Cập nhật lúc

Tín hiệu khả quan cho Việt Nam trong tháng 10; Nhà khoa học Trung Quốc "úp mở" về việc thay đổi chiến lược chống dịch

Theo trang mạng worldometer.info, trong vòng 24 giờ qua, thế giới ghi nhận trên 284.000 ca bệnh COVID-19 và trên 4.100 ca tử vong. Tổng số ca bệnh từ đầu dịch tới nay đã là 235,6 triệu ca, trong đó trên 4,81 triệu ca tử vong.

Tín hiệu khả quan cho Việt Nam trong tháng 10; Nhà khoa học Trung Quốc "úp mở" về việc thay đổi chiến lược chống dịch
15
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Chiến lược chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đang thay đổi

    Trong cuộc trả lời phỏng vấn "Tuần báo Nhân vật phương Nam" (Southern People Weekly) của Trung Quốc ngày 3/9, ông Chung Nam Sơn, chuyên gia bệnh hô hấp hàng đầu nước này cho biết, Trung Quốc đã áp dụng các biện pháp mạnh mẽ để đối phó với dịch Covid-19 kể từ tháng 1/2020. Hiện công tác phòng chống dịch ở nước này vẫn đang được thực hiện nghiêm ngặt, do tỷ lệ tiêm phòng chưa đạt trên 80%.

    Theo ông, cho đến nay, Trung Quốc vẫn đang đi đúng hướng. Tuy nhiên, ông cũng chỉ ra rằng nếu tình trạng này tiếp diễn trong một thời gian dài, các biện pháp phòng chống dịch nghiêm ngặt nhất sẽ không thể áp dụng và nước này sẽ phải chịu một gánh nặng lớn. Virus đang thay đổi và các hướng dẫn kỹ thuật để đối phó ở Trung Quốc cũng đang thay đổi.

    Theo chuyên gia này, đến nay vẫn chưa có phương pháp điều trị hiệu quả nào đối với Covid-19 và hình thức trấn áp quan trọng nhất vẫn là kiềm chế sự lây lan với các biện pháp kiểm soát ở cấp cộng đồng, các yêu cầu duy trì giãn cách, đeo khẩu trang và cách ly nghiêm ngặt khi có ca bệnh, trong khi tiêm chủng đại trà cũng là một phần của chiến lược phòng bệnh.

    Ông ước tính tỷ lệ tiêm vaccine Covid-19 của Trung Quốc có thể đạt trên 80% vào cuối năm, nhưng vấn đề là sau nửa năm tiêm chủng, hiệu quả phòng bệnh đã giảm đáng kể. Vì vậy, hiện nước này đang phát triển nhiều loại vaccine và nghiên cứu cách tăng cường khả năng miễn dịch để giải quyết vấn đề này. Do đến nay tất cả đều vẫn là ẩn số, nên tư tưởng chỉ đạo chính của Trung Quốc vẫn là phòng ngừa dịch bệnh.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Chiến lược chống dịch Covid-19 của Trung Quốc đang thay đổivov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cần 90% người Mỹ tiêm vaccine Covid-19 để chấm dứt đại dịch

    “Hiện tại chúng ta cần 85-95% dân số tiêm vaccine Covid-19 để chống lại biến thể Delta”, ông Eric Topol, giám đốc và là người sáng lập Viện Nghiên cứu Scripps, nói với USA Today.

    Trong một cuộc phỏng vấn vào tháng 12/2020, Tiến sĩ Anthony Fauci, Giám đốc Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm quốc gia Mỹ, cho rằng sẽ cần từ 70-90% dân số Mỹ được tiêm vaccine Covid-19 để quốc gia này đạt được khả năng miễn dịch cộng đồng.

    "Chúng ta thực sự không biết con số thực tế là bao nhiêu. Tôi nghĩ mức độ thực sự để đạt miễn dịch cộng đồng là 70-90% người dân được tiêm chủng. Tuy nhiên, tôi không nghĩ sẽ lên tới 90%", ông Fauci nói vào hồi cuối năm 2020.

    Miễn dịch cộng đồng là khi có đủ số người trong một khu vực cụ thể trở nên miễn dịch với virus. Khả năng miễn dịch có thể đến từ việc tiêm vaccine hoặc do từng mắc bệnh.

    Theo Fox News, khoảng 56% dân số Mỹ, tương đương 185 triệu người, đã tiêm chủng đầy đủ.

    Hôm 3/10, khi được hỏi về việc liệu người Mỹ có thể tụ họp vào dịp Giáng sinh năm nay hay không, ông Fauci trả lời rằng "còn quá sớm để nói" về vấn đề này.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    “Nhiều triển vọng khả quan cho nguồn vaccine về Việt Nam từ nay đến cuối năm”

    Triển vọng các nguồn vaccine về Việt Nam từ nay đến cuối năm là khả quan, hướng đến mục tiêu sớm bao phủ vaccine cho phần lớn dân số, tạo điều kiện cho quá trình mở cửa cho nền kinh tế".

    Đây là khẳng định của Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Minh Vũ - Tổ phó Tổ công tác Chính phủ về ngoại giao vaccine trong cuộc trao đổi với báo chí mới đây về các nỗ lực và thành quả của Việt Nam trong công tác ngoại giao vaccine thời gian qua.

    Theo Thứ trưởng, từ khi thành lập, thực hiện chỉ đạo sát sao của Thủ tướng Chính phủ, Tổ công tác ngoại giao vaccine của Chính phủ đã triển khai rất tích cực, không quản ngày đêm chuẩn bị công việc và tổ chức các hoạt động của Tổ một cách hết sức kỹ lưỡng trên tất cả các khâu.

    Đến nay, có thể nói hoạt động của Tổ công tác đã tạo ra sự chuyển biến rất quan trọng và rất có ý nghĩa. Trong đó có 2 chuyển biến rất quan trọng: Thứ nhất, chúng ta thấy sự phối hợp hết sức bài bản, nhuần nhuyễn và hiệu quả của tất cả các cấp, đặc biệt là cấp cao trong việc triển khai công tác ngoại giao vắc-xin với các hình thức khác nhau.

    Thứ hai, từ khi hoạt động của Tổ công tác ngoại giao vaccine diễn ra, số lượng và tốc độ vaccine về Việt Nam cũng ngày càng nhiều hơn. Nếu như tháng 8 chúng ta có khoảng 13 triệu liều vaccine, đến hết tháng 9, chúng ta có khoảng trên 50 triệu liều vaccine. Đến hết tháng 10, triển vọng chúng ta có thể tiếp cận được nguồn vaccine đủ để có thể bao phủ phần lớn dân số Việt Nam, tạo điều kiện cho quá trình mở cửa nền kinh tế ngày càng rõ ràng.

    "Nếu như các đối tác thực hiện đúng cam kết, tôi tin tưởng rằng từ nay đến cuối năm, đặc biệt là đến tháng 10, lượng vaccine về Việt Nam là khá khả quan", Thứ trưởng cho hay.

    Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    “Nhiều triển vọng khả quan cho nguồn vaccine về Việt Nam từ nay đến cuối năm”vov.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ông Trump tiêm loại vaccine ngừa Covid-19 nào?

    Theo Yahoo Finance, cựu Tổng thống Trump lần đầu tiên tiết lộ ông đã được tiêm vaccine ngừa Covid-19 Pfizer trước khi ông rời Nhà Trắng.

    "Tôi đã tiêm Pfizer và tôi rất vui lòng tiêm bất kỳ loại vaccine này", ông Trump nói trong cuộc phỏng vấn với Yahoo Finance Live

    Chính quyền Tổng thống Trump đã chi 18 tỷ USD cho chương trình Operation Warp Speed để phát triển và triển khai tiêm nhiều loại vaccine như Pfizer (PFE), Moderna (MRNA) and Johnson & Johnson (JNJ) mặc dù Pfizer phát triển vaccine mà không dùng đến ngân sách từ chính phủ. 

    Ông Trump đã mắc Covid-19 mùa thu năm ngoái khi chiến dịch tranh cử Tổng thống đang căng thẳng. 

    Ông và phu nhân, bà Melania, đã khỏi Covid-19 trong năm ngoái và được tiêm chủng ngừa Covid trước khi rời Nhà Trắng. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Việt Nam nhận 1,5 triệu liều vaccine Pfizer do Mỹ hỗ trợ

    Chiều 4/10, Bộ Ngoại giao tổ chức tiếp nhận tượng trưng 1,5 triệu liều vaccine Pfizer/BionTech phòng COVID-19 do Chương trình COVAX cung cấp với sự hỗ trợ của Chính phủ Hoa Kỳ.

    Tham dự buổi lễ có Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Đặng Hoàng Giang và đại diện các đơn vị chức năng của Bộ Ngoại giao, Điều phối viên Thường trú lâm thời kiêm Trưởng Đại diện Tổ chức Y tế thế giới (WHO) Kidong Park, Trưởng Đại diện Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) Rana Flowers và Trưởng phòng Văn phòng Điều phối viên Liên hợp quốc Shin Umezu. 

    Việt Nam tiếp nhận 1,5 triệu liều Pfizer từ nhà cung cấp vaccine lớn nhất, Mỹ tuyên bố Mỹ cam kết chấm dứt đại dịch COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Phía Mỹ có Đại biện Đại sứ quán Hoa Kỳ Christopher Klein, Giám đốc Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát bệnh tật (CDC) Eric Dziuban và Giám đốc Cơ quan Phát triển quốc tế Hoa Kỳ (USAID) Marie Yastishock.

    Phát biểu tại buổi lễ, Thứ trưởng Đặng Hoàng Giang cảm ơn và đánh giá cao sự hỗ trợ quý báu và kịp thời của Chương trình COVAX và Chính phủ, nhân dân Hoa Kỳ trong bối cảnh Việt Nam đang có nhu cầu đẩy mạnh tiêm phòng vắc-xin cho người dân. 

    Sự hỗ trợ này đã và đang góp phần giúp Việt Nam kiểm soát hiệu quả dịch bệnh, thích ứng an toàn, đưa đất nước chuyển sang giai đoạn bình thường mới. Thứ trưởng nhấn mạnh, với đợt phân bổ này, COVAX tiếp tục là bên cung cấp vaccine lớn cho Việt Nam với tổng số 14 triệu liều đã được chuyển đến Việt Nam; trong khi Hoa Kỳ là nhà tài trợ hàng đầu cho Chương trình COVAX, đồng thời cũng là quốc gia cung cấp vaccine phòng COVID-19 lớn nhất cho Việt Nam, với tổng số hỗ trợ đến nay là 7,5 triệu liều.

    Thay mặt các tổ chức Liên hợp quốc, Tiến sỹ Kidong Park cảm ơn các nhà tài trợ cho Chương trình COVAX và đánh giá cao nỗ lực của Việt Nam trong việc thúc đẩy chiến lược tiêm chủng, đặc biệt cho các nhóm ưu tiên và tại những địa phương có nhiều ca nhiễm COVID-19. Tiến sỹ Park nhấn mạnh cần tiếp tục chú trọng 5K + vaccine khi nối lại các hoạt động kinh tế. Bà Rana Flowers, Trưởng Đại diện UNICEF khẳng định sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam, trong đó có việc đưa trẻ đến trường, xử lý các vấn đề xã hội.

    Ông Christopher Klein, Đại biện Đại sứ quán Hoa Kỳ tại Việt Nam khẳng định Chính phủ Hoa Kỳ sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam và các nước sớm vượt qua đại dịch và xây dựng lại tốt hơn.

    COVAX, viết tắt của COVID-19 Vaccines Global Access, là cơ chế bảo đảm tiếp cận công bằng và bình đẳng vắc xin toàn cầu, được đồng sáng lập bởi Liên minh Đổi mới sáng tạo sẵn sàng cho dịch bệnh (CEPI), Liên minh Toàn cầu về vắc xin và tiêm chủng (GAVI) và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Quỹ Nhi đồng Liên hợp quốc (UNICEF) tham gia với tư cách đối tác phân phối.

    Mục tiêu của COVAX là bảo đảm các quốc gia tham gia chương trình này được tiếp cận vắc xin với mức độ bao phủ khoảng 20% dân số trong năm 2021. Đến nay, COVAX đã cung cấp 311 triệu liều vắc xin COVID-19 cho 143 quốc gia và vùng lãnh thổ.

    Việt Nam nằm trong 190 quốc gia và vùng lãnh thổ tham gia vào chương trình COVAX và là 1 trong 92 quốc gia được tài trợ vắc xin. Đến nay, chương trình COVAX đã vận chuyển cho Việt Nam hơn 14 triệu liều vắc-xin và đã quyết định phân bổ 23,5 triệu liều, chiếm 60% lượng vắc-xin mà COVAX cam kết viện trợ cho Việt Nam trong năm 2021 là 38,9 triệu liều.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    New Zealand thừa nhận mục tiêu 'không Covid' thất bại

    Thủ tướng Jacinda Ardern thừa nhận không thể đạt mục tiêu "không Covid" trước đợt bùng phát của chủng Delta và New Zealand cần có cách tiếp cận mới.

    "Ngay cả khi đã áp các hạn chế dài hạn, chúng ta vẫn chưa đưa được số ca nhiễm về 0", Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết hôm nay, thêm rằng biến chủng Delta là "yếu tố thay đổi cuộc chơi" và không thể bị xóa sổ.

    Trong năm 2020 và phần lớn năm 2021, New Zealand theo đuổi chiến lược "không Covid", áp các biện pháp phong tỏa quyết liệt để bảo vệ đất nước trước đợt ảnh hưởng nghiêm trọng của Covid-19, khiến người dân trong nước gần như quay trở lại cuộc sống bình thường.

    Tuy nhiên, chủng Delta hồi tháng 8 gây ra đợt bùng phát dịch tại Auckland, thành phố đông dân nhất New Zealand, buộc nước này áp đặt lệnh phong tỏa kéo dài 7 tuần để dập dịch nhưng vẫn không thể khống chế được số ca nhiễm mới.

    Thủ tướng Ardern cho biết chưa từ bỏ ngay mục tiêu "không Covid", song các biện pháp hạn chế ở Auckland sẽ được nới lỏng, dù ca nhiễm mới chưa giảm.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dùng robot thu hoạch nho vì thiếu lao động trong dịch COVID-19

    Tổng lãnh sự Mỹ tiết lộ về lô vaccine Pfizer vừa về đến Việt Nam, tuyên bố Mỹ cam kết chấm dứt đại dịch COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Máy thu hoạch đang trút nho vào một chiếc xe tải tại trang trại của ông Mirko Cappelli ở Tuscany - Ảnh: WSJ

    Theo báo Wall Street Journal, bất kể việc đã chủ động tăng cường lao động nhập cư để đáp ứng nhu cầu trong vụ thu hoạch nho mùa thu, song các lệnh hạn chế đi lại vì COVID-19 và mức lương nhân công tăng cao đã khiến nhiều nhà sản xuất nho tại Ý chuyển sang dùng máy móc, công nghệ nhiều hơn.

    Năm ngoái, khi biên giới Ý phải đóng vì đại dịch, vườn nho của ông Mirko Cappelli đã rất khốn đốn trong việc kiếm đủ người làm. Khi đó, ông phải trông cậy vào các lao động ở Đông Âu nhưng cũng không dễ kiếm đủ nhân sự như mong muốn.

    Tổng lãnh sự Mỹ tiết lộ về lô vaccine Pfizer vừa về đến Việt Nam, tuyên bố Mỹ cam kết chấm dứt đại dịch COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 2.

    Ông Ritano Baragli (trái) đang hái nho bằng tay - Ảnh: WSJ

    Năm nay, ông Cappelli yên trí không còn lâm vào tình cảnh đó nữa vì ông đã chi 85.000 euro (98.000 USD) để mua một chiếc máy thu hoạch nho.

    Đại dịch COVID-19 thúc đẩy ngành công nghiệp trồng nho của Ý chuyển hướng nhanh hơn sang tự động hóa.

    Các lệnh cấm đi lại để phòng dịch bệnh gây ra tình trạng thiếu hụt lao động nghiêm trọng trong năm ngoái khi người lao động ở các nước Đông Âu và Bắc Phi không thể tới làm việc tại các cánh đồng ở Tây Âu. Năm ngoái, nước Ý chứng kiến mức thiếu hụt lao động nghiêm trọng nhất trong nửa thế kỷ với ngành công nghiệp rượu vang.

    Mặc dù tình trạng này đã giảm trong năm nay, song khó khăn trong kiếm người làm tiếp tục thúc đẩy quá trình chuyển đổi sang máy móc nhanh hơn.

    Trên thực tế, với nhiều nhà sản xuất rượu vang tại châu Âu và Mỹ, việc khó tìm người làm là vấn đề họ đối mặt nhiều năm qua, nhưng tình hình thực sự nghiêm trọng hơn nhiều trong đại dịch COVID-19. Do đó việc chuyển đổi sang dùng robot thu hoạch sẽ còn kéo dài ngay cả khi dịch đã hết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ sẽ giúp Việt Nam đánh bại COVID-19

    Báo Tuổi trẻ ngày 4/10 đăng tải bài viết của bà Marie Damour, Tổng lãnh sự Mỹ tại TP.HCM về cam kết của Mỹ liên quan tới cuộc chiến chống Covid-19. Theo đó, bà Damour viết:

    "Mỹ cam kết đánh bại dịch bệnh COVID-19 và chúng tôi sẽ sử dụng tất cả công cụ hiện có để đạt mục tiêu này ở Việt Nam cũng như trên khắp thế giới. Công cụ tốt nhất chính là các loại vắc xin an toàn và hiệu quả.

    Thứ bảy tuần trước (2-10), tôi tự hào khi thấy thêm 1,5 triệu liều vắc xin Pfizer về đến Việt Nam. Lô vắc xin này được vận chuyển trực tiếp từ nhà máy sản xuất vắc xin Pfizer ở Kalamazoo, bang Michigan đến Việt Nam thông qua Cơ chế COVAX".

    Tổng lãnh sự Mỹ tiết lộ về lô vaccine Pfizer vừa về đến Việt Nam, tuyên bố Mỹ cam kết chấm dứt đại dịch COVID-19 ở Việt Nam - Ảnh 1.

    Bà Damour cho hay, tất cả những hỗ trợ bà nhắc đến trong bài viết "đều nhằm mục đích giúp tăng cường hệ thống y tế của Việt Nam, qua đó giúp Việt Nam có thể đối phó hiệu quả hơn với cuộc khủng hoảng hiện tại, đồng thời nâng cao năng lực phát hiện, phản ứng và chống chọi các đại dịch trong tương lai".

    "Mỹ cam kết chấm dứt đại dịch COVID-19 ở Mỹ, Việt Nam và trên khắp thế giới. Mỹ sẽ tiếp tục viện trợ thêm vắc xin khắp toàn cầu khi nguồn cung có sẵn.

    Trong phát biểu tại Liên Hiệp Quốc vào tháng 9, Tổng thống Joe Biden thông báo Mỹ sẽ viện trợ thêm nửa tỉ liều vắc xin Pfizer cho các quốc gia trên khắp thế giới, với các chuyến hàng viện trợ đầu tiên bắt đầu vào tháng 1-2022.

    Cam kết viện trợ mới nhất của Tổng thống Biden nâng tổng số vắc xin Mỹ cam kết tặng thế giới lên đến 1,1 tỉ liều.

    Chúng tôi không chia sẻ vắc xin COVID-19 để giành lấy sự thiên vị hay nhượng bộ nào từ các nước và cũng không có sự ràng buộc nào. Chúng tôi tặng vắc xin chỉ với mục tiêu duy nhất là cứu lấy nhiều mạng sống trên khắp thế giới, bảo đảm một tương lai khỏe mạnh cho nước Việt Nam hùng mạnh, độc lập và thịnh vượng".

    Bài viết được tham khảo từ tuoitre.vn. Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây 

    Mỹ sẽ giúp Việt Nam đánh bại COVID-19tuoitre.vn
    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga, Mỹ thảo luận công nhận chứng nhận vaccine lẫn nhau

    Phát biểu trước báo giới sau phiên họp, Bộ trưởng Y tế Nga Mikhail Murashko cho biết tại cuộc gặp này phía Nga đã nêu quan điểm về việc cần phải công nhận chứng nhận vaccine của nhau. Phía Mỹ thấy rằng đây là yêu cầu hợp lý bởi việc phê chuẩn vaccine để đưa ra lưu thông trên thị trường và việc công nhận đã tiêm vaccine ngừa COVID-19 là hai tiến trình riêng biệt.

    Đại diện phía Mỹ đã lắng nghe, ghi nhận và sẽ xem xét, đánh giá cách đặt vấn đề của Nga. Hai bên sẽ sớm nối lại chủ đề thảo luận này. Bộ trưởng Murashko nhấn mạnh điều mà Nga đang hướng đến là công nhận chứng nhận tiêm chủng chứ không phải là công nhận, phê duyệt vaccine.

    Trước đó, truyền thông Mỹ đưa từ tháng 11 tới Mỹ có thể sẽ không chấp nhận cho du khách nước ngoài đã hoàn tất tiêm chủng vaccine Sputnik V của Nga được nhập cảnh vào Mỹ. Theo tờ Washington Post, để được vào Mỹ, công dân các nước phải có chứng nhận đã tiêm chủng vaccine thuộc chủng loại đã được Mỹ hoặc Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) phê duyệt cấp phép.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Đông Nam Á nỗ lực "hồi sinh" ngành du lịch giữa đại dịch Covid-19

    Sau thời gian dài đóng cửa do Covid-19, thành công của Thái Lan về thí điểm mở cửa du lịch đã trở thành hình mẫu cho các điểm du lịch khác khắp châu Á trong chiến lược đón khách trở lại.

    Cảnh báo khẩn về vụ nổ khủng khiếp sau đại dịch - Mỹ ráo riết tung loại thuốc Covid-19 xoay chuyển đại cục - Ảnh 1.

    Một khu nghỉ dưỡng tại Phuket, Thái Lan (Ảnh: AFP).

    Vào tháng 7, Thái Lan đã quyết định mở cửa hòn đảo du lịch nổi tiếng Phuket dành cho du khách đã tiêm vắc xin đầy đủ, bất chấp thực tế nước này vẫn quay cuồng với làn sóng bùng dịch mới do biến chủng Delta. Và nỗ lực của họ dường như đã đạt kết quả.

    Cũng giống Thái Lan, Indonesia đang cân nhắc chiến dịch mở cửa du lịch tương tự với "những bước đi nhỏ" để mở cửa đảo Bali trở lại cho du khách nước ngoài sau một số khởi đầu không như ý. Kế hoạch dự kiến của Indonesia là đưa du khách ở trong "vùng an toàn" của hòn đảo ở Nusa Dua, Ubud và Sanur.Tại Malaysia, đảo Langkawi đã mở cửa vào ngày 16/9 cho du khách nội địa tiêm chủng đầy đủ.

    Báo Strait Times (Singapore) dẫn lời tiến sĩ Nuno Ribeiro, một giảng viên cao cấp tại Đại học RMIT Việt Nam, nhận định: "Nếu lịch sử ngành du lịch kể từ Thế chiến II dạy chúng ta điều gì thì đó chính là việc du lịch luôn bùng nổ sau các cuộc khủng hoảng". "Điều tương tự sẽ xảy ra khi đại dịch Covid-19 được kiểm soát hoặc thế giới học cách sống chung với nó, giống các bệnh cúm thông thường khác".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Covid-19: Thuốc kháng virus dạng uống đem lại hy vọng cho nước nghèo

    Hãng dược Merck (Mỹ) đang chạy đua với thời gian để đưa ra thị trường thuốc điều trị Covid-19 dạng viên.

    Hãng này nỗ lực đưa sản phẩm tới các nước đang phát triển gặp khó khăn trong việc tiêm vắc-xin cho người dân.

    Ông Philippe Duneton, Giám đốc điều hành Sáng kiến Y tế toàn cầu (Unitaid), cho biết trong tuần tới, cơ quan này cùng với các đối tác liên quan dự kiến hoàn tất thỏa thuận cung cấp những lô thuốc uống trị Covid-19 Molnupiravir do Merck nghiên cứu, phát triển cho các nước có thu nhập trung bình, thu nhập thấp. Unitaid đã thảo luận với hãng dược Mỹ này về điều khoản sản xuất thuốc gốc (generic).

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Campuchia lên kế hoạch đối phó Covid-19 như một bệnh đặc hữu

    Khmer Times (Campuchia) có bài báo với tiêu đề "Campuchia có thể sẽ chuyển sang giai đoạn biến Covid-19 thành một bệnh đặc hữu khi phần lớn dân số đã tiêm vaccine". Theo đó, bài báo cho biết, nhiều người ngạc nhiên khi trong 2 ngày 1-2/10, số ca nhiễm Covid-19 do Bộ Y tế nước này công bố đã giảm đáng kể từ hơn 800 ca trước đõ xuống còn dưới 300 và dưới 200 ca.

    Họ đặt ra câu hỏi rằng nếu số trường hợp giảm thì tại sao trung tâm điều trị và kiểm dịch Koh Pich vốn đóng cửa nay lại gần như hoạt động trở lại.

    Bộ Y tế từ chối tiết lộ lý do cũng như cơ sở của những khác biệt này. Khmer Times cho biết, đây là bước đầu tiên để chuyển từ đại dịch sang giai đoạn biến nó thành một bệnh đặc hữu (bệnh đặc hữu là bệnh địa phương, chỉ thường thấy trong một nhóm người cụ thể, như sốt rét,...).

    Sở dĩ có điều này là bởi hơn 83% dân số đã tiêm vaccine Covid-19.

    Trong những tuần gần đây, Campuchia đã công bố một kế hoạch về du lịch theo hướng kết hợp, theo đó, du khách đã được tiêm vaccine đầy đủ có thể được cách ly 7 ngày ở trong thành phố mà họ muốn tới để du lịch.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chuyên gia Trung Quốc cảnh báo về nguy cơ biến chủng SARS-CoV-2 mới

    Hai nhà khoa học Trung Quốc lo ngại rằng động vật hoang dã sau khi nhiễm SARS-CoV-2 có thể xuất hiện các biến chủng nguy hiểm và lây ngược trở lại trên người.

    Chuyên gia TQ cảnh báo biến chủng Covid-19 mới - Israel ra quyết định quan trọng, 2 triệu người nhận tin đắng - Ảnh 1.

    Những con chồn tại một trang trại ở Đan Mạch sắp bị tiêu hủy để đề phòng Covid-19 AFP

    Nhiều động vật đã nhiễm Covid-19 và khả năng virus khi đó tiếp tục đột biến sẽ là "mối đe dọa khổng lồ đối với sức khỏe nếu lây nhiễm ngược lại ở người", theo tác giả nghiên cứu là ông Cao Phúc, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Trung Quốc (CCDC).Tờ South China Morning Post ngày 3.10 đưa tin giới chuyên gia y tế Trung Quốc kêu gọi tích cực giám sát SARS-CoV-2 ở động vật hoang dã, đồng thời cảnh báo rằng việc lây lan giữa các loài khác nhau có thể làm xuất hiện thêm các biến chủng nguy hiểm.

    "Cần tiến hành giám sát SARS-CoV-2 trên diện rộng ở các loài động vật hoang dã trên cạn và dưới biển, đặc biệt là những loài dễ nhiễm, nhằm thiết lập các chiến lược phòng ngừa và kiểm soát mới", theo nghiên cứu do ông Cao tiến hành cùng với Giáo sư Vương Lượng thuộc Viện Khoa học Trung Quốc.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Malaysia ghi nhận số ca nhiễm mới COVID-19 thấp nhất trong gần 3 tháng

    Đây là số ca nhiễm mới ghi nhận hằng ngày thấp nhất tại Malaysia trong gần 3 tháng qua kể từ ngày 12/7 ghi nhận 8.574 ca, đồng thời cũng là lần đầu tiên trong gần 3 tháng số ca nhiễm mới về mức 4 con số.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hơn hai triệu người Israel có thể mất thẻ xanh Covid-19

    Israel yêu cầu những ai đã tiêm mũi vaccine tăng cường mới được nhận thẻ xanh Covid-19, khiến hơn hai triệu người dân sắp mất chứng nhận quan trọng này.

    Israel là quốc gia đầu tiên trên thế giới đưa việc tiêm mũi vaccine thứ ba thành tiêu chí cấp chứng nhận thẻ xanh Covid-19. Theo hướng dẫn mới, người dân phải tiêm mũi tăng cường mới đủ điều kiện nhận thẻ xanh. Những người mới chỉ tiêm hai mũi hoặc người đã khỏi bệnh sau khi nhiễm nCoV sẽ được cấp thẻ có giá trị 6 tháng sau ngày chủng ngừa hoặc ngày khỏi bệnh của họ.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại