Cập nhật lúc

WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành "sóng" như Influenza

Tình hình dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp tại Mỹ và nhiều nước châu Âu.

undefined
44
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tin tích cực: Italy ghi nhận số ca tử vong 1 ngày thấp nhất trong hơn 3 tuần qua

    Ngày hôm nay, 12/4, Italy ghi nhận 431 ca tử vong vì virus corona chủng mới. Đây là con số thấp nhất trong vòng hơn 3 tuần qua, kể từ ngày 19/3.

    Số liệu mới xác nhận xu hướng cho thấy COVID-19 ở Italy, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của dịch bệnh ở châu Âu, đã đạt đỉnh - AFP đưa tin. 

    Hiện nay tổng số ca tử vong của Italy là 19.899 trường hợp, đứng thứ hai sau Mỹ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York sẽ không thể mở cửa trở lại nếu không được chính phủ liên bang trợ giúp

    Thống đốc New York Andrews Cuomo cho biết, New York sẽ không thể mở cửa trở lại một cách hiệu quả sau đại dịch COVID-19 nếu không có sự trợ giúp của chính phủ liên bang. 

    "Nếu không có sự trợ giúp của chính phủ liên bang, làm sao nền kinh tế của bang có thể phục hồi? Làm sao chúng tôi có thể thực sự bắt đầu cấp quỹ cho các trường học", ông Cuomo nói trong một cuộc họp báo, "Sự trợ giúp phải tới từ cấp liên bang".

    WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành sóng như Influenza - Ảnh 1.

    Thống đốc New York Andrews Cuomo. Ảnh: CNN

    Thống đốc Cuomo cho hay, New York hiện bị thâm hụt từ 10-15 tỉ USD do chi tiêu nhằm chống COVID-19. 

    "Không ai muốn phải chọn lựa giữa chiến lược y tế cộng đồng và chiến lược kinh tế. Là thống đốc bang, tôi sẽ không chọn một trong hai", ông nói, "Chúng tôi cần một chiến lược y tế cộng đồng an toàn và đồng nhất với chiến lược kinh tế".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thế giới đón Lễ Phục Sinh đặc biệt vì COVID-19: Nhà thờ khắp nơi trống vắng, Giáo hoàng gửi thông điệp hy vọng

    Lễ phục sinh năm nay tới trong bối cảnh đại dịch COVID-19 bùng phát khắp thế giới, khiến nhiều tín đồ không thể tới nhà thờ do lệnh cách ly, phong tỏa nhằm hạn chế sự lây lan của virus. 

    Quang cảnh trống vắng được ghi nhận ở các nhà thờ khắp thế giới. 

    Trong khi đó, Thánh lễ Phục sinh tại thánh đường St.Peter được cử hành một cách đặc biệt với sự tham gia của số ít chức sắc và tín hữu. Nhân dịp này, Giáo hoàng Francis gửi đi thông điệp hy vọng.

    Giáo hoàng nhấn mạnh rằng: Lễ Phục sinh mang lại niềm hy vọng trong những thời khắc đen tối nhất. Giáo hoàng khuyến khích các tín hữu giữ vững quyền hy vọng, quyền cơ bản của con người. 

    WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành sóng như Influenza - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Bài viết được tham khảo từ báo Thanh niên. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây: 

    Thế giới mừng lễ Phục Sinh đặc biệt giữa đại dịch Covid-19thanhnien.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Iran: Hơn 60% ca COVID-19 khỏi bệnh

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: SARS-CoV-2 có thể sẽ không xuất hiện thành sóng như Influenza

    Ông David Nabrro, đặc phái viên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) về COVID-19, đã cảnh báo rằng virus SARS-CoV-2 có thể sẽ không xuất hiện thành sóng như Influenza. 

    Trong 1 cuộc phỏng vấn với NBC, ông Nabarro cho biết, WHO nghĩ rằng "đây sẽ là loại virus bám lấy nhân loại trong một thời gian khá dài nữa", tới khi vaccine được phát triển. 

    WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành sóng như Influenza - Ảnh 1.

    Tiếp theo, ông nói rằng sẽ có những đợt bùng dịch nhỏ "rải rác", và quan trọng là các cộng đồng phải có một "lá chắn bảo vệ" để cách ly các trường hợp và ngăn chặn một đợt dịch lớn. 

    Khi được hỏi liệu "đường cong" các ca nhiễm virus corona chủng mới có đang trên đà thẳng dần hay không, ông Nabarro nhận định, mặc dù có những dấu hiệu cho thấy đường cong thẳng dần ở châu Âu và Mỹ nhưng WHO "vẫn rất lo lắng và cảnh giác cao độ", đặc biệt ở các nước có hệ thống y tế yếu kém hơn. 

    Ông Nabarro kêu gọi các lãnh đạo thế giới đẩy mạnh hợp tác hơn nữa. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhờ phong tỏa chống COVID-19, bầu trời Trung Quốc trong xanh trở lại

    Chất lượng không khí của Trung Quốc đã cải thiện nhanh chóng trong vài tuần trở lại đây, kết quả của động thái phong tỏa thành phố và các hạn chế di chuyển nghiêm ngặt mà Trung Quốc đưa ra nhằm khống chế dịch COVID-19.

    WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành sóng như Influenza - Ảnh 1.

    Bầu trời Hồ Bắc trong xanh. Ảnh: Reuters

    Theo Bộ Sinh thái và Môi trường Trung Quốc, trong khoảng thời gian từ 20/1-4/4, lượng bụi mịn tập trung PM 2.5 trung bình giảm khoảng 18,4% so với cùng kỳ năm ngoái.

    Trong khi đó, số ngày có chất lượng không khí tốt - được xác định khi chỉ số ô nhiễm không khí hạ xuống dưới mức 100 - tăng khoảng 7,5%. 

    Các hình ảnh vệ tinh do NASA và ESA công bố cho thấy sự sụt giảm đáng kể về lượng khí thải NO2 tại các thành phố lớn ở Trung QUốc trong 2 tháng đầu năm 2020, so với 1 năm trước đó. 

    Theo NASA, những thay đổi ở tâm dịch Vũ Hán đặc biệt đáng ngạc nhiên. Trong khi đó, lượng NO2 khắp khu vực miền Trung và miền Đông Trung Quốc thấp hơn bình thường từ 10 - 30%.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Philippines ghi nhận số ca tử vong kỷ lục trong 1 ngày, sắp bắt đầu xét nghiệm hàng loạt

    Giới chức y tế Philippines hôm 12/4 đã công bố số liệu kỷ lục về số ca tử vong trong 1 ngày do virus corona chủng mới tính đến thời điểm hiện tại ở nước này. Trong ngày hôm nay, Philippines ghi nhận 50 trường hợp tử vong, nâng tổng số người thiệt mạng vì COVID-19 lên 297 người. 

    WHO nghiên cứu các ca tái dương tính, cảnh báo SARS-CoV-2 không thành sóng như Influenza - Ảnh 1.

    Philippines sẽ bắt đầu xét nghiệm tập thể trong 2 ngày. Ảnh: Reuters

    Thông tin được công bố khi chỉ 2 ngày nữa, Philippines sẽ bắt đầu quá trình xét nghiệm hàng loạt, nhiều khả năng sẽ dẫn tới trường hợp số ca nhiễm tăng vọt. 

    Cũng trong ngày hôm nay, Philippines ghi nhận 220 ca nhiễm mới, nâng tổng số ca nhiễm SARS-CoV-2 lên 4.648 trường hợp. 

    Philippines có ca mắc COVID-19 đầu tiên vào ngày 30/1. Tuy nhiên nước này không thể xét nghiệm số lượng lớn các ca nhiễm bởi tại thời điểm đó Manila chỉ có 2.000 bộ kit dự trữ và 1 phòng lab. 

    Bộ Y tế Philippines buộc phải giới hạn xét nghiệm cho những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng. Hiện Philippines đã nhận được hàng chục nghìn bộ kit từ các nước khác, một trường đại học ở nước này giờ cũng đã có thể sản xuất hàng loạt kit xét nghiệm. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Anh đòi Trung Quốc trả lại tiền vì 3,5 triệu thiết bị xét nghiệm bị lỗi

    Chính phủ Anh đã yêu cầu Trung Quốc trả lại tiền sau khi phát hiện 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể được mua từ Trung Quốc có lỗi

    Bộ Y tế Anh đã xác nhận không có một thiết bị nào trong số 3,5 triệu bộ xét nghiệm kháng thể vượt qua vòng kiểm tra độ chính xác. Tất cả các thiết bị này đều được đặt hàng từ các nhà sản xuất Trung Quốc hồi tháng 3.

    Yêu cầu nói trên được đưa ra sau khi một số chính phủ ở châu Âu đã từ chối thiết bị chống dịch Covid-19 do Trung Quốc sản xuất.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Du thuyền Greg Mortimer: Thảm họa COVID-19 mới

    Du thuyền Greg Mortimer phục vụ du lịch thám hiểm Nam Cực có đến 2/3 số hành khách đã xác định nhiễm COVID-19. Du thuyền này có thể sẽ phải đối mặt với 1 vụ kiện tập thể khi có tới khoảng 70% hành trong tổng số 2.700 hành khách nhiễm bệnh.

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Công ty Aurora, sở hữu du thuyền Greg Mortimer, đã không cho du khách hoàn tiền, hủy vé dù ở thời điểm khởi hành, ngày 15/3, dịch COVID-19 đã lan ra khắp thế giới.

    Hôm nay, 12/4, máy bay chở 112 hành khách của Greg Mortimer, trong đó có khoảng 80 công dân Australia và New Zealand, đã hạ cánh xuống sân bay ở Melbourne, Australia.

    Bài viết được tham khảo từ VOV.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Du thuyền Greg Mortimer: Thảm họa Covid-19 mới vov.vn

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tình hình bệnh nhân Covid-19 nặng: Bác của BN17 tiến triển tốt hơn, phi công người Anh nguy kịch

    Chiều ngày 12/4, Bộ Y tế đã thông tin về tình hình sức khoẻ của 3 bệnh nhân nặng. Trong đó có 2 bệnh nhân có tiên lượng nặng và nguy kịch, 1 bệnh nhân đã tiến triển.

    - Bệnh nhân 91 - 43 tuổi tại BV Bệnh nhiệt đới TP. HCM, chuyển sang thở máy xâm nhập và chạy ECMO, tình trạng nguy kịch.

    - Bệnh nhân 161- 88 tuổi, bị tai biến mạch máu não, thở máy, tiên lượng nặng

    - Bệnh nhân 20 - 64 tuổi, là bác của BN17 ở phố Trúc Bạch, Hà Nội, thở máy, tiến triển tốt hơn.

    Theo Bộ Y tế cả nước đã ghi nhận 260 trường hợp mắc Covid-19. Trong đó có 159 người (61,2%) mắc bệnh từ ổ dịch nước ngoài về Việt Nam; 101 người (38,8%) trong nước lây thứ phát. Có 118/159 người từ nước ngoài về được đưa vào cách ly ngay, sau đó xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.

    Số ca khỏi bệnh: 144 (55% số ca mắc Covid-19), còn lại 116 người bệnh (44%), đang điều trị tại 14 cơ sở khám chữa bệnh. Có 71 ca (61%) đang được điều trị tại các bệnh viện tuyến trung ương, có 39 ca (35%) đang điều trị tại bệnh viện tuyến tỉnh và 4 ca (4%) đang điều trị tại các bệnh viện tuyến huyện. 106 ca ổn định, 1 ca chạy ECMO, 2 ca thở máy, 5 thở ôxy.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người gốc Phi ở TQ bị xua đuổi, phải ngủ trên phố vì nghi nhiễm COVID-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    COVID-19: TQ giành lợi thế với Mỹ trong chuỗi cung ứng như thế nào?

    Sau hàng thập kỷ thực hiện những chính sách ưu tiên lợi ích kinh tế, cũng như các chiến lược mà sự thiếu suy xét và thận trọng ở mức độ chưa từng có trong lịch sử chính trị quốc tệ, Mỹ đã trao cho Trung Quốc sức mạnh mà Bắc Kinh có thể sử dụng để đối phó lại Washington bất cứ khi nào họ muốn.

    Đầu tiên, Mỹ đã tự đặt mình vào thế yếu trong nguồn cung về thuốc và thiết bị y tế bởi Washington cho phép các công ty dược phẩm của họ đặt nhà máy sản xuất ở Trung Quốc, bằng cách đó đã khiến Mỹ phụ thuộc vào Trung Quốc.

    Thứ hai, tại Trung Quốc, hệ thống kiểm soát chất lượng thường không đảm bảo và nằm ngoài sự quản lý của Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA), đây có thể là nguyên nhân dẫn đến việc sản xuất các loại thuốc và thiết bị y tế kém chất lượng.

    Trong khi đại dịch Covid-19 đã phơi bày sự bị động của Mỹ ở tất cả các khâu, từ thuốc men cho đến quần áo bảo hộ, đây không phải là lần đầu tiên nước Mỹ gặp phải khó khăn từ Trung Quốc.

    Đọc thông tin đầy đủ trong link dưới

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh Boris Johnson được ra viện

    Thủ tướng Anh Boris Johnson đã được ra viện, phát ngôn viên số 10 Phố Downing xác nhận với Guardian. 

    "Thủ tướng đã được ra viện để tiếp tục nghỉ ngơi phục hồi", phát ngôn viên cho biết, "Theo khuyến cáo của đội ngũ y tế, Thủ tướng Anh sẽ không quay trở lại với công việc ngay lập tức. Ông ấy muốn cảm ơn tất cả mọi người ở bệnh viện St. Thomas' vì được chăm sóc tận tình".

    "Ông ấy dành tâm trí hướng tới những người bị ảnh hưởng bởi căn bệnh này". 

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Ông Johnson nhập viện vào ngày 5/4 và được chuyển sang khu chăm sóc tích cực sau khi các triệu chứng có chuyển biến xấu. Tối 9/4 ông được đưa về phòng bệnh thường và đã ra thông cáo ngắn ngợi khen đội ngũ y tế của bệnh viện St.Thomas, nơi ông điều trị. 

    "Tôi không biết cảm ơn sao cho đủ. Tôi nợ họ mạng sống của mình", ông nói. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghị sĩ Anh tố Trung Quốc lợi dụng Covid-19 để thâu tóm

    Các nghị sĩ Anh cho rằng Trung Quốc đang khai thác sự xáo trộn do dịch Covid-19 để giành quyền kiểm soát hãng thiết kế chip nổi tiếng của Anh Imagination Technologies Group.

    Chủ tịch Ủy ban Đối ngoại Hạ viện Anh, ông Tom Tugendhat, ngày 11-4 nói rằng Bắc Kinh nhân lúc Thủ tướng Boris Johnson nằm viện để "khởi động một cuộc đột kích" vào Imagination Technologies Group.

    Nhiều nghị sĩ Anh lo ngại nếu bị nhà đầu tư thuộc sở hữu nhà nước Trung Quốc giành quyền kiểm soát hãng thiết kế chip Imagination Technologies Group, các tài sản sở hữu trí tuệ độc quyền của họ có thể sẽ biến mất khỏi Anh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam có 260 ca COVID-19: Thêm 2 ca từ ổ dịch Hạ Lôi, Mê Linh

    18 giờ ngày 12/4, Bộ Y tế thông báo thêm ca 2 mắc Covid-19, nâng tổng số người mắc tại Việt Nam lên 260 trường hợp.

    Bệnh nhân số 259: Bệnh nhân nữ, 41 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở Xóm Bàng, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội.

    Bệnh nhân là vợ BN254, sinh sống trung khu vực ổ dịch tại thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh. Bệnh nhân làm nghề nông (trồng hoa) và kinh doanh tại nhà; thỉnh thoảng có đi giao hoa tại thôn Liễu Trì, xã Mê Linh và một số nơi khác khi có đơn hàng. Bệnh nhân cũng thường xuyên mua hàng tại nhà BN250 (ngày mua hàng lần cuối là ngày 25/3).

    Ca bệnh 260 (BN260): Bệnh nhân nữ, 35 tuổi, quốc tịch Việt Nam, địa chỉ ở xóm Đường, thôn Hạ Lôi, xã Mê Linh, huyện Mê Linh, Hà Nội. Bệnh nhân làm nghề nông (trồng hoa) tại xóm Đường, thôn Hạ Lôi, Mê Linh. Bệnh nhân không đi đâu xa trong vòng 2 tuần gần đây. Hàng ngày thường đi chợ sau đó ra đồng chăm hoa rồi về nhà.

    Bệnh nhân có thói quen mua thịt tại nhà Bảy Huấn (tại Xóm Đường) cũng là nơi BN259 hay tới mua thịt.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO kiểm tra thông tin bệnh nhân COVID-19 tái dương tính

    Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết, cơ quan này đang xem xét báo cáo về những trường hợp bệnh nhân COVID-19 dương tính trở lại sau khi cho kết quả xét nghiệm âm tính ban đầu và được cân nhắc cho xuất viện.

    Giới chức Hàn Quốc hôm 10/4 đã đưa tin về 91 bệnh nhân, vốn được cho là đã hết virus, bỗng cho kết quả dương tính trở lại. Jeong Eun Kyeong, giám đốc Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh Hàn Quốc nói trong 1 cuộc họp báo rằng có thể virus đã "phục hoạt" chứ không phải bệnh nhân bị tái nhiễm.

    Khi được hỏi về thông tin từ Hàn Quốc, WHO nói với Reuters rằng: "Chúng tôi đã hay tin về những trường hợp âm tính với COVID-19 thông qua xét nghiệm PCR và sau vài ngày lại cho kết quả dương tính. Chúng tôi đang trao đổi vưới các chuyên gia của mình và nỗ lực lấy thêm thông tin về các trường hợp ấy. Quan trọng là phải đảm bảo rằng khi lấy mẫu xét nghiệm từ các bệnh nhân nghi nhiễm, quy trình được tuân thủ đúng mực".

    Theo hướng dẫn của WHO, một bệnh nhân có thể được ra viện nếu cho kết quả âm tính hai lần liên tiếp, cách nhau ít nhất 24 giờ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New York: Đóng cửa các trường công đến hết năm học

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chiến lược chống dịch 'một mình một kiểu' của Thuỵ Điển

    Hầu hết các nước châu Âu đang thực hiện lệnh phong toả và hạn chế nghiêm ngặt nhằm ngăn dịch COVID-19 lây lan, kèm theo những quy định phạt nặng người vi phạm. Nhưng Thuỵ Điển thì không.

    Các nhà hàng, quán bar vẫn mở cửa bình thường tại đất nước Bắc Âu này. Các trường học, sân chơi cũng vậy. Và chính phủ đang trông đợi vào những hành động tự nguyện để kiểm soát sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Người dân Thuỵ Điển không có biện pháp phòng ngừa khi tới những chỗ công cộng. Ảnh: Twitter

    Đó là một cách tiếp cận gây tranh cãi, một chính sách từng gây chú ý với Tổng thống Mỹ Donald Trump. "Thụy Điển đã làm điều đó, họ gọi nó là miễn dịch cộng đồng. Thụy Điển đang gánh chịu [hậu quả] rất tệ", ông Trump phát biểu hôm 7/4.

    Tuy nhiên, Chính phủ Thụy Điển lại tự tin chính sách của mình có thể phát huy tác dụng. Ngoại trưởng Ann Linde phát biểu trên truyền hình hôm 8/4 rằng Tổng thống Trump "thực sự sai" khi cho rằng Thụy Điển đang đi theo lý thuyết "miễn dịch cộng đồng" - cho phép đủ một số đông người nhiễm virus trong khi bảo vệ những đối tượng dễ tổn thương, đồng nghĩa để cho dân số nước này phát triển khả năng miễn dịch chống lại bệnh tật. Bà Linde giải thích, chiến lược của Thuỵ Điển là "không phong toả và chúng tôi lệ thuộc rất nhiều vào ý thức tự chịu trách nhiệm của người dân".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc áp dụng cách ly 28 ngày đối với người tới Cáp Nhĩ Tân

    Thành phố Cáp Nhĩ Tân ở Đông Bắc của Trung Quốc sẽ tiến hành biện pháp cách ly trong vòng 28 ngày đối với tất cả các khách đến từ nước ngoài, chính quyền thành phố tuyên bố.

    Theo đó, những người tới thủ phủ của Hắc Long Giang gần biên giới Nga-Trung sẽ buộc phải lưu lại trung tâm cách ly 14 ngày và sau đó cách ly thêm 14 ngày tại gia.

    Những người này cũng sẽ phải xét nghiệm acid nucleic hai lần và xét nghiệm kháng thể một lần.

    Chính quyền Cáp Nhĩ Tân sẽ áp dụng phong tỏa 14 ngày đối với các khu vực lưu trú có trường hợp nhiễm bệnh.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Israel sẽ có vaccine phòng COVID-19 trong vài tuần tới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận ngày có nhiều ca nhiễm mới nhất: Tăng 2.186 trường hợp

    Hôm nay, 12/4, Nga ghi nhận 2.186 ca nhiễm COVID-19 mới. Đây được xem là số ca nhiễm mới cao nhất trong 1 ngày được ghi nhận tại nước này tính tới thời điểm hiện tại. Hơn 2000 ca bệnh mới xuất hiện đã nâng tổng số trường hợp nhiễm COVID-19 tại Nga lên 15.770 ca. 

    Số người tử vong vì COVID-19 tăng 24 trường hợp lên 130 trường hợp, cơ quan phản ứng khủng hoảng của Nga chia sẻ với Reuters. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc tăng cường kiểm tra sức khỏe tất cả du khách đến từ Mỹ

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe một hành khách nước ngoài tại sân bay quốc tế Incheon ngày 1/4. Ảnh: Getty

    Hàn Quốc sẽ tăng cường biện pháp kiểm soát Covid-19 đối với khách du lịch từ Mỹ, yêu cầu tương tự trước đây chỉ áp dụng cho khách du lịch từ châu Âu, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật Hàn Quốc Jung Eun-kyeong thông báo.

    Như vậy, bắt đầu từ 00h00 ngày 14/4, những hành khách tới từ hoặc đi qua Mỹ về Hàn Quốc sẽ được kiểm tra xét nghiệm với virus corona mới trong vòng ba ngày kể từ ngày nhập cảnh.

    Trước đây, khách du lịch đến từ Mỹ được yêu cầu tự cách ly và chỉ được kiểm tra y tế khi  có triệu chứng nhiễm bệnh.

    Theo bà Jung, Hàn Quốc buộc phải thực hiện biện pháp này bởi số ca nhiễm từ các du khách đến từ Mỹ tiếp tục tăng và nguy cơ dịch bệnh đang lan rộng ở Mỹ như hiện nay. 

    Hàn Quốc ghi nhận 32 ca nhiễm mới vào Chủ nhật, trong đó 24 ca nhiễm nhập khẩu, nâng tổng số ca nhiễm trên toàn quốc lên 10,512 và 214 ca tử vong.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    "Chết một mình, chôn một mình": Hành trình bi kịch của bệnh nhân Covid-19 và nỗi đau tột cùng của người ở lại

    Không có tiếng khóc hay nói chuyện. Mọi thứ ở đây đều tĩnh lặng.

    "Tôi biết nhiều người không thể nói lời tạm biệt với người thân của mình," giám mục tỉnh Bergamo, Italy, ông Francesco Beschi chia sẻ trong một cuộc phỏng vấn gần đây trên phụ phẩm Thiên chúa và thế giới của tạp chí Zeit, Đức.

    Tỉnh Bergamo, cách Rome khoảng 600 km về phía bắc, là một tâm dịch COVID-19 tại miền bắc Italy.

    Vào cuối tháng 3, giám mục Beschi tổ chức nghi lễ cầu nguyện tại nghĩa trang Bergamo cho hơn 1.800 người tử vong trong thành phố trong khi thân nhân của những người tử vong không thể nói lời tạm biệt cuối cùng.

    "Chúng ta không nên để người thân đau buồn trong nỗi nhớ thương khi không thể chứng kiến người thân trở về cõi hư vô," ông nói.

    Đó vẫn chưa phải tất cả những gì đang xảy ra. Nhiều người nhà không được phép nói lời từ biệt cuối cùng với người thân sắp mất. Quy định này đang áp dụng tại nhiều bệnh viện, nhà chăm sóc người già và viện dưỡng lão. Hình ảnh của khoảnh khắc cuối cùng trước khi rời khỏi cuộc sống của các bệnh nhân sẽ được quay lại và không người thân nào được phép đến chứng kiến trực tiếp.

    Bài viết trên tờ báo Il Fatto Quotidiano của phóng viên Francesca Borri, người đã đến thăm khu chăm sóc tích cực của Phòng khám Đa khoa San Pietro, khiến cho nhiều người đọc không khỏi rùng mình: "Tại Bergamo, bạn chết một mình. Bạn cũng được chôn cất một mình. Trong lễ chôn cất, các linh mục sẽ dùng di động để thu âm lại lời ban phước cho thân nhân có thể nghe lại."

    Italy không phải là quốc gia duy nhất mà thân nhân không được đến thăm các bệnh nhân đang ở phòng chăm sóc tích cực. Tại các quốc gia Châu Âu đang phải căng mình đối phó với đại dịch COVID-19, trong đó có nước Đức, việc có mặt để nói lời tạm biệt với bệnh nhân sắp qua đời cũng chỉ được phép trong những trường hợp đặc biệt.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhân viên y tế ở Boston hỗ trợ các đồng nghiệp ở New York

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế Bệnh viện Brigham và Phụ nữ Boston sát cánh cùng các đồng nghiệp tại New York. Ảnh: CNN

    Các nhân viên y tế ở Bệnh viện Brigham và Phụ nữ Boston đã thể hiện sự đoàn kết với các đồng nghiệp tại New York khi chứng kiến họ phải vật lộn trong đại dịch Covid-19.

    "Chúng tôi cảm thấy bất lực và chúng tôi muốn làm điều gì đó cho họ", Lisa MacGregor, một y tá tại Brigham, nói với CNN. "Khi Covid-19 bùng phát ở Boston, mọi người đã gửi đồ ăn cho chúng tôi. Tôi chỉ nhớ chúng tôi đã căng thẳng như thế nào và điều đó có ý nghĩa như thế nào đối với chúng tôi".

    Vì vậy, các nhân viên tại Brigham đã quyên góp tiền và gửi các bữa ăn tại nhà hàng đến hai phòng cấp cứu nặng nhất ở New York,  Mt. Sinai Queens và Elmhurst .

    Đối với tất cả nhân viên tại Bệnh viện Brigham và Phụ nữ, điều này thể hiện sự đoàn kết.

    "Chúng tôi thấy những nỗ lực của họ và chúng tôi đang theo dõi họ", MacGregor nói về các nhân viên y tế ở New York. "Và chúng tôi sát cánh cùng với họ."

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ấn Độ ghi nhận hơn 900 ca nhiễm mới trong 24 giờ qua

    Ấn Độ ghi nhận 910 ca nhiễm với 34 ca tử vong mới do Covid-19 trong 24 giờ qua, theo công bố mới nhất của Bộ Y tế nước này vào Chủ nhật 12/4.

    Tính đến 9h sáng Chủ nhật, nước này tích lũy tổng cộng 8.356 ca nhiễm, với 273 ca tử vong.

    Bang Maharashtra và thủ đô New Delhi có số ca nhiễm cao nhất, với 1.761 ca nhiễm và 127 ca tử vong ở Maharashtra; 1.069 ca nhiễm và 19 ca tử vong ở Delhi.

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    Nhân viên đội cứu hỏa vệ sinh một khu vực sau khi xuất hiện các ca nghi nhiễm Covid-19 ở Noida, ngoại ô New Delhi, Ấn Độ, vào ngày 8/4. Ảnh: Altaf Qadri / AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mất khứu giác-vị giác: Dấu hiệu nhận biết SARS-CoV-2 sớm

    Cô Holly Bourne, người London, không có các triệu chứng nhiễm Covid-19 được biết đến rộng rãi như ho hoặc sốt cao nên không đủ điều kiện để được kiểm tra y tế. Nhưng dựa vào việc đột nhiên mất khứu giác, kết hợp với "những cơn đau đầu kỳ lạ" và kiệt sức của cô, bác sĩ đã chẩn đoán cô nhiễm Covid-19 thông qua cuộc kiểm tra bằng điện thoại. 

    Mặc dù vẫn chưa có nghiên cứu chính thức về mối liên hệ giữa SARS-CoV-2 và mùi vị nhưng các bác sĩ cảnh báo rằng, việc đánh mất khả năng khứu giác cũng có thể là một trong những triệu chứng của nhiễm bệnh.

    "Tôi cảm thấy may mắn vì tôi không có các triệu chứng thực sự đáng sợ" nhưng cô Bourne mô tả việc mất khứu giác là "một trong những điều khó chịu nhất cô từng trải qua". 

    Theo Giáo sư Steven Munger, Đại học Florida, một trong những nguyên nhân chính gây mất khứu giác là nhiễm trùng đường hô hấp trên do virus.

    "Để khứu giác quay trở lại, có thể mất nhiều ngày, có thể mất hàng tuần, đôi khi phải mất hàng tháng đến hàng năm", ông nói.

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19 về nước

    Một chuyến bay chở 112 người gồm Úc và New Zealand thì có đến 80 người Úc bị nhiễm Covid-19 đã hạ cánh xuống sân bay Tullamarine, Melbourne, Úc vào sáng 12/4 (giờ địa phương), trong khi đó, các dịch vụ khẩn cấp đã ở trước đó ở sân bay.

    Máy bay được chính phủ Úc thuê để đưa công dân về nhà và được các quan chức đón ở sân bay, sau đó được nhân viên y tế kiểm tra sức khỏe trước khi được đưa đi.

    Xe cứu thương cũng xuất hiện ở sân bay phòng trường hợp chở những hành khách có tình trạng sức khỏe xấu từ Tullamarine đến một trong một số bệnh viện ở Melbourne.

    Hầu hết những hành khách này đều có mặt trên tàu du lịch Greg Mortimer bị mắc kẹt ở Uruguay trong hơn hai tuần.

    Được biết, những hành khách có triệu chứng của Covid-19 sẽ được đưa đến bệnh viện ngay lập tức, những người còn lại sẽ được cách ly trong khách sạn 14 ngày.

    Nhóm hành khách New Zealand cũng được kiểm dịch và tiếp tục di chuyển về nước.

    Úc đón máy bay chở đầy người nhiễm Covid-19, Mỹ đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong - Ảnh 1.

    80/112 hành khách nhiễm Covid-19.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thiên đường du lịch Phuket đóng băng trước đại dịch Covid-19

    Kritchai Rojanapornsatit, chủ sở hữu của một công ty xây dựng, đã dành phần lớn cuộc đời mình gắn bó với Phuket.

    Anh đã quen với tình trạng tắc đường thường xuyên trên hòn đảo du lịch nổi tiếng nhất Thái Lan, nơi những chiếc xe buýt du lịch cỡ lớn chạy dọc theo những con đường đồi núi hay những chiếc xe máy len lỏi chở du khách tới các địa điểm như bãi biển, cảng biển và điểm tham quan của Phuket .

    Tuy nhiên, giờ đây, anh Rojanapornsatit đang chứng kiến một Phuket hoàn toàn khác, không giống như trong cuộc sống thường ngày trong 30 năm qua của anh.

    "Không có tàu cao tốc trên biển, đường phố và bãi biển vắng tanh, và có rất ít khách du lịch", anh nói. "Tôi chưa bao giờ chứng kiến cảnh tượng [Phuket] như thế này - kể cả sau khi trận sóng thần năm 2004 xảy ra".

    Thực tế, tình trạng này xảy ra do giới chức Thái Lan đang thực hiện các biện pháp phong tỏa nhằm kiểm soát sự lây lan của đại dịch Covid-19 ở Phuket, nơi nổi lên như là điểm nóng về dịch bệnh trên toàn quốc.

    Covid-19: Đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong, Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ban bố tình trạng thảm họa - Ảnh 1.

    Ảnh: Thai PBS

    Sân bay quốc tế Phuket đã đóng cửa đối với tất cả các chuyến bay không cần thiết cho đến ngày 30/4. Phuket vốn được kết nối với đất liền bằng một cây cầu, nay cũng đã đóng cửa các điểm vào đất liền và trên biển, chỉ mở cho các phương tiện vận chuyển hàng hóa cần thiết. Tất cả các bãi biển đã bị đóng cửa vô thời hạn, các nhà hàng, quán bar và cửa hàng dịch vụ không thiết yếu cũng nhận được lệnh đóng cửa.

    Chính phủ Thái Lan đã ra chỉ thị, yêu cầu người dân (bao gồm cả khách du lịch) ở Phuket phải đeo khẩu trang khi ra ngoài, hiệu lực bắt đầu từ ngày 7/4. Trong khi lệnh giới nghiêm được áp dụng từ 22h tối hôm trước đến 4h sáng hôm sau.

    Ngoài ra, các khách sạn không có khách đã được lệnh đóng cửa, chỉ những khách sạn có khách mới được mở cửa nhưng hạn chế khách tới các khu vực chung bao gồm bể bơi và nhà hàng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Anh: Vắc -xin Covid-19 có thể được sử dụng vào tháng 9

    Theo Giáo sư Sarah Gilbert, Đại học Oxford (Anh) - cho biết, loại  vắc-xin Covid-19 do nhóm chuyên gia của bà đang nghiên cứu có thể sẽ được đưa vào sử dụng trong tháng 9 năm nay với hiệu quả lên tới 80%.

    Bà cho biết, có khả năng cao loại vắc-xin này hoạt động dựa trên những thử nghiệm khác mà họ đã thực hiện. "Khi mỗi tuần trôi qua, chúng tôi có nhiều dữ liệu hơn để xem xét hiệu quả của nó. Theo cá nhân tôi, tỷ lệ thành công đang ở mức 80%”.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ hỗ trợ Italy đối phó với Covid-19

    Bộ Ngoại giao Mỹ vừa cho biết Tổng thống Donald Trump đã thông qua một gói hỗ trợ cho Italy, một trong những nước bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi đại dịch Covid-19.

    Theo Bộ Ngoại giao Mỹ, gói hỗ trợ này bao gồm trợ giúp các tổ chức quốc tế và các tổ chức phi chính phủ đang giúp đỡ các cộng đồng ở Italy. Mỹ cũng sẽ huy động đóng góp từ khu vực tư nhân ở Mỹ, trong khi đó các nhân viên quân sự Mỹ ở Italy cũng sẽ hỗ trợ về các dịch vụ y tế từ xa, vận chuyển và lắp ráp bệnh viện dã chiến, điều trị các bệnh nhân không phải Covid-19 và vận chuyển các nguồn cung khác bao gồm nhiên liệu và thực phẩm.

     

    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/my-ho-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng yêu cầu tiếp tục cách ly toàn xã hội, không lơi lỏng

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản ghi nhận số ca nhiễm tăng đột biến trong ngày thứ tư liên tiếp

    Bộ Y tế Nhật Bản đã ghi nhận 714 ca nhiễm Covid-19 mới và bốn ca tử vong vào thứ Bảy (11/4). Đây là ngày thứ tư liên tiếp, Nhật Bản chứng kiến ​​sự tăng vọt kỷ lục về số lượng các ca lây nhiễm.

    Như vậy, tổng số ca nhiễm ở Nhật Bản nâng lên con số 7.460, bao gồm 712 ca từ tàu du lịch Diamond Princess.

    Tổng số người thiệt mạng ở Nhật Bản do Covid-19 hiện là 109 người.

    Tại Tokyo, con số kỷ lục - 197 ca nhiễm được xác nhận vào ngày hôm qua, nâng tổng số ca nhiễm tại thủ đô này lên tới 1.902.

    Covid-19: Đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong, Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ban bố tình trạng thảm họa - Ảnh 1.

    Mọi người di chuyển trên đường phố Nhật Bản giữa mùa dịch Covid-19. Ảnh: CNN

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Venezuela kéo dài thời gian giãn cách xã hội

    Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro tuyên bố mới đây tuyên bố, tình trạng khẩn cấp quốc gia do ảnh hưởng từ Covid-19 sẽ tiếp tục được kéo dài trong 30 ngày.

    Tổng thống Venezuela Nicolas Maduro

     

    Hôm nay, ngày 11/4, tôi đã ký văn bản ban bố tình trạng khẩn cấp thêm 30 ngày nữa đối với Venezuela. Mặc dù chúng ta đã kiểm soát được sự lây nhiễm nhưng chúng ta chưa thể ca khúc khải hoàn

     Vì tình trạng khẩn cấp hiện tại sẽ hết hiệu lực vào Thứ Hai ngày 13/4 nên theo thông báo mới, thời gian giãn cách xã hội ở Venezuela dự kiến sẽ kéo dài đến ngày 13/5. 

    Venezuela có 175 ca nhiễm và 9 ca tử vong, tuy nhiên, việc xét nghiệm virus chưa được tiến hành đại trà ở quốc gia này.  

    Tổng thống Maduro lần đầu tiên tuyên bố tình trạng khẩn cấp vào ngày 13/3.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lời trăn trối bi kịch của bệnh nhân Covid-19 khiến y tá Mỹ không bao giờ quên

    Anh Derrick Smith, một y tá gây mê không lạ gì khi chứng kiến nỗi hoảng sợ trước khi qua đời của mỗi bệnh nhân. Nhưng giờ đây có thực tế hoàn toàn khác, "đáng sợ hơn nhiều".

    Nam y tá, đang điều trị chủ yếu cho bệnh nhân Covid-19 tại một bệnh viện ở thành phố New York, mới đây đã tiết lộ những lời trăn trối đầy bi kịch của một người bệnh của anh.

    "Ai sẽ trả tất cả chi phí?", người đàn ông mắc Covid-19 thều thào hỏi Smith khi anh chuẩn bị tiến hành gây mê, đặt ống nội khí quản cho ông.

    "Đó là những lời trăn trối tôi sẽ không bao giờ quên", Smith nói với CNN. "[Bệnh nhân này] bị suy hô hấp nặng, nói năng rất khó khăn, nhưng vẫn trăn trở rằng, ai sẽ trả tất cả các chi phí giúp ông duy trì sự sống nhưng theo thống kê thì ông không có khả năng sống sót."

    Covid-19: Đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong, Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ban bố tình trạng thảm họa - Ảnh 1.

    Anh Derrick Smith, y tá gây mê, hiện đang điều trị cho bệnh nhân Covid-19. Ảnh: CNN

    Không thể đưa ra câu trả lời chính xác và biết rằng bệnh nhân rất có thể sẽ không hồi phục sau khi được đặt nội khí quản, Smith và các đồng nghiệp đã gọi cho vợ của ông để cho họ có cơ hội cuối cùng nói lời tạm biệt.

    Hầu hết bệnh nhân Covid-19 thường tử vong sau khi được đặt nội khí quản, tỷ lệ này lên tới 80%, anh Smith nói. Do đó, anh cho rằng, khả năng sống sót của bệnh nhân của anh rất "khó xảy ra".

    Smith gọi đây là "điều tồi tệ nhất" mà anh đã chứng kiến ​​trong 12 năm công tác.

    "Tôi đã rất buồn và thực sự là có một chút kinh hoàng", anh nói nhiều bệnh nhân đã phải lo lắng về viện phí hơn cả cái chết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một người Đức gốc Việt tử vong do COVID-19

    Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, ngày 11/4, một người Đức gốc Việt đã qua đời tại bang München do mắc bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19. Đây có thể là trường hợp người gốc Việt ở Đức đầu tiên tử vong do nhiễm virus corona chủng mới (SARS-CoV-2).

    Đại sứ quán Việt Nam tại Đức cũng như Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main đã xác nhận thông tin trên, đồng thời đã cử đại diện thăm hỏi gia quyến cũng như trao đổi về các bước tiếp theo.

    Ông Phạm Trường Giang - Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Frankfurt/Main cho biết người tử vong là ông Nguyễn Đức Sơn, sinh năm 1962, quê quán tại xã Lương Phú, huyện Giồng Trôm, tỉnh Bến Tre. Trước đó, ông Sơn đã bị lây dịch COVID-19 từ vợ.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhân viên y tế cổ vũ những người bị cách ly

    Các nhân viên y tế trên toàn nước Mỹ đang tham gia thử thách các điệu nhảy trên mạng xã hội nhằm giúp họ giảm bớt căng thẳng và chia sẻ nụ cười trong đại dịch Covid-19.

    Nữ y tá Kala Baker tại Bệnh viện Mercy ở Springfield, Missouri cho biết, cô thực hiện các vũ điệu sau khi tan ca, điều này giúp tạo sự đoàn kết giữa các nhân viên y tế trên cả nước, đặc biệt là ở các bang bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi virus corona. Cô xem nó như một cách để mang lại niềm vui.

    "Tôi chưa bao giờ cảm thấy kết có sự kết nối lớn như vậy giữa các nhân viên y tế, tất cả chúng tôi đều cảm thấy chúng tôi là một đội bóng lớn trên toàn thế giới", cô giải thích. "Chúng tôi đang cố gắng cùng nhằm làm điều đó".

    Bác sĩ thử thách các điệu nhảy

    Bác sĩ Jason Campbell thuộc Đại học Khoa học và Sức khỏe Oregon cho biết, hoạt động khiêu vũ của anh diễn ra sau khi hoàn thành công việc.

    "Các video không nhằm làm giảm mức độ nghiêm trọng của dịch bệnh", Campbell nói. "Chúng như lời nhắc nhở nho nhỏ về cuộc sống giản dị và mang đến tiếng cười cho mọi người.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Ấn Độ: Sự hợp tác của người dân giúp Việt Nam kiểm soát tốt Covid-19

    Những biện pháp kiểm soát dịch Covid-19 có thể coi là thành công của một quốc gia nhỏ và có nguồn lực hạn chế như Việt Nam xứng đáng để cộng đồng quốc tế quan tâm và học tập. Đó là nhận định của Thời báo Ấn Độ (Times of India) số ra ngày 10/4 khi nhắc tới thành công của Việt Nam trong việc chế ngự dịch bệnh Covid-19 những tuần qua.

    So sánh với Hàn Quốc, Thái Lan, Myanmar hay Ấn Độ, Việt Nam chịu ít thiệt hại hơn bởi đã chủ động triển khai những bước đi từ sớm để bảo vệ người dân.

    Trước tiên, Việt Nam coi việc đối phó với đại dịch Covid-19 như là một cuộc chiến, coi virus SARS-CoV-2 như là một kẻ thù. Tiếp đến, Việt Nam tiến hành các biện pháp mạnh như đóng cửa biên giới với Trung Quốc, đóng cửa các trường học kể từ sau kỳ nghỉ Tết; thậm chí quốc gia Đông Nam Á này còn cách ly, phong tỏa một xã. Việt Nam cũng triển khai cách ly 14 ngày với tất cả người từ nước ngoài về, có chính sách quản lý nghiêm ngặt và theo dõi tất cả những ai từng có tiếp xúc với virus.

    Theo tác giả SD Pradhan, điều đáng để các quốc gia khác học hỏi chính là sự hợp tác của người dân nhằm mục tiêu chống dịch. Thành công này đến khi người dân Việt Nam hiểu trách nhiệm của họ và cùng thực hiện các hướng dẫn của Chính phủ. Nhiều nước khác cũng triển khai các biện pháp ngăn chặn dịch như Việt Nam, nhưng không thành công bằng. Đó là bởi người dân Việt Nam ý thức được sự nguy hiểm của Covid-19.

    Bài báo kết luận rằng, kinh nghiệm của Việt Nam rất quý giá với Ấn Độ. Đó chính là sự hợp tác của người dân trong tuân thủ các biện pháp giãn cách xã hội để có thể đi tới chiến thắng trong cuộc chiến với Covid-19./.


    Bài viết được tham khảo từ vov.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/bao-an...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bi kịch dân nhập cư ở New York giữa mùa COVID-19

    COVID-19 ập tới khiến người nhập cư ở New York phải sống trong sợ hãi, không nơi trú ngụ và họ chỉ biết cầu nguyện virus nhanh rời xa nước Mỹ.

    Anil Subba, tài xế Uber người Nepal sống tại Jackson Heights, Queens vừa chết vài giờ sau khi các bác sỹ tháo máy thở vì tin rằng tình trạng sức khỏe của anh đã được cải thiện.

    Cách đó không xa, Raziah Begum, bảo mẫu 53 tuổi tới từ Bangladesh lo lắng khả năng bị nhiễm bệnh. 2 trong số những người bạn cùng phòng của cô bắt đầu xuất hiện các triệu chứng mắc COVID-19.

    "Chúng tôi đói nhưng tôi còn sợ nhiễm bệnh hơn", Begum nói và cho biết bị tiểu đường và cao huyết áp.

     Liên minh công nhân taxi thành phố New York cho biết, 28 thành viên của họ đã thiệt mạng. Phần lớn trong số đó là những người nhập cư sống ở Queens.

    Make the Road New York, tổ chức hoạt động vì lợi ích của lao động nhập cư người Latinh ở New York cho biết, 8 thành viên của họ ở Queens đã qua đời.

    "Một bi kịch đang diễn ra", Javier H. Valdés, Giám đốc tổ chức trên cho hay.

    Covid-19: Đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong, Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ban bố tình trạng thảm họa - Ảnh 2.

    Sạp hàng rong bán khẩu trang, găng tay và dụng cụ vệ sinh trên Đại lộ Roosevelt ở Jackson Heights, Queens. (Ảnh: NYT)

    Khủng hoảng diễn ra ở nhiều nơi. Đại lộ Roosevelt, huyết mạch quan trọng của New York thường nhộn nhịp với các cửa hàng ăn uống, các sạp báo với hàng tá ngôn ngữ, giờ vắng tiếng người.

    Sự im lặng kỳ lạ bị phá vỡ liên tục bởi tiếng còi báo động và tiếng tàu chạy rầm rập ở đường ray trên cao.

    Vài người bán hàng rong đã quay trở lại, nhưng mặt hàng rao bán phổ biến của họ giờ là khẩu trang và các bộ đồ bảo hộ.

    Khi các nhà thờ và đền thờ đóng cửa, gia đình của những người chết chỉ có thể khóc thương họ ở nhà.

    Các bác sỹ và các lãnh đạo cộng đồng ở Queens tin rằng nghèo đói, dân cư đông đúc và sự bất lực của chính phủ khiến người dân tại đây dễ mắc COVID-19.

    Ángel, 39 tuổi, một lao động nhập cư tới từ Ecuador tiếp tục công việc tại một công trường xây dựng ở Manhattan, cho đến khi ngã bệnh.

    Ángel nói rằng, bệnh viện Elmhurst từ chối anh với lý do các triệu chứng của anh không được coi là đe dọa tới tính mạng.  Rời viện, Ángel trở về căn hộ mà anh sống chung cùng 3 công nhân khác ở Corona.

    "Không ai giúp tôi", Ángel nói trong bất lực.


    Bài viết được tham khảo từ cafef.vn . Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://cafef.vn/bi-kich-dan-n...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc: Thêm 99 ca nhiễm

    Theo Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc, trong ngày 11/4, nước này ghi nhận thêm 99 ca nhiễm mới, trong đó có tới 97 ca nhập ngoại; chỉ có 2 ca lây nhiễm trong nước, đều ở tỉnh Hắc Long Giang; toàn quốc không ghi nhận thêm ca tử vong mới.

    Đáng chú ý, trong những ngày qua, Hồ Bắc với thủ phủ Vũ Hán là tâm dịch Covid-19 cũng không ghi nhận thêm bất cứ ca nhiễm mới nào, tín hiệu đáng mừng trong bối cảnh khôi phục cuộc sống thường ngày của người dân Trung Quốc. Vũ Hán đã được dỡ lệnh phong tỏa từ ngày 8/4 vừa qua.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy: Tích lũy hơn 150.000 ca nhiễm

    Theo Reuters, trong 24h qua, Italy ghi nhận thêm 4.694 ca nhiễm Covid-19 mới với 619 ca tử vong, nâng tổng số ca nhiễm lên 152.271 ca và tổng số ca tử vong là 19.468 ca. 

    Như vậy, đây là sự gia tăng cao nhất về số ca tử vong trong ngày kể từ ngày 6/4 , cũng là sự gia tăng cao nhất về số ca nhiễm kể từ này 4/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Sáng 12/4, Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm mới

    6h sáng nay 12/4, Bộ Y tế thống báo sau 12 giờ Việt Nam không ghi nhận thêm ca bệnh mới, tổng số người mắc Covid-19 hiện là 258.

    Trong tổng số 258 ca mắc có 159 ca "nhập khẩu" từ nước ngoài chiếm 61,6%; 99 người lây nhiễm thứ phát.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 72.508, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 1.198; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 17.519; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 53.791.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc vương Ả Rập Saudi đồng ý gia hạn thời gian giới nghiêm

    Quốc vương Ả Rập Saudi Salman bin Abdulaziz Al-Saud đã phê chuẩn gia hạn lệnh giới nghiêm trên toàn quốc cho đến khi có thông báo mới, theo Thông tấn xã Nhà nước Ả Rập Saudi (SPA).

    Covid-19: Đứng đầu thế giới cả về số ca nhiễm và tử vong, Mỹ lần đầu tiên trong lịch sử ban bố tình trạng thảm họa - Ảnh 1.

    Đường phố Ả Rập Saudi vắng vẻ do dịch Covid-19. Ảnh: Getty

    Bộ Nội vụ nước này đang yêu cầu người dân "tuân thủ lệnh giới nghiêm vì sự an toàn của bản thân mình", SPA cho biết.

    Ả Rập Saudi bắt đầu thiết lập lệnh giới nghiêm vào tháng 3, một trong các biện pháp nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus corona mới tại quốc gia này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thủ tướng Anh lần đầu lên tiếng sau khi rời phòng ICU

    Trong một tuyên bố ngắn, Thủ tướng Boris Johnson đã gửi lời cảm ơn các nhân viên của Dịch vụ Y tế Quốc gia tại Bệnh viện St Thomas sau thời gian điều trị tại đây.

    Thủ tướng Anh Boris Johnson

     

    Tôi không biết cảm ơn họ thế nào mới đủ. Tôi nợ họ cả đời

    Đây là tuyên bố đầu tiên của Thủ tướng Anh kể từ khi ông nhập viện do Covid-19 vào tối Chủ nhật tuần trước (5/4). 

    Trước đó, ông Johnson có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2 vào ngày 27/3, được nhập viện vào ngày 5/4 và được đưa vào phòng ICU vào ngày 7/4.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ban bố tình trạng thảm họa

    Ngày 11/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã phê chuẩn, đặt bang Wyoming dưới tình trạng thảm họa do đại dịch Covid-19, điều này có nghĩa là tất cả 50 bang của Mỹ, bao gồm thủ đô Washington và bốn vùng lãnh thổ hải ngoại gồm Quần đảo Virgin thuộc Mỹ, Quần đảo Bắc Mariana, đảo Guam và Puerto Rico, lần đầu tiên cùng lúc được đặt dưới tình trạng thảm họa.

    Khi thảm họa vượt quá khả năng ứng phó của chính quyền các bang, địa phương, và cần có hỗ trợ dài hạn, họ sẽ thường yêu cầu chính phủ liên bang phê duyệt tuyên bố "tình trạng đại thảm họa", Tổng thống Mỹ có quyền phê duyệt hoặc từ chối. 

    Nếu tuyên bố tình trạng thảm họa được phê chuẩn, chính quyền các bang và địa phương sẽ nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ liên bang, chính quyền địa phương cũng có thể thực thi các quyền hạn khẩn cấp để đảm bảo tính mạng, tài sản và sức khỏe cộng đồng sau thảm họa.

    Tính đến thời điểm hiện tại, nước Mỹ ghi nhận ít nhất 524.903 ca nhiễm và ít nhất 20.389 ca tử vong theo thống kê của Đại học Johns Hopkins, trở thành quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới.

    Wyoming là bang duy nhất chưa ghi nhận ca tử vong nào.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại