*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Làn sóng thứ ba đánh dấu sự phát triển của các biến thể mới, đáng lo ngại hơn.
Giới chuyên gia y tế Trung Quốc cho rằng chính quyền cần thay đổi cách tiếp cận “không COVID-19” trong bối cảnh nhiều nước trên thế giới bắt đầu mở cửa trở lại.
Liu Guoen, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Y tế Kinh tế tại Đại học Bắc Kinh nhận định rất khó để một nước đạt mục tiêu "không có ca nhiễm COVID-19" tại thời điểm biến thể Delta lây lan mạnh trên thế giới. Phát biểu tại cuộc hội thảo trực tuyến do công ty công nghệ Baidu tổ chức ngày 6/8, ông Liu cho rằng Trung Quốc cần mở những cuộc thảo luận nghiêm túc và có hệ thống để đi tới quyết định có cần điều chỉnh và tối ưu hóa chiến dịch hiện tại hay không.
Cũng tại hội thảo này, Zeng Guang, chuyên gia dịch tễ trưởng tại Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) Trung Quốc đồng thuận với luận điểm cần có thay đổi để thiết lập miễn dịch cộng đồng bền vững hơn, từng bước tiến đến chấm dứt cách tiếp cận "không COVID-19".
"Đa phần những ca nhiễm trong đợt dịch hiện nay là thể nhẹ, không nên vì vậy mà cảm thấy hoảng sợ hay sức ép. Giữ không có ca nhiễm bệnh nào là điều hoàn toàn không khả thi xét trong bối cảnh toàn cầu… Nhiều nước sẽ mở cửa biên giới mà không cần phải chờ đến khi không còn ca COVID-19 nào", chuyên gia này chia sẻ.
Bài viết được tham khảo từ https://baotintuc.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng nguy hiểm Lambda có khả năng kháng vaccine Covid-19, hiện đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới.
Biến chủng Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020 - còn được gọi là C.37, đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ và khiến số ca mắc Covid-19 tăng cao ở Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay và Paraguay.
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Mỹ (CDC Mỹ) hôm nay cảnh báo, biến chủng mới nguy hiểm này có nguy cơ gây nên làn sóng mới tại Mỹ, sau khi nước này ghi nhận hơn 1.300 ca nhiễm biến chủng Lambda lan rộng khắp 44 bang trên cả nước.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là "biến chủng đáng quan tâm" - biến chủng bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vaccine cao hơn. Khi có thêm bằng chứng cho thấy một biến chủng đạt được cả 2 điều kiện trên, nó sẽ được phân loại lại là "biến chủng đáng lo ngại".
Mới đây nhất vào hôm 6/8, Nhật Bản cũng đã ghi nhận bệnh nhân đầu tiên nhiễm biến chủng Lambda là một phụ nữ khoảng 30 tuổi đến từ Peru, có kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2 khi được làm xét nghiệm tại sân bay, nhưng không có triệu chứng.
Trong tình trạng nhiều bệnh nhân mắc Covid-19 tại Indonesia đang phải tự điều trị và cách ly tại nhà, gần đây nhóm tình nguyện viên Indonesia đã thành lập “đội quân xe đạp”, nhằm giao thực phẩm và thuốc men tại nhà.
Đạp xe qua thành phố Semarang, anh Arrahman Surya Atmaja - 35 tuổi, đang khẩn trương mua vài loại vitamin và thuốc bổ tại một hiệu thuốc nhỏ, rồi lên đường giao cho 1 bệnh nhân đang phải cách ly tại nhà.
Arrahman Surya Atmaja, thành viên thuộc nhóm xe đạp tình nguyện, treo túi đồ bên ngoài nhà của một bệnh nhân Covid-19 đang tự cách ly ở Semarang, ngày 26/7/2021. Ảnh: Reuters
Atmaja là một trong rất nhiều thành viên thuộc nhóm xe đạp tình nguyện, chuyên hỗ trợ người cách ly tại nhà vì Covid-19 tại thành phố Semarang, thủ phủ tỉnh Trung Java, Indonesia. Anh cùng nhóm tình nguyện đã bắt đầu công việc từ tháng 4, trong bối cảnh Indonesia bị Covid-19 tàn phá nặng nề.
