Kazakhstan đã phải ban bố tình trạng khẩn cấp trên cả nước sau khi các cuộc biểu tình và bạo loạn bùng nổ ở nhiều thành phố của nước này.
Các cuộc biểu tình ở Kazakhstan bắt đầu từ ngày 2/1. Nguyên nhân ban đầu là do người dân không hài lòng với sự gia tăng giá khí đốt hóa lỏng.
Theo thông tin mới nhất, những người biểu tình đã chiếm giữ một số xe quân sự và vũ khí, và mặc dù họ chưa đạt đến mức độ sử dụng những thiết bị quân sự này nhưng các cuộc đụng độ mới với lực lượng an ninh và quân đội đã bắt đầu xảy ra.
Người biểu tình Kazakhstan đốt phá các trụ sở chính quyền, đụng độ với cảnh sát (Ảnh: Reuters).
Đáng nói, bất ổn tại Kazakhstan có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng đối với Nga bởi nước này có đường biên giới dài nhất với Kazakhstan (khoảng 7 nghìn km).
Avia.Pro dẫn lời một số chuyên gia nhận định, Washington đang bị cáo buộc đứng sau những cuộc biểu tình đột ngột ở quốc gia này, vì điều đó sẽ cho phép họ "bao vây" Nga, tước bỏ một số cơ sở huấn luyện quân sự quan trọng và "thành trì" bảo vệ Nga từ hướng nam.
Nếu chính quyền ở Kazakhstan bị lật đổ và chính quyền mới thay đổi theo hướng thân phương Tây, đây sẽ là đòn giáng chí mạng vào Nga từ sườn nam.
"Nếu Nga mất một đồng minh như Kazakhstan, đó sẽ là một đòn chí mạng" - Chuyên gia của trang tin Topwar nhận định.
Điều quan trọng hơn cả liên quan đến an ninh của Nga là các đơn vị của Lực lượng tên lửa chiến lược Nga nằm ở khu vực biên giới với Kazakhstan, bao gồm cả đơn vị trang bị vũ khí siêu thanh, khi các giếng phóng chỉ cách biên giới Kazakhstan khoảng 20 km.
Do vậy các sự kiện diễn ra ở Kazakhstan có thể ảnh hưởng cực kỳ nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia của Nga.
Hiện đã xuất hiện những thông tin về loại tên lửa xuyên lục địa (ICBM) hạng nặng mới nhất của Nga - Sarmat - có thể được triển khai trận địa gần Kazakhstan. Nếu đúng như vậy thì sự bất ổn của Kazakhstan có khả năng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng phòng thủ của Nga.
Các cuộc biểu tình bùng nổ tại Kazakhstan