*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật diễn biến dịch Covid-19 tại Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 8/12.
Ngày 8/12, Hải Phòng ghi nhận ca bệnh đầu tiên tử vong do dịch Covid-19.
Theo đó, bệnh nhân nam (77 tuổi, lưu trú tại phường Cầu Tre, quận Ngô Quyền, thành phố Hải Phòng)
Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh tăng huyết áp và chưa tiêm vắc xin phòng Covid-19 do chống chỉ định, nhập viện vào khoa Bệnh Nhiệt đới – Bệnh viện Hữu nghị Việt Tiệp cơ sở 2, ngày 7/12 với chẩn đoán ban đầu suy hô hấp, viêm phổi nặng do Covid-19.
Được điều trị tích cực, nhưng bệnh nhân đáp ứng kém, khó thở tăng dần, đến 4h ngày 08/12/2021, bệnh nhân lơ mơ, suy hô hấp mức độ nặng.
Được tiến hành đặt ống nội khí quản, thở máy, sử dụng thuốc vận mạch, bù dịch điện giải, thăng bằng kiềm toan, lọc máu, dùng kháng sinh phối hợp… nhưng bệnh cảnh vẫn diễn biến nặng.
Đến trưa ngày 08/12/2021, bệnh nhân ngừng tuần hoàn, tiến hành cấp cứu ngừng tuần hoàn 30 phút, bệnh nhân không đáp ứng, tử vong hồi 12h45 cùng ngày.
Ngày 8/12, theo thông tin từ Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Thuận Châu, tỉnh Sơn La, từ ngày 4-5/12, huyện đã tổ chức tiêm vaccine Covid-19 cho học sinh học tại 6 trường cấp 3 trên địa bàn. Theo thông tin, trên địa bàn có một nam sinh 15 tuổi tử vong sau 3 ngày tiêm chủng.
Ngày 4/12, nam sinh đến điểm tiêm của trường Trung học phổ thông Co Mạ. Qua khám sàng lọc không phát hiện triệu chứng gì đặc biệt và chỉ định tiêm vaccine Pfizer mũi 1. 60 phút sau tiêm, em không có biểu hiện gì và được hướng dẫn theo dõi tại nhà.
Theo gia đình, khoảng 16h ngày 6/12, bệnh nhi đột ngột thấy mệt mỏi, chóng mặt, buồn nôn ở nhà. Gia đình chưa xử trí gì đưa vào bệnh viện Thuận Châu khám và điều trị trong tình trạng mệt lả, gọi hỏi trả lời chậm, môi tái nhợt trên da nổi vận tím, đau tức ngực khó thở, mạch quay không bắt được.
Nam sinh được theo dõi phản vệ độ 2 sau tiêm vaccine Covid-19, chuyển Bệnh viện Đa khoa tỉnh. Đến ngày thứ 3 sau tiêm, tiên lượng rất nặng.
Chiều 7/12, Ban Chỉ đạo huyện Thuận Châu nhận được thông tin nam sinh đã tử vong. Chính quyền địa phương đã tổ chức hỏi thăm, động viên gia đình nam sinh.
Chiều nay (8/12), trao đổi với PV Infonet, ông Lục Duy Phương, Chủ tịch UBND xã Cư Né xác nhận có sự việc trên và cho biết nhân vật trong clip này tên T., là nhân viên của trạm y tế xã Cư Né.
Theo ông Phương, sự việc xảy ra vào chiều ngày hôm qua (7/12), hiện địa phương đang cử công an xã vào cuộc làm rõ và sẽ thông tin lại sau.
Trong khi đó, một lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Krông Búk, Đắk Lắk xác nhận với Tiền Phong, nhân viên xé áo đồng phục trong đoạn clip đang lan truyền trên mạng xã hội ở xã Cư Né, nguyên nhân hành động trên là vị bị đánh giá không hoàn thành nhiệm vụ cuối năm.
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện nói với nguồn trên: "Mặc dù đang trong thời gian chống dịch, nhưng chúng tôi phải xử lý nghiêm đối với cán bộ cấp dưới vi phạm. Cụ thể, anh T. để F0 ra ngoài chưa được phép của cấp trên. Ngoài ra, nhân viên này còn ứng xử không tốt trong việc tiêm phòng vắc xin Covid-19. Chúng tôi đã phê bình, kiểm điểm nhưng anh ấy không chịu nhận. Trên cơ sở đó, tại phiên họp đánh giá cán bộ, đảng viên cuối năm, tập thể trung tâm y tế huyện đánh giá anh T. không hoàn thành nhiệm vụ".
Ngày 8/12, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, trong ngày, thành phố phát hiện thêm 709 ca mắc Covid-19, trong đó, 243 ca cộng đồng, 329 ca ở khu cách ly và 137 ca ở khu phong tỏa.
So với ngày hôm qua (7/12) số ca mắc được phát hiện ở Hà Nội đã tăng mạnh hơn và số ca trong cộng đồng cũng tăng cao.
Đây là ngày thứ 2 Hà Nội phát hiện hơn 700 ca mắc Covid-19 kể từ đầu dịch đến nay. Trước đó, ngày 6/12, Hà Nội phát hiện 774 ca mắc Covid-19 - là ngày cao nhất kể từ đầu dịch.
Ngày 8/12 cũng là ngày thứ 3 liên tiếp, Hà Nội phát hiện hơn 200 ca mắc trong cộng đồng.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (1.475), Tây Ninh (874), Sóc Trăng (781), Bình Phước (747), Bến Tre (740), Đồng Tháp (725), Cần Thơ (676), Bà Rịa - Vũng Tàu (539), Vĩnh Long (525), Cà Mau (511), Khánh Hòa (489), Đồng Nai (461), Bình Dương (455), Trà Vinh (443), Bạc Liêu (438), Kiên Giang (422), Hà Nội (396), Tiền Giang (307), An Giang (279), Hải Phòng (265), Bình Thuận (262), Hậu Giang (248), Bình Định (234), Thanh Hóa (219), Nghệ An (197), Lâm Đồng (181), Bắc Ninh (173), Đà Nẵng (169), Thừa Thiên Huế (163), Gia Lai (135), Hà Giang (109), Đắk Nông (100), Ninh Thuận (87), Long An (77), Hưng Yên (72), Phú Yên (67), Quảng Nam (66), Nam Định (60), Quảng Ninh (56), Quảng Ngãi (44), Thái Nguyên (44), Hải Dương (44), Vĩnh Phúc (37), Phú Thọ (34), Thái Bình (33), Quảng Bình (29), Bắc Giang (25), Yên Bái (16), Quảng Trị (14), Tuyên Quang (14), Hòa Bình (10), Sơn La (9), Lào Cai (7), Hà Nam (5), Cao Bằng (3), Điện Biên (2), Lai Châu (1), Bắc Kạn (1).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Hà Nội (341), Cần Thơ (222), Bình Dương (190).
Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: TP. Hồ Chí Minh (510), Bến Tre (299), Kiên Giang (193).
- Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 07 ngày qua: 13.777 ca/ngày.
Ngày 8-12, thông tin từ Trung tâm chỉ huy điều hành phòng, chống dịch Covid-19, trong 24 giờ qua có 44 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong toàn tỉnh đến nay lên 928 ca.
Giám đốc Sở Y tế tỉnh Đồng Nai, ông Phan Huy Anh Vũ, cho biết những ngày trước đó, số ca tử vong do Covid-19 trung bình mỗi ngày khoảng 20 ca. Độ tuổi trung bình tử vong do Covid-19 là 65.
Trong số những trường hợp mới tử vong phần lớn là bệnh nhân có bệnh nền nặng như: suy thận, suy tim, cao huyết áp, ung thư…; có những trường hợp chưa được tiêm vaccine hoặc tiêm chưa đủ liều. Sở Y tế đang tiếp tục thống kê, phân tích tình hình bệnh nhân tử vong và nguyên nhân tử vong của các ca bệnh.
Những nghệ sĩ này đều là hạt nhân nòng cốt của các sân khấu và đơn vị hoạt động văn hóa nghệ thuật tại TP HCM. Họ đã đóng góp rất nhiều công sức để gầy dựng vườn hoa nghệ thuật sân khấu của thành phố và trong số đó, nhiều di sản họ để lại vẫn là bài học quý cho thế hệ trẻ noi theo như: NSƯT đạo diễn Lê Văn Tĩnh - bậc thầy trong công tác đào tạo; soạn giả Bạch Mai - một đại thụ của lãnh vực cải lương tuồng cổ; nghệ sĩ - nhạc sĩ Thanh Dũng (con trai cố NSƯT Bửu Truyện); nghệ sĩ Thanh Châu; NSƯT - nhạc sĩ Khải Hoàn; nghệ sĩ Duy Khải (con trai danh cầm - cố NSƯT Vũy Chỗ); nghệ sĩ đàn bầu Quang Dũng... là linh hồn của nhiều ban nhạc cổ; NSƯT Lâm Bửu Sang - bậc thầy truyền nghề của đoàn nghệ thuật Thống Nhất, Quảng Đông, Triều Châu; nghệ sĩ Kim Phượng; nghệ sĩ Thanh Linh; Mỹ Lợi (đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long); NSƯT Lê Trí Tưởng (Nhà hát Nghệ thuật Phương Nam); đạo diễn - ca sĩ Bảo Vân (vợ của đạo diễn Lê Hây); nghệ sĩ Mã Cẩm Hiệp; Đức Minh; Thế Cuộc.
Quận Hà Đông, quận đầu tiên của Hà Nội điều trị F0 không triệu chứng, triệu chứng nhẹ tại nhà. Chị M (trường hợp đầu tiên ở Hà Nội) được điều trị tại nhà. 6 người trong gia đình chị thì 5 người dương tính, trước đó 2 người nhà chị điều trị tại Bệnh viện Thanh Nhàn, số còn lại đang được điều trị và theo dõi tại nhà.
Chị M cho Infonetbiết 3 mẹ con đều không có biểu hiện gì và gia đình có đủ điều kiện để cách ly nên đã viết đơn xin điều trị tại nhà.
"Hiện tại sức khoẻ của ba mẹ con có biểu hiện lâm sàng nhẹ thôi nên được phát túi thuốc A gồm Paracetamol sử dụng khi có sốt trên 38,5 độ, ngoài ra có thêm Vitamin C và Orezol bổ sung điện giải nếu mất nước. Chị cho biết để được điều trị tại nhà, phòng ở biệt lập với hàng xóm, rác thải gia đình được để trong túi chất thải cách ly y tế, hàng ngày có phường đi qua thu gom", chị M cho Infonet hay.
au 2 ngày học sinh lớp 12 ở Hà Nội được trở lại trường, trao đổi với phóng viên Thanh Niên, bà Vũ Thị Hậu, Hiệu trưởng Trường THPT Trần Nhân Tông, cho biết toàn trường có 681 học sinh khối 12 chia làm 15 lớp. Theo đúng hướng dẫn của Sở GD-ĐT, mỗi buổi học chỉ có 50% số lớp 12 đến trường: các ngày chẵn (thứ hai, tư, sáu), trường cho 7 lớp học trực tiếp; ngày lẻ (thứ ba, năm, bảy) 8 lớp còn lại đến trường.
Tuy nhiên, từ thực tế dịch bệnh tại địa bàn nên trong ngày 6.12, khối 12 chỉ có 33 học sinh đến trường và ngày 7.12, con số này dừng ở 9 học sinh. Như vậy, tổng cộng cả 2 buổi chỉ có 42/681 học sinh đi học trực tiếp, bằng hơn 6,1% tổng số học sinh khối 12.
Sau hơn 1 ngày tiêm vắc xin đầu tiên cho trẻ em từ 12 đến 17 tuổi tại Nam Định đã có 107 học sinh Nam Định phản ứng thuốc ở dạng thông thường. Đáng chú ý là có tới trên 1.000 gia đình chưa đồng ý cho con mình tiêm vắc xin, chủ yếu do tâm lý lo ngại khi biết thông tin trong số vắc xin tại tỉnh Nam Định có lượng lớn vắc xin được gia hạn.
Sáng nay, 8/12, tỉnh Nam Định bước vào ngày thứ hai triển khai tiêm vắc xin đối với trẻ em từ 12 đến 17 tuổi.
Thông tin với Tiền Phong, ông Đỗ Đức Lưu, Giám đốc Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) tỉnh Nam Định cho biết, đợt tiêm dự kiến sẽ diễn ra đến hết ngày 10/12.
Trong đợt tiêm này, Nam Định được cấp 73.880 mũi vắc xin. Tỉnh này sẽ dành vắc xin tiêm cho toàn bộ 60.812 học sinh PTTH trên địa bàn. Số còn lại sẽ chủ yếu dành tiêm cho học sinh THCS trong độ tuổi trên địa bàn thành phố Nam Định là điểm đang bùng phát dịch mạnh.
Theo Tiền Phong
Trả lời các câu hỏi chất vấn, Giám đốc Sở Y tế TP.HCM Tăng Chí Thượng khẳng định, bài học về củng cố, kiện toàn và nâng cao hiệu quả hoạt động y tế cơ sở và y tế dự phòng cho TP là việc mà ngành y tế đang đeo đuổi.
Do đó, ngành y tế xây dựng đề án, đề xuất cơ chế chính sách nâng cao năng lực y tế. Cụ thể là chính sách giữ chân nhân viên y tế, để nhân viên y tế yên tâm công tác.
"Nhân viên y tế nghỉ việc dùng từ kiệt sức cũng không sai, hơn 8 tháng họ không được nghỉ ngơi với mức thu nhập quá thấp", Giám đốc Sở Y tế TP.HCM nói.
Theo ông Thượng, ngành y tế đã xây dựng đề án trình UBND TP đề xuất cơ chế chính sách nâng cao năng lực y tế cơ sở.
Theo VTC News
Hơn 200 em học sinh thành F1 và F2
Ngày 7/12, Trung tâm y tế Quỳ Châu khẩn trương tiến hành xét nghiệm cho 75 trường hợp F1 và gần 200 mẫu test nhanh cho các trường hợp F2 tại điểm trường THPT Quỳ Châu nhằm bóc tách, hạn chế, ngăn chặn sự lây lan F0 trong trường học và ra cộng đồng. Được biết, trường THPT Quỳ Châu có 1.600 học sinh và gần 100 giáo viên.
Bà Nguyễn Thị Châu, trưởng phòng Giáo dục và đào tạo huyện Quỳ Châu cho biết, qua xác minh thì có 55 F1 và 150 F2 liên quan trực tiếp đến ca nhiễm này, trong đó có 5 mẫu test nhanh dương tính nên cơ quan chức năng đang tiến hành xét nghiệm PCR để khẳng định.
"Hiện lực lượng chức năng đang khẩn trương xét nghiệm để bóc tách F0; Điều tra dịch tễ và lịch sử tiếp xúc, tiếp tục điều tra những trường hợp tiếp xúc gần; Tiến hành khử khuẩn tại các khu vực liên quan. Toàn bộ trường nghỉ học chuyển sang hình thức dạy học online để phòng chống dịch", bà Châu nói.
Trao đổi với Tuổi Trẻ Online sáng 8-12, đại diện Cục Quản lý khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết ngoài lực lượng chi viện từ Hải Phòng, Bộ Y tế vừa giao cho Bệnh viện E (Hà Nội) hỗ trợ tỉnh Tây Ninh trong bối cảnh tình hình dịch COVID-19 tại địa phương có nhiều diễn biến phức tạp, số ca mắc có chiều hướng tăng cao.
Từ ngày 20-11, trước số ca nhiễm trong cộng đồng tiếp tục tăng cao, tỉnh Tây Ninh có văn bản chỉ đạo tạm dừng các hoạt động kinh doanh dịch vụ karaoke, vũ trường, massage.
Theo đánh giá của tỉnh, nguyên nhân cơ bản khiến số ca tăng là do một bộ phận người dân còn chủ quan, lơ là trong thực hiện các biện pháp phòng; một số doanh nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh thương mại, dịch vụ chưa bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch theo quy định.
Sáng 8/12 tại cuộc họp trực tuyến với Trung tâm Y tế và UBND các quận huyện và thành phố Thủ Đức, BS Nguyễn Hữu Hưng, Phó giám đốc Sở Y tế TPHCM cho biết: "Sau hơn 2 tháng nới lỏng, số ca mắc mới liên tục tăng ở hầu hết các quận huyện, số ca nặng, tử vong cũng tăng".
Khi ca mắc mới tăng cao, tỷ lệ bệnh nặng nhiều, ca tử vong sẽ cao hơn. Cụ thể, giai đoạn thấp điểm, tử vong vì Covid-19 tại thành phố chỉ còn 26 ca nhưng đến nay có ngày hơn 90 ca tử vong. Trước thực tế trên, Sở Y tế đang đánh giá lại các biện pháp triển khai trong công tác phòng chống dịch.
Hệ thống điều trị của ngành y tế đang bắt đầu rơi vào tình trạng quá tải
Theo BS Nguyễn Hữu Hưng, số F0 đang quản lý trên địa bàn thành phố tính đến ngày 8/12 khoảng 90.000 trường hợp. Ngưỡng chịu đựng trong chăm sóc, điều trị F0 trên địa bàn TPHCM là 120.000 F0, dịch đang có xu hướng gia tăng, nếu quá mức trên sẽ dẫn đến quá tải gây khó khăn cho điều trị. Ngành y tế đang tập trung triển khai các biện pháp khống chế F0 thấp dưới ngưỡng chịu đựng càng thấp càng tốt để kiểm soát được dịch bệnh.
Theo Tiền Phong
Sáng ngày 8/12, kỳ họp thứ 4, HĐND TP.HCM khóa X đã tiến hành phiên chất vấn Giám đốc Sở Y tế Tăng Chí Thượng về công tác phòng chống dịch Covid-19.
Ông Tăng Chí Thượng nói:"So với khoảng đầu tháng 9 khi dịch bùng phát dữ dội với 154.000 F0 thì bây giờ còn 85.000 F0 thì giảm hơn một nửa. Khác biệt là số cách ly tại nhà hiện nay rất nhiều" – ông Thượng nói.
Theo ông Thượng, đợt dịch bùng phát vào tháng 9 có ngày 1.500 trường hợp thở máy, thì hiện nay chỉ có 400 trường hợp thở máy.
Tuy nhiên, trong vòng một tháng qua tình hình dịch có dấu hiệu gia tăng, số ca nặng tử vong cũng tăng trở lại.
"Nếu lấy số liệu ba tuần liên tục sẽ thấy rõ sự gia tăng này. Từ 12-11 đến 18-11 có 8.432 ca mắc mới, tuần sau có 8.721 ca và tuần gần đây nhất có 9.300 ca mắc mới. Cả ba tuần đó số ca mắc mới đều nhích lên" – ông Thượng nói và cho rằng sự gia tăng của dịch không có gì bất ngờ khi TP.HCM mở cửa trở lại làm tăng sự giao tiếp, tiếp xúc.
Trước đây, công nhân mắc Covid-19 sau khi khỏi bệnh chỉ cần giấy chứng nhận hoàn thành thời gian cách ly sẽ được bảo hiểm thanh toán chế độ nghỉ bệnh, tương đương 75% lương. Tuy nhiên, hiện tại việc bắt buộc công nhân mắc Covid-19 phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội) mới được hưởng chế độ khiến nhiều người lao động lâm vào tình cảnh khó khăn vì nơi cấp, nơi không.
Trao đổi với phóng viên Báo Lao Động, ông Đinh Sỹ Phúc - Chủ tịch CĐCS Công ty Taekwang Vina (KCN Biên Hoà 2, TP.Biên Hoà, Đồng Nai) - cho biết: Hiện nay, công ty đang có hơn 4.000 công nhân là các trường hợp F0 và F1 phải cách ly điều trị. Tuy nhiên, sau khi điều trị thì công nhân gặp khó trong việc xin cấp GCNNVHBHXH.
"Hiện nay có phường kiên quyết không cấp, có phường thì tuỳ trường hợp mới cấp, có phường thì yêu cầu công nhân photocopy giấy Quyết định cách ly và Quyết định hoàn thành cách ly thì sẽ cấp GCNNVHBHXH cho người lao động, nhưng nhìn chung công nhân rất bức xúc về vấn đề này" - ông Phúc cho biết.
Ngày 8/12, Trung tâm Kiểm soát Bệnh tật tỉnh Nghệ An cho biết, trong 24 giờ qua, tỉnh này ghi nhận 110 ca nhiễm SARS-CoV-2 mới, trong đó có 14 ca cộng đồng. Số còn lại là các ca nhiễm đã được cách ly từ trước.
Trong số các ca nhiễm cộng đồng mới ghi nhận thì rất nhiều người có các biểu hiện sốt, mệt mỏi, ho nên đi khám. Sau khi được lấy mẫu xét nghiệm mới phát hiện mình mắc Covid-19.
Cụ thể, chị N.T.H. (SN 1986, trú xóm Phúc Long, Hưng Tây, Hưng Nguyên). Sáng 6/12, chị H. cảm thấy ớn lạnh, khó chịu, khô miệng, mất vị giác nên được lấy mẫu test nhanh cho kết quả dương tính. Ngay sau đó, bệnh nhân được cách ly, lấy mẫu cho kết quả khẳng định.
Học sinh ở Nghệ An tiêm vắc xin Covid-19.
Con trai chị H. là L.N.Q.Đ. (SN 2014) cũng được lấy mẫu cho kết quả khẳng định.
Bệnh nhân B.V.N. (SN 1956. trú xóm 3, Viên Thành, Yên Thành). Ngày 28/11, bệnh nhân này có triệu chứng ho, sổ mũi, nhức đầu, mệt mỏi. Ngày 7/12, bệnh nhân không đỡ nên tự test nhanh tại nhà cho kết quả dương tính. Bệnh nhân sau đó được cách ly, lấy mẫu cho kết quả khẳng định.
Sau khi bệnh nhân N. có kết quả nhiễm SARS-CoV-2, cơ quan chức năng lấy mẫu xét nghiệm cho những người liên quan thì phát hiện thêm 9 người cùng trú tại xóm 3 (xã Viên Thành) nhiễm bệnh.
Bệnh nhân H.T.M. (SN 1975, trú xóm Lưu Thọ, Lưu Sơn, Đô Lương). Ngày 4/12, bệnh nhân có triệu chứng đau đầu, nhức mỏi người. Ngày 6/12, bệnh nhân test nhanh tại công ty cho kết quả dương tính. Sau đó, bệnh nhân được cách ly và lấy mẫu cho kết quả khẳng định dương tính.
Sở Y tế Cần Thơ đã kiến nghị Bộ Y tế hỗ trợ chi viện các êkip điều trị hồi sức tích cực, máy móc trang thiết bị cho hồi sức. Hiện việc điều trị, quản lý trên 13.000 F0 tại nhà ở Cần Thơ đã bắt đầu quá tải. Nhiều trường hợp bệnh nhân báo y tế phường nhưng không được hỗ trợ, cấp phát thuốc tại nhà.
Để khắc phục tình trạng quá tải, Cần Thơ đã nhờ hỗ trợ kết nối với Mạng lưới Thầy thuốc đồng hành, đã tuyển được hơn 800 nhân viên y tế tư vấn từ xa qua điện thoại. Người bệnh tại Cần Thơ có thể gọi qua hotline 20921022, nhánh số 3 để được tư vấn hỗ trợ.
Ngoài ra, TP đã thành lập 58 đội cấp cứu lưu động với sự hỗ trợ nhân lực từ Trường ĐH Y dược Cần Thơ, phục vụ công tác cấp cứu, phát thuốc, hỗ trợ cho F0 tại nhà. Ngày 7-12 Sở Y tế cũng đã nhận thêm 5 tổ cấp cứu lưu động gồm xe cấp cứu, nhân lực, trang thiết bị do Quân khu 9 tăng cường hỗ trợ.
Theo Tuổi Trẻ
Ảnh minh họa
Theo Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh Vĩnh Phúc, ngày 7/12, tỉnh ghi nhận 51 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 31 ca trong cộng đồng.
Đặc biệt, tại huyện Lập Thạch đã phát hiện ổ dịch mới liên quan đến các trường học và khu dân cư với 23 trường hợp mắc COVID-19, trong đó có 21 ca liên quan đến trường mầm non, tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn xã Sơn Đông. Tất cả học sinh trên đều chưa đủ tuổi tiêm vaccine phòng COVID-19.
Theo tin từ huyện Lập Thạch, các ca bệnh dương tính với SARS-CoV2 trên địa bàn huyện đều chưa rõ nguồn lây, có thể có thêm các ca bệnh dương tính mới đối với người cùng nhà, cùng lớp học... và các trường hợp có tiếp xúc gần.
Đại diện Hội Sân khấu TP HCM cùng các nghệ sĩ thắp hương, làm lễ đón bài vị của đạo diễn Lê Văn Tĩnh, soạn giả Bạch Mai, nghệ sĩ Kim Phượng, Thanh Linh, Thanh Châu, Mỹ Lợi (đoàn cải lương tuồng cổ Huỳnh Long), nghệ sĩ Lê Trí Tưởng - phó giám đốc Đoàn xiếc TP HCM, ca sĩ Phan Cẩm Vân (vợ diễn viên Lê Hay)...
Sau phút mặc niệm, đạo diễn Trần Ngọc Giàu - Chủ tịch Hội Sân khấu TP HCM - nói buổi lễ là cách đồng nghiệp bù đắp phần nào nỗi mất mát của người thân các cố nghệ sĩ. VnExpress trích lời ông cho biết: "Chúng tôi xót xa khi nhiều nghệ sĩ qua đời trong giai đoạn giãn cách xã hội, không thể có một tang lễ chu đáo. Việc tưởng niệm 16 nghệ sĩ bên cạnh bàn thờ các tiền bối cũng là cách để các đồng nghiệp nhớ đến công lao của người quá cố. Sân khấu, công chúng sẽ mãi biết ơn sự đóng góp âm thầm mà to lớn của họ với văn hóa, nghệ thuật nước nhà".
Bộ GTVT đề xuất 2 giai đoạn thí điểm. Theo đó, trong giai đoạn 1 (hai tuần từ thời điểm áp dụng, dự kiến bắt đầu thực hiện từ 15/12/2021), tổ chức chuyến bay thường lệ giữa Việt Nam và các thị trường có hệ số an toàn cao gồm: Bắc Kinh (Trung Quốc), Tokyo (Nhật Bản), Seoul (Hàn Quốc), Đài Bắc (Đài Loan), Bangkok (Thái Lan), Singapore, Vientiane (Lào), Phnompenh (Campuchia), San Francisco hoặc Los Angeles (Hoa Kỳ).
Tần suất hoạt động 4 chuyến/tuần/chiều cho mỗi bên (dự kiến tổng lượng khách nhập cảnh Việt Nam khoảng 14.000 người/tuần).
Trong giai đoạn 2 (thực hiện trong thời gian 1 tháng kể từ khi kết thúc giai đoạn 1, dự kiến bắt đầu thực hiện từ tháng 1/2022).
Ngoài 9 thị trường trên, Bộ GTVT mở thêm các đường bay đi/đến Kuala Lumpur (Malaysia), Hong Kong (Trung Quốc), Paris (Pháp), Frankfurt (Đức), Sidney (Australia), Moscow (Nga). Các thị trường được mở rộng này cũng là các đối tác hợp tác quan trọng với nhiều hoạt động hợp tác kinh tế, giao lưu văn hóa, du lịch với Việt Nam cũng như có số lượng lớn người lao động và du học sinh Việt Nam hiện đang sinh sống, học tập và làm việc.
Theo VOV
Ngày 7/12, Hà Nội ghi nhận 600 ca dương tính SARS-CoV-2, trong đó có 202 trường hợp ở cộng đồng, 236 trường hợp ở khu cách ly và 162 trường hợp trong khu phong tỏa.
Cộng dồn số mắc tại Hà Nội trong đợt dịch 4 (từ ngày 29/4/2021) là 13.946 ca trong đó số mắc ghi nhận ngoài cộng đồng 5.492 ca, số mắc là đối tượng đã được cách ly 8.454 ca.
Riêng từ 11/10 đến nay, Hà Nội ghi nhận gần 10.000 ca COVID-19 mới, riêng quận Đống Đa có hơn 1.000 ca.
Biểu đồ dịch Hà Nội có những đường dựng đứng từ ngày 3/12 đến nay, số ca biến động lớn mỗi ngày chứ không còn đi ngang những đường trung bình như trước.
Ngày 7/12, TAND TP.HCM hoãn phiên xét xử sơ thẩm bị cáo Nguyễn Hữu Tiến (37 tuổi, ngụ Thanh Hóa), Nguyễn Hồng Quân (44 tuổi, ngụ Bắc Giang), Phạm Thị Phương Thư (34 tuổi, ngụ Thừa Thiên - Huế) và Phạm Việt Sơn (63 tuổi, ngụ Bình Định) về tội "sử dụng mạng máy tính, mạng viễn thông phương tiện điện tử thực hiện hành vi chiếm đoạt tài sản". Bị cáo Tiến và các đồng phạm có hành vi huy động vốn đa cấp, chiếm đoạt hơn 460 tỉ đồng của 10.059 bị hại.
Tại phần làm thủ tục phiên tòa, thư ký thông báo bị cáo Tiến đang là F0. Các bị cáo còn lại cùng luật sư đều yêu cầu hoãn phiên toà.
Sau khi hội ý, HĐXX hoãn phiên tòa, với lý do bị cáo Tiến đang là F0 và vụ án còn nhiều vấn đề cần bổ sung, làm rõ. Thời gian xét xử lại sẽ được thông báo sau.
Tỉnh Nghệ An ghi nhận 87 trường hợp mắc Covid-19 mới, trong đó có 22 ca mắc ngoài cộng đồng. Trong số 87 trường hợp mắc Covid-19 mới có tới 53 ca không có triệu chứng.
Ngày 7/12, Nghệ An có 83 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh và ra viện, một bệnh nhân phải chuyển lên tuyến trên. Trong ngày cũng ghi nhận một bệnh nhân Covid-19 tử vong. Hiện địa phương này còn 1.090 bệnh nhân Covid-19 đang điều trị.
Chiều 7/12, tại Công ty giày da Kim Việt (Thị trấn Chuối, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hoá) phát hiện 12 ca dương tính Covid-19 bằng phương pháp test nhanh.
Khoảng 21h ngày 7/12, Ban chỉ đạo phòng, chống dịch Covid-19 huyện Nông Cống đã phát đi thông báo, yêu cầu tất cả các xã, thị trấn khẩn trương yêu cầu công nhân Công ty giày da Kim Việt đến trạm y tế xã để khai báo y tế và test nhanh; riêng công nhân thuộc 4 dây chuyền: Hoàn chỉnh 4P1, Đế gia công 2, Đế gia công 3, Đế gia công 8 đến Trạm Y tế để lấy mẫu PCR và thực hiện cách ly tại nhà. Việc lấy mẫu PCR và test nhanh cho toàn bộ Công ty giày da Kim Việt phải hoàn thành ngay trong đêm nay.
Theo VOV
Trao đổi với phóng viên, diễn viên Phi Thanh Vân cho biết, chị bị dương tính với Covid-19. Chiều nay, nhân viên bệnh viện đã đến tận nhà riêng để lấy máu và kiểm tra cho cựu siêu mẫu.
Phi Thanh Vân nói: "Đúng ra, hôm 7/12 tôi có lịch quay phim "Tết này em có chồng" ở Đà Lạt nhưng bị dương tính với Covid-19 nên không đi được".
Phi Thanh Vân cho biết, chị đã có triệu chứng từ khoảng 1 tuần trước nhưng không nghĩ là mình bị Covid-19. Tới khi biểu hiện càng lúc càng rõ, cựu siêu mẫu mới nhờ bạn bè là bác sĩ thăm khám qua điện thoại và được tư vấn nên kiểm tra. Qua test nhanh ban đầu, Phi Thanh Vân được xác định dương tính với Covid-19.
Ngày 7/12, TS.BS Nguyễn Trọng Hào, giám đốc Bệnh viện Da liễu TP.HCM, đơn vị phụ trách Bệnh viện dã chiến 12, cho Tuổi Trẻ biết Bệnh viện Da liễu vừa điều động khẩn 45 y bác sĩ trở lại Bệnh viện dã chiến số 12 (TP Thủ Đức) để chuẩn bị các công tác tiếp nhận, điều trị bệnh nhân trong trường hợp mắc COVID-19 thuộc biến chủng mới Omicron.
Theo đó, những người nhập cảnh về nước, đã có kết quả xét nghiệm dương tính với COVID-19 sẽ được chuyển về bệnh viện này cách ly, điều trị.
Trước đó, Sở Y tế TP.HCM đã chỉ đạo Bệnh viện dã chiến số 12 chuẩn bị tiếp nhận, điều trị bệnh nhân COVID-19 nhiễm biến chủng Omicron, trong trường hợp chủng này được phát hiện tại địa phương.
Các tỉnh, thành phố ghi nhận ca bệnh như sau: TP. Hồ Chí Minh (965), Cần Thơ (898), Tây Ninh (869), Sóc Trăng (746), Hà Nội (737), Đồng Tháp (697), Bình Dương (645), Bình Phước (640), Cà Mau (615), Vĩnh Long (529), Bà Rịa - Vũng Tàu (491), Khánh Hòa (486), Bến Tre (441), Bạc Liêu (434), Tiền Giang (340), An Giang (325), Thừa Thiên Huế (306), Hậu Giang (293), Bình Định (281), Đồng Nai (272), Trà Vinh (254), Kiên Giang (229), Bắc Ninh (190), Nghệ An (179), Gia Lai (178), Bình Thuận (170), Hải Phòng (156), Đà Nẵng (141), Đắk Nông (137), Đắk Lắk (131), Lâm Đồng (100), Thanh Hóa (97), Hà Giang (86), Ninh Thuận (84), Long An (83), Phú Yên (63), Quảng Nam (53), Vĩnh Phúc (51), Hưng Yên (42), Quảng Ngãi (40), Quảng Ninh (37), Hòa Bình (33), Hải Dương (32), Phú Thọ (32), Kon Tum (32), Nam Định (31), Quảng Bình (28), Quảng Trị (25), Yên Bái (25), Bắc Giang (19), Thái Bình (18), Thái Nguyên (17), Hà Tĩnh (9), Hà Nam (9), Cao Bằng (5), Tuyên Quang (4), Bắc Kạn (2), Sơn La (2), Lào Cai (1).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm giảm nhiều nhất so với ngày trước đó: Bình Thuận (315), Cần Thơ (291), Bến Tre (258).
- Các địa phương ghi nhận số ca nhiễm tăng cao nhất so với ngày trước đó: Bình Dương (419), Thừa Thiên Huế (245), Hà Nội (150).