*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 trên cả nước ngày 23.12.
Ngày 23-12, tin từ Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 tỉnh Thanh Hóa cho biết tính từ 16 giờ ngày 22-12 đến 16 giờ ngày 23-12, địa phương này ghi nhận có 302 bệnh nhân mắc Covid-19 mới. Trong đó có 162 ca cộng đồng.
Ngành y tế tỉnh Thanh Hóa lấy mẫu xét nghiệm tầm soát Covid-19
Trong số 162 ca cộng đồng, có tới 144 ca là công nhân đang làm việc trong các khu công nghiệp . Cụ thể, tại Khu công nghiệp Hoàng Long (TP Thanh Hóa) ghi nhận 112 ca; Khu kinh tế Nghi Sơn 21 ca.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/dich-bung-phat...
Chiều 23-12, TP.HCM tổ chức họp báo thông tin về tình hình dịch Covid-19. Tại cuộc họp, ông Phạm Đức Hải - phó Ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 cho biết TP sẽ không bắn pháo hoa vào Tết Dương lịch.
Ông Hải cho biết tình hình dịch còn diễn biến phức tạp, biến chủng Omicron đã xuất hiện nhiều nơi trên thế giới, TP luôn trong tâm thế như "đã xuất hiện biến chủng mới". Do đó, ông Hải đề nghị người dân vui chơi Giáng sinh và Tết Dương lịch đảm bảo 5K.
Chiều 23.12, tại buổi họp báo định kỳ, thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM thông báo về kết quả xác minh bước đầu đối với 2 bệnh viện mua kit test của Công ty Việt Á.
Ông Hà cho biết Công an đã rà soát các đơn vị xem có vụ lợi, tham ô hay không. Ông Hà đề nghị báo chí khi thông tin nên khách quan dựa theo từng thời điểm, từng hoàn cảnh cụ thể chứ không nên gán ghép cứ liên quan đến Công ty Việt Á là vi phạm. Cụ thể, cần xem lại thời điểm Bộ Y tế hướng dẫn mua số lượng bao nhiêu thì giá bao nhiêu.
Thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó trưởng phòng Tham mưu Công an TP.HCM thông tin tại buổi họp báo. Ảnh: Báo Thanh niên
"Những thời điểm như vậy, nếu không có đơn vị nào bán thì có thể các bệnh viện sẽ mua. Nếu có trục lợi, lợi dụng chức vụ, quyền hạn, có vấn đề tư lợi khi thi hành công vụ thì cơ quan điều tra và các đơn vị mới xử lý. Trước mắt, không thấy có dấu hiệu vi phạm so với hướng dẫn của Bộ Y tế", báo Thanh niên dẫn lời ông Hà.
Ngày 23/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 1.765 ca mắc Covid-19, trong đó, 733 ca cộng đồng, 984 ca tại khu cách ly (984) và 48 ca tại khu phong tỏa.
Đây được coi là ngày có số ca mắc cao nhất kể từ đầu dịch ở Hà Nội. Trước đó, ngày cao nhất là ngày 21/12 với 1.704 ca.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/hom-nay-ha-noi...
Ngày 23/12, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về ma tuý (PC04), Công an TP.HCM phối hợp cùng Công an quận 10 đang củng cố hồ sơ xử lý với 126 "dân chơi" dương tính với chất ma tuý và dương tính với Covid-19 ở quán Beer Club Redline.
Đột kích quán Beer Club Redline phát hiện 126 "dân chơi" dương tính ma tuý, Covid-19
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/dot-kich-quan-...
- Từ 17h30 ngày 22/12 đến 17h30 ngày 23/12 ghi nhận 280 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (44) trong đó có 10 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: Tiền Giang (3), Bình Dương (2), Tây Ninh (2), Cần Thơ (1), Đồng Nai (1), Long An (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: Đồng Nai (38 ca trong 2 ngày), An Giang (28), Bình Dương (17), Đồng Tháp (15), Tây Ninh (14), Tiền Giang (14), Long An (13), Cần Thơ (12), Vĩnh Long (11), Bà Rịa - Vũng Tàu (10), Kiên Giang (9), Cà Mau (8 ), Khánh Hòa (6), Sóc Trăng (6), Hà Nội (5), Hậu Giang (5), Bạc Liêu (5), Bình Thuận (4), Bình Định (3), Bình Phước (3), Lâm Đồng (2), Trà Vinh (2), Quảng Nam (1), Quảng Ngãi (1), Phú Thọ (1), Đà Nẵng (1), Gia Lai (1), Đắk Nông (1)
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 239 ca.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: Hà Nội (1.774), Cà Mau (1.167), Tây Ninh (949), Vĩnh Long (855), Khánh Hòa (797), Cần Thơ (792), TP. Hồ Chí Minh (787), Đồng Tháp (787), Bạc Liêu (689), Bình Định (555), Trà Vinh (527), Bến Tre (436), Thừa Thiên Huế (395), Bà Rịa - Vũng Tàu (344), An Giang (322), Thanh Hóa (306), Sóc Trăng (296), Bình Thuận (288), Tiền Giang (282), Hưng Yên (267), Kiên Giang (256), Hải Phòng (252), Lâm Đồng (251), Đồng Nai (232), Bắc Ninh (226), Hậu Giang (221), Đà Nẵng (195), Gia Lai (182), Quảng Ninh (156), Nghệ An (148), Phú Yên (134), Quảng Ngãi (132), Bình Dương (118), Hà Giang (107), Quảng Nam (96), Đắk Lắk (91), Quảng Trị (83), Nam Định (83), Thái Nguyên (61), Ninh Thuận (61), Long An (60), Hải Dương (59), Đắk Nông (55), Phú Thọ (51), Vĩnh Phúc (46), Cao Bằng (44), Hà Nam (42), Thái Bình (39), Quảng Bình (37), Lạng Sơn (37), Bắc Giang (34), Hòa Bình (34), Bình Phước (31), Hà Tĩnh (28), Lào Cai (18), Yên Bái (16), Kon Tum (12), Sơn La (9), Tuyên Quang (5), Bắc Kạn (4), Lai Châu (3), Điện Biên (3).
Thông tin từ Bệnh viện Nhi đồng 2 (TP HCM) cho biết khoa Cấp cứu tại bệnh viện này vừa tiếp nhận bệnh nhi T.L.N.P (14 tuổi, ngụ Đồng Nai) bị bỏng nặng vì xông lá thuốc.
Bé gái được gia đình cho xông lá thuốc để phòng ngừa Covid-19. Trong lúc xông, em đột ngột lên cơn co giật và ngã úp mặt vào nồi nước xông đang sôi, bất tỉnh.
Bé gái bị bỏng vùng đầu, mặt, cổ. (Ảnh: Bệnh viện cung cấp)
Theo đó, bé P. được Bệnh viện Đa khoa Đồng Nai chuyển đến cấp cứu trong tình trạng bỏng nước sôi nặng vùng đầu, mặt, cổ. Ngay sau khi nhập viện, bé được bác sĩ trợ thở bằng máy, truyền dịch nuôi ăn, khống chế nhiễm trùng từ các vết bỏng bằng kháng sinh mạnh. Tuy nhiên, bác sĩ cho biết dự hậu có thể ảnh hưởng đến ngoại hình và sinh hoạt từ các sẹo dính về sau.
Qua trường hợp này, bác sĩ khuyến cáo phụ huynh không lạm dụng xông hơi, không được xông trực tiếp vào người, đặc biệt là trẻ nhỏ dưới 30 tháng, trẻ có tiền sử động kinh, sốt co giật hay người có dị ứng với tinh dầu. Đối với trẻ có bệnh lý nền cần tuân thủ theo tư vấn, chỉ định của bác sĩ.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/xong-la-thuoc-...
Theo nguồn tin của Zing, Sở Y tế TP.HCM vừa báo cáo nhanh về việc mua sắm trang thiết bị của Công ty Việt Á tại các cơ sở khám, chữa bệnh công lập trực thuộc.
Theo đó, Sở xác định 2 bệnh viện đã mua sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm Covid-19 của Công ty cổ phần Công nghệ Việt Á.
Cụ thể, Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch mua 1.250 test với tổng số tiền là 636.562.500 đồng, theo hình thức đấu thầu rộng rãi.
Bệnh viện TP Thủ Đức mua 65.870 test với tổng giá trị 32.022.967.500 đồng bằng hình thức chỉ định thầu.
Trước đó, theo chỉ đạo của UBND TP.HCM, Sở Y tế TP.HCM đã yêu cầu Trung tâm Kiểm soát bệnh tật, các bệnh viện công, trung tâm y tế quận huyện và TP Thủ Đức báo cáo về việc mua sắm sinh phẩm, trang thiết bị xét nghiệm Việt Á.
Theo đó, các đơn vị báo cáo về Sở chậm nhất ngày 22/12, với các nội dung: tên sản phẩm, số lượng, đơn giá, số tiền, hình thức mua sắm và thời gian thực hiện hợp đồng.
Theo thống kê của Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Bộ Y tế, đến ngày 22/12, Hà Nội đang điều trị hơn 7.000 F0 tại nhà, hơn 4.700 F0 ở bệnh viện; hơn 4.800 F0 tại khu cách ly. Trong đó, hơn 3.300 F0 không triệu chứng hoặc nhẹ, bệnh nhân mức độ trung bình là hơn 1.200 người; 220 bệnh nhân nặng.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/ha-noi-nhieu-f...
Đồ họa: VOV
Ngày 23/12, ông Lương Quốc Tuấn - Trưởng khoa Dược (Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An) cho biết, hiện đơn vị này đang làm báo cáo gửi Sở Y tế tỉnh Nghệ An liên quan đến các gói thầu mua sắm sinh hóa phẩm phục vụ chống dịch Covid-19 của Công ty Việt Á.
Khoa Dược Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An là đơn vị trực tiếp nhập hàng hóa phục vụ chống dịch Covid-19, trong đó có việc chi 7,5 tỷ đồng để mua hàng từ Công ty Việt Á.
Theo ông Tuấn, đơn vị này có ký hợp đồng mua hàng là bộ sinh hóa phẩm xét nghiệm PCR của Công ty Việt Á trong 2 gói thầu với trị giá 9,2 tỷ đồng.
Xem chi tiết tại đây: https://soha.vn/benh-vien-lon-...
Sở Y tế Hà Nội đã đưa hướng dẫn sử dụng thuốc điều trị COVID-19 tại nhà cho người trên 18 tuổi bao gồm 3 nhóm: A, B và C.
Nhóm A là những thuốc thông dụng, bao gồm: Thuốc hạ sốt và thuốc nâng cao thể trạng.
Tiếp theo là nhóm B gồm thuốc kháng viêm và thuốc chống đông chỉ sử dụng trong tình huống đặc biệt. Nhóm này được dùng khi người bệnh cảm thấy khó thở (thở hụt hơi, khó thở tăng lên khi vận động). Ngoài ra, Sở Y tế Hà Nội lưu ý, với các thuốc dùng cho nhóm B không sử dụng cho phụ nữ có thai và phụ nữ đang cho con bú hoặc mắc một trong những bệnh như: viêm loét dạ dày tá tràng, suy gan, suy thận,...
Cuối cùng là nhóm C, nhóm thuốc kháng virus . Đây cũng là nhóm thuốc không sử dụng trong trường hợp phụ nữ đang mang thai hoặc có kế hoạch có thai, đang cho con bú.
Ngày 23/12, nguồn tin cho hay, Bộ Công an đã mời 11 người ở các đơn vị trên địa bàn Nghệ An ra Hà Nội để phối hợp làm rõ liên quan đến vụ nâng khống giá kit test Covid-19 xảy ra tại Công ty Việt Á và CDC Hải Dương.
Cụ thể, trong số 11 người này thì có 8 người làm việc tại CDC Nghệ An (gồm Giám đốc CDC và 7 người thuộc cấp), 3 người còn lại là ở các đơn vị ngoài.
Trụ sở CDC Nghệ An.
Trao đổi với PV, một lãnh đạo tỉnh Nghệ An cho biết, hiện vụ việc liên quan đến Công ty Việt Á đang tiếp tục được Công an triển khai tổng thể.
Được biết trong đợt dịch vừa qua, nhiều đơn vị trên địa bàn Nghệ An đã mua hàng của Công ty Việt Á.
Tại CDC Nghệ An, đơn vị này đã chi 60 tỷ đồng mua sinh phẩm hóa chất phục vụ chống dịch Covid-19. Trong đó có 28 tỷ đồng mua 4 gói thầu của Công ty Việt Á. Trong đó có 2 gói chỉ định thầu, 2 gói đấu thầu rộng rãi. Riêng 2 gói chỉ định thầu có tổng số tiền 18,5 tỷ đồng.
Ngày 22/12, trao đổi về tình hình điều trị bệnh nhân COVID-19, BS Phạm Văn Phúc, Phó trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cho biết trên báo Tin tức: "Hiện tại Khoa đang có 5 sản phụ và 3 thai phụ ở tuần thai thứ 25 và 26 mắc Covid-19 nặng. Cả 8 trường hợp này đều trong tình trạng tổn thương phổi rất nặng, trong đó có 4 ca phải chạy ECMO (hệ thống tim phổi nhân tạo)".
Theo BS Phạm Văn Phúc, với phụ nữ có thai trên 24 tuần, không tiêm vaccine, khi mắc Covid-19 đều có nguy cơ tiến triển nặng.
Bên trong khu điều trị bệnh nhân Covid-19 tại Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương. Ảnh: LH/Báo Tin tức
"Với các trường hợp phụ nữ mang thai mắc Covid-19 nặng, mặc dù các bác sĩ đã cân nhắc kỹ việc dùng thuốc để không ảnh hưởng đến thai kỳ nhưng tất cả thuốc điều trị bệnh đều có ảnh hưởng. Vì vậy, với các đối tượng là phụ nữ có thai, nếu đủ điều kiện tiêm vaccine Covid-19 thì nên đi tiêm vì vaccine Covid-19 đã được chứng minh là an toàn cho phụ nữ có thai và phụ nữ cho con bú", BS Trần Văn Phúc khuyến cáo.
Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương cũng đang điều trị cho tổng số 449 bệnh nhân Covid-19, trong đó có 140 bệnh nhân nặng, nguy kịch.
Ngày 23.12, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương (TP.HCM) tổ chức hội nghị khoa học kỹ thuật thường niên lần thứ XIX năm 2021.
Tại hội thảo, đại diện Khoa Xét nghiệm, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương cho biết trong đại dịch Covid-19 vừa qua, Bệnh viện Nguyễn Tri Phương có hơn 300 nhân viên y tế tuyến đầu bị nhiễm Covid-19.
Kết quả nghiên cứu cho thấy nhân viên y tế nữ bị nhiễm Covid-19 tại bệnh viện cao gấp gần 2,5 lần so với nam giới, trẻ (dưới 35 tuổi) và nhân viên làm công tác điều dưỡng chiếm 50,6%, thông tin trên báo Thanh niên.
Theo TTXVN, ngày 22/12, Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng thuốc viên dùng trong điều trị Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer dưới tên gọi là Paxlovid, cho những người có nguy cơ cao từ 12 tuổi trở lên.
FDA nhấn mạnh đây là một cột mốc quan trọng trong thời kỳ đại dịch sẽ cho phép hàng triệu người tiếp cận điều trị.
Nhà khoa học Patrizia Cavazzoni của FDA cho rằng: "Việc cấp phép hôm nay mang đến một liệu pháp điều trị Covid-19 đầu tiên ở dạng viên uống - một bước tiến lớn trong cuộc chiến chống lại đại dịch toàn cầu này".
Cơ quan Quản lý thực phẩm và dược phẩm Mỹ (FDA) đã cấp phép sử dụng thuốc Paxlovid dùng điều trị Covid-19 của hãng dược phẩm Pfizer.
Trong khi đó, Giám đốc điều hành Pfizer Albert Bourla nhận định thuốc Paxlovid giúp giảm đáng kể nguy cơ nhập viện và tử vong, đồng thời có thể dùng để điều trị bệnh nhân Covid-19 tại nhà.
Liệu pháp điều trị sử dụng loại thuốc này sẽ giúp thay đổi phương pháp chống dịch, đồng thời hy vọng có thể làm giảm đáng kể áp lực đối với hệ thống y tế và bệnh viện.
Trong thử nghiệm lâm sàng đối với 2.200 người, thuốc Paxlovid đã cho thấy hiệu quả an toàn và giảm nguy cơ nhập viện cũng như tử vong ở những người có nguy cơ cao lên đến 88%, nếu bệnh nhân được sử dụng thuốc trong vòng 5 ngày kể từ khi có triệu chứng.
Mới đây, Hoa hậu Đỗ Thị Hà bất ngờ thông báo lý do lùi ngày về Việt Nam vì mắc Covid-19. Hoa hậu Đỗ Thị Hà viết: "Đáng lẽ ra bây giờ Hà đang trên chuyến bay về Việt Nam, về gặp lại bạn bè và gia đình sau một quãng thời gian dài. Nhưng có những chuyện dù mình không muốn nhưng nó đã xảy ra. Hà đi test PCR và nhận được kết quả dương tính với Covid-19, nên mình phải ở lại Mỹ cho đến khi khỏi mới có thể về Việt Nam. Sức khoẻ của mình vẫn ổn và mình vẫn đang rất lạc quan để điều trị, mong sớm khoẻ để về nước và tiếp tục công việc".
Hoa hậu Đỗ Thị Hà
Trước đó, cuộc thi Miss World 2021 buộc phải hoãn đêm Chung kết khi có tới 17 người bao gồm cả thí sinh và các nhân viên kỹ thuật mắc Covid-19, thông tin trên báo Tiền Phong.
Bộ Y tế ngày 21-12 đã ban hành Hướng dẫn tạm thời khám sàng lọc trước tiêm vắc-xin Covid-19 dành cho người từ 18 tuổi trở lên.
Tiêm chủng vắc-xin Covid-19 cho người dân. Ảnh: Người lao động
So với hướng dẫn mới ban hành hồi tháng 9, lần này Bộ Y tế chỉ quy định 2 đối tượng cần trì hoãn tiêm chủng gồm người đang mắc bệnh cấp tính và phụ nữ mang thai dưới 13 tuần. Trước đây, có thêm trường hợp "có tiền sử rõ ràng đã mắc Covid-19 trong vòng 6 tháng".
Ngày 22-12, Chủ tịch UBND tỉnh Bạc Liêu Phạm Văn Thiều ký quyết định cập nhật, công bố cấp độ dịch và áp dụng bổ sung quy định tạm thời thắt chặt một số hoạt động trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 đang diễn biến phức tạp, số ca nhiễm trong cộng đồng tăng cao liên tục trong nhiều ngày (có hiệu lực từ ngày 23-12).
Theo đó, cấp độ dịch toàn tỉnh Bạc Liêu vẫn là cấp 3 (nguy cơ cao - vùng cam), còn ở cấp xã thì toàn tỉnh đã có 10/64 đơn vị có cấp độ dịch là cấp 1 (vùng xanh), và 54/64 đơn vị cấp độ 2 (vùng vàng) và cấp độ 3, toàn tỉnh không có đơn vị cấp xã có cấp độ dịch là cấp 4 (vùng đỏ).
Tuy nhiên ban hành kèm theo quyết định này, Bạc Liêu cũng đưa ra một số quy định khá "cứng" áp dụng trên địa bàn toàn tỉnh.
Ảnh minh họa.
Cụ thể: từ 20h đến 4h sáng hôm sau mọi người không được ra đường, trừ một số trường hợp như khi có yêu cầu công vụ, cấp cứu y tế, xử lý sự cố khẩn cấp; công nhân đi làm ca đêm và một số loại hình kinh doanh đặc thù do chủ tịch UBND cấp huyện quyết định.
Các cơ sở, quán ăn, uống, nhà hàng chỉ được bán mang về và chỉ được phép hoạt động từ 4h sáng đến 19h hằng ngày. Các hoạt động như vũ trường, karaoke, massage, quán bar, Internet, trò chơi điện tử, dịch vụ làm tóc, cắt tóc, làm đẹp, spa, thẩm mỹ viện cũng bị dừng…, thông tin trên báo Tuổi trẻ.
Đồ họa: TTXVN
Từ 17h30 ngày 21/12 đến 17h30 ngày 22/12 ghi nhận 210 ca tử vong tại:
+ Tại TP. Hồ Chí Minh (46) trong đó có 7 ca từ các tỉnh chuyển đến như sau: An Giang (1), Tiền Giang (1), Trà Vinh (1), Bình Dương (1), Bình Phước (1), Bình Định (1), Trà Vinh (1).
+ Tại các tỉnh, thành phố khác: An Giang (27), Bình Dương (17), Tiền Giang (15), Tây Ninh (13), Đồng Tháp (12), Sóc Trăng (11), Cần Thơ (11), Kiên Giang (10), Vĩnh Long (8 ), Bình Thuận (6), Bà Rịa - Vũng Tàu (6), Hà Nội (5), Bạc Liêu (5), Cà Mau (5), Long An (4), Trà Vinh (3), Bình Định (2), Bến Tre (2), Đắk Lắk (1), Hậu Giang (1).
- Trung bình số tử vong ghi nhận trong 07 ngày qua: 234 ca.
Tối 22-12, Sở Y tế Hà Nội cho biết từ 18h ngày 21-12 đến 18h ngày 22-12, TP ghi nhận 1.646 ca COVID-19, trong đó 483 ca cộng đồng, 1.074 ca tại khu cách ly, 89 ca tại khu phong tỏa.
Trong đó, một số quận huyện ghi nhận nhiều bệnh nhân trong ngày như Hoàng Mai (230), Hà Đông (165), Long Biên (139), Ba Đình (134), Đông Anh (132), Bắc Từ Liêm (96), Hai Bà Trưng (93).
1.646 ca bệnh trên ghi nhận tại 306 xã phường, thị trấn thuộc 29/30 quận, huyện, thị xã. Trong đó 483 ca cộng đồng ghi nhận tại 135 xã phường thuộc 28/30 quận, huyện.
Một số quận, huyện nhiều bệnh nhân tại cộng đồng như Đống Đa (86), Ba Đình (50), Hà Đông (42).
Như vậy, trong 7 ngày qua, từ ngày 16-12 đến chiều 22-12, Hà Nội ghi nhận tổng 10.503 ca COVID-19, trong đó ngày 21-12 kỷ lục với 1.704 ca dương tính.
Liên quan đến việc Tổ chức Y tế thế giới (WHO) không chấp nhận kit xét nghiệm do Công ty CP công nghệ Việt Á (Công ty Việt Á) sản xuất, ngày 21.12, WHO tại Việt Nam cho biết, xét nghiệm PCR do Công ty Việt Á sản xuất (sản phẩm LightPower iVASARS-CoV-2 1stRT-rPCR Kit) đã được nộp hồ sơ cho chẩn đoán in vitro Covid-19 của WHO EUL (danh sách sử dụng khẩn cấp của WHO).
Mã hồ sơ đăng ký EUL của sản phẩm này là "EUL 0524-210-00".
Hồ sơ sản phẩm đã được đánh giá và không đáp ứng được các hồ sơ cần thiết về an toàn, công năng và/hoặc QMS (hệ thống quản lý chất lượng), thông tin trên báo Thanh niên.
WHO tại Việt Nam cho biết, loại xét nghiệm PCR của Công ty Việt Á nộp hồ sơ không đáp ứng hồ sơ về chất lượng. ẢNH CHỤP MÀN HÌNH trên báo Thanh niên.
Infographics: TTXVN
Ngày 22-12, nguồn tin riêng của Tuổi Trẻ Online cho biết Sở Y tế tỉnh Nghệ An vừa tạm thời giao ông Chu Trọng Trang - phó giám đốc CDC Nghệ An - phụ trách trung tâm này kể từ chiều 22-12.
Lý do, C03 Bộ Công an vừa yêu cầu ông Nguyễn Văn Định - giám đốc CDC Nghệ An - ra Hà Nội phối hợp làm rõ những thông tin liên quan đến vụ án Công ty Việt Á.
"Trong thời gian tiến sĩ Nguyễn Văn Định vắng mặt, sở giao ông Chu Trọng Trang tạm thời phụ trách các hoạt động của CDC" - nguồn tin cho hay.