nói trên.
5 tiểu đoàn mới bao gồm chủ yếu là các cựu phiến quân đã hòa giải đang được tổ chức tại thung lũng Yarmouk ở phía tây nam Daraa. Các tiểu đoàn nói trên được cho là sẽ nhận được sự chỉ huy trực tiếp từ Sư đoàn 4 thiết giáp Vệ binh Cộng hòa.
Nhiều khả năng một đợt "tảo thanh" của quân chính phủ sẽ sớm diễn ra và nhằm vào các khu vực "hòa giải" ở miền nam Syria.
Bản đồ các khu vực "hòa giải" tại miền nam Syria.
Binh sĩ Syria rút bỏ khỏi một chốt kiểm soát tại Daraa sau vụ tấn công ngày 29/6.
Vào khoảng 1 giờ trước,hãng thông tấn Tasnim của Iran dẫn nguồn tin địa phương khu vực ngã ba biên giới Iran - Pakistan - Afghanistan cho biết một xe quân sự của Iran đã bị tấn công tại vùng Korin thuộc tỉnh Sistan-Baluchestan.
Theo các nguồn tin của Mehr News, một vụ nổ đã xảy ra trên con đường nối các thành phố Zahedan và Khash ở phía đông nam Iran. Mehr News cho rằng vụ nổ có thể là hành động khủng bố được thực hiện bởi phiến quân trong khu vực.
Hiện vẫn chưa có bình luận từ các nguồn tin chính thức của chính phủ Iran và IRGC về vụ việc.
Đáng chú ý là cũng trên tuyến đường này, Jaysh al-Adl (tạm dịch: Quân đội Công lý) một tổ chức được Tehran liệt kê là khủng bố đã tiến hành một vụ tấn công gây thương vong cho 40 thành viên Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) vào tháng 2/2019.
Jaysh al-Adl là nhóm vũ trang cực đoan Hồi giáo Sunni (ở Iran đa số là người Shia) chủ yếu là người Baloch hoạt động ở khu vực tỉnh Sistan -Baluchestan với mục tiêu ly khai khỏi Iran.
Bom vệ đường được Jaysh al-Adl cài tại tuyến đường gần thành phố Khash bị phát hiện năm 2015.
Baluchestan (Baluchistan) là khu vực thuộc lãnh thổ của 3 nước Iran - Afghanistan và Pakistan được đặt tên cho bộ lạc Baloch sinh sống.
Sáng 30/5 (giờ Việt Nam) tổ chức SOHR dẫn nguồn tin địa phương cho biết ít nhất 6 binh sĩ Syria đã thương vong khi cán phải một quả mìn gần đập Abu al-Fayyad, phía đông tỉnh Hama.
Theo SOHR, tính từ ngày 24/3 tới nay đã có 576 dân quân thân chính phủ và binh sĩ SAA thiệt mạng trên toàn lãnh thổ Syria.
Về phía các đồng minh của Damascus, ít nhất 2 người Nga và 127 thành viên của các nhóm dân quân "phi Syria" được Iran hậu thuẫn đã thiệt mạng.
Thương vong chủ yếu do các cuộc phục kích của tàn quân IS tại khu vực hữu ngạn Euphrates và sa mạc thuộc các tỉnh Deir Ezzor, Homs và Sweida. Ngược lại, 212 tàn quân IS cũng đã bị tiêu diệt.
Hình minh họa.
Sáng 30/6, tờ Arab News cho biết một đoàn xe quân sự khoảng 15 chiếc của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) vượt qua cửa khẩu biên giới Kafr Losin nhằm mục đích củng cố một cứ điểm ở Idlib đang "gây lo ngại về một hoạt động quân sự sắp diễn ra".
Aydin Sezer, một chuyên gia về quan hệ Nga-Thổ Nhĩ Kỳ, cho rằng tình hình đang diễn ra ở Idlib giống như một "quả bom nổ chậm".
"Bất cứ điều gì cũng có thể xảy ra vào bất cứ lúc nào, một hành động khiêu khích sẽ lôi kéo quân đội Syria hoặc lực lượng vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ vào cuộc chiến".
Theo ông Sezer, các cuộc tấn công gần đây của nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) và các nhóm liên quan vào các căn cứ của Nga là một nỗ lực khiêu khích nhằm vào Kremlin.
Hình minh họa.
Sáng 30/6, trong cuộc phỏng vấn với kênh NBC của Mỹ, phát ngôn viên Điện Kremlin Dmitry Peskov cho rằng việc truyền thông phương Tây cáo buộc Nga trả tiền cho các thành viên Taliban ở Afghanistan để sát hại lính Mỹ là " chuyện nực cười".
"Đây thực sự là điều vô lý khi truyền bá loại thông tin như vậy".
Khi được hỏi liệu Nga có coi hành vi đó là "act of aggression" (tạm dịch: hành động xâm lược) hay không, ông Peskov trả lời: "Tôi không nghĩ rằng tình huống nói trên có thể xảy ra".
Trả lời câu hỏi về việc liệu các quan chức Nga và Mỹ có trao đổi chủ đề này hay không, ông Peskov tiết lộ: "Theo tôi được biết thì không có đại diện nào của Mỹ đưa ra câu hỏi này".
Ông Peskov cho biết thêm rằng không có bất kỳ cuộc tham vấn nào về vấn đề này thông qua các kênh chính phủ, ngoại giao hay quân sự giữa Nga và Mỹ.
Vào ngày 26/6, truyền thông Anh đã trích dẫn một bài viết tờ The New York Times cáo buộc một đơn vị tình báo quân đội Nga đã khuyến khích các chiến binh Taliban tấn công các nhân viên của liên minh quân sự quốc tế ở Afghanistan.
Tổng thống Mỹ Donald Trump thông qua MXH Twitter đã tiết lộ rằng ông không được thông báo về bất kỳ cuộc tấn công như vậy ở Afghanistan và rằng bài viết trên tờ The New York Times "có thể là tin bịa đặt chống Nga hoặc Fakenews (tin giả)".
Phát ngôn viên Điện Kremlin Peskov và Tổng thống Nga Vladimir Putin.
Đại diện thường trực của Nga tại Liên Hiệp Quốc, Vasily Nebenzia mới đây xác nhận việc Nga rút khỏi cơ chế trao đổi thông tin về các tình hình nhân đạo ở Syria, lưu ý rằng vấn đề này không có ủy quyền từ Hội đồng Bảo an LHQ.
"Cơ chế này là kết quả của một thỏa thuận tự nguyện. Nó không được ủy quyền của Hội đồng Bảo an. Tôi đã đề cập nhiều lần đến những nhược điểm của nó nhưng đã bị bỏ qua", nhà ngoại giao Nga tuyên bố.
Phó Tổng thư ký LHQ về các vấn đề nhân đạo Marc Lukoc cho biết Nga đã thông báo về việc rút khỏi các hoạt động nhân đạo của LHQ trong lãnh thổ Syria vào ngày 23/6.
Trước đó, đại biểu Nga tại Liên Hợp Quốc đã chỉ trích các hoạt đông nhân đạo ở Syria vì đã được sử dụng để cho các chiến dịch tuyên truyền chống chính phủ Damascus và đã giúp cho các nhóm khủng bố ở miền bắc Syria thu được lợi ích.
Bình luận thông qua mạng xã hội Twitter về việc Nga rút khỏi cơ chế của Liên Hợp Quốc, đại diện thường trực của Mỹ tại LHQ, Kelly Craft cho biết Mỹ đã bị "sốc" vì quyết định của Nga.
"Mỹ sẽ không từ bỏ cam kết với người dân Syria và sẽ làm mọi việc có thể để họ có được sự trợ giúp cần thiết để sinh tồn. Chúng ta có một quyết định cần xem xét đó là cùng nau hỗ trợ cơ chế viện trợ nhân đạo xuyên biên giới hoặc để mọi người chết".
Hình minh họa.
Rạng sáng ngày 30/6 (giờ Việt Nam), Quân đội Arab Syria (SAA) đã pháo kích dữ dội vị trí đối phương dọc theo chiến tuyến phía nam Idlib khi các nhóm phiến quân tổ chức công kích tuyến phòng thủ ở Jabal Al-Zawiya.
Theo nguồn tin từ mặt trận Idlib, pháo và rocket của SAA khai hỏa đã phá hủy một số vị trí của đối phương.
Trong một diễn biến liên quan, SAA cũng đã khai hỏa vào vị trí của nhóm khủng bố Tanzim Hurras al-Din (thuộc liên minh Fa Ithbatu) tại đồng bằng al-Ghab, tây bắc Hama.
Kể từ sau các đợt đột kích cảu Tanzim Hurras al-Din vào đầu tháng 6/2020, pháo binh Syria đã tạm ngừng pháo kích vào vị trí của nhóm khủng bố. Theo AMN, đây có thể là tín hiệu cho thấy chiến dịch quân sự ở khu vực phía nam cao tốc M4 sắp diễn ra.
Hình minh họa.
Mới đây hãng tin Fars dẫn tuyên bố Amir Abbas Hamidi, giám sát viên của Hải quan Iran tại khu kinh tế "Pars" cho biết Tehran đã xuất khẩu các chế phẩm dầu mỏ tới một loạt các quốc gia ở châu Á, châu Phi và châu Âu.
Khu kinh tế "Pars" đã xuất khẩu khoảng 4.389 triệu tấn chế phẩm dầu mỏ với giá trị ước tính là 1,09 tỷ USD trong ba tháng qua (tính từ tháng 3 đến tháng 6/2020).
Theo quan chức Iran, Trung Quốc, Hàn Quốc, Hong Kong, Indonesia, Italia và Thổ Nhĩ Kỳ và đặc biệt là một số nước Arab bao gồm Ai Cập, Kuwait và UAE là các khách hàng.
Theo Hải quan Iran, xuất khẩu hàng hóa phi dầu mỏ bao gồm đang chứng kiến sự tăng trưởng ổn định bất chấp các lệnh trừng phạt của Mỹ.
Khu kinh tế Pars chứa một số mỏ dầu của Iran, như mỏ khí lớn nhất thế giới South Pars được coi là một trong những trung tâm xuất khẩu quan trọng nhất liên quan tới các chế phẩm dầu mỏ.
Iran cũng đã gửi hàng loạt tàu chở nhiên liệu đến Venezuela, bày tỏ sẵn sàng tiếp tục các chuyến hàng dầu đến quốc gia Latinh, nếu Caracas yêu cầu nhiều hơn.
Tiêm kích Venezuela bảo vệ tàu chở nhiên liệu Iran.
Rạng sáng ngày 30/6 phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ Morgan Ortagus, cho biết Washington chia sẻ mối quan ngại của Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) về can thiệp của nước ngoài có thể ảnh hưởng đến thương mại dầu mỏ của quốc gia Bắc Phi.
Ông Ortagus nói thêm rằng "điều này (can thiệp) là hành động tấn công trực tiếp vào chủ quyền và "sự thịnh vượng" của Libya".
Washington đã cáo buộc Moscow triển khai lính đánh thuê người Nga thông qua Tập đoàn Wagner đến Libya để giúp Quân đội Quốc gia Libya (LNA), đứng đầu là Tướng Khalifa Haftar.
Tuy nhiên, Nga cũng đã đưa ra những cáo buộc tương tự đối với Mỹ, đặc biệt là liên quan tới các mỏ dầu nằm trong khu vực do lực lượng Mỹ kiểm soát ở miền đông Syria.
Moscow và Damascus đã nhiều lần kêu gọi Washington rút quân khỏi các mỏ dầu và từ tất cả các vị trí mà lính Mỹ kiểm soát trên lãnh thổ Syria.
Hình minh họa (The New York Times).
Hình minh họa.
Theo hãng tin RIA Novosti của Nga, Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (INTERPOL) mới đây đã ra tuyên bố về yêu cầu của Iran trong việc bắt giữ Tổng thống Mỹ Donald Trump và 35 người mà Tehran tuyên bố có liên quan tới vụ ám sát Tướng Soleimani.
Phát ngôn viên của INTERPOL nhấn mạnh rằng việc xem xét yêu cầu của Iran đối với 36 nhân vật, bao gồm cả các quan chức quân sự và chính trị ở Mỹ, sẽ không phù hợp với tôn chỉ và mục tiêu của tổ chức.
INTERPOL hoạt động độc lập theo tôn chỉ tôn trọng chủ quyền các quốc gia thành viên, không can thiệp vào công việc nội bộ.
Đối tượng điều tra chỉ là tội phạm hình sự. Lực lượng này không điều tra các vấn đề liên quan đến chính trị, tôn giáo, quân đội, kỳ thị chủng tộc...
Tướng Qassem Soleimani, tư lệnh Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) và chỉ huy dân quân Abu Mahdi Al-Mohandis của Iraq bị UAV Mỹ ám sát bên ngoài sân bay Baghdad vào đêm ngày 3/1/2020.
Hình minh họa.