"Nhà tôi ở Semarang và tôi đã tham gia tình nguyện chuyển đồ bằng xe đạp của mình cho những bệnh nhân tự cách ly kể từ tháng 4. Tôi cảm thấy hài lòng và hạnh phúc vì có thể đi xe đạp và giúp đỡ mọi người. Tôi nghĩ sẽ rất khó khăn khi phải tự cách ly hoặc mắc Covid-19, vì vậy chúng tôi hy vọng có thể giúp đỡ họ bằng cách này", Atmaja cho biết.
Indonesia đang là điểm nóng Covid-19 châu Á với số ca nhiễm mới và tử vong cao kỷ lục trong tháng này. Tổng số ca nhiễm đã vượt 3,2 triệu, trong đó gần 87.000 người tử vong. Semarang - thành phố 3 triệu dân, đã báo cáo 78.000 ca nhiễm và hơn 5.600 ca tử vong.
Các tình nguyện viên thường phải nhấc xe đạp khỏi hàng rào phong tỏa bên ngoài "vùng đỏ" hoặc khu vực có nguy cơ lây nhiễm cao. Yêu cầu mà họ nhận được nhiều nhất là giao thuốc và vitamin qua ứng dụng Whatsapp hoặc Instagram. Tuy nhiên, cũng vài lần nhóm tình nguyện nhận được yêu cầu chuyển hàng tới khu điều trị đặc biệt của bệnh viện, các tình nguyện viên vẫn cố gắng giao hàng không tiếp xúc.
"Tôi rất sợ, nhưng cảm giác ấy biến mất khi tôi nhớ ra mình chỉ muốn giúp đỡ mọi người. Có thể vì chúng tôi đang giúp đỡ cộng đồng nên bằng cách nào đó, hệ miễn dịch đã được tăng cường", Atmaja chia sẻ.
Dịch vụ giao hàng tận nhà bằng xe đạp đang được nhiều bệnh nhân tại Atmaja tin tưởng sử dụng, do vẫn đảm bảo giãn cách xã hội và dễ dàng yêu cầu. Hiện nay, mỗi thành viên trong nhóm tình nguyện giao trung bình từ 3-5 đơn hàng 1 ngày.
Bấm link để đọc bài viết nguồn
Trong cuộc phỏng vấn với đài Fox News phát sóng tối 7-8, ông Trump nói: "Tôi nghĩ rằng nếu không có nỗ lực phát triển vắc-xin nhanh chóng để bảo vệ công chúng khỏi dịch Covid-19 dưới thời chính quyền của tôi, 100 triệu người có thể đã chết giống như hồi năm 1917 bởi dịch cúm Tây Ban Nha".
Số người chết do dịch cúm Tây Ban Nha trên toàn cầu từ năm 1918 đến năm 1919 ước tính khoảng 50-100 triệu người. Trong khi đó, dịch Covid-19 đã cướp đi sinh mạng của hơn 4,3 triệu người tính đến ngày 8-8. Riêng ở Mỹ có 632.987 người chết vì Covid-19.
Cựu tổng thống Mỹ cho biết ông là một "người hâm mộ lớn" đối với vắc-xin Covid-19 nhưng cũng ủng hộ những người không muốn tiêm vắc-xin.
Mũi vắc-xin Covid-19 đầu tiên được tiêm tại Mỹ vào ngày 14-12-2020, dành cho một y tá thuộc bộ phận chăm sóc đặc biệt. Ông Trump vào thời điểm đó viết trên mạng xã hội Twitter: "Vắc-xin (Covid-19) đầu tiên được tiêm. Xin chúc mừng Mỹ! Xin chúc mừng thế giới!".
Bấm link để đọc bài viết nguồn
Ngày 8/8, Hội đồng Nghiên cứu Y tế Ấn Độ (ICMR) cho biết việc tiêm kết hợp Covaxin và Covishield cho khả năng miễn dịch tốt hơn so với việc chỉ sử dụng một loại vaccine.
"Triển khai tiêm chủng với sự kết hợp giữa vaccine dựa trên công nghệ vector virus và virus bất hoạt không chỉ an toàn mà còn tạo ra khả năng miễn dịch tốt hơn", nghiên cứu cho biết, theo Times of India. Vaccine Covishield và Covaxin có hiệu quả lần lượt là 90% và 81%.
Một người đàn ông Ấn Độ được tiêm vaccine Covaxin. Ảnh: Reuters.
Trước đó, vào tháng 7, một hội đồng chuyên gia thuộc Tổng cục Kiểm soát Thuốc Ấn Độ đề nghị nghiên cứu kết hợp vaccine Covaxin và Covishield. Tổ chức Kiểm soát Tiêu chuẩn Thuốc Trung ương (CDSCO) cũng đề nghị cấp phép cho các thử nghiệm tiêm vaccine bằng hai loại khác nhau.
Một nghiên cứu gần đây của các chuyên gia Ấn Độ chỉ ra rằng vaccine Covaxin, do công ty Bharat Biotech sản xuất, có hiệu quả chống lại biến chủng Delta Plus.
Biến chủng này có khả năng vượt qua hệ thống miễn dịch nhưng chỉ ở một mức độ nhất định. Điều đó sẽ không gây bất lợi cho chương trình tiêm chủng.
Đọc toàn bộ bài viết gốc tại đây:
Ngày 8/8, bang Victoria của Australia bắt đầu triển khai việc tiêm vaccine ngừa Covid-19 cho người dân qua hình thức drive through. Việc mở thêm hình thức tiêm vaccine theo kiểu này sẽ làm cho việc tiêm chủng diễn ra đơn giản, dễ dàng, thuận tiện hơn.
Một trong những trọng tâm trong chiến lược ứng phó với Covid-19 hiện nay của Australia là đẩy nhanh tốc độ tiêm chủng cho người dân nhằm đạt được mục tiêu từ nay đến cuối năm, 70% người dân trên 16 tuổi tiêm đủ 2 mũi vaccine để làm cơ sở nối lại các hoạt động kinh tế và mở cửa biên giới quốc tế.
Trung tâm tiêm chủng drive-through đầu tiên của Australia đặt tại một cửa hàng cũ của Bunning ở vùng Melton, bang Victoria. Nguồn Wayne Taylor
Ngoài việc kêu gọi người dân đi tiêm, chính quyền nước này cũng đang lập nhiều địa điểm tiêm chủng để người dân có thể đi tiêm một cách dễ dàng. Các bệnh viện, nhiều khu liên hợp thể thao, các nhà cộng đồng, nhiều hiệu thuốc đã được sử dụng làm nơi tiêm chủng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ít nhất 40 cán bộ, công chức ở 4 địa phương của Trung Quốc đã bị kỷ luật vì phản ứng chậm chạp và quản lý không hiệu quả trong việc đối phó với các đợt bùng phát Covid-19 mới, được mô tả là nghiêm trọng nhất kể từ sau dịch ở Vũ Hán năm ngoái.
Các quan chức bị trừng phạt bao gồm phó thị trưởng, lãnh đạo huyện, chủ nhiệm Ủy ban Y tế địa phương, phụ trách bệnh viện và các quan chức làm việc tại sân bay và sở du lịch.
Người dân Nam Kinh xét nghiệm đại trà. Ảnh: Tân Hoa Xã
Tại Nam Kinh, tỉnh Giang Tô, miền Đông Trung Quốc, nơi được coi là điểm bùng phát đầu tiên của đợt dịch mới, 15 quan chức đã nhận hình phạt ngày 7/8, bao gồm ông Hồ Vạn Tiến (Hu Wanjin), Phó thị trưởng Nam Kinh bị kỷ luật, ông Phương Trung Hữu (Fang Zhongyou), Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Nam Kinh bị cách chức và ông Uông Siêu (Wang Chao), chỉ huy công tác phòng chống dịch tại Sân bay Quốc tế Lộc Khẩu Nam Kinh bị điều tra.
Tại thành phố du lịch Trương Gia Giới, tỉnh Hồ Nam, miền Trung Trung Quốc, điểm nóng thứ hai trong đợt bùng phát mới, 18 cán bộ công chức đã bị trừng phạt vì phản ứng chậm chạp trong việc đối phó với dịch bệnh.
Hai thành phố bị dịch khác là Trịnh Châu ở tỉnh Hà Nam, miền Trung Trung Quốc và Yên Đài ở tỉnh Sơn Đông, miền Đông Trung Quốc, cũng đã thông báo các hình thức kỷ luật đối với các cán bộ và nhân viên thực hiện không hiệu quả trách nhiệm quản lý và giám sát phòng chống dịch.
Trong đó, ông Phó Quế Vinh (Fu Guirong), Chủ nhiệm Ủy ban Y tế Trịnh Châu bị cách chức. Bà Mã Thục Hoán (Ma Shuhuan), Bí thư Đảng ủy Bệnh viện Nhân dân số 6 Trịnh Châu, nơi được chỉ định điều trị cho những người nhập cảnh mắc Covid-19, cũng bị cách chức. Quận trưởng quận Lai Sơn, thành phố Yên Đài cùng một số người khác cũng bị cách chức vì không làm tốt công tác phòng chống dịch.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc sáng 8/8 thông báo, nước này tiếp tục ghi nhận 81 ca bệnh trong cộng đồng. Tỉnh Giang Tô vẫn dẫn đầu với 38 trường hợp. Riêng thành phố Dương Châu của tỉnh này đến nay đã có tổng cộng 308 ca Covid-19, vượt cả Nam Kinh, xuất phát từ ổ dịch là một quán mạt chược do một phụ nữ 64 tuổi giấu nơi ở tại Lộc Khẩu, Nam Kinh.
Mặc dù số ca bệnh trong đợt dịch mới chưa đến 1.000, song đã lan ra ít nhất 17 tỉnh, thành ở Trung Quốc, do vậy được đánh giá là đợt bùng phát rộng nhất và nghiêm trọng nhất sau Vũ Hán. Hiện nước này đang siết chặt các biện pháp phòng chống dịch, ngăn chặn đà lây lan của virus và bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trước sự tấn công của biến thể Delta./.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Người Mỹ tiêm vắc xin tại Indiana năm 2020 (Ảnh: Reuters).
Còn được gọi là C.37, biến chủng Lambda lần đầu tiên được phát hiện ở Peru vào tháng 11/2020. Peru là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi đại dịch Covid-19, với 595 ca tử vong trên 100.000 người - tỷ lệ cao hàng đầu thế giới.
Theo sáng kiến khoa học toàn cầu GISAID, biến chủng Lambda đã lan rộng đến 41 quốc gia trên thế giới. Lambda đang có nguy cơ trở thành biến chủng chủ đạo ở Nam Mỹ, khiến số ca nhiễm tăng cao ở Argentina, Colombia, Ecuador, Chile, Uruguay và Paraguay.
"Hiện có hơn 1.300 ca nhiễm Lambda (C.37) ở Mỹ tính đến ngày 4/8 và biến chủng Lambda đã được xác nhận ở 44 bang", một người phát ngôn của Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Mỹ (CDC) nói với Newsweek.
Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã phân loại Lambda là "biến chủng đáng quan tâm", có nghĩa là biến chủng này bị nghi ngờ có khả năng lây nhiễm cao hơn so với chủng ban đầu hoặc có khả năng kháng vắc xin cao hơn. Khi có thêm bằng chứng cho thấy một biến chủng đạt được cả 2 điều kiện trên, nó sẽ được phân loại lại là "biến chủng đáng lo ngại".
Các nhà nghiên cứu Nhật Bản lo ngại rằng việc phân loại biến chủng Lambda là "biến chủng đáng quan tâm" sẽ làm giảm mối đe dọa tiềm ẩn từ biến chủng này.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã quyết định sử dụng thuốc Favipiravir cho tất cả các nhóm bệnh nhân Covid-19 và đang có kế hoạch tích trữ 420 triệu viên thuốc này.
Ngày 7/8, Cục Dịch vụ Y tế thuộc Bộ Y tế Công cộng Thái Lan đã ban hành thông báo cho phép các đơn vị y tế dùng thuốc Favipiravir để điều trị cho tất cả các nhóm bệnh nhân Covid-19, bao gồm cả những người hiện đang được cách ly tại nhà và cộng đồng.
Thái Lan sử dụng thuốc Favipiravir để điều trị tất cả bệnh nhân mắc Covid-19. Ảnh: Mint
Trước đây, những bệnh nhân mắc Covid-19 có triệu chứng nhẹ hoặc không có triệu chứng, được cách ly tại nhà và tại cộng đồng chỉ được dùng loại thảo mộc xuyên tâm liên (Fah Talai Jone) để điều trị.
Tiến sĩ Kiattiphum Wongworajit, Thư ký thường trực Bộ Y tế Công cộng cho biết, Bộ đã điều chỉnh kế hoạch quản lý thuốc kháng virus để tăng tốc và mở rộng phạm vi bao phủ cho tất cả các nhóm bệnh nhân Covid-19 để xử lý các trường hợp mắc mới và tử vong.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 8/8, thêm 8 tỉnh tại Nhật Bản đã siết chặt các biện pháp phòng, chống dịch COVID-19. Theo đó, các nhà hàng phải cắt giảm thời gian mở cửa và ngừng phục vụ đồ uống có cồn.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Tokyo, Nhật Bản. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN
Như vậy, tính tới nay, có tất cả 13 tỉnh, thành tại Nhật Bản đang áp đặt các biện pháp nghiêm ngặt nhằm ngăn chặn sự lây lan của virus SARS-CoV-2, đặc biệt là biến thể Delta. Trong khi đó, thủ đô Tokyo và 5 tỉnh khác cũng đang phải áp đặt biệt pháp mạnh hơn là tình trạng khẩn cấp.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Trả lời phỏng vấn báo giới, bà Thạch Chính Lệ - nhà khoa học được mệnh danh là "người dơi" của Trung Quốc và nổi tiếng với các nghiên cứu trên loài dơi, đã đưa ra cảnh báo về đà biến chủng tiếp tục diễn biến nhanh của virus SARS-CoV-2. Theo bà, Chính quyền các nước không nên hoảng loạn, thay vào đó, cần chuẩn bị để sống chung với Covid-19 lâu dài, lấy chiến dịch tiêm chủng toàn dân làm trọng tâm.
Trước đó, bà Thạch Chính Lệ cũng liên quan đến nhiều cáo buộc trên mạng xã hội về nghi vấn virus SARS-CoV-2 lọt ra từ phòng thí nghiệm của Viện Virus học Vũ Hán. Tuy nhiên, bà đã nhiều lần lên tiếng phản bác cáo buộc này.
Cuộc điều tra nguồn gốc đại dịch Covid-19 đến nay vẫn tiếp tục gây nhiều tranh cãi, khiến quan hệ giữa Trung Quốc và các nước phương Tây ngày càng căng thẳng. Trung Quốc đã nhiều lần bác bỏ giả thuyết virus thoát ra từ phòng thí nghiệm Vũ Hán và cáo buộc các nước phương Tây, trong đó có Mỹ, đang "chính trị hóa" một vấn đề khoa học.
Trung Quốc mới đây cũng đề nghị tiến hành giai đoạn 2 của cuộc điều tra nguồn gốc dịch bệnh ở các nước khác sau khi nhóm chuyên gia quốc tế do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) dẫn đầu đến Vũ Hán hồi đầu năm nay./.
Trung Quốc đã đẩy mạnh các biện pháp hạn chế nhằm bảo vệ thủ đô Bắc Kinh trong bối cảnh biến thể Delta, được phát hiện lần đầu tiên tại Ấn Độ, lây lan trên nhiều thành phố của cả nước.
Ủy ban Y tế Quốc gia Trung Quốc (NHC) ngày 8-8 thông báo thêm 96 ca nhiễm sau 24 giờ, giảm từ 107 ca của ngày trước đó.
Ảnh chụp chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn ở TP Hải Khẩu, tỉnh Hải Nam - Trung Quốc hôm 3-8. Ảnh: Reuters.
Trong số những ca nhiễm mới, có 81 ca lây nhiễm trong cộng đồng, tăng từ 75 ca của ngày trước đó. Số ca nhiễm không triệu chứng giảm xuống còn 30 ca so với 32 ca của ngày trước đó, NHC cho biết thêm
Trung Quốc không xem những ca nhiễm không triệu chứng là ca nhiễm mới. Với những số liệu nêu trên, Trung Quốc đến giờ ghi nhận tổng cộng 93.701 ca nhiễm kể từ khi đại dịch khởi phát.
Một số chính quyền địa phương đã bị Bắc Kinh nêu tên vì lơ là công tác chống dịch, khiến Delta lây lan từ nhiều nguồn.
Để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19, một vài thành phố đã triển khai chiến dịch xét nghiệm quy mô lớn nhằm xác định nguồn gốc lây nhiễm, đồng thời ban bố các biện pháp hạn chế di chuyển mới. Những khu vực công cộng, bao gồm các địa điểm giải trí, đã bị đóng cửa hoặc hạn chế hoạt động.
Một quan chức y tế của Trung Quốc tuần rồi dự đoán đợt lây nhiễm mới của nước này có thể được kiểm soát phần lớn trong vài tuần, theo Reuters.
Nhật báo Economic Times dẫn lời ông Sergey Chemezov - Giám đốc điều hành Rostec, một "ông lớn" trong ngành công nghiệp dược phẩm Nga phát triển "Covid Globulin" - khẳng định công ty sẽ sẵn sàng xem xét cả khả năng cung cấp thuốc cũng như sản xuất loại dược phẩm này ở Ấn Độ sau khi đã đáp ứng được nhu cầu trong nước.
Covid Globulin được tạo ra từ huyết tương của những người đã phục hồi sau khi mắc COVID-19 hoặc đã được tiêm đủ liều vaccine ngừa COVID-19, vì huyết tương có chứa kháng thể. Ông Chemezov cho hay loại thuốc này vô hiệu hóa SARS CoV-2 và việc sử dụng thuốc giúp cơ thể chống lại bệnh tật, đồng thời tạo ra kháng thể nhanh hơn.
Trong một diễn biến khác, Ấn Độ ngày 7/8 đã cấp phép sử dụng khẩn cấp đối với vaccine ngừa COVID-19 đơn liều do hãng dược phẩm Johnson & Johnson (J&J) của Mỹ sản xuất. Như vậy, quốc gia Nam Á này đến nay đã cấp phép cho tổng cộng 5 loại vaccine ngừa COVID-19 của các công ty AstraZeneca (Anh), Bharat Biotech (Ấn Độ), Viện Gamaleya (Nga), Moderna (Mỹ) và Johnson & Johnson.
Trong tuần này, chính phủ Nhật Bản đã đưa ra một chính sách mới yêu cầu bệnh nhân Covid-19 có các triệu chứng nhẹ phải tự cách ly tại nhà thay vì đến bệnh viện.
Được Thủ tướng Yoshihide Suga tuyên bố trước quốc hội thứ Tư (4/8), kế hoạch mới nhằm đảm bảo giường bệnh chỉ dành cho những ca Covid-19 nghiêm trọng, hoặc những người có nguy cơ bị ốm nặng do vi-rút.
Người dân đeo khẩu trang trên đường phố Tokyo.
Chiến lược mới được đưa ra sau khi Tokyo, thành phố đăng cai Thế vận hội Olympic, ghi nhận con số kỷ lục: 4.166 ca nhiễm một ngày. Và nó được đề xuất sau sự sụp đổ của hệ thống chăm sóc sức khỏe ở thành phố Osaka vào tháng Tư, khi sự gia tăng đột ngột trường hợp Covid-19 dẫn đến quá tải các bệnh viện - và một số trường hợp tử vong liên quan đến Covid tại nhà do thiếu giường bệnh.
"Đại dịch đã bước sang một giai đoạn mới", bộ trưởng Bộ Y tế, Lao động và Phúc lợi (MHLW), ông Norihisa Tamura, cho biết. "Trong khi đó, sức chứa của bệnh viện lại có hạn".
Hiện có khoảng 14 nghìn bệnh nhân với triệu chứng nhẹ đang cách ly tại nhà – con số tăng gấp 10 lần so với tháng trước. Trong khi đó, 8 nghìn người khác đang chờ được nhập viện hoặc được chăm sóc trong các khách sạn chuyển thành khu vực cách ly.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Johnson & Johnson là một trong ba loại vaccine được cấp phép sử dụng khẩn cấp ở Mỹ, với ưu điểm chỉ cần tiêm một liều duy nhất. Nghiên cứu mới ở Nam Phi cho thấy vaccine hiệu quả ngăn ngừa biến thể Delta.
Theo tờ Politico, vaccine Johnson & Johnson hiệu quả 71% trong việc ngăn ngừa nhập viện và 96% ngăn ngừa tử vong do biến thể Delta.
Đây là kết quả nghiên cứu ban đầu, với sự tham gia của 477.000 nhân viên y tế ở Nam Phi. Các nhân viên y tế được tiêm một liều vaccine Johnson & Johnson duy nhất trong giai đoạn tháng 2 đến tháng 5 năm nay.
Các nhân viên y tế làm việc trong môi trường có nguy cơ cao lây nhiễm biến thể Beta và Delta ở Nam Phi.
Nghiên cứu cũng cho biết vaccine Johnson & Johnson cung cấp hiệu quả bảo vệ đối với cả hai biến thể, nhưng "cao hơn một chút với biến thể Delta", so với nhóm người chưa tiêm chủng, Glenda Gray, chủ tịch Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Nam Phi, đồng tác giả nghiên cứu, nói.
Vaccine Johnson & Johnson hiệu quả 67% trong việc ngăn ngừa nhập viện do biến thể Beta.
Nghiên cứu không cho thấy có vấn đề an toàn đáng lưu tâm liên quan đến vaccine. Trong tất cả tình nguyện viên tham gia tiêm vaccine, chỉ có 2 người gặp biến chứng nặng, nhưng sau đó đã hồi phục hoàn toàn, Gray cho biết.
Bài viết được tham khảo từ https://danviet.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Ngày càng có nhiều nghiên cứu giúp chúng ta giải mã về những đặc tính nguy hiểm của biến thể Delta khi nó được đánh giá là một trong những biến thể dễ lây nhiễm nhất.
Khi Mỹ đối mặt với làn sóng Covid-19 thứ tư, các nhà khoa học đã hiểu hơn về biến thể Delta lần đầu tiên được ghi nhận ở Ấn Độ hồi tháng 3: Đây là một trong những loại virus về hô hấp dễ lây lan nhất từng được biết tới, gây nên các triệu chứng nghiêm trọng hơn so với các biến thể khác và có khả năng thoát khỏi các kháng thể lớn hơn.
Ảnh minh họa: Houstonmethodist.
Minh chứng cho những đặc điểm này đã rõ ràng. Biến thể Delta làm tăng vọt số ca mắc Covid-19, số ca nhập viện và ca tử vong trên khắp nước Mỹ cũng như toàn thế giới. Với việc nới lỏng giãn cách xã hội và quy định đeo khẩu trang, chiến dịch tiêm vaccine không được thực hiện hiệu quả tại một số khu vực ở Mỹ cũng như những hạn chế trong việc tiếp cận vaccine ở những nơi khác, biến thể Delta nhanh chóng trở thành biến thể áp đảo tại Mỹ khi chiếm hơn 93% số ca mắc mới, Trung tâm Ngăn ngừa và Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) cho hay. Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), biến thể này cũng đã lan rộng ra hơn 135 quốc gia và vùng lãnh thổ.
CDC ước tính, biến thể Delta dễ lây nhiễm như bệnh thủy đậu và chỉ ít lây nhiễm hơn bệnh đậu mùa, vốn được coi là một trong những virus dễ lây lan nhất. Hiện nay, biến thể Delta đang "lan rộng như cháy rừng" ở phía Nam nước Mỹ, đặc biệt là tại bang Louisiana, một trong những nơi có tỷ lệ tiêm vaccine thấp nhất nước Mỹ khi chỉ 37% dân số được tiêm vaccine đầy đủ, thấp hơn hẳn so với tỷ lệ 50% trên toàn quốc. Tại Mỹ, số ca mắc hàng ngày trung bình hiện nay là 100.000 trường hợp, gấp 9 lần so với giữa tháng 6.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây
Mỹ hiện ghi nhận trung bình 100.000 ca mắc COVID-19 mới/ngày, quay trở lại ngưỡng bùng phát hồi mùa đông năm ngoái.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại New York, Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN
Cuối tháng 6, dịch bệnh lắng dịu tại Mỹ, khi trung bình chỉ có 11.000 ca nhiễm/ngày. Nhưng hiện nay con số này đã lên tới 107.143 ca /ngày tính trong tuần mới nhất từ 31/7- 6/8, gấp gần 10 lần chỉ sau hơn một tháng, cho thấy mức độ lây lan mạnh của biến thể Delta.
Theo số liệu của Đại học Johns Hopkins, số ca tử vong trung bình ngày trên tuần cũng tăng, từ mức 270 ca/ngày hai tuần trước đây lên mức gần 500 ca/ngày tính trong tuần kết thúc hôm 6/8. Virus lây lan mạnh, đặc biệt là ở nhóm đối tượng chưa tiêm vaccine, nhất là tại nhiều bang ở miền nam, nơi hệ thống bệnh viện bắt đầu quá tải.
Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 0h00 ngày 8/8, thế giới đã ghi nhận 202.680.139 ca nhiễm virus SARS-CoV-2, tăng hơn 250.000 ca trong 24 giờ qua.
Số người khỏi bệnh là 182.156.694 người, trong khi 95.751 đang trong tình trạng nguy kịch. 4.295.662 ca tử vong.
Mỹ chiếm 1/5 số ca nhiễm (36.447.385 ca) và 1/7 số ca tử vong (632.641 ca), là nước bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhất thế giới. Ấn Độ đứng thứ hai về số ca nhiễm (31.895.385 ca), nhưng Brazil đứng thứ hai về số ca tử vong (561.807 ca). Trong tốp 10 nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới còn có Nga, Pháp, Anh (đều đã hơn 6 triệu ca nhiễm), Thổ Nhĩ Kỳ và Argentina (hơn 5 triệu ca), Colombia và Tây Ban Nha (hơn 4,5 triệu ca nhiễm).
Châu Á là khu vực có số ca nhiễm cao nhất, hiện đã lên tới 63.794.749 ca, châu Âu đứng thứ hai với 52.264.374 ca nhiễm. Tiếp theo là Bắc Mỹ với 43.508.754 ca và Nam Mỹ có 35.879.822 ca. Châu Phi ít bị ảnh hưởng hơn, song con số này đang tăng nhanh, hiện đã vượt ngưỡng 7 triệu ca nhiễm trên toàn châu lục.
Giới khoa học đang cảnh báo thế giới đã bước vào một giai đoạn nguy hiểm mới của đại dịch COVID-19, khi làn sóng dịch thứ ba đang tạo ra mảnh đất màu mỡ cho sự phát triển của các biến thể mới dễ lây lan và có khả năng kháng vaccine. Các nhà virus học cho biết virus SARS-CoV-2 có thể đã phát triển thành nhiều biến thể nguy hiểm hơn, song cho đến nay chưa được phát hiện do mức độ lây nhiễm trong cộng đồng chưa đủ lớn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây