*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Thông tin về thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Iran lộ ra trong bối cảnh hai nước vừa dấy lên đợt căng thẳng mới xung quanh kế hoạch của Mỹ nhằm ngăn chặn tàu dầu Iran tới Venezuela.
- Xảy ra một vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế IED gần một khu chợ ở thành phố Afrin, Đông Bắc Syria. Hiện chưa rõ thương vong.
- Theo các nguồn tin thân Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên thuộc các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở Nam Mari, vùng nông thôn Aleppo.
- Phiến quân IS thực hiện một cuộc tấn công bằng IED vào Nhà thờ Hồi giáo Al-Rawda ở thành phố Deir Ezzor.
- Các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn ở Syria đã tiến hành một cuộc đột kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Diban.
- Xảy ra một vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế IED gần một khu chợ ở thành phố Afrin, Đông Bắc Syria. Hiện chưa rõ thương vong.
- Theo các nguồn tin thân Thổ Nhĩ Kỳ, hai thành viên thuộc các Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã thiệt mạng trong một cuộc giao tranh ở Nam Mari, vùng nông thôn Aleppo.
- Phiến quân IS thực hiện một cuộc tấn công bằng IED vào Nhà thờ Hồi giáo Al-Rawda ở thành phố Deir Ezzor.
- Các lực lượng được Mỹ hậu thuẫn ở Syria đã tiến hành một cuộc đột kích nhằm vào các mục tiêu IS ở Diban.
Theo hãng thông tấn nhà nước Syria (SANA), lực lượng an ninh nước này vừa thu giữ một kho vũ khí lớn của quân nổi dậy trong chiến dịch truy quét các phần tử khủng bố mới đây ở miền Nam Syria.
Cũng theo SANA, lực lượng an ninh Syria tình cờ phát hiện ra số vũ khí trên khi kiểm tra một nhà kho bỏ hoang ở vùng nông thôn tỉnh Daraa, điều đáng nói trong số vũ khí được tìm thấy có số lượng lớn tên lửa chống tăng TOW do Mỹ chế tạo.
Nhiều khả năng kho vũ khí trên bị quân nổi dậy bỏ lại khi chúng khi rời khỏi Daraa đến Idlib vào năm 2018 theo một thỏa thuận ngừng bắn do Nga làm trung gian.
Ảnh: SANA.
Ảnh: SANA.
Ảnh: SANA.
Ảnh: SANA.
Ảnh: SANA.
Ảnh: SANA.
Quân đội quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar đã rút khỏi các khu vực của thủ đô Tripoli trong đêm 18/5.
Việc rút quân được thực hiện sau khi LNA để mất quyền kiểm soát căn cứ không quân Watiya ở phía Tây Nam thủ đô Tripoli về tay các lực lượng ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA).
Đây là một đòn mạnh giáng vào chiến dịch kéo dài 1 năm qua của lực lượng này nhằm đánh chiếm Tripoli.
Người phát ngôn LNA, Ahmed al-Mismari cho biết lực lượng này đã tiến hành sắp xếp lại lực lượng và rút khỏi một số khu dân cư đông đúc.
Quân đội quốc gia Libya (LNA) trung thành với tướng Khalifa Haftar đã rút khỏi các khu vực của thủ đô Tripoli trong đêm 18/5.
Việc rút quân được thực hiện sau khi LNA để mất quyền kiểm soát căn cứ không quân Watiya ở phía Tây Nam thủ đô Tripoli về tay các lực lượng ủng hộ Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA).
Đây là một đòn mạnh giáng vào chiến dịch kéo dài 1 năm qua của lực lượng này nhằm đánh chiếm Tripoli.
Người phát ngôn LNA, Ahmed al-Mismari cho biết lực lượng này đã tiến hành sắp xếp lại lực lượng và rút khỏi một số khu dân cư đông đúc.
Theo Al Masdar news, Không quân Nga đã tổ chức lại các chuyến bay trinh sát trên bầu trời Idlib vào hôm nay 19/5. Hoạt động trên diễn ra trong bối cảnh giao tranh giữa Quân đội Syria (SAA) và phiến quân ở Nam Idlib ngày một leo thang.
Các nguồn tin địa phương cho biết, chiến đấu cơ Nga bay trinh sát dọc theo chiến tuyến của phiến quân ở Jabal Al-Zawiya sau khi chúng pháo kích vào một phòng tuyến của SAA trong khu vực.
Trong điểm đỏ là khu vực chiến đấu cơ Nga hoạt động ở Nam Idlib vào hôm nay 19/5.
Ở thời điểm hiện tại Moscow vẫn đang kiên trì theo đuổi thỏa thuận ngừng bắn 5/3 với Thổ Nhĩ Kỳ. Kể từ đầu tháng 3 cho tới nay, Không quân Nga gần như dừng các hoạt động quân sự ở Idlib.
Tuy nhiên, do giao tranh giữa các bên không ngừng leo thang ở Nam Idlib, các lực lượng vũ trang Nga ở Syria đang xem xét nối lại các chuyến bay tuần tra ở Idlib, Hama, Aleppo và Latakia.
Theo tiết lộ của tờ báo Nga Argumenty i Fakty, mức lương trung bình của các quân nhân Nga và binh lính hợp đồng khi tham chiến ở Syria có thể lên tới 200.000 Rúp (2.746 USD) mỗi tháng.
Mức lương của sĩ quan là từ 200 - 300 nghìn Rúp (2.746 - 4.120 USD). Các phi công tham gia sứ mệnh chiến đấu tính trung bình sẽ nhận được 400.000 Rúp/tháng (5.492 USD). Tuy nhiên...
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Abu-Yarub Al-Daraawi - Một sĩ quan Quân đội Tự do Syria (FSA) cho biết, Nga đang phản đối kế hoạch kiểm soát miền nam Syria của quân chính phủ Syria cùng đồng minh.
Abu-Yarub Al-Daraawi nói với tờ Al-Mujtama rằng Nga đã yêu cầu quân chính phủ Syria và đồng minh của họ không phát động chiến dịch quân sự trong khu vực.
Người này cho biết thêm rằng, trong cuộc họp với các ủy ban trung ương tại Daraa hôm thứ Sáu tuần trước, chỉ huy lực lượng Nga tại nam Syria đã nói rằng Nga đang "nghiêm túc" tiến hành các bước nhằm ngăn chặn bất cứ sự vụ hay chiến dịch quân sự nào ở khu vực này.
Lực lượng Nga tại Syria. Ảnh: Business Insider
Theo lời của viên sĩ quan FSA, vị chỉ huy Nga đã cam kết rằng sẽ không cho phép quân chính phủ ập vào thị trấn Daraa, lực lượng quân cảnh Nga sẽ tuần tra khu vực này để giám sát và hạn chế các đợt triển khai của quân chính phủ tại đây.
Trước đó, SOHR cho biết quân chính phủ Syria và đồng minh đang triển khai lực lượng tiếp viện tới nam Syria nhằm phát động một chiến dịch quân sự toàn diện để tái chiếm khu vực này. Trong lực lượng tiếp viện có sư đoàn 4 do ông Maher Al-Assad - em trai của Tổng thống Syria Bashar Al-Assad dẫn đầu.
Không quân Israel tiếp tục ném bom vào lãnh thổ Syria và S-300 của Nga vẫn "im lặng". Trong các cuộc không kích như vậy, người Iran và các lực lượng tinh nhuệ của họ cũng án binh bất động. Điều này đặt ra câu hỏi: Chẳng lẽ không có ai có thể cản bước Tel Aviv?
Không quân Israel đã nhiều lần không kích Syria. Ảnh: Jewish News
Chuyên gia quân sự Nga Sergey Marzhetsky cho rằng: Điều đó có thể làm được, nhưng không đáng làm.
Nếu mục tiêu như vậy được đặt ra, các máy bay của Israel sẽ bị bắn hạ, và người ta sẽ đưa các phi công bị bắt lên truyền hình. Nhưng cả Nga, Iran và Syria đều không cần điều đó, ít nhất là vào thời điểm hiện tại. Không ai muốn bắt đầu một cuộc chiến với quân đội Israel một cách nghiêm túc.
Mặc dù có quy mô không lớn nhưng Israel hiện vẫn thống trị quân sự ở Trung Đông. Quân đội Israel được huấn luyện bài bản, có động lực cao, được trang bị tốt và có kinh nghiệm chiến đấu.
Theo vị chuyên gia, phát hiện và vô hiệu hóa không quân Israel không phải là một vấn đề lớn - nếu muốn. Nhưng điều đó sẽ đồng nghĩa với sự leo thang mạnh mẽ xung đột với các đòn trả đũa gay gắt, và sẽ là một thách thức nghiêm trọng.
Quân GNA đã tái chiếm căn cứ không quân then chốt al-Watiya từ tay lực lượng của tướng Haftar sáng ngày 18/5.
Một đội phóng viên của hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) đã tới thăm căn cứ này. Đại tá Mohammad Dava, trực thuộc bộ phận Các chiến dịch phía tây của GNA cho biết, căn cứ al-Watiya "đã được giải phóng" không bao lâu sau khi chiến dịch quân sự của họ được phát động trong sáng hôm qua.
Bên trong căn cứ không quân al-Watiya ở Libya
Ông Dava cho biết thêm rằng, GNA đã thu giữ được một hệ thống phòng không Pantsir do Nga sản xuất và đưa về căn cứ của chính phủ Libya. Theo Anadolu, hệ thống này do UAE cung cấp cho LNA.
Đội phóng viên của Anadolu được đưa tới căn cứ sau khi tiến hành kiểm tra an ninh. Bên trong căn cứ, nhiều chiếc xe quân sự, xe tải không còn sử dụng được, cũng như những chiếc máy bay tại các nhà chứa bị phá hủy trong cuộc không kích bằng UAV của GNA đều được trưng bày.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) dẫn một số nguồn tin "đáng tin cậy" cho biết, một công ty an ninh Nga đã tuyển mộ hàng loạt người Syria để sau đó điều họ tới Libya, tham gia chiến đấu bên chiến tuyến của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Khalifa Haftar dẫn đầu.
Các thành viên thuộc lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA). Ảnh: Reuters
Theo SOHR, số lượng lính được tuyển mộ đã lên tới 180 người, họ đến từ các tỉnh Al-Raqqah, Homs, Latakia và Al-Hasakah. Những người trúng tuyển sẽ tới căn cứ quân sự Hmeimim của Nga ở Latakia để chuẩn bị được đưa sang Libya.
"Mỗi lính trúng tuyển sẽ nhận được mức lương hàng tháng là 1.000 USD để đổi lại việc họ phải tham chiến cho lực lượng của tướng Haftar nhằm chống lại Chính phủ Đoàn kết các dân tộc Libya (GNA) - vốn đã được tăng cường lính đánh thuê Syria do Thổ hậu thuẫn" - Các nguồn tin của SOHR cho hay.
Lực lượng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) do tướng Haftar chỉ huy đã thất thủ, tháo chạy khỏi căn cứ chiến lược al-Watiya.
Sau khi tiến chiếm được căn cứ không quân đặc biệt này, Lực lượng Chính phủ Đoàn Kết dân tộc (GNA) đã thu giữ được nhiều vũ khí hiện đại mà các tay súng LNA của tướng Haftar bỏ lại, không kịp mang đi, trong đó có cả 1 hệ thống pháo - tên lửa phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo.
Việc để mất một hệ thống Pantsir-S1 (do UAE viện trợ) vào tay GNA là một thất bại lớn, tuy nhiên việc để mất căn cứ không quân quan trọng trong bối cảnh hiện tại còn nguy hiểm hơn và là một đòn giáng mạnh vào kế hoạch giải phóng Tripoli của LNA.
Tổ hợp Pantsir-S1 này đã bị hư hại nặng sau đòn tập kích của UAV Thổ Nhĩ Kỳ cách đây ít hôm. Sau khi bắt sống, Lực lượng GNA đã đưa tổ hợp này đi "khoe thành tích" trên đường phố.
Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc ngày 18/5 đã tiến hành phiên họp trực tuyến định kỳ hàng tháng về tình hình chính trị tại Syria.
Đại sứ Đặng Đình Quý, Trưởng Phái đoàn Việt Nam tại Liên hợp quốc, bày tỏ hy vọng tình hình ổn định trong giai đoạn hiện nay sẽ tạo đà cho tiến trình chính trị và cuộc chiến chống COVID-19 tại Syria.
Theo Đặc phái viên của Tổng Thư ký Liên hợp quốc về Syria Geir Pedersen, tình hình tại Tây Bắc Syria hiện tương đối yên ổn sau thỏa thuận ngừng bắn giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ vào tháng 3/2020.
Tuy nhiên, vẫn có một số vụ việc va chạm nhỏ lẻ diễn ra, đáng chú ý nhất là cuộc tấn công gần đây của nhóm cực đoan wa-Harid al-Muminin khiến một số binh lính Syria thiệt mạng.
Các đại biểu tại một phiên họp của Hội đồng Bảo an. (Nguồn: TTXVN)
Ông Pedersen cũng cho biết tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng có dấu hiệu tăng cường hoạt động tại miền Đông Syria.
Đặc phái viên cũng kêu gọi các bên duy trì an ninh ổn định để tạo điều kiện cho tiến trình chính trị trên cơ sở Nghị quyết 2254 của Hội đồng Bảo an.
Ông cho biết đại dịch COVID-19 tuy chưa tác động mạnh tới Syria và mới có 64 trường hợp dương tính, nhưng luôn tiềm ẩn khả năng bùng phát.
Đặc phái viên kêu gọi các bên bảo đảm tiếp cận nhân đạo liên tục tại Syria, xem xét việc miễn trừ các biện pháp trừng phạt có thể gây khó khăn cho các nước trong tiếp cận lương thực và vật tư y tế.
Các nước Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc bảy tỏ ủng hộ đối với giải pháp chính trị cho tình hình tại Syria, kêu gọi các bên tiếp tục duy trì tình hình an ninh ổn định, tiếp tục duy trì trao đổi và hợp tác để sẵn sàng trở lại bàn đàm phán trong khuôn khổ Ủy ban Hiến pháp, khi tình hình COVID-19 cho phép.
Trong khi một số nước to lo ngại về một số biện pháp cấm vận đơn phương có thể làm giảm khả năng ứng phó COVID-19 của Syria, các nước Liên minh châu Âu (EU) và Anh khẳng định các biện pháp cấm vận luôn có ngoại lệ về nhân đạo để không ảnh hưởng tới người dân.
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) ngày 18/5 cho biết các tay súng của tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng đã hành quyết 11 người, hầu hết là các chiến binh thân chính phủ Syria, trong hai vụ tấn công trên đường cao tốc ở sa mạc miền Đông Syria.
Theo SOHR, thi thể 7 thành viên một nhóm dân quân thân chính quyền được tìm thấy rạng sáng 18/5 trên đường cao tốc nối Deir Ezzor với Damascus.
Ảnh minh họa. Nguồn: al-Masdar News
Người đứng đầu SOHR cho biết ngày 17/5 một sỹ quan quân đội Syria, hai binh sỹ và một phụ nữ cũng đã bị hành quyết trên một đoạn đường cao tốc khác khi xe của họ bị chặn lại.
IS vẫn chưa thừa nhận gây ra các vụ việc trên. Kể từ khi không còn sào huyệt ở Syria vào tháng 3/2019, các cuộc tấn công của IS chỉ diễn ra ở vùng sa mạc rộng lớn kéo dài từ Deir Ezzor đến Homs ở miền Trung Syria.
Iswnews vừa cập nhật thông tin mới nhất về vụ cướp biển có vũ trang đã tấn công tàu chở hóa chất mang tên Stolt Apal treo cờ Anh ở Vịnh Aden.
Theo đó, tàu Stolt Apal khi đang hành trình ngoài khơi vịnh Aden, cách bờ biển phía Nam chừng 75 dặm thì bị tấn công bởi 2 tàu cao tốc trên đó có ít nhất 6 tay súng.
Ngay khi phát hiện dấu hiệu khả nghi, tàu Stolt Apal đã phát thông báo khẩn cầu cứu sự trợ giúp của liên quân chống cướp biển quốc tế, đồng thời lực lượng bảo vệ tàu đã nổ súng cảnh cáo.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tổ chức Giám sát Nhân quyền Syria (SOHR) dẫn một số nguồn đáng tin cậy cho biết, lực lượng Mỹ đã tiến hành một đợt tấn công mới nhằm vào thị trấn Al-Shuhayl, đông Deir Ezzor. Mục tiêu của chiến dịch này là 2 ngôi nhà của hai nhà buôn trong cùng một gia đình.
Ảnh minh họa. Nguồn: SOHR
Lực lượng đặc biệt của SDF đã tham gia vào chiến dịch này, họ bao vây hai căn nhà và khu vực xung quanh. Sau đó, lực lượng tấn công ập vào hai căn nhà trên và lục soát nhưng không tìm thấy hai nghi phạm, họ quyết định bắt giữ hai người con trai của những nghi phạm này.
Trong khi đó, một số nguồn tin khác của SOHR cho biết, lực lượng tấn công đã bắn chết một dân thường khi người này đang ở trên mái nhà quan sát đợt đổ bộ đường không của lực lượng Mỹ ở ngoại ô làng Al-Zar, gần Al-Shuhayl. Anh trai của nạn nhân sau đó cũng bị bắt.
Tổ chức Giám sát nhân quyền Syria (SOHR) cho biết, một số tay súng [chưa xác định được danh tính] đã nổ súng vào một binh sĩ thuộc Sư đoàn 15 quân chính phủ Syria trên tuyến đường Al-Sahwa-Al Masifra ở vùng nông thôn đông Daraa, khiến binh sĩ này tử vong ngay lập tức.
Ảnh minh họa. Nguồn: SOHR
Vụ việc đã nâng tổng số cuộc tấn công và ám sát dưới nhiều hình thức và phương thức khác nhau [kích nổ thuốc nổ tự chế (IED), mìn, xe cài bom, nã súng] từ tháng Sáu năm ngoái cho tới nay lên hơn 458 vụ.
Số lượng người thiệt mạng trong khoảng thời gian này tăng lên 297 người, trong đó có 68 dân thường [với 7 phụ nữ và 4 trẻ em], cùng 159 binh sĩ quân chính phủ, và một số thành phần khác.
Các nguồn tin an ninh cho hay, một quả rocket đã bắn vào khu vực gần Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad vào sáng sớm 19/5.
Đây là quả rocket đầu tiên rơi xuống khu vực được bảo vệ an ninh chặt chẽ này trong vài tuần qua.
Binh sĩ gác tại Đại sứ quán Mỹ tại Baghdad, Iraq, ngày 3/1/2020. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Động thái trên xảy ra sau hơn 20 cuộc tấn công tương tự nhằm vào các lợi ích của Mỹ ở Iraq kể từ tháng 10 năm ngoái và chưa đầy 2 tuần trong nhiệm kỳ của chính phủ mới ở quốc gia Trung Đông này - vốn được nhiều người dự đoán sẽ thắt chặt quan hệ với Washington.
Thời gian qua, các căn cứ quân sự có quân đội Mỹ đồn trú và các cơ sở khác của Mỹ trên khắp Iraq cũng thường xuyên trở thành mục tiêu của các vụ tấn công bằng súng cối và rocket.
Hơn 5.000 binh sĩ Mỹ đã được triển khai tới Iraq để hỗ lực các lực lượng nước này trong cuộc chiến chống tổ chức "Nhà nước Hồi giáo" (IS) tự xưng, tập trung ở công tác huấn luyện và cố vấn.
Theo Avia.Pro, quân đội Thổ Nhĩ Kỳ và Chính phủ đoàn kết các dân tộc Libya (GNA) được cho là đã phá hủy hệ thống tác chiến điện tử Krasukha do Nga chế tạo ở Libya. Đây hiện là hệ thống gây nhiễu điện tử tầm xa mạnh nhất trên thế giới.
Hệ thống tác chiến điện tử Krasukha do Nga sản xuất. Ảnh: Wiki
Các nguồn tin thân Thổ cho biết, hệ thống này đã bị phá hủy trên phần lãnh thổ do Quân đội quốc gia Libya (LNA, tướng Haftar dẫn đầu) kiểm soát.
Trước đó, phe Thổ tuyên bố đã phá hủy hệ thống phòng không Pantsir-S1 do Nga chế tạo tại đây. Hiện đoạn video ghi lại cảnh phá hủy Pantsir-S1 đã được chia sẻ trên internet nhưng Avia.Pro cho biết, vẫn chưa có bằng chứng xác thực nào cho thấy hệ thống Krasukha chịu chung số phận.
Một số chuyên gia nhận định, nếu thông tin phe Thổ đưa ra là chính xác thì có khả năng máy bay không người lái của Thổ đã phá hủy hệ thống Krasukha. Song, cũng cần lưu ý rằng, cho tới nay chưa có bằng chứng nào cho thấy hệ thống tác chiến điện tử Krasukha được đưa tới Libya.
Hãng thông tấn Anadolu (Thổ Nhĩ Kỳ) dẫn nguồn tin từ Middle East Eye (MEE, trụ sở tại London) cho hay, một thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Iran đã mở đường cho việc bổ nhiệm ông Mustafa al-Kadhimi trở thành Thủ tướng mới của Iraq.
Theo thỏa thuận này, Tehran đồng ý hậu thuẫn ông al-Kadhimi, cựu giám đốc Cơ quan tình báo quốc gia Iraq, với điều kiện Washington sẽ ngừng đóng băng một số tài sản của Iran ở châu Âu.
Thủ tướng Iraq Mustafa al-Kadhimi. Ảnh: Wiki
Quyết định bổ nhiệm ông al-Kadhimi đã vấp phải sự phản đối mạnh mẽ từ tổ chức Kataib Hezbollah (do Iran hậu thuẫn) và một số nhà lãnh đạo chính trị.
Tuy nhiên, MEE dẫn một số nguồn tin chính trị cấp cao tại Iraq cho biết, các phe phái chính trị khác của dòng Shia (có liên kết với Iran) đã "bật đèn xanh" cho đợt bổ nhiệm này sau khi Iran yêu cầu họ đứng về phía ông al-Kadhimi, để đổi lại việc Mỹ nới lỏng các biện pháp trừng phạt đối với Iran.
Thông tin về thỏa thuận bí mật giữa Mỹ và Iran lộ ra trong bối cảnh giữa hai nước vừa dấy lên một đợt căng thẳng mới xung quanh kế hoạch của Washington nhằm ngăn chặn tàu chở dầu của Iran tới Venezuela.
Trong hôm qua, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi cảnh báo rằng Mỹ "sẽ phải đối diện với đòn đáp trả quyết đoán" nếu tiến hành bất cứ biện pháp nào "chống lại sự di chuyển tự do và hợp pháp của các tàu Iran".