Cập nhật lúc

Thêm 16.515 ca mới trên cả nước. 226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021, TP.HCM cao nhất

Cập nhật tình hình dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 31/12.

Thêm 16.515 ca mới trên cả nước. 226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021, TP.HCM cao nhất
24
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    NÓNG: Khởi tố 2 Vụ trưởng, cựu Vụ trưởng, Vụ phó của Bộ Y tế và Bộ KH-CN liên quan Việt Á

    Chiều 31/12, Trung tướng Tô Ân Xô, Chánh văn phòng kiêm người phát ngôn Bộ Công an cho biết cùng ngày, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C03) đã ra quyết định khởi tố đối với 3 bị can gồm:

    Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế.

    Nguyễn Nam Liên, Vụ trưởng Vụ kế hoạch và Tài chính Bộ Y tế

    Trịnh Thanh Hùng, Phó Vụ trưởng Vụ Khoa học và Công nghệ các ngành kinh tế kỹ thuật, Bộ Khoa học - Công nghệ.

    Cả 3 bị can bị khởi tố về tội Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ. Sau khi được, Viện kiểm sát nhân dân tối cao đã phê chuẩn các quyết định và lệnh trên, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã thi hành các quyết định và lệnh nêu trên theo đúng quy định của pháp luật.

    Thêm 16.515 ca mới, Hà Nội vẫn top 1 - 226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021, TP.HCM cao nhất - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Minh Tuấn, nguyên Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế thuộc Bộ Y tế.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    HỎA TỐC: Nguy cơ bùng phát dịch, Hà Nội vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài dịp Tết

    UBND TP. Hà Nội vừa ban hành công điện hoả tốc số 27 về việc tăng cường thực hiện các giải pháp phòng, chống dịch Covid-19 trong dịp Tết Dương lịch và đầu năm mới 2022.

    Theo đó, Hà Nội đánh giá dịch bệnh Covid-19 ngày càng phức tạp, số ca mắc mới tăng nhanh, không rõ nguồn lây nhiễm, nguy cơ bùng phát dịch, đặc biệt đã xuất hiện biến chủng Omicron. Trong dịp Tết Dương lịch và chuẩn bị đón Tết Nguyên đán, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội yêu cầu các quận, huyện, thị xã tiếp tục thực hiện nghiêm các giải pháp phòng, chống dịch.

    Các địa phương được yêu cầu thực hiện nghiêm quy định 5K, lắp đặt và triển khai quét mã QR căn cước công dân có gắn chíp, tăng cường kiểm tra, xử lý nghiêm các tổ chức, cá nhân vi phạm, đặc biệt tại các điểm công cộng, nhà ga, sân bay, bệnh viện, chợ, siêu thị…

    Các quận, huyện không để phát sinh tình trạng tập trung đông người trên địa bàn; kiên trì tuyên truyền, vận động người dân có việc cần thiết mới ra ngoài.

    Đồng thời căn cứ vào cấp độ dịch trên địa bàn, để áp dụng các biện pháp hành chính phù hợp và chỉ đạo các lực lượng chức năng thường xuyên kiểm tra, giám sát, xử phạt các trường hợp vi phạm quy định về phòng, chống dịch. Tăng tối đa công suất thu dung điều trị F0 tại xã, phường, tại nhà khi đủ điều kiện; rà soát lại trang thiết bị y tế tại các trạm y tế lưu động, như oxy, thuốc điều trị, thiết bị đo SpO2, xem xét cần thiết thì có thể bố trí phòng cấp cứu.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NÓNG: Khởi tố Giám đốc CDC Nghệ An, Bình Dương liên quan vụ "thổi giá" kit test Việt Á

    Cơ quan Cảnh sát điều tra (C03- Bộ Công an) đã ra quyết định khởi tố bị can, lệnh khám xét, áp dụng biện pháp ngăn chặn với:

    Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An.

    Nguyễn Thị Hồng Thắm, Kế toán trưởng CDC Nghệ An.

    Nguyễn Thành Danh, Giám đốc CDC Bình Dương.

    Trần Thanh Phong, Phó phòng Tài chính kế toán CDC.

    Lê Thị Hồng Xuyên, nguyên phụ trách Phòng Thí nghiệm CDC Bình Dương.

    Tiêu Quốc Cường, Kế toán trưởng, phó phòng Tài chính Sở Y tế Bình Dương.

    C03 cũng khởi tố 3 bị can là lãnh đạo, nhân viên các công ty gồm:

    Nguyễn Trường Giang, Giám đốc Công ty VNDAT.

    Thêm 16.515 ca mới, Hà Nội vẫn top 1 - 226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021, TP.HCM cao nhất - Ảnh 1.

    Ông Nguyễn Văn Định, Giám đốc CDC Nghệ An.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ngày cuối cùng năm 2021, Hà Nội phát hiện 1.914 ca mắc Covid-19, có 612 ca cộng đồng

    Chiều ngày 31/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố ghi nhận thêm 1.914 ca mắc Covid-19, trong đó, 612 cộng đồng, 1.040 ca tại khu cách ly và 262 ca tại khu phong tỏa.

    So với ngày hôm qua, số ca mắc ngày hôm nay đã tăng cao hơn. Đây là ngày thứ 3 kể từ đầu dịch, Hà Nội ghi nhận hơn 1.900 ca mắc Covid-19.

    Đây cũng là ngày thứ 3 liên tiếp, Hà Nội ghi nhận hơn 600 ca mắc trong cộng đồng.

    Còn theo bản tin của Bộ Y tế, hôm nay, tiếp tục là ngày, Hà Nội có số ca mắc dẫn đầu cả nước.

    Thêm 16.515 ca mới, Hà Nội vẫn top 1 - 226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021, TP.HCM cao nhất - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    226 ca tử vong trong ngày cuối năm 2021

    Từ 17h30 ngày 30/12 đến 17h30 ngày 31/12 ghi nhận 226 ca tử vong tại: 

    + Tại TP. Hồ Chí Minh (34) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Đồng Tháp (1), Long An (1),An Giang (1), Kiên Giang (1), Tiền Giang (1), Tây Ninh (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1). 

    + Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (18), An Giang (18), Vĩnh Long (15), Cần Thơ (15), Đồng Tháp (14), Bình Dương (13), Kiên Giang (12), Sóc Trăng (11), Khánh Hòa (10), Tiền Giang (10), Bình Phước (, Hà Nội (7), Bạc Liêu (7), Hậu Giang (6), Tây Ninh (5), Cà Mau (5), Bình Thuận (4), Bà Rịa - Vũng Tàu (4), Trà Vinh (3), Long An (2), Gia Lai (2), Quảng Ngãi (1), Bình Định (1), Lâm Đồng (1). - Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 225 ca.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Thêm 16.515 ca mới, Hà Nội vẫn top 1

    Tính từ 16h ngày 30/12 đến 16h ngày 31/12, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 16.515 ca nhiễm mới, trong đó 39 ca nhập cảnh và 16.476 ca ghi nhận trong nước (giảm 504 ca so với ngày trước đó) tại 60 tỉnh, thành phố (có 11.337 ca trong cộng đồng). Tại VIệt Nam đã xuất 15 ca nhiễm biến thể Omicron. 

    - Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.914), Vĩnh Long (1.080), Cà Mau (1.063), Bình Phước (1.003), Khánh Hòa (799), Tây Ninh (776), Bình Định (655), Trà Vinh (571), Đồng Tháp (570), TP. Hồ Chí Minh (557), Bạc Liêu (541), Hải Phòng (520), Thừa Thiên Huế (404), Bến Tre (367), An Giang (296), Cần Thơ (293), Bắc Ninh (269), Lâm Đồng (259), Tiền Giang (247), Hưng Yên (241), Bình Thuận (217), Sóc Trăng (215), Hậu Giang (195), Quảng Ngãi (195), Quảng Nam (188), Đồng Nai (178), Thanh Hóa (174), Sơn La (170), Kiên Giang (163), Quảng Ninh (155), Đà Nẵng (154), Bà Rịa - Vũng Tàu (152), Hà Giang (150), Ninh Bình (149), Gia Lai (148), Nam Định (119), Nghệ An (109), Bình Dương (107), Đắk Nông (100), Hòa Bình (97), Hà Nam (96), Bắc Giang (85), Vĩnh Phúc (82), Đắk Lắk (78), Lào Cai (70), Thái Bình (65), Long An (63), Ninh Thuận (47), Cao Bằng (45), Thái Nguyên (38), Quảng Bình (36), Lạng Sơn (35), Phú Thọ (33), Hải Dương (29), Tuyên Quang (28), Hà Tĩnh (27), Yên Bái (23), Kon Tum (20), Điện Biên (14), Lai Châu (2).

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia BV Bệnh Nhiệt đới: Các dấu hiệu F0 trở nặng cần liên lạc ngay nhân viên y tế


    Khi nhiễm bệnh thì F0 tự theo dõi sức khỏe tại nhà và cần lưu ý các điểm sau:

    Thứ nhất, F0 nên ghi thông tin lên tờ giấy và đánh giá 2 lần/ngày với các thông số như:

    Nhịp thở tự đếm, mạch, nhiệt độ, đo SpO2, đo huyết áp. F0 nên liên hệ và báo ngay cho nhân viên y tế nếu thấy khó thở, thường xuyên đau tức ngực.

    Đối với bệnh nhân khỏe mạnh không có bệnh nền, nhịp thở trên 50 lần/phút, SpO2 dưới 95 %, (đo SpO2 đúng là phải đo chính xác, mạch nhanh 120 lần/phút, dưới 50 lần/phút, huyết áp thấp dưới 90 – 60 mmhg) thì phải liên lạc ngay với nhân viên y tế.

    Thứ hai, nếu bệnh nhân ho nhiều đờm, ho ra máu thì cần cẩn trọng. Các rối loạn ý thức lơ mơ, ngủ gà hay kích thích quá là nguy cơ trở nặng.

    Thứ ba, người bệnh bị tím, nhợt ở môi, đầu chi, da xanh tái, lạnh và nhận thấy bản thân có những biểu hiện bất thường thì nên báo cáo với nhân viên y tế để được xử trí phù hợp.

    Thứ tư, các triệu chứng khó chịu như sốt trên 38 độ 5 nên hạ sốt bằng thuốc hạ sốt thông thường, thuốc hạ sốt paracetamol 500mg hoặc 1000mg không quá 4 lần/ngày. Còn với trẻ cần tính toán liều lượng sao cho tương ứng 10 – 15 mg/kg. Có thể sử dụng các biện pháp lau người, chườm để hạ sốt. F0 ho đau họng cần súc họng hàng ngày bằng sát khuẩn họng.

    Thứ năm, khi F0 căng thẳng tinh thần, lo lắng thái quá thì người bệnh nên áp dụng các biện pháp giúp thoải mái tinh thần, thực hiện bài tập nhẹ nhàng giúp thư giãn. Nếu tình trạng căng thẳng kéo dài nên báo cho cán bộ y tế.

    Thứ sáu, với người cao tuổi, khuyết tật, rối loạn tâm thần cần có chế độ chăm sóc đặc biệt hơn và cần chuẩn bị cho các tình huống bất thường.

    Thêm 16.515 ca mới, Hà Nội vẫn top 1. Bộ Y tế chỉ đạo khẩn xử lý ổ dịch 14 ca mắc biến thể Omicron.  - Ảnh 1.

    Phát túi thuốc cho F0 tại nhà.

    Phát túi thuốc cho F0 tại nhà.

    Thứ bảy, trẻ em mắc Covid-19 thì cha mẹ cần đặc biệt quan tâm: Trẻ bú kém, nôn ói, không tỉnh táo, co giật, sốt cao, đau họng, lưỡi đỏ như trái dâu tây, chân tay phù, phát ban thì cần báo cho cơ sở y tế.

    Ở trẻ từ 1 đến 5 tuổi nhịp thở trên 40 lần/phút, trẻ từ 5 đến 12 tuổi nhịp thở dưới 30 lần/phút. Trẻ sốt có thể hạ sốt, bù điện giải, không tự ý sử dụng kháng viêm, kháng sinh. Mặc quần áo rộng rãi cho trẻ, vệ sinh răng miệng cho trẻ. Cho trẻ ăn nhiều bữa trong ngày. Cha mẹ cũng cần bình tĩnh để động viên, trấn an cho con, tạo điều kiện cho con vui chơi tại nhà.

    Thứ tám, khi cách ly ở nhà, người nhiễm ở phòng riêng, có cửa sổ, người nhiễm thường xuyên rửa tay trước và sau khi nấu ăn, sau khi ho, hắt hơi, chạm tay vào bề mặt, sau khi đi vệ sinh, sau khi dọn rác thải. F0 cần che miệng bằng giấy khi ho, hắt hơi rồi chuyển vào thùng rác có nắp đậy. Quần áo cần giặt với nước ấm, sấy khô, phơi riêng. Còn bề mặt tường, đồ vật trong phòng cần dùng nước sát khuẩn lau hàng ngày.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bắc Giang phát hiện hàng chục học sinh tiểu học mắc Covid-19

    Trao đổi với phóng viên Tiền Phong, lãnh đạo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Bắc Giang cho biết, đến sáng ngày 31/12, tại trường tiểu học Ngô Sĩ Liên (TP Bắc Giang) phát hiện chùm ca bệnh 26 người dương tính với SARS-CoV-2 , gồm một giáo viên tiếng Anh và học sinh ở nhiều khối lớp.

    Nguồn lây ban đầu được xác định liên quan đến thầy giáo dạy tiếng Anh đang tạm trú tại chung cư Quang Minh (TP Bắc Giang). Ca bệnh đầu tiên là cháu N.T.P (SN 2012, học sinh lớp 4A7) bị ho, sốt. Bệnh nhân được lấy mẫu xét nghiệm và có kết quả dương tính. Từ chiều tối 30/12, Ban Chỉ đạo (BCĐ) phòng chống dịch COVID -19 thành phố Bắc Giang đã chỉ đạo lấy mẫu xét nghiệm cho học sinh, giáo viên nhà trường.

    Qua xét nghiệm nhanh, nhân viên y tế tiếp tục phát hiện ra nhiều học sinh dương tính vào cuối buổi chiều 30/12. Lúc này, nhà trường yêu cầu các lớp chưa tan học cho học sinh và giáo viên ở lại cách ly tại phòng học, lấy mẫu xét nghiệm. Đối với số học sinh đã về nhà, tối ngày 30/12, phụ huynh đưa con em đến cơ sở y tế lấy mẫu xét nghiệm.

    Đêm 30/12, có hơn 300 học sinh ở 9 lớp phải ở lại trường. Ban giám hiệu và giáo viên đều ở lại trường để chăm sóc các học sinh.

    Theo Tiền Phong

    Bộ Y tế chỉ đạo khẩn xử lý ổ dịch 14 ca mắc biến thể Omicron. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt 3.876 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa: Báo Người lao động

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nghệ An: Dịch Covid-19 tại huyện Quỳ Hợp có chiều hướng phức tạp

    Ngày 31/12, ông Phan Đình Đạt, Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An cho biết, trong 12 giờ qua (từ 18h ngày 30/12 đến 6h ngày 31/12), huyện Quỳ Hợp ghi nhận 18 ca nhiễm Covid-19 mới. Trong đó phần lớn nằm trong ổ dịch xã Châu Cường và Châu Lộc.

    Theo số liệu báo cáo đến thời điểm hiện nay, huyện Quỳ Hợp có 288 F0, trong đó đã có 113 bệnh nhân khỏi bệnh. Toàn huyện đang cách ly tập trung 2.163 F1, trong đó 701 cách ly tại nhà, theo cụm.

    "Riêng ngày 29/12, trên địa bàn huyện xuất hiện 8 F0 tại các xã: Tam Hợp, Châu Quang, Liên Hợp, Châu Cường và Châu Tiến. Về phân cấp độ dịch, có 13 xã cấp độ 1, 6 xã cấp độ 2, 1 xã cấp độ 3, riêng xã Châu Lộc cấp độ 4. Về công tác tiêm phòng, đến thời điểm hiện nay, mũi 1 đạt 93,4% và mũi 2 đạt 73,8%", ông Đạt cho biết.

    Theo Bí thư Huyện ủy Quỳ Hợp, giải pháp khống chế dịch hiện tại là đẩy nhanh tiến độ bao phủ vắc-xin cho người dân. Trong đó cần xác định cấp độ dịch tại các địa phương; tiếp tục xác định nhóm nguy cơ cao để cách ly theo quy định.

    Theo Người đưa tin

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    14 người nhập cảnh nhiễm Omicron, Bộ Y tế chỉ đạo khẩn điều tra, xử lý ổ dịch

    Ngày 31/12, Bộ Y tế có công điện khẩn gửi Ban Chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Quảng Nam, TP. Đà Nẵng; Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines); Hãng hàng không Bamboo Airways về việc điều tra, xử lý ổ dịch Covid-19.

    Để tiếp tục triển khai tốt các biện pháp phòng, chống dịch Covid-19, không để dịch lây lan ra cộng đồng, Bộ Y tế yêu cầu Quảng Nam, Đà Nẵng, VNA và Bamboo Airways tiếp tục mở rộng điều tra dịch tễ, thông báo cho các địa phương liên quan để phối hợp truy vết thần tốc, lập danh sách tất cả những người tiếp xúc gần và có liên quan với các bệnh nhân, thực hiện cách ly y tế kịp thời các trường hợp F1 và đảm bảo không để lọt các trường hợp tiếp xúc gần.

    Đồng thời, các đơn vị lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nguy cơ (bao gồm: người cùng trên xe đưa đón; nhân viên phục vụ tại khách sạn, tiếp viên hàng không, nhân viên phục vụ mặt đất; người tiếp xúc gần,...) và trả kết quả nhanh nhất để triển khai các biện pháp phòng chống dịch kịp thời, phù hợp, hiệu quả.

    Trường hợp có kết quả xét nghiệm dương tính với virus SARS-CoV-2 chủ động gửi mẫu bệnh phẩm nghi nhiễm biến chủng Omicron đến Viện Pasteur Nha Trang để tiến hành xét nghiệm, giải trình tự gene khẳng định.

    NÓNG: Nguồn gốc 14 ca mắc biến thể Omicron ở Quảng Nam. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt tới 3.876 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Sân bay quốc tế Đà Nẵng

    Theo Doanh nghiệp & Tiếp thị

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bạc Liêu thắt chặt chống dịch Covid-19: Người dân không ra đường từ 20 giờ đến 4 giờ hôm sau

    Chiều 31.12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tỉnh Bạc Liêu cho báo Thanh Niên biết ông Phạm Văn Thiều, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu, vừa ký quyết định quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trên địa bàn tỉnh trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng liên tục tăng cao trong nhiều ngày qua. Thời gian áp dụng từ ngày 31.12.

    Theo đó, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu chỉ đạo không tổ chức các hoạt động trong nhà, ngoài trời tập trung trên 10 người (ngoài phạm vi công sở, cơ sở y tế, trường học, điểm lấy mẫu xét nghiệm, cơ sở sản xuất, kinh doanh). Đối với đám cưới, đám tang chỉ tổ chức trong phạm vi gia đình và trong từng thời điểm không được tập trung trên 10 người.

    Việc đi lại của người dân, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu yêu cầu chỉ những người khỏi bệnh Covid-19 trong vòng 6 tháng; người đã tiêm đủ 2 liều vắc xin; người đã tiêm 1 liều vắc xin trên 14 ngày và người đi tiêm vắc xin mới được phép ra khỏi nhà, nơi lưu trú.

    Từ 20 giờ đêm hôm trước đến 4 giờ sáng hôm sau: Mọi người không được ra đường, trừ các trường hợp yêu cầu công vụ hoặc yêu cầu công tác phòng, chống dịch, cấp cứu y tế, xử lý các sự cố khẩn cấp về điện, nước, cứu hỏa, cứu thương, thông tin liên lạc, đê điều; công nhân làm ca đêm… do Chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lãnh đạo Bắc Giang đốc thúc thanh tra việc mua kit xét nghiệm Việt Á

    Trao đổi với Tiền Phong chiều 30/12, ông Mai Sơn , Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang cho biết, liên quan đến việc mua kit xét nghiệm của Công ty Việt Á trên địa bàn tỉnh, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang đã yêu cầu thanh tra từ vài tuần qua.

    Để đẩy nhanh tiến độ, ông Mai Sơn cũng vừa ký công văn đốc thúc việc thanh tra. "Chúng tôi đang yêu cầu đẩy nhanh việc thanh kiểm tra. Tinh thần là tỉnh Bắc Giang làm quyết liệt không bao che nếu có sai phạm" - ông Mai Sơn nói.

    NÓNG: Nguồn gốc 14 ca mắc biến thể Omicron ở Quảng Nam. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt tới 3.876 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Trụ sở đăng ký của đơn vị tư vấn lập hồ sơ mời thầu cho CDC Bắc Giang là một hiệu thuốc.


    Như Tiền Phong thông tin, dù không mua trực tiếp từ công ty Việt Á nhưng tỉnh Bắc Giang có ít nhất 3 hợp đồng mua kit xét nghiệm do công ty Việt Á sản xuất trị giá hơn 12 tỷ đồng. Việc mua sắm chủ yếu qua công ty Cổ phần Dược vật tư y tế Phan Anh.

    Đáng chú ý, dù được đấu thầu công khai qua mạng nhưng hồ sơ mời thầu do CDC Bắc Giang công bố lại chỉ đích danh, duy nhất sản phẩm của Việt Á là sản phẩm cung cấp cho các gói thầu này.

    Theo các chuyên gia đấu thầu, việc chỉ định tên sản phẩm của một hãng trong đấu thầu là không đúng với các quy định pháp luật hiện hành. Lãnh đạo Sở Tài chính Bắc Giang (đơn vị thẩm định kế hoạch đấu thầu) cũng xác nhận, việc ghi rõ sản phẩm trong hồ sơ mời thầu là điều "tối kị"!

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Người dân bức xúc vì phải tự bỏ tiền test nhanh mới được tiêm vắc-xin Covid-19

    Sáng 31-12, Văn phòng UBND tỉnh Bình Định cho báo Người lao động biết Chủ tịch UBND tỉnh vừa có chỉ đạo khẩn, yêu cầu UBND thị xã Hoài Nhơn dừng ngay việc "vận động" người dân thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

    NÓNG: Nguồn gốc 14 ca mắc biến thể Omicron ở Quảng Nam. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt tới 3.876 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Nhiều người dân thị xã Hoài Nhơn bức xúc vì bị "ép" tự bỏ tiền thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi được tiêm vắc-xin phòng bệnh Covid-19

    "Theo tìm hiểu, chúng tôi được biết nhà nước không có quy định nào buộc người dân phải thực hiện test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19.

    Vậy mà trong tháng qua, tôi và nhiều người dân ở đây bị buộc phải test nhanh 3 lần với số tiền 160.000 đồng rồi mới được tiêm vắc-xin. Dân nghèo chúng tôi năm qua đã khốn đốn vì dịch bệnh, mưa lũ, giờ phải mất thêm khoản tiền trái quy định này nên ai cũng bức xúc" - ông N.H.S. (50 tuổi, ngụ phường Hoài Xuân) phản ánh.

    Ông Trần Hữu Thảo, Phó Chủ tịch UBND thị xã Hoài Nhơn, thừa nhận thời gian qua, địa phương có chủ trương test nhanh kháng nguyên SARS-CoV-2 trước khi tiêm vắc-xin phòng Covid-19 dựa trên tinh thần khuyến khích, vận động chứ không bắt buộc. Tuy vậy, khi triển khai chủ trương này, các xã, phường có xu hướng tạo ra áp lực, khiến người dân hiểu lầm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    7 điều F0 cách ly tại nhà cần làm để giảm nguy cơ lây nhiễm cho người xung quanh

    Theo bác sĩ Trần Thị Hải Ninh, Trưởng khoa Nội tổng hợp, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cho Vietnamnet hay:

    Thứ nhất, người nhiễm nên cách ly trong không gian riêng biệt, có nhà vệ sinh riêng, có cửa sổ, có thể sử dụng thêm quạt hoặc máy lọc không khí để đảm bảo không gian thông thoáng. Người bệnh chỉ nhận đồ vật hoặc thực phẩm gián tiếp từ người nhà.

    Thứ hai, rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và dung dịch chứa cồn. Các thời điểm được khuyến cáo rửa tay bao gồm: rửa tay trước và sau khi nấu ăn; trước và sau khi ăn; sau khi ho, hắt hơi, sổ mũi; sau khi chạm vào các vật dụng, bề mặt; sau khi đi vệ sinh và sau khi thu dọn rác thải.

    Thứ ba, F0 nên đeo khẩu trang đúng cách, không khạc nhổ trong không gian chung. Che miệng mũi bằng khăn giấy khi ho, hắt hơi và vứt tờ giấy đó vào thùng rác thải riêng, có nắp đậy.

    Thứ tư, người nhiễm nên sử dụng dụng cụ ăn riêng, tự rửa dụng cụ bằng nước nóng hoặc xà phòng. Đối với các đồ vải cá nhân như quần áo, đồ lót, F0 cũng nên giặt riêng với nước ấm, sấy và phơi khô ở không gian riêng biệt trong nhà.

    Thứ năm, người nhiễm cần tự vệ sinh bề mặt môi trường ít nhất một lần mỗi ngày theo quy trình như sau: làm sạch tường, bề mặt; sau đó lau bằng dung dịch khử khuẩn; cuối cùng lau lại bằng nước sạch.

    Thứ sáu, việc thu gom, xử lý rác thải cũng cần thực hiện đúng cách. Trong phòng cách ly, nên sử dụng thùng rác có nắp kín, mở bằng chân, trong thùng rác có lót túi ni lông. Khi rác đầy, cần thu gom lại, buộc chặt túi rác và xử lý theo đúng quy định về rác thải y tế.

    Thứ bảy, người nhiễm và người chăm sóc không nên tiếp xúc với vật nuôi, cũng không nên để vật nuôi của gia đình tiếp xúc với người và vật nuôi của các gia đình khác.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Lưu Bình Nhưỡng nói về khả năng có "cá lớn" trong vụ thổi giá kit Covid-19 Việt Á

    Trao đổi với PV vào sáng 31/2, ông Lưu Bình Nhưỡng, Phó Trưởng Ban Dân nguyện của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng, vụ án xảy ra ở Công ty Việt Á được đưa vào diện Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo là rất kịp thời và rất cần thiết.

    Ông nhận định 4 vấn đề lớn liên quan đến vụ án này khi được đưa vào diện Ban chỉ đạo theo dõi. Cụ thể:

    Thứ nhất, đây là vụ án có mức độ vi phạm rất nghiêm trọng.

    Thứ hai, khả năng có "cá lớn" nên phải có chỉ đạo mang tính chất ở tầm cao, tập trung.

    Thứ ba, liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau.

    Thứ tư, đây là vụ án có tính chất rất phức tạp, sai phạm có dấu hiệu xảy ra trên diện rộng nên phải có sự phối hợp, phân công trách nhiệm để làm rõ bản chất vụ án.

    NÓNG: Quảng Nam phát hiện 14 ca mắc biến thể Omicron. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Ông Lưu Bình Nhưỡng.


    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một cán bộ dương tính, Móng Cái yêu cầu người đến cơ quan nhà nước phải có xét nghiệm PCR âm tính

    Trao đổi với Tuổi Trẻ Online ngày 31-12, ông Hồ Quang Huy - chủ tịch UBND TP Móng Cái, Quảng Ninh - cho biết do TP vừa ghi nhận một trường hợp cán bộ công tác tại Đội quản lý thị trường số 4 dương tính nên TP Móng Cái yêu cầu tất cả trường hợp đến làm việc, giao dịch tại các cơ quan, đơn vị nhà nước trên địa bàn phải có xét nghiệm bằng phương pháp PCR âm tính không quá 72 giờ kể từ thời điểm lấy mẫu.

    Việc này áp dụng đến khi hoàn thành công tác xét nghiệm tầm soát bằng phương pháp PCR đối với các đối tượng có liên quan và UBND TP có văn bản chỉ đạo điều chỉnh.

    NÓNG: Quảng Nam phát hiện 14 ca mắc biến thể Omicron. Vì sao 1 tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày? - Ảnh 1.

    Ảnh minh họa

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    NÓNG: 14 ca nhập cảnh Quảng Nam nhiễm biến chủng Omicron

    Sáng 31/12, đại diện Sở Y tế Quảng Nam cho biết bốn ngày trước đã gửi 15 mẫu bệnh phẩm hành khách nhập cảnh đang cách ly tập trung, đến Viện Pasteur Nha Trang để giải trình tự gene virus. Chiều 30/12, kết quả 14 mẫu dương tính với biến chủng Omicron (B.1.1.529).

    14 người đều quốc tịch Việt Nam, đã tiêm hai đến ba mũi vaccine. Trong đó, 8 người đi chuyến bay VN99 từ Mỹ về sân bay Đà Nẵng ngày 24/12; ba người đi chuyến bay VN417 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 24/12; hai người đi chuyến bay VN417 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 23/12; một người đi chuyến bay QH9451 từ Hàn Quốc về sân bay Đà Nẵng ngày 21/12.

    Trả lời VnExpress, Thứ trưởng Y tế Nguyễn Trường Sơn xác nhận thông tin trên và cho biết thêm "các trường hợp này đều đang được cách ly".

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hàng xóm là F0 vẫn mở cửa, ra ban công tập thể dục, virus có "bay" sang nhà khác không?

    Theo BS Trương Hữu Khanh - Phó chủ tịch Hội truyền nhiễm, TP.HCM, khi hàng xóm F0, F1, hiện giờ là chuyện bình thường. Hiện tại ai trong chúng ta đều có thể trở thành F vì chúng ta vẫn phải đi làm, lao động, đi chợ, đi mua sắm. Khi hàng xóm của bạn là F0 thì người đó chỉ hơn người khác là được phát hiện vì hiện nay có thể bất cứ khu dân cư, chung cư nào đều sẵn có những F0 do chưa được xét nghiệm nên chưa biết hoặc còn đang ủ bệnh.

    Nếu F0 cách ly ở nhà không thể bắt họ chỉ đóng cửa được mà cần mở cửa sổ để thoáng khí. Bác sĩ Khanh nhấn mạnh phải hiểu virus SARS-CoV-2 chỉ lây cho bạn nếu như bạn vẫn sang nhà có F0 và trò chuyện trực tiếp với họ chứ không phải họ mở cửa mà virus bay sang, vì virus bay ra ngoài lập tức bị làm loãng, gặp khí nóng là chết. Hay họ ra ban công đứng đều không thể thải ra virus bay vào nhà bạn.

    Nếu một căn nhà chỉ mới có một vài F0 hay toàn F1 mà bắt họ đóng cửa, khiến không khí bên trong tù túng, có thể đã vô tình khiến những người chưa bị bệnh trong căn nhà đó cũng nhiễm theo và họ có thể trở thành ca nặng. F0 ở trong không gian ngột ngạt sẽ bị ảnh hưởng đến sức khỏe rất nhiều.

    Theo Infonet

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bố sốc nặng khi con trai mắc di chứng hậu Covid-19, sốt 20 ngày không hết: Bác sĩ BV Nhi đồng 2 chỉ ra bệnh lý nguy hiểm

    Sau hơn 2 tuần sốt cao không giảm, dù đã đi nhiều bệnh viện, uống thuốc liều cao nhưng em Nguyễn Trọng Nghĩa (12 tuổi, ngụ TP. Dĩ An, Bình Dương) vẫn không khỏi khiến gia đình vô cùng lo lắng. Đến ngày thứ 18, Nghĩa mới được nhập viện Nhi đồng 2, TP.HCM để điều trị nội trú.

    Một tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày. Hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke test hàng tuần - Ảnh 1.

    Chú Uyển bất ngờ khi các bác sĩ cho biết Nghĩa mắc Hội chứng viêm đa hệ thống (MIS-C), hậu nhiễm Covid-19

    "Bác sĩ nói bé có thể đã từng nhiễm Covid-19 rồi, mình sốc, bất ngờ chứ. Trước giờ bé cũng không có biểu hiện gì của bệnh cả, may mà vô Nhi đồng 2 điều trị, giờ bé đã ổn, hết sốt, ăn uống bình thường rồi", chú Uyển nói.

    Sau những cơn đau nhức người kèm sốt kéo dài, Nghĩa cho biết con đã trải qua khoảng thời gian vô cùng khó khăn, lo sợ.

    Theo BS.CK1 Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Phó khoa Tim mạch, BV Nhi đồng 2 cho biết sau khi dịch Covid-19 bùng phát, không những người lớn mà rất nhiều trẻ em đã nhiễm bệnh. Một số trẻ sau khi nhiễm Covid-19 thì mắc Hội chứng viêm đa hệ thống liên quan đến Covid-19 (MIS-C). Tính đến thời điểm hiện tại, khoa Tim mạch đã tiếp nhận điều trị nội trú khoảng 20 bệnh nhi liên quan đến MIS-C sau nhiễm Covid-19.

    ''Các bé nhập viện có thể với triệu chứng ở những cơ quan khác nhau, trong đó triệu chứng ở đường tiêu hóa là hay gặp nhất. Ngoài ra, một số ít các bé có biểu hiện triệu chứng ở đường hô hấp hay tim mạch… Đặc biệt có bé biểu hiện bệnh nặng hơn với hạ huyết áp, sốc, rối loạn nhịp do tổn thương cơ tim và hệ mạch vành nuôi tim'', BS. Phượng nói.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    TPHCM siết chặt biện pháp ngăn biến chủng Omicron

    Bà Nguyễn Thị Huỳnh Mai, Chánh văn phòng Sở Y tế TPHCM cho biết, ngay sau khi Việt Nam phát hiện ca nhiễm biến chủng Omicron đầu tiên, ngành Y tế TPHCM đã rốt ráo siết chặt các biện pháp nhằm ngăn chặn từ xa nguy cơ xâm nhập lây nhiễm của biến chủng nguy hiểm này.

    Thông tin tại buổi họp báo về tình hình dịch trên địa bàn thành phố chiều 30/12, bà Huỳnh Mai cho biết, những trường hợp người nước ngoài nhập cảnh, phát hiện dương tính với COVID-19 sẽ lập tức được lấy mẫu bệnh phẩm giải mã trình tự gen. Thành phố đã chuẩn bị Bệnh viện Dã chiến số 12 đặt tại thành phố Thủ Đức là nơi sẽ tiếp nhận, thu dung, điều trị, cách ly đối với các trường hợp nhiễm biến chủng Omicron hoặc trường hợp nghi ngờ.

    Đối với cộng đồng, hiện các cơ sở y tế trên địa bàn thành phố đã được kích hoạt, thực hiện các giải pháp tầm soát nếu phát hiện dấu hiệu bất thường khi có số ca nhiễm bệnh, ca tử vong tăng nhanh theo khu vực. Việc xét nghiệm sẽ được tập trung triển khai kết hợp với giải mã trình tự gen.

    Những đơn vị giải mã trình tự gen đã được Bộ Y tế chỉ đạo bao gồm Viện Pasteur TPHCM, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới và Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng Đại học Oxford (OUCRU) tại TPHCM.

    Theo Tiền Phong

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Tết Dương lịch: Người từ Hà Nội về các tỉnh có bị cách ly y tế?

    Sở Y tế Nghệ An cho biết: Trung tâm Chỉ huy Phòng chống dịch vừa có công văn về việc chỉ đạo UBND các xã/phường/thị trấn và các ban ngành liên quan tăng cường công tác rà soát, giám sát người trở về từ các vùng cấp độ dịch cấp 3, cấp 4 trong và ngoài tỉnh, người nhập cảnh và các nhóm đối tượng nguy cơ: yêu cầu khai báo y tế, tổ chức xét nghiệm, theo dõi sức khỏe và cách ly theo đúng quy định….

    Ban chỉ đạo phòng, chống dịch của tỉnh Ninh Bình cũng cho biết: Đối với người từ vùng dịch, vùng có nguy cơ cao như từ Hà Nội về thì tỉnh Ninh Bình vẫn sẽ thực hiện lấy mẫu xét nghiệm SARS-CoV-2 theo Kế hoạch số 119/KH-BCĐ ngày 24/9/2021 của Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Ninh Bình.

    Một tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày. Hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke test hàng tuần - Ảnh 1.

    Đối với người về Ninh Bình từ Hà Nội và một số tỉnh có nguy cơ cao khi về địa phương cần khai báo y tế tại Trạm y tế xã, phường, thị trấn và được lấy mẫu xét nghiệm test nhanh kháng nguyên hoặc RT- PCR phù hợp với các vùng dịch tễ.

    Không thực hiện xét nghiệm đối với những trường hợp đã có kết quả xét nghiệm âm tính với SARS-CoV-2 trong vòng 48h, những trường hợp có hộ khẩu tại Ninh Bình đi và trở về trong ngày.

    Tỉnh Bắc Giang vẫn duy trì quy định yêu cầu người ngoại tỉnh phải có kết quả xét nghiệm âm tính với Covid-19 trước khi vào tỉnh này. Trường hợp test nhanh sẽ có giá trị trong 48 giờ, PCR có giá trị trong 72 giờ, kể từ khi lấy mẫu xét nghiệm. Trường hợp lưu trú lại phải thực hiện cách ly phòng, chống dịch bệnh theo quy định của địa phương.

    UBND tỉnh Bắc Kạn cho biết, dịp Tết Dương lịch và Nguyên đán, tỉnh không thành lập các chốt kiểm soát trên các tuyến đường. Tuy nhiên, địa phương khuyến cáo người lao động cần xét nghiệm trước khi trở về địa phương "ăn Tết". Đồng thời, cần đến ngay Trạm Y tế địa phương để khai báo y tế, phục vụ công tác phân loại, phòng, chống dịch bệnh.

    Theo VTV

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Lào Cai hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke phải xét nghiệm Covid-19 hàng tuần

    Trước diễn biến dịch Covid-19 đang có chiều hướng phức tạp, trong ngày 30/12, bà Giàng Thị Dung, Phó chủ tịch UBND tỉnh Lào Cai đã ký công văn hỏa tốc hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thực hiện các biện pháp bổ sung trong theo dõi, cách ly, xét nghiệm phòng dịch Covid-19. 

    Đáng chú ý, trong hướng dẫn mới nhất ban hành chiều nay, nhóm lao động trong các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ, lái xe… là đối tượng phải tự chi trả kinh phí xét nghiệm.

    Cụ thể, các doanh nghiệp trước khi sử dụng lao động phải tổ chức xét nghiệm bằng phương pháp test nhanh hoặc RT-PCR. Nhưng đối với lao động có nguy cơ cao như người cung ứng dịch vụ nguyên liệu sản xuất, dịch vụ bảo vệ, ăn uống, lái xe đưa đón chuyên gia... phải xét nghiệm định kỳ một tuần một lần.

    Các đơn vị kinh doanh dịch vụ phải tổ chức xét nghiệm 100% lao động, nhân viên làm việc tại các quán bar, karaoke, massage, vũ trường; lái xe, phụ xe, người bán vé vận tải hành khách cũng phải xét nghiệm Covid-19 định kỳ 1 lần/tuần bằng test nhanh hoặc RT-PCR.

    Theo Thanh Niên

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    7 ngày liên tiếp Hà Nội luôn trên ngưỡng 1.800 ca Covid-19

    Ngày 30/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 1.866 ca bệnh trong đó, 699 ca tại cộng đồng, 1.095 ca ở khu cách ly và 72 ca ở khu phong tỏa (72).

    So với ngày hôm qua, số ca mắc mới được ghi nhận ngày hôm nay tiếp tục có chiều hướng giảm nhưng tổng ca mắc vẫn ở mức rất cao, trên 1.800 ca.

    Số ca trong cộng đồng hôm nay phát hiện cao hơn ngày hôm qua và đạt mức gần 700 ca.

    Còn theo công bố của Bộ Y tế, hôm nay, số ca mắc của Hà Nội tiếp tục dẫn đầu cả nước. Như vậy, trong khoảng 10 ngày qua, số ca mắc mới ở Hà Nội đều dẫn đầu cả nước.

    Một tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày. Hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke test hàng tuần - Ảnh 1.
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Một tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày

    Tính từ 16h ngày 29-12 đến 16h ngày 30-12, trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 17.000 ca nhiễm mới, trong đó 20 ca nhập cảnh và 16.980 ca ghi nhận trong nước (tăng 3.107 ca so với ngày trước đó) tại 61 tỉnh, thành phố (có 11.404 ca trong cộng đồng).

    Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.866), Cà Mau (1.008), Tây Ninh (935), Hải Phòng (838), Khánh Hòa (788), Bình Phước (759), TP.HCM (697), Bạc Liêu (666), Bình Định (620), Đồng Tháp (590), Vĩnh Long (586), Trà Vinh (579), Lâm Đồng (477), Thừa Thiên Huế (439), Hải Dương (299), Bắc Ninh (289), Phú Yên (289), Cần Thơ (287), Bình Thuận (277);...

    Ngày 30-12, Sở Y tế Cà Mau đăng ký bổ sung 2.868 ca nhiễm tại Cà Mau trên Hệ thống quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 sau khi rà soát, bổ sung đầy đủ thông tin của người nhiễm. Như vậy, Cà Mau cập nhật tới 3.876 ca trong ngày 30/12.

    Một tỉnh tăng vọt tới hơn 3.800 ca/ngày. Hỏa tốc yêu cầu nhân viên massage, karaoke test hàng tuần - Ảnh 1.

    Biểu đồ số ca mắc Covid-19 tại Việt Nam tính đến ngày 30/12

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại