Cập nhật lúc

Nga - Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ kế hoạch đưa tên lửa tới châu Á - TBD

Tình hình thế giới ngày 5/2 có nhiều diễn biến đáng chú ý.

Nga - Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ kế hoạch đưa tên lửa tới châu Á - TBD
12
 diễn biến
  • Diễn biến đã gỡ hoặc không tồn tại!
    Vui lòng xem tiếp các diễn biến mới nhất dưới đây hoặc quay về link bài gốc
  •  

    Nga - Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ kế hoạch đưa tên lửa tới châu Á - TBD, châu Âu

    Trung Quốc và Nga đã lên tiếng kêu gọi Mỹ chấm dứt các kế hoạch triển khai tên lửa ở châu Á - Thái Bình Dương và châu Âu, SCMP đưa tin. 

    Trong thông cáo chung sau thượng đỉnh giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, Moscow và Bắc Kinh khẳng định tình hữu nghị và sự hợp tác giữa hai bên là "không có giới hạn", mối quan hệ giữa hai bên "vượt xa các liên minh chính trị và quân sự thời Chiến tranh Lạnh". 

    Hai nước cho rằng, việc Mỹ phát triển tên lửa mặt đất tầm trung, tầm ngắn, và mong muốn triển khai các tên lửa này ở châu Á - Thái Bình Dương, châu Âu sẽ làm gia tăng "căng thẳng và ngờ vực, cùng các nguy cơ an ninh quốc tế lẫn khu vực". 

    Thông cáo cũng nhấn mạnh mối quan ngại của Moscow và Bắc Kinh về kế hoạch triển khai hệ thống phòng thủ tên lửa chống tên lửa đạn đạo khắp thế giới của Mỹ. 

    Nga - Trung Quốc kêu gọi Mỹ từ bỏ kế hoạch đưa tên lửa tới châu Á - TBD - Ảnh 2.

    Theo SCMP, Mỹ vẫn đang cân nhắc các kế hoạch tên lửa kể từ khi rời bỏ Hiệp ước các Lực lượng Hạt nhân tầm trung (INF) năm 2019. Mỹ cũng lo ngại về việc Trung Quốc không phải một bên trong thỏa thuận và có thể phát triển các loại tên lửa bị cấm trong hiệp ước.

    Mỹ nói rằng, những vũ khí như vậy sẽ đặt đồng minh của Mỹ ở khu vực Ấn Độ - Thái Bình Dương và Guam trong tầm tay của Trung Quốc. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Mỹ cảnh báo Trung Quốc nếu ủng hộ Nga về vấn đề Ukraine

    Giữa bối cảnh căng thẳng ngoại giao giữa Nga và phương Tây về vấn đề Ukraine ngày càng sâu sắc, Tổng thống Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã có một cuộc gặp nhân sự kiện Thế Vận hội mùa đông Bắc Kinh. Ông Daniel Kritenbrink, nhà ngoại giao hàng đầu Mỹ phụ trách khu vực Đông Á cho rằng Moscow và Bắc Kinh ngày càng xích lại gần nhau.

    "Nếu Nga quyết định tấn công Ukraine, động thái này sẽ "làm xấu mặt Bắc Kinh" bởi điều đó cho thấy Trung Quốc sẵn sàng chấp nhận hoặc ủng hộ những nỗ lực của Nga nhằm cưỡng ép Ukraine", nhà ngoại giao này nhận định với báo giới ngày 4/2.

    Đại sứ quán Nga tại Philippines cháy lớn: Lửa rừng rực liếm trọn nóc tòa nhà - Ảnh 1.

    Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách vấn đề Đông Á Daniel Kritenbrink. Ảnh: Nikkei Asia

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

     

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Ukraine thừa nhận chiếm lại Crimea bằng vũ lực là ‘bất khả thi’

    Chủ tịch Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine, ông Aleksey Danilov thừa nhận việc sử dụng quân đội để chiếm lại Crimea từ tay Nga không phải là một đề xuất thực tế, nhưng có thể là một lựa chọn trong tương lai.

    Đại sứ quán Nga tại Philippines cháy lớn: Lửa rừng rực liếm trọn nóc tòa nhà - Ảnh 1.

    Quân đội Ukraine diễn tập. Ảnh: EPA

    Phát biểu với kênh truyền hình 1+1 ngày 4/2, ông Aleksey Danilov giải thích rằng Ukraine sẽ không đơn giản chấp nhận Crimea hiện là một phần của Nga và tuyên bố rằng chính phủ sẽ "làm mọi thứ" trong khả năng của mình để giành lại quyền kiểm soát bán đảo.

    Crimea đã thuộc quyền kiểm soát của Moskva vào năm 2014, khi bán đảo này được Nga sáp nhập sau một cuộc trưng cầu dân ý.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Cháy lớn ở Đại sứ quán Nga tại Philippines: Thiệt hại nghiêm trọng

    Bộ Ngoại giao Nga mới đây cho biết, một vụ cháy đã xảy ra tại tòa nhà Đại sứ quán Nga ở Philippines, gây thiệt hại nghiêm trọng - TASS đưa tin.

    "Theo thông tin ban đầu, thiệt hại nghiêm trọng đã được ghi nhận ở tòa nhà. Hiện quá trình điều tra đang được tiến hành", Bộ Ngoại giao Nga tuyên bố. 

    Trước đó, hãng tin Rappler đã đưa tin về vụ cháy và đăng tải video cho thấy lửa cháy rừng rực trên nóc đại sứ quán. Được biết, không có thương vong về người.

    Cháy lớn ở Đại sứ quán Nga tại Philippines.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Bữa cơm sum họp gia đình dịp Tết ở Đông Nam Á trong cơn “bão giá”

    Tết Nguyên đán thường gắn liền với sự no đủ, dồi dào. Trong dịp này, người người, nhà nhà đều cố gắng để có những bữa cơm sum họp gia đình thật ấm cúng, sung túc.

    Nhưng 3 năm sau đại dịch, giá lương thực đã tăng trên toàn cầu do sự kết hợp của nhiều yếu tố, đặc biệt là những đứt gãy trong chuỗi cung ứng do đại dịch gây ra, thời tiết xấu khiến mùa màng tàn lụi và giá năng lượng tăng cao ảnh hưởng đến giá phân bón.

    Những vấn đề về hậu cần và nguồn cung do đại dịch gây ra, cộng với thời tiết bất lợi, khiến người dân Đông Nam Á trải qua thêm một dịp Tết Nguyên đán vất vả.

    The Straits Times (Singapore) cho biết, giá các loại cá tươi phổ biến như cá chim và cá lăng đã tăng gấp đôi so với tháng 11/2021.

    Song Seng Wun, nhà kinh tế học tại Ngân hàng Tư nhân CIMB, gọi đó là một "cơn bão hoàn hảo". "Có những vấn đề về hậu cần và nguồn cung do đại dịch gây ra, và tất cả những điều đó cộng thêm với thời tiết bất lợi và lũ lụt đã làm tăng thêm các vấn đề về nguồn cung", ông cho biết.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sống còn nhằm thẳng vào Trung Quốc: Nước Mỹ sắp... tự cung tự cấp? - Ảnh 3.

    Người dân đi mua sắm dịp Tết Nguyên đán ở Singapore. Ảnh: Depositphotos

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    ASEAN bày tỏ quan ngại về các vụ thử tên lửa đạn đạo của Triều Tiên

    Trong tuyên bố của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN được đưa ra ngày 4/2/2022, ASEAN bày tỏ quan ngại sâu sắc về các vụ phóng thử tên lửa gần đây của Triều Tiên có thể "làm leo thang căng thẳng và đe dọa hòa bình, ổn định trong khu vực".

    ASEAN kêu gọi Triều Tiên tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ của nước này đối với mọi nghị quyết liên quan của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, lời kêu gọi của cộng đồng ngoại giao quốc tế vì lợi ích duy trì hòa bình và an ninh trong khu vực.

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Quốc kỳ, quốc ca Nga bị cấm tại Olympic Bắc Kinh

    Theo trang RT, cũng giống như tại Thế vận hội Mùa hè Tokyo vào tháng 8 năm ngoái, các vận động viên Olympic Nga sẽ phải thi đấu mà không có các biểu tượng quốc gia đồng hành cùng họ trong hành trình tìm kiếm huy chương vinh quang tại thủ đô của Trung Quốc.

    Bất kỳ vận động viên Nga nào đứng trên bục vinh quang ở Bắc Kinh cũng không được khoác lên mình màu cờ sắc áo quốc gia hoặc được lắng nghe giai điệu sôi động của bài quốc ca Nga.

    Theo lệnh cấm Nga tham dự các sự kiện thể thao quốc tế lớn, cờ và quốc ca của nước này không được phép hiển thị tại Thế vận hội, ngay cả khi các vận động viên Nga đã được phép thi đấu với tư cách trung lập. Vận động viên Nga sẽ chính thức thi đấu với tư cách là đội ROC, với đồng phục in logo ROC.

    Tại các buổi lễ trao huy chương, các nhà vô địch Olympic của Nga sẽ được nghe những giai điệu bản hòa tấu Piano số 1 của Tchaikovsky thay vì quốc ca Nga.

    Tại sao Nga bị cấm tham dự Thế vận hội Bắc Kinh?

    Vào tháng 12/2019, Nga đã bị cấm 4 năm tại các sự kiện thể thao quốc tế lớn bao gồm Thế vận hội. Lệnh cấm được đưa ra sau khi Cơ quan Chống Doping Thế giới (WADA) ra phán quyết rằng Nga đã thao túng dữ liệu được cung cấp từ một phòng thí nghiệm ở Moskva.

    Nga đã bác bỏ các cáo buộc, cho rằng nhiều trong đó mang động cơ chính trị, nhưng thừa nhận rằng đã xảy ra những sai lầm trong một số lĩnh vực thuộc chương trình chống doping của mình.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Chỉ số Phục hồi COVID-19: Việt Nam tăng 28 bậc, láng giềng Campuchia xếp cao chót vót

    Theo bảng xếp hạng (BXH) Chỉ số Phục hồi COVID-19 mới nhất của Nikkei Asian Review dưới đây, nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ châu Á-Thái Bình Dương, trong đó có Việt Nam, đã thăng hạng sau các động thái mở cửa trở lại.

    Cụ thể, Nikkei cho biết Việt Nam đã bắt đầu trở lại ở vị trí cao hơn trước trên BXH, tăng 28 bậc lên vị trí 90. Việt Nam cũng đang hướng tới mục tiêu bình thường mới bằng cách sống chung với COVID-19, bắt đầu với việc nới lỏng các quy định nhập cảnh đối với công dân nước ngoài và người lao động nước ngoài vào cuối tháng trước.

    Trong khi đó, quốc gia láng giềng gần của Việt Nam là Campuchia đã có bước nhảy vọt ngoạn mục - vươn lên vị trí thứ 2 trên BXH - sau khi nước này tuyên bố sống chung với COVID-19 vào khoảng 3 tháng trước.

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nga - Trung ủng hộ hình thành quan hệ kiểu mới giữa các cường quốc

    Nga và Trung Quốc đã thông qua tuyên bố chung "về quan hệ quốc tế bước vào kỷ nguyên mới và phát triển bền vững toàn cầu". Tài liệu đã được công bố trên trang của Điện Kremlin sau cuộc gặp giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sống còn nhằm thẳng vào Trung Quốc: Nước Mỹ sắp... tự cung tự cấp? - Ảnh 1.

    Tổng thống Nga V.Putin và Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình. Ảnh: RIA.

    Văn kiện nêu rõ quan hệ hữu nghị giữa Nga và Trung Quốc không có ranh giới, không có "vùng cấm" trong hợp tác và việc tăng cường hợp tác chiến lược song phương không nhằm vào các nước thứ ba, không bị ảnh hưởng bởi sự thay đổi của môi trường quốc tế và những thay đổi tình huống ở các nước thứ ba.

    Moscow và Bắc Kinh nhấn mạnh rằng "hai nước ủng hộ việc hình thành một kiểu quan hệ mới giữa các cường quốc trên thế giới dựa trên sự tôn trọng lẫn nhau, chung sống hòa bình và hợp tác cùng có lợi"; "xác nhận kiểu quan hệ mới giữa Nga và Trung Quốc là ưu việt hơn so với các liên minh quân sự-chính trị trong Chiến tranh Lạnh".

    Đọc toàn bộ bài viết tại đây

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Dự luật trăm tỉ của Mỹ nhằm cạnh tranh với Trung Quốc có gì?

    Dự luật nhằm cạnh tranh với Trung Quốc mà Hạ viện Mỹ thông qua sẽ dành ra hàng trăm tỉ USD để thúc đẩy các lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất. Theo bản tóm tắt dự luật mà CNN có được, dự luật này sẽ cung cấp:

    - 52 tỉ USD trong vòng 5 năm để tăng cường mảng nghiên cứu, thiết kế và sản xuất thiết bị bán dẫn ở Mỹ

    - 45 tỉ USD trong vòng 6 năm thông qua các khoản vay và trợ cấp nhằm cải thiện chuỗi cung ứng của mỹ và thúc đẩy sản xuất hàng hóa của Mỹ - những loại hàng hóa được xem là trọng yếu đối với an ninh quốc gia và nền kinh tế Mỹ - chẳng hạn như các sản phẩm chăm sóc sức khỏe cộng đồng, công nghệ thông tin và thực phẩm

    - 3 tỉ USD dành cho chuỗi cung ứng sản xuất thuộc lĩnh vực năng lượng mặt trời, nhằm giảm bớt phụ thuộc vào thiết bị phụ tùng Trung Quốc. 

    - 160 tỉ USD đầu tư cho lĩnh vực nghiên cứu khoa học và sáng tạo, hỗ trợ kinh phí tổng thể cho Văn phòng Khoa học thuộc Bộ Năng lượng Mỹ và Quỹ Khoa học Quốc gia Mỹ.

    Về chính sách thương mại, dự luật đưa ra một số thay đổi nhằm thiết lập sân chơi công bằng cho các doanh nghiệp Mỹ. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật "sống còn" nhằm thẳng vào Trung Quốc

    Hạ viện Mỹ đã thông qua dự luật trăm tỉ USD nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của Mỹ đối với Trung Quốc và thúc đẩy năng lực sản xuất thiết bị bán dẫn của nước này mặc dù vấp phải sự phản đối của Đảng Cộng hòa, Reuters đưa tin. 

    "Đạo luật Nước Mỹ CẠNH TRANH 2022" được thông qua với số phiếu sít sao 222-210. Công tác bỏ phiếu diễn ra chỉ vài giờ trước khi Olympic Bắc Kinh khai mạc.

    Dự luật vừa thông qua ở Hạ viện mở ra quá trình đàm phán với Thượng viện để đi đến 1 phiên bản thống nhất trước khi được trình lên Tổng thống Joe Biden. Những cuộc đàm phán này có thể kéo dài vài tuần hoặc vài tháng mặc dù ông Biden đã hối thúc các bên nhanh chóng hành động đối với đạo luật mà ông cho là "sống còn". 

    Theo dự luật mới, gần 300 tỉ USD sẽ được dành để đầu tư cho quá trình nghiên cứu và phát triển, trong đó có 52 tỉ USD trợ cấp cho sản xuất, nghiên cứu thiết bị bán dẫn. Ngoài ra, 45 tỉ USD sẽ được sử dụng trong giai đoạn 6 năm để xoa dịu các vấn đề về chuỗi cung ứng. 

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sống còn nhằm thẳng vào Trung Quốc: Nước Mỹ sắp... tự cung tự cấp? - Ảnh 1.

    Chủ tịch Hạ viện Mỹ Nancy Pelosi. Ảnh: Reuters

    Phát biểu trước báo giới, Chủ tịch Hạ viện Nancy Pelosi cho hay, bà dự tính sẽ nhanh chóng khởi động quá trình đàm phán với Thượng viện Mỹ. 

    "Việc này làm nhằm khiến nước Mỹ... tự cung tự cấp (Make America... Self-sufficient) khi động đến vấn đề về chuỗi cung ứng, để chúng ta không còn phải phụ thuộc vào nước khác", bà Pelosi nhấn mạnh. 

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
  •  

    Nước Mỹ ghi nhận hơn 900.000 ca tử vong do COVID-19

    Tính tới hiện tại, nước Mỹ đã ghi nhận hơn 900.000 ca tử vong do đại dịch COVID-19, chiếm 15,7% tổng số ca tử vong toàn cầu, phóng viên TTXVN tại Washington dẫn số liệu ngày 4/2 của Đại học John Hopkins cho biết.

    Theo một số so sánh, số người tử vong do COVID-19 ở Mỹ hiện cao hơn số người Mỹ chết vì bệnh tim hoặc ung thư trong năm 2020. Con số này tương ứng với dân số của thành phố Columbus, bang Ohio.

    Hạ viện Mỹ thông qua dự luật sống còn nhằm thẳng vào Trung Quốc: Nước Mỹ sắp... tự cung tự cấp? - Ảnh 1.

    Nhân viên y tế điều trị cho bệnh nhân COVID-19 tại California (Mỹ) ngày 3/1/2021. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN

    Chia sẻ lên Facebook Copy link dẫnĐã copy!
    Chia sẻ
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại