*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.596 ca/ngày.
Từ 18h ngày 28/11 đến tối 29/11, Thái Nguyên ghi nhận 39 ca dương tính với SARS-CoV-2, hầu hết là công nhân Công ty TNHH New One Vina và F1 của các ca bệnh trước đó.
Theo Thanh niên, số ca nhiễm tại ổ dịch Công ty New One Vina vẫn tiếp tục tăng mạnh với 21 1 công nhân, người lao động dương tính.
CDC Thái Nguyên cho hay, Công ty New One Vina đang là ổ dịch Covid-19 lớn và phức tạp nhất tại Thái Nguyên. Từ ngày 25 - 29/11, doanh nghiệp này có 152 công nhân, người lao động nhiễm Covid-19. Khoảng 900 công nhân, lao động của công ty đã bị phong tỏa, cách ly tại chỗ để lấy mẫu xét nghiệm, tách các F0 đưa đến khu điều trị.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch quận Ba Đình (Hà Nội) đã thông báo khẩn tìm người từng đến nhiều địa điểm ở Hà Nội.
Cụ thể, tất cả những người từng đến các địa điểm sau nhanh chóng liên hệ với cơ quan Y tế gồm:
Từ ngày 19/11 đến 23/11, tại tiệm cắt tóc số 111 ngõ Chợ Khâm Thiên.
Ngày 21/11, từ 20h30 đến 22h tại tượng đài Lý Thái Tổ - 12 Phố Lê Lai, Lý Thái Tổ, Hoàn Kiếm.
Khoảng 19h đến 21h ngày 26/11, tại Bệnh viện Xanh-Pôn.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ảnh minh họa
Chị P.T.T.A. (SN 1999, trú tại Phúc Xá, Ba Đình, Hà Nội) phản ánh trên Lao động, tối hôm qua, chị đến khám tại Bệnh viện đa khoa Bảo Sơn vì có dấu hiệu cảm cúm. Sau đó, khi chị có kết quả test nhanh dương tính với SARS-CoV-2 thì bệnh viện đã cách ly chị trên xe cấp cứu cả đêm qua, đến chiều hôm nay khi có phản ánh thì bệnh viện mới cử người đưa chị lên phòng cách ly.
Chị chia sẻ với nguồn trên, cả đêm phải ở trong xe cấp cứu, bị lạnh nhưng chị chỉ biết mặc nhiều áo ngồi chờ đợi. Chờ tới sáng, mặt trời chiếu vào xe nóng ran, làm không khí bên trong rất ngột ngạt, khó chịu.
Theo lời cô gái này, lúc đầu bệnh viện nói sẽ test PCR trong đêm 28/11, nhưng mãi đến tận sáng hôm nay chị mới được test PCR.
Trả lời Tuổi trẻ online, bác sĩ Nguyễn Văn Mão (Giám đốc Bệnh viện Bảo Sơn) nói, có sự việc ca nghi nhiễm SARS-CoV-2 phải cách ly trên xe cứu thương.
Sở Y tế tỉnh Bắc Giang tối nay cho biết, đơn vị vừa họp hội đồng chuyên môn đánh giá vụ việc học sinh tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19 tại huyện Sơn Động.
Sau khi xem xét, phân tích đánh giá các yếu tố dựa trên kết quả báo cáo điều tra, qua hồ sơ bệnh án, giấy tờ lưu có liên quan, Hội đồng chuyên môn thống nhất kết luận nguyên nhân dẫn đến diễn biến nặng của nam sinh C.V.T là phản vệ độ 4 do phản ứng quá mẫn của cơ thể với vắc xin Covid-19 Pfizer. Hội đồng loại trừ nguyên nhân do chất lượng vắc xin, thực hành tiêm chủng.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Tại cuộc họp báo chiều nay, ông Phạm Đức Hải (Phó Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP.HCM) thông tin, số ca mắc mới của TP và số ca tử vong mỗi ngày còn cao. Số ca nhập viện những ngày qua cao hơn số ca xuất viện. Cùng với đó, thế giới đang xuất hiện biến thể virus mới là Omicron đe dọa sức khỏe người dân.
Ông khẳng định tình hình dịch bệnh ở TP đang được kiểm soát, đề nghị người dân không hoang mang nhưng cũng không chủ quan lơ là, tuân thủ các quy định của ngành y tế, đặc biệt là nguyên tắc 5K, giảm các thói quen tụ tập, la cà.
Về biến chủng mới, ông Hải nói, dù biến chủng gì đi nữa thì cũng lây qua đường hô hấp, nên người dân cần đeo khẩu trang thường xuyên, giảm tụ tập. Ông cũng cho biết, TP giao Sở Y tế thường xuyên theo dõi liên quan đến biến chủng này, có vấn đề gì thì báo cáo ngay.
(nguồn: TTXVN/Vietnam+)
Chiều nay, lực lượng chức năng tiến hành rào chắn, phong toả tạm thời một đoạn đường La Thành (đoạn từ ngã tư La Thành – Hoàng Cầu đến La Thành – Tôn Đức Thắng, phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa, Hà Nội) trong 1 tiếng (từ 15h đến 16h), để tiến hành lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại khu vực. Ảnh: Hoàng Hải
Theo CDC Hà Nội, tính đến chiều tối 28/11 ổ dịch La Thành, Giảng Võ ghi nhận thêm 3 ca nhiễm. Chuỗi lây nhiễm này lần đầu được Hà Nội công bố vào ngày 13/11. Đến nay, tổng số F0 lên tới 225 trường hợp. Ảnh: Hoàng Hải
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Ngày 29/11, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 390 ca mắc Covid-19, trong đó, 220 ca cộng đồng, 109 ca ở khu cách ly và 61 ca ở khu phong tỏa.
Đây là ngày được coi là có số ca mắc nhiều nhất kể từ đầu dịch ở Hà Nội, đồng thời, cũng là ngày có số ca mắc cộng đồng cao nhất.
Đây cũng là ngày thứ 2 liên tiếp, Hà Nội ghi nhận hơn 300 ca mắc Covid-19.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 27/4/2021): 10.059 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 3.963 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 6.096 ca.
Bí thư Hà Nội Đinh Tiến Dũng chiều nay cho biết, chiều cùng ngày, Thường trực Thành ủy đã xem xét báo cáo và cho ý kiến chỉ đạo về kế hoạch cho học sinh trở lại trường.
Trong đó, yêu cầu Ban Cán sự đảng UBND TP khẩn trương ban hành kế hoạch tổ chức đưa học sinh khối 10, 11, 12 và các trung tâm giáo dục nghề nghiệp - giáo dục thường xuyên trở lại trường học.
Trước mắt, thực hiện đối với các xã, phường, thị trấn của 30 quận, huyện, thị xã có mức độ dịch ở cấp độ 1, cấp độ 2.
Trong 14 ngày tính đến thời điểm 30/11/2021 không có các ca F0 trong cộng đồng. Thời gian thực hiện là từ đầu tháng 12/2021, có thể xem xét từ ngày thứ Hai 6/12.
Tính từ 16h ngày 28/11 đến 16h ngày 29/11, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh Covid-19 ghi nhận 13.770 ca nhiễm mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 13.758 ca ghi nhận trong nước (tăng 830 ca so với ngày trước đó) tại 59 tỉnh, thành phố (có 7.601 ca trong cộng đồng).
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP.HCM (1.554), Cần Thơ (913), Tây Ninh (719), Bình Dương (697), Bà Rịa - Vũng Tàu (648), Đồng Tháp (608), Sóc Trăng (588), Bình Thuận (576), Trà Vinh (560), Vĩnh Long (559), Đồng Nai (548), Bạc Liêu (544), Bình Phước (516), Kiên Giang (443), Hà Nội (429), Cà Mau (396), An Giang (375), Bến Tre (335), Khánh Hòa (308), Hậu Giang (294), Bình Định (195), Lâm Đồng (174), Hà Giang (163), Bắc Ninh (145), Nghệ An (143), Long An (122), Thừa Thiên Huế (119), Đắk Nông (88), Thanh Hóa (87), Quảng Nam (84), Hải Dương (69), Đà Nẵng (65), Ninh Thuận (56), Nam Định (55), Phú Thọ (54), Vĩnh Phúc (50), Tiền Giang (50), Quảng Ngãi (47), Hòa Bình (46), Thái Nguyên (39), Hải Phòng (36), Phú Yên (35), Tuyên Quang (30), Gia Lai (26), Hưng Yên (22), Lạng Sơn (20), Quảng Bình (18), Quảng Trị (18), Yên Bái (17), Cao Bằng (13), Hà Nam (11), Bắc Giang (11), Quảng Ninh (9), Ninh Bình (9), Kon Tum (7), Thái Bình (7), Điện Biên (4), Lào Cai (3), Sơn La (1).
Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua là 12.596 ca/ngày.
Trong ngày 28/11 có 1.231.057 liều vắc xin Covid-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vắc xin đã được tiêm là 120.644.108 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 70.958.765 liều, tiêm mũi 2 là 49.685.343 liều.
TP Nam Định xuất hiện ổ dịch mới tại khu vực chợ Năng Tình. Ảnh: Hoàng Long/Tiền phong
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.224.110 ca nhiễm. Trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.218.886 ca, trong đó có 971.907 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (468.961), Bình Dương (281.605), Đồng Nai (86.732), Long An (38.161), Tiền Giang (27.901).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 974.724 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.413 ca.
Từ 17h30 ngày 28/11 đến 17h30 ngày 29/11 ghi nhận 173 ca tử vong. Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua là 158 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 25.055 ca, chiếm tỷ lệ 2% so với tổng số ca nhiễm.
Bà Lê Thị Kim Cúc, Chủ tịch phường Hiệp Thành (TP Thủ Dầu Một, Bình Dương) thông tin trên Pháp luật TP.HCM, sức khỏe của nam thiếu niên 17 tuổi bị xỉu sau khi tiêm vắc xin phòng Covid-19 đã hồi phục và được cho về nhà.
Bà nói với nguồn trên, tại điểm tiêm vắc xin sáng nay ở phường Hiệp Thành, thiếu niên này sau khi tiêm mũi 2 Pfizer xong đột nhiên bủn rủn chân tay và bị xỉu nhưng vẫn còn ý thức. Sau khi được đưa đi cấp cứu, sức khỏe em này không có vấn đề gì và được về nhà. Nguyên nhân là do bị tụt huyết áp dẫn đến xỉu (buổi sáng thiếu niên chưa ăn), không hề có chuyện bị sốc vắc xin.
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội hôm nay thông báo khẩn tìm người từng đến nhà hàng Doncook tại số 130 phố Trung Hoà, phường Yên Hoà, quận Cầu Giấy và Trụ sở Công ty IFC tại số 9 Lô 1G - Khu đô thị Trung Yên, phường Trung Hoà, quận Cầu Giấy, trong thời gian từ ngày 13/11 đến ngày 27/11. Các địa điểm này liên quan 4 ca mắc Covid-19.
Những người đã đến các địa điểm trên, trong thời gian như thông báo chủ động tự cách ly tại nhà và liên hệ ngay với Trạm Y tế/Trung tâm Y tế.
Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 TP Hải Phòng cho hay, sáng nay đã ghi nhận 84 F0, đều là công nhân làm việc tại công trường xây dựng dự án cao ốc của Tập đoàn Hoàng Huy, phường Sở Dầu, quận Hồng Bàng. Thông tin được đưa trên tờ Thanh niên.
Công trường này có 900 công nhân, trọ tại nhiều nơi trên địa bàn TP. Bà Phạm Thu Xanh (Tổ trưởng Tổ phản ứng nhanh phòng, chống dịch Covid-19 TP.) nhận định ổ dịch này phức tạp, khó khoanh vùng hơn cả ổ dịch tại huyện Tiên Lãng.
Lãnh đạo UBND xã Tân Triều (Thanh Trì, Hà Nội) hôm nay thông tin, tối qua trên địa bàn thôn Triều Khúc đã phát hiện 12 ca test nhanh dương tính với SARS-CoV-2. Hiện chưa có kết quả xét nghiệm khẳng định bằng phương pháp PCR.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 xã Tân Triều cho hay, chùm 12 ca test nhanh dương tính này được ghi nhận tại 2 số nhà thuộc đường Tân Triều và khu vực sát sân chơi xóm Lẻ thôn Triều Khúc. Đây là người sinh sống và thuê trọ tại địa phương.
Lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa hôm nay chia sẻ trên tờ Tri thức trực tuyến, bệnh viện sẽ cho 11 bệnh nhân bị phản ứng sau tiêm vắc xin Covid-19 được xuất viện. Những người này đa số là công nhân của Công ty TNHH Giày Kim Việt, huyện Nông Cống, hiện sức khỏe đã trở lại trạng thái bình thường.
"Những ngày qua, bệnh viện áp dụng theo phác đồ điều trị chống sốc. Đồng thời, cán bộ, y bác sĩ cũng tích cực động viên để bệnh nhân không lo lắng, hốt hoảng", đại diện bệnh viện nói với nguồn trên.
Theo Sức khỏe&Đời sống, Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 huyện Nông Cống cho hay, 51 người theo dõi sức khỏe tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống cũng đã xuất viện.
Giới chức địa phương thăm hỏi gia đình có người tử vong sau tiêm vắc xin Covid-19. Ảnh: báo Thanh Hóa
Hôm qua, Văn phòng Chính phủ có văn bản truyền đạt chỉ đạo của Thủ tướng Phạm Minh Chính gửi Bộ Y tế và UBND tỉnh Thanh Hóa về sự cố sau tiêm chủng vắc xin phòng Covid-19 tại tỉnh này khiến đến nay đã có 4 người tử vong. Theo đó, Thủ tướng yêu cầu Bộ Y tế chủ trì, phối hợp với Bộ Công an, các bộ, cơ quan liên quan và UBND tỉnh Thanh Hóa khẩn trương điều tra, làm rõ sự việc, xác định nguyên nhân sự cố sau tiêm vắc xin phòng Covid-19, nghiêm túc rút kinh nghiệm, báo cáo Thủ tướng trước ngày 30/11.
Trung tâm Y tế huyện Nông Cống trước đó tổ chức tiêm vắc xin Vero Cell mũi 2 cho công nhân tại Công ty TNHH giầy Kim Việt, huyện Nông Cống hôm 23/11. Nhiều trường hợp đã gặp phản ứng nặng sau tiêm, 3 người tử vong ngày 24/11. Hôm sau, có thêm 1 bệnh nhân không qua khỏi.
Trong chia sẻ qua livestream hôm qua, nghệ sĩ Quyền Linh nói, cả ngày 28/11 anh nhận nhiều cuộc gọi từ người thân và bạn bè hỏi thăm, vì một số trang web tung tin anh "nhiễm Covid-19, phải thở máy nhiều ngày nay". Thậm chí, có khán giả còn "chia buồn".
Nam MC vô cùng bức xúc khi có những người "câu view bất chấp", còn loan tin giả con gái anh nhiễm Covid-19.
"Sáng tới giờ mọi người gọi Linh quá trời luôn, thông tin là Quyền Linh bị Covid đúng không? Thấy trên mạng đăng là Quyền Linh thở máy nữa. Cảm ơn tình cảm yêu thương, chia sẻ và động viên của mọi người, có… chia buồn với Quyền Linh nữa.
Trời ơi, Quyền Linh không hiểu tại sao câu view bất chấp như thế? Ví dụ nói một mình Quyền Linh bị Covid không sao đi, đằng này nói: Quyền Linh cùng con gái mắc Covid, phải thở máy nữa.
Ai mà nỡ lòng nào trù ẻo tôi quá vậy trời? Tôi đâu có làm chuyện gì xấu, bị Covid hồi nào, thở máy hồi nào? Tôi đang hít thở không khí bình thường mà", Quyền Linh nói trên tờ Dân trí.
Quyền Linh trong một lần đi cứu trợ cho bà con. Ảnh: Facebook
Ông Vũ Cao Cương, Phó Giám đốc Sở Y tế Hà Nội sáng nay cho biết trên Dân trí, ông Vũ Cao Cương, chiều nay 29/11, Hà Nội sẽ tổ chức họp hội đồng chuyên môn với các chuyên gia, để đánh giá và đi đến kết luận về nguyên nhân tử vong của nữ sinh lớp 9 ở xã Nhị Khê, huyện Thường Tín.
Trước đó, nữ sinh lớp 9 trên địa bàn xã Nhị Khê được tiêm vắc xin ngày 27/11. Sáng 28/11, em này được đưa đến Bệnh viện huyện Thường Tín để điều trị, sau đó chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai, rồi tử vong.
Chia sẻ trên Infonet/Vietnamnet, TS. Bùi Lê Minh (trưởng ngành Công nghệ Sinh học - Viện Kỹ thuật Công nghệ cao NTT - ĐH Nguyễn Tất Thành) cho rằng, Bộ Y tế cần đánh giá kỹ các trường hợp gặp biến cố nặng vừa xảy ra, nghiên cứu giảm liều vắc xin Covid-19, cung cấp thêm lựa chọn vắc xin ngoài loại mRNA cho phụ huynh được lựa chọn tiêm cho trẻ.
Theo ông, thông thường thì liều người lớn hay trẻ em cũng có thể dùng chung. Tuy nhiên ở một khía cạnh khác, là khi các nguy cơ dẫn tới các tác dụng phụ do đáp ứng miễn dịch không mong muốn như phản ứng dị ứng thái quá hay viêm cơ tim thì việc giảm liều khi tiêm cho trẻ lại nhằm mục đích chính là giảm các nguy cơ biến cố không mong muốn sau tiêm. "Đây là lý do ở Mỹ CDC đã khuyến nghị chỉ tiêm liều 1/3 cho trẻ 5-11 tuổi", ông nói.
TS Minh nhìn nhận, việc đánh giá lâm sàng với Pfizer khi tiêm cho trẻ em được thực hiện ở Mỹ với các đặc điểm thể trạng khác trẻ em châu Á hay Việt Nam nên nếu cẩn trọng thì nên cân nhắc giảm liều vì chúng ta cũng không có đầy đủ dữ liệu về tính đáp ứng sinh miễn dịch và an toàn với nhóm trẻ ở Việt Nam.
"Với các phản ứng dị ứng, việc giảm liều chắc chắn sẽ giúp hạn chế nguy cơ sốc phản vệ quá nhanh không kịp chữa trị, vì phản ứng dị ứng có tương quan với lượng dị nguyên cơ thể tiếp xúc. Đây cũng là cơ sở của phương pháp tiêm vắc xin giải mẫn cảm bằng cách chia nhỏ liều và vừa tiêm vừa theo dõi phản ứng trước khi tăng liều, giúp tiêm an toàn người có nguy cơ sốc phản vệ. Vì thế, tôi đề xuất xem xét phương án tiêm liều 1/2 vắc xin Pfizer cho nhóm đối tượng dưới 18 tuổi"
Ảnh: Tiền phong
Mời xem toàn bộ bài viết tại đây https://soha.vn/phong-phan-ve-...
Tỉnh Sóc Trăng đã quyết định nâng cấp độ dịch Covid-19 từ cấp 2 (nguy cơ trung bình - vùng vàng) lên cấp 3 (nguy cơ cao - vùng cam), kể từ 0h ngày 29/11. Sở Y tế tỉnh này hôm qua công bố 751 ca nhiễm mới. Tính từ ngày 27/4 đến nay, toàn tỉnh có 16.407 ca nhiễm. Trong đó, có 10.449 ca khỏi bệnh, xuất viện, 100 ca tử vong, hiện còn 5.858 ca đang điều trị.
Tỉnh Vĩnh Long cũng đã quyết định nâng cấp độ dịch từ cấp độ 2 lên cấp độ 3 (nguy cơ cao - vùng cam), từ ngày 30/11. Hôm qua tỉnh ghi nhận 545 ca. Từ ngày 1/1 đến đến 18h ngày 28/11, Vĩnh Long có 9.764 ca nhiễm đã công bố (14 ca nhập cảnh, 9.750 ca cộng đồng) và 545 trường hợp nghi nhiễm mới chờ Bộ Y tế công bố. Số ca điều trị khỏi: 6.252 trường hợp, có 83 ca tử vong.
Sáng nay, Giám đốc Sở Y tế Lâm Đồng Nguyễn Đức Thuận cho hay, trên địa bàn mới ghi nhận 222 ca mắc Covid-19. Tại Đà Lạt có 36 ca. Theo báo Lâm Đồng, trong đó, có 7 bệnh nhân là khách du lịch từ vùng dịch đến TP Đà Lạt du lịch, ngày 28/11 trước khi rời địa phương đã làm xét nghiệm sàng lọc tại sân bay Liên Khương test nhanh cho kết quả dương tính.
Tính đến nay, tỉnh Lâm Đồng có tổng số 3.132 ca Covid-19. Trong đó, đang cách ly điều trị 2.285 ca, ra viện 835 ca, tử vong 8 ca, về địa phương khác 4 ca.
Ảnh: báo Lâm Đồng
Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 1.210.340 ca mắc Covid-19.
Tính trong đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 1.205.128 ca, trong đó có 955.819 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.
Có 2 tỉnh không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua là Bắc Kạn, Lai Châu.
Các địa phương ghi nhận số nhiễm tích lũy cao trong đợt dịch này: TP.HCM (467.407), Bình Dương (280.908), Đồng Nai (86.184), Long An (38.039), Tiền Giang (27.182).
Tổng số ca được điều trị khỏi: 958.636 ca. Số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.096 ca.
Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua là 160 ca. Tổng số ca tử vong do Covid-19 tại Việt Nam tính đến nay là 24.882 ca, chiếm tỷ lệ 2,1% so với tổng số ca nhiễm, cao hơn trung bình của thế giới là 0,1%.
Tổng số liều vắc xin Covid-19 đã được tiêm là 118.768.386 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 69.747.303 liều, tiêm mũi 2 là 49.021.083 liều.
Chủ tịch UBND huyện Triệu Sơn (tỉnh Thanh Hóa) hôm qua đã quyết định áp dụng phong tỏa toàn xã Dân Lý kể từ 10 giờ ngày 28/11 đến khi có quyết định mới, để ngăn chặn lây nhiễm trong cộng đồng liên quan đến các ca dương tính mới phát hiện.
Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Triệu Sơn cho hay, sau khi xét nghiệm tầm soát tại khu vực phố Thiều, xã Dân Lý phát hiện các trường hợp dương tính, đơn vị chức năng đã mở rộng đối tượng xét nghiệm. Tại các trường học và cụm dân cư khác tiếp tục có nhiều ca dương tính với SARS-CoV-2 được ghi nhận.
Tính đến chiều 28/11, tại xã Dân Lý đã có 21 trường hợp xét nghiệm khẳng định dương tính. Trong số này có 15 giáo viên và học sinh của 3 trường học từ bậc mầm non đến THCS.
Tính đến ngày 27/11,cả nước đã tiêm hơn 112 triệu liều vắc xin Covid-19, tỷ lệ bao phủ ít nhất 1 liều là 91,8% và 2 liều là 63,6% dân số từ 18 tuổi trở lên.
Theo tờ Thanh niên, tỷ lệ tiêm vắc xin tăng tốc rất nhanh và đạt độ bao phủ cao, song số ca mắc mới cũng như ca cộng đồng cũng tăng vọt.
PGS-TS Trần Đắc Phu, nguyên Cục trưởng Cục Y tế dự phòng (Bộ Y tế) lý giải với nguồn trên, số ca mắc mới cũng như F0 cộng đồng tăng cao tại các địa phương do nhiều nguyên nhân: việc nới lỏng đi lại khiến tiếp xúc tăng cao; nhiều người dân có tâm lý chủ quan khi đã tiêm vắc xin nên không tuân thủ 5K, tụ tập ăn uống đông người không cần thiết; người đi từ vùng dịch về không khai báo y tế đầy đủ hoặc ho sốt tự mua thuốc điều trị, không khai báo dẫn tới lây lan dịch...
“Dù số ca tăng đã được dự báo, song không thể chủ quan buông lỏng. Đặc biệt các địa phương phải đáp ứng tốt về tỷ lệ tiêm chủng, kiểm soát ca bệnh và điều trị F0. Nếu để F0 tăng quá cao dễ dẫn tới nguy cơ quá tải hệ thống y tế”
Ảnh minh họa: Người lao động
Bà Dương Thị Hồng (Trưởng Văn phòng Tiêm chủng mở rộng Quốc gia) thông tin trên Tuổi trẻ việc đã trao đổi với Hà Nội về vụ việc một nữ sinh lớp 9 ở huyện Thường Tín (Hà Nội) tử vong sau 1 ngày tiêm vắc xin Covid-19, và phía Hà Nội cho biết đang điều tra nguyên nhân.
"Dự kiến ngày mai Hà Nội họp hội đồng chuyên môn để xem xét vụ việc này", bà Hồng nói.
Về diễn biến sự việc, lãnh đạo xã Nhị Khê, huyện Thường Tín chia sẻ với báo giới, vào lúc hơn 8h14 phút sáng 27/11, nữ sinh lớp 9 này được tiêm vắc xin Covid-19. Trước thời điểm tiêm, em được khám sàng lọc, không có vấn đề về sức khỏe. Sau tiêm được theo dõi tại chỗ, sức khỏe em bình thường.
Tới sáng 28/11, nữ sinh có vấn đề về sức khỏe, được gia đình đưa đến Bệnh viện đa khoa Thường Tín cấp cứu, sau đó được chuyển lên Bệnh viện Bạch Mai. Em mất vào khoảng 10h sáng 28/11.
Lãnh đạo xã Nhị Khê nói trên Vietnamnet, các học sinh còn lại sau khi tiêm vắc xin Covid-19 vào ngày 27/11 đều không gặp biểu hiện bất thường. Vị này nói, việc tiêm chủng vắc xin Covid-19 tại địa phương đảm bảo các quy trình.
"Về nguyên nhân tử vong, chúng tôi cũng đang chờ kết luận của cơ quan chuyên môn. Sau sự cố đáng tiếc, việc tiêm chủng cho học sinh trên địa bàn xã vẫn tiếp tục theo đúng kế hoạch", ông Nguyễn Viết Bình (Chủ tịch UBND xã Nhị Khê) trả lời tờ Lao động.
Đồ họa: Nhật Tuệ
Tuổi trẻ dẫn thông tin từ Bộ Y tế cho hay, ngày 25/11, Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã thông báo ghi nhận biến chủng mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2, được gọi là Omicron (B.1.1.529) được phát hiện tại một số quốc gia Nam Châu Phi như Nam Phi, Botswana...
Tại Việt Nam, qua giám sát dịch tễ hiện chưa ghi nhận trường hợp nhiễm biến chủng Omicron.
Để chủ động kiểm soát tình hình dịch Covid-19 trong nước, đồng thời ngăn chặn nguy cơ xâm nhập và lây lan của biến chủng Omicron từ các quốc gia đã ghi nhận và lây lan biến chủng mới, Bộ Y tế đã chỉ đạo hệ thống giám sát tăng cường giám sát dịch Covid-19 nhằm phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của các ổ dịch.
Đồng thời, đề xuất Chính phủ xem xét chỉ đạo tạm dừng tổ chức các chuyến bay quốc tế đến và đi từ các quốc gia: Nam Phi, Botswana, Namibia, Zimbabwe, Eswatini, Lesotho, Mozambique và tạm dừng cấp phép nhập cảnh với hành khách đến/đi về từ các quốc gia trên.
Ảnh minh họa: Reuters