*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Các nguồn tin từ TQ cho biết nước này không loại trừ khả năng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phá hủy các tổ hợp tên lửa tiên tiến của Nga nếu xung đột quy mô lớn nổ ra với Ấn Độ.
Quân đội Iraq ngày hôm nay cho biết, các đơn vị an ninh của họ đã bắt giữ hơn một chục người bị nghi ngờ dính líu tới các vụ tấn công bằng rocket vào sự hiện diện của Mỹ tại nước này.
Theo hai quan chức cấp cao Iraq, 14 người bị bắt giữ có liên quan tới một nhóm dân quân vũ trang do Iran hậu thuẫn. Sự việc được đánh giá là động thái mạnh mẽ và táo bạo của chính phủ Baghdad nhằm trấn áp các nhóm vũ trang lâu nay vẫn là tác nhân gây căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ - Iraq.
Ngày 25/6, Đơn vị Chống Khủng bố Tinh nhuệ của Iraq đã phát động một cuộc đột kích ở địa bàn Dora thuộc Thủ đô Baghdad.
Đặc nhiệm Iraq tại Thủ đô Baghdad năm 2010. Ảnh: AP
Quân đội Iraq ngày hôm nay cho biết, các đơn vị an ninh của họ đã bắt giữ hơn một chục người bị nghi ngờ dính líu tới các vụ tấn công bằng rocket vào sự hiện diện của Mỹ tại nước này.
Theo hai quan chức cấp cao Iraq, 14 người bị bắt giữ có liên quan tới một nhóm dân quân vũ trang do Iran hậu thuẫn. Sự việc được đánh giá là động thái mạnh mẽ và táo bạo của chính phủ Baghdad nhằm trấn áp các nhóm vũ trang lâu nay vẫn là tác nhân gây căng thẳng cho mối quan hệ Mỹ - Iraq.
Ngày 25/6, Đơn vị Chống Khủng bố Tinh nhuệ của Iraq đã phát động một cuộc đột kích ở địa bàn Dora thuộc Thủ đô Baghdad.
Đặc nhiệm Iraq tại Thủ đô Baghdad năm 2010. Ảnh: AP
Sáng nay, nhóm khủng bố Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) và lực lượng Fa Ithbatu Operations Room đã đạt được một thỏa thuận mới nhằm giải quyết cuộc xung đột giữa hai bên tại khu vực Idlib mở rộng.
Theo đó, hai nhóm cực đoan này sẽ cùng chấp nhận các điều khoản sau đây:
- Thực hiện lệnh ngừng bắn ở thị trấn Arab Said và thung lũng al-Roug. Tất cả các chốt an ninh đều sẽ bị loại bỏ đồng thời chấm dứt tình trạng báo động cao;
- Những tay súng sống ở Arab Said có thể tiếp tục ở lại thị trấn và được phép giữ vũ khí cá nhân;
- Bất kỳ thành viên nào muốn rời Arab Said cũng có thể thực hiện điều này và được phép mang theo súng cá nhân;
- Những tay súng bị cáo buộc vi phạm tội danh nào đó sẽ bị xét xử tại một tòa án do Đảng Hồi giáo Turkistan điều hành;
- Horas al-Din (một phe phái của của Fa Ithbatu) sẽ đóng cửa sở chỉ huy ở Arab Said và không được phép lập bất cứ trạm kiểm tra an ninh nào ở thị trấn;
Vài giờ sau khi ký thỏa thuận, HTS đã tấn công nhiều vị trí của các phe phái Fa Ithbatu ở phía Bắc Idlib và Bắc Lattakia. Tuy nhiên, thỏa thuận này vẫn đang duy trì hiệu lực.
Thỏa thuận giữa Hay’at Tahrir al-Sham (HTS) và lực lượng Fa Ithbatu Operations Room. Ảnh: South Front
Đô đốc James Foggo, Tư lệnh Hải quân Mỹ tại châu Âu và châu Phi cho rằng việc Nga xây dựng lực lượng đang biến phía Đông Địa Trung Hải thành một trong những khu vực bị quân sự hóa nhiều nhất thế giới.
Quan chức hàng đầu của Hải quân Mỹ cũng cảnh báo Moscow có thể giữ vững được vị trí thống lĩnh khu vực nếu như họ tiếp tục chiếm được chỗ đứng ở Libya.
"Phía Đông Địa Trung Hải đang trở thành một trong những khu vực biến động nhất trên thế giới", Đô đốc James Foggo phát biểu trong cuộc họp trực tuyến do Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế tổ chức hôm thứ Năm.
"Nga đang triển khai tới đây các tàu ngầm diesel hiện đại, tĩnh lặng có khả năng phóng tên lửa hành trình Kalibr. Một tàu ngầm lớp Kilo có thể di chuyển tới bất cứ vùng biển nào ở châu Âu và tấn công bất cứ thủ đô nào ở châu Âu và Bắc Phi từ sâu dưới lòng biển", Đô đốc James Foggo nhấn mạnh.
Các tàu chiến NATO tham gia cuộc tập trận chung ngày 24/6. Ảnh: AP
Theo Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) các vụ không kích vào Syria hôm thứ Ba vừa qua là do Israel tiến hành và mục tiêu là một nhà máy chế biến hành và một cơ sở thức ăn gia súc đã được Iran cải tạo thành các kho chứa vũ khí của nước này.
Vụ tấn công thứ nhất của Israel đánh trúng một nhà máy chế biến hành ở Salamiyah, gần tỉnh Hama phía Tây Syria. Mặc dù nhà máy này vẫn đang hoạt động nhưng một phần của nó đã được Iran biến thành kho chứa vũ khí.
Mục tiêu trong vụ tấn công thứ hai là nhà máy thức ăn gia súc ở Aqrab, cũng thuộc Hama và được Iran sử dụng để cất giấu đạn dược và vũ khí.
Các vụ cháy nổ tại thị trấn Salamiyah ngày 24/6 sau vụ không kích được cho là do Israel tiến hành
Hải quân Nga được cho là đã từng triển khai cá heo và hải cẩu tới Tartus, Syria để bảo vệ căn cứ hải quân ở đây. Theo trang mạng Covert Shores, điều này được thực hiện trong giai đoạn tháng 9 - tháng 12/2018.
Ảnh minh họa. Nguồn: South Front
Hải quân Nga được cho là đã huấn luyện hải cẩu để chúng thực hiện các hoạt động chống người nhái nhưng những chú hải cẩu/cá heo được đưa tới Tartus để thực hiện các nhiệm vụ phòng thủ cảng biển. Chúng cũng có thể được huy động để bảo vệ đường ống đặt dưới đáy biển gần khu vực cảng này trước các hoạt động chống phá của người nhái.
Quân đội Yemen tuyên bố đã bao vây thị trấn al-Hazm ở tỉnh Al-Jawf nằm dưới quyền kiểm soát của Houthi, đồng thời cho biết thêm rằng họ đã giành quyền kiểm soát một số khu vực quân sự đóng vai trò chiến lược tại Al-Jawf trong thời gian gần đây, khiến hàng chục lính Houthi thiệt mạng và bị thương. Bên cạnh đó, nhiều xe quân sự của phiến quân cũng bị phá hủy.
Hiện phía Houthi chưa đưa ra bình luận nào về thông tin này.
Ảnh minh họa. Nguồn: aa.com.tr
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) cho biết các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại nơi được gọi là "cơ sở nghiên cứu" đã nã pháo vào khu vực do người Kurd kiểm soát tại làng Maranaz, bắc Aleppo. Hiện chưa có thông tin về thương vong.
Ảnh minh họa. Nguồn: SOHR
Trong đêm qua, SOHR đã giám sát các cuộc giao tranh ác liệt trên mặt trận Azaz tại vùng nông thôn bắc Aleppo, sau khi các phe phái do Thổ hậu thuẫn đẩy lùi nỗ lực xâm nhập của lực lượng người Kurd vào Kafr Khashir và một số chốt quân sự ở đó.
Trước đó, vào ngày 24/6, lực lượng Thổ đã pháo kích vào các khu vực do người Kurd kiểm soát ở vùng nông thôn bắc Aleppo, nhằm vào Maranaz, Shwargha, Al-Alqamiya và Malkiya, gây ra thiệt hại về vật chất nhưng không có thương vong về người. Trong khi đó, phía người Kurd cũng nã pháo vào các khu vực xung quanh thị trấn Azaz.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 25/6 cho biết, nhiều tay súng không xác định được danh tính đã tấn công vào một chốt an ninh của Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) tại thị trấn Al-Soussa, đông Deir ez-Zor, khiến 2 thành viên SDF thiệt mạng, một số người khác bị thương. Những tay súng này sau đó đã tẩu thoát bằng mô-tô.
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu tuyên bố, Israel "sẽ ngăn chặn Iran phát triển tên lửa chính xác tại Syria và Lebanon".
Trong phát ngôn đầu tiên sau cuộc tấn công của Israel vào tỉnh Hama hôm 24/6, ông Netanyahu cho biết: "Mục tiêu của cuộc đấu tranh mà chúng ta [Israel] đang tiến hành nhằm chống lại sự hung hăng của Iran trong khu vực chủ yếu là nhằm bảo vệ Israel".
Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu. Ảnh: Al-Masdar News
"Chúng ta đang nghiêm túc xem xét các mối đe dọa nhằm hủy diệt chúng ta đến từ phía Iran và những phe phái ủng hộ họ", ông Netanyahu nói, "Bất cứ ai đang tìm cách tấn công chúng ta đều tự đưa mình vào mối nguy hiểm cao gấp 7 lần [những gì họ mang lại cho Israel]".
Ngoại trưởng Venezuela Jorge Arreaza mới đây đã bình luận về những đồn đoán gần đây liên quan tới chuyến thăm được cho là của Nguyên soái Khalifa Haftar - người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA) tới Caracas hồi tháng trước.
"Không có chuyến thăm nào của bất cứ đảng phái nào liên quan tới cuộc xung đột Libya tại Venezuela" - ông Arreaza phát biểu trong cuộc họp báo sau chuyến thăm tới Moscow.
Tướng Khalifa Haftar, chỉ huy tối cao của Quân đội Quốc gia Syria tự xưng (LNA). Nguồn: aawsat
"Venezuela không có ý định can thiệp vào vấn đề nội bộ của Libya", ông Arreaza nói, đồng thời nhấn mạnh rằng "Venezuela mở cửa mối quan hệ hợp tác giữa hai phía nhưng vừa qua không có chuyến thăm hay liên hệ nào cả".
Trước đó, theo Al-Masdar News, thủ lĩnh đối lập Juan Guaido tại Venezuela đã dẫn các nguồn tin riêng cho biết về chuyến thăm bí mật của tướng Haftar tới Venezuela để gặp gỡ Tổng thống Nicolas Maduro và thảo luận về triển vọng hợp tác giữa hai phía.
Trung Quốc có thể sẽ đặt dấu chấm hết cho triển vọng của vũ khí Nga.
Theo Avia.Pro, trong bối cảnh nguy cơ đối đầu gia tăng giữa Ấn Độ và Trung Quốc, và sau khi New Delhi đề nghị Moscow tăng tốc triển khai S-400, các nguồn tin từ Trung Quốc cho biết nước này không loại trừ khả năng sẽ trở thành quốc gia đầu tiên phá hủy "không thương tiếc" các tổ hợp tên lửa tiên tiến của Nga nếu xung đột quy mô lớn nổ ra với Ấn Độ.
Hệ thống phòng không S-400. Ảnh: Al-jazeera
Nhiều ý kiến cho rằng Bắc Kinh có thể làm được điều đó với các tên lửa DongFeng, do đầu đạn của chúng bay với tốc độ cực kỳ cao và không thể bị phát hiện bởi các hệ thống radar Nga. Đó là chưa kể tới việc các tên lửa của S-400 không thể đánh chặn được tên lửa bay với tốc độ siêu vượt âm.
Hiện nay, hệ thống tên lửa đạn đạo chiến lược DF-41 của Trung Quốc có thể nhanh chóng được triển khai trên hầu hết các loại địa hình và hoàn toàn có thể tạo ra mối đe dọa lớn đối với các hệ thống S-400 của Nga triển khai ở Ấn Độ.
Hình ảnh do Kênh truyền hình Quân đội Nga (Zvezda TV) phát đi cho thấy tên lửa đạn đạo tầm ngắn Iskander-M của Nga chính thức được công khai tại Syria.
Trước đó, thông tin tên lửa Iskander-M được tình báo phương Tây nghi ngờ là đã có mặt tại Syria nhưng chưa thể khẳng định bởi ảnh chụp vệ tinh cho thấy những "vật giống Iskander".
Việc tên lửa Iskander-M chính thức ra mắt ở Syria sau nhiều đồn đoán dự kiến sẽ khiến các đối thủ của Nga tại Trung Đông phải hết sức dè chừng.
Tên lửa Iskander của Nga chính thức lộ diện ở Syria.
Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar dẫn đầu đã bắt đầu chiến dịch bảo vệ mỏ dầu Al-Hilal.
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Phát biểu trên hãng thông tấn Sputnik Ả Rập, Ibrahim Al-Faidi, quan chức văn phòng truyền thông của Lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu mỏ Libya, cho biết lực lượng bảo vệ các cơ sở dầu mỏ và lực lượng đặc nhiệm đã được điều động theo chỉ thị của Tổng tư lệnh các lực lượng vũ trang Libya - Nguyên soái Khalifa Haftar.
Một máy bay không người lái chưa rõ nguồn gốc đã tấn công vào một đoàn xe nghi của phiến quân đang di chuyển dọc đường Binnish, thành phố Idlib.
Ảnh minh họa. Nguồn: Al-Masdar News
Mặc dù chưa bên nào lên tiếng nhận trách nhiệm nhưng Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) nghi ngờ rằng đây là cuộc tấn công được Liên minh do Mỹ dẫn đầu tiến hành.
Trước đó, vào ngày 14/6, Liên minh do Mỹ dẫn đầu đã thực hiện một cuộc tấn công tương tự khi ám sát hai thủ lĩnh của tổ chức Hurras Al-Deen (liên kết với Al-Qaeda) ở Idlib.
Houthi đã phát động các đợt tấn công mới nhằm vào quân đội Syria và lực lượng ủy nhiệm của họ gần tỉnh Jizan, miền nam vương quốc này.
Ảnh minh họa. Nguồn: Foreign Policy
Cụ thể, Houthi đã bất ngờ tấn công vào một vị trí của quân đội Saudi ở vùng al-Da’air, chiếm quyền kiểm soát tại đây và đốt cháy một xe bán tải mà lực lượng Saudi bỏ lại sau khi rút lui.
Trước đó 1 ngày, Houthi đã phá hủy một xe ủi đất của quân đội Saudi ở đông al-Dud Mount bằng thuốc nổ tự chế
Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) thông báo đã tiến hành cuộc tấn công mới nhằm vào Quân chính phủ Syria (SAA) tại vùng nông thôn đông Homs.
Hãng thông tấn Amaq cho biết, các phần tử IS đã tấn công vào một đơn vị của SAA gần thị trấn al-Sukhnah. Giao tranh dữ dội đã nổ ra ở đây, khiến 2 binh sĩ Syria thiệt mạng và một người khác bị thương.
Ảnh minh họa. Nguồn: ezidipress
Thời điểm diễn ra vụ việc được cho là vào ngày 23/6 nhưng giờ mới được công bố. Theo South Front, hai ngày sau vụ tấn công (tức ngày 25/6), Nga đã tiến hành một loạt cuộc không kích nhằm vào nơi ẩn náu của IS ở sa mạc Homs (có vẻ là nơi IS đã phát động tấn công hôm 23/6).
Trong tuần trước, IS đã phát động một cuộc tấn công từ sa mạc Homs nhằm vào các vị trí của SAA ở nam Deir Ezzor, khiến 8 binh sĩ thiệt mạng, 3 người khác được cho là bị tổ chức khủng bố bắt giữ.
Bộ chỉ huy phòng thủ hàng không vũ trụ Bắc Mỹ (NORAD) cho biết, các máy bay chiến đấu F-22 của Không lực Hoa Kỳ, với sự hỗ trợ của máy bay tiếp nhiên liệu KC-135 Stratotankers, đã đánh chặn hai máy bay chống ngầm Il-38 của Nga ở khu vực Alaska.
"Lần thứ 5 trong tháng, NORAD đã thể hiện sự sẵn sàng và khả năng bảo vệ Tổ quốc của mình bằng cách đánh chặn máy bay quân sự Nga đã vào khu vực nhận dạng phòng không Alaska của chúng ta" - Tổng tư lệnh NORAD O'Shaughnessy viết trên Twitter.
Máy bay chống ngầm Il-38 của Nga. Ảnh: Sputnik
Theo Sputnik, vào thời điểm xảy ra vụ việc, máy bay Nga vẫn ở trong không phận quốc tế.
Máy bay ném bom chiến lược của Nga và Mỹ thường xuyên bay gần biên giới Hoa Kỳ và Liên bang Nga mà không đi vào không phận của nhau. Đổi lại, máy bay chiến đấu của hai nước thực hiện cái gọi là "đánh chặn" máy bay. Theo quy định, các chuyến bay như vậy diễn ra mà không có sự cố và là thông lệ tiêu chuẩn cho Hoa Kỳ và Nga.
Đêm muộn ngày hôm qua (25/6) đã xảy ra một vụ nổ rất lớn ngay bên ngoài Thủ đô Tehran của Iran làm dấy lên nghi vấn về một vụ tấn công nhằm vào căn cứ quân sự, trung tâm nghiên cứu hoặc một nhà máy điện nào đó của Iran.
Mọi tin tức liên quan cho tới thời điểm này vẫn đang còn là một điều bí ấn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây