Cập nhật lúc

Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử

Tính đến thời điểm hiện tại, thế giới đã ghi nhận hơn 3 triệu ca nhiễm và hơn 200.000 ca tử vong, trong đó Mỹ là điểm nóng dịch bệnh.

Ngày 30/4, Nga ghi nhận thêm hơn 7.000 ca mắc Covid-19. Đây cũng là số ca mắc mới kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tại Nga lên hơn 106.000 người.

Trong 24 giờ qua tại Nga có thêm 7.099 người mới nhiễm Covid-19 ở 85 khu vực, nâng tổng số ca nhiễm tại Nga tới thời điểm 30/4/2020 là 106.498 người (tăng 7,1%). Trong số những trường hợp nhiễm mới, có 39,9% ca bệnh là không có triệu chứng bệnh.

Số người tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua là 101 người, nâng tổng số người tử vong tính từ đầu mùa dịch đến nay là 1.073 người. Cũng trong ngày qua đã có 1.333 bệnh nhân được xuất viện và hiện có 11.619 người hồi phục.

Thủ đô Moscow tiếp tục là tâm dịch của Nga với 3.093 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên 53.739 ca. Với tốc độ gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm mới, chính quyền thành phố đang lên kế hoạch triển khai thêm số lượng giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19.

Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

Đọc toàn bộ bài viết tại đây

 

41
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Tajikistan ghi nhận những ca nhiễm COVID-19 đầu tiên

    Tajikistan, một trong số ít những nước không bị ảnh hưởng bởi COVID-19 trong thời gian quan, đã có những ca bệnh đầu tiên, Guardian dẫn thông tin từ Asia Plus cho hay. 

    Theo Bộ Y tế và Bảo vệ Xã hội Tajikistan, 15 trường hợp nhiễm COVID-19 đã được ghi nhận tính đến ngày 29/4. 

    Như vậy là tới thời điểm hiện tại, theo danh sách của Al Jazeera, ít nhất những quốc gia sau đây chưa ghi nhận ca COVID-19 nào: 

    Comoros; Kiribati; Lesotho; Quần đảo Marshall; Micronesia; Nauru; Triều Tiên; Palau; Samoa; Quần đảo Solomon; Tonga; Turkmenistan; Tuvalu; Vanuatu

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tây Ban Nha sẽ phân chia khung giờ cho hoạt động ngoài trời

    Giới chức y tế ở Tây Ban Nha cho biết khung giờ cho các hoạt động ngoài trời cụ thể sẽ được sử dụng để giúp quốc gia này tránh tình trạng hỗn loạn cũng như lây nhiễm khi người lớn bắt đầu được phép ra ngoài tập thể dục vào cuối tuần này, lần đầu tiên kể từ giữa tháng 3 - Guardian đưa tin. 

    Chi tiết thời gian biểu sẽ được Bộ Y tế Tây Ban Nha công bố và giải thích trong ngày hôm nay. 

    Nhiều khả năng thời gian biểu này sẽ bao gồm một khoảng thời gian cụ thể cho mọi người ra ngoài tập thể dục hoặc chạy bộ theo từng gia đình. Trẻ em ở Tây Ban Nha đã được phép ra ngoài tập thể dục cùng bố mẹ hoặc người giám hộ kể từ 25/4. 

    Phát biểu trên sóng phát thanh, Bộ trưởng Giao thông Tây Ban Nha José Luis Ábalos cho biết các chuyến ra ngoài sẽ được "sắp xếp" để tránh tình trạng mà ông gọi là "cửa ra bùng nổ". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO cảnh báo về tình hình dịch COVID-19 ở châu Phi

    Giới chức WHO ở châu Phi cho biết, dịch COVID-19 vẫn đang bùng phát khắp châu lục này bất chấp các nỗ lực ngăn chặn, Guardian đưa tin. 

    Khác với những nước đã phát triển, có thể dựa vào hệ thống y tế giàu nguồn lực để chữa trị số lượng lớn ca bệnh, phần lớn các quốc gia châu Phi đều hy vọng rằng họ có thể nhanh chóng kìm hãm sự lây lan của đại dịch để bảo vệ cho các cơ sở y tế vô cùng hạn chế. 

    Tới nay, châu lục này đã ghi nhận hơn 34.000 trường hợp nhiễm SARS-CoV-2, trong đó 1/3 là ở bờ Bắc Địa Trung Hải. 

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    Nhiều nước đã ban hành các lệnh phong tỏa ở 1 số thành phố lớn, cũng như giờ giới nghiêm và hạn chế di chuyển nhưng đa phần không áp dụng trên phạm vi cả nước. Quan chức của WHO cảnh báo rằng những lựa chọn này có thể đem lại hậu quả nhưng họ công nhận những thách thức trước quyết định khó khăn. 

    Tuy nhiên họ cũng bày tỏ lo ngại về số ca bệnh gia tăng ở một vài khu vực. 

    "Chúng tôi rất lo ngại về Tây Phi, nơi chúng tôi thấy tình trạng lây lan trong cộng đồng ở một số lượng quốc gia đáng kể". 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga ghi nhận hơn 106.000 ca mắc Covid-19, 1.073 người chết do bệnh này

    Ngày 30/4, Nga ghi nhận thêm hơn 7.000 ca mắc Covid-19. Đây cũng là số ca mắc mới kỷ lục trong một ngày, nâng tổng số ca tại Nga lên hơn 106.000 người.

    Trong 24 giờ qua tại Nga có thêm 7.099 người mới nhiễm Covid-19 ở 85 khu vực, nâng tổng số ca nhiễm tại Nga tới thời điểm 30/4/2020 là 106.498 người (tăng 7,1%). Trong số những trường hợp nhiễm mới, có 39,9% ca bệnh là không có triệu chứng bệnh.

    Số người tử vong vì Covid-19 trong 24 giờ qua là 101 người, nâng tổng số người tử vong tính từ đầu mùa dịch đến nay là 1.073 người. Cũng trong ngày qua đã có 1.333 bệnh nhân được xuất viện và hiện có 11.619 người hồi phục.

    Thủ đô Moscow tiếp tục là tâm dịch của Nga với 3.093 trường hợp mới, nâng tổng số ca nhiễm ở đây lên 53.739 ca. Với tốc độ gia tăng nhanh chóng số ca nhiễm mới, chính quyền thành phố đang lên kế hoạch triển khai thêm số lượng giường bệnh cho bệnh nhân Covid-19.

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    INTERPOL cảnh báo tình trạng tội phạm dùng dịch vụ giao đồ ăn để vận chuyển ma túy thời COVID-19

    Interpol cho biết cơ quan này đã nắm được thông tin từ cảnh sát ở Ai-len, Malaysia, Tây Ban Nha và Anh nhận dạng các lái xe giao hàng vận chuyển nhiều loại ma túy như cocaine, cần sa, ketamine và ma túy gây ảo giác. 

    Cảnh sát Quốc gia Tây Ban Nha đã xác định và bắt giữ 7 người ăn vận như các lái xe giao hàng ở Alicante và Valencia. Những đối tượng này bị bắt quả tang đang vận chuyển cocaine và cần sa bằng xe đạp, xe máy và ô tô cùng một số ma túy được giấu trong các balo đựng đồ. 

    Tại Ai-len, cảnh sát thu giữ 8kg cocaine cùng 2 khẩu súng ngắn được giấu trong các hộp đựng pizza, Interpol cho hay. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ đặt thêm 100.000 túi đựng xác phòng "kịch bản xấu nhất"

    Cơ quan Quản lý Khẩn cấp Liên bang Mỹ (FEMA) đã đặt hàng thêm 100.000 túi đựng xác nhằm chuẩn bị cho "kịch bản xấu nhất" trước làn sóng dịch viêm đường hô hấp cấp (COVID-19) thứ hai tại quốc gia.

    Trả lời tạp chí Wall Street Journal, một phát ngôn viên của FEMA tiết lộ cơ quan này ngày 21/4 vừa qua đã đặt hàng một nhà cung cấp nhỏ ở bang California 100.000 túi đựng xác với tổng trị giá hóa đơn lên tới 5,1 triệu USD. Nhà sản xuất dự kiến chuyển hàng cho FEMA vào thứ Hai tới (ngày 3/5).

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    FEMA chuẩn bị thêm túi đựng xác cho trường hợp xấu nhất trong dịch COVID-19. Ảnh: EPA


    Để đề phòng trường hợp xấu nhất, FEMA đã ký kết loạt hợp đồng mua túi đựng xác từ các nhà sản xuất để tăng số lượng dự trữ trong tương lai nếu cần.

    Người phát ngôn FEMA cho biết đơn đặt hàng vào ngày 21/4 không liên quan đến yêu cầu gửi tới Lầu Năm Góc. Trước đó vào đầu tháng Tư, Lầu Năm Góc cho biết FEMA đã yêu cầu bộ này cấp cho 100.000 túi đựng xác sử dụng cho mục đích dân sự. Người phát ngôn giải thích FEMA đã phân phối túi đựng xác được Bộ Quốc phòng cấp tới các điểm nóng COVID-19 trên toàn nước Mỹ dựa trên số lượng cụ thể mà từng bang yêu cầu.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thị trấn Thụy Điển đổ 1 tấn phân gà vào công viên để ngăn người dân tụ tập

    Thị trấn Lund (Thụy Điển) đã "đổ" 1 tấn phân gà vào công viên trung tâm của thành phố nhằm ngăn tụ tập đông người và tránh để thị trấn trở thành "tâm dịch corona", Thị trưởng Philip Sandberg nói với CNN. 

    Ủy ban Môi trường của thành phố cho biết, Công viên Thành phố Lund sẽ được đóng cửa để "bảo dưỡng" vào Ngày Walpurgis, kỳ nghỉ lễ bắt đầu từ 30/4 ở Bắc Âu. 

    Ông Sandberg cho biết, công tác đổ phân gà được hoàn thành vào 30/4 và mặc dù công viên cùng khu vực lân cận sẽ bốc mùi trong vòng vài ngày thì đây là điều cần thiết bởi phân bón không chỉ ngăn cản khách tới công viên mà còn có lợi cho bãi cỏ. 

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Ảnh: Reuters

    "Công viên sẽ có mùi phân gà và không dễ chịu cho mọi người nhưng trong đó có nhiều phốt-pho và nitơ nên công viên sẽ trở nên đẹp đẽ đón mùa hè", ông Sandberg  nói. 

    Mặc dù Thụy Điển cấm tụ tập hơn 50 người, ông Sandberg cho biết, tại Lund, họ đang nỗ lực để mọi người thực thi giãn cách xã hội càng nhiều càng tốt bởi "công viên có thể tiềm ẩn nguy cơ nghiêm trọng về virus corona chủng mới". 

     

    "Chúng tôi không muốn trở thành tâm dịch nên chúng tôi đang làm những gì có thể để khiến đất cỏ màu mỡ và giữ an toàn cho mọi người."

    Thị trưởng Philip Sandberg

    Ông Sandberg cho biết thêm rằng phản ứng của người dân rất tích cực bởi họ cũng hiểu rằng việc này là "đáng làm".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Công dân TQ tại Nga choáng váng: Quy định mới "đập tan" hy vọng về nước trốn Covid-19 và nỗi sợ khi ở lại

    Theo Caixin Global, theo quy định do chính phủ Trung Quốc ban hành có hiệu lực từ ngày mai (1/5), hành khách được yêu cầu nộp kết quả xét nghiệm chứng minh họ không mắc Covid-19 trong vòng 72 giờ trước khi lên các chuyến bay của Air China từ Moskva về Trung Quốc.

    Quy định này được cho là sẽ gây trở ngại rất lớn cho nhiều công dân Trung Quốc muốn trở về nước để điều trị y tế, bởi việc xét nghiệm Covid-19 ở cấp độ đại trà không phải là biện pháp được thực thi ở nhiều quốc gia và người dân khó có thể được xét nghiệm nếu không có những triệu chứng rõ rệt.

    Hiện nay, Trung Quốc đối diện với sức ép phải kiểm soát các ca bệnh đến từ nguồn nhập cảnh vào nước này. Ủy ban Y tế quốc gia (NHC) ngày 29/4 báo cáo, trong ngày 28/4 Trung Quốc có 21 trong số 22 ca mắc mới Covid-19 là những ca bệnh nhập cảnh.

    Kể từ đầu tháng 4, hàng chục trường hợp mắc Covid-19 được phát hiện trong số hành khách đi các chuyến bay của Air China từ Moskva. Hiện chuyến bay hàng tuần số hiệu CA910 là tuyến hàng không duy nhất đang hoạt động kết nối Nga và Trung Quốc trong giai đoạn dịch bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một nửa lao động thế giới có thể mất kế sinh nhai vì dịch COVID-19

    Báo Tin tức đăng tải bài phân tích từ RT cảnh báo về khả năng 1,6 tỷ người, tương đương phân nửa lực lượng lao động thế giới đứng trước nguy cơ mất kế sinh nhai do ảnh hưởng từ COVID-19. Cảnh báo do Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) của Liên Hợp quốc đưa ra.

    Theo RT, báo cáo mới nhất của ILO chỉ ra nhóm đối tượng bị ảnh hưởng nặng nề nhất về mặt tài chính từ đại dịch COVID-19. Đó là người lao động thuộc "các ngành kinh tế phi chính thức", bao gồm ngành nghề tự do hoặc hợp đồng ngắn hạn.

    ILO cho biết, ít nhất 436 triệu doanh nghiệp hiện đang phải đối mặt với những khó khăn tài chính và đứng trước nguy cơ phá sản. Tình trạng này tác động trực tiếp tới người lao động.

    "Đối với hàng triệu người lao động, không thu nhập đồng nghĩa với tình trạng không có thức ăn, không được đảm bảo an ninh và không có tương lai", Tổng Giám đốc ILO Guy Ryder nhấn mạnh về tác động sâu của đại dịch COVID-19 đối với nền kinh tế toàn cầu.

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Thông tin được tham khảo từ Báo Tin tức. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây: 

    Một nửa lao động thế giới có thể mất kế sinh nhai vì dịch COVID-19baotintuc.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    WHO: EU vẫn chịu rất nhiều tác động từ đại dịch COVID-19

    Châu Âu vẫn "chịu rất nhiều tác động từ đại dịch này", Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cảnh báo. Giám đốc khu vực, bác sĩ Hans Kluger cho hay, "Hiện nay khu vực châu Âu chiếm 46% số ca nhiễm và 63% số ca tử vong trên toàn cầu".

    Mặc dù châu Âu đang thấy những bằng chứng về "đỉnh dịch hoặc sự sụt giảm" các ca nhiễm mới kể từ khi bắt đầu giới thiệu các biện pháp giãn cách xã hội, WHO cảnh báo không nên tự mãn. 

    "Loại virus này không tha cho bất cứ ai. Chúng ta phải tiếp tục cẩn trọng, nỗ lực và kiên nhẫn, sẵn sàng tăng cường các biện pháp khi cần", bác sĩ Kluger nói. 

    "Tình hình khắp khu vực không đồng nhất. Mỗi nước đang vạch ra lộ trình riêng cho một tình trạng bình thường kiểu mới". 

    Ngày hôm nay, 30/4, đánh dấu 3 tháng kể từ khi Tổng Giám đốc WHO Tedros Adhanom Ghebreyesus tuyên bố sự lây lan của virus corona chủng mới là tình trạng khẩn cấp y tế công cộng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Chưa kịp khởi sắc, lĩnh vực sản xuất Trung Quốc "trúng đòn", rơi trở lại kịch bản xám xịt

    Lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc đã bị thu hẹp trong tháng 4, do đại dịch Covid-19 hoành hành trên toàn cầu tiếp tục làm suy giảm nhu cầu tiêu thụ cả trong nước lẫn quốc tế.

    Chỉ số quản lý sức mua (PMI Index) lĩnh vực sản xuất của Trung Quốc do Caixin cung cấp đã hạ xuống 49.4 điểm trong tháng 4, so với mức 50.1 điểm vào tháng 3.

    Chỉ số PMI Caixin trên 50 thể hiện các hoạt động sản xuất được mở rộng, trong khi dưới số điểm này cho thấy các ngành sản xuất đang sụt giảm. Trong tháng 2, khi dịch Covid-19 bùng phát mạnh nhất ở Trung Quốc, PMI Caixin đã giảm xuống 40.3 - mức suy giảm nhanh nhất trong lịch sử 16 năm của chỉ số này.

    Dù kinh tế trong nước bắt đầu khôi phục trong tháng 3 sau khi Trung Quốc cơ bản đẩy lùi Covid-19, sự lây lan nhanh chóng của dịch bệnh ở phạm vi thế giới và khu vực đã làm gián đoạn thương mại quốc tế và tiêu thụ toàn cầu, qua đó giáng một đòn mạnh vào các công ty Trung Quốc.

    Trong khi đầu ra tiếp tục phục hồi trong tháng 4, các đơn hàng xuất khẩu vẫn đi xuống trong 4 tháng liên tiếp với tốc độ nhanh hơn, và ở mức thấp nhất kể từ tháng 12/2008 - trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu.

    Đọc bài đầy đủ trong link dưới:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    30/4: Việt Nam không có ca bệnh mới, bệnh nhân cuối cùng ghi nhận mắc Covid-19 trong cộng đồng đã khỏi bệnh

    Chiều ngày 30/4, Bộ Y tế thông tin không nghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới. Tổng số bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh tại Việt Nam là 220/270 người.

    Tính từ 6h ngày 16/4 đến 18h ngày 30/4: 14 ngày Việt Nam không có ca lây nhiễm trong cộng đồng.

    Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 34.836, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 316; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.700; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 27.820.

    Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:

    Ngày 30/4, Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công bố khỏi bệnh cho 1 bệnh nhân, nâng tổng số trường hợp điều trị khỏi ở nước ta là 220/270 người (chiếm 81% tổng số bệnh nhân).

    Bệnh nhân được công bố khỏi bệnh là: BN 268: nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam. Bệnh nhân được xét nghiệm và đã cho kết quả nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

    Bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong những ngày tiếp theo.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nhật Bản sẽ gia hạn tình trạng khẩn cấp

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe. Ảnh: Kyodo News

    Mới đây, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe cho biết, ông dự tính gia hạn tình trạng khẩn cấp ở Nhật, ban đầu dự kiến kết thúc vào ngày 6/5 tới - CNN đưa tin.

    Phát biểu trước báo giới, ông Abe cho hay: "Tôi nghĩ sẽ rất khó để quay trở lại bình thường từ ngày 7/5. Chúng tôi phải chuẩn bị khả năng chịu đựng. Tôi sẽ tham khảo ý kiến chuyên gia xem sẽ cần bao lâu". 

    Trước đó, trong phiên họp ngày 29/4, ông Abe nhận định: "Tôi tin rằng tình hình nghiêm trọng vẫn đang tồn tại". 

    Tính đến thời điểm này, Nhật Bản có 13.965 ca nhiễm COVID-19 và 425 trường hợp tử vong. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Italy rơi vào suy thoái

    Italy, một trong những quốc gia chịu ảnh hưởng nặng nề nhất từ đại dịch COVID-19, đã rơi vào khủng hoảng sau khi nền kinh tế của nước này giảm 4,7% trong quý I năm 2020, theo ước tính sơ bộ của Viện Thống kê Quốc gia Italy (ISTAT). 

    Đây là quý thứ hai liên tiếp Italy bị tăng trưởng âm. 

    Trước đó EU đã tuyên bố về tình trạng sụt giảm tồi tệ nhất trong hoạt động kinh tế theo quý của khối này.

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Italy vắng vẻ trong thời gian phong tỏa vì đại dịch. Ảnh: AP

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tiết lộ bất ngờ: Virus SARS-CoV-2 ở Pháp không liên quan đến Trung Quốc, Italy

    Nghiên cứu của Viện Pasteur (Paris, Pháp) cho thấy dịch COVID-19 ở Pháp không xuất phát từ Trung Quốc hay Italy như nhiều người lầm tưởng. Theo RT, bài nghiên cứu được đăng tải trên website bioRxiv.

    Trước đó, các nhà khoa học tại Viện Pasteur đã phân tích trình tự bộ gen từ mẫu bệnh phẩm của 97 bệnh nhân COVID-19 quốc tịch Pháp, và 3 bệnh nhân người Algeri từ ngày 24/1 đến 24/3.

    Kết quả phân tích cho thấy chủng virus SARS-CoV-2 phổ biến ở Pháp thuộc một nhóm khác, không giống với chủng đến từ Italy hoặc Trung Quốc.

    Chủng virus ở Pháp được phát hiện lần đầu tiên trong mẫu bệnh phẩm ngày 19/2, của một bệnh nhân không ra nước ngoài trong thời gian ngắn trước đó, và cũng không tiếp xúc với những người nghi mang bệnh.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ huy động 4 cơ quan tình báo tìm bằng chứng TQ giấu dịch?

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự báo số người chết do Covid-19 ở Mỹ sẽ vượt số tử vong kỷ lục do cúm

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Số người chết do dịch Covid-19 ở Mỹ được dự báo sẽ sớm cao hơn số ca tử vong ở bất kỳ mùa cúm nào ở nước này kể từ năm 1967 vì đã chạm ngưỡng 60.000 người tử vong tính đến ngày 29/4.

    Theo Trung tâm Phòng chống và Kiểm soát Bệnh tật Mỹ, mùa cúm tồi tệ nhất ở Mỹ trong những năm gần đây là 2017-2018 khi hơn 61.000 người chết. Mùa cúm chết chóc nhiều hơn trước đó là vào năm 1967 khi có 100.000 người Mỹ thiệt mạng.

    Mỹ có số người chết do dịch Covid-19 cao nhất thế giới và trong tháng 4/2020 trung bình mỗi ngày có 2.000 người chết. Số ca tử vong đầu tiên ở Mỹ được ghi nhận vào ngày 29/2 nhưng các xét nghiệm gần đây tại California cho thấy ca tử vong đầu tiên có thể xảy ra vào ngày 6/2 và virus lưu hành sớm hơn vài tuần lễ so với suy nghĩ ban đầu.

    Số ca mắc đã vượt 1 triệu và con số thực tế có thể còn cao hơn vì giới chức y tế cộng đồng cho rằng, thiếu nhân viên được đào tạo bài bản và thiết bị đã làm hạn chế năng lực xét nghiệm.

    Dự báo đến ngày 4/7, dịch Covid-19 có thể cướp đi sinh mạng của gần 73.000 người Mỹ, tăng so với dự báo trên 67.600 người chết được đưa ra hôm 22/4.

    Hồi đầu tháng 3, giới chính trị gia Mỹ không bao giờ nghĩ tới khả năng dịch Covid-19 có số người chết nhiều hơn dịch cúm mùa.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Kỷ lục buồn mới của Nga: Hơn 7.000 ca nhiễm được ghi nhận trong vòng 24h

    Theo trng tâm ứng phó dịch bệnh của Nga, nước này đã ghi nhận thêm 7.099 ca nhiễm COVID-19 mới trong vòng 24h qua, nâng tổng số ca nhiễm toàn quốc lên 106.498 người. Số ca tử vong do COVID-19 cũng tăng lên 1.073 trường hợp.

    Trong số các ca bệnh được xác nhận, đã có 11.619 người được chữa khỏi và xuất viện.

    Trong cuộc họp hôm 29/4, Thủ tướng Nga Mikhail Mishustin cho biết chính phủ nước này chưa thể đưa ra quyết định về thời hạn dỡ bỏ các lệnh hạn chế và tái mở cửa đất nước, bởi tình hình dịch bệnh ở nước này vẫn tiếp tục diễn biến phức tạp. Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng đã thừa nhận tình trạng thiếu đồ bảo hộ và vật tư y tế.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TP.HCM: Khu chung cư bị phong tỏa sau khi bệnh nhân 92 tái dương tính với virus corona chủng mới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một loạt đường bay nội địa ở các nước châu Á bắt đầu hoạt động trở lại

    Giữa đại dịch COVID-19, có lẽ điều mọi người mong mỏi nhất chính là cuộc sống có thể trở lại "bình thường".

    Tất nhiên, "bình thường" chỉ là một khái niệm tương đối, nhưng gần đây một số quốc gia trên thế giới cũng đã bắt đầu đón nhận một số tín hiệu tích cực, cụ thể là một loạt đường bay nội địa trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương bắt đầu hoạt động trở lại.

    Trung Quốc, Việt Nam, Malaysia, Thái Lan và Australia nằm trong danh sách các quốc gia đã cho phép khai thác đường bay nội địa trở lại khi tình hình dịch bệnh tại các quốc gia này đã đi vào kiểm soát.

    Tuy vậy, hầu hết các chuyến bay này hoạt động với mục đích vận chuyển hàng hóa và được chính phủ tài trợ, theo CNN. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nối gót Úc, Thụy Điển muốn EU điều tra nguồn gốc Covid-19

    Thụy Điển kêu gọi EU điều tra TQ về COVID-19; TT Trump: TQ làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử - Ảnh 1.

    Bộ trưởng Y tế Thụy Điển Lena Hallegren cho biết trong báo cáo trình quốc hội hôm 29-4: "Khi tình hình dịch Covid-19 toàn cầu được kiểm soát, cần tiến hành một cuộc điều tra quốc tế độc lập thu thập thông tin về nguồn gốc và sự lây lan của dịch bệnh này. Điều này hợp lý và quan trọng".

    Bà Hallengren viết thêm: "Điều quan trọng nữa là các biện pháp ứng phó Covid-19 của cộng đồng quốc tế, bao gồm Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), cần được điều tra. Thụy Điển muốn nêu vấn đề này trong khuôn khổ hợp tác của Liên minh châu Âu".

    Cùng ngày, Ngoại trưởng Thụy Điển Ann Linde cũng nhấn mạnh việc điều tra nhắm vào WHO nên được thực hiện sau khi dịch Covid-19 được kiểm soát. Bà Linde nói: "Chúng tôi cho rằng WHO đang thực hiện sứ mệnh quan trọng. Do đó giờ không phải là lúc truy cứu trách nhiệm, mà hãy để họ triển khai công tác đối phó dịch bệnh".

    Tuy nhiên, Ngoại trưởng Ann Linde nói rằng điều này không có nghĩa là Thụy Điển "hài lòng" với những gì WHO đã làm.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     Xem thêm:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump: Từ Covid-19, Trung Quốc làm bất kỳ điều gì để khiến tôi thất cử

    Trong cuộc phỏng vấn với hãng tin Reuters tại Nhà Trắng, Tổng thống Trump cho biết ông đang cân nhắc các phương án khác nhau về hậu quả đối với Trung Quốc liên quan tới đại dịch Covid-19. "Tôi có thể làm nhiều việc" – nhà lãnh đạo Mỹ nhấn mạnh.

    Tổng thống Mỹ liên tục đổ lỗi Trung Quốc về đại dịch Covid-19 toàn cầu khiến ít nhất 60.000 người chết tại Mỹ, đẩy nền kinh tế nước này rơi vào suy thoái nặng nề và làm ảnh hưởng đến các nỗ lực tái đắc cử của ông.

    Ông Trump, người bị cáo buộc không hành động kịp thời để chuẩn bị cho nước Mỹ đối phó với sự lây lan của dịch bệnh, cho rằng Trung Quốc lẽ ra nên tích cực thông tin với thế giới về dịch Covid-19 sớm hơn.

    Khi được hỏi về việc liệu ông có cân nhắc sử dụng các đòn thuế quan lên Trung Quốc, ông Trump không cho biết cụ thể nhưng nói rằng: "Có nhiều điều tôi có thể làm. Tôi đang xem xét những gì đã xảy ra. Trung Quốc sẽ làm tất cả những gì họ có thể để khiến tôi thất bại trong cuộc đua này".

    Tổng thống Mỹ cho hay Trung Quốc muốn đối thủ đảng Dân chủ của ông – cựu Phó Tổng thống Joe Biden - chiến thắng trong cuộc tranh cử để giảm sức ép mà ông gây ra với nước này về thương mại và các vấn đề khác.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam đã chữa khỏi cho 220/270 bệnh nhân

    Ngày 30/4, bệnh nhân COVID-19 số 268 điều trị tại BVĐK huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang đã được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số trường hợp điều trị khỏi ở nước ta là 220/270 người (chiếm 81% tổng số bệnh nhân).

    BN 268: nữ, 16 tuổi, quốc tịch Việt Nam

    Quá trình điều trị tại BVĐK huyện Đồng Văn, bệnh nhân được xét nghiệm và đã cho kết quả nhiều lần âm tính với SARS-CoV-2. Hiện tại bệnh nhân sức khỏe ổn định, không sốt, không ho, không khó thở, đủ điều kiện công bố khỏi bệnh.

    Bệnh nhân sẽ tiếp tục được cách ly và theo dõi sức khỏe trong những ngày tiếp theo.

    Trước đó, Bộ Y tế công bố bệnh nhân 268 - người dân tộc Mông, trú tại một thôn hẻo lánh ở gần biên giới giáp Trung Quốc của huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang. Gia đình bệnh nhân có 3 anh trai làm việc tự do bên kia biên giới. Ngày 7/4, bệnh nhân có biểu hiện sốt, ho, khó thở và được cách ly tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và cho kết quả dương tính với virus SARS-CoV-2. Bệnh nhân được cách ly, điều trị tại Bệnh viện Đa khoa huyện Đồng Văn, tỉnh Hà Giang.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://suckhoedoisong.vn/benh...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Virus corona tấn công tim và mạch máu bệnh nhân như thế nào?

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàn Quốc: Lần đầu tiên trong vòng 72 ngày không ghi nhận ca lây nhiễm mới trong cộng đồng

    Theo đó, trong 24h qua, Hàn Quốc chỉ ghi nhận thêm 4 ca nhiễm mới, tất cả đều là các ca nhiễm "nhập khẩu".

    Tính đến ngày hôm nay (30/4), nước này đã ghi nhận tổng cộng 10.765 ca nhiễm và 247 ca tử vong do COVID-19. Đã có 9.059 bệnh nhân được điều trị khỏi và xuất viện.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đức thử nghiệm vaccine phòng virus SARS-CoV-2 trên nhóm tình nguyện viên đầu tiên

    Theo phóng viên TTXVN tại Berlin, 12 tình nguyện viên đầu tiên ở Đức đã được tiêm vaccine thử nghiệm phòng virus SARS-CoV-2.

    Thử nghiệm do công ty công nghệ BioNTech, có trụ sở ở thành phố Mainz của Đức, tiến hành ngay sau khi được Viện nghiên cứu Paul-Ehrlich (PEI) cấp phép nghiên cứu.

    Trong thông báo ngày 29/4, BioNTech cùng đối tác là công ty Pfizer của Mỹ cho biết nhóm đầu tiên gồm 12 tình nguyện viên đã được tiêm vaccine phòng SARS-CoV-2 có tên gọi BNT162. Các thử nghiệm giai đoạn 1 sẽ được thực hiện với khoảng 200 người khỏe mạnh ở độ tuổi từ 18-55. Trong trường hợp các thử nghiệm cho kết quả tích cực, sẽ có thêm nhiều đối tượng, kể cả nhóm bệnh nhân có nguy cơ, được tiếp tục thử nghiệm với một liều vaccine tối ưu từ 1-100 microgram ở giai đoạn 2.

    Trong giai đoạn này, các nhà nghiên cứu sẽ kiểm tra các kháng thể bảo vệ, hay khả năng kích hoạt phản ứng hệ thống miễn dịch, có được hình thành hay không, ngoài ra cũng xác định cụ thể tần suất và liều lượng vaccine được sử dụng. Giai đoạn thử nghiệm lâm sàng thứ 3 sẽ có sự tham gia của hàng nghìn người và kết quả thử nghiệm giai đoạn này là bản lề quan trọng, mở đường cho việc xin phê duyệt vaccine. Trong khi đó, ở giai đoạn 4, các nhà khoa học sẽ tiến hành nghiên cứu để xác định các tác dụng phụ hiếm gặp hoặc xem xét những vấn đề cụ thể ở các nhóm bệnh nhân nhất định.

    Nghiên cứu nêu trên của công ty BioNTech là nghiên cứu lâm sàng đầu tiên tại Đức có liên quan tới vaccine phòng virus SARS-CoV-2. BioNTech đang xin cấp phép để thực hiện nghiên cứu lâm sàng ở Mỹ. Hiện công ty này cũng đã hợp tác với công ty dược phẩm Trung Quốc Fosun để phát triển vaccine BNT162 tại Trung Quốc - nơi Fosun có nguyện vọng tiến hành thử nghiệm lâm sàng.

    Theo người đứng đầu BioNTech Ugur Sahin, công ty này gọi việc tìm kiếm vaccine phòng virus SARS-CoV-2 gây bệnh viêm đường hô hấp cấp COVID-19 là dự án "tốc độ ánh sáng", bởi quy trình nghiên cứu, phát triển được thực hiện thần tốc với sự tham gia của hầu như toàn bộ 1.300 nhân viên công ty kể từ khi bắt đầu dự án giữa tháng 1/2020. Việc xin cấp phép thử nghiệm lâm sàng từ viện PEI chỉ mất vài ngày. Ngoài BioNTech, cho đến nay trên toàn thế giới hiện có 4 công ty khác đang tiến hành thử nghiệm lâm sàng vaccine chống SARS-CoV-2 là Moderna và Inovio của Mỹ, cùng 2 công ty Trung Quốc là Sinovac và Cansino, trong đó công ty Moderna đã tiến hành thử nghiệm lâm sàng hồi giữa tháng 3/2020.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://baotintuc.vn/the-gioi/...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cơn ác mộng tại thành phố được ví như "Vũ Hán của Mỹ-Latinh"

    Mỹ có thêm 2.500 ca tử vong do mắc COVID-19; Báo Australia ca ngợi kết quả phi thường của Việt Nam - Ảnh 1.

    Điều gì đang xảy ra tại Ecuador, một trong những tâm dịch COVID-19 nghiêm trọng nhất tại Mỹ-Latinh? Các bác sĩ tuyến đầu tại một tâm dịch của nước này đã chia sẻ với AFP về những điều kinh hoàng - những cơn ác mộng có thật mà họ đang phải đối mặt hàng ngày tại nơi mà hệ thống y tế đã sụp đổ trước sự tấn công của đại dịch.

    Cụ thể, tại một bệnh viện thuộc thành phố Guayaquil, nơi bị quá tải vì các bệnh nhân COVID-19, các nhân viên y tế phải xếp thi thể của nạn nhân chồng chất lên nhau trong nhà vệ sinh của bệnh viện, vì các nhà xác cũng đều đã hết chỗ.

    Còn tại một bệnh viện khác, một nhân viên y tế nói với AFP rằng các bác sĩ buộc phải tìm cách bọc thi thể nạn nhân và lưu trữ thi thể để có thể tái sử dụng những giường bệnh mà các nạn nhân đã nằm trước khi qua đời.

    Ecuador đã ghi nhận gần 23.000 ca nhiễm và gần 600 ca tử vong do COVID-19, và thành phố Guayaquil của nước này được một số người ví như "Vũ Hán của Mỹ-Latinh", bởi tính đến thời điểm hiện tại, đây là nơi bị dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề nhất tại nước này. Tuy nhiên, con số thực tế được cho là cao hơn nhiều so với những con số đã được ghi nhận.

    Những hình ảnh gây sốc về các thi thể bị bỏ lại trên đường phố Ecuador từng là tâm điểm chú ý của dư luận hồi tháng 3 - tháng 4 vừa qua đã cho thấy thực trạng đáng báo động rằng đại dịch COVID-19 hoàn toàn có khả năng khiến hệ thống y tế và nhà tang lễ "dễ tổn thương" bị sụp đổ, đặc biệt là tại các quốc gia đang phát triển...

    Mời quý độc giả đọc toàn bộ bài viết tại đây:

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự đoán về khả năng sống chung với virus SARS CoV-2 trong tương lai của thế giới

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ ghi nhận trên 2.500 ca tử vong do mắc COVID-19 trong 24 giờ qua

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Báo Australia: Việt Nam có kết quả phi thường trong kiểm soát Covid-19

    Nghiên cứu của TQ: SARS-CoV-2 giấu mình hoàn chỉnh sâu trong phổi của bệnh nhân đã hồi phục - Ảnh 1.

    Bài báo đánh giá, việc Việt Nam vẫn chỉ có 270 ca bệnh và không có ai tử vong vì dịch Covid-19 là "kết quả phi thường".

    Australia hiện là một trong những quốc gia được cộng đồng quốc tế đánh giá cao trong việc thực thi hiệu quả chính sách kiểm soát dịch Covid-19 số ca bệnh không cao, tỷ lệ ca bệnh mới giảm mạnh và số người thiệt mạng vì Covid-19 cũng không cao như các quốc gia phát triển khác. Trong những ngày gần đây, khi dịch bệnh trong nước giảm mạnh, dư luận Australia bắt đầu quan tâm tới việc kiểm soát dịch Covid-19 tại Việt Nam khi đánh giá cao cách thức mà Chính phủ Việt Nam ứng phó dịch bệnh.

    Tờ The Sydney Morning Herald của Australia ngày hôm nay (29/4) có bài viết nói về cách thức Việt Nam kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 khiến cho trong 12 ngày qua, Việt Nam không ghi nhận ca bệnh mới nào lây lan trong cộng đồng. Tờ báo cho biết, kể từ khi ca bệnh Covid-19 đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam vào tháng 1, 4 tháng sau đó, Việt Nam vẫn chỉ có 270 ca bệnh và không có ai tử vong vì bệnh này.

    Báo này nhận định "đây là kết quả phi thường" đối với một quốc gia có gần 100 triệu dân và có đường biên giới dài với Trung Quốc.

    Báo The Sydney Morning Herald cũng cho biết, Việt Nam, "đối tác chiến lược ngày càng quan trọng của Australia" đã đưa ra nhiều biện pháp để giữ cho tỷ lệ nhiễm bệnh "thấp một cách kinh ngạc" và "làm chậm lại sự lây lan của virus". Trong đó có việc cấm tổ chức các lễ hội, các sự kiện tôn giáo cũng như các hoạt động thể thao. Đồng thời, các cơ sở làm đẹp, dịch vụ massage, quán bar và các địa điểm giải trí đều phải đóng cửa.

    Tờ báo cũng thông tin về việc Việt Nam cấm tụ tập từ 20 người trở lên ở nơi công cộng, đóng cửa biên giới với người nước ngoài từ ngày 22/3, trong lúc nhà chức trách cũng tiến hành cách ly những người có nguy cơ cao và ráo riết truy vết để sớm phát hiện các trường hợp có thể lây nhiễm Covid-19 từ người bệnh.

    Tờ The Sydney Morning Herald cũng cho biết Việt Nam là quốc gia tiến hành nhiều xét nghiệm Covid-19 nhất trong khu vực. Sự hỗ trợ của lực lượng chức năng đã giúp Việt Nam đạt được thành công này và làm chậm lại sự lây lan của dịch bệnh.

    Báo này trích dẫn lời của TS Lê Thu Hường, nhà phân tích cấp cao của Viện chính sách chiến lược Australia, cơ quan nghiên cứu chính sách hàng đầu của nước này nhận định, việc ứng phó sớm của Chính phủ đã góp phần làm cho Việt Nam giữ được tỷ lệ lây nhiễm thấp.

    Tiến sỹ Lê Thu Hường khẳng định: "Các biện pháp quyết đoán để cách ly các ca bệnh, việc kiểm tra nhiệt độ thường xuyên ở nơi công cộng, sớm hạn chế các cuộc tụ tập đông người, và nỗ lực truy vết các trường hợp có khả năng lây bệnh giúp Việt Nam hạn chế sự lây lan của dịch bệnh. Việt Nam đã phát hiện ca bệnh đầu tiên vào tháng 1 và đến cuối tháng 1 Việt Nam đã ngừng các chuyến bay với trực tiếp với Trung Quốc. Các nhà chức trách Việt Nam đã phản ứng ngay lập tức mà không đợi xuất hiện thêm các ca bệnh mới".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc không có ca tử vong mới, nhưng lo ngại về làn sóng dịch thứ 2 vẫn còn

    Nghiên cứu của TQ: SARS-CoV-2 giấu mình hoàn chỉnh sâu trong phổi của bệnh nhân đã hồi phục - Ảnh 1.

    Ảnh: Lintao Zhang/Getty Images

    Trung Quốc ngày hôm nay ghi nhận thêm 4 trường hợp nhiễm mới virus corona và không ca tử vong nào mới. Cả 4 ca nhiễm mới đều là từ nước ngoài trở về.

    Tổng cộng, Trung Quốc có 82.862 ca nhiễm bệnh và 4.633 ca tử vong do COVID-19. Hiện tại, 77.610 bệnh nhân đã được chữa khỏi và xuất viện.

    Ngoài ra, Trung Quốc cũng có 33 trường hợp nhiễm bệnh nhưng không có triệu chứng.

    Tình hình tại Trung Quốc được cho là đã ổn định trong nhiều tuần qua, không còn ca lây nhiễm cộng đồng và các thành phố ở Trung Quốc dần dần gỡ bỏ phong tỏa. Ngày hôm qua, Trung Quốc thông báo sẽ tổ chức đại hội chính trị lớn nhất hàng năm vào tháng 5, muộn hơn thông thường 2 tháng. Đây được coi là dấu hiệu cho thấy Trung Quốc tin tưởng rằng đại dịch đã nằm trong tầm kiểm soát.

    Tuy nhiên, những lo ngại về làn sóng dịch bệnh thứ hai vẫn còn cao.

    Tính tới hết ngày 29/4, Trung Quốc có 1.660 ca bệnh COVID-19 từ nước ngoài tới, hầu hết là công dân Trung Quốc trở về từ nước ngoài. Tại nhiều thành phố, tất cả những người từ nước ngoài về đều phải cách ly bắt buộc ít nhất 2 tuần.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tái dương tính với COVID-19 không phải do virus, mà do "vấn đề" ở dụng cụ xét nghiệm?

    Các chuyên gia y tế Hàn Quốc cho biết các trường hợp bệnh nhân "tái dương tính" là do dụng cụ xét nghiệm phát hiện ra những mảnh "xác virus" không còn hoạt động.

    Tính tới hết ngày 28/4, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) cho biết có tổng cộng 277 người được điều trị khỏi COVID-19 lại có kết quả dương tính với bệnh.Ủy ban y tế trung ương về bệnh truyền nhiễm của Hàn Quốc nói trên thực tế không còn virus sống nào trong các trường hợp nói trên và khẳng định các giả thuyết như virus được tái kích hoạt hay tái nhiễm là không chính xác.

    Theo đó, các trường hợp tái dương tính là do các mảnh virus vẫn còn lưu lại trong cơ thể và được phát hiện bởi bộ xét nghiệm. Hàn Quốc hiện đang sử dụng bộ dụng cụ PCR để tìm thông tin gen của virus, hoặc RNA, từ mẫu phẩm lấy trên người bệnh nhân.

    Các chuyên gia cho biết xét nghiệm PCR có độ nhạy cao nên nó có thể phát hiện những phần nhỏ từ RNA tế bào thậm chí kể cả khi bệnh nhân đã khỏi bệnh COVID-19.

    "Các mảnh RNA vẫn có thể tồn tại trong tế bào thậm chí khi virus đã bị vô hiệu hóa. Khả năng cao bệnh nhân được xét nghiệm dương tính trở lại là vì bộ dụng cụ đã phát hiện RNA virus đã không còn hoạt động".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây:

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung Quốc ngăn chặn làn sóng dịch COVID-19 thứ hai như thế nào?

    Là nước lớn đầu tiên thoát khỏi tình trạng đóng cửa, Trung Quốc đang tập trung giải quyết làn sóng lây nhiễm COVID-19 thứ hai.

    Bảo đảm giãn cách trong lớp học, bắt buộc đeo khẩu trang, sử dụng các ứng dụng theo dõi trên điện thoại thông minh - đó là những biện pháp đang được áp dụng phổ biến ở các tỉnh, thành Trung Quốc, từ trung tâm tài chính Thượng Hải cho tới tỉnh cực bắc kém phát triển Hắc Long Giang.

    Khi khẳng định không thể loại trừ virus SARS-CoV-2, giới chức Trung Quốc hướng trọng tâm vào việc duy trì mức lây nhiễm ở ngưỡng kiểm soát được, tránh những đợt dịch thảm họa bùng phát làm quá tải hệ thống bệnh viện.

    Cân bằng giữa cho phép người dân quay lại nhịp sống đời thường với giữ tỷ lệ lây nhiễm ở mức thấp là biện pháp mà chính phủ các nước trên thế giới, kể cả những quốc gia bị tác động mạnh nhất là Italy, Mỹ, sẽ phải tìm cách áp dụng.

    Do đó, Trung Quốc phải dùng một số biện pháp để ngăn chặn làn sóng thứ hai như: Xử lý nguy cơ từ biên giới, Xét nghiệm diện rộng, Các ứng dụng theo dõi...

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    SARS-CoV-2 ẩn sâu trong phổi bệnh nhân đã hồi phục

    Một nghiên cứu của Trung Quốc đã phát hiện ra rằng, những bệnh nhân hồi phục vẫn có thể mang virus sâu trong phổi và chúng không bị phát hiện bởi các phương pháp xét nghiệm thông thường.

    Phát hiện này được công bố trên tạp chí Cell Research vào thứ Ba (28/4), có thể giải thích tại sao ngày càng nhiều bệnh nhân hồi phục lại có kết quả xét nghiệm dương tính trở lại.

    Nghiên cứu này được nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Biện Tu Vũ, thuộc Đại học Quân y Lục quân Trung Quốc thực hiện trên một bệnh nhân nhiễm Covid-19.

    Nghiên cứu của TQ: SARS-CoV-2 giấu mình hoàn chỉnh trong sâu phổi của bệnh nhân đã hồi phục - Ảnh 1.

    Bệnh nhân là một phụ nữ 78 tuổi đã tử vong. Bà nhập viện ngày 27/1, sau đó các triệu chứng nhiễm bệnh liên tục phát triển. Tuy nhiên, sau quá trình điều trị, các triệu chứng đã cải thiện, có kết quả xét nghiệm ba lần âm tính dựa trên các mẫu dịch thể từ mũi và cổ họng và dự kiến xuất viện vào ngày 13/2. Nhưng một ngày sau đó, bà đau tim và qua đời.

    Kết quả nghiên cứu của nhóm Tiến sĩ Biện Tu Vũ cho thấy, họ không tìm thấy dấu vết của virus trong gan, tim, ruột, da hoặc tủy xương của bệnh nhân này.

    Tuy nhiên, họ đã phát hiện các mẫu virus hoàn chỉnh trong mô sâu ở phổi của bệnh nhân. Họ đặt các mẫu mô dưới kính hiển vi điện tử và xác nhận sự tồn tại nguyên vẹn của virus.

    Các mẫu virus ẩn sâu trong phổi này không gây ra bất kỳ triệu chứng rõ ràng. Mô phổi có đặc điểm tổn thương thông thường do nhiễm virus, nhưng các cơ quan khác trong cơ thể không ghi nhận sự xuất hiện của virus khiến việc phát hiện chúng khó khăn hơn vì các phương pháp xét nghiệm thông thường không lấy được mẫu từ sâu trong phổi.

    Nhóm của ông Biện đã đề nghị rửa phổi cho bệnh nhân trước khi xuất viện, để phát hiện chính xác hơn các mẫu virus ẩn. Kỹ thuật này còn được gọi là rửa phế quản phế nang.

    Tuy nhiên, kỹ thuật này rất phức tạp hơn, tốn thời gian và chi phí hơn so với xét nghiệm mẫu dịch từ mũi hoặc họng.

    "Đây là một điều không khả thi", một bác sĩ làm việc trong một bệnh viện ở Bắc Kinh đã điều trị cho bệnh nhân Covid-19 nói với SCMP.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghiên cứu của Hong Kong ​giải mã các ca Covid-19 không triệu chứng

    Các chuyên gia của Đại học Hong Kong, Trung Quốc mới đây đã công bố một kết quả nghiên cứu về virus SARS-CoV-2 giúp đưa ra những bằng chứng xác thực về sự xuất hiện và khả năng lây nhiễm của các ca Covid-19 không triệu chứng.

    Trong 1 nghiên cứu đầu tiên trên thế giới trên mô hình phổi nhiễm virus bên ngoài cơ thể, các chuyên gia thuộc Đại học Hong Kong (Trung Quốc) đã cho thấy, trong 48 tiếng tế bào nhiễm virus, SARS-CoV-2 có thể nhân bản tốt đa lên gấp 100 lần, trong khi virus gây Hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng (SARS) nhiều nhất chỉ có thể nhân bản lên hơn 10-20 lần. Như vậy, khả năng sản sinh của virus SARS-CoV-2 nhiều gấp hơn 3 lần so với SARS.

    Đáng chú ý là, trong 48 giờ đầu tiên sau khi nhiễm virus, các mô không hề có các phản ứng viêm, trong khi virus vẫn tiếp tục sản sinh. Do sau khi nhiễm virus, đặc biệt là thời kỳ đầu mắc bệnh, các mô không có phản ứng miễn dịch, càng không xuất hiện các triệu chứng viêm, nên người bệnh sẽ không hề biết mình đã nhiễm bệnh. Đây là lý do giải thích tại sao có nhiều trường hợp Covid-19 không triệu chứng.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Trung-Hàn: Số ca nhiễm Covid-19 mới đếm trên đầu ngón tay

    Số lượng ca nhiễm Covid-19 ở Trung Quốc và Hàn Quốc - vốn được coi là điểm nóng dịch bệnh - đã liên tục giảm mạnh trong thời gian gần đây.

    Cụ thể, trong 24h qua, Trung Quốc chỉ ghi nhận 4 ca nhiễm mới, tất cả đều là "nhập ngoại".

    Trong khi đó, Hàn Quốc cũng vỏn vẹn ghi nhận con số tương tự trong cả ngày hôm qua. 

    Như vậy, tổng số ca nhiễm và tử vong tính đến thời điểm hiện tại ở Trung Quốc và Hàn Quốc lần lượt là 84,347 ca, 4,643 ca và 10,761 ca, 246 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    'Dự án Manhattan' bí mật giúp giải cứu nước Mỹ khỏi COVID-19

    Nhóm bí mật nỗ lực chọn lựa nghiên cứu có triển vọng nhất thế giới về dịch bệnh và chuyển kết quả đến giới hoạch định chính sách Mỹ và Nhà Trắng.

    Theo đó, hơn 10 nhà khoa học hàng đầu của Mỹ cùng với một nhóm nhỏ các tỉ phú, lãnh đạo một số siêu tập đoàn cho biết họ đã tìm ra câu trả lời cho dịch COVID-19 và sẽ dùng kênh cửa sau để chuyển kế hoạch ứng phó cho Nhà Trắng.

    Nhóm này do Tom Cahill - 33 tuổi từng là bác sĩ nhưng đã chuyển sang làm kinh doanh - đứng đầu. Cahill hầu như là cái tên chẳng mấy ai biết đến. Anh sống trong căn hộ một phòng ngủ đi thuê gần công viên Fenway ở Boston. Cahill chỉ có một bộ complet, nhưng lại có các mối quan hệ nặng ký đủ sức gây ảnh hưởng đến các quyết định trong cuộc chiến chống COVID-19.

    Những nhà khoa học cùng số tỉ phú đứng sau hậu thuẫn mô tả công việc của họ với với cái tên "Dự án Manhattan hậu phong tỏa", như là một sự mô phỏng gợi nhớ đến nhóm các nhà khoa học thời Chiến tranh Thế giới thứ hai từng giúp phát triển bom nguyên tử. Nhưng lần này, các nhà khoa học sử dụng bộ óc của mình và tiền tài trợ để chắt lọc những ý tưởng phi truyền thống được thu thập từ khắp nơi trên thế giới.

    Họ tự gọi mình là "Những nhà Khoa học chặn COVID-19". Thành phần gồm có một số chuyên gia sinh hóa, một chuyên gia về miễn dịch, một chuyên gia về sinh học thần kinh, một chuyên gia ung thư học, một chuyên gia về tiêu hóa, một chuyên gia dịch tễ và một chuyên gia hạt nhân. Đứng ở vị trí trung tâm là chuyên gia sinh học Michael Rosbash, người đã giành giải Nobel năm 2017. Nhưng chính ông Rosbash cũng phải nói rằng "trong nhóm tôi là người trình độ kém nhất, đó là điều không cần bàn cãi".

    Nhóm này, với công việc chưa từng được công bố trước đó, đóng vai trò như là gạch nối giữa các công ty dược đang tìm kiếm kết nối có uy tín với những nhà hoạch định chính sách trong chính quyền Trump. Các thành viên trong nhóm làm việc từ xa, như là một ban giám sát tức thời đối với dòng nghiên cứu về COVID-19, loại bỏ những nghiên cứu lỗi trước khi chúng đến được tay giới hoạch định chính sách.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quan chức TBN nghẹn ngào đọc tên nhân viên y tế qua đời vì Covid-19

    Trong cuộc họp mới đây, bà Veronica Casado, Giám đốc Y tế Castile và León đã bật khóc khi đọc tên vinh danh các nhân viên y tế đã tử vong trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19.

    Đoạn video được chia sẻ trong thấy, trong vài phút ngắn ngủi khi đọc tên các nhân viên y tế, bà đã nghẹn ngào và phải dừng lại ít nhất 3 lần để trấn tĩnh bản thân.

    Tây Ban Nha hiện nay là quốc gia đứng thứ hai sau Mỹ về số ca nhiễm với 212,917 ca và 24,275 ca tử vong.

    Quan chức Tây Ban Nha bật khóc đọc tên nhân viên y tế qua đời vì Covid-19

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hai tuần liên tiếp Việt Nam không có ca mới trong cộng đồng

    Sáng ngày 30/4, Bộ Y tế thông tin Việt Nam không ghi nhận thêm ca mắc Covid-19 mới, tổng ca nhiễm trong nước đang dừng ở con số 270 người.

    Như vậy sau 14 ngày Việt Nam chưa ghi nhận ca nhiễm Covid-19 trong cộng đồng. Tính đến 6h ngày 30/4: Việt Nam có tổng cộng 130 ca nhiễm nhập cảnh được cách ly ngay.

    Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 42.057, trong đó: Cách ly tập trung tại bệnh viện: 323; Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 6.643; Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 35.091.

    Tại Việt Nam đã có  219 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh; 11 bệnh nhân dương tính trở lại tiếp tục được điều trị trong bệnh viện; hiện có 51 bệnh nhân đang được điều trị tại  9 cơ sở y tế (trong đó: 10 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm SARS-CoV-2 âm tính 1 lần, 04 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính từ 2 lần trở lên).

    Mỹ: Hơn 60.000 người tử vong do Covid-19, nguy cơ trở thành đợt bùng phát dịch nguy hiểm nhất trong 53 năm - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đa số dân Pháp lo lắng khi sớm gỡ bỏ phong tỏa

    Một ngày sau khi công bố kế hoạch cho giai đoạn dỡ bỏ phong tỏa toàn quốc trước Quốc hội và được Quốc hội thông qua, Thủ tướng Pháp Edouard Philippe tiếp tục trao đổi các nội dung liên quan với lãnh đạo chính quyền các địa phương và tranh luận tại Quốc hội.

    Lãnh đạo các địa phương bày tỏ quan ngại về nhiều vấn đề như nguồn cung và giá khẩu trang hay vấn đề đảm bảo người dân tuân thủ quy định khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng.

    Trong khi đó, với kế hoạch của Chính phủ, người dân Pháp tỏ ra lo lắng, đặc biệt trong giai đoạn đầu, sau ngày 11/5.

    Theo một cuộc khảo sát được tiến hành trong 2 ngày 28 – 29/4, đại đa số người dân Pháp đồng tình với việc bắt buộc mang khẩu trang khi sử dụng phương tiện giao thông công cộng (90%) và cách ly người nhiễm virus (93%). Tuy nhiên, 60% người dân phản đối việc mở cửa trở lại các trường học kể từ ngày 11/5.

    Xét về tổng thể, giai đoạn sau phong tỏa toàn quốc khiến cho 63% người dân Pháp cảm thấy lo lắng về khả năng dịch bệnh sẽ bùng phát trở lại.


    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây https://vov.vn/the-gioi/da-so-...

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ: Hơn 60.000 người tử vong do Covid-19

    Tính đến thời điểm hiện tại, Mỹ đã ghi nhận ít nhất 1.036.652 ca nhiễm và ít nhất 60.475 ca tử vong do Covid-19, theo thống kê của Đại học Johns Hopkins.

    Mỹ hiện cũng là quốc gia có số ca nhiễm và tử vong cao nhất thế giới, theo sau là một số nước như Tây Ban Nha, Italy, Pháp, Anh v.v...

    Theo dự đoán, sự bùng phát này sẽ sớm trở nên nguy hiểm hơn bất kỳ đợt cúm mùa nào kể từ năm 1967.

    Dịch cúm mùa tồi tệ nhất của Mỹ trong những năm gần đây xảy ra vào năm 2017-2018, khiến hơn 61.000 người tử vong, theo Trung tâm kiểm soát và phòng chống dịch bệnh Mỹ CDC.

    Tuy nhiên trước đó, số người thiệt mạng nghiêm trọng vì cúm mùa ở Mỹ phải kể đến năm 1967 với 100.000 người hay năm 1957 với 116.000 người hoặc đợt dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918 với 675.000, theo CDC.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại