*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Nhà lãnh đạo Belarus cho biết quân đội nước này đã được đặt trong tình trạng báo động cao độ, sẵn sàng ứng phó khi có tình huống xảy ra ở biên giới phía Tây.
Ngày 18/9, Tướng Khalifa Haftar đã đặt điều kiện dỡ bỏ phong tỏa các khu vực khai thác và xuất khẩu dầu tại Libya.
Trong một tuyên bố, Tướng Haftar khẳng định lực lượng tự xưng Quân đội Quốc gia Libya (LNA) hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông đã quyết định nối lại việc khai thác và xuất khẩu dầu mỏ với điều kiện doanh thu phải được chia công bằng cũng như đảm bảo nguồn tiền này sẽ không được dùng để hỗ trợ khủng bố.
Tướng Khalifa Haftar - Chỉ huy Quân đội Quốc gia Libya (LNA).
Tướng Haftar đưa ra động thái trên sau khi hàng trăm người Libya xuống đường biểu tình hồi tuần trước ở Benghazi - một trong những thành trì của Tướng Haftar ở miền Đông và một số thành phố khác nhằm phản đối tình trạng tham nhũng, thiếu điện, nhiên liệu và tiền mặt.
Ban đầu các cuộc biểu tình này diễn ra trong hòa bình, tuy nhiên ngày 13/9, một nhóm người biểu tình ở Benghazi đã đốt trụ sở của chính quyền và tấn công đồn cảnh sát ở Al-Marj. Lực lượng cảnh sát đã phải dùng vũ lực để giải tán đám đông khiến 1 người thiệt mạng và một số người bị thương.
Từ năm 2014, tại Libya tồn tại hai chính quyền song song với sự hậu thuẫn của các lực lượng vũ trang riêng.
Chính phủ Đoàn kết dân tộc Libya (GNA) kiểm soát thủ đô Tripoli, nhận được sự ủng hộ của Liên hợp quốc, Qatar và các nhóm vũ trang Thổ Nhĩ Kỳ.
Trong khi đó, LNA hậu thuẫn chính quyền ở miền Đông và được Các Tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE), Nga và Ai Cập ủng hộ.
Từ đầu năm nay, các lực lượng ủng hộ Tướng Haftar đã phong tỏa các khu vực khai thác và xuất khẩu dầu mỏ chính của Libya để đòi phân chia doanh thu công bằng.
Công ty Dầu mỏ quốc gia (NOC) của Libya ước tính việc phong tỏa này khiến doanh thu từ dầu mỏ của Libya thiệt hại tới 9,8 tỷ USD, khiến tình trạng thiếu điện và nhiên liệu ở quốc gia này trở nên trầm trọng hơn.