Theo hướng dẫn của Sở Y tế TP.HCM ngày 5-12, bên cạnh 3 gói thuốc A, B và C được y tế địa phương cấp phát theo quy định thì bệnh nhân F0 cách ly tại nhà có thể sử dụng các thuốc không kê đơn để điều trị các triệu chứng thường gặp.
Thuốc chống sung huyết làm giảm nghẹt mũi:
- Phenylephrin hydrochlorid: thuốc nhỏ mũi hoặc thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau.
- Xylometazolin: thuốc tra mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Benzalkonium.
- Naphazolin: thuốc nhỏ mũi đơn thành phần hoặc phối hợp với Diphenylhydramin và/hoặc Procain.
Thuốc kháng histamin giúp giảm tiết nước mũi, thuốc ức chế ho:
- Clorpheniramin maleat: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, hạ nhiệt, giảm đau. Thuốc long đàm, tan đàm.
- Loratadin, Fexofenadin: thuốc uống làm giảm các triệu chứng chảy nước mắt, chảy nước mũi, ngứa mắt, ngứa mũi, hắt hơi.
- Codein: thuốc uống phối hợp trong các thành phẩm thuốc ho, giảm đau.
- Sulfoguaiacol: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp trong các thành phẩm hạ nhiệt, giảm đau, chống ho.
- Alimemazin tartrat: điều trị các triệu chứng ho, hắt hơi, sổ mũi.
Dung dịch bù nước, điện giải:
- Guaiphenesin: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với tác dụng chữa ho, hạ nhiệt, giảm đau. Thuốc hỗ trợ điều trị.
- Terpin hydrat: thuốc uống đơn thành phần hoặc phối hợp với codein làm loãng đàm, giúp dễ khạc đàm.
- Acetylcystein, Bromhexin, Carbocystein, Ambroxol: giảm độ quánh của đàm, được dùng khi chất tiết phế quản đặc.
- Cao khô lá thường xuân có tác dụng long đàm, tan đàm, chống co thắt phế quản.
Pha dung dịch Oresol theo hướng dẫn trên nhãn để uống khi bị tiêu chảy, mất nước. Các thuốc dược liệu, thuốc cổ truyền để tăng sức đề kháng, điều trị triệu chứng hô hấp, giảm ho, sát khuẩn hầu họng